Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

An sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh Đắk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.75 KB, 101 trang )

LỜI CẢM ƠN
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Quả thật, câu tục ngữ này dù truyền từ đời này qua đời khác vẫn luôn luôn đúng. Trong
cuộc sống này dù ở bất kỳ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào con người cũng đều có
vấn đề xảy ra có thể vấn đề đến bất ngờ như khi đang giàu có, no đủ nhưng chỉ cần một
cơn lũ đi qua là có thể quét sạch mọi thứ mà người dân đã tích cóp, hay tai nạn đến bất
ngờ,... Đối với những người yếu thế sống trong Trung tâm bảo trợ thì họ gặp muôn vàn
vấn đề từ ăn, ở, đi lại, sinh hoạt phải cần sự chung tay góp sức của tất cả chúng ta dù là
nhỏ nhưng nhiều người giúp đỡ sẽ tạo thành hòn núi cao. Là một sinh viên lớp Đại học
công tác xã hội Đắk Lắk thuộc trường Đại học Lao động xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
(Cơ sở 2) em rất hạnh phúc và tự hào khi mình được học môn công tác xã hội này vì giúp
em hiểu hơn về môn học này, ý nghĩa và nhiệm vụ của nó, giúp em có thêm được nhiều
kỹ năng, kiến thức giúp ích cho bản thân cũng như góp phần giúp đỡ đối tượng được
phần nào. Để tổng kết quá trình học của em và cả lớp nhà trường đã tổ chức cho sinh viên
đi thực tập tại các đơn vị để áp dụng lý thuyết đã học vào thực hành để làm hành trang
làm một nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những con người đang gặp những vấn đề cần
sự giúp đỡ. Trong suốt thời gian vừa qua, để đạt được kết quả có được đợt thực tập và
hoàn thành bài báo cáo thực tập thành công là do có sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh
đạo nhà trường, giáo viên hướng dẫn, đơn vị thực tập nơi em đang làm việc. Chính vì
vậy, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Lao động xã hội (Cơ sở 2)
đã tạo điều kiện cho em cũng như cả lớp được đi thực tập để kiểm tra việc vận dụng kỹ
năng áp dụng lý thuyết vào thực hành đã học trong suốt 04 năm học vừa qua trước khi ra
trường. Đặc biệt, em xin cảm ơn 02 thầy giáo hướng dẫn cho em đó là thầy giáo Nguyễn
Minh Tuấn, thầy giáo Phạm Thanh Hải đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình cho em trong suốt
quá trình thực tập. Em cũng xin cảm ơn Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông đã tạo
điều kiện cho em được thực tập, cung cấp các thông tin liên quan đến bài thực tập để em
có dữ liệu làm bài, áp dụng kiến thức đã học để trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề
1



Cuối cùng, em xin kính chúc Ban lãnh đạo nhà trường, 02 giáo viên hướng dẫn là thầy
giáo Phạm Thanh Hải, thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn, toàn thể Ban lãnh đạo, anh chị em
của đơn vị thực tập có một sức khỏe thật tốt để làm việc có hiệu quả, thành công hơn nữa
trong công việc cũng như trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn!

2


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay ở Việt Nam, theo quy định chung người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở
lên. Pháp lệnh về người cao tuổi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 28/04/2000 quy
định: “Người cao tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là công dân nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”. Người cao tuổi ở nước ta hiện chiếm khoảng
10% dân số.
Người cao tuổi có nhiều đóng góp cho sự hình thành và phát triển đất nước, đó là những
nhân chứng lịch sử quan trọng trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc ngoại
xâm đầy khó khăn, gian khổ nhưng vinh quang, vẻ vang; Nhiều người đã hiến dâng cả
tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Khi đất nước dành được độc lập đóng góp của
người cao tuổi cho gia đình và xã hội vẫn tiếp tục không ngừng nghỉ: Trong công cuộc đổi
mới, xây dựng và phát triển đất nước, người cao tuổi là nguồn lực nội sinh quý giá, họ
thật sự là những “Thư viện sống” trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa
học - công nghệ, sản xuất kinh doanh, xóa nghèo, làm giàu cho quê hương, đất nước.
Ngày nay, những người con của đất nước trưởng thành, thành đạt, thậm chí nổi tiếng; là
những nhà khoa học, những doanh nhân giỏi,… có phần đóng góp, hy sinh thầm lặng của
các thế hệ cha ông đi trước. Nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn do hậu quả của các
cuộc chiến tranh để lại, đã tác động, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, đời sống của công
nhân, viên chức, người lao động, các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong,..Tuy
nhiên, tầng lớp người cao tuổi vẫn không ngại vất vả, gian khó vẫn hăng hái “làm kinh

tế”, tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, cơ sở; họ vẫn âm thầm đảm nhận vai trò
trụ cột trong gia đình; giúp các con nuôi dạy cháu, chắt của mình trưởng thành, “nên
người”. Không ít người cao tuổi phải tạm thời rời mái ấm gia đình, xa quê hương ra thành
phố, đi lao động ở nước ngoài để kiếm tiền nuôi con ăn học. Trong bối cảnh toàn cầu hóa
dân số, người cao tuổi ở các nước đang phát triển phải đối mặt với những khó khăn để
đảm bảo cuộc sống. Các loại bệnh tật phổ biến, bệnh hiểm nghèo, bệnh mới và việc di dân
cũng như xu hướng đô thị hóa đã tác động tiêu cực đến đời sống của người cao tuổi.
Người cao tuổi cũng là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, do
những thay đổi về tâm sinh lý, sức khỏe, vị thế trong xã hội và gia đình. Những vấn đề
ảnh hưởng của kinh tế đã tạo ra cho nước ta những vấn đề xã hội như đói nghèo, bất bình
đẳng giới, ô nhiễm môi trường, tê ̣nạn xã hội. Các vấn đề đó đã và đang tạo nên cho nước
ta những cá nhân và nhóm yếu thế trong xã hội. Do đó việc giúp đỡ các cá nhân nhóm yếu
thế hòa nhập cộng đồng và phát triển là nhiệm vu ̣mà Đảng và nhà nước quan tâm. Thực
hiện những chủ trương chính sách của đảng và nhà nước nhiều trung tâm cơ sở bảo tr trơ
3


