Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

NGHỆ THUẬT ĐIỂN HÌNH HOÁ NHÂN VẬT THÚY KIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.98 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
1. Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Du, tác phẩm Đoạn trường tân thanh ........................ 3
1.1. Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc................................................................................ 3
1.2. Đoạn trường tân thanh - Truyện Kiều ....................................................................... 5
2. Nghệ thuật điển hình hóa.............................................................................................. 7
2.1. Khái niệm điển hình hóa ............................................................................................ 7
2.2. Khái niệm nhân vật điển hình và hồn cảnh điển hình .......................................... 9
2.2.1. Khái niệm nhân vật điển hình ............................................................................. 9
2.2.2. Khái niệm hồn cảnh điển hình ........................................................................ 10
2.3. Nghệ thuật điển hình hóa trong Truyện Kiều ........................................................ 10
3. Nghệ thuật điển hình của Nguyễn Du qua nhân vật Thuý Kiều ............................. 13
3.1. Về ngoại hình Thúy Kiều ......................................................................................... 13
3.2. Tính cách, ngôn ngữ, hành vi .................................................................................. 14
4. Tạm kết......................................................................................................................... 23
Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................................... 25
Danh sách thành viên ...................................................................................................... 26

2


1. Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Du, tác phẩm Đoạn trường tân thanh
1.1. Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc
Nguyễn Du là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông
sinh năm Ất Dậu (1766), mất năm Canh Thìn (1820), thọ 54 tuổi; mộ ông nguyên táng tại
làng An Ninh, huyện Hương Trà, đến năm Giáp Thân, người ta cải táng ông và đưa về quê
nhà ở Hà Tĩnh. Nguyễn Du, tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, người làng Tiên Điền, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; xuất thân trong một gia đình đại q tộc thuộc dịng dõi trâm
anh thế phiệt, cha là Nguyễn Nghiễm, anh là Nguyễn Khản, đều làm quan to trong triều
đình Lê - Trịnh. Bản thân Nguyễn Du đã làm tới Cần chánh điện Đại học sĩ, một chức tứ
trụ trong triều đình nhà Nguyễn. Ơng được người Việt kính trọng tơn xưng là “Đại thi hào
dân tộc” và được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới” vào năm 1965.


Nhất đại tài hoa, vi sứ vi khanh sinh bất thiểm
Bách niên sự nghiệp, tại gia tại quốc tử do vinh.1
(Một kiếp tài hoa, làm sứ làm quan sinh chẳng thẹn
Trăm năm sự nghiệp, ở nhà ở nước chết còn vinh.)
Nguyễn Du được biết đến là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, tuy nhiên khi
nghiên cứu sâu về cuộc đời và hành trạng của ơng, ta cịn thấy ơng khơng chỉ là một nhà
thơ lỗi lạc, mà còn là một quan võ với nhiều những mưu đồ đại nghiệp, một vị quan văn
hết lịng dìu dắt con dân, một nhà ngoại giao xuất chúng, một triết gia thâm thúy nhưng
cũng là một nhà nông thực tế. Là người đa tài, ở lĩnh vực nào Nguyễn Du cũng hoàn thành
xuất sắc, từ đó ơng được người đời ca tụng, kính trọng và hết sức nể phục. Trong Lời tựa
cho bản Truyện Thuý Kiều (1925), Trần Trọng Kim viết: “Tiên sinh là một người học rộng,
kiến thức nhiều, tinh thông cả binh thư võ nghệ và lại giỏi cả nghề cầm, kỳ, thi, hoạ. Tính
người khiêm cẩn, ít nói, hay xem sách, không hay khoe khoang, cách ăn ở trong nhà bao
giờ cũng rất giản dị đơn sơ. Không những tiên sinh là người thâm Nho học, mà lại đạt
được cả Đạo học và Phật học, thường có những cái tư tưởng siêu việt, khơng bó buộc mình

1

Một câu đối lưu truyền trong dân gian, được cho là viết nên sau khi Nguyễn Du mất để tưởng nhớ ông.

3


ở chỗ tầm thường trước mắt, bo bo ở chỗ hiếu danh hiếu lợi như những người khác.”1.
Đây có thể coi như nhận định khái quát nhất mà cũng là rõ rệt nhất về con người với nhân
cách lỗi lạc của Nguyễn Du.
Nguyễn Du là một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Trên thế giới, ông được biết đến với
rất nhiều những tác phẩm nổi bật, đặc sắc. Các sáng tác của Nguyễn Du không thật đồ sộ
về khối lượng, nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng trong di sản văn học và văn hóa dân tộc.
Về nội dung, những sáng tác của ông đề cao về mặt cảm xúc, ơng dùng ngịi bút tài hoa và

tấm lịng nhân đạo của bản thân để nói về những câu chuyện, những số phận nhỏ bé, yếu
mềm, bất hạnh nhưng luôn khao khát về cuộc sống tự do, thơ Nguyễn Du bật lên trên cả
sức sống mãnh liệt của con người. Vì lẽ đó, cái “tình” trong các tác phẩm của Nguyễn Du
luôn được đề cao. Về nghệ thuật, với học thức uyên bác cùng tài năng bẩm sinh về văn
chương, Nguyễn Du luôn thể hiện sự uyển chuyển của mình trong cách sử dụng thể thơ,
câu từ, hay các thủ pháp nghệ thuật một cách tinh tế nhất. Học giả Mai Quốc Liên có lần
viết: “Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa
một tiềm năng vơ tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán
của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”2. Ông
nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn
luật, ca, hành,… nên ở thể thơ nào, ơng cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt trong thơ chữ Nôm,
với Truyện Kiều tác giả đã sử dụng chính thể thơ lục bát - làm nổi bật hết vẻ đẹp của thơ
ca dân tộc. Từ đó, ta thấy rõ được tấm lịng và tài năng kiệt xuất của Nguyễn Du cùng
những đóng góp to lớn của ông dành cho kho tàng văn học nước nhà. Những tác phẩm của
ông không chỉ để lại những giá trị sâu sắc về văn học nghệ thuật mà cịn đề cập đến văn
hóa dân tộc, lịch sử, tơn giáo,…
Những tác phẩm của ông được ghi chép, phiên dịch và lưu giữ cho tới tận ngày nay.
Trong đó, tác phẩm chữ Hán gồm có: Thanh Hiên thi tập cịn gọi là Thanh Hiên tiền hậu

1

Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo (1925), Nguyễn Du - Truyện Thuý Kiều, NXB Vĩnh Hưng Long, 1927,

HN, tr11-12.
2

Mai Quốc Liên (1996), Nguyễn Du toàn tập, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội.

