MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 3
1. Bình luận về nhận định: “Khơng có luật so sánh, chỉ có so sánh luật” .. 3
1.1. Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng trong cách gọi tên
môn học .......................................................................................................... 3
1.2. Bản chất sự tranh luận về tên gọi của môn học .................................. 5
1.3. Căn cứ lựa chọn tên môn học................................................................ 6
2. Liên hệ tới một môn học hoặc lĩnh vực pháp luật đã được giảng dạy để
làm rõ nhận định trên ...................................................................................... 8
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 12
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lý luận về môn học ta tạm gọi là “luật so sánh” thì cịn rất nhiều tranh
luận trong khoa học pháp lý Việt Nam cũng như trên thế giới về rất nhiều nội
dung chưa có sự thống nhất như: nội hàm của một số thuật ngữ (hệ thống pháp
luật, văn hóa pháp luật,...); căn cứ phân chia hệ thống pháp luật;... tuy nhiên vấn
đề chính của sự tranh luận trên xoay quanh tên gọi “luật so sánh”. Có quan điểm
cho rằng phải được gọi tên bằng “luật so sánh”, quan điểm khác cho rằng nên gọi
“so sánh luật” hoặc “luật học so sánh” hay “lập pháp so sánh”; quan điểm khác
lại cho rằng: “khơng có luật so sánh, chỉ có so sánh luật”;... Với những quan điểm
trái chiều đó dẫn đến cuộc tranh cãi gay gắt giữa các học giả nhằm tìm ra một
cách gọi đúng về mặt bản chất nhất. Mặc dù cuối cùng đi tới kết luận chấp nhận
việc sử dụng thay thế cho nhau của những thuật ngữ này, song vẫn chưa đi tới một
sự thống nhất hồn chỉnh. Do đó, qua bài tiểu luận này, em xin được lựa chọn vấn
đề: “Bình luận về nhận định: “Khơng có luật so sánh, chỉ có so sánh luật”.
Qua đó liên hệ tới một mơn học hoặc lĩnh vực pháp luật đã học để làm rõ nhận
định trên”. Do hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế cộng với nguồn tài liệu
tham khảo bằng tiếng Việt cịn khá khiêm tốn nên khơng tránh khỏi sự thiếu sót.
Rất mong thầy, cơ góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn.
2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Bình luận về nhận định: “Khơng có luật so sánh, chỉ có so sánh luật”
Trước khi xét tới tính đúng sai, ta nhận thấy đây là một lời nhận định với hai
mệnh đề tương ứng với hai vế câu, bao gồm:
- “Khơng có luật so sánh” (phủ định)
- “Chỉ có so sánh luật” (khẳng định)
Có thể thấy sự đối lập giữa hai mệnh đề này chỉ khác nhau ở vị trí các từ
trong hai thuật ngữ “luật so sánh” và “so sánh luật”. Theo từ điển tiếng Việt thuật
ngữ là những từ ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái
niệm của một ngành khoa học nhất định. Với tư duy của cá nhân em thì nhận định
trên có thể diễn đạt theo hướng: Khơng có mơn học/ngành khoa học nào có tên
là “luật so sánh”; chỉ có “so sánh luật” với tư cách là một phương pháp dùng
sự so sánh để so sánh các quy định, hệ thống pháp luật của các quốc gia với
nhau.
Trong các tài liệu, sách báo nghiên cứu về cái tạm gọi là “luật so sánh” ở
nước ta hiện nay cũng tồn tại đan xen những tên gọi khác nhau về những thuật
ngữ tương tự như trên. Để làm sáng tỏ nhận định này, cá nhân em sẽ đi trả lời
những câu hỏi sau:
- Sự đa dạng trong cách gọi tên môn học. Nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng này?
- Bản chất về sự tranh luận tên gọi mơn học là gì?
- Căn cứ lựa chọn thuật ngữ đặt tên cho môn học này.