̣giúp xã hội được hình thành ở các điạ phương. Với mục đích hoạt động là tiếp nhận, nuôi
dưỡng, phục hồi cho cá nhân nhóm yếu thế không đủ điều kiện chăm sóc bản thân hay
không sống cùng gia đình, không ai chăm sóc. Tuy nhiên, nhu cầu của cá nhân nhóm yếu
thế lớn trong khi sự hỗ trơ ̣của các trung tâm và nguồn lực còn rất hạn chế đặc biệt là về
nguồn kinh phí và chất lượng nguồn nhân lực nhân viên công tác xã hội tại các trung
tâm đang còn gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng yếu thế hưởng chế độ chính sách đang
trong tư thế thu ̣động. Bên cạnh đó thì các trung tâm bảo trơ ̣xã hội trong quá trình hoạt
động của mình cũng đã bộc lộ những ưu điểm, nhược điểm của mình, ảnh hưởng đến sự
phát triển của các cá nhân nhóm yếu thế. Hiện nay mô hình chăm sóc người cao tuổi trong
trung tâm bảo trợ xã hội và mô hình chăm sóc người cao tuổi tại trung tâm tư nhân ngày
càng được quan tâm. Chính vì vậy, Trung tâm Bảo trợ xã hội Đắk Nông đóng tại huyện
Đắk Mil đã góp phần giúp đỡ cho những mảnh đời bất hạnh trong đó có người cao tuổi có
được cuộc sống ổn định hơn. Đặc biệt, vấn đề tìm hiểu cuộc sống của người cao tuổi còn

gắn liền với nghành học công tác xã hội giúp bản thân trau dồi được kiến thức, kỹ năng
thực hành. Bản thân cũng là một nhân viên quản lý, chăm sóc đối tượng tại Trung tâm
Bảo trợ xã hội Đắk Nông. Với những lí do đó, đã gợi lên những ý tưởng trong tôi nên tôi
đã hướng tới nghiên cứu đề tài: “An sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân với người
cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh Đắk Nông”để làm báo cáo đợt thực tập cuối
khóa này
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Tìm hiểu thực trạng, tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội và mô hình hỗ trợ đối
với người cao tuổi ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông. Lựa chọn thân chủ để thực
hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân hỗ trợ người cao tuổi hòa nhập cuộc sống tại trung
tâm nhằm phát hiện các vấn đề của thân chủ, cùng thân chủ lên kế hoạch trị liệu và thực
hiện các kế hoạch nhằm hỗ trợ thân chủ
2.2. Nhiệm vụ
Thu thập thông tin về thực trạng, tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội. Sau khi
đã có các thông tin thì tiến hành phân tích số liệu về tình hình thực hiện chính sách an
sinh xã hội, mô hình và thuận lợi, khó khăn trong quá trình trợ giúp đối với người cao
tuổi
Phân tích số liệu về tình hình thực hiện chính sách an sinh và xác định được nhu cầu, vấn
đề để thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân trợ giúp cho người cao tuổi.
4


Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao, hòa nhập cuộc sống trung tâm đối với
người cao tuổi
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
An sinh xã hội và công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã
hội Tỉnh Đắk Nông
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về mặt nội dung:
+ Trong đề tài này, tôi tập trung tìm hiểu về tình hình người cao tuổi, phân tích các chính
sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi ( Trợ giúp xã hội thường xuyên, trợ giúp y tế,
trợ giúp vật chất, tinh thần...) năm 2016
+ Lựa chọn 01 thân chủ để thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân
- Phạm vi về khách thể: Người cao tuổi tại trung tâm; Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Trung
tâm bảo trợ xã hội Tỉnh Đắk Nông
- Không gian nghiên cứu: Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông đóng tại tổ dân phố
13, thị trấn ĐắkMil, huyện ĐắkMil
- Thời gian :
+ Về thời gian thực tập: Từ ngày 13/6/2017 đến ngày 13/8/2017
+ Về thời gian các dữ liệu cập nhập số lượng, tình hình trung tâm, đối tượng tại trung tâm
được tôi sử dụng để phân tích trong bài là năm 2016
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa lý luận
Tìm hiểu khái quát quá trình thực hiện chính sách đối với người cao tuổi trong trung tâm
Bảo trợ xã hội Tỉnh Đắk Nông; Hệ thống hóa quá trình thực hiện chính sách giúp chúng
ta biết được đầy đủ về nội dung các chính sách đó, việc thực hiện các chính sách, những
thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện

5


4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với bản thân: Về mặt thực tiễn, báo cáo thực tập này có ý nghĩa quan trọng đối với
bản thân đó là giúp tôi tìm hiểu và hiểu sâu hơn được vấn đề cần nghiên cứu qua đó giúp
tôi trau dồi được kiến thức, lý thuyết học được áp dụng vào thực hành giúp bản thân ngày
càng hoàn thiện hơn về mọi mặt. Đặc biệt là giúp chăm sóc, quản lý đối tượng tốt hơn tại
Trung tâm mà mình đang làm việc
- Đối với Trung tâm Bảo trợ ĐắkNông: Giúp Trung tâm nhận ra những khó khăn, thuận

