ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đề tài:
NGHỆ THUẬT ĐIỂN HÌNH HỐ
NHÂN VẬT SỞ KHANH TRONG “TRUYỆN KIỀU”
MỤC LỤC
1. Giới thiệu Nguyễn Du và Truyện Kiều...................................................................3
2. Về nhân vật phản diện trong Truyện Kiều ............................................................3
3. Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật Sở Khanh.......................................................5
3.1. Về ngoại hình.......................................................................................................5
3.2. Về hành vi, cử chỉ................................................................................................7
3.3. Về ngơn ngữ, lời nói..........................................................................................11
3.4. Mượn lời Mã Kiều miêu tả tiếng xấu của Sở Khanh.....................................13
KẾT LUẬN..................................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................18
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM......................................................................19
2
1. Giới thiệu Nguyễn Du và Truyện Kiều
Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820), tên tự là Tố
Như, lấy hiệu là Thanh Thiên, biệt hiệu là Hồng Sơn liệp hộ và Nam Hải điếu đồ. Sinh
ra trong một gia đình có cha làm đến chức Đại Tư đồ (Tể tướng) trong triều, do vậy
ngay từ khi còn nhỏ Nguyễn Du đã ham học hỏi, đọc nhiều sách vở và ham mê chuyện
văn thơ. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, tuy nhiên ơng vẫn
ln giữ cho mình cốt cách nhà nho cao quý. Sinh ra và lớn lên trong khoảng thời gian
đất nước nhiều biến động, mười năm lưu lạc khổ cực cùng với những chuyến đi sứ,
chứng kiến cuộc sống khốn khó, nghèo khổ của nhân dân, do vậy ơng luôn gần gũi,
đồng cảm và thấu hiểu những người dân nghèo. Ông được biết đến là một nhà thơ lớn,
nhà văn hóa thời Lê mạt Nguyễn sơ.
Truyện Kiều là tên đầy đủ là Đoạn trường tân thanh, là tập truyện thơ gồm 3254
câu thơ lục bát được viết bằng chữ Nôm. Tác phẩm dựa vào nội dung cuốn tiểu thuyết
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân - một tác gia thời nhà Minh, Trung
Quốc. Truyện Kiều kể về cuộc đời gian truân của nàng Kiều có tài có sắc nhưng trải
qua nhiều sóng gió, được chia làm ba phần chính:
● Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước
● Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
● Phần thứ ba: Đoàn tụ
Truyện Kiều là một trong những kiệt tác văn học cho đến nay vẫn còn vẹn
nguyên giá trị nghệ thuật về nội dung lẫn hình thức, trở thành món ăn tinh thần khơng
thể thiếu của người dân Việt. Người đời thể hiện lòng yêu mến, cảm phục trước tài
năng của Nguyễn Du và tôn xưng ông là Đại thi hào dân tộc.
2. Về nhân vật phản diện trong Truyện Kiều
Có thể nói, Truyện Kiều chưa bao giờ cũ, bởi lẽ tác phẩm không những mang
giá trị nhân đạo cao mà còn thể hiện một thế giới nhân vật đa dạng, đại diện cho những
kiểu người khác nhau trong xã hội. Đặc biệt, nghệ thuật điển hình hóa khi xây dựng hệ
thống nhân vật phản diện của Nguyễn Du đã làm bật lên những nét tính cách độc đáo,
mang tính biểu hiện cao.
3
Cách điển hình hóa nhân vật phản diện trong Truyện Kiều khác hẳn so với các
nhân vật chính diện như Kim Trọng, Từ Hải. Nếu Kim Trọng, Từ Hải được miêu tả
theo hướng lý tưởng hố, đẩy các tính cách tốt đẹp lên mức cao nhất như Kim Trọng là
một người chung tình, Từ Hải là anh hùng với tài lược thao thì các nhân vật phản diện
như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh được miêu tả với một nét tính cách hiện thực
hơn, gần gũi với đời sống xã hội hơn (Nguyễn Lộc, 1998). Ngồi việc khái qt hố
tính cách nhân vật để chỉ cho một loại người, một giai cấp, thì Nguyễn Du cịn chú tâm
cá thể hố các nhân vật phản diện, khiến cho những nhân vật này hiện lên sinh động,
rõ nét, có tính cách riêng, nhờ vậy lột tả được sâu sắc bản chất của nhân vật. Bút pháp
điển hình hố này rất gần với chủ nghĩa hiện thực phương Tây, liên quan đến nghệ
thuật xây dựng nhân vật đặc trưng cho chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX. Dựa trên
nguyên tắc tạo dựng nhân vật điển hình từ hồn cảnh điển hình, để nhân vật mang cả
những nét tính cách chung và riêng, vừa thể hiện ra những gương mặt khác ngồi nó,
vừa có những đặc điểm riêng của mình.
Cả ba nhân vật phản diện đều chung một mục đích: đồng tiền. Đồng tiền chi
phối hành động, tính cách của họ. Từng hành động, lời nói, biểu hiện của ba người đều
có dấu vết của đồng tiền. Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ, ngơn ngữ và suy nghĩ
của nhân vật, Nguyễn Du đã chỉ rõ bản chất của lớp nhân vật phản diện, đồng thời cho
thấy những nét riêng của từng nhân vật.
Với Mã Giám Sinh, ngoại hình, cử chỉ của hắn mang dáng dấp của một gã trai lơ
với cử chỉ lộn xộn, điệu bộ như dọa người khi ập vào nhà Kiều:
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ xôn xao,
Nhà băng đưa mối dắt vào lầu trang.”
