Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Lí luận văn học và văn học thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.3 KB, 117 trang )

lOMoARcPSD|11809813

đại học huế
trung tâm đào tạo từ xa

TS. BI THANH TRUYỀN (Chủ biên)
TS. NGUYỄN THANH TÂM

Giáo trình

VĂN HỌC 1
(LÍ LUẬN VĂN HỌC VÀ VĂN HỌC THIẾU NHI)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ
Huế - 2012

1
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình này được biên soạn để phục vụ cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học thuộc các
hình thức đào tạo Chính quy, Từ xa, Vừa học vừa làm, Liên thông… của các trường Đại học Sư
phạm trong cả nước.
Giáo trình gồm hai phần: Phần một: Lí luận văn học (5 chương); Phần hai: Văn học
thiếu nhi (4 chương). Cuối mỗi chương là những kiến thức trọng tâm mà sinh viên cần nắm
vững cùng hệ thống câu hỏi, bài tập và gợi ý trả lời nhằm giúp người học dễ dàng lĩnh hội
và hoàn thiện kiến thức.
Do điều kiện thời gian và tư liệu còn hạn chế, lần đầu tiên ra mắt độc giả, cuốn sách sẽ


không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tơi xin chân thành cảm ơn trước những
góp ý, nhận xét của bạn đọc, giáo viên, các nhà nghiên cứu… để có điều kiện bổ sung, chỉnh
sửa cho những lần tái bản sau.

Huế, tháng 3 – 2012
Các tác giả

2
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

PHẦN MỘT: LÍ LUẬN VĂN HỌC
Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC
1.1. KHÁI NIỆM LÍ LUẬN VĂN HỌC
Lí luận văn học là một bộ phận của khoa nghiên cứu văn học. Nó lấy các hiện tượng văn
học như tác phẩm, thể loại, nhà văn, hoạt động sáng tác, sự tiếp nhận, quá trình phát triển của văn
học… làm đối tượng nghiên cứu. Mục đích của lí luận văn học là rút ra các khái niệm, các quy
luật có tính phổ biến về văn học nhằm trả lời các câu hỏi: “Văn học là gì?”, “Tác phẩm cấu tạo
như thế nào?”, “Thế nào là tác phẩm hay?”… từ đó giúp người đọc thưởng thức, nghiên cứu văn
học một cách tự giác.
Có thể tập hợp những vấn đề được lí luận văn học nghiên cứu vào ba nhóm chính:
1. Lí thuyết về tính đặc trưng của văn học như một hoạt động sáng tác tinh thần của con
người với các khái niệm chủ yếu: tính hình tượng, tính nghệ thuật, lí tưởng thẩm mĩ, các thuộc
tính xã hội của văn học, các nguyên tắc đánh giá sáng tác văn học nói chung.
2. Lí thuyết về cấu trúc tác phẩm văn học với các khái niệm chính: đề tài, chủ đề, nhân vật,
tính cách, cảm hứng, cốt truyện, kết cấu, các vấn đề phong cách học (tu từ học) ngôn ngữ, luật

thơ, thi học lí thuyết.
3. Lí thuyết về q trình văn học với các nội dung: phong cách, các loại và các thể văn học,
các trào lưu, khuynh hướng văn học, q trình văn học nói chung.
1.2. NỘI DUNG CỦA LÍ LUẬN VĂN HỌC
Lí luận văn học là lí luận khoa học về văn học, lấy văn học làm đối tượng nghiên cứu. Lí
luận văn học có nhiệm vụ khái qt về bản chất, đặc trưng, cấu tạo, quy luật tồn tại và phát triển
của văn học, giúp cho con người hiểu được mọi hiện tượng văn học từ tác phẩm, tác giả, thể loại,
trào lưu, phong cách… đồng thời cung cấp một hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học chặt
chẽ với tư cách là những công cụ, để người đọc và nhà phê bình, các nhà văn học sử có thể vận
dụng để nghiên cứu văn học một cách hữu hiệu.
Đối tượng của lí luận văn học khơng phải là một vài tác phẩm, tác giả cụ thể, mà là toàn bộ
văn học như là một lĩnh vực nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội. Đó là một đối tượng rộng,
vừa thống nhất, vừa đa dạng, lại ln ln đổi thay trong lịch sử, do đó lí luận văn học khơng dễ
trả lời câu hỏi “Văn học là gì?” nếu khơng xem xét tồn diện.
Lí luận văn học tất nhiên khơng thể khơng phân tích một số tác phẩm, tác giả cụ thể, nhưng
nó nghiên cứu các hiện tượng đó như là những ví dụ. Nói cách khác, nghiên cứu tác phẩm, tác giả
cụ thể, lí luận văn học khơng nghiên cứu như nhà phê bình văn học và lịch sử văn học nhằm đánh

