Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Khóa luận vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.11 KB, 102 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRỊ NHÂN VIÊN CƠNG TÁC XÃ
HỘI TRONG VIỆC CHĂM SĨC ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO T̉I...........................16
1. Một số vấn đề lý luận về người cao tuổi và vai trò của nhân viên công tác xã hội............16
1.1. Người cao tuổi......................................................................................................16
1.2. Công tác xã hội....................................................................................................23
2. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc đời sống người cao tuổi
tại Trung tâm bảo trợ xã hội III....................................................................................26
2.1. Vai trò của nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc đời sống người cao tuổi............26
2.2. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc đời sống người cao
tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III............................................................................30
3. Các yếu tố tác động đến vai trị nhân viên cơng tác xã hội trong việc chăm sóc
người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III............................................................32
3.1. Trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên công tác xã hội...............................32
3.2. Cơ chế, chính sách hỗ trợ nhân viên cơng tác xã hội của Đảng và Nhà nước
..................................................................................................................................... 33
4. Một số lý thuyết áp dụng..........................................................................................35
4.1. Cơ chế phòng vệ...................................................................................................35
4.2. Thuyết tâm động học............................................................................................38
4.3. Thuyết nhu cầu......................................................................................................39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CƠNG TÁC XÃ
HỘI TRONG VIỆC CHĂM SĨC ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG
TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI III......................................................................................43
2.1. Khái quát về Trung tâm Bảo trợ xã hội III............................................................43
2.2. Người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III......................................................49
2.3. Vai trị nhân viên cơng tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống người cao
tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III.............................................................................54
2.4. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện vai trị nhân viên cơng tác xã hội trong
việc chăm sóc đời sống người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III..........................67



CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CƠNG
TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SĨC ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI TẠI
TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI III........................................................................74
3.1. Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nhân viên cơng tác xã hội
trong việc chăm sóc đời sống người cao tuổi...............................................................74
3.2. Một số giải pháp nâng cao vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong chăm
sóc người cao tuổi........................................................................................................76
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực cho nhân viên công tác xã hội.............................76
3.2.2. Giải pháp đổi mới phương pháp và nội dung trong công tác chăm sóc người
cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III.......................................................................78
3.2.3. Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc chăm sóc đời sống
người cao tuổi.............................................................................................................. 79
3.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả về chăm sóc người cao tuổi của
nhân viên công tác xã hội............................................................................................82
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước.....................................................................82
3.3.2. Đối với Trung tâm bảo trợ xã hội III..................................................................83
KẾT LUẬN.................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................87
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 90
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN...................................................................................90
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU........................................................................................96


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đánh giá của người cao tuổi về nhân viên công tác xã hội..........................55
Bảng 2.2: Đánh giá về đời sống vật chất, trang thiết bị của người cao tuổi.................56
Bảng 2.3: Đánh giá của người cao tuổi về chất lượng bữa ăn......................................58
Bảng 2.4: Mức độ giao tiếp hàng của người cao tuổi tại Trung tâm............................62
Bảng 2.5: Mức độ giao tiếp của người cao tuổi tại Trung tâm.....................................63

Bảng 2.6: Vấn đề mâu thuẫn của người cao tuổi tại Trung tâm...................................66
Bảng 2.7: Người giải quyết các vấn đề mâu thuẫn của người cao tuổi........................67
Bảng 2.8: Trình độ chun mơn của cán bộ, nhân viên tại Trung tâm.........................68

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn của người cao tuổi tại Trung tâm (tỷ lệ %).........49
Biểu đồ 2.2: Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi tại Trung tâm (tỷ lệ %)..........52
Biểu đồ 2.3: Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại Trung tâm (%). 54


TĨM TẮT
1. Tên đề tài: Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống
cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã hội III
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống
cho người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III.
Đánh giá vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi.
Đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhân viên cơng tác xã
hội trong chăm sóc đời sống người cao tuổi tại các trung tâm bảo trợ xã hội.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
4. Các vấn đề phát hiện chính

Đề tài phân tích đánh giá thực trạng vai trị nhân viên cơng tác xã hội
trong chăm sóc ni dưỡng người cao tuổi từ đó rút ra những hạn chế, tồn
tại cũng như làm rõ mức độ của các yếu tố tác động đến vai trò của nhân
viên cơng tác xã hội trong chăm sóc đời sống người cao tuổi. Đề tài cũng

đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trị của nhân viên cơng tác xã
hội trong hoạt động chăm sóc đời sống người cao tuổi trong cộng đồng
cũng như trong các Trung tâm bảo trợ xã hội.
5. Kết luận
Để góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm sóc người cao tuổi,
hỗ trợ người cao tuổi đáp ứng nhu cầu xã hội cơ bản và có cuộc sống tốt hơn,
vai trị nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc ni dưỡng người cao tuổi
cần được triển khai thực hiện hiệu quả nhằm phòng ngừa những rủi ro đối với

người cao tuổi, trợ giúp người cao tuổi nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề
khi gặp khó khăn. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Vai trò của nhân viên
Cơng tác xã hội trong chăm sóc đời sống người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ
xã hội III” nhằm thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đề ra.

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Người cao tuổi là nhóm xã hội đặc biệt - một nhóm xã hội yếu thế cần được
sự quan tâm của gia đình và xã hội. Ở Việt Nam, do điều kiện sống ngày một
nâng cao nên nhóm người cao tuổi có xu hướng tăng trong tổng số dân số của cả
nước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2012, ở nước ta, tuổi
thọ bình quân của nam là 67 tuổi và nữ là trên 70 tuổi, thuộc vào loại cao trên
thế giới. Tỷ lệ người già (65 tuổi trở lên) của Việt Nam là 6% cao như các nước
đã phát triển và đã đạt mức sinh thay thế trong khu vực như Hàn Quốc,
Singapore (6%); cao hơn tỷ lệ chung của thế giới (5%) và các nước có điều kiện
hơn ta hoặc tương tự như ta, Thái Lan (5%), Myanmar (4%), Lào (3%) [26].
Người cao tuổi là nền tảng gia đình, là kho tàng kiến thức, kinh nghiệm
sống. Nói đến người cao tuổi là nói đến lớp người có cơng lớn đối với gia đình,