So với một đấng anh hào râu hùm hàm én với tài lược thao như Từ Hải thì hành
vi của Mã Giám Sinh chỉ càng làm hắn bộc lộ rõ bản chất của một con buôn. Nguyễn
Du khéo léo khắc họa nhân vật bằng những lời đối đáp có phần thừa thãi thông tin, cử
chỉ như đang che giấu một âm mưu xấu xa đằng sau dáng vẻ học thức. Bằng bút pháp
4
điển hình hố, Nguyễn Du đã khắc hoạ hình ảnh của một nho sinh xuống cấp, đại diện
cho tầng lớp con bn đã bị lưu manh hóa bởi thế lực đồng tiền. Mã Giám Sinh nổi bật
bởi tính cách phản diện của một tên lưu manh, đê tiện ln bị chi phối bởi sự tính tốn
lợi nhuận, háo sắc và những thủ đoạn hèn hạ của mình.
Tú Bà là một nhân vật được miêu tả rất ít nhưng vẫn có được một vài thơng tin:
ta thấy được hình ảnh một người ngày xưa vốn là kỹ nữ xinh đẹp về già hết duyên thì
mở lầu xanh. Chỉ qua vài câu miêu tả ngắn ngủi Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét hình
ảnh một người kỹ nữ hết thời, vô cùng hám tiền với tư chất phàm tục và nghiêng về
bản năng. Tác giả có sự chọn lọc từ ngữ vô cùng tinh tế khi khắc họa nhân vật, tên gọi
Tú Bà cũng mang ý nghĩa nói đến một dạng người đại diện cho một nghề trong xã hội.
Dù đã cố chứng tỏ mình là một người uy quyền nhưng cử chỉ và hành động của Tú Bà
vẫn khơng có phần sang trọng hồn tồn trái ngược với dáng vẻ uy quyền của mẹ
Hoạn Thư :
“Lễ xong hương hỏa gia đường
Tú Bà vắt nóc lên giường ngồi ngay”
Tú Bà cũng chịu sự chi phối mãnh liệt của đồng tiền khiến cho suy nghĩ và hành
động của mụ đều tràn ngập sự tanh tưởi của đồng tiền và sự nhơ nhớp của thủ đoạn lừa
gạt.
Bên cạnh Mã Giám Sinh và Tú Bà, Sở Khanh tuy chỉ xuất hiện một đoạn ngắn
trong tác phẩm, song vẫn nổi lên bản chất của một kẻ khốn mạt, làm đủ mọi thứ để
kiếm tiền. Phần tiếp theo chúng tôi sẽ đi sâu vào việc phân tích bút pháp điển hình hố
nhân vật Sở Khanh.
3. Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật Sở Khanh
3.1. Về ngoại hình
Đối với một nhân vật phản diện như Sở Khanh, Nguyễn Du không sử dụng bút
pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả ngoại hình của nhân vật mà ông dùng thủ pháp tả
chân để khắc họa rõ tính chất tầm thường của hắn. Ơng khơng miêu tả cái thần mà tập
trung lột tả Sở Khanh dưới những phương diện chân thực nhất trong đời sống hiện
thực. Sở Khanh xuất hiện với một diện mạo trơng có vẻ hào hoa, phong nhã:
5
“Một chàng vừa trạc thanh xuân,
Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng.
Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,
Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh.”
Giữa cảnh lầu Ngưng Bích cơ quạnh, tù túng, chàng Sở Khanh với vẻ ngoài
thanh tân tươi trẻ xuất hiện trước mặt Thúy Kiều. Nhưng Nguyễn Du dùng cụm từ
“hình dong chải chuốt” khiến cho sự chỉn chu, thanh lịch của Sở Khanh giống như là
cố ý. Hắn cố làm mặt mũi, điệu bộ, làm đỏm, làm dáng cho ra cái vẻ đẹp trai đứng đắn
của người quân tử. Không những thế, mới nãy hắn vừa cùng Kiều họa thơ văn: “Cách
tường nghe có tiếng đâu họa vần”, càng dễ dàng làm cho Kiều tin rằng văn chương ấy,
vẻ ngoài ấy ắt hẳn phải là người dòng dõi thư hương.
Trong các nhân vật phản diện được Nguyễn Du miêu tả bằng bút pháp tả chân,
có một người nữa cũng xuất hiện với dáng điệu của một nho sinh. Đó là Mã Giám Sinh.
Tuy cùng giả làm thư sinh song khác với “hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng” của
Sở Khanh thì Mã Giám Sinh lại mang nét lẳng lơ, thơ bỉ hơn cả: “Mày râu nhẵn nhụi,
áo quần bảnh bao”. “Nhẵn nhụi” đi với “mày râu” đã gợi ra sự thô tục, tầm thường rõ
ràng. Đặt Mã bên cạnh Sở, dễ thấy sự giả dối của Sở Khanh được Nguyễn Du “che
giấu” tinh vi hơn. Sở Khanh khơng chỉ có cái vẻ ngoài của một thư sinh nho nhã mà
hắn thực sự có đơi chút tài văn chương, thế nên hắn dễ dàng lừa được Kiều tin mình là
một chính nhân qn tử có học thức đàng hồng. Tuy Sở Khanh khơng có được vẻ nho
nhã, đĩnh đạc như Kim Trọng nhưng so với Mã Giám Sinh thì hắn trơng đàng hoàng,
tử tế hơn nhiều.
Tuy giả dối được che đậy bằng vẻ bề ngoài song bản chất dối trá, lừa lọc thì
khơng thể nào che giấu nổi, mà trong đó sự giả dối đỉnh cao của Sở Khanh chính là giả
vờ có tình cảm với Th Kiều: “Trơng nàng, chàng cũng ra tình đeo đai”. “Đeo đai” là
vướng víu, quyến luyến khơng nỡ dứt, cịn “ra tình” là làm ra vẻ, làm ra cái điệu bộ.