4



tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài thơ trong giai đoạn 1786-1804; Nam trung tạp
ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, giai đoạn 1805-1812; Bắc hành tạp
lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, giai đoạn 18131814. Tác phẩm bằng chữ Nơm có: Đoạn trường tân thanh cịn có tên gọi khác là Kim Vân
Kiều truyện, (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều); Văn chiêu
hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), cịn có tên
gọi khác là Văn tế chiêu hồn; ngồi ra cịn có các bài Thác lời trai phường nón, Văn tế sống
Trường Lưu nhị nữ.
1.2. Đoạn trường tân thanh - Truyện Kiều
Nhận xét về thơ văn Nguyễn Du, giáo sư - tiến sĩ Trần Đình Sử trong Địa vị lịch sử
của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam, viết: “Nguyễn Du là người đã kết tinh mọi truyền
thống ưu tú nhất của văn học bác học và văn học dân gian Việt Nam, người kết hợp vốn
văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc để sáng tạo ra kiệt tác có tầm cỡ thế giới là
Truyện Kiều.”1.
Sau một lần đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du để lại bộ Bắc hành tạp lục, và sau đó thì viết
Đoạn trường tân thanh. Theo Trần Trọng Kim, khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã chú ý
để giãi bày tâm sự của mình,“Vậy có xem Truyện Th Kiều thì mởi hiểu được cái tâm sự
và cái tài văn chương của tiên sinh.”. Phạm Quý Thích lại viết: “(Thế mới hay): Một mảnh
tài tình là cái luỵ chung mn đời./(Vậy thì) quyển Tân thanh này cốt để thương xót ai?”.
Nguyễn Du viết Kiều để tỏ cái nỗi mình vậy.
Truyện Kiều khơng phải do Nguyễn Du tự nghĩ ra, ông lấy nguyên mẫu từ Kim Vân
Kiều truyện trong bộ Phong tình lục (tức bộ Thanh Tâm tài nhân). Bộ sách này, theo Trần
Trọng Kim “văn chương tầm thường, ý nghĩa cũng chẳng có gì cao kỳ”, tuy trong bộ sách
có riêng truyện Kim Vân Kiều mô tả một người đàn bà tài sắc, khôn ngoan, lại hội đủ trung,

1

Viện Văn học (2015), Di sản văn chương Đại thi hào Nguyễn Du - 250 năm nhìn lại, NXB Khoa học Xã Hội,

HN, tr.35.


5


hiếu, tiết, nghĩa, song vì “câu văn non nớt, lời lẽ không đậm đà… Bởi thế bộ Thanh tâm
tài nhân ngày nay không mấy người xem đến nữa.”1.
Trần Trọng Kim viết: “Quyển Truyện Thuý Kiều này là một quyển sách kiệt tác làm
bằng quốc âm ta. Người trong nước từ kẻ ngu phu ngu phụ cho chí người có văn học, ai
cũng biết, ai cũng đọc, mà ai cũng chịu là hay.”
Truyện Kiều tạo ra quanh nó cả một loạt những loại hình văn hóa với các hình thức
thật phong phú như: bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, tập Kiều, đố Kiều, câu đối Kiều, hát
nói tập Kiều, phú - văn tế Kiều, án Kim Vân Kiều, giai thoại quanh Truyện Kiều. Hay trong
bài phát biểu của Phạm Quỳnh nhân ngày giỗ của cụ Nguyễn Du:“Truyện Kiều “vừa là
kinh, vừa là truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc”, là “một thiên văn khế
tuyệt bút”, là quốc hoa, quốc túy, quốc hồn của nước ta, để ta có thể ngạo nghễ với non
sơng mà tự phụ với người đời rằng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta
còn…”

1

Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo (1925), Nguyễn Du - Truyện Thuý Kiều, NXB Vĩnh Hưng Long, 1927,

HN.

6


2. Nghệ thuật điển hình hóa
2.1. Khái niệm điển hình hóa
Điển hình hóa là khái niệm chung, chỉ một đặc trưng tiêu biểu của quá trình sáng tạo

nghệ thuật. Trong văn học, điển hình hóa là phương thức phân tích bản chất riêng của con
người, từ đó làm nổi bật cái chung nhằm phản ánh đời sống trong xã hội. Để làm rõ khái
niệm điển hình hóa trong văn học, đầu tiên ta cần phải làm rõ tính điển hình là gì? Theo
nhà phê bình văn học Nga – Bêlinxki, từng nói: “Tính điển hình là một trong những dấu
hiệu nổi bật của tính mới mẻ trong sáng tạo. Nếu có thể thì cũng nói được rằng: Tính điển
hình là huy chương của nhà văn. Điển hình là người lạ đã quen biết”; hay theo giáo sư
Trần Đình Sử: “Điển hình là một sự khái quát cao của sáng tạo nghệ thuật. Về bản chất,
cái điển hình khơng phải là cái cá biệt nhưng điển hình nghệ thuật thì phải đồng thời là
cái cá biệt”. Muốn xây dựng được tính điển hình trong văn học, nhà văn phải tuân theo
nguyên tắc điển hình hóa như q trình tổng hịa, sáng tạo, khái quát hóa các biện pháp
nghệ thuật để làm cho hình tượng nghệ thuật trở thành điển hình, vừa có những nét cá biệt
sinh động, vừa có tính khái quát cao, phản ánh được những nét tiêu biểu nhất, là con đường
đưa sáng tạo nghệ thuật tới đỉnh cao. Bản chất của điển hình hóa là một phương thức để
tạo ra hình tượng nghệ thuật điển hình, xây dựng nhân vật điển hình trong tác phẩm. Trong
nghĩa hẹp, điển hình hóa là hình thức khái qt hóa đặc trưng của phương pháp sáng tác,
hình thành nhờ sự quan sát thực tế, phản ánh bản chất của hình tượng và hoàn cảnh hiện
thực một cách đầy đủ, phổ biến, độc đáo, làm cho hình tượng rõ nét bằng quá trình khái
quát hóa và cá thể hóa trong sáng tạo nghệ thuật.
Điểm đặc biệt của bút pháp điển hình hóa là nghệ thuật xây dựng hình tượng điển
hình. Việc khắc họa các kiểu nhân vật điển hình trong sáng tác của mình là sự cụ thể hóa
ý đồ sáng tác nhằm nêu lên cái hiện thực xã hội mà nhà văn muốn nói đến, cùng với đó thể
hiện được dấu ấn cá nhân, năng lực sáng tác văn chương của tác giả. Đó là kết quả của sự
thống nhất giữa cái riêng sắc nét và cái chung khái quát cao độ nhưng khơng đối lập mà
thống nhất, hài hồ với nhau, nói nhân vật điển hình vừa lạ vừa quen là ý nghĩa như thế.
Chung lại, điển hình hóa được coi là một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu được các nhà văn
sử dụng nhằm tạo ra những hình tượng văn học điển hình, vừa khái quát được những đặc
7