3
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

giá ý nghĩa, vị trí từng tác phẩm, tác giả đó, mà là nhằm xem xét một trào lưu văn học, cuộc vận
động của văn học. Lí luận văn học vận dụng phương pháp luận triết học, từ tầm cao lí luận mà
trình bày và phân tích tính chất, đặc điểm, quy luật của văn học, xây dựng nên các khái niệm,
phạm trù.
Phạm vi của lí luận văn học bao gồm các bộ phận sau: Một là bản chất, đặc trưng của văn
học, hai là cấu tạo tác phẩm và thể loại, ba là quá trình sáng tác, bốn là tiến trình phát triển văn

học, năm là sự tiếp nhận văn học. Năm bộ phận này bao quát hết các mặt quy luật của văn học.
Mỗi bộ phận có những quy luật, phạm trù riêng nhưng đều có liên hệ mật thiết với nhau trong q
trình lịch sử.
1.3. TÍNH CHẤT CỦA LÍ LUẬN VĂN HỌC
Khoa nghiên cứu văn học là ngành khoa học nghiên cứu về quan điểm, nội dung, nghệ
thuật, phương pháp, tư liệu v.v... trong việc mô tả, giải thích, đánh giá các sự kiện văn học từ bản
chất đến quá trình, từ các hiện tượng đến quy luật nội tại của từng nền văn học dân tộc qua các
thời kì lịch sử và các nền văn học thế giới. Khoa học này bao gồm nhiều bộ môn nghiên cứu văn
học cụ thể, tương đối độc lập như: lí luận văn học, lịch sử văn học, phê bình văn học, phương
pháp luận nghiên cứu văn học...
Lí luận văn học là một bộ môn khoa học, là thành quả đúc kết, khái quát kinh nghiệm văn
học của nhân loại. Vì thế, nó chịu sự chi phối của trình độ phát triển của văn học và trình độ nhận
thức của con người. Nhưng lí luận văn học khơng phải là số cộng giản đơn các kiến thức về văn
học. Từ kinh nghiệm nâng lên lí luận phải trải qua một q trình kiểm nghiệm, sàng lọc, khái
qt, hệ thống hóa. Bởi vì văn học là một hoạt động tinh thần của con người, thơng qua hình
thức thẩm mĩ, hình thức đánh giá mà chiếm lĩnh thế giới, cho nên lí luận văn học không giản
đơn là hệ thống kiến thức về văn học mà còn là hệ thống giá trị về văn học. Lí luận văn học
khơng chỉ giải thích văn học là gì mà cịn phải cho biết văn học thế nào là hay, là tiến bộ. Lí
luận văn học là một bộ mơn khoa học nhân văn, nó nói lên mối quan hệ khăng khít giữa văn
học và con người, thể hiện bản tính người của văn học.
1.4. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA VIỆC HỌC LÍ LUẬN VĂN HỌC
1.4.1. Mục đích
Việc học mơn học này sẽ giúp cho sinh viên nắm được những vấn đề cơ bản của lí luận
văn học như: nguyên lí chung, hiểu về tác phẩm văn học, hiểu những đặc trưng của thể loại văn
học để lí giải được những vấn đề về văn học đặt ra ở bậc tiểu học.
Ngoài những vấn đề dẫn luận chung, lí luận văn học còn cung cấp cho sinh viên những
hiểu biết về kĩ năng phân tích, cảm thụ văn học để khi ra trường có thể giảng dạy có hiệu quả
những tác phẩm, trích đoạn làm ngữ liệu dạy học trong chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt ở
tiểu học trên quan điểm tích hợp dạy tiếng Việt và văn học.