1.1. Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng trong cách gọi tên môn
học
Phải thừa nhận một điều rằng, hiện nay trong khoa học luật so sánh chưa có
sự thống nhất giữa các học giả trên thế giới về cách sử dụng thuật ngữ trên. Chúng
ta đều biết ngôn ngữ là chức năng của giao tiếp để thể hiện tri thức ra bên ngoài
3
thế giới khách quan, nhưng chính từ sự phong phú và khác biệt dẫn đến trong các
ngôn ngữ khác nhau, thuật ngữ được sử dụng để chỉ lĩnh vực học thuật này cũng
khơng hồn tồn thống nhất về mặt ngữ nghĩa [1]. Tiếng Anh có các tên như:
“comparative law”; “law comparative”; “comparative jurisprudence”. Tiếng
Pháp là “droit comparé”. Tiếng Đức là “rechtsvergleichung”; “vergleichende
rechtslehre”; “vergleichende rechtswissenchaft” đều mang ý nghĩa chung. Nhiều
công trình khoa học mặc dù cùng nghiên cứu về bản thân cái tạm được gọi là “luật
so sánh” nhưng lại sử dụng những tên gọi khác nhau. Ví dụ, “luật so sánh”
(comparative law) theo cách gọi của De Cruz, Gutteridge, Hart, Hoecke và
Michael
Bogdan,...;
“so
sánh
luật”
(“comparision
of
law”
hay
“rechtsvergleichung”) theo Zweigert và Kotz,...; “luật học so sánh”
(comparative jurisprudence) theo John Salmond,...; “nghiên cứu so sánh luật”
(comparative legal studies) theo Legrand và Munday,...[2]. Như vậy có thể nhận
thấy không chỉ với các ngôn ngữ khác nhau dẫn đến cách gọi khác nhau, mà ngay
trong cùng một ngôn ngữ cũng có thể tồn tại nhiều tên gọi. Mặc dù tồn tại nhiều
tên gọi khác nhau bằng các ngôn ngữ khác nhau, nhưng tựu trung lại, tên gọi của
lĩnh vực học thuật này dịch sang tiếng Việt bao gồm các tên gọi phổ biến như:
“Luật so sánh”; “So sánh luật”; “Luật học so sánh” và “Luật đối chiếu” với nội
hàm khơng hề đồng nhất. Theo đó:
- “Luật so sánh”: Người không ủng hộ cho rằng tên gọi này sẽ gây hiểu nhầm
có sự tồn tại trên thực tế một ngành luật mới - Luật so sánh, tương đương với
ngành luật Hình sự, Dân sự, Đất đai, Hơn nhân và gia đình;... có đối tượng điều
chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
- “So sánh luật”: Người ủng hộ cho rằng chỉ nên coi đây là một phương
pháp nghiên cứu pháp luật như bao phương pháp nghiên cứu khoa học khác.
- “Luật học so sánh”: Thuật ngữ này có nội dung tổng hợp rộng lớn hơn rất
nhiều so với thuật ngữ “luật so sánh” và không gây nhầm lẫn. Với ý nghĩa dùng
để nói về một ngành khoa học pháp lý có đối tượng nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu.
4
- “Luật đối chiếu”: Có ý nghĩa tương tự “luật so sánh”, nhưng phạm vi
nghiên cứu hẹp, chỉ xem xét bề ngoài – “đối chiếu”.
Tuy nhiên, sau cùng đa số các học giả chấp nhận việc sử dụng các thuật ngữ
trên có thể thay thế cho nhau. Và ngày nay khi tra cứu bằng các ứng dụng tìm
kiếm thơng minh đã cho thấy thuật ngữ “comparative law” (luật so sánh) càng
ngày càng có tần suất sử dụng nhiều hơn thuật ngữ “comparative jurisprudence”
(luật học so sánh). Điều này cho thấy tính phổ biến và thơng dụng của thuật ngữ
“luật so sánh” [1].