điểm quan trọng nhất, bản chất nhất của đời sống, vừa có được đặc tính cá thể, độc đáo và

tính khơng lặp lại.
Có khơng ít những tác giả đã thành cơng khi xây dựng nên hình tượng nhân vật điển
hình trong tác phẩm của mình, tiêu biểu như lão Harpagon trong tác phẩm Lão hà tiện của
Molière, nhân vật đại điện cho giai cấp tư sản dưới thời vua Louis XIV chỉ biết đặt đồng
tiền lên trên tất cả tới mức sự tha hóa biến chất. Hay kiểu nhân vật là nạn nhân của hôn
nhân phong kiến tư sản, chịu tác động của đồng tiền như bà De Renal trong tác phẩm Đỏ
và Đen của Stendhal. Trong văn học Việt Nam, ta cũng bắt gặp rất nhiều hình tượng nhân
vật mang tính điển hình hóa, ví dụ như chị Dậu đại diện cho hình ảnh người nơng dân với
số kiếp lận đận vì nạn sưu thuế và cố gắng vùng vẫy khỏi nó nhưng lại bị dập tắt bởi hồn
cảnh trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Hay người nông dân rơi vào cảnh bần cùng hóa, trở
thành một thằng mõ chính tơng trong nhân vật anh cu Lộ trong tác phẩm Tư cách mõ của
nhà văn Nam Cao. Nghệ thuật điển hình hóa khơng chỉ xuất hiện trong văn học hiện đại
mà vốn từ văn học trung đại nó đã được hình thành và được một vài tác giả sử dụng để đưa
vào sáng tác của mình. Minh chứng cho điều này có thể kể đến các nhân vật trong các tác
phẩm: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, thơ Hồ Xuân Hương,…cũng đã phần nào xây
dựng nên hoàn cảnh điển hình và kiểu nhân vật điển hình trong xã hội, bộc lộ những vấn
đề cấp thiết của thời đại ấy. Một tác giả nổi bật của văn học thời đại này là Nguyễn Du đã
sử dụng bút pháp điển hình hố khi xây dựng nhân vật của mình rất tài tình. Đối với tuyến
nhân vật chính diện, đại diện cho cái Thiện thì đại thi hào Nguyễn Du sử dụng bút pháp
ước lệ, mang đậm con người của lý tưởng hố, khốc lên mình nhiều đức tình tốt đẹp như
các nhân vật thuộc văn học trung đại khác. Tuy nhiên khi chịu sự biến đổi của cốt truyện
hay xã hội thì nhân vật của ơng cũng biến đổi theo, phá vỡ đi sự ước lệ mà đi sâu vào đời
sống ấy. Cịn đối với nhân vật phản diện thì ông lựa chọn bút pháp tả thực. Ngoại hình của
họ thông thường sẽ không được miêu tả đẹp đẽ mà thường xấu xí, mang tính thơ tục, dâm
đãng như bản tính của họ. Đồng thời thì chúng cịn được xem là kẻ thù của tài năng, sẵn
sàng làm mọi cách để giẫm đạp lên cái tài sắc của nhân vật chính. Ngồi ra cịn có nhân
vật trung gian, thường được lột tả với bút pháp đa dạng, có phần gần với chủ nghĩa hiện
thực và mang đậm bản chất giai cấp hơn. Có thể thấy, nghệ thuật xây dựng nhân vật điển
8



hình của Nguyễn Du mang đậm những đặc trưng của văn học trung đại, đồng thời ơng cịn
cho nhân vật chịu tác động của hoàn cảnh để tạo nên những nét tính cách điển hình trong
văn học Việt Nam như Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng, Hoạn Thư,... Đó đều là những nhân
vật rất điển hình và có ảnh hưởng sâu sắc đến tận ngày nay.
2.2. Khái niệm nhân vật điển hình và hồn cảnh điển hình
2.2.1. Khái niệm nhân vật điển hình
Phương pháp điển hình hố của chủ nghĩa hiện thực là sự tổng hồ giữa hai q trình
cá thể hố và khái qt hố. Sự điển hình xuất hiện khi đi đến được điểm chung nhất của
cái riêng tiêu biểu và cái chung tiêu biểu. Nhân vật vừa đại diện cho chính bản thân mình,
vừa phản ánh cái chung nhất của thời đại. Về hai vấn đề cá thể hố và khái qt hố, xin
phép trích lại nhận định của Engels như sau:
Về cá thể hoá, “Đặc trưng của cá nhân không những thể hiện ở việc cá nhân ấy làm,
mà còn bằng cách cá nhân ấy làm việc đó nữa.”.
Về khái qt hố, “Các nhân vật chính thì thật sự là đại biểu cho những giai cấp và
những trào lưu nhất định, do đó tiêu biểu nhất cho thời đại của họ.”1
Tựu trung lại, nhân vật điển hình vừa là biểu trưng cho một kiểu người trong thời đại
(thậm chí có thể là biểu tượng cho chính xã hội mà nhân vật đó được xây dựng nên), vừa
có những hành động, tích cách đặc trưng, có những hành động, suy nghĩ phù hợp với lý
giải thông thường. Đồng thời, phải có hành động, suy nghĩ vượt thốt, tạo nên ấn tượng
mạnh mẽ.
Nhân vật điển hình là nhân vật được kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân vật mang tính
cách cụ thể, tuy khơng lặp lại nhưng vẫn mang những phẩm chất, đặc điểm chung để có
thể trở thành đại diện tiêu biểu cho một kiểu người trong xã hội. Hiểu đơn giản hơn thì đó
là kiểu nhân vật tiêu biểu, có những nét nổi bật, mang nét chung và là đại diện cho nhiều
người có cùng kiểu mẫu như vậy. Đồng thời, để đạt được đến mức điển hình thì nhân vật
đó phải là một hình tượng vơ cùng độc đáo, tác động vào tâm trí người đọc và để lại những

1


Marx - Engels – Lenine. (1981). Bàn về văn học. NXB Văn học. Hà Nội. tr.373-374.

9


dư âm sâu sắc. Một nhân vật điển hình phải nằm trong hồn cảnh điển hình. Những nhân
vật đó thường mang số phận bị buộc chặt và không thể tự mình bước ra khỏi hồn cảnh,
mơi trường ấy. Tính cách của họ là sản phẩm của hoàn cảnh, được giải thích bởi hồn cảnh.
Vì hồn cảnh ln thay đổi, vận động nên tính cách cũng khơng ngừng phát triển.
Để có thể tạo ra một nhân vật điển hình địi hỏi nhà văn phải đáp ứng được những
đặc điểm nhất định. Đầu tiên, nhân vật mà họ tạo ra phải là sự thống nhất giữa cái chung
và cái riêng, giữa cái khái qt và cá biệt. Thứ hai, có tính cụ thể và in sâu vào trí nhớ độc
giả. Cuối cùng, nhân vật ấy phải là đại diện tiêu biểu cho một kiểu nhân vật quen thuộc.
Tóm lại, nhân vật phải hội đủ cả ba đặc điểm trên thì mới được coi là nhân vật điển hình
trong văn học.
2.2.2. Khái niệm hồn cảnh điển hình
Cụm từ “hồn cảnh điển hình” xuất hiện sau khi chủ nghĩa hiện thực ra đời. Hoàn
cảnh điển hình là hồn cảnh của các nhân vật được miêu tả trong tác phẩm, vừa có tính
chất tiêu biểu, độc đáo, vừa thể hiện được những tương quan bản chất của đời sống trong
những mối liên hệ phát triển biện chứng của chúng với nhau.
Nhìn chung, ý nghĩa tiêu biểu khái qt của hồn cảnh điển hình phải thơng qua tính
chất cụ thể riêng biệt của nó, mà qua đó, người đọc cảm thấy được những vấn đề xã hội
rộng lớn. Engels đã từng nói “Hồn cảnh bao quanh nhân vật và thúc đẩy nó hành động”.
Vậy nên, khi tác giả đã xây dựng được hoàn cảnh như vậy thì lúc này tính cách chính là
sản phẩm của hồn cảnh.
Một hồn cảnh có thể gọi là hồn cảnh điển hình khi nó đáp ứng được những đặc điểm sau
đây. Đầu tiên, nó phải thể hiện được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, những vấn đề cơ
bản bức thiết của thời đại. Thứ hai, hồn cảnh điển hình không đơn thuần là môi trường,
bối cảnh, mà là "trào lưu lịch sử" - thể hiện được tương quan bản chất của xã hội. Tóm lại,
hồn cảnh phải hội đủ những yếu tố cốt lõi như trên thì mới được xem là hồn cảnh điển