lợi trong quá trình thực hiện chính sách
- Đối với thân chủ: giúp thân chủ giải quyết được vấn đề của thân chủ góp phần giải tỏa
tâm lý, ổn định tinh thần để có thể an tâm sinh sống, vui vẻ, hạnh phúc
5. Phương pháp, kỹ năng thực hiện
5.1. Phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tài liệu
Xin dữ liệu tại phòng hành chính – kế toán, phòng quản lý đối tượng, phòng y tế - công
tác xã hội để nghiên cứu, lọc dữ liệu để tìm hiểu quá trình phát triển trung tâm, tình hình
trung tâm hiên nay trong chương 1; Tìm hiểu thực trạng thực hiện các chính sách đối với
người cao tuổi trong phần chương 2
5.2. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp được sử dụng để thống kê như: số liệu về tình hình chung của đơn vị
thực tập được vận dụng trong chương 1 ;số liệu về cơ cấu, tình hình thực hiện chính sách
đối với người cao tuổi tại trung tâm áp dụng trong chương 2
5.3. Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn sâu đối tượng, phỏng vấn những người liên
quan đến thân chủ, nguồn lực thân chủ áp dụng trong suốt chương 3
5.4. Phương pháp vãng gia
Tìm hiểu tình hình đối tượng qua các nhân viên chăm sóc, qua các cụ sống cùng phòng,
qua các đối tượng khác sống trong Trung tâm... Được sử dụng ở chương 3
5.5. Kỹ năng quan sát: Quan sát biểu cảm như gương mặt, thái độ, cử chỉ, động tác của
thân chủ như khi gặp trực tiếp, quan sát từ xa được áp dụng trong suốt chương 3
6


5.6. Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe tích cực những chia sẻ, tâm tư, suy nghĩ của thân chủ để xác định, kiểm tra lại
vấn đề không đi trật hướng. Được sử dụng trong chương II3
5.7. Kỹ năng đặt câu hỏi
Nhằm biểu lộ những cảm xúc, suy nghĩ, thu thập chính xác vấn đề như thời gian, địa
điểm, sáng tỏ chi tiết,...được xuyên suốt trong các buổi vấn đàm với thân chủ trong
chương 3

6. Kết cấu báo cáo: Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, mục tài liệu tham khảo,
phần phụ lục thì phần báo cáo gồm có 03 chương:
Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk
Nông
Chương 2: Thực trạng về thực hiện chính sách an sinh xã hội với người cao tuổi tại Trung
tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông
Chương 3: Tiến trình công tác xã hội cá nhân trong các hoạt động trợ giúp cho

người cao tuổi tại trung tâm Bảo trợ xã hội

7


PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh Đắk Nông
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk
Nông
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông được Thành lập theo Quyết định số 09/QĐCTUBND, ngày 4 tháng 1 năm 2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông. Là
đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông. Chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tỉnh Đắk Nông.
Căn cứ Quyết định số 96/QĐ-LĐTBXH ngày 17/5/2007 của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tỉnh Đắk Nông về việc ban hành quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông.
Căn cứ Quyết định số 723/QĐ- UBND ngày 21 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đắk Nông về việc bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc sở Lao
động – Thương binh và Xã hội: Lĩnh vực hoạt động: Bảo trợ xã hội (Tiếp nhận chăm sóc,
nuôi dưỡng, điều dưỡng các đối tượng chính có công; tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng
đối tượng Bảo trợ xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối

nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh và hoạt động các lĩnh vực về công tác xã hội).
1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1.2.1.1. Về chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm Bảo trợ xã hội có chức năng, nhiệm vụ:
Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, điều dưỡng các đối tượng chính sách có công;
tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng Bảo trợ xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng
cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh.

8


Theo Quyết định số 09/QĐ-UBND Ngày 21/5/2013, Nghị đinh 68/2008/NĐ-CP ngày
30/5/2008 của Chính phủ và Nghị định số 136/2013/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ
gồm:
-Chức năng bảo trợ xã hội, tiếp nhận người nuôi dưỡng chăm sóc và trợ giúp cho các đối
tượng gồm:
+ Trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi mất nguồn nuôi dưỡng, theo khoản 1, điều 5 nghị định 136
năm 2013 của Chính phủ
+ Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa,
không tự lo được cuộc sống theo khoản 1, điều 45 luật người khuyết tật
+ Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc gia đình hộ nghèo, người bị nhiễm HIV thuộc gia đình hộ
nghèo không có khả năng lao động theo khoản 3, điều 5 nghị định 136 năm 2013 của
Chính phủ
+ Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng
dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng theo khoản 2, điều 18 Luật người cao tuổi
+ Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp theo khoản 2, điều 25 Nghị định 136 năm 2013 của
Chính phủ bao gồm: Nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn
nhân bị buôn bán, nạn nhân bị cưỡng bức lao động. Trẻ em, người lang thang xin ăn trong
thời gian chờ đưa về nơi cư trú. Đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết
định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh

+ Đối tượng tự nguyện theo khoản 3 điều 25, nghị định 136 năm 2013 của Chính phủ
gồm: Người cao tuổi thực hiện hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc và các đối tượng có nhu cầu
khác
- Chức năng công tác xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu
tâm trí
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực công tác xã hội đối với cá nhân, nhóm
và cộng đồng
+ Chăm sóc phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn
Tỉnh
9


- Tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm phục vụ cho việc thực hiện quản lý nhà nước của
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về lĩnh vực công tác xã hội theo quy định của
pháp luật; tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực công tác xã hội đối với cá nhân,
gia đình, nhóm và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
1.2.1.2. Về quyền hạn: Vận động sự đóng góp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước
và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Tiếp nhận tiền và tài sản do các tổ chức, cá nhân tài trợ hợp pháp cho Trung tâm.
- Sử dụng tiền và tài sản theo đúng mục đích của Trung tâm, thực hiện công khai tình
hình thu và sử dụng các nguồn thu của Trung tâm; cung cấp những thông tin cần thiết cho
các cơ quan chức năng của Nhà nước khi có yêu cầu theo quy định.
- Hoạt động theo đúng quy chế của Trung tâm đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông có 01 giám đốc trung tâm, 01 phó giám đốc
trung tâm và các phòng ban hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhưng có nhiều quan

tâm và tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của tỉnh, tự nguyện
tham gia bảo trợ, vận động nguồn lực, quản lý và giám sát hoạt động của Trung tâm.
Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đăk Nông làm việc theo hình thức tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách

10


 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Trung tâm:
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông

( Nguồn: Phòng hành chính – kế toán )
Trong đó:

11


a. Giám đốc: chủ tài khoản của Trung tâm, điều hành chung trung tâm, ra các quyết định
thuộc quyền của trung tâm; Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ, tổ chức hành
chính – kế toán
b. Phó giám đốc: Quản lý trực tiếp phòng quản lý đối tượng và phòng Ytế - Công tác xã
hội. Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi được giám đốc ủy quyền
c. Phòng Hành chính - kế toán: Tham mưu tổng hợp báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo
cáo quý, báo cáo năm và cả giai đoạn; được Giám đốc ủy quyền ký các báo cáo khi giám
đốc đi vắng. Đôn đốc, hướng dẫn các viên chức của Trung tâm thực hiện nhiệm vụ được
giao đúng theo quy định; kiểm soát ký nháy tất cả các văn bản trước khi trình Giám đốc
ký ban hành. Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc Trung tâm phân công.
Thực hiện các công việc liên quan đến tài chính kế toán của Trung tâm và tổng hợp, báo
cáo tài chính hàng quý, cả năm theo quy định. Tham mưu lập kế hoạch triển khai chương
trình vận động, tài trợ hỗ trợ; tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện các chương trình hỗ

trợ của Trung tâm. Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc Trung tâm phân công.
Thực hiện công tác hành chính, văn thư, thủ quỹ. Tham mưu triển khai thực hiện các
chương trình tài trợ, hỗ trợ cho trẻ em. Thực hiện một số công việc khác do Lãnh đạo
phân công.
d. Phòng Quản lý đối tượng:
- Có chức năng, nhiệm vụ: quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội của
tỉnh.
+ Tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng, điều dưỡng, quản lý đối với các đối tượng chính sách
người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.
+ Tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý người già cô đơn, người khuyết tật,trẻ em
lang thang, cơ nhỡ và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
trên địa bàn tỉnh.
+ Tiếp nhận, chăm sóc, quản lý, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu
tâm trí trên địa bàn toàn tỉnh.

12


+ Bảo vệ những đối tượng thuộc diện bảo vệ khẩn cấp: Trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của
bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng
bức lao động.
+ Những đối tượng không có điều kiện sống ở gia đình và có nhu cầu vào sống tại cơ sở
bảo trợ xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng
góp kinh phí (đối tượng tự nguyện).
+Tiếp nhận các đối tượng khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quyết định.
- Phối hợp với phòng hành chính để vận động các nhà hảo tâm, từ thiện ủng hộ, chia sẻ,
phối hợp nhằm tổ chức các chương trình, hoạt động cho đối tượng tại Trung tâm.
- Tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm về các phương pháp để chăm sóc đối tượng Trung
tâm được tốt hơn

- Hiện nay phòng quản lý đối tượng quản lý 82 đối tượng bảo trợ xã hội
e. Phòng Y tế Công tác xã hội
- Chăm sóc y tế cho các đối tượng. Tư vấn trợ giúp các vấn đề về lĩnh vực công tác xã
hội.
+ Tiếp nhận thông tin hoặc yêu cầu của đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt; đánh giá nhu
cầu, phân loại và tuyến dịch vụ; hỗ trợ đối tượng tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế, dịch vụ
trợ giúp pháp lý hoặc kết nối thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội cho đối tượng.
+ Phối hợp công tác kiểm tra, rà soát các đối tượng thuộc diện Bảo trợ xã hội để có kế
hoạch nuôi dưỡng tại cộng đồng và đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội.
+ Cung cấp các dịch vụ y tế, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý cho đối tượng.
+ Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, thực hiện các dịch vụ có liên
quan đến công tác Bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.
+ Kết nối và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội; Thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát
triển cộng đồng nhằm nâng cao năng lực, tăng cường khả năng tự bảo vệ của các đối
tượng yếu thế,gia đình và cộng đồng.
+ Xây dựng hệ thống thông tin quản lý về phát triển nghề công tác xã hội và cung cấp
dịch vụ công tác xã hội; tổ chức thực hiện các thống kê, thông tin và báo cáo theo quy
định hiện hành.
13


+ Tổ chức các hoạt động trợ giúp cộng đồng, nâng cao năng lực phát hiện vấn đề, xây
dựng kế hoạch huy động nguồn lực thông qua các chương trình, dự án, tổ chức thực hiện
kế hoạch có sự tham gia của người dân, các đối tượng xã hội thúc đẩy cộng đồng phát
triển.
+ Nghiên cứu, khảo sát; truyền thông – vận động chính sách; tư vấn khuyến nghị phát
triển chính sách trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt.
+ Hướng dẫn kiểm tra, tạo điều kiện và hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức dịch vụ
công; thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực phát triển nghề công tác xã hội và cung cấp dịch
vụ công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp.


1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
- Hiện nay, trung tâm bảo trợ xã hội Đắk Nông có tổng số cán bộ là 29, trong đó:
+ Biên chế 12: Công chức 02; Viên chức 10
+ Hợp đồng Lao động: 17. Trong đó: Hợp đồng theo Nghị định 68: 01
- Về trình độ văn hóa của công chức, viên chức:
+ Trình độ văn hóa: 12/12
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 09 đồng chí, cao đẳng: 07 đồng chí, trung cấp: 13 đồng
chí, lao động phổ thông: 01đồng chí. Với trình độ chuyên môn đa số là trình độ trung cấp
nên Trung tâm đã cử một số đồng chí đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sau khi
các đồng chí đó đi học xong sẽ cử tiếp các đồng chí khác đi học để nâng cao trình độ,
phục vụ tốt hơn, chuyên nghiệp hơn các công việc hành chính tại Trung tâm, việc chăm
sóc, nuôi dưỡng đối tượng
+ Trình độ chính trị: Cao cấp chính trị: 01 đồng chí, trung cấp chính trị: 02 đồng chí
1.4. Các chính sách, chế độ đối với cán bộ, nhân viên
- Trong những năm qua, trung tâm luôn thực hiện tốt các chính sách và có các chế độ liên
quan đến cán bộ, nhân viên như:
+ Tổ chức tốt hội nghị cán bộ công chức hàng năm. Thông qua hội nghị đã phát huy tốt
tinh thần dân chủ, giải quyết những kiến nghị, thắc mắc của cán bộ, nhân viên. Công khai
mọi mặt hoạt động của đơn vị tạo tâm lý yên tâm để cán bộ, nhân viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
+ Theo dõi, nâng lương thường xuyên, đúng thời hạn theo quy định, nâng lương trước
thời hạn cho cán bộ, nhân viên trung tâm. Phối hợp với các đoàn thể, công đoàn trung
14


tâm động viên cán bộ, nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành đúng các chế độ, chính sách,
pháp luật của nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội nơi làm việc và nơi cư
trú. Vận động cán bộ, người lao động thực hiện hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác
chuyên môn, chức trách nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỉ luật.