4
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

1.4.2. Yêu cầu và phương pháp
Học lí luận văn học của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học phải luôn gắn với chương trình
Tiếng Việt, Văn học ở bậc học này. Ngồi u cầu quan trọng đó ra, sinh viên cịn phải có tầm
nhìn rộng hơn về văn học của dân tộc và của thế giới để có thể tham gia vào việc nghiên cứu
khoa học thuộc lĩnh vực này.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG 1
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Ở chương này, người học cần nắm được khái niệm, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của lí
luận văn học, tính chất của lí luận văn học so với các bộ môn khác trong khoa nghiên cứu văn
học.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Cho biết những nội dung chủ yếu của lí luận văn học.
2. Nêu mối quan hệ giữa lí luận văn học với lịch sử văn học và phê bình văn học.
III. GỢI Ý GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP
1. Nội dung của lí luận văn học gồm các phương diện chủ yếu sau đây:
a. Từ mối quan hệ hai chiều giữa văn học và đời sống xã hội chúng ta sẽ phải giải quyết về nguồn
gốc đối tượng, tính chân thực, tính khuynh hướng, chức năng của văn học v.v...
b. Đặt văn học trong mối quan hệ với các hình thái ý thức xã hội, với các loại hình nghệ
thuật khác chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề thuộc về đặc trưng của văn học như đặc điểm của
hình tượng ngơn từ, thời gian, không gian nghệ thuật trong văn học, khả năng, vị trí của văn học
so với các loại hình nghệ thuật khác...
c. Xem xét văn học trong mối quan hệ với chủ thể sáng tạo, ta lại thấy rõ vai trò của thế
giới khách quan và sáng tác, tài năng, vốn sống, cá tính và chất lượng sáng tạo của người nghệ
sĩ...

d. Nếu xét tác phẩm văn học với tư cách là một chỉnh thể được tạo thành từ những chỉnh
thể nhỏ hơn tất yếu ta phải đề cập tới mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm, quan hệ
giữa các yếu tố trong chính tác phẩm như: Đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, cốt truyện, kết cấu,
ngôn ngữ và các biện pháp nghệ thuật...
2. Mối quan hệ giữa lí luận văn học với lịch sử văn học và phê bình văn học.
a. Lịch sử văn học (còn gọi là văn học sử) là một bộ mơn của khoa nghiên cứu văn học có
nhiệm vụ nghiên cứu quá khứ của văn học, gồm quy luật sinh thành và phát triển của các hiện
tượng và quá trình văn học diễn ra trong những điều kiện xã hội - lịch sử nhất định, chẳng hạn tác
phẩm, tác giả, thể loại, trào lưu, các giai đoạn đã qua của nền văn học dân tộc...
Hướng về đối tượng chủ yếu là phương diện sinh thành của các hiện tượng văn học, lịch sử
văn học còn chú ý đến cả sự phân đoạn, phân dịng văn học. Ngồi ra, tiếp nhận văn học cũng có

5
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

lịch sử của nó. Chẳng hạn, lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều ở Việt Nam. Bên cạnh lịch sử vĩ mơ như
lịch sử văn học dân tộc, cịn có lịch sử văn học vi mô như lịch sử sáng tạo tác phẩm cụ thể, lịch
sử văn bản...
Thông qua việc tái hiện diện mạo cá biệt của những hiện tượng văn học cụ thể trong quá
trình phát triển lịch sử, lịch sử văn học phải lí giải, làm sáng tỏ bản chất cũng như quy luật vận
động của các hiện tượng ấy, tìm hiểu ý nghĩa của chúng đối với đời sống xã hội, xác định xem
chúng có đóng góp gì mới về tư tưởng nghệ thuật.
b. Phê bình văn học là sự phán đốn, phẩm bình, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học,
đồng thời kèm theo việc phán đốn, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà
tác phẩm nói tới. Phê bình văn học được coi như một hoạt động tác động trong đời sống văn học
và quá trình văn học, như một loại sáng tác văn học, đồng thời còn được coi như một bộ môn
thuộc khoa nghiên cứu văn học. Khác với văn học sử, phê bình văn học ưu tiên soi rọi những quá