hình.
2.3. Nghệ thuật điển hình hóa trong Truyện Kiều
Vấn đề về nhân vật là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong Truyện
Kiều. Các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không đi theo quan niệm xưa cũ,
10


rạch rịi về tuyến Chính - Tà hay Thiện - Ác mà dựa trên quan niệm đạo đức của nhân dân.
Bản thân các tuyến nhân vật trong Truyện Kiều được phân ra nhiều nhóm, có sự đan xen
giữa nhiều yếu tố, một nhân vật có thể cùng lúc mang nhiều phẩm chất khác nhau. Các
nhân vật trong Truyện Kiều không phải là những hình nhân mà là những con người có thực
trong một xã hội thực. Theo Lê Đình Kỵ: “Nhân vật điển hình phải kết tinh trong nó sự
thật sâu xa của đời sống, nghĩa là những nét cơ bản nhất trong đời sống và được tập trung
nâng cao qua sự sáng tạo nghệ thuật. Đó khơng phải là kết quả của sự sao chép bề ngoài,
mà là một sự khái qt hóa, trải qua chọn lọc cái gì là đặc sắc, là bền vững, có ý nghĩa
nhất”1. Trình độ khái quát hóa sâu sắc của Truyện Kiều được thể hiện thông qua việc xây
dựng những con người cụ thể, chân thực, sinh động, được xem như những nhân vật sống
thực. Cũng theo Lê Đình Kỵ, những quan hệ xã hội trong Truyện Kiều đã làm nên những
hoàn cảnh điển hình, nhờ đó, tính cách của các tuyến nhân vật cũng được bộc lộ, mang ý
nghĩa điển hình, sinh động.
Khi bàn về nghệ thuật trong Truyện Kiều, Nguyễn Lộc cũng đặc biệt chú ý đến vấn
đề điển hình hóa. Xét theo phương diện này, Nguyễn Lộc đã phân loại các nhân vật trong
Truyện Kiều thành ba nhóm khác nhau. Đầu tiên là nhóm nhân vật điển hình hóa theo cách
truyền thống (cho các nhân vật chính diện). Thứ hai, nhóm nhân vật được xây dựng dựa
trên nguyên tắc điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực (cho các nhân vật phản diện). Và
cuối cùng là nhóm nhân vật trung gian, vừa mang nét điển hình của truyền thống, vừa chịu
sự tác động của hồn cảnh, đồng thời có sự tác động ngược trở lại đối với hoàn cảnh. Cả
Lê Đình Kỵ và Nguyễn Lộc đều nhận thấy sự đổi mới về lý tưởng thẩm mỹ trong nhân vật
Thúy Kiều của Nguyễn Du, dù có sự chuyển biến trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
nhưng phải thừa nhận, Nguyễn Du vẫn có sự triển khai hợp lý, chưa đi quá sâu vào quỹ

đạo của sự đổi mới ấy. Để xem xét tính điển hình hóa trong nhân vật, đặc biệt là nhân vật
Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, theo giáo sư Trần Nho Thìn, ta cần đi sâu
vào tìm hiểu sự đột phá tính điển hình hóa ở loại nhân vật chính diện. Nhân vật chính diện
và nhân vật phản diện là hai loại nhân vật đã có từ rất lâu trong nền văn học cổ với sự phân

1

Lê Đình Kỵ. (1972). Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du. Hà Nội. NXB Khoa học Xã hội. Tr. 169.

11


chia thành hai tuyến chính - tà; cái thiện – cái ác, cái tốt – cái xấu. Điều nổi bật ở nhân vật
chính diện, điển hình là Thúy Kiều thường được miêu tả với bút pháp ước lệ, tượng trưng,
sử dụng những hình ảnh lấy từ thiên nhiên để làm rõ nhiều nét nổi bật trong ngoại hình
cũng như tính cách nhân vật. Đây được xem là bước đột phá trong nghệ thuật xây dựng
nhân vật nhân vật điển hình giai đoạn này, đặt tiền đề cho sự phát triển của văn học chủ
nghĩa hiện thực tiếp theo.

12


3. Nghệ thuật điển hình của Nguyễn Du qua nhân vật Th Kiều
3.1. Về ngoại hình Thúy Kiều
Người xưa có câu “Hồng nhan bạc mệnh” quả thực câu nói này khiến người đọc liên
tưởng ngay tới nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm cùng tên của đại thi hào Nguyễn Du.
Tài sắc của người phụ nữ từ lâu đã trở thành một công thức trong việc miêu tả đặc điểm
nhân vật chính của nhiều tác giả, tuy nhiên với Nguyễn Du, ông không xây dựng cái tài sắc
ấy như một cơng thức chung mà ơng lựa chọn nó với một một nội dung hết sức cụ thể, rõ
nét. Ví dụ như khi miêu tả hình tượng nhân vật nàng Kiều, Nguyễn Du dùng những từ ngữ

làm nổi bật vẻ đẹp trời phú của nàng “Mười phân vẹn mười” cùng tài năng xuất chúng
“Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm”. Xét trong xã hội khi ấy, tài sắc của Kiều là sự tột
đỉnh của người phụ nữ “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Họ tôn sùng quan niệm về
thẩm mỹ không thể nào đạt tới, với họ thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp, chính vì vậy
các nhà văn thường dùng bút pháp ước lệ cổ điển, lấy những gì tinh túy nhất từ thế giới tự
nhiên để thể hiện vẻ đẹp người phụ nữ. Tưởng như Nguyễn Du đã dành những mỹ từ đẹp
nhất khi miêu tả Thúy Vân:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Nhưng khi có sự xuất hiện của Thúy Kiều mới thấy vẻ đẹp của Vân chỉ làm nổi bật
lên nhan sắc tuyệt đỉnh của Kiều, đây chính là sự thành cơng trong bút pháp đòn bẩy miêu
tả nhân vật của Nguyễn Du:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân mang sự đằm thắm, phúc hậu, đoan trang “Hoa
nhường, nguyệt thẹn” thì tới Thúy Kiều lại hiện lên với nét sắc sảo, kiêu sa, cuốn hút đến
mê hồn “hoa ghen", "liễu hờn”. So với Thuý Vân mang cái vẻ đẹp của người về sau đã
13