Chỉ mới thoáng gặp một chốc thôi mà Sở đã diễn ra được cái nét tình ý như thế, rõ
ràng khơng phải là lần đầu tiên hắn làm trị lừa lọc này. Sự hư tình, giả ý của Sở Khanh
có lẽ đã diễn cho biết bao nhiêu cô gái nhẹ dạ xem. Quả xứng danh“một tay chơn biết
mấy
6
cành phù dung”. Ngồi ra, Sở Khanh cịn có nhiều cử chỉ, hành vi, lời nói khác trái
ngược với vẻ ngồi qn tử của hắn. Có thể thấy Nguyễn Du đã chủ đích xây dựng lên
một nhân vật có bản chất và ngoại hình trái ngược nhau. Đây là đặc điểm chung của
những kẻ lừa đảo và Sở Khanh chính là tay lừa đảo cự phách.
3.2. Về hành vi, cử chỉ
Trước lầu Ngưng Bích, Kiều đưa mắt ngắm cảnh người xa lạ, nghĩ phận mình
lưu lạc mà cất tiếng ngâm. Bỗng từ xa vọng lại tiếng người họa theo lời than của mình.
“Ngậm ngùi rủ bức rèm châu,
Cách tường, nghe có tiếng đâu họa vần.”
Kẻ có thể “họa vần” thì ít nhiều trong đầu cũng có đơi ba chữ nghĩa. Lời nói của
hắn cịn hiện lên trước cả ngoại hình thư sinh mà Nguyễn Du đã mơ tả lúc sau. Điều
này cũng có thể gợi rằng, Nguyễn Du đã báo trước cho ta về tính cách của nhân vật
này, đây hẳn sẽ là một tên mồm mép. Hành vi “hoạ vần” với nỗi buồn của Thuý Kiều
nhằm thu hút sự chú ý của nàng, cùng với vẻ ngồi “chải chuốt”, hắn đã lừa được Kiều
rằng mình là dòng “thư hương”. Sở Khanh lúc này rất nhập tâm với vai diễn của mình,
kết hợp nhuần nhuyễn giữa cử chỉ và bề ngồi. Sau khi được Kiều dị hỏi tên tuổi, hắn
bắt đầu khua môi múa mép, tiếp tục nỗi xót thương thân phận nàng Kiều.
Kiều nhớ nhà, nhớ cha mẹ, ám ảnh cuộc sống rơi vào chốn yên hoa này nên đã
nhanh chóng tin theo lời đường mật của Sở Khanh. Kiều không chút mảy may nghi
ngờ, mà dành hết niềm tin với Sở Khanh, tin hắn sẽ là ân nhân cứu mạng của mình,
đưa nàng trốn khỏi cõi địa ngục trần gian này. Thế là nàng liều mình dốc lịng viết một
bức tâm thư gửi cho hắn. Nhanh chóng chiều hơm đó, Kiều đã nhận được thư đáp từ
Sở Khanh:
“Mở xem một bức tiên mai,
Rành rành “tích việt” có hai chữ đề.”
Hai chữ “Tích Việt” của Sở Khanh, đem soi xét theo lối chiết tự thì gồm những
chữ “Trấp nhất nhật tuất tẩu”, nghĩa là: ngày hai mươi mốt, giờ tuất chạy trốn. Đó là Sở
Khanh bí mật hẹn ngày giờ đi trốn mà Kiều đã lấy ý tứ suy đoán ra. “Lấy trong ý tứ mà
suy/Ngày hai mươi mốt tuất thì phải chăng?” Đây có lẽ là bức thư hẹn gặp ngắn nhất
7
lịch sử, chàng trai nhận được tâm thư từ cô gái nhưng chỉ đáp lại vỏn vẹn hai chữ khiến
nàng phải suy đoán. “Lấy trong ý tứ mà suy”, rõ ràng là khi nhận được hai chữ “Tích
Việt”, Kiều đã đã rất thơng minh và tinh ý để đốn ra được kết quả ấy. Điều này càng là
minh chứng cho việc Thúy Kiều “thơng minh vốn sẵn tính trời”.
Nguyễn Du thật tài tình khi xây dựng nhân vật vơ cùng tinh tế qua hành vi, cử
chỉ thể hiện. Người ngay thẳng chắc chắn hành động sẽ rõ ràng nhưng ở tên Sở Khanh
này, từ lúc hắn xuất hiện đến lúc hẹn gặp Kiều, không một hành vi, cử chỉ nào bộc lộ
rằng tên này là một người đứng đắn và đáng để tin tưởng. Nhưng Sở Khanh luôn biết
tự tạo cho mình một vẻ bề ngồi học thức và khả năng ăn nói nên dễ dàng che mắt
những người nhẹ dạ cả tin như Thúy Kiều.
Hai chữ “tích việt” của Sở Khanh tỏ đầy vẻ bí ẩn và lén lút. Kèm thêm sau đó là
hành vi “lẻn vào” thì lại càng khiến ta có thêm cơ sở để khẳng định rằng Sở Khanh
đang bày ra một một âm mưu hại người và khơng hề tử tế.
“Chim hơm thoi thót về rừng,
Đóa trà mi đã ngậm gương nửa vành.
Tường đơng lay động bóng cành,
Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào.”
Hành vi “lẻn vào” của Sở Khanh đã khơng cịn vẻ nho nhã, biết lễ như ngày đầu
hắn gặp Kiều nữa. Hành động này vô cùng hạ đẳng và Sở Khanh đã mỗi lúc bộc lộ rõ
tính cách của mình hơn khi kế hoạch lừa Kiều sắp thành. Nguyễn Du thật tinh ý khi
điểm cho cảnh sắc nơi vườn bằng những ngơn từ diễm lệ “Chim hơm thoi thót về
rừng/Đóa trà mi đã ngậm gương nửa vành” nhưng đến Sở Khanh thì lại được miêu tả
bằng cách tả chân, nghe vào đã thấy ti tiện, khơng hề có vẻ gì của một học trị học chữ
như hắn vẫn ln cố tỏ vẻ.