+ Cán bộ, viên chức được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ tranh thủ, nghỉ ốm đau, thai
sản theo đúng quy định của luật lao động
+ Do điều kiện còn gặp nhiều khó khăn việc ăn, ở, sinh hoạt còn tạm bợ trong khi giá cả
đắt đỏ nên ban lãnh đạo trung tâm đã sắp xếp chỗ ở cho một số cán bộ, nhân viên góp
phần hỗ trợ phần nào cuộc sống của cán bộ, nhân viên; Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng,
phát động phong trào cán bộ, viên chức tham gia lao động, kịp thời thăm hỏi, động viên
khi cán bộ, nhân viên ốm đau, hỗ trợ quà cưới cho cán bộ, viên chức,...
+ Trong các ngày lễ như: 8/3, 20/10 tổ chức tọa đàm,tặng hoa cho chị em trong trung
tâm; ngày 26/3 tổ chức thể thao cho cán bộ, nhân viên như đá bóng, cầu lông... các ngày
2/9, 10/3 ( âm lịch có phần quà cho cán bộ, nhân viên; Tết dương lịch, tết âm lịch để hỗ
trợ phần nào khó khăn của cán bộ, nhân viên, để ăn tết vui vẻ, ấm cúng đủ đầy ban lãnh
đạo trung tâm cũng đã hỗ trợ một phần bằng tiền từ khoản có thu của trung tâm.
+ Trong những năm qua, trung tâm đã tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên được đi học
để nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ tốt công việc của mình
1.5. Các cơ quan, đối tác tài trợ cho trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông
Trung tâm phối hợp với phòng Bảo trợ trẻ em thuộc Sở lao động Đắk Nông trợ cấp tiền
sinh hoạt hàng tháng cho các đối tượng ở Trung tâm; Cùng với các nhà hảo tâm, nhóm
thiện nguyện, phòng bảo trợ hàng năm vào các ngày lễ như 1/6, rằm trung thu, các ngày
tết phát các phần quà, tiền cho các đối tượng tại Trung tâm bảo trợ
Được nhóm nguyện tâm ở ĐắkMil hỗ trợ bữa ăn vào các buổi sáng chủ nhật cho các đối
tượng ở Trung tâm
Trong thời gian qua, vào các ngày 19 âm lịch hàng tháng được các phật tử chùa Hoa
Nghiêm ở ĐắkMil hỗ trợ các bữa cơm chay miễn phí vào buổi trưa cho các đối tượng
sống tại Trung tâm
Trong năm qua Trung tâm cũng đã được các mạnh thường quân tặng các phần quà, tiền,
gạo, mắm, muối, quần áo,... hỗ trợ phần nào cuộc sống của các đối tượng nơi đây
1.6. Thuận lợi và khó khăn
1.6.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở, Chi bộ Trung tâm, Ban Giám đốc Trung tâm và các cấp

các ngành cùng sự nỗ lực, có tinh thần trách nhiệm trong công việc của tập thể cán bộ,
15


công chức, viên chức, người lao động trong Trung tâm, sự phối hợp nhiệt tình của các
phòng, ban chuyên môn nên công tác của Trung tâm triển khai tương đối tốt, kịp thời góp
phần vào sự ổn định các chính sách an sinh xã hội của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói
chung.
Nhân viên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng chủ động tham mưu, đề xuất kịp
thời với Lãnh đạo Trung tâm những vấn đề liên quan đến đối tượng.
Đa số đội ngũ nhân viên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng là cán bộ trẻ luôn
nhiệt tình, có trách nhiệm, thường xuyên gần gũi, chia sẻ tâm tư tình cảm của đối tượng.
Từ năm 2013 đến nay, khi Trung tâm trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng người
già, người khuyết tật và trẻ mồ côi thì đội ngũ nhân viên có cơ hội được gần gũi, hiểu hơn
về tâm tư tình cảm cảm, nguyện vọng của đối tượng qua đó, có phương pháp cụ thể trong
việc chăm sóc đối tượng
1.6.2. Khó khăn
Từ năm 2006 đến nay Trung tâm chưa có điều kiện đưa đối tượng tâm thần về trực tiếp
chăm sóc, nuôi dưỡng do cơ sở hạ tầng của Trung tâm chưa được xây dựng hoàn chỉnh,
đặc biệt là khu dành riêng cho đối tượng khuyết tật tâm thần nên chưa thể đưa các đối
tượng khuyết tật tâm thần đang gửi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk về trực tiếp
chăm sóc, nuôi dưỡng, việc chăm sóc, nắm bắt tình hình của đối tượng chưa được cụ thể,
thường xuyên, chủ yếu nắm bắt tình hình đối tượng qua điện thoại nên chưa có những
thành tích nổi bật trong công tác Bảo trợ xã hội.
Đội ngũ cán bộ còn trẻ đa số dưới 30 tuổi nên chưa có nhiều kinh nghiệm sâu trong việc
quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng.
Một số cán bộ có gia đình con nhỏ hay đau ốm nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
đôi lúc chưa đảm bảo tốt được thời gian.

