Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bình luận về Cơ cấu ngành kinh tế Việt nam hiện nay và vấn đề tái cơ cấu ngành sau khủng hoảng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.2 KB, 11 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bình luận về Cơ cấu ngành kinh tế Việt nam hiện nay và vấn đề tái cơ cấu
ngành sau khủng hoảng.
LỜI MỞ ĐẦU
Cơ cấu kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi
quốc gia trên thế giới, bởi vì cơ cấu hợp lý sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và
vững chắc hơn. Hiện nay, khi toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành xu thế tất yếu khách
quan thì việc xây dựng cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói riêng
không thể chỉ căn cứ vào điều kiện trong nước, mà còn phải tính đến yếu tố bên
ngoài, trong đó có xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, cơ cấu ngành kinh tế nước ta đã
có sự chuyển đổi theo hướng tích cực, góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng
nhanh và khá ổn định, đồng thời tạo điều kiện để quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam ngày càng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế của nước ta trong thời
gian qua đã có sự biến động mạnh mẽ dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay kể từ năm 1929. Dưới tác động của cuộc khủng
hoảng đặt ra vấn đề đó là tái cơ cấu nền kinh tế sau khủng hoảng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I: Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
I. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành:
1. Cơ cấu ngành của một nền kinh tế
a. Cơ cấu kinh tế
-Cơ cấu kinh tế là tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống
kinh tế quốc gia.
-Số lượng tỷ trọng các nhóm nghành và các yếu tố cấu thành tổng thể hệ thống
kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước.
-Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố . .
.hướng vào mục tiêu xác định.
* Các bộ phận cấu thành cơ cấu kinh tế:


-Cơ cấu ngành kinh tế
-Cơ cấu thành phần kinh tế
-Cơ cấu lãnh thổ
b. Cơ cấu nghành kinh tế
-Cơ cấu nghành kinh tế là một trong các bộ phận cấu thành cơ cấu kinh tế.Nó
là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tổng hợp giữa chúng với nhau,biểu thị
bằng vị trí tỷ trọng của mỗi nghành kinh tế đó trong nền kinh tế quốc dân
-Cơ cấu nghành phản ánh trình độ phân công lao động xã hội nói chung của
nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu
nghành là đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển như Việt Nam.Đặc biệt là
dưới tác động của cuôc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa diễn ra.
*Các chỉ tiêu đánh giá:
Chỉ tiêu về lượng: tỷ trọng của các nghành trong tổng thể nền kinh tế.
Chỉ tiêu về chất: vị trí của mỗi nghành trong nền kinh tế.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự phát triển của các ngành kinh tế dẫn
đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành kinh tế và làm thay đổi mối quan hệ
tương quan giữa chúng trước và sau một thời điểm.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế tù dạng
này sang dạng khác phù hợp với sự phân công lao động xã hội, sự phát triển của lực
lượng sản xuất và các nhu cầu xã hội.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương II: Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam hiện nay và vấn đề tái cơ cấu
kinh tế sau khủng hoảng
1. Cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay
Thực hiện định hướng của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sau hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã đạt
được những kết quả sau đây.
Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của

GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ
trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống
27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, và đến năm 2008 ước còn
20,6%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm
1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2008 ước tính
sẽ tăng đến 41,6%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là
38,6%; năm 1995: 44,0%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm 2008 sẽ là
khoảng 38,7%.
Bảng cơ cấu nghành kinh tế
Năm 1990 1995 2000 2005 2008
Nông nghiệp 38,1% 27,2% 24,5% 20,9% 20,6%
Công nghiệp 22,7% 28,8% 36,1% 41% 41,6%
Dịch vụ 38,6% 44% 38.7% 38,1% 38,7%
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và
dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm
đi.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự chuyển
dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá
trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3%
năm 2007. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã
hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông
thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch
vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần. Tỷ lệ hộ nông nghiệp (bao
gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) đã giảm 9,87%; tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên
8,78%. Năm 2007, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu
hộ, tăng 62% so với năm 2000.
Trong cơ cấu các thành phần kinh tế kinh tế tư nhân được phát triển không
hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không

cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi
cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn
lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Về cơ cấu vùng kinh tế, trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã
hình thành 6 vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông
Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông
Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm
là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.
Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng
các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng
hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận
lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu.
Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào
kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là

×