q hương đất nước. Tuy tuổi cao nhưng hàng triệu người vẫn tiếp tục hoạt
động, đem trí tuệ, tài năng, kinh nghiệm cống hiến cho gia đình, cộng đồng, xã
hội; làm nịng cốt trong cuộc vận động đời sống văn hóa ở địa phương; cùng con
cháu làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo; tích cực xây dựng đất nước; mạnh dạn
đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực xã hội; sống mẫu mực, trong sáng. Nhưng
trái lại những người già khơng cịn sức lao động, bệnh tật, ốm đau thì bị con
cháu hắt hủi, đuổi ra khỏi nhả, thậm chí bị bạo hành, họ phải lang thang kiếm
sống trên những góc phố, nẻo đường.
Nước ta đang trong q trình già hóa dân số, kéo theo đó là số lượng người
cao tuổi nói chung, người già neo đơn, khơng nơi nương tựa nói riêng ngày càng
tăng. Trước tình hình đó, Nhà nước và chính quyền các cấp cần có những hoạt
động cơng tác xã hội nhằm giúp đỡ những người cao tuổi nói chung, người già
neo đơn, khơng nơi nương tựa nói riêng được hưởng cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.
Chính vì lẽ đó mà các trung tâm bảo trợ xã hội ra đời, trong đó có Trung tâm bảo
trợ xã hội III.
2


Hiện nay, Trung tâm Bảo trợ xã hội III (gọi tắt là Trung tâm) đang thực
hiện chăm sóc, ni dưỡng gần 200 đối tượng, trong đó chủ yếu là người cao
tuổi. Người cao tuổi được tiếp nhận vào Trung tâm là những người cao tuổi cô
đơn, không nơi nương tựa, gặp nhiều hồn cảnh bất hạnh, thiếu người thân chăm
sóc. Tại đây, họ luôn được các nhân viên công tác xã hội chăm sóc về sức khỏe,
tinh thần và được cung cấp đầy đủ vật chất thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.
Cụ thể, hàng tuần, các cụ được tham gia các buổi sinh hoạt văn nghệ, ngâm thơ,
đọc báo, tham gia hoạt động thể dục thể thao dưới nhiều hình thức, nội dung hấp
dẫn đem tới khơng khí vui tươi, tinh thần thoải mái cho người già tại Trung tâm…
Hàng năm, Trung tâm đều tổ chức đón Tết Nguyên đán, Lễ mừng thọ cho các cụ
cao tuổi chu đáo, đầm ấm, an tồn…
Qua những hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại Trung tâm, ta thấy được

phần nào vai trị nhân viên cơng tác xã hội tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, trong đó
có Trung tâm bảo trợ xã hội III. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về vai trị của nhân viên cơng
tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại trung tâm bảo trợ xã
hội, tơi chọn đề tài “Vai trị của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc đời
sống cho người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III” để phục vụ cho khóa
luận của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc (2015), trên thế giới có 810 triệu người
từ 60 tuổi trở lên, chiếm 11,5% tổng dân số toàn thế giới và dự đoán đến năm
2050 đạt mức 2 tỷ người, chiếm 22% tổng dân số thế giới. Tỷ lệ người cao tuổi
ngày càng tăng nhanh chính là một trong những vấn đề mà các nhà nghiên cứu
khoa học rất quan tâm; cùng với đó là phát triển hệ thống bảo trợ xã hội tồn
diện bao phủ tất cả mọi khía cạnh của an sinh xã hội, trong đó bao gồm cả sự
chăm sóc về đời sống vật chất, sức khỏe cũng như cả về mặt tinh thần[2].

3


Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2013 về “Sức
khỏe tâm thần người cao tuổi - Một vấn đề đang được quan tâm” đã chỉ ra rằng,
trên toàn cầu, những người từ 55 tuổi trở lên mắc ít nhất một rối loạn tâm thần.
Đây là một trong những vấn đề về sức khỏe tâm thần rất phổ biến ở người cao
tuổi. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần này thường không được xác định bởi các
chuyên gia về y tế và bản thân họ, vì thế, người cao tuổi thường miễn cưỡng tìm
kiếm sự trợ giúp từ các nguồn lực bên ngoài như nhân viên công tác xã hội, các
nhà tâm lý… Các yếu tố về nghèo đói, sự cơ lập xã hội, mất tự do, sự cô đơn,
mất mát của người thân, sự ngược đãi của người thân trong gia đình hoặc trong
chính các khu điều dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm
sức khỏe nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần. Và những tác động bảo vệ

hiệu quả nhất đối với nhóm người cao tuổi đó chính là sự hỗ trợ từ xã hội và sự
tương tác của các thành viên trong gia đình. Chăm sóc sức khỏe tinh thần đồng
nghĩa với việc chăm sóc sức khỏe thể chất cho người cao tuổi, nếu thể chất của
họ không tốt nhưng tinh thần được thoải mái cũng làm họ suy nghĩ tích cực hơn
trong điều trị bệnh. Do đó, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận và chỉ ra mức
độ quan trọng của việc ổn định tâm lý, chăm sóc cả thể chất lẫn tinh thần cho
người cao tuổi, nâng cao tiếp cận phúc lợi suốt đời, thúc đẩy lối sống lành mạnh,
đấu tranh chống lại sự ngược đãi đối với người cao tuổi và “chủ nghĩa tuổi tác”
bằng cách mời người cao tuổi tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội hàng
ngày, giữ các mối liên hệ xã hội, giữ cho não bộ tích cực, kiểm sốt cân nặng,
khơng hút thuốc, uống rượu, kiểm soát huyết áp, đường máu và nồng độ
cholesterol trong việc chăm sóc người cao tuổi. Hầu hết các yếu tố này là những
can thiệp đáng tin cậy nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
trên toàn thế giới [25].
Nghiên cứu của tổ chức HelpAge International (2015) về thu nhập đời
sống vật chất cho người cao tuổi cho thấy, người cao tuổi đang có mức thu nhập
rất thấp, họ sống chủ yếu dựa vào người thân trong gia đình hoặc vẫn phải tự
kiếm sống, số cịn lại là từ trợ cấp xã hội, từ bảo hiểm xã hội hoặc lương hưu.
4