Như vậy không chỉ tồn tại hai thuật ngữ “luật so sánh” và “so sánh luật” nói
tới lĩnh vực học thuật này, mà các tài liệu tiếng Việt còn có rất nhiều thuật ngữ
khác nữa đều đề cập và ý chỉ môn học tạm gọi là luật so sánh này. Nguyên nhân
dẫn đến sự đa dạng này là bắt nguồn từ 3 yếu tố: (1) Đây là một ngành khoa học
mới được nhìn nhận và chỉ được đưa vào giảng dạy trong những năm gần đây; (2)
Chưa có thống nhất trong quan điểm của các học giả trên thế giới về mơn học này;
(3) Thói quen sử dụng, có nghĩa là khi dùng lâu một thuật ngữ nó sẽ trở thành “tập
quán” không dễ dàng thay đổi ngay được.
1.2. Bản chất sự tranh luận về tên gọi của môn học
Với ý nghĩa để phân biệt, thông thường tên gọi của mơn học sẽ phản ánh
hình thức hoặc nội dung hay bản chất của mơn học, từ đó giúp nhận biết nó với
các mơn học khác. Việc tranh luận về tên gọi của môn học nhằm đạt được những
điểm chung hướng đến xác định rõ bản chất môn học. Tuy nhiên trong khoa học
cũng như trong thực tiễn, việc sử dụng thuật ngữ để chỉ phạm trù hay sự vật, hiện
tượng nào đó chỉ là sự quy ước mang tính chất tương đối, mặc dù trong rất nhiều
trường hợp, tên gọi của các sự vật, hiện tượng thường được gắn với hình thức
hoặc nội dung hay bản chất của chúng [1]. Thuật ngữ “luật so sánh” đã được sử
dụng rất lâu và đến này là thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất, mặc dù các học
giả nghiên cứu về lĩnh vực này trên thế giới vẫn đang tranh cãi và chưa có sự
thống nhất về cách gọi tên, bản chất, nội hàm của một số vấn đề như: hệ thống
5
pháp luật, dòng họ pháp luật, truyền thống pháp luật, văn hóa pháp luật,... và các
nội dung khác có liên quan. Ngay cả khi thừa nhận thuật ngữ “luật so sánh” có thể
dẫn đến sự hồi nghi về lĩnh vực pháp luật thực định, song thuật ngữ này vẫn được
sử dụng một cách chính thức trong các tài liệu viết bằng nhiều ngôn ngữ khác
nhau [1] hoặc là tên gọi của một môn học bắt buộc ở các cơ sở đào tạo tên thế giới
hay tên của nhiều tổ chức hoạt động nghiên cứu vấn đề này. Ví dụ: Hội luật so
sánh của Mỹ (American Society of Comparative Law); Trung tâm quốc tế về luật
và chính trị học so sánh của Nhật Bản (The International Center for Comparative
Law and Politics);... Hay ngay tại Việt Nam, hai trường Đại học đào tạo ngành
luật lớn nhất là Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
đều xuất bản cuốn giáo trình với tên gọi “Luật so sánh”; hoặc các tổ chức như
Trung tâm luật so sánh và luật quốc tế trực thuộc Viện khoa học pháp lý thuộc Bộ
Tư pháp; Trung tâm luật so sánh của Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội;...
Việc tranh cãi về cách gọi tên môn học tạm gọi là “luật so sánh” với mục
đích nhằm xác định đúng, đủ và trọng tâm bản chất cũng như mục đích hướng tới,
là cơ sở để phân biệt nó với những mơn học khác có cùng đối tượng nghiên cùng.