định sẽ được phong lưu phú quý, Thuý Kiều lại đẹp mặn mà, “tươi quá, thắm quá, hình
như là cái mối sầu, cái dây oan, đã phục sẵn ở trong cái đẹp đó rồi.”1.
Từ việc miêu tả ngoại hình hai nhân vật này đã cho thấy trước cuộc đời vận hạn tương
lai của họ, với Thúy Vân, nàng sẽ có cuộc đời sn sẻ êm đềm cịn Kiều lại bước đi trên
con đường gập ghềnh, sóng gió. Ngồi ra, Thúy Kiều là nhân vật duy nhất được Nguyễn
Du tập trung miêu tả đơi mắt, thường có câu “đơi mắt là cửa sổ tâm hồn” bởi trong đó

chứa đựng thế giới nhân sinh quan của con người. Tác giả khơng nói quá nhiều tới vẻ đẹp
hình thức của Thúy Kiều mà chỉ đặc biệt nhấn mạnh vào đôi mắt “làn thu thủy, nét xuân
sơn”. Đôi mắt ấy trong xanh như nước mùa thu với hàng lơng mày thanh thốt tựa núi
xn, chỉ cần nghe đến đây cũng đủ cảm nhận được vẻ đẹp đến xiêu lịng ấy của nàng. Và
rồi chính cái nhan sắc cùng tài hoa ấy đã vơ tình khiến cho cuộc đời nàng long đong, lận
đận lưu lạc suốt 15 năm trời. Từ một cô gái hiền lành, trong sáng, ngây thơ dần dần bị cuốn
vào vịng xốy nghiệt ngã và trở thành nạn nhân của xã hội phong kiến mục ruỗng, thối nát
đương thời.
Thực chất, Nguyễn Du xây dựng nhân vật Thúy Kiều không phải chỉ để nặn ra một
tượng đài hội tụ đầy đủ nét đẹp và phẩm chất cao quý. Mà hơn thế nữa hình tượng Thúy
Kiều chính là điển hình cho số phận của những người phụ nữ dù có sắc đẹp, tài năng tới
đâu cũng khơng thể thốt khỏi móng vuốt gian ác của một xã hội phong kiến tôn thờ đồng
tiền. Nguyễn Đình Kỵ cũng từng phát biểu trong cuốn “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện
thực” rằng “Thúy Kiều trước sau vẫn là đại biểu cho giới phụ nữ nói riêng và cho những
con người bị áp bức vùi dập trong trong xã hội cũ nói chung”.
3.2. Tính cách, ngơn ngữ, hành vi
Trước khi có gia biến và phải lưu lạc thì Thúy Kiều là một con người rất hồn nhiên,
trong sáng. Nàng cùng em gái là những tiểu thư chỉ biết ở trong kh phịng, khơng màng
thế sự.

1

Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo (1925), Nguyễn Du - Truyện Thuý Kiều, NXB Vĩnh Hưng Long, 1927,

HN.

14


Êm đềm trướng rủ màn che

Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Lần đầu tiên khi Thúy Kiều có ý thức về vấn đề của “phận đàn bà” là khi nàng đi chơi
tiết thanh minh cùng hai em, gặp mộ Đạm Tiên và sau đó gặp Kim Trọng. Khi gặp mộ
Đạm Tiên tiêu điều giữa khung cảnh vui vẻ của nơi lễ hội, lại nghe đến nàng ấy từng là
người tài sắc thì Thúy Kiều đã vơ cùng đau xót. Nếu Thúy Vân vơ tình thì Thúy Kiều lại
hữu tình, mà người hữu tình sẽ khổ. Từ câu chuyện về số phận của Đạm Tiên thì một người
hữu tình sẽ thấy cái đằng sau ấy là hàm bao những số phận khác:
Lịng đâu sẵn món thương tâm,
Thoắt nghe, Kiều đã đầm đầm châu sa:
“Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!...”
Thúy Kiều đã khái quát nó thành vấn đề sâu sắc hơn, rộng lớn hơn đó là vấn đề “phận
đàn bà”. Mà vấn đề “phận đàn bà” là vấn đề phụ nữ, vấn đề giai nhân: “Lời rằng bạc mệnh
cũng là lời chung!”. Khi Thúy Vân thấy chị hành xử như vậy thì:
Vân rằng: “Chị cũng nực cười,
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!”
Sau đó, Thúy Kiều đối lại:
Rằng: “Hồng nhan tự nghìn xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
Nỗi niềm tưởng đến mà đau.
Thấy người nằm đó, biết sau thế nào?”
Thúy Kiều thấy cuộc đời của nàng Đạm Tiên nằm ở đó thì khơng biết rồi nỗi khổ của
“phận đàn bà” ấy có chừa ai khơng? Có chừa mình khơng? Thúy Kiều khơng chỉ thương
xót cho Đạm Tiên tài hoa, bạc mệnh mà cịn thương xót cho thân phận của rất nhiều phận
người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời bấy giờ. Nàng nhận ra “phận đàn bà” có cái gì
đó vô cùng nghiệt ngã trong xã hội bấy giờ, dù chính nàng cũng khơng rõ nó là gì. Việc
Đạm Tiên xuất hiện cũng như một điềm báo cho nàng về cuộc đời sau này, cuộc đời của
kẻ tài hoa bạc mệnh, có cơ sở từ hiện thực.
15



Cuộc gặp gỡ Kim Trọng ở mộ Đạm Tiên là một điểm nút rất quan trọng trong Truyện
Kiều. Đạm Tiên và Kim Trọng là hai con đường, hai tương lai chờ đón Thúy Kiều. Một là
theo con đường của Đạm Tiên, con đường bạc mệnh của thân phận người phụ nữ. Hai là
đi đến với Kim Trọng sẽ mở ra được một chân trời mới. Định mệnh là Đạm Tiên, cịn tình
u, hạnh phúc là Kim Trọng. Đây có thể nói là cuộc đấu tranh giữa con người và định
mệnh - chủ đề xuyên suốt Truyện Kiều. Sau khi gặp Kim Trọng ở mộ Đạm Tiên, Thúy
Kiều về nhà và suy nghĩ:
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn,
Khn xanh biết có vng trịn mà hay?
Đó như một dự cảm, một vơ thức rằng cuộc đời mình sẽ khơng hạnh phúc. Đạm Tiên
như con đường cứ lởn vởn trước mắt Thúy Kiều. Trong giấc mơ của mình, Thúy Kiều đã
gặp Đạm Tiên và được Đạm Tiên cho hay rằng “trong sổ đoạn trường có tên”. Có thể nói,
hết định mệnh thì hạnh phúc lại thay nhau đến bày ra trước mắt nàng. Đó là cơ hội mà
Thúy Kiều và Kim Trọng được gặp nhau:
Nhà lan thanh vắng một mình
Ngẫm cơ hội ngộ đã dành hơm nay
Thì trân thức thức sẵn bày,
Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường.
Hạnh phúc đã đến rất gần khi Kiều về nhà và tin nhà hai thân chưa về thì nàng đã đi
tìm Kim Trọng một lần nữa:
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Có thể nói, hành động “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” là một hành động
vơ cùng kinh điển của Thúy Kiều. Xung quanh hành động này của nàng đã nổ ra nhiều
cuộc tranh cãi. Bởi lẽ, hành động và cư xử của nàng không phù hợp với đạo đức, với luân
lý, cương thường của bậc tiểu thư đài các thâm nghiêm, kín cổng cao tường. Tuy hành
động ấy không phù hợp với đạo đức, với luân lí của người đời xưa, nhưng lại phù hợp với
tâm hồn của một kẻ đang u. Chính tình u ấy đã cho nàng sức mạnh vượt qua bóng đêm
của khu vườn, bóng đêm của định kiến để đến với Kim Trọng. Hành động táo bạo của Kiều