Nghiên cứu chỉ rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời
sống cho người cao tuổi thơng qua các mơ hình câu lạc bộ trợ giúp lẫn nhau,
đảm bảo thu nhập và sự tham gia/hội nhập xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
1/ Người cao tuổi cần đáp ứng rất nhiều nhu cầu, từ vật chất đến tinh thần, từ cơ
bản đến cấp cao. 2/ Việc liên kết họ với các mối quan hệ xã hội là vô cùng cần
thiết, thông qua các mơ hình trợ giúp hội nhóm, vừa đảm bảo cho người cao tuổi
tạo được các mối quan hệ, vừa hỗ trợ họ học hỏi kinh nghệm phát triển kinh tế,
tăng thu nhập, đảm bảo đời sống vật chất. 3/ Các chính sách đối với người cao
tuổi phải được xem xét toàn diện từ nhu cầu vật chất đến nhu cầu tinh thần để

nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi, đồng thời tác động tích
cực tới tâm lý của người cao tuổi [9].
Trong sách “Xã hội học” của John J. Macionis đã trình bày rõ những vấn
đề mà người cao tuổi đang gặp phải ở các nước, các nền văn hóa khác nhau. Tác
phẩm đã làm rõ được vấn đề mà người cao tuổi ở các nước phát triển đang phải
đối mặt như: phân biệt đối xử, định kiến xã hội trong vấn đề nghèo đói… Cũng
trong tác phẩm này, tác giả đã chỉ ra sự cô lập của xã hội đang dần trở thành nỗi
lo âu của hàng triệu người cao tuổi, đặc biệt là đối với người cao tuổi là nữ giới.
Điều này tác động rất lớn đến tâm lý ở người cao tuổi, thu hẹp khoảng cách
tương tác giữa nhóm người cao tuổi với các nhóm đối tượng khác trong giao tiếp
xã hội [17].
2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Trong nghiên cứu của Mai Tuyết Hạnh (2016) về “Dịch vụ xã hội chăm
sóc người cao tuổi hiện nay” tìm hiểu về dịch vụ xã hội trợ giúp cho người cao
tuổi ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay qua ba loại hình dịch vụ cơ bản: dịch vụ
chăm sóc đời sống vật chất (qua các khía cạnh lao động và việc làm, thu nhập từ
bảo hiểm hưu trí và trợ cấp xã hội thường xuyên, bảo hiểm y tế…), dịch vụ
chăm sóc sức khỏe (khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, hoạt động chăm sóc sức khỏe
khác tại cộng đồng…) và dịch vụ nâng cao đời sống tinh thần (hoạt động văn
hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, thơng tin…) và dịch vụ xã hội khác (sử dụng các
5


cơng trình cơng cộng và tham gia giao thơng…) và rút ra kết luận rằng, các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Hà Nội chưa được quan tâm đúng
mức. Cụ thể: nguồn thông tin phổ biến nhất người cao tuổi nhận được qua
truyền hình; số lượng người cao tuổi tiếp cận các hoạt động thể dục thể thao
chưa nhiều; Địa điểm, cơ sở vật chất để tổ chức các sinh hoạt tinh thần cho
người cao tuổi còn chưa đầy đủ... Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra một số đề
xuất nhằm ổn định việc làm, tăng thu nhập cho người cao tuổi bởi đây là việc

cần thiết nhằm tránh tình trạng người cao tuổi khơng có tích lũy, huy động
nguồn lực từ cộng đồng và xã hội, phát huy khả năng của người cao tuổi trong
việc chăm lo đời sống của chính mình, đồng thời, xã hội cần quan tâm chăm sóc
người cao tuổi một cách toàn diện về vật chất và tinh thần [8].
Theo bài viết của TS. Hoàng Mộc Lan (Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân Văn) “Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay”
đứng trên góc độ phân tích của một nhà tâm lý học. Theo tác giả, vấn đề người
cao tuổi ở Việt Nam hiện nay được cho là đáng quan tâm ở khía cạnh đời sống
tinh thần là: việc làm, thu nhập và nhu cầu lao động, sức khỏe và nhu cầu được
chăm sóc sức khỏe, quan hệ xã hội và nhu cầu được quan tâm, tôn trọng. Nghiên
cứu cũng chỉ ra thu nhập của người cao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa
thường đến từ việc buôn bán hàng rong, hưởng các chế độ chính sách, trợ cấp
dành cho người cao tuổi hoặc từ chính quyền địa phương, các cơ sở, tổ chức xã
hội. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra phân bố người cao tuổi không
đồng đều và nguyện vọng lớn nhất của người cao tuổi là được quan tâm, chăm
sóc. Bên cạnh đó, tác giả cịn chỉ ra những vấn đề về sức khỏe mà người cao tuổi
hay mắc phải. Liên quan đến mối quan hệ xã hội và nhu cầu cần quan tâm, tôn
trọng, tác giả đã thực hiện những cuộc khảo sát tại các vùng thuộc các tỉnh phía
Bắc và rút ra kết luận:“Hoạt động xã hội của người cao tuổi hiện nay co lại
trong phạm vi gia đình, thân tộc nhiều hơn. Các hoạt động xã hội rộng lớn,
mang tính cộng đồng làng, xã cịn rất nghèo nàn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ
dẫn đến lạc hậu về thời cuộc và cô đơn trong cuộc sống của người cao tuổi” [15].
6


Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Văn Khảm (2014) về vấn đề người
cao tuổi ở Việt Nam hiện nay cho thấy, một bộ phận người cao tuổi đang đối mặt
với khó khăn về vấn đề thu nhập, những thay đổi về cấu trúc gia đình và các
quan hệ xã hội, đặc biệt là những nguy cơ bất lợi về sức khỏe. Thực tế này địi
hỏi gia đình, cộng đồng, Nhà nước cần quan tâm, hỗ trợ người cao tuổi về kinh

tế, xã hội, chăm sóc sức khỏe và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Người cao
tuổi thường ít nhiều có rối loạn về tâm lý hoặc có những ưu tư, phiền muộn khi
cuộc sống thay đổi, hoặc đơi khi có biểu hiện tự xa lánh người khác. Những trở
ngại về tinh thần ở người cao tuổi thường biểu hiện bằng việc mặc cảm về giá trị
của mình trong đời sống và mặc cảm về việc phải nhờ đến sự giúp đỡ của người
khác. Tham gia xã hội và duy trì các mối quan hệ thân tình là một trong những
nhu cầu rất chính đáng của người cao tuổi. Tuy nhiên, với các mối quan hệ ngoài
gia đình, thân tộc, thì số người cao tuổi khơng có bạn bè thân thiết chiếm tỷ lệ
khá cao. Từ nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa đến kết luận: Gia đình chính là
nguồn lực chính trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tạo điều kiện để
người cao tuổi có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý, trợ giúp, đề
phòng tai nạn và khám, chữa bệnh khi đau ốm dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết
về đặc điểm sức khỏe, tâm lý, xã hội của người cao tuổi. Các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể và mỗi cá nhân cần có những hành động thiết thực thơng
qua các dự án phát triển để hỗ trợ, chăm sóc người cao tuổi, như xóa đói giảm
nghèo, chương trình vay vốn sản xuất, các hoạt động qun góp tài chính và vật
chất từ cộng đồng, các chính sách chăm sóc từ dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, tư
vấn chăm sóc về các rối loạn tâm lý tuổi già. Thái độ tôn trọng, biết ơn, các hành
động chăm sóc, u thương chính là liều thuốc mạnh mẽ để đảm bảo sự ổn định
tâm lý của người cao tuổi [14].
Đề tài “Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn thành phố Quy
Nhơn” năm 2011 của tác giả Nguyễn Quỳnh Anh tìm hiểu về các đặc trưng của
hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi (sức khỏe, y tế, tinh thần, vật chất), những
yếu tố văn hóa - xã hội của người cao tuổi và làm rõ việc hỗ trợ xã hội đối với
7


người cao tuổi thông qua sự trợ giúp về chăm sóc sức khỏe, trị chuyện, sinh
hoạt hàng ngày. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng những vấn đề hỗ trợ
xã hội cho người cao tuổi, đề tài đưa ra các giải pháp và định hướng đối với
việc hỗ trợ xã hội cho người cao tuổi. Đề tài tiến hành nghiên cứu quá trình

sống của 130 người cao tuổi ở 3 khu vực (khu vực 1, 3, 8) của phường Nguyễn
Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định [1].
Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi
Việt Nam” của tác giả Phạm Vũ Hồng năm 2013, nghiên cứu chung ở tầm vĩ
mơ trên phạm vi cả nước về chăm sóc người cao tuổi, tác giả lựa chọn Trung
tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Thiên Đức tại huyện Từ Liêm, Hà Nội
để đánh giá chất lượng chăm sóc người cao tuổi. Đề tài nghiên cứu đánh giá về
thực trạng chăm sóc, chất lượng chăm sóc người cao tuổi và các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng chăm sóc người cao tuổi, nghiên cứu phát hiện các
nguyên nhân dẫn tới các hạn chế trong chất lượng chăm sóc người cao tuổi .
Trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam[11].
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2013) trong nghiên cứu về phát triển mạng
lưới dịch vụ công tác xã hội tại Việt Nam dành cho đối tượng dễ bị tổn thương
trong đó có người cao tuổi đã chỉ ra, đại đa số người cao tuổi có hồn cảnh khó
khăn được chăm sóc trong cơ sở ni dưỡng cũng như ở cộng đồng cịn gặp
nhiều khó khăn. Nhóm người cao tuổi có nhiều nhu cầu chưa được đáp ứng
như mong muốn. Một trong những lý do đó là sự hạn chế về hệ thống dịch vụ
cơng tác xã hội trong cộng đồng hay trình độ chun mơn của cán bộ tham gia
chăm sóc người cao tuổi [19].
Tác giả Bùi Tiến Thành (2016) trong luận văn thạc sĩ của mình cũng đã
nêu ra thực trạng của việc chăm sóc người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội
III qua việc thực hành công tác xã hội nhóm. Trong luận văn của mình, tác giả
đã chỉ ra được thực trạng cơng tác xã hội nhóm đối với người cao tuổi ở Trung
tâm bảo trợ xã hội III và dẫn giải những ứng dụng của cách thức này trong việc
8


chăm sóc đời sống người cao tuổi ở Trung tâm bảo trợ xã hội III nhằm giúp họ
hòa nhập với cộng đồng cũng như sống vui khỏe lúc về già. Tuy nhiên, tác giả

cũng chỉ dừng lại nghiên cứu phương pháp cơng tác xã hội nhóm đối với người
cao tuổi, trong khi có rất nhiều các phương pháp khác nhau nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội, mà chưa
điểm luận qua các phương pháp mà nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng trong
việc chăm sóc đời sống của người cao tuổi tại trung tâm [23].
Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa trong cuốn tài liệu “Công tác xã hội trợ
giúp người cao tuổi” đã chỉ ra một số nội dung liên quan đến công tác xã hội
đối với người cao tuổi như: các khái niệm, hệ thống lý luận áp dụng, các
chương trình, chính sách, các mơ hình trợ giúp người cao tuổi hiện nay. Những
kiến thức này rất bổ ích đối với nhân viên cơng tác xã hội trong tiến trình chăm
sóc người cao tuổi tại các trung tâm bảo trợ xã hội [10].
Trong những năm gần đây, tiếp tục có thêm một số đề tài nghiên cứu về
hoạt động công tác xã hội với người cao tuổi tại các địa bàn cụ thể. Một số cơng
trình tiêu biểu có thể kể đến như: Năm 2014 có đề tài: “Hỗ trợ xã hội đối với
người cao tuổi từ thực tiễn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” của tác giả Man
Khánh Quỳnh. Năm 2015 có đề tài : “Công tác xã hội với người cao tuổi từ thực
tiễn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” của tác giả Lê Thị Mai Hương.
Trong các đề tài nói trên, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề người cao tuổi
thường gặp; vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong trợ giúp người cao tuổi,…
Cơng trình nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản vể người cao tuổi ở Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2020” của tác giả Lê Ngọc Lân - Viện Gia đình và Giới
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đề tài đã đề cập tới một số nội
dung như: Khái niệm, các tiếp cận nghiên cứu về người cao tuổi, kinh nghiệm
nghiên cứu về người cao tuổi ở các nước và quan điểm của Đảng về người cao
tuổi, một số vấn đề cơ bản về đời sống của người cao tuổi hiện nay. Đề tài cũng
là cơ sở để điểu chỉnh chính sách nhằm phát huy hơn nữa vai trị của người cao
tuổi và chăm sóc người cao tuổi tốt hơn trong giai đoạn 2011 - 2020 [16].
9