Kiều thấy Sở Khanh thì “Sượng sùng đánh dạn ra chào/Lạy thôi nàng mới rỉ trao
ân cần”. Hành động của Kiều nhỏ nhẹ, ý tứ bao nhiêu thì hành vi của Sở Khanh lại thô
lỗ bấy nhiêu. Kiều bộc bạch hết tấm chân tình mà mình có, ý thức được mình sẽ mang
nặng nợ với “ân nhân” mà bày tỏ “Dám nhờ cốt nhục tử sinh/Còn nhiều kết cỏ ngậm
vành về sau”.
8
Và sau những lời bày tỏ khẩn thiết, chân thành, đẹp ý ấy, hắn chỉ “Lặng ngồi
lẩm nhẩm gật đầu”
“Lặng ngồi lẩm nhẩm gật đầu:
-“Ta đây nào phải ai đâu mà rằng!
Nàng đà biết đến ta chăng,
Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi.”
Hành vi “lẩm nhẩm” của Sở Khanh cịn có bản khác là “tủm tỉm” cho ta thấy
rằng đây là một hành vi khơng đàng hồng và xấu xa. Bản chất của hắn mỗi lúc đang
dần lộ ra, hắn chẳng hề quan tâm đến lời Kiều nói mà có vẻ đang suy tính âm mưu
khác. Và khi lời hắn thốt ra nào là “Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi”, “Bể trầm
luân” là cái biển đắm đuối người ta tức là biển khổ nhà Phật, Sở Khanh đang cố tỏ ra
mình thanh cao, nho nhã và lịng hướng Phật nhưng thật chất tâm địa lại vơ cùng xấu.
“Tiếng gà xao xác gáy mau,
Tiếng người đâu đã mé sau dậy dàng.
Nàng càng thổn thức gan vàng,
Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào.”
Để rồi lúc dẫn Kiều chạy trốn thì “Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào”. Lừa Kiều
thành cơng, Sở Khanh hồn thành nhiệm vụ “ba mươi lạng”. “Có ba mươi lạng trao
tay,/ Khơng dưng chi có chuyện này trị kia”. Vở kịch của Sở Khanh dần hạ màn, Kiều
bơ vơ bị người của Tú Bà bắt lại, vậy là Sở Khanh đã xong vai diễn nho sĩ và hiệp
khách, hắn lúc này chuẩn bị thốt vai và về với bản chất của mình. Kiều lúc này cũng
dần nhận ra sự thật về con người của Sở Khanh “Nàng rằng: - Thề thốt nặng lời,/ Có
đâu mà lại ra người hiểm sâu!”
Kiều sau khi bị Tú Bà bắt về, Sở Khanh lộ rõ là một tên giảo hoạt, lừa đảo. Hắn
bước vào và “lên tiếng rêu rao” cho rằng Kiều “quyến gió rủ mây” mình và khi Kiều
nhẹ nhàng đáp thì:
“Sở Khanh quát mắng đùng đùng,
Bước vào vừa rắp thị hùng ra tay.”
9
Sở Khanh đã mất hoàn toàn dáng vẻ nghĩa hiệp, nho nhã, lộ ngun hình là kẻ
thơ bạo “qt mắng đùng đùng”, “sấn vào”, “thị hùng”. Nguyễn Du dùng những động
từ mạnh và có vẻ “chợ búa” để miêu tả Sở Khanh. Ơng vạch cho người đọc thấy tên
này thực chất là một tên khốn nạn, trêu hoa ghẹo nguyệt và làm chuyện xấu để trục lợi
cá nhân.
Sở Khanh vốn là học trị, nhưng do học hành khơng đến chốn, lại mải mê chạy
theo đồng tiền, giao du với người xấu. Để rồi tha hố thành kẻ cơn đồ, lưu manh, đồng
lõa với đám người Tú Bà hại người khác.
Đến khi Sở Khanh bị Kiều phanh phui sự giả trá ấy:
“Đem người đẩy xuống giếng khơi,
Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay!
Cịn tiên “tích việt” ở tay
Rõ ràng mặt ấy mặt này chứ ai!”
Hắn liền:
“Phụ tình án đã rõ ràng
Dơ tuồng, nghỉ mới kiếm đường tháo lui”
Hành động “kiếm đường tháo lui” của Sở Khanh thể hiện rõ bản chất và bộ mặt
bất lương của hắn. Đến đây ta khơng cịn gì để chối cãi, Sở Khanh là một tên hèn nhát,
dám làm nhưng không dám nhận, thẳng tay phủi bỏ trách nhiệm và chỉ quan tâm đến
tiền của mình. Hay nói cách khác hắn chỉ biết vụ lợi cho bản thân và quan tâm mỗi bản
thân hắn. Hắn không hề nho nhã, hướng Phật như vở kịch hắn đã bày vẽ lừa Kiều.
Nguyễn Du quả thật là một bậc thầy trong việc miêu tả nhân vật, không cần tốn
quá nhiều ngôn từ để tả, ông nhẹ nhàng khắc họa tính cách nhân vật qua hành vi cử chỉ
của nhân vật đó. Từ đó, khiến người đọc phải chiêm nghiệm theo lối tả của mình rồi
sau đó bật lên trầm trồ vì cách tả quá tinh tế. Nguyễn Du cũng thật khéo léo khi biết
cách làm mạch truyện của mình hấp dẫn khi ngay từ đầu ơng không hề vạch ra bộ mặt
giả trá của Sở Khanh mà từ từ hé lộ bản chất qua từng cử chỉ, hành động, lời ăn tiếng
nói, khiến ta nghĩ nghĩ suy suy về nhân vật này. Và cho đến lúc mọi thứ hạ màn thì
nhân vật hiện
10
nguyên bản chất, trần trụi là một tên lưu manh trước toàn thể người xem, khơng gì có
thể chối cãi.