trình, những chuyển động đang xảy ra trong văn học hiện thời, khảo sát các sản phẩm xuất bản và
báo chí, phản xạ với các hiện tượng văn học, với sự cảm thụ văn học của công chúng. Ngay khi
bàn về di sản văn học quá khứ, nhà phê bình cũng chủ yếu xuất phát từ các nhiệm vụ xã hội và
thẩm mĩ của hiện tại.
Những phán đoán phê bình hầu như xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của văn học, ban
đầu với tư cách là những ý kiến của các độc giả quan trọng, hiểu biết nhất; khơng ít trường hợp
các độc giả này cũng là người sáng tác văn học. Ở phê bình hiện đại, những thể tài thường dùng
là: bài báo, bài điểm sách, bài tổng quan văn học, tiểu luận, chân dung văn học, đối thoại phê
bình văn học, bút chiến v.v... Tuỳ theo thể tài và mục đích, phê bình bộc lộ những khả năng và
đặc tính của mình bắt đầu từ một thông tin đơn giản của một người đọc về một tác phẩm mới ra
mắt và kết thúc là việc đặt ra các vấn đề văn học và xã hội.
c. Giữa lí luận văn học với lịch sử văn học và phê bình văn học có mối quan hệ chặt chẽ, có
sự tác động qua lại với nhau. Bởi vì khơng có lịch sử về đối tượng thì khơng có lí luận về đối
tượng; nhưng nếu khơng có lí luận về đối tượng thì thậm chí ý nghĩa lịch sử của nó cũng khơng
có được bởi vì lúc đó sẽ khơng có khái niệm về đối tượng ở cả ý nghĩa và giới hạn của nó.
Xét về mặt lí thuyết, lí luận văn học cung cấp khái niệm về đối tượng. Khơng nắm vững hệ
thống khái niệm mà lí luận văn học xây dựng nên thì các nhà phê bình văn học, nghiên cứu văn
học sẽ khơng đề xuất được những nhiệm vụ khoa học riêng của mình và cũng không thâm nhập
được sâu vào các hiện tượng văn học được nghiên cứu; ngược lại, lịch sử văn học và phê bình
văn học cung cấp những nhận định về từng nền văn học, về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho sự
khái quát của lí luận văn học.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Đăng Dư - Lê Lưu Oanh, Giáo trình Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997 (Bài
mở đầu).

6
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813


2. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên), Từ điển văn học,
Nxb Thế giới, Hà Nội, 2004.
3. Phương Lựu (Chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997 (Phần một, Chương I).
4. R. Wellek và A. Warren, Lí luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội, 2009 (Phần I).
5. Trần Đình Sử (Chủ biên), Giáo trình Lí luận văn học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội,
2004 (Bài mở đầu).

7
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

Chương 2

NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA VĂN HỌC
2.1. NGUỒN GỐC CỦA VĂN HỌC
Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngơn từ, một hình thức phản ánh đời sống xã
hội thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người. Khái niệm văn học bao gồm cả văn học dân
gian, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ đời này sang đời khác, và văn học viết, được
sáng tác và lưu truyền dưới hình thức văn bản viết.
Văn học nghệ thuật vì sao mà có, bắt nguồn từ đâu, sinh ra như thế nào…? Để tìm hiểu
những vấn đề này, cần ngược dịng lịch sử lên xã hội nguyên thủy với những tranh vẽ còn sót lại
trong hang động, hoặc dựa vào kho tàng văn học dân gian, vào sinh hoạt tinh thần của các bộ lạc
còn ở trạng thái bán khai. Vượt qua những biểu hiện không phải là bản chất, những khâu trung
gian phức tạp, truy đến cùng, người ta thấy nguồn gốc nguyên thủy của văn học nghệ thuật chính là
lao động của con người. Nói cách khác, lao động là động lực làm nảy sinh những “tác phẩm” văn
học nghệ thuật đầu tiên. Trải qua lao động, bàn tay phát triển. Và khi tìm ra cơng cụ thì khả năng
của con người mở rộng, con người thốt khỏi tình trạng thú vật. Trong quá trình lao động cải tạo tự