Một cơng trình nghiên cứu về người cao tuổi khơng thể bỏ qua là Báo cáo
“Thực trạng già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo
và một số khuyến nghị chính sách” (2011). Báo cáo đã trình bày về một số đặc
điểm của già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam với những phân tích cụ
thể, về xu hướng và mức độ già hóa dân số ở Việt Nam trong thời gian tới cùng
với thực trạng về cuộc sống gia đình, sức khỏe, hoạt động kinh tế, thu nhập và
các chế độ an sinh xa hội cho người cao tuổi [4].
Các nghiên cứu điều tra về thực trạng người cao tuổi Việt Nam (2004),
người cao tuổi từ 80 tuổi (2009) do Viện Nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam
thực hiện. Các nghiên cứu, điều tra cơ bản nhằm phân tích kết quả thực trạng
người cao tuổi Việt Nam đưa ra các kiến nghị nhằm phát huy tài năng, trí tuệ
trong sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước. Gần đây nhất là
nghiên cứu “Nghiên cứu, điều tra cơ bản thực trạng sức khỏe, bệnh tật của
người cao tuổi Việt Nam” năm 2009 do Viện nghiên cứu người cao tuổi Việt
Nam thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành 2 huyện thị tại mỗi tỉnh: Sơn La,
Quảng Nam, Đồng Nai, Cần Thơ, Đắk Nơng và Ninh Bình. Nghiên cứu tập
trung vào mục tiêu tổng quan sức khỏe và bệnh tật của người cao tuổi, thực
trạng sức khỏe của người cao tuổi. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị về
chính sách [12].
Đề tài nghiên cứu “Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong hoạt động
chăm sóc người cao tuổi (Nghiên cứu tại trung tâm dưỡng lão Vạn Phúc Thanh Trì - Hà Nội), là một hướng nghiên cứu mới về công tác xã hội trong lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tập trung ở mơ hình tư nhân. Đề tài đã
phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và
vai trị của cơng tác xã hội trong hoạt động đó tại Trung tâm dưỡng lão Vạn
Phúc. Hoạt động chăm sóc sức khỏe đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của
người cao tuổi. Nhân viên công tác xã hội đã thực hiện được một số vai trị của
mình trong hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tuy nhiên, hoạt
động này cũng như việc thực hiện các vai trị của nhân viên cơng tác xã hội còn
10



gặp một số khó khăn. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số khuyến nghị nhằm
hoàn thiện hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Trung tâm
dưỡng lão Vạn Phúc. Trong đó biện pháp đầu tiên là tăng cường số lượng, chất
lượng đội ngũ nhân viên công tác xã hội, tiếp đến là nâng cao nhận thức của các
đối tượng lãnh đạo, nhân viên và người cao tuổi ở trung tâm dưỡng lão về vai trị
của nhân viên cơng tác xã hội trong hoạt động chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó
cần có hệ thống các chính sách hợp lý, khuyến khích, tạo điều kiện về chế độ
tiền lương an tâm cho nhân viên công tác xã hộilàm việc [24].
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc chăm sóc đời
sống cho người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III.
Đánh giá vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi.
Đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhân viên cơng tác
xã hội trong chăm sóc đời sống người cao tuổi tại các trung tâm bảo trợ xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về vai trị của nhân viên cơng tác xã hội
trong việc chăm sóc đời sống của người cao tuổi. Nghiên cứu thực trạng đời
sống của người cao tuổi tại Trung tâm.
Đánh giá thực trạng vai trò của nhân viên cơng tác xã hội trong việc chăm
sóc đời sống cho người cao tuổi tại Trung tâm.
Xác định những thuận lợi, khó khăn của nhân viên cơng tác xã hội trong
việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi tại Trung tâm.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò của nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc đời sống
cho người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III.
4.2. Khách thể nghiên cứu


11


Người cao tuổi, lãnh đạo và nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm bảo
trợ xã hội III.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi Trung tâm
bảo trợ xã hội III.
+ Phạm vi thời gian: Từ ngày 25/1/2018 đến ngày 18/5/2018.
+ Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vai trị của nhân viên
cơng tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi sống tại Trung tâm.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng như những cơng trình nghiên
cứu thực tiễn của các tác giả ở trong và ngồi nước trên cơ sở những cơng trình
đã được đăng tải trên sách báo và tạp chí về những vấn đề liên quan vai trò của
nhân viên cơng tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống cho người cao tuổi.
5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Các phương pháp cụ thểđược sử dụng trong khảo sát thực tiễn gồm:
Sau khi xây dựng bảng hỏi hoàn thiện trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi
tiến hành xây dựng bảng hỏi dành cho 83 người cao tuổi sống tại Trung tâm.
Việc khảo sát được tiến hành bằng hệ thống các câu hỏi đóng và câu hỏi mở
về nhận thức của người cao tuổi sống tại trung tâm về vai trị của nhân viên cơng
tác xã hội với vấn đề chăm sóc người cao tuổi. Tổng hợp kết quả nghiên cứu tài
liệu, kết quả thăm dò qua các câu hỏi mở, kết quả phỏng vấn, ý kiến các chuyên gia,
và những người trực tiếp chăm sóc người cao tuổi và chính bản thân người cao tuổi.
Để thu được kết quả có tính chính xác cao, trước hết chúng tôi tạo ra tâm
lý thoải mái để khách thể tự nguyện trả lời và trả lời một cách độc lập.
Đối với bảng hỏi, chúng tôi sử dụng ngôn từ dễ hiểu, phù hợp với trình độ

nhận thức của người già và cán bộ làm công tác xã hội, sử dụng câu hỏi mở và
câu hỏi đóng để khách thể khơng bị căng thẳng khi trả lời. Những thông tin cá
12