16


dường như không chỉ xuất phát từ sự thôi thúc mãnh liệt của tình u, mà phần nào cịn là
sự tranh đua với thời gian và phủ nhận định mệnh đang ám ảnh nàng. Sau đó, hai người đã
cùng đối đáp, chuyện trò với nhau. Rồi hai người cùng thề nguyền: “Đinh ninh hai miệng
một lời song song”. Đã thề nguyền rồi tức là con đường hạnh phúc đã đến rất gần và dường
như sẽ trở thành hiện thực:
Rằng: “Trăm năm cũng từ đây,
Của tin, gọi một chút này làm ghi.”
Mặc dù mối tình của Kim Trọng và nàng rất đẹp nhưng nàng vẫn ý thức dường như
vẫn không tránh khỏi quy luật số mệnh sau này, số mệnh của những người phụ nữ thời
phong kiến.
Ngay khi Kim Trọng trở về nhà chú để chịu tang, nhà Thúy Kiều lâm vào cảnh oan.
Nàng ý thức được mình phải làm gì đó để cứu cả nhà, vậy nên nàng đi đến quyết định là
bán mình chuộc cha.
Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
Liệu đem tấc cỏ, quyết đền ba xuân.
Điều này đã khắc họa nên một nàng Kiều hiếu thảo, biết suy nghĩ cho người khác
trước khi nghĩ đến mình. Tuy nhiên trong lịng nàng vẫn có sự trăn trở trước mối tình với
Kim Trọng và lời thề nguyền của hai người. Vì vậy nàng chỉ đành dằn lịng mà trao dun
cho em gái là Thúy Vân:
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Giao loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Vốn dĩ là người thuộc vai chị nhưng giờ đây Thúy Kiều phải dùng những từ kính cẩn
như "cậy", "chịu lời". Điều này thể hiện sự hệ trọng của việc trao duyên, sự trơng chờ, tin
cậy của tình ruột thịt. Lúc ấy Kiều hãy cịn bình tĩnh lắm, chỉ đến khi trao kỷ vật thì lời dặn
dị trở nên xót xa khơn tả. Chúng buộc nàng phải trở về với thực tại chia lìa, đổ vỡ khơng

thể hàn gắn, khơng gì bù đắp nổi: đứt gánh tương tư, trâm gãy bình tan, tơ duyên ngắn
ngủi,... khiến nàng đang trò chuyện cùng Vân mà ln nói như mình đã thuộc về cõi khác:
17


mất người, người mệnh bạc, người thác oan...và lại không thơi tự trách bản thân mình là
kẻ phụ bạc:
Ơi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi! thiếp đã phụ chàng từ đây!
Dưới cái guồng của bánh xe định mệnh, số phận của nàng Kiều trở nên mong manh,
đau xót hơn bao giờ hết. Vì chữ hiếu nên nàng đành rũ bỏ tơ dun để bán mình chuộc cha,
tuy nhiên vẫn khơng thơi nặng tình mà trao lại mối dun cho em gái. Hiếu thảo và trọng
tình, trọng nghĩa là những đức tính tốt đẹp tạo nên sự điển hình cho nhân vật này.
Thúy Kiều dưới sự lột tả của Nguyễn Du là một con người có ý thức rất rõ nét nhưng
nàng vẫn khơng thể nào trốn thốt khỏi bánh xe của định mệnh. Cuộc đời của nàng giống
như của Đạm Tiên, của những người phụ nữ khác cùng thời kỳ đều bị vùi dập bởi xã hội
phong kiến. Khi nàng cùng Mã Giám Sinh ra đi trên một chiếc xe ngựa, Nguyễn Du đã
miêu tả như sau:
Đùng đùng gió giục, mây vần,
Một xe trong cõi hồng trần như bay.
Đây cũng là một biểu tượng cho cuộc đời của Thúy Kiều sẽ bước vào, sẽ nếm đủ cái
khổ đau của đời người. Có thể nhận thấy Nguyễn Du đã xây dựng nên Thúy Kiều dựa trên
hai khía cạnh là tài sắc và ý thức, từ đó làm nổi bật con người lý tưởng. Nàng có tài sắc
khơng ai bì kịp, cũng là nhân vật có ý thức vơ cùng rõ nét cho số phận, xã hội bấy giờ. Tuy
nhiên con người ấy lại bị đại thi hào đặt trong bối cảnh xã hội rất thực và vô cùng tàn nhẫn.
Nguyễn Du xây dựng Thúy Kiều là nhân vật điển hình khơng chỉ để bộc lộ cái khát vọng
mà còn muốn nàng trở thành một minh chứng cho vận mệnh con người trong xã hội ấy.
Không một ai coi trọng cái tài và sắc của Kiều mà chỉ muốn lợi dụng nó để mua bán
kiếm chác, chà đạp lên nó. Người duy nhất xứng với nàng là Kim Trọng nhưng mối tình
ấy đã tan vỡ. Trong mắt Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh... thì nàng chỉ là một

món hàng hóa để mang ra mua bán kiếm lợi, Thúc Sinh khi nghĩ đến thì chỉ xem nàng như
đối tượng hưởng lạc, Nhà họ Hoạn thì coi nàng như kẻ phá hoại hạnh phúc, “mèo mả gà
đồng”,... Tất cả những người ở trong xã hội phong kiến ấy đều không coi trọng cái tài và
cái sắc của người con gái ấy, duy chỉ có Từ Hải là khác. Con mắt tinh đời của Thúy Kiều
18


đã được Nguyễn Du khéo léo phô bày khi vừa gặp Từ Hải thì nàng đã biết chàng là người
có thể làm được việc lớn: “Tấn Dương được thấy mây rồng có ngay”.
Vì thế nên khi nàng cùng Từ Hải nhìn thấy nhau thì đã phải lịng nhau. Thế nhưng
đến cuối cùng thì Từ Hải lại bị coi là giặc và bị giết bởi sự phản bội. Tất cả những nhân
vật ấy đều là những nhân vật ở trong bối cảnh xã hội điển hình mà Nguyễn Du đã đặt Kiều
vào và hầu như khơng có ai coi trọng cái tài sắc của người tài tử mà chỉ muốn lợi dụng nó
để kiếm chác hoặc chà đạp lên nó và dần khiến nàng hình thành con người ý thức rõ nét.
Người duy nhất coi trọng cái tài của nàng, trân trọng tài sắc của nàng thì lại nhận được cái
kết cục bi thảm.
Còn ở trong phân đoạn báo ân báo oán, Thúy Kiều hiện rõ là người trọng công lý,
trọng tình nghĩa và cận nhân tình. Đối với những kẻ như Bạc Bà, Tú Bà, Mã Giám Sinh,...
hại nàng thì bị nàng thẳng tay trừng trị. Thế nhưng đối với Hoạn Thư, người phụ nữ vì hờn
ghen mà hành hạ nàng thì lại khác. Khi Hoạn Thư bước vào cơng đường để phân trần được
diễn tả như sau:
Hoạn Thư hồn lạc, phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng, giở điều kêu ca.
Rằng: “Tơi chút phận đàn bà,
Ghen tng, thì cũng người ta thường tình!
Nghĩ cho khi các viết kinh,
Với khi khỏi cửa, dứt tình, chẳng theo.
Lịng riêng, riêng cũng kính u
Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai!
Trót lịng gây việc chơng gai,