1.3. Căn cứ lựa chọn tên môn học
Căn cứ hay lý do lựa chọn tên môn học bắt nguồn từ nhiều yếu tố:
Thứ nhất về thực tiễn và lý luận. Phải thừa nhận là các thuật ngữ “luật so
sánh”, “so sánh luật” hay “luật học so sánh”;... đều tồn tại vì khơng thể phủ nhận
được nhau. Ở mỗi quốc gia mà môn học này được hình thành và tồn tại thì họ sẽ
sử dụng những tên gọi có bề dày về thực tiễn và lý luận để gọi tên và một khi đã
sử dụng trong khoảng thời gian dài sẽ trở thành tập quán, thói quen mà khó có thể
thay đổi một cách nhanh chóng. Đối với một số nước trên thế giới, như những
nước xã hội chủ nghĩa thì trọng về lý luận, Mỹ thì nghiêng về tính thực dụng, cịn
các nước phương Tây do sánh luật nhằm hướng đến lợi ích kinh tế chứ không phải
dành phần thắng thua trong vấn đề lý luận, quan trọng để xây dựng nền tảng trong
vấn đề vi mô và vĩ mô [3].
6
Thứ hai về sự phổ cập thông tin. Điều này có nghĩa là một số nước đi sau
nghiên cứu lĩnh vực so sánh luật dựa trên sự tiếp nhận cũng như kế thừa những
cơng trình nghiên cứu của những nước đi trước. Do vậy mà có một số nước tiếp
thu một cách trọn vẹn và hoàn toàn những hiểu biết dẫn đến sự đồng nhất về mặt
nhận thức. Ví dụ như Trung Quốc, một quốc gia thuộc phe xã hội chủ nghĩa, trong
thời kỳ trước khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, các nước trong khối xã hội chủ nghĩa
trong đó có Trung Quốc đã gửi một số người có trình độ tới Liên Xơ để du học,
sau khi tiếp nhận những kiến thức đã được giảng dạy, họ trở về nước và mang
theo những lý luận đó áp đặt vào quốc gia mình.
Đối với Việt Nam, mơn học này cũng chỉ mới xuất hiện và được giảng dạy
phổ biến trong những năm gần đây ban đầu lấy tên là “luật so sánh”. Tuy nhiên,
sau đó trong giới học giả nước ta cũng đang tranh cãi nhau về cách gọi “luật so
sánh”; “so sánh luật” hay “luật học so sánh”. Theo sự tìm hiểu của cá nhân, vào
khoảng những năm 2004 nổi lên sự tranh cãi gay gắt về tên gọi luật so sánh mà
đặc biệt tại Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, với những tham vấn
của một số chuyên gia Việt Nam đã từng du học ở một số nước Đơng Âu, Liên
Xơ (trước khi có sự thoái trào của các nước theo phe xã hội chủ nghĩa), Bộ Giáo
dục và đào tạo đã quyết định đổi tên từ “luật so sánh” thành “luật học so sánh”
với mục đích tránh gây hiểu nhầm về cách hiểu đối với các môn học khác nghiên
cứu về ngành luật như: luật Hình sự; luật Dân sự; luật Lao động;... Do đó dễ hiểu
khi cụm từ “luật so sánh” khơng viết hoa chữ “so”. Tuy nhiên, về sau khi một số
trường tự chủ về giáo dục đã quay trở lại cách gọi ban đầu là “luật so sánh”, đơn
cử như Trường Đại học luật Hà Nội với giáo trình “luật so sánh”. Còn cách gọi
“so sánh luật” mà giới học giả Việt Nam tranh cãi là bởi họ cho rằng môn học này
không phải là ngành khoa học pháp lý , mà chỉ được xem là phương pháp dùng
cho ngành khoa học pháp lý nên thay bằng cái tên “so sánh luật” mới là chính xác.
Và lúc bấy giờ, sự tranh cãi về cách gọi tên môn học này dẫn đến việc “đẩy” môn
học này về bên khoa học cơ bản chứ không phải của khoa luật quốc tế bởi vì nó
dạy về phương pháp nghiên cứu [4].