16



Chương 2: Thực trạng về thực hiện chính sách an sinh xã hội với người cao tuổi tại
trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông
2.1. Qui mô, cơ cấu đối tượng
2.1.1. Qui mô của đối tượng
Hiện nay, Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông đang tiếp nhận nuôi dưỡng 61 đối
tượng thuộc diện bảo trợ xã hội. Trong đó:
+ Trực tiếp quản lý,nuôi dưỡng, chăm sóc: 43 đối tượng
+ Số còn lại là 18 đối tượng tâm thần đang được gửi tại trung tâm Chăm sóc và phục hồi
chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh
Đắk Lắk
Tổng số người cao tuổi sống tại trung tâm theo số liệu báo cáo của Trung tâm năm 2016
được gồm 19 đối tượng: 8 nam, 11 nữ được Ban lãnh đạo trung tâm giao cho phòng quản
lý đối tượng trực tiếp quản lý và phòng đã phân công cho 2 nhân viên chăm sóc trong
ngày trực ca 24 giờ cho các đối tượng là người cao tuổi với:
+ Dãy nhà 1 là 01 nhân viên trực
+Dãy nhà 2 là 01 nhân viên trực
Bảng 2.1: Số lượng người cao tuổi tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông

STT

Số

Đối tượng

Đối tượng

Đối tượng


lượng

Phòng 1

Phòng 2

Phòng 3

đối
tượng

01
02

Dãy
nhà 1
Dãy
nhà 2

Tổng cộng

Người

Tỷ lệ
%

Người

Tỷ lệ
%


Người

Tỷ lệ
%

Tổng cộng
Người

Tỷ lệ
%

04

21

04

21

03

16

11

58

03


16

03

16

02

10

8

42

07

37

07

37

05

26

19

100


17


(Nguồn: Báo cáo của phòng Quản lý đối tượng tháng 12 năm 2016 về số lượng người
cao tuổi tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh ĐắkNông)
Số liệu trên cho thấy, Trung tâm gồm có 02 dãy nhà dành cho người cao tuổi với tổng số
đối tượng là 19 người. Trong đó: Dãy nhà 1 có 11 người ở tại 03 phòng thì hai phòng có
người ở bằng nhau là phòng 01 và phòng 02 với mỗi phòng là 04 người chiếm tỷ lệ 21%,
tiếp đến là phòng 3 có 03 người chiếm tỷ lệ 16 %. Dãy nhà 2 gồm có 08 người ở tại 03
phòng thì có hai phòng có người ở bằng nhau với mỗi phòng là 03 người với tỷ lệ 16%,
tiếp đến là phòng 03 có 02 người chiếm tỷ lệ thấp nhất là 10 % ( Bảng 2.1 ). Nhìn chung,
các phòng ở của người cao tuổi được Trung tâm bố trí hợp lý với dãy nhà 01 là những
người cao tuổi là nữ, người cao tuổi không bị khuyết tật thì ở tập trung với 04 người một
phòng,bị khuyết tật nhẹ thì ở 04 người ở một phòng và nặng nằm một chỗ thì ở 03 ở
người một phòng .Với dãy nhà 02 là những người cao tuổi là nam, việc phân chia người ở
trong phòng cũng như dãy nhà của nữ đó là phòng có 03 người ở là các cụ nam không bị
khuyết tật, phòng có 03 người ở là các cụ nam bị khuyết tật nhẹ, phòng có 02 người ở là
các cụ nam bị khuyết tật nặng nằm một chỗ. Việc phân chia như vậy để nhân viên trực có
thể chăm sóc các cụ được tốt hơn, các cụ cùng bị dạng khuyết tật dễ chia sẻ với nhau
nhiều hơn. phòng các cụ không bị khuyết tật để có thể cùng nhau dọn dẹp, làm việc nhà
mà không tị nạnh nhau, việc sinh hoạt trong phòng cũng dễ hơn,...

2.1.2. Cơ cấu đối tượng là người cao tuổi
2.1.2.1. Theo tỷ lệ giới tính
- Số lượng người cao tuổi năm 2016 :
Biểu đồ 2.1.2a: Số lượng người cao tuổi phân theo giới tính năm 2016
Số người
18



11
9
7
5
3
1
Giới tính

58%
42%

Nam

Nữ

Chú thích:
Nam
Nữ
(Nguồn: Báo cáo của phòng Quản lý đối tượng tháng 12 năm 2016 về số lượng người
cao tuổi tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh ĐắkNông)
Nhìn vào biểu đồ giới tính ta thấy: Người cao tuổi là nữ tại trung tâm chiếm tỷ lệ cao hơn
với tổng số là 11 người chiếm 58 %, người cao tuổi là nam tại trung tâm chiếm tỷ lệ ít
hơn với tổng số là 08 người chiếm 42 % ( Biểu đồ 2.1.2a ). Từ tỷ lệ phần trăm ta có tỷ số
chênh lệch giữa nam và nữ là 1,375. Từ biểu đồ cho thấy chúng ta cần quan tâm đến đối
tượng là phụ nữ hơn vì họ dễ xảy ra bất trắc nhiều hơn nam giới từ tâm tư, tình cảm vì nữ
giới dễ xúc động hơn nam giới,...
- Tình hình số lượng người cao tuổi tại Trung tâm năm 2016 so với các năm trước :

Biểu đồ 2.1.2b : Số lượng người cao tuổi tại Trung tâm qua các năm
Số người

11
9
7
5
3
1
Năm

62,5%

58%
53%
47%

37,5%

2014

2015

42%

2016

Chú thích:
Nam

Nữ

(Nguồn: Báo cáo của phòng Quản lý đối tượng tháng 12 năm 2016 về tăng giảm số

lượng người cao tuổi tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh ĐắkNông)
19