nhân để cuối bảng hỏi và không hỏi tên khách thể để tránh sự e ngại cho khách
thể nghiên cứu.
Số liệu của đề tài sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0.
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: thu thập thơng tin định tính nhằm kết hợp, bổ sung, kiểm tra,
đánh giá thông tin định lượng đã thu thập. Phỏng vấn sâu được thực hiện chủ
yếu để thu thập các thơng tin định tính mà khảo sát bằng bảng hỏi không đáp
ứng được, giúp lý giải sâu hơn các vấn đề được quan tâm nghiên cứu.
Phỏng vấn sâu được tiến hành chủ yếu theo kiểu phỏng vấn bán cấu trúc.
Khách thể: 10 cán bộ làm công tác xã hội đang làm việc tại trung tâm.
Nội dung phỏng vấn: thực trạng chăm sóc người cao tuổi tại trung tâm,
nhận thức của cán bộ công tác xã hội về vai trị của cơng tác xã hội với việc
chăm sóc người cao tuổi, thuận lợi và khó khăn của nhân viên cơng tác xã hội
trong việc chăm sóc người cao tuổi tại Trung tâm.
Nguyên tắc phỏng vấn: phỏng vấn được tiến hành trong khơng khí thoải
mái, cởi mở, tin cậy. Khách thể trình bày vấn đề một cách tự do, thoải mái.
Người phỏng vấn bắt đầu bằng những câu hỏi chung, khái quát, dễ trả lời để
kích thích tư duy của khách thể. Khi phỏng vấn, kết hợp cả câu hỏi đóng và mở
để thu thập thơng tin. Trình tự và nội dung phỏng vấn đã chuẩn bị được sử dụng
linh hoạt theo tình huống cụ thể, tạo tâm lý thoải mái cho khách thể.
5.4. Phương pháp quan sát
Mục đích: Quan sát và ghi chép thực trạng đời sống sinh hoạt của người
cao tuổi và cán bộ công tác xã hội tại trung tâm. Sử dụng kết quả quan sát được
để mô tả thêm về kết quả định lượng cũng như định tính việc chăm sóc người
cao tuổi tại trung tâm.

Khách thể: Quan sát các biểu hiện thái độ, thực trạng hoạt đơng và những
biểu hiện hành động chăm sóc người cao tuổi và nhân viên công tác xã hội tại
trung tâm.
Nguyên tắc: Cam kết với nhân viên công tác xã hội và người cao tuổi,
13


việc quan sát chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, khơng nhằm bất cứ mục đích
nào khác; tạo cho người trả lời cảm giác an tâm và tâm lý thoải mái khi cộng tác.
Cách thức tiến hành: Tham gia trực tiếp vào các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày của người cao tuổi; tham gia chăm sóc người cao tuổi cùng cán bộ công tác
xã hội. Thực hiện phương châm cùng ăn, cùng ở với cán bộ và người cao tuổi để
quan sát, ghi nhận thái độ, hành vi, cách ứng xử của họ. Quan sát đối tượng khảo
sát và đối tượng phỏng vấn khi thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và
phương pháp phỏng vấn sâu.
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp chúng ta xác định được vài trị của
nhân viên cơng tác xã hội trong việc chăm sóc đời sống của người già neo đơn,
khơng nơi nương tựa đang sinh sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội III nói riêng và
các trung tâm bảo trợ xã hội nói chung.
Kết quả nghiên cứu giúp những nhân viên công tác xã hội, cán bộ quản lý
nhận thức được vai trị, những thuận lợi khó khăn của mình trong việc chăm sóc
đời sống tinh thần cho người già neo đơn, không nơi nương tựa tại các trung tâm
bảo trợ xã hội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu tại Trung tâm giúp các nhân viên công tác xã hội nhận
thức được vai trị, ý nghĩa, khó khăn của mình trong q trình chăm sóc đời sống
cho người cao tuổi, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khác phục khó khăn,
phát huy tối đa vai trị, khả năng của mình trong việc chăm sóc đời sống cho

người cao tuổi tại trung tâm.
Từ thực trạng vấn đề chăm sóc đời sống cho người già tại trung tâm. Nghiên
cứu cũng đưa ra mơ hình mới đối với các nhân viên trong việc chăm sóc đời sống
của người cao tuổi tại các trung tâm tốt hơn, hiệu quả hơn. Những mơ hình chăm
sóc cũng giúp người cao tuổi trở nên lạc quan, hòa đồng, phát huy được những khả
năng của họ và giúp họ khơng cịn suy nghĩ về những điều tiêu cực.
14


7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài ngồi phần mở đầu, kiến nghị thì đề tài được chia
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong
việc chăm sóc đời sống người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III.
Chương 2: Thực trạng vai trò của nhân viên cơng tác xã hội trong việc
chăm sóc người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội III.
Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trị nhân viên cơng tác xã hội trong
chăm sóc ni dưỡng người cao tuổi tại Trung tâmbảo trợ xã hội III.

15


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NHÂN VIÊN CƠNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC CHĂM SĨC ĐỜI SỐNG NGƯỜI CAO TUỔI

1. Một số vấn đề lý luận về người cao tuổi và vai trị của nhân viên cơng tác
xã hội
1.1. Người cao tuổi
1.1.1. Khái niệm

Người cao tuổi (hay còn gọi là người già/người cao niên) là người thuộc
một bộ phận dân cư sống qua một độ tuổi nhất định, được pháp luật của từng
nước quy định. Tại Việt Nam, Luật Người cao tuổi (Luật số 39/2009/QH12 được
Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6
thơng qua ngày 23/11/2009 có hiệu lực ngày 01/7/2010) quy định “Người cao
tuổi là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở
lên”. [21, tr. 1].
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn
liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể [5, tr. 8].
Một số nước phát triển quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi
trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có
các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ
thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng
được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn. Vì vậy,
quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.
Khái niệm người cao tuổi được sử dụng thay cho người già vì thực tế
nhiều người từ 60 tuổi trở lên, vẫn còn hoạt động, vì vậy cụm từ “người cao
tuổi” bao hàm sự kính trọng, động viên hơn so với cụm từ “người già”. Trong
những năm gần đây, khái niệm người cao tuổi được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi định nghĩa: “Người cao tuổi là người từ
60 tuổi trở lên, là một nhóm đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp do sự