3.3. Về ngơn ngữ, lời nói
Sở Khanh khi cịn trong vai diễn của người “đáng tin cậy”, hắn diễn sâu đến
từng lời nói. Để lấy lịng tin, hắn vờ như than thở, tỏ vẻ đồng cảm với thân phận Kiều:
“Than ôi! Sắc nước hương trời,
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây!
Giá đành trong nguyệt trên mây,
Hoa sao, hoa khéo đọa đày bấy hoa!
Tức gan riêng giận trời già,
Lòng này ai tỏ cho ta, hỡi lịng?
Thuyền qun ví biết anh hùng,
Ra tay tháo cũi, sổ lồng như chơi!”
Thế nhưng những lời đồng cảm này của Sở Khanh nghe ra lại vô cùng sáo rỗng
và giả tạo. Bởi hắn chỉ than trăng, trách hoa, kêu mây, giận trời chứ khơng có lấy một
phần thật lịng xót xa trước hồn cảnh của Kiều. Hắn gọi Kiều là “thuyền quyên”, tự
xưng mình là “anh hùng” với giọng điệu và lời nói bóng gió, xa vời, lảng tránh. Cố tỏ
ra bản thân là kẻ biết “thương hoa tiếc ngọc”, là người hiểu được nỗi khổ của Kiều
nhưng lời nói của hắn lại khơng thể hiện được điều đó.
Khi gặp lại Kiều, được nàng nhờ giúp trốn thoát khỏi lầu xanh, Sở Khanh chỉ
đứng đấy “lặng ngồi lẩm nhẩm gật đầu” rồi lại buông tiếp những lời sáo rỗng: “Nàng
đà biết đến ta chăng,/ Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi.”. Hai câu thơ này, có thể
thấy Sở Khanh đang né tránh lời cầu cứu của Kiều bằng những câu nói ba hoa, múa
mép, đến mức khiến Kiều nóng ruột, phải giục: “Thế nào xin quyết một bài cho xong”.
Song, Sở Khanh lại tiếp tục lảng tránh, chỉ chăm chăm thể hiện và phô ra bản
thân là kẻ đáng tin tưởng, tiếp tục ba hoa về thân thế, cố gắng diễn vai hiệp khách
trượng nghĩa:
11
“Rằng: - Ta có ngựa truy phong,
Có tên dưới trướng, vốn dòng kiện nhi.
Thừa cơ lẻn bước ra đi,
Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn?
Dù khi gió kép mưa đơn,
Có ta đây, cũng chẳng cơn cớ gì!”
Hành động giúp Kiều trốn đi trông thật hèn hạ và đầy rủi ro, phần nào giống với
chính bản tính hèn hạ, lưu manh, đê tiện của Sở Khanh. Hành động cứu Kiều bằng cách
lén trốn đi khi đặt lên bàn cân để so sánh với hành động chuộc Kiều ra một cách quang
minh chính đại của đấng anh hùng Từ Hải là hoàn toàn tương phản nhau. Sở Khanh
dùng hai chữ “thuyền quyên” - “anh hùng” để ví Kiều và bản thân hắn, nhưng hắn lại là
người bỏ mặc nàng giữa đường mà trốn đi. Trong khi đó Từ Hải cũng dùng hai chữ “tri
kỉ” - “anh hùng” và Từ đã hành động xứng với hai chữ đó khi chuộc Kiều ra khỏi thanh
lâu và đưa nàng trở thành phu nhân bên cạnh mình.
Lời hứa hẹn của Sở Khanh “Dù khi gió kép mưa đơn/ Có ta đây cũng chẳng cơn
cớ gì” lại có có sự tương đồng với lời thề của Mã Giám Sinh “Mai sau dù có thế nào/
Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần” và lời thề của Tú Bà “Mai sau ở chẳng như
lời/ Trên đầu có bóng mặt trời rạng soi”. Nguyễn Du đã tạo ra sự tương đồng trong lời
nói của ba nhân vật phản diện một cách đầy dụng ý, đấy là sự hô - ứng của những kẻ
xấu xa cùng một giuộc. Có lẽ vì nhận thấy sự giống nhau đến bất thường này nên Kiều
“Nghe lời nàng đã sinh nghi”, song phóng lao thì phải theo lao, nàng đành theo sự sắp
xếp của Sở.
Sau khi đã xong nhiệm vụ, lúc Kiều bị Tú Bà bắt về rồi, Sở Khanh mới lộ
ngun hình. Khơng chỉ hành động của trở nên thơ bạo, mà lời nói của Sở Khanh cũng
trở nên đe nẹt, chứng tỏ sự lưu manh, tha hoá:
“Sở Khanh lên tiếng rêu rao:
Nọ nghe rằng có con nào ở đây.
Phao cho quyến gió rủ mây,
12
Hãy xem có biết mặt này là ai?”
Lúc mới cịn khốc vai diễn thì Sở Khanh ví Kiều là hoa, là thuyền quyên.
Nhưng khi đã hạ tuồng, hắn thoát vai để trở về đúng bản chất là tên xấu xa, đê hèn,
thay đổi liền cách xưng “con nào ở đây” và đổ cho Kiều là “quyến gió rủ mây”.