Nhìn vào biểu đồ ta thấy năm 2016 có số lượng người cao tuổi cao nhất với tổng
cộng 19 người, trong đó nam là 8 người chiếm 42% và nữ là 11 người chiếm 58%.
Tiếp theo là năm 2015 người cao tuổi có tổng cộng 16 người trong đó nam có 7
người chiếm tỷ lệ 47% và nữ là 9 người chiếm 53%. Cuối cùng năm 2014 có số
lượng người cao tuổi thấp nhất với 15 người trong đó 6 nam chiếm 37,5 % và 9 nữ
chiếm 62,5 %. Như vậy, năm 2015 hơn năm 2014 là 1 người cao tuổi là nam, năm
2016 hơn năm 2015 là 3 người cao tuổi trong đó nam 1 người và nữa 2 người do có
thêm đối tượng vào Trung tâm nên số lượng người cao tuổi tăng thêm trong các
năm và chưa có người cao tuổi nào mất trong 3 năm gần đây
b. Theo độ tuổi
Biểu đồ 2.1.2c. Người cao tuổi phân theo độ tuổi
Người
3
15,78% 15,78%
15,78 %
2

10,53%

1
Tuổi 60

15,78 %

10,53%


10,53%

80

90

5.26%

70

Chú thích:
60 tuổi
61 tuổi
62 tuổi
70 tuổi

100

75 tuổi
80 tuổi
90 tuổi
97 tuổi

(Nguồn: Báo cáo của phòng Quản lý đối tượng tháng 12 năm 2016 về số lượng người
cao tuổi tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh ĐắkNông)
Nhìn theo biểu đồ trên và phần chú thích về độ tuổi ta thấy được tổng số đối tượng là
người cao tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội Đắk Nông là 19 người. Trong đó: Người cao
tuổi ở độ tuổi chiếm tỷ lệ cao là 61 tuổi, 62 tuổi,70 tuổi, 97 tuổi với cùng tỷ lệ là 15,78 %.
Người cao tuổi ở độ tuổi chiếm tỷ lệ thấp là 60 tuổi, 80 tuổi, 90 tuổi với cùng tỷ lệ là
20



10,53 % trong đó tỷ lệ thấp nhất là người cao tuổi ở độ tuổi 75 với tỷ lệ là 5,26 % (Biểu
đồ 2.1.2c). Từ đó ta có Độ tuổi từ 60 đến 69 tuổi là 08 người trong tổng số 19 người cao
tuổi trong Trung tâm chiếm 42,1 %. Độ tuổi từ 70 đến 79 tuổi là 04 người trong tổng số
19 người cao tuổi trong Trung tâm chiếm 21,05 %; Độ tuổi từ 80 đến 89 tuổi là 02 người
trong tổng số 19 người cao tuổi trong Trung tâm chiếm 10,53 %. Độ tuổi từ 90 đến 99
tuổi là 05 người trong tổng số 19 người cao tuổi trong Trung tâm chiếm 26,32 %. Như
vậy độ tuổi trong khoảng 60 đến 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,1%, độ tuổi trong
khoảng 80 đến 89 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 10,53 %. Do độ tuổi từ 60 – 69 chiếm tỷ lệ
cao và họ vẫn có thể tự lo cho bản thân nếu không bị bệnh, giúp đỡ được những đối
tượng sức khỏe yếu hơn mình, nhiều tuổi hơn họ
c. Phân loại theo tình trạng bệnh tật
Bảng 2.1.2a. Người cao tuổi phân theo tình trạng bệnh
Tổng số người
Dạng bệnh

Số người bị bệnh

cao tuổi trong

Tỷ lệ % số người bị
bệnh

Trung tâm
Tim

2

19


10,52 %

Viêm gan B

3

19

15,78 %

Đái tháo đường

2

19

10,52 %

huyết áp cao

2

19

10,52 %

Huyết áp thấp

3


19

15,78 %

Tổng cộng

12

19

63,15 %

(Nguồn: Báo cáo của phòng y tế - công tác xã hội tháng 12 năm 2016 về số lượng
người cao tuổi bị bệnh tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh ĐắkNông)
Qua bảng số liệu ( 2.1.2a ) người cao tuổi bị bệnh ta thấy được: Tổng số lượng người cao
tuổi bị bệnh là 12 người chiếm tỷ lệ 63,15 % trong tổng số người cao tuổi sống tại Trung
tâm trong đó: Số lượng người cao tuổi bị bệnh tim là 2 người với tỷ lệ 10,52 %. Số lượng
người cao tuổi bị bệnh viêm gan B là 3 người với tỷ lệ 15,78 %. Số lượng người cao tuổi
21


bị Đái tháo đường là 2 người với tỷ lệ 10,52 %. Số lượng người cao tuổi bị huyết áp cao
là 2 người với tỷ lệ 10,52 %. Số lượng người cao tuổi bị Huyết áp thấp là 3 người với tỷ
lệ 15,78 %. Như vậy, số người cao tuổi bị bệnh viêm gan B và huyết áp thấp là bằng nhau
và cao nhất với tỷ lệ 15,78 % số người bị bệnh còn lại 03 bệnh là bệnh tim, bệnh huyết áp
cao, huyết áp thấp chiếm tỷ lệ bằng nhau là 10,52 %
d. Phân loại người cao tuổi theo dạng khuyết tật
Bảng 2.1.2b. Số lượng người cao tuổi theo dạng khuyết tật
Số người bị


