Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bình luận về cơ chế, ý nghĩa và vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.07 KB, 3 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trong cơ cấu kinh tế thế giới nói chung cũng như cơ cấu kinh tế của ASEAN,
ngành dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng
kinh tế thế giới. Nhận thức được vai trò của thương mại dịch vụ đối với sự phát triển kinh tế, các
quốc gia thành viên ASEAN đã tiến hành các hoạt động nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại dịch
vụ như việc hạn chế, xóa bỏ các rào cản thương mại dịch vụ và hoạt động công nhận lẫn nhau.
Trong phạm vi bài tập này, em xin được “Bình luận về cơ chế, ý nghĩa và vai trò của hoạt động
công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN”.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung
Trước hết chúng ta có thể hiểu dịch vụ là các hoạt động của con người, được kết tinh thành
các loại sản phẩm vô hình nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Như vậy thương mại dịch vụ là
khái niệm chỉ các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ
1
Nhằm đảm bảo sự tự do của thương mại dịch vụ trong khu vực, các nhà lãnh đạo ASEAN đã
tiến hành ký kết Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) vào ngày 15/12/1995. AFAS đã trở
thành cơ sở pháp lý nên tảng cho việc thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN trong
đó có quy định về công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên ASEAN.
Điều 5 Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ quy định “Mỗi quốc gia thành viên có thể công
nhận trình độ giáo dục hoặc kinh nghiệm nhận được, các yêu cầu đã được thỏa mãn, hoặc các giấy
chứng nhận hoặc giấy phép đã được cấp tại một quốc gia thành viên khác, để sử dụng cho mục
đích cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận nhà cung cấp dịch vụ…trên cơ sở một hiệp định hoặc
thỏa thuận với quốc gia thành viên có liên quan hoặc có thể đơn phương công nhận”.
2. Bình luận về cơ chế công nhận lẫn nhau.
Về cơ chế để tiến hành công nhận lẫn nhau bao gồm:
- Kí kết Hiệp định khung về công nhận lẫn nhau
- Kí kết Hiệp định khung trong từng lĩnh vực cụ thể của AFAS
- Kí kết các thỏa thuận đa phương, song phương giữa các quốc gia về công nhận lẫn nhau
- Đơn phương công nhận từ phía quốc gia tiếp nhận.
Dựa trên cơ chế trên, tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 7 năm 2001, các nhà lãnh đạo
ASEAN đã giao nhiệm vụ cho Ủy ban điều phối dịch vụ ASEAN (CCS) khởi động vòng đàm phán