7
Tuy nhiên hiện nay khơng cịn sự tranh cãi nữa, bởi vì rõ ràng bản chất của
luật so sánh khơng chỉ dừng lại ở việc so sánh các hệ thống pháp luật giữa các
nước để cho chúng ta gọi nó là “so sánh luật” mà còn ở trước giai đoạn của quá
trình so sánh và ở sau giai đoạn của q trình so sánh. Giai đoạn trước so sánh có
nghĩa là làm sao có thể tiếp cận được pháp luật của các nước, và tìm kiếm các
phương pháp cụ thể để tiến hành quá trình so sánh. Giai đoạn sau so sánh là giai
đoạn quan trọng với việc giải thích nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt,
trên cơ sở đó đưa ra giải pháp, kiến nghị giúp hồn thiên hệ thống pháp luật. Sau
một thời gian tranh cãi, cuối cùng đa số các học giả chấp nhận việc sử dụng những
thuật ngữ này có thể thay thế cho nhau và hiện tại thuật ngữ “luật so sánh” ngày
được sử dụng phổ biến nhiều hơn trên thế giới và tại Việt Nam
Từ sự phân tích và trả lời các câu hỏi trên có thể thấy nhận định: “Khơng có
luật so sánh, chỉ có so sánh luật” là một nhận định khơng chính xác. Thực tế tồn
tại luật so sánh với tư cách là khoa học pháp lý - luật so sánh. So sánh luật là một
phương pháp dùng trong khoa học pháp lý luật so sánh.
Cách gọi tên “luật so sánh”; “so sánh luật” hoặc những thuật ngữ khác chỉ
là sự đa dạng về mặt ngơn ngữ, cịn về bản chất thì “luật so sánh” hay “so sánh
luật” vẫn ý chỉ một ngành khoa học độc lập trong lĩnh vực khoa học pháp lý, có
cùng bản chất, có cùng đối tượng, có cùng mục đích nghiên cứu.
2. Liên hệ tới một môn học hoặc lĩnh vực pháp luật đã được giảng dạy để làm
rõ nhận định trên
Mặc dù có sự đa dạng trong cách sử dụng thuật ngữ, nhưng đối với những
người nghiên cứu, giảng dạy hay học tập như sinh viên đều có sự ngầm hiểu về
quy ước trong cách gọi tên. Tương tự như môn luật so sánh, trong chương trình
đào tạo cử nhân luật, em cũng bắt gặp một mơn học có những vấn đề tương tự, đó
là mơn “Luật quốc tế”. Chẳng thế mà ngay tại trang đầu tiên Chương I của hai
cuốn giáo trình “Luật so sánh” và “Luật quốc tế” (Trường Đại học luật Hà Nội)
đã dành ra một phần để nói qua về cách gọi tên. Bên cạnh thuật ngữ “luật quốc
8
tế” (tiếng Anh – International law) cịn có “pháp luật quốc tế”, “luật quốc tế
chung” hay có thể gọi theo thuật ngữ tương đồng là “công pháp quốc tế” (tiếng
Anh – International Public Law) đang được sử dụng rộng rãi trong khoa học pháp
lý quốc tế cũng như trong sinh hoạt quốc tế có nguồn gốc từ một số thuật ngữ
pháp lý cổ điển như “luật vạn dân – Jus gentium” (trong luật La Mã cổ ), “luật
giữa các dân tộc – Jus inter gentes”. Tuy nhiên xét về tổng thể, đều có sự tương
đồng về những nội dung cơ bản, với ý nghĩa dùng để chỉ hệ thống các nguyên tắc
và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế phát sinh giữa các quốc gia và
các chủ thể khác của luật quốc tế. Khi bắt gặp các tên gọi khác nhau thì người
nghiên cứu, giảng dạy đều ngầm hiểu rằng đó chỉ là sự quy ước về mặt ngôn ngữ
mà thôi, về mặt bản chất không khác nhau [5]. Ngoài ra thuật ngữ “luật quốc tế”
với cách gọi đầy đủ phải là “Luật quốc tế liên quan đến lĩnh vực công” hoặc “Luật
liên quan đến lĩnh vực cơng có yếu tố quốc tế”. Nhưng bởi vì chúng ta quen gọi
từ khi đưa vào chương trình đào tạo cho đến thời điểm hiện tại, hơn nữa đó lại là
những thuật ngữ mang tính chất quy ước, là sự thừa nhận chung chứ không phản
ánh hết bản chất của ngành khoa học pháp lý - Luật quốc tế. Ví dụ làm gì có cái
gọi là “cơng pháp quốc tế”, tuy nhiên ta vẫn gọi là vì tính ngắn gọn, hàm súc thay
vì việc gọi một cái tên rất dài “Luật quốc tế liên quan đến lĩnh vực công” mặc dù
tên gọi này mang đến sự rõ ràng trong cách hiểu.