Cách Nguyễn Du xây dựng lời nói, ngơn ngữ để bộc lộ được cái bản chất thật sự
của nhân vật Sở Khanh quả thật rất tài tình. Một kẻ với bản tính đê hèn, xấu xa nhưng
lại dùng tồn lời nói, ngơn từ đẹp đẽ "trăng, hoa, thuyền quyên, anh hùng,..." nhưng
thái độ lại đầy sự lấp lửng, gian mãnh tạo nên cảm giác đáng ngờ cho chính nhân vật
Sở Khanh trong mắt Kiều và độc giả. Rồi khi thoát vai diễn, lời nói của hắn cũng quay
ngoắt đi với những câu từ đe nẹt "con nào, quyến gió rủ mây". Và hơn hết, cái tên Sở
Khanh đã đi sâu ngôn ngữ dân tộc, trở thành từ dùng để chỉ kẻ hay nói lời khoe mẽ, ba
hoa nhưng bản chất lại là vô cùng hèn hạ, đốn mạt.
3.4. Mượn lời Mã Kiều miêu tả tiếng xấu của Sở Khanh
Nói về con người Sở Khanh, Nguyễn Du còn khéo léo lồng vào tác phẩm một
chi tiết cho thấy sự xấu xa, đê tiện của hắn trước nay nổi danh ai cũng rõ. Sau khi Thúy
Kiều bị Tú Bà bắt về lầu xanh đánh đập khơng thương tiếc, mụ ta cịn địi phải có
người bảo lãnh mới chịu tha cho nàng. Thương xót cho thân phận của Kiều, Mã Kiều
đã đứng ra giúp và dìu nàng về phịng nghỉ. Lúc này, Mã Kiều có ý dặn dị, an ủi hịng
nói cho Kiều hiểu rõ con người của Sở Khanh.
“Vực nàng vào nghỉ trong nhà,
Mã Kiều lại ngỏ ý ra dặn lời:
- Thôi đà mắc lận thì thơi,
Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh!
Bạc tình nổi tiếng lầu xanh,
Một tay chôn biết mấy cành phù dung.
Đà đao lập sẵn chước dùng,
Lạ gì một cốt một đồng xưa nay.
13
Có ba mươi lạng trao tay,
Khơng dưng chi có chuyện này trị kia.
Rồi ra trở mặt tức thì,
Bớt lời, liệu chớ sân si, thiệt đời.”
Qua lời của Mã Kiều có thể thấy con người Sở Khanh khơng hề đơn giản, hắn là
một tên lưu manh có học, bởi thế mà thông minh, sắc sảo như nàng Kiều cũng bị hắn
dẫn dụ. Sở Khanh là một “diễn viên chuyên nghiệp” đã có nhiều năm lành nghề lừa
đảo. Trước tiên, hắn khốc lên mình vẻ bề ngồi bóng bẩy, hào hoa, phong nhã, tỏ ra
mình là người có học trông rất ưu tú rồi dùng những lời ngon, tiếng ngọt vờ thương
xót, cảm thơng để khiến bao cơ gái nhà lành, trong sáng như Thúy Kiều rơi vào cái bẫy
đã tính tốn sẵn. Sở Khanh lại đóng vai “anh hùng cứu mỹ nhân” tỏ ý mong muốn đưa
Kiều bỏ trốn để rồi cuối cùng trơ tráo bỏ mặc nàng “rẽ dây cương lối nào” chẳng ai
hay biết. Chắc có lẽ đã rất nhiều lần hắn dùng những chiêu trò này để dụ dỗ những cô
gái trẻ, nhiều đến mức ai ai cũng hiểu rõ hắn là con người lật lọng, mưu mô như thế
nào. Đến mức Mã Kiều phải thốt lên:
“Thơi đà mắc lận thì thơi!
Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh?”
Theo lời của Mã Kiều, thì chắc chắn dưới tay hắn khơng ít “cành phù dung” bị
chơn vùi. Biết bao người có chung số phận như Thúy Kiều, ngây dại tin lầm người “bạc
tình” rồi bị lừa dối.
“Bạc tình nổi tiếng lầu xanh,
Một tay chơn biết mấy cành phù dung.”
Nhưng nói đi cùng phải nói lại, Mã Kiều gắn cho Sở Khanh hai chữ “bạc tình”
liệu có nên được hiểu theo nghĩa đen hay không khi ngay từ đầu mục đích của hắn là
lừa Thúy Kiều theo “kịch bản” của Tú Bà chứ không hề nảy sinh tình cảm với nàng.
Theo Hồng Dân Đường Văn trong Sở Khanh, vụ án “ba mươi lạng” ông cho rằng: “Sở
Khanh khơng u, cũng khơng có cái ham muốn chiếm đoạt Kiều như mọi gã trai lơ
đàng điếm khác! Cho nên, nếu cứ gán cho Sở Khanh cái án bạc tình thì oan cho gã
q!”