Hiệp định về công nhận lẫn nhau (MRA). Ủy ban điều phối dịch vụ đã thành lập một nhóm chuyên
gia đặc biệt về MRA để bắt đầu đàm phán về các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong dịch vụ.
Hiện nay đã có 7 thỏa thuận công nhận lẫn nhau được ký kết, bao gồm: Thỏa thuận khung ASEAN
về công nhận lẫn nhau trong dịch vụ kế toán 2009, Thỏa thuận ASEAN về công nhận lẫn nhau đối
với hành nghề y tế 2009, Thỏa thuận ASEAN về công nhận lẫn nhau đối với những người hành
nghề nha sỹ 2009, Thỏa thuận ASEAN về công nhận lẫn nhau đối với dịch vụ xây dựng 2009, Thỏa
thuận ASEAN về công nhận lẫn nhau đối với dịch vụ y tá 2005, Thỏa thuận ASEAN về công nhận
lẫn nhau đối với dịch vụ kiến trúc 2007 và Thỏa thuận khung ASEAN về công nhận lẫn nhau đối
với chứng chỉ đo đạc 2007. Ngoài ra còn có các thỏa thuận đa phương, song phương giữa các quốc
gia hay sự đơn phương công nhận từ phía quốc gia tiếp nhận.
1
Tập bài giảng môn Pháp luật cộng đồng ASEAN, tr.170
1
Cơ chế công nhận lẫn nhau của ASEAN có ưu điểm đó là nó hoàn toàn dựa trên sự tự
nguyện, thỏa thuận giữa các quốc gia, không bắt buộc bất kỳ một quốc gia thành viên ASEAN nào
phải chấp nhận hoặc phải tham gia các hiệp định và thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Thông qua các
hiệp định, thỏa thuận giữa các quốc gia hoặc hành vi đơn phương công nhận sẽ tạo cơ sở pháp lý để
các nhà cung cấp dịch vụ có thể tiến hành cung cấp dịch vụ tại một quốc gia khác. Đặc biệt hành vi
đơn phương công nhận từ phía quốc gia tiếp nhận mà không cần trải qua các vòng đàm phán, kí kết
thỏa thuận sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia có ngành dịch vụ kém phát triển có thể nhanh chóng,
dễ dàng tiếp nhận dịch vụ từ các nhà cung cấp đến từ các quốc gia có ngành dịch vụ phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh đó, cơ chế này cũng còn tồn tại những hạn chế như: Do hoàn toàn dựa
trên sự tự do, thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên cho nên việc kí kết các hiệp định, thỏa thuận
công nhận lẫn nhau phụ thuộc rất lớn vào thiện chí, quan hệ hợp tác của các nước. Mặt khác, các
thỏa thuận công nhận lẫn nhau phải được ký kết trong từng lĩnh vực cụ thể của AFAS mà hiện tại
có 12 phân ngành dịch vụ chính thuộc phạm vi điều chỉnh của AFAS, mỗi phân ngành chính lại bao
gồm nhiều phân ngành dịch vụ nhỏ. Như vậy để ký kết được tất cả các thỏa thuận công nhận lẫn
nhau trong tất cả các lĩnh vực của ngành dịch vụ là một khó khăn rất lớn đối với các quốc gia
ASEAN. Và thực tế đến nay mới chỉ có 7 thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong 7 lĩnh vực được kí
kết.

3. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ
Hoạt động công nhận lẫn nhau có vai trò rất to lớn đối với thương mại dịch vụ của ASEAN.
Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau được kí kết nhằm công nhận chứng chỉ của các nhà cung cấp
các dịch vụ nghề nghiệp đến từ các quốc gia thành viên ASEAN. Nó tạo điều kiện cho các nhà
cung cấp dịch vụ chuyên môn nước ngoài tiếp cận và thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ tại thị
trường của một quốc gia khác. Qua đó không chỉ tạo điều kiện để các quốc gia có thể tiếp nhận, sử
dụng dịch vụ tốt hơn từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, đa dạng hóa ngành dịch vụ trong
nước mà còn nâng cao tính cạnh tranh, thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển.
Công nhận lẫn nhau cùng với việc hạn chế và xóa bỏ các rào cản thương mại dịch vụ là
phương thức để thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN. Thông qua hoạt động công
nhận lẫn nhau sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các quốc gia thành viên ASEAN, tiến
tới thành lập khu vực dịch vụ ASEAN.
KẾT LUẬN
Trong thương mại dịch vụ thì hoạt động công nhận lẫn nhau có vai trò, ý nghĩa hết sức to
lớn. Nhận thức được vai trò ấy, các quốc gia thành viên ASEAN đã không ngừng xúc tiến các
phiên đàm phán trong nhiều lĩnh vực để đi đến kí kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong các
lĩnh vực dịch vụ khác nhau. Trong thời gian tới, để hoạt động công nhận lẫn nhau thực sự phát huy
vai trò của mình trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại dịch vụ thì cần phải tiếp tục phát huy
những ưu điểm cũng như khắc phục những hạn chế trong cơ chế công nhận lẫn nhau giữa các quốc
gia thành viên ASEAN.
2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung tâm luật Châu Á – Thái Bình Dương, Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN,
Hà Nội, 2011.
2. Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) ngày 15/12/1995
3

×