Cịn nhờ lượng bể thương bài nào chăng!”
Có thể nhận ra Hoạn Thư là người rất khôn khéo khi sử dụng một điều rất thường tình
là chuyện ghen tng của đàn bà để có thể lấy được sự cảm thơng của Thúy Kiều. Trên đời
này đàn bà nào mà không ghen tuông, tựa như ớt nào mà chẳng cay. Thúy Kiều cũng là
phận đàn bà, nàng cũng ý thức được cái khổ sở đó nên mới đáp rằng:
Khen cho: “Thật đã nên rằng,
19


Khơn ngoan đến mực, nói năng phải lời.
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá thời nên!”
Truyền quân lệnh xuống, trướng tiền tha ngay.
Có ai mà lại dễ dàng tha thứ cho người đã gây cho mình quá nhiều oan trái, nhưng
Thuý Kiều đã. Bởi lẽ nàng là một con người đại diện cho xã hội ấy, bị nó tác động và cũng
hiểu thấu được nó. Vì vậy đối với Hoạn Thư, nàng khơng có sự hận thù mà chỉ có sự đồng
cảm, thương xót do chung phận đàn bà trong xã hội kia. Thơng qua đó, nàng biểu lộ rõ
mình là người thấu tình đạt lý. Đến Thúc Sinh, nàng lại trở nên nặng tình nghĩa khi nói
rằng:
Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non,
Lâm Chuy người cũ, chàng cịn nhớ khơng?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?...”
Từ trong tâm thức của Kiều, Thúc Sinh không chỉ là người chồng của nàng mà còn
là ân nhân cứu nàng rời khỏi lầu xanh lần thứ nhất. Nàng vừa có tình, có nghĩa, mang ơn
với Thúc Sinh nên nàng có phần trách chàng phụ lịng nàng, để nàng chịu cảnh bị đày đọa.
Dù cho như vậy thì trong khoảng thời gian mười lăm năm lưu lạc ấy, Kiều đã khơng
ít lần biểu lộ sự phản kháng cho cái bất cơng vẫn hiện hữu ấy. Đó là khi biết mình bị Mã
Giám Sinh lừa bán vào lầu xanh, nàng đã không do dự mà rút dao định tự vẫn. Hay là khi

bỏ trốn cùng Sở Khanh mà bị bắt lại. Hoặc như lúc tìm đến Thúc Sinh để trốn khỏi nơi lầu
xanh. Hay như khi Từ Hải chết đi thì nàng nhảy sông tự vẫn. Hay như khi Từ Hải chết đi
thì nàng nhảy sơng tự vẫn, thể hiện sự đối đầu của một người thất bại với xã hội kia, cũng
như coi nàng là người sâu sắc về tâm lý, chú trọng ở đạo lý, có nghĩa khí:
Rằng: “Từ cơng hậu đãi ta,
Xót vì việc nước mà ra phụ lòng.
Giết chồng mà lại lấy chồng,
Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời?...”
20


Đó đều là những biểu hiện cho sự chống đối của Kiều, chống lại những kẻ vùi hoa
dập liễu, chống lại xã hội tàn nhẫn muốn chà đạp lên con người tài hoa. Từ đó có thể nhận
ra, nhân vật Thúy Kiều dưới ngòi bút của đại thi hào bị cái xã hội kia tác động một cách
mạnh mẽ, dần dần hình thành sự phản kháng và con người ý thức cũng được biểu lộ đầy
chân thực. Đó là một trong những điều tạo nên nét điển hình cho nhân vật Thúy Kiều, nhân
vật đại diện cho những kiếp người tài hoa bạc mệnh nhưng lắm nỗi éo le.
Cái tài sắc của Thúy Kiều được khắc đối lập với xã hội phong kiến, đồng thời cả ý
thức làm người của nàng cũng đối lập gay gắt với xã hội ấy. Bị đặt vào bối cảnh ấy, người
như nàng không được coi trọng mà bị vùi dập, bị chính nó tác động và phá hoại. Mặc dù
vậy nàng vẫn giữ lại chút ý thức đến trọn đời, nó đã cứu vớt nàng và tài sắc của nàng, để
cho một kẻ hai lần làm đĩ như nàng nhưng khơng ai có quyền coi nàng là đĩ.
Khi đi đến hồi kết của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã phải đấu tranh tư tưởng quyết liệt
giữa hai lựa chọn, một bên là giữ nguyên chủ nghĩa nhân đạo truyền thống còn một bên là
tinh thần hiện thực. Tuy Nguyễn Du ca ngợi sự đoàn viên, kết thúc có hậu ở bản gốc Kim
Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Song, ông chỉ để Kim - Kiều hội ngộ lần cuối,
giải tỏa hết những khúc mắc trước kia và triệt để cắt đứt đoạn tình cảm trước kia chứ không
đồng ý sự tái hợp, sống hạnh phúc bên nhau như bản gốc. Điều này cho thấy Truyện Kiều
của Nguyễn Du đã lồng ghép mầm mống chủ nghĩa hiện thực trong đó. Tác giả để Thúy
Kiều ý thức được rằng hiện thực thì khó có thể thay đổi, làm sao mà quên hết nỗi ô nhục

bao năm để vui vẻ nên duyên bên Kim Trọng:
“…Người yêu, ta xấu với người,
Yêu nhau, thì lại bằng mười phụ nhau!
Cửa nhà dù tính về sau,
Thì cịn em đó, lọ cầu chị đây?
Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững, lại giày cho tan!...”.
Sự lựa chọn kết thúc như vậy của Nguyễn Du là đúng đắn, bởi lẽ chúng ta không thể
nào đi trái với quy luật của hiện thực. Xã hội bất cơng cịn đó, cuộc đời Thúy Kiều cũng
đã bị vấy bẩn mà chẳng thể rửa sạch. Dù tình yêu của Kim - Kiều lớn tới đâu đi chăng nữa
21