14
(Hồng Dân Đường Văn, 2002, tr.59 - 60). Bởi lẽ, hắn chưa hề yêu đương, hứa hẹn tình
cảm với Kiều. Đối với Sở Khanh, Kiều chỉ là một cơng cụ giúp hắn kiếm tiền chứ
khơng dành tình yêu cho nàng cũng không “thề non hẹn biển” cùng nàng nên hắn
khơng phải là kẻ bạc tình. “Bạc tình” ở đây phải hiểu là bạc bội, bạc ác trong tình cảm,
chứ khơng phải là sự phản bội trong tình u theo nghĩa đen. Sở Khanh đã bạc ác với
Thuỳ Kiều theo cái bẫy tình mà Tú Bà sắp đặt. Ngồi ra, đây có thể là một cách chơi
chữ của Nguyễn Du trong câu: “Bạc tình nổi tiếng lầu xanh”. Nguyễn Du đã chơi chữ
màu sắc “bạc” với “xanh”. Nơi đàng điếm, thoả mãn dục vọng của người đàn ông
được đặt một cái tên rất đẹp: thanh lâu (lầu xanh), dùng một màu sắc đầy tươi mới và
hy vọng; song sự thật khơng phải vậy, mà ở trong đó là những kẻ “bạc tình”, những kẻ
khơng có tình người. “Bạc” cịn có nghĩa là mất màu, phai nhạt đi (như bạc màu, bạc
phếch), nên “bạc tình” phải chăng là sự mất đi tình cảm, tình người? Con người ta ít
nhất phải có tình cảm với nhau, u đương thề thốt mà khơng thực hiện được mới là
bạc tình, phụ tình. Cịn Sở Khanh, trong mắt hắn chỉ có lịng tham, nếu nói hắn có tình
u thì có lẽ là u tiền, yêu ngân lượng mà thôi.
Thực chất, Sở Khanh là một nước cờ của Tú Bà tung ra để ép Kiều nghe lời ra
tiếp khách làng chơi và từ bỏ ý định bỏ trốn. Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh rõ ràng
là cùng một giuộc, một đám lừa đảo có tổ chức. Chúng là một bộ máy chuyên mua bán
những cô gái trẻ, buộc họ làm gái lầu xanh để kiếm ra những đồng tiền dơ bẩn. Bọn
chúng chà đạp lên quyền sống, quyền được tự do của các cô gái, trong đó có Thúy
Kiều. Chúng dùng mọi thủ đoạn để gài họ vào trịng khơng thể nào thốt ra được, bằng
không nếu không nghe lời kết cục sẽ bị hành hạ, đánh đập rất bi thảm. Trong vở kịch
này, Sở Khanh chỉ là một diễn viên nhỏ đã diễn tròn vai và nhận được tiền thưởng từ
đạo diễn Tú Bà là “ba mươi lạng bạc trao tay”. Trong bản gốc Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân không có chi tiết trao tay 30 lạng, nhưng ở Truyện Kiều của
Nguyễn Du chi tiết này đã được ông thêm vào với mục đích làm tăng thêm tính hiện
thực của nhân vật, đẩy cao thêm mức độ tố cáo tầng lớp nho sĩ bị đồng tiền tha hố
qua đó ta thấy được sự sáng tạo. cái tài hoa của tác giả. Tú Bà và Mã Giám Sinh bn
người vì tiền, Sở Khanh cũng diễn vì tiền, ở cái xã hội mà đồng tiền là tất cả, tiền che
mờ mắt, tiền được đặt cao hơn tình nghĩa, vì tiền mà con người dẫm đạp lên chính
đồng loại của mình. “Cái xã hội đã đẻ ra quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, và
một lũ lau nhau như sai
15
nha, thằng bán tơ, Mã Giám Sinh, Tú Bà, thì tất phải đẻ ra Sở Khanh cho đủ lệ bộ. Xét
cho cùng, đó là một cái dây chuyền công nghệ hốt bạc màu nhiệm nhất, cho dù đó là
những xấp bạc đẫm máu, nước mắt và cực kì nhơ bẩn.” (Hồng Dân Đường Văn, 2002,
tr.62).
Nguyễn Du đã rất tinh tế khi mượn lời của Mã Kiều để vạch mặt con người thật
của Sở Khanh, qua đó lên án những kẻ có tâm địa độc ác, mưu mô, rắp tâm lừa gạt
người khác để làm giàu cho mình. Ơng cũng tố cáo xã hội đương thời, nơi những kẻ có
tiền, có quyền cấu kết với nhau chà đạp, tước đoạt quyền sống quyền tự do của dân
lành, đồng thời thể hiện sự đồng cảm, thương xót cho số phận người phụ nữ yếu ớt, bị
lừa gạt,
hành hạ mà không thể chống cự.
16
KẾT LUẬN
Nguyễn Du đã khéo léo xây dựng hình tượng nhân vật phản diện khác với
những nhân vật chính diện, tài tình sử dựng từng câu chữ trau chuốt, từng lời thơ đặc
tả một Sở Khanh - kẻ bỉ ổi trong dáng hình thư sinh. Những miêu tả của ơng đã vẽ lên
dáng dấp một kẻ đại diện cho một lớp người bần hèn xấu tính, điển hình cho những kẻ
vì tiền có thể làm những thứ nhơ nhuốc, lừa đảo…; những kẻ có chút học thức, lấy vài
con chữ ra đánh lận con đen, hòng kiếm chác tiền bạc; cùng với Tú Bà và Mã Giám
Sinh tạo thành một bộ máy bán rẻ nhân phẩm vì tiền. Những tên hề dưới bàn tay của
Nguyễn Du như được nhảy múa trên chính sân khấu sau lớp mặt nạ. Qua đó Nguyễn
Du muốn vạch trần hiện thực nhơ nhuốc trong hình ảnh hào nhống, lộng lẫy bên
ngồi. Tố cáo những con người vì tiền mà bày vẽ, diễn những trị đốn mạt.
Ngoại hình nhân vật được xây dựng bởi vẻ hào nhoáng. Dáng hình thư sinh ban
đầu được dựng lên khiến Sở Khanh hiện ra một nét học giả nho gia đầy tri thức. Câu
chữ, lời nói thì ba hoa, sáo rỗng khiến người ta lầm tưởng rằng đầy thơ văn, lãng mạng.