Dạng khuyết tật

khuyết tật

Tổng số người
cao tuổi trong

Tỷ lệ %

Trung tâm

Cụt 1 chân

2

19

10,52 %

Liệt 2 chân

3

19

15,78 %

Liệt 1 tay


2

19

10,52 %

Liệt nửa người

1

19

5,26 %

Hỏng 1 bên mắt

1

19

5,26 %

Bị câm điếc

2

19

10,52 %


Tổng cộng

11

19

57,86 %

(Nguồn: Báo cáo của phòng y tế - công tác xã hội tháng 12 năm 2016 về số lượng
người cao tuổi bị khuyết tật tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh ĐắkNông)
Qua bảng số liệu ( 2.1.2b ) ta thấy được tổng số người cao tuổi bị khuyết tật là 11 người
chiếm tỷ lệ 57,86 % trong tổng số người cao tuổi sống trong Trung tâm trong đó: số
người cao tuổi bị khuyết tật cụt một chân là 02 người chiếm tỷ lệ 10,52 % . Số người cao
tuổi bị khuyết tật liệt 2 chân là 03 người chiếm tỷ lệ 15,78 %. Số người cao tuổi bị khuyết
tật liệt 1 tay là 02 người chiếm tỷ lệ 10,52 %. Số người cao tuổi bị khuyết tật liệt nửa
người là 01 người chiếm tỷ lệ 5,26 %. Số người cao tuổi bị khuyết tật hỏng 1 bên mắt là
01 người chiếm tỷ lệ 5,26 %. Số người cao tuổi bị khuyết tật bị câm điếc là 02 người
chiếm tỷ lệ 10,52 %. Từ đó, người cao tuổi bị khuyết tật chiếm tỷ lệ cao nhất là khuyết tật
liệt 2 chân với tổng số là 03 người chiếm tỷ lệ 15,78 %. Tiếp đến là người cao tuổi khuyết
tật cụt 1 chân, liệt 1 tay, bị câm điếc với mỗi dạng khuyết tật là đều có 2 người chiếm tỷ
22


lệ 10,52 %. Người cao tuổi khuyết tật chiếm tỷ lệ thấp nhất là khuyết tật liệt nửa người và
bị hỏng 1 bên mắt với tỷ lệ là 5,26%. Chính vì vậy, đối tượng là người cao tuổi bị liệt 2
chân rất cần sự quan tâm, chăm sóc của Trung tâm vì họ không thể tự đi lại được; tâm tư,
tình cảm cũng dễ thay đổi như hay nóng tính, cáu gắt, hoặc cũng có khi buồn, trầm cảm,
ít nói
c. Nguyên nhân vào trung tâm
Người cao tuổi thường đa cảm, họ luôn nghĩ về con cháu, về quá khứ mỗi khi cô đơn,

rảnh rỗi. Về già, ai cũng mong được bên cạnh, người thân yêu đến cuối cuộc đời. Thế
nhưng, vì những lý do khác nhau, nhiều người đã không được hưởng niềm hạnh phúc
tưởng chừng như đơn giản vậy. Các cụ già hiện đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông là những người đang sống những ngày cuối đời
trong cảnh tuổi già đơn chiếc như vậy. Nguyên nhân các cụ vào Trung tâm thì có rất
nhiều như:
+ Do không hòa hợp với các thành viên trong gia đình, người thân. Có cụ có con cháu
nhưng con cháu không nuôi vì tính cách nóng nảy, hay chửi bới như cụ bà P.T.N 97 tuổi
vào Trung tâm đã được 02 năm. Cụ có 01 người con trai nhưng đã mất giờ chỉ còn con
dâu và một đứa cháu nội nhưng từ ngày con trai cụ mất là cụ phải vào Trung tâm ở vì con
dâu, cháu nội không muốn nuôi bà do không chịu nổi tính khí của bà: hay chửi bới, nói
tục, không vừa mắt những gì họ làm, sẵn sàng cầm gậy đuổi đánh dù tuổi đã già... Hay
ông Q có người em trai nhưng tình cảm anh em đã chia cắt từ lâu cũng chỉ vì tranh chấp
đất đai của bố mẹ để lại. Chán nản, nên ông cũng không muốn tranh dành và cũng xin
vào Trung tâm từ lâu
+ Do không có người nuôi dưỡng khi tuổi già như bà N.T.X, bà D, bà V, ông C, ông L.
Trong đó: bà X, bà D, bà V thì ở 1 mình không lập gia đình, chỉ còn họ hàng xa nhưng họ
không thể chăm sóc đến khi già được đưa vào trung tâm. Còn ông C có em trai nhưng
người em có gia đình cũng đang được con nuôi nên người em này cũng không giúp được
gì cả. Riêng ông L có lấy vợ nhưng không có con, khi vợ ông L mất thì ông xin vào
Trung tâm vì sợ lúc ốm đau không có ai chăm sóc
+ Do bệnh tật, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không muốn phụ thuộc vào con cháu như
bà M.X, bà T.C. Trong đó, bà M.X chồng mất đã lâu có con, có cháu nhưng vì từ khi bà
23


bị tai biến nằm một chỗ thì bà cũng xin vào Trung tâm do không muốn con mình phải
nuôi thêm mình vì gia đình khó khăn, phải nghỉ làm để chăm sóc mình, hay bà T.C có
con nhưng gia đình người con cũng khó khăn nên bà cũng không muốn con cái thêm
gánh nặng từ khi bà bị tai biến nằm một chỗ

+ Do con cái không muốn phụng dưỡng cha mẹ như bà T.A khi bà bị tai biến liệt 2 chân
nên không đi lại, không phụ giúp gì được con cháu nên bà cũng được đưa vào Trung tâm
+ Do tuổi trẻ sống lang thang như đi ve chai, bán vé số, và không có nhà cửa, không còn
người thân thêm vào nữa là bị bệnh, tật do tuổi già, có bệnh giờ mới tái phát, hay gặp tai
nạn,...nên khi đến tuổi già, không còn sức khỏe tự nuôi bản thân vì bệnh tật thì họ xin vào
Trung tâm như trường hợp bà Y, bà N.K, bà T.P, ông T.Q, ông T.M, ông T.X.Q, ông A.V,
ông H, ông M.H
2.2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng
- Thủ tục hành chính đề nghị đưa đối tượng là người cao tuổi vào nuôi dưỡng tại Trung
tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Nông:

24


Lĩnh vực :
Đơn vị thực
hiện :
Cơ sở pháp lý :

Lĩnh vực Lao động - Thương binh & xã hội
Sở Lao động TBXH
Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy
định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ
sở Bảo trợ xã hội.

- Nghị định 67/2007NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ quy
định về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ,
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP

ngày 13/4/2007.

- Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày
18/8/2010 của liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ
giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP
ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ
về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 06/1/2011 của UBND
tỉnh Đắk Nông về quy định mức trợ cấp, trợ giúp các đối tượng

25


×