16


thay đổi về tuổi tác làm người cao tuổi thay đổi về tâm sinh lý, lao động - thu
nhập, quan hệ xã hội khiến người cao tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong
cuộc sống”.
Ngồi khái niệm về người cao tuổi, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi
xác định Người già neo đơnlànhững người khơng có gia đình hoặc đã mất liên

lạc với gia đình, người thân khơng cịn chỗ nương nhờ chăm sóc, hỗ trợ mà
phải tự kiếm sống để ni bản thân. Nhóm người này có thể sống bên ngồi xã
hội, có hoặc khơng có chỗ ở cố định hay được tập trung nuôi dưỡng tại các
trung tâm bảo trợ xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của người cao tuổi
a) Đặc điểm về sức khỏe thể chất
Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở nên
khô và thô hơn. Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn. Ở tuổi
già có những nếp nhăn là do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do da khơng
cịn tính chất đàn hồi. Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chất xanh đen
nhỏ dưới da.
Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai
dù thức ăn này giàu vitamin, đạm và chất khoáng. Người cao tuổi thường chọn
các thức ăn mềm.
Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng với
tuổi tác ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.
Các cơ quan nội tạng: Tim là một cơ bắp có trình độ chun mơn hố cao
cùng với tuổi tác cũng phải chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của
cơ thể. Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hồn, mà có thể là
ngun nhân phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến lão hóa. Phổi của người già
thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng ơxy giảm. Khả năng dự phịng
của tim, phổi và các cơ quan khác cùng với cũng giảm sút. Người già thích nghi
với các điều kiện rét chậm hơn. Người già dễ dàng bị cảm lạnh, nhiệt độ có thể
hạ thấp sẽ rủi ro nghiêm trọng cho sức khoẻ của họ. Họ cũng phải chịu đựng
17


những khó khăn tương tự khi trong trường hợp cần thiết phải tiếp cận với nhiệt
độ cao.
Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình

dục ở người cao tuổi cũng giảm rõ rệt. Ở người già xương và khớp khơng cịn linh
hoạt, mềm dẻo, các cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp, vụng về.
Người già hay bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn.
* Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Người cao tuổi thường mắc các bệnh về:
Các bệnh tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim,
loạn nhịp tim…
Các bệnh về xương khớp: Thối hóa khớp, lỗng xương, bệnh gút… Các
bệnh về hơ hấp: Cảm sốt, viêm họng – mũi, cúm, viêm phế quản, viêm phổi, ung
thư phổi…Các bệnh về răng miệng: Khô miệng, sâu răng, bệnh nha chu… - Các
bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng… - Ngồi ra
người cao tuổi còn hay mắc các bệnh về ung bướu, bệnh thần kinh và các bệnh
về sức khỏe tâm thần…
b) Đặc điểm về tâm lý xã hội của người cao tuổi
Đặc điểm tâm lý nổi bật của người cao tuổi là nuối tiếc tuổi trẻ, hay hoài
cổ. Họ thường nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại, rất tự hào về kinh nghiệm
sống đã qua của mình. Họ nhạy bén với cái mới, cái hiện đại, với sự biến động
của lịch sử các sự kiện diễn ra hàng ngày. Nhiều cán bộ viên chức sau khi về
nghỉ hưu, từ chỗ hết sức bận rộn với công việc nay lại rỗi rãi, khơng có việc gì
làm, bị hụt hẫng, đồng thời lại thấy mình mất vị trí, quyền lực trong xã hội. Họ
cảm thấy khơng cịn được kính nể, trọng vọng như trước đây, từ đó nảy sinh
căng thẳng tâm lý. Cùng với sự suy giảm về sức khoẻ, người cao tuổi suy nghĩ
mình trở thành người thừa đối với gia đình và xã hội, mình khơng cịn vai trị
hữu ích nữa, khơng ai cần mình nữa. Vì vậy họ cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn, nên
sinh tủi phận, buồn bã.

18


Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, người

cao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội
cựu chiến binh... Họ thích ơn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm
sống cũng như hướng về cội nguồn: viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…
Khi về già người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động
và nghề nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn
bè) sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang
trạng thái tiêu cực xả hơi. Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi với
cuộc sống mới. Người ta dễ gặp phải “hội chứng về hưu”.
c) Những biểu hiện tâm lý ở người cao tuổi
Cảm giác cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn: Con cháu
thường bận rộn với cuộc sống làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng
quên, bị bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được
người khác coi mình khơng là người vơ dụng. Họ rất muốn được nhiều người
quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại. Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình.
Cảm nhận sự bất lực và tủi thân: Đa số người cao tuổi nếu cịn sức khỏe
vẫn cịn có thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình,
hoặc có thể tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có một
số người cao tuổi do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn
phụ thuộc vào con cháu. Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền,
hay tự dằn vặt mình. Người cao tuổi mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảm
sút, đi lại chậm chạp, khơng cịn khả năng lao động, quan niệm sống khác vớithế
hệ sau... nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái,
tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường.
Người cao tuổi thường nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh
nghiệm sống cho con cháu, muốn con cháu sống theo khn phép đạo đức thế
hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi cịn làm cho người khác khó
chịu. Với một bộ phận người cao tuổi bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi,
cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiện cơng việc hạn chế, nếu
thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa đáng, không
19