Ngồi ra, ta có thể liên hệ tới mơn Triết học Mác - Lênin đã được học. Trong
đó có nhắc qua về lịch sử triết học Phật giáo. Kinh điển của Đức Phật thể hiện
trong Kinh Bát Nhã với quan điểm: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc/ Sắc
tức thị khơng, khơng tức thị sắc” có nghĩa sắc cũng như khơng, khơng cũng như
sắc; sắc đích thực là khơng, khơng đích thực là sắc. Theo đó “sắc” trong đạo Phật
dùng để chỉ sự vật, có hình tướng mà ta có thể cảm nhận bằng giác quan. Từ
“khơng” khơng phải là “khơng có gì” mà phải hiểu là “tính khơng” tức sự trống
rỗng của vạn vật, khơng có tự tính chân thực, khơng có bản chất vĩnh viễn. Tất cả
sự vật, hiện tượng đều do nhân duyên hợp thành. Ví dụ, như chiếc xe đạp của bản
thân, chúng ta coi nó như một sự hiện hữu riêng biệt có thể cầm, nắm, đi,... Tuy
9
nhiên soi cái nhìn của đạo Phật vào, ta thấy rằng chiếc xe khơng tồn tại, nó khơng
có bản chất cố định để nhận diện, khơng có tự tánh chân thực của chính nó. “Chiếc
xe đạp” nó chỉ là một cái tên gọi giả định để nói về một tập hợp nhiều thành phần
liên kết lại với nhau: sắt, cao su, nhựa,... và cái tên gọi đó chỉ là do chính bản thân
ta đặt cho nó mà thơi, chứ vốn dĩ làm gì có cái gọi là xe đạp. Đối chiếu theo nhận
định trên: “Khơng có luật so sánh, chỉ có so sánh luật” ta càng thấy được chân lý
đúng đắn của triết học Phật giáo, “luật so sánh” hay “so sánh luật” chẳng qua cũng
chỉ là một cách gọi quy ước mang tính tạm bợ và giả định mà chúng ta đặt cho nó
thơi, nếu truy ngun đến tận cùng thì chẳng thấy cái nào gọi là “luật so sánh/ so
sánh luật” cả. Do vậy đừng nên chấp trước vào hình tướng bề ngồi (qua cách gọi
tên), thay vì vậy hãy coi trọng những điều bên trong (mặt nội dung).
10
KẾT LUẬN
Triết học Mác – Lênin cũng như triết học Phật giáo đã chỉ ra rằng: Nội dung
mới chính là cái quyết định hình thức trong quá trình vận động và phát triển của
sự vật, hiện tượng. Do đó nếu chúng ta cứ mải mê tranh cãi về việc gọi tên môn
học này là “luật so sánh” hay “so sánh luật” chẳng khác gì việc tranh luận giữa
hai phe duy tâm và duy vật: “Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào quyết
định cái nào?”. Vì vậy cần phải hiểu cách gọi tên chỉ là việc quy ước với nhau,
việc gọi “luật so sánh” hay “so sánh luật” nên hiểu về mặt nội dung, tránh những
tranh cãi khơng đáng có.
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trường Đại học luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật so sánh, Nxb. Cơng
an nhân dân, Hà Nội;
[2]
/>0so%20sanh.pdf;
[3] Bài giảng online,
/>[4] />[5] Trường Đại học luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội.
12