Giọng điệu Sở Khanh mang đầy tính trăng hoa, vừa mới mà ngỡ nặng tình, nhờ vậy lộ
rõ vẻ hèn hạ, đê tiện của hắn. Hình ảnh đối lập giữa vẻ bề ngồi và lời nói hành động
dệt nên tính cách riêng của nhân vật. Dù khơng cần giới thiệu dịng dài nhưng qua từng
lời thơ, tính cách của nhân vật cũng hiện lên một cách đầy sống động, gần gũi.
Thành công của Nguyễn Du ở chỗ mang được nhân vật của mình làm hình
tượng mẫu cho những lớp nhân vật, con người đời sau đồng thời cá thể hoá, khắc hoạ
một Sở Khanh sống động, hiện thực với những bản chất xấu xa. Từ một danh từ chỉ
người trong tác phẩm của mình, mà hiện tại nó đại diện cho một lớp người, những kẻ
đê hèn, xấu xa, hạ lưu. Không chỉ Sở Khanh mà rất nhiều những nhân vật trong
Truyện Kiều đã trở thành hình mẫu nhận diện cho những dạng người có tính cách,
ngoại hình tương tự. Qua đó Nguyễn Du cũng góp phần vào việc xây dựng, làm giàu
đẹp thêm ngôn ngữ dân tộc.
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoàng Dân Đường Văn. (2002). Sở Khanh, vụ án “ba mươi lạng”. Trong Hoàng Dân
Đường Văn, Nguyễn Du - Truyện Kiều: Một hướng cảm, luận và dạy học mới
(tr.59 - 62). Truy xuất từ CSDL Thư viện HCMUSSH.
Lê Văn Hòe. (1956). Truyện Kiều chú giải. Sài Gòn: Ziên Hồng.
Nguyễn Du. (2016). Truyện Kiều. (Đào Duy Anh hiệu khảo, chủ giải). Hà Nội: Văn
học.
Nguyễn Lộc. (1998). Nghệ thuật điển hình hóa và ngơn ngữ trong Truyện Kiều. Trong
Trịnh Bá Dĩnh (Chủ biên), Nguyễn Du, về tác gia và tác phẩm (tr.744-785). Hà
Nội: Giáo dục.
Phạm Đan Quế. (2000). Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện. Hà Nôi: Văn học.
Trần Mai Hương. (2013). So sánh cách tả ngoại hình nhân vật trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du và truyện ngắn của Nam Cao (Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Khoa
học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội). (Số 60 22 34).
Trần Đình Sử. (2018). Thi pháp Truyện Kiều. Hà Nội: Đại học Sư phạm Hà Nội. Viên
Như. (2018). Về hai chữ Tích Việt 昔昔 trong Truyện Kiều. Truy xuất ngày
02/12/2022, tại viet%E6%98%94-%E8%B6%8A-trong-truyen-kieu/
Hoàng Dân Đường Văn. (2002). Sở Khanh, vụ án “ba mươi lạng”. Trong Hoàng Dân
Đường Văn, Nguyễn Du - Truyện Kiều: Một hướng cảm, luận và dạy học mới
(tr.59 - 62). Truy xuất từ CSDL Thư viện HCMUSSH.
Lê Văn Hòe. (1956). Truyện Kiều chú giải. Sài Gòn: Ziên Hồng.
Nguyễn Du. (2016). Truyện Kiều. (Đào Duy Anh hiệu khảo, chủ giải). Hà Nội: Văn
học.
Nguyễn Lộc. (1998). Nghệ thuật điển hình hóa và ngơn ngữ trong Truyện Kiều. Trong
Trịnh Bá Dĩnh (Chủ biên), Nguyễn Du, về tác gia và tác phẩm (tr.744-785). Hà
Nội: Giáo dục.
Phạm Đan Quế. (2000). Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện. Hà Nôi: Văn học.
Trần Mai Hương. (2013). So sánh cách tả ngoại hình nhân vật trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du và truyện ngắn của Nam Cao (Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Khoa
học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội). (Số 60 22 34).
Trần Đình Sử. (2018). Thi pháp Truyện Kiều. Hà Nội: Đại học Sư phạm Hà Nội. Viên
Như. (2018). Về hai chữ Tích Việt 昔昔 trong Truyện Kiều. Truy xuất ngày
02/12/2022, tại viet%E6%98%94-%E8%B6%8A-trong-truyen-kieu/
Hoàng Dân Đường Văn. (2002). Sở Khanh, vụ án “ba mươi lạng”. Trong Hoàng Dân
Đường Văn, Nguyễn Du - Truyện Kiều: Một hướng cảm, luận và dạy học mới
(tr.59 - 62). Truy xuất từ CSDL Thư viện HCMUSSH.
Lê Văn Hòe. (1956). Truyện Kiều chú giải. Sài Gòn: Ziên Hồng.
Nguyễn Du. (2016). Truyện Kiều. (Đào Duy Anh hiệu khảo, chủ giải). Hà Nội: Văn
học.
Nguyễn Lộc. (1998). Nghệ thuật điển hình hóa và ngôn ngữ trong Truyện Kiều. Trong
Trịnh Bá Dĩnh (Chủ biên), Nguyễn Du, về tác gia và tác phẩm (tr.744-785). Hà
Nội: Giáo dục.
Phạm Đan Quế. (2000). Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện. Hà Nôi: Văn học.
Trần Mai Hương. (2013). So sánh cách tả ngoại hình nhân vật trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du và truyện ngắn của Nam Cao (Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Khoa
học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội). (Số 60 22 34).
Trần Đình Sử. (2018). Thi pháp Truyện Kiều. Hà Nội: Đại học Sư phạm Hà Nội. Viên
Như. (2018). Về hai chữ Tích Việt 昔昔 trong Truyện Kiều. Truy xuất ngày
02/12/2022, tại viet-
%E6%98%94-%E8%B6%8A-trong-truyen-kieu/
18