nhiên để sinh sống, con người tự cải tạo và nâng cao năng lực của mình: bộ óc phát triển, các giác
quan càng tinh tế. Mắt phân biệt các màu sắc và hình dáng khác nhau. Tai nghe ra các âm thanh
phức tạp. Các cảm giác về sự hài hòa, cân xứng, về nhịp điệu được hình thành. Con người lo chăm
sóc cho cơng cụ lao động thêm thích mắt, gọn tay và có thể sử dụng có hiệu quả hơn. Trí tuệ được
nâng cao, giác quan tinh tế, ý thức thẩm mĩ phát triển, ngơn ngữ giàu có… là những biểu hiện cần
thiết để con người có thể sáng tạo văn học nghệ thuật.
Trong điều kiện sinh sống khắc nghiệt, người nguyên thủy sáng tạo ra nghệ thuật trước hết
nhằm nhận thức đối tượng lao động, củng cố những kiến thức thu được trong lao động và truyền
lại cho thế hệ sau. Ở buổi ban đầu ấy, văn học nghệ thuật cịn lẫn với hoạt động nhận thức nói
chung, phục vụ những nhận thức thiết thực để sinh tồn. Nảy sinh từ lao động, văn học nghệ thuật
cũng là một nhu cầu cần thiết để lao động tốt hơn. Lao động mà có nhịp điệu, tiết tấu thì có hiệu
quả hơn, đỡ vất vả hơn, nhất là đối với lao động tập thể. Lao động có tiết tấu đến cao độ thì con
người phát ra tiếng “hị dơ”. Người ngun thủy thêm vào đó những lời có nghĩa: đó là nguồn
gốc của thơ ca. Do đó, xét từ nguồn gốc, lao động, âm nhạc và thơ ca là ba yếu tố khơng rời nhau,
nhưng lao động là chính. Như thế, trong buổi bình minh của nhân loại, mầm mống của văn học
nghệ thuật đã nảy sinh trong quá trình lao động và là động lực để lao động có hiệu quả hơn.
Văn nghệ dân gian cũng cho thấy rõ mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và lao động.
Thần thoại ca ngợi những người chinh phục núi rừng, biển cả, đầm lầy (như Lạc Long Quân
chiến thắng Mộc Tinh, Ngư Tinh), nói lên những ước mơ: đi nhanh với đơi hài bảy dặm, bay xa
với chiếc thảm thần kì. Cuộc sống cịn vất vả, họ muốn có quả đào tiên cắn một miếng đủ trường

8
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

thọ, có nồi cơm Thạch Sanh ăn hết lại đầy. Trên trống đồng người Việt cổ cũng khắc những cảnh
sinh hoạt: người giã cối, chèo thuyền, múa khí giới. Và từ Bắc chí Nam trên đất nước Việt, bao
nhiêu giọng hò câu hát gắn liền với đời sống lao động từng vang lên trong thơn xóm, dọc những

dịng sơng: hát quan họ, hát đúm, hát đối, hát phường vải, hò giã gạo, hò kéo gỗ, hò chèo đò, hát
giăng chài… Nói lao động là nguồn gốc của văn học nghệ thuật là nói đến nguyên nhân cơ bản
nhất, quyết định nhất. Ngoài ra, những nguyên nhân khác như ma thuật (nghi thức, phù chú gắn
liền với sự săn bắn, tế lễ), giải trí, du hí… cũng là những nhu cầu quan trọng để nảy sinh văn học.
Đời sống xã hội phát triển, mối quan hệ giữa lao động và văn học nghệ thuật khơng cịn
trực tiếp, giản đơn nữa mà tinh tế, phức tạp hơn nhiều. Nhưng bao giờ cuộc sống và tình cảm
những người đã đổ mồ hơi và máu xương ra xây dựng và gìn giữ đất nước, giữ gìn cuộc đời vẫn
là nguồn ni dưỡng của nền văn học phong phú và tiến bộ.
2.2. BẢN CHẤT CỦA VĂN HỌC
2.2.1. Khách thể và đối tượng của văn học
Khách thể của văn học là toàn bộ thế giới, bao gồm tự nhiên, xã hội và cuộc sống nội tâm
của con người. Cịn đối tượng của văn học là tồn bộ thế giới trong tính cụ thể, sinh động, tồn
vẹn. Văn học tái hiện thế giới trong trạng thái chỉnh thể, sinh động như các giác quan con người
cảm nhận được. Chẳng hạn cách thể hiện của Trần Mạnh Hảo trong bài thơ Bé nhìn biển:
Nghỉ hè với bố
Bé ra biển chơi
Tưởng rằng biển nhỏ
Mà to bằng trời.
Như con sông lớn
Chỉ có một bờ
Bãi giằng với sóng
Chơi trị kéo co.
Phì phị như bễ
Biển mệt thở rung
Cịng giơ gọng vó
Định khiêng sóng lừng.
Nghìn con sóng khỏe
Lon ta lon ton

