Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NHU cầu đời SỐNG TÌNH cảm của NGƯỜI CAO TUỔI tại TRUNG tâm bảo TRỢ xã hội THÀNH PHỐ đà NẴNG (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.11 KB, 5 trang )

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Năm học 2016 - 2017

Tên đề tài:
Thực trạng nhu cầu đời sống tình cảm của người cao tuổi tại trung
tâm bảo trợ xã hội Thành phố Đà Nẵng
2.
Họ và tên sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thảo (Lớp 14CTL)
Nguyễn Thị Thảo Phương (Lớp 14CTL)
Huỳnh Thị Thu Hằng (Lớp 14CTL)
3.
Lí do chọn đề tài
1.

Hiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang có
xu hướng tăng nhanh. Tuổi thọ trung bình được nâng cao đồng nghĩa với tỉ lệ người cao
tuổi trong dân số ngày càng gia tăng. Hiện tại nước ta đang đạt đến cơ cấu dân số vàng,
đây là cơ hội những cũng là thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
nhất là trong bối cảnh xã hội đang ngày càng phát triển hiện đại.
Bên cạnh đó, tình cảm là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người,
đó càng là một nhu cầu cần thiết đối với người cao tuổi đang sinh hoạt tại các
Trung tâm bảo trợ xã hội. Với đặc điểm tâm lí nổi bật của người cao tuổi tại trung
tâm là hướng về quá khứ, thường xuyên chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng
thái “tiêu cực”; cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn. Con cháu
thường bận rộn với cuộc sống, điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị
lãng quên, bị bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, không
muốn được người khác coi mình là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều
người quan tâm, lo lắng cho mình và người lại, họ sợ cô đơn, sợ phải ở một mình.
Họ thường xuyên cảm thấy bất lực và tủi thân. Họ thường nói nhiều hoặc dễ trầm
cảm. Nhiều người cao tuổi sợ phải đối mặt với cái chết. Với những thay đổi chung


về tâm lý của người cao tuổi tại trung tâm đã trình bày ở trên dẫn đến việc một bộ
phận người cao tuổi sinh hoạt tại Trung tâm thường dễ thay đổi tính cách.
Đối với vấn đề đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm cho người cao tuổi tại
các Trung tâm bảo trợ xã hội cần có sự phối kết hợp, giúp đỡ từ nhiều phía như
gia đình, người thân, chính quyền địa phương, Trung tâm bảo trợ xã hội cần đến
sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên tâm lý. Thực tế, hiện tại Trung tâm chưa có một
nhân viên tâm lý chuyên nghiệp nào làm việc và hỗ trợ trong lĩnh vực này. Đặc
biệt, Trung tâm bảo trợ xã hội là nơi đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ như: tiếp
nhận, quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục… đối với tất cả các loại đối tượng xã hội
gồm người già, trẻ em, người tàn tật. Do đó, Trung tâm chưa thể tập trung quan


tâm đến một lĩnh vực cụ thể của các đối tượng xã hội, nhất là việc đáp ứng nhu
cầu đời sống tình cảm của người cao tuổi. Hiện nay, chính sách nhà nước mới chỉ
dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, nuôi dưỡng về mặt vật chất mà
chưa quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu đời sống tình cảm đối với những đối
tượng xã hội được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. Điều này cho
thấy, vấn đề đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm cho người cao tuổi cần có sự
quan tâm của Nhà nước, Trung tâm bảo trợ, các tổ chức xã hội, cá nhân và đặc
biệt cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên tâm lý tại Trung tâm.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Thực trạng nhu cầu đời sống tình cảm của
người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội Thành phố Đà Nẵng” được chúng
tôi lựa chọn nhằm mục đích đi sâu tìm hiểu về thực trạng nhu cầu đời sống tình
cảm của người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội Tp Đà Nẵng, tìm ra những
nguyên nhân và biện pháp trong thực trạng nhu cầu tình cảm của người cao tuổi
tại Trung tâm.
4. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu đời sống tình cảm của người cao tuổi tại
Trung tâm bảo trợ xã hội Tp Đà Nẵng.

Nguyên nhân, biểu hiện nhu cầu đời sống tình cảm của người cao tuổi tại
Trung tâm bảo trợ xã hội Tp Đà Nẵng.
Đề xuất giải pháp để cải thiện nhu cầu đời sống tình cảm của người cao
tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ
chính như sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận
Thực trạng nhu cầu đời sống tình cảm của người cao tuổi tại Trung
tâm bảo trợ xã hội Tp Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị.
6. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng nhu cầu đời sống tình cảm
7. Khách thể nghiên cứu
+ Khách thể chính: Người cao tuổi đang được quản lý và nuôi dưỡng lâu
dài trong Trung tâm bảo trợ
-

+ Khách thể hỗ trợ: Cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Trung tâm bảo trợ
xã hội


8. Phạm vi nghiên cứu

+ Không gian: Trung tâm bảo trợ xã hội Thành phố Đà Nẵng. (Tổ 8,
đường Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng).
+ Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2016 đến tháng
3 năm 2017.
+ Khách thể khảo sát: Người cao tuổi (trên 60 tuổi), không nơi nương tựa;

có sức khỏe, tâm trí bình thường, bao gồm cả nam và nữ, còn khả năng hoặc đã
mất khả năng lao động, đang sinh hoạt lâu dài trong Trung tâm bảo trợ xã hội
Thành phố Đà Nẵng.

9. Giả thuyết khoa học

Người cao tuổi tại Trung tâm bảo trọ xã hội Tp Đà Nẵng chưa được đáp
ứng đầy đủ về đời sống tình cảm.
Nhân viên tâm lý đóng vai trò quan trọng trong can thiệp nhằm hỗ trợ
người cao tuổi tại Trung tâm giải quyết những khó khăn hướng tới đáp ứng nhu
cầu đời sống tình cảm cho họ.
10. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phân tích tổng hợp lý thuyết
+ Phân loại hệ thống hóa lý thuyết
- Phương pháp điều tra bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS và EXEL.
11. Kế hoạch nghiên cứu
-

STT

Các nội dung, công
việc thực hiện

1


Nghiên cứu cơ sở lý
luận

2

Phương pháp nghiên
cứu

- Phân tích tổng hợp lý
thuyết
- Phân loại hệ thống
hóa lý thuyết
Tìm hiểu thực trạng -Phương pháp
đời sống tình cảm của điều tra bảng
người cao tuổi tại
hỏi
Trung tâm bảo trợ xã -Phương pháp
hội Tp Đà Nẵng.
phỏng vấn sâu

Thời gian
(bắt đầu –
kết thúc)

Người
thực
hiện

Sán phẩm
Cơ sở lý luận

của đề tài

-Người
cao tuổi
tại trung
tâm bảo
trợ xã

Các test đã
làm


-Phương pháp
quan sát

3

Xử lý, phân tích số
liệu

4

Viết báo cáo

hội Tp
Đà
Nẵng
-Cán bộ,
nhân viên
đang làm

việc tại
Trung
tâm bảo
trợ xã
hội.

Dùng thống kê toán học,
phần mềm SPSS,
EXCEL

Số liệu tương
quan

12. Cấu trúc đề tài

Bài nghiên cứu gồm các phần:
A.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
B.

C.
D.

Phần mở đầu

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng, nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp vấn đề
nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 10 năm 2016
Đại diện. NHÓM, CÁ NHÂN ĐỀ XUẤT
(Ký tên)
Nguyễn Thị Thảo




×