hài lịng... có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm. Họ trở thành những
người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu
vì họ cho rằng mình có quyền đó.
Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh - tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy
người cao tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp các
cụ bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu...có những cụ khơng
chấp nhận, lảng tránh điều đó và sợ chết.
Tóm lại, chăm sóc sức khỏe nói chung và vấn đề tâm lý người cao tuổi là
vấn đề tế nhị, khéo léo, phức tạp để giữ cho tâm hồn các cụ lúc nào cũng lạc
quan yêu đời và có cái nhìn lặc quan về cuộc sống, sống nhân văn hơn, vị tha
hơn nhằm giữ cho tâm hồn và thể xác đều tốt: “Một tâm hồn minh mẫn trên cơ
thể khỏe mạnh”, để các cụ lúc nào cũng vui khỏe, sống thọ hơn với con cháu.
d) Tầm quan trọng của việc chăm sóc người cao tuổi
Người cao tuổi ngày càng được khẳng định là lớp người có uy tín và vai
trị quan trọng trong gia đình và xã hội, là người có cơng sinh thành, ni dạy
con cháu, hình thành nhân cách, phát triển giống nịi, giáo dục lý tưởng và
truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ, tiếp tục cống
hiến cơng sức, trí tuệ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giữ
vững an ninh trật tự của quê hương, đất nước. Vì thế, người cao tuổi ngày càng
được xã hội tơn vinh, kính trọng.
Việc chăm sóc người cao tuổi là nghĩa vụ và trách nhiệm của các cấp, các
ngành, địa phương, gia đình và xã hội, làm chuyển biến về nhận thức, nâng cao
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong chăm
sóc, phụng dưỡng người cao tuổi. Kịp thời cổ vũ động viên các tập thể, cá nhân
có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò
của người cao tuổi.
1.1.3 Chăm sóc người cao tuổi
Thuật ngữ “chăm sóc người cao tuổi” có nhiều cách tiếp cận ứng với các

khái niệm khác nhau. Theo nghĩa hẹp, “Chăm sóc là hoạt động nhằm duy trì,
20


điều chỉnh vào lúc cần thiết để phục hồi khả năng hoạt động bình thường của cơ
thể, tạo được trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần cho mỗi người dân”. Như
vậy chăm sóc NCT thường chỉ những hành động dưới dạng dịch vụ hay sự trợ
giúp để đáp ứng những nhu cầu được tạo ra bởi các vấn đề của tuổi già (sức
khỏe, ăn mặc, ở, đi lại, học tập, vui chơi, giải trí, thơng tin, giao tiếp) mà hàng
đầu vẫn là chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, cách tiếp cận này cho rằng chăm
sóc người cao tuổi thường phải có thêm người thân, nhân viên y tế, cán bộ xã
hội… để giúp đỡ họ và có kinh phí hay phương tiện mới thực hiện được.
Mở rộng hơn, chăm sóc NCT là việc thực hiện đáp ứng các nhu cầu đặc
biệt cho người cao tuổi như các dịch vụ hỗ trợ cuộc sống, chăm sóc ban ngày,
chăm sóc dài hạn, nhà dưỡng lão, ni dưỡng và chăm sóc tại nhà. Chăm
sóc người cao tuổi khơng bị giới hạn với bất kỳ hình thức chăm sóc nào. Khái
niệm này cho phép đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hỗ trợ người cao tuổi. Sau
đây, chúng tôi xin đề cập đến một số vấn đề về chăm sóc người cao tuổi tại trung
tâm:
a.

Chăm sóc người cao tuổi về vật chất

Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên về sinh hoạt hàng ngày của người cao
tuổi đó là những hạn chế về ăn uống do sự thay đổi về cơ thể, chức năng của các
cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi, duy
trì cuộc sống của họ càng cần phải có chế độ sinh hoạt riêng.
Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, đó là các bữa ăn được bổ sung đầy đủ các
chất dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, rau củ quả. Bữa ăn của người cao tuổi
được chia làm nhiều bữa, khẩu phần ăn và nhu cầu ăn khác nhau. Làm sao để

người cao tuổi ăn được nhiểu…Muốn được như vậy thì u cầu hợp khẩu vị và
sở thích. Do đó, người nấu bếp cần chế biến món ăn phù hợp, nhân viên công tác
xã hội quan tâm đến nhu cầu cá nhân, cách thức ăn uống của người cao tuổi.
Cùng với đó là hỗ trợ những người cao tuổi gặp khó khăn trong việc ăn uống.
Tìm hiểu nhu cầu của người cao tuổi, động viên họ ăn nhiều hơn, giải thích cho

21


họ hiệu quả của thức ăn và các chất có trong thức ăn để họ thấy được tầm quan
trọng của bữa ăn.
Ngồi việc ăn uống thì chăm sóc thân thể là một vấn đề được đặt ra, một
số người cao tuổi không tự làm các công việc vệ sinh cá nhân của mình. Do đó,
nhân viên cơng tác xã hội hỗ trợ những công việc sinh hoạt, tắm giặt, chăm sóc,
rửa mặt mũi, vệ sinh cá nhân để đảm bảo người cao tuổi có cơ thể sạch sẽ, dễ
chịu và vệ sinh hàng ngày.
b.

Chăm sóc người cao tuổi về tinh thần

Ngồi việc chuẩn bị bữa ăn thì nhân viên cơng tác xã hội còn hỗ trợ trong
việc đáp ứng các nhu cầu về tinh thần.
Nhân viên công tác xã hội là người gần nhất với người cao tuổi, thay con
cháu họ, là hơn cả con cháu đề chăm sóc, ni dưỡng, chia sẻ, trị chuyện, thậm
chí cịn là chỗ dựa tinh thần cho người cao tuổi. Nhân viên công tác xã hội là
người lắng nghe tâm tư tình cảm của người cao tuổi. Động viên người cao tuổi
lúc buồn chán cô đơn. Tổ chức các hoạt động vui chơi cho người cao tuổi để
giúp họ có một sân chơi lành mạnh và tinh thần thỏa mái.
c.


Chăm sóc người cao tuổi về sức khỏe

Về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, như chúng ta đều biết, người
cao tuổi thường ở giai đoạn lão hóa, thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Nhu cầu
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đó là các hoạt động tham khám, chữa bệnh.
Khi ốm đau thì nhân viên công tác xã hội là người đưa đi đến phòng y tế để
khám bệnh. Trong trường hợp bị nặng thì nhân viên cơng tác xã hội phải đưa
đến các bệnh viện, chăm sóc hàng ngày lúc ơm đau. Trong nhiều trường hợp,
người cao tuổi không tự lo cho mình, nhân viên cơng tác xã hội phải tư vấn,
giám sát việc sử dụng thuốc đối với người cao tuổi.
Cùng với việc thăm khám lúc ốm đau là hoạt động duy trì sức khỏe cho
người cao tuổi. Những hoạt động thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe được
nhân viên công tác xã hội hướng dẫn và giám sát luyện tập.

22


×