thì liệu họ có bỏ qua được tất thảy được những lầm lỡ ấy hay khơng? Liệu nàng có thể n
vui như chưa từng có chuyện gì xảy ra suốt 15 năm ấy hay không? Câu trả lời là không thể,
Nguyễn Du hiểu được đạo lý đó, cũng hiểu rằng con người chưa thể tự thay đổi được cuộc
sống của chính mình ở một xã hội cịn nhiều nhiễu nhương. Ơng khơng muốn sáng tác của
mình mang tính giả tạo, thêu dệt sự thật vì vậy mà chọn kết thúc với cuộc hội ngộ ngắn
ngủi chốc lát. Nguyễn Du để Thúy Kiều tấu một khúc nhạc ở đoạn kết tác phẩm nghe thì
“đầm ấm dương hịa” nhưng lại vơ cùng gượng gạo như thể được sắp đặt vậy. Dụng ý rằng
số phận con người yếu đuối vẫn chẳng thể thoát khỏi sự chà đạp, điều khiển của xã hội
phong kiến. Đó cũng chính là lời lên án đanh thép của Nguyễn Du đối với hiện thực nghiệt
ngã đương thời, ông muốn góp tiếng nói chung để bảo vệ người phụ nữ bất hạnh nói riêng
và con người nhỏ bé nói chung. Xuân Diệu cũng từng gọi đoạn hội ngộ của Kim - Kiều là
"bản cáo trạng cuối cùng của Truyện Kiều”.
Tuy cùng được sáng tạo trên cái nền Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Song, do Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim ngư truyện của Kyokutei Bakin là hai tác
phẩm của hai dân tộc khác nhau, lại chịu sự chi phối của những hoàn cảnh lịch sử, truyền
thống văn hóa, cũng như lý tưởng thẩm mỹ của hai nhà văn là khác nhau. Nên bên cạnh
những điểm tương đồng, thì cả hai nữ nhân vật cịn mang những sắc thái khác biệt. Nếu

Thúy Kiều được Nguyễn Du nhấn mạnh ở khía cạnh con người “giàu tình cảm, tình nghĩa,
thơng minh, tinh đời và nghĩa khí”. Thì nàng Ngư Tử lại được K.Bakin nhấn mạnh ở tính
cách “khơn ngoan, tháo vát, trọng đạo nghĩa, từ bi, có phẩm chất Võ sĩ đạo và rành mạch,
dứt khốt trong tình cảm hơn”.

22


4. Tạm kết
Nguyễn Lộc xem xét vấn đề điển hình của nhân vật Thúy Kiều như là một trong “ba
lối” điển hình hóa trong Truyện Kiều: “Một nhân vật chính diện trung tâm của tác phẩm,
một nhân vật vừa chứa đựng lí tưởng chủ nghĩa của nhà thơ, đồng thời chứa đựng những
vấn đề xã hội của tác phẩm thì phương thức điển hình hóa của nó khơng thuộc một trong
hai loại trên, mà có tính chất q độ, biện chứng trong q trình biến chuyển từ lối điển
hình hóa truyền thống theo lí tưởng hóa, đến lối điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực”.
Hình tượng nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du luôn gắn với các hiện thực của xã
hội đương thời. Điển hình chỉ thực sự có giá trị và có được ý nghĩa khi nó tồn tại trong hệ
thống nghệ thuật và nhận thức thẩm mỹ của người đọc. Nguyễn Du đã làm nổi bật lên bút
pháp điển hình thơng qua việc miêu tả: ngoại hình, tính cách, ngơn ngữ và hành vi một
cách vơ cùng thành cơng. Có thể nói, điển hình hóa nhân vật Thúy Kiều xét ở phương diện
các mối quan hệ là yếu tố cơ bản, tiên quyết để gây dựng nên tính hiện thực của Truyện
Kiều. Nó khơng chỉ tồn tại ở những điểm xấu xa, thối nát của xã hội phong kiến, của thế
lực cường quyền, tiền quyền, sự bất hạnh và đau khổ của những người phụ nữ - tầng lớp
vốn được xem như dưới đáy của xã hội phong kiến đương thời. Mà qua đây, Truyện Kiều
cũng đã là bi kịch của những nỗi khát vọng muốn vươn đến sự lương thiện đầy cao quý
giữa một xã hội đầy nhơ nhuốc, bao trùm bởi bóng tối và tuyệt vọng
Giá trị của điển hình hóa nhân vật Thúy Kiều được xem như sự tổng hòa mọi mối
quan hệ phong phú, đa dạng và không kém sự phức tạp. Từ mối quan hệ của nó với con
người, xã hội hay với chính bản thân nó. Qua đó, bản chất của hiện thực được bộc lộ một
cách rõ ràng hơn nữa vì nó nằm trên hành trình đi tìm lý tưởng nhân văn, nhân đạo. Nhân

vật Thúy Kiều là một kiểu hình tượng điển hình đầy độc đáo và mang tính sáng tạo cao.
Qua đó, Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy bút pháp của một bậc thầy khi tạo ra một tác
phẩm mang tính kiệt xuất. Hiện thực khơng chỉ được khái quát đơn thuần ở bề mặt mà còn
được đào sâu trong từng chi tiết. Những thứ nổi cộm bên trên song hành cùng mạch chìm
bên dưới tạo nên sự cộng hưởng, quá trình nhận thức sâu sắc cho người đọc tinh hoa.
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du đến nay vẫn là một đóa hoa quý, tỏa ra một
hương thơm kì lạ, khó ai bì kịp và ngày một lan rộng hơn. Nội dung của tác phẩm mang
23


hai giá trị lớn, là giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực. Xã hội phong kiến đầy tàn độc được
lột tả một cách chân thực dưới ngòi bút của tác giả, cất lên tiếng kêu tố cáo đầy thống thiết
cho hiện thực phũ phàng. Song song với đó, ơng cịn bộc lộ sự đồng cảm, thương xót cho
số phận con người tài hoa, cho phận đàn bà tài sắc bị vùi dập dưới xã hội ghê gớm kia.
Điều này đã được đại thi hào tinh tế lồng ghép và truyền tải thông qua Thúy Kiều - nhân
vật trung tâm với những nét điển hình hóa vơ cùng độc đáo.
Tuy cùng dựa trên hình mẫu của các nhân vật nữ chính trong truyện thơ Nơm cùng
thời là có tài sắc, nhưng Nguyễn Du lại đặt Thúy Kiều vào bối cảnh xã hội thực đầy mưu
mô, lọc lừa. Ở nơi đó nàng khơng hề có được hạnh phúc mà bị đám người đó coi rẻ tài sắc,
chỉ xem nó như một công cụ kiếm chác và sẵn sàng chà đạp nàng đến cùng cực. Tuy nhiên,
nhà thơ lại cho Kiều phát triển thêm về con người ý thức, ý thức về số phận cũng như xã
hội xung quanh mình, khiến nàng trở nên nổi trội hơn các nhân vật nữ chính khác cùng
thời. Điều này đã giúp cho giá trị của Truyện Kiều được tơn vinh, u thích, khơng chỉ trở
thành tác phẩm có “tính quốc dân” mà cịn vượt khỏi biên giới quốc gia để được đón nhận
trên thế giới.

24


Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo. (1925). Nguyễn Du - Truyện Thuý Kiều. NXB
Vĩnh Hưng Long. 1927. HN.
2. Marx - Engels - Lenine. (1981). Bàn về văn học. NXB Văn học. Hà Nội.
3. Nguyễn Lộc. (2008), Giáo trình văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII
- nửa đầu thế kỷ XIX. NXB Đại học Huế.
4. Lê Đình Kỵ. (1972). Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du. Hà Nội.
NXB Khoa học Xã hội.
5. Nguyễn Thị Hương Loan. (2018). Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều từ góc nhìn
phương pháp sáng tác.Luận văn thạc sĩ. Hà Nội.

25



×