9

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

Biển to lớn thế
Vẫn là trẻ con.
Tuy nhiên, đối tượng của văn học không phải giản đơn là đối tượng khách quan, nằm ngoài
chủ thể như đối tượng của khoa học tự nhiên. Đối tượng của văn học là đối tượng có ý nghĩa và
giá trị đối với sự sống của con người. Trong văn học thiếu nhi, cái giếng, ngôi nhà, con đường,
sân trường, lớp học… không được miêu tả như những sự vật khách quan, phổ biến. Trái lại, văn
học khám phá giá trị và ý nghĩa của chúng đối với con người nói chung, trẻ em nói riêng: ngôi
nhà là nơi trẻ sinh ra, lớn lên trong vịng tay thương u của cha mẹ, ơng bà; con đường là nơi
dẫn về quê ngoại với bao niềm vui, hạnh phúc tuổi thơ; trường học là ngôi nhà thứ hai của trẻ; cái
giếng là nơi thu gọn cả vẻ đẹp bình dị mà ám ảnh của cảnh quê, tình quê…
Mẹ em gánh nước
Giếng khơi mát lành
Nấu cơm, cơm dẻo
Luộc rau, rau xanh
Gội đầu tóc mượt
Rửa tay trắng hồng
Một gàu nước mát
Nghé ơi, thích khơng?
Cúi nhìn giếng nước
Em thấy mây bay
Thấy trời rộng rộng
Vườn xanh bóng cây
Giếng đẹp xóm em
Ai tới mà xem
Đêm nhìn mặt nước

Trăng vàng hiện lên
(Giếng đẹp xóm em, Nguyễn Viết Bình)
Văn học khơng nhìn hoa như nhà sinh học, thấy đó là cơ quan sinh sản của cây, mà chỉ thấy
ở đó biểu hiện của vẻ đẹp, của sự sinh sôi, nảy nở tươi thắm. Văn học cũng không miêu tả con
người như nhà giải phẫu, mà con người có cuộc đời, có tính cách, tình cảm, số phận mang ý
nghĩa, giá trị đối với nhân sinh nói chung, đáp ứng niềm quan tâm của mọi người đang sống.

10
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

Điều này khiến cho đối tượng của văn học không trộn lẫn với đối tượng của bất cứ hình thái ý
thức xã hội nào khác.
Trong toàn bộ hiện thực khách quan (gồm thiên nhiên và đời sống xã hội), văn học hướng
trọng tâm tìm hiểu đối tượng chủ yếu là con người với những biểu hiện đa dạng, phong phú và
không kém phần phức tạp trong đời sống vật chất và tinh thần của họ cũng như các quan hệ qua
lại của con người đối với thế giới. Nói cách khác, chính con người là trung tâm của đời sống hiện
thực được phản ánh trong văn học. Lấy con người làm đối tượng miêu tả chủ yếu, văn học có
được một điểm tựa để nhìn ra thế giới. Vì mỗi con người, mỗi nhân vật là một trung tâm quan hệ,
trung tâm đánh giá nên khả năng tiếp cận thế giới của văn học là vô hạn.
2.2.2. Ý thức xã hội của văn học
Văn học là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng do xã hội sinh ra và bị xã hội chi phối.
Vì thế, tương quan giữa văn học nghệ thuật và xã hội cũng là sự tương quan giữa ý thức và tồn
tại. Cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định văn nghệ xét đến cùng nhưng khơng phải là nhân tố duy
nhất, vì ngồi cơ sở kinh tế cịn có tồn bộ xã hội của con người, các cuộc đấu tranh ý thức hệ,
đấu tranh chính trị, học thuật… Nói cơ sở kinh tế quyết định đối với ý thức xã hội nói chung, văn
học nói riêng, điều đó khơng có nghĩa là văn học là một hình thái ý thức thụ động; trái lại, văn
học cũng như các hình thái ý thức khác của kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối vì

hình thái ý thức bao giờ cũng có sự tác động trở lại cơ sở kinh tế hạ tầng trên cả hai phương diện
tích cực và tiêu cực của nó.
Như thế, với tư cách là hình thái ý thức xã hội, văn học có cội nguồn là đời sống, là sự phản
ánh của đời sống và luôn chịu sự ràng buộc của cơ sở xã hội. Mọi tác phẩm, thể loại văn học dù
kì ảo, hư cấu đến đâu cũng đều là sự phản ánh thế này hay thế khác của đời sống, là con đẻ của
hiện thực xã hội. Ngoài sự ràng buộc của cơ sở xã hội, văn học cịn chịu sự tác động qua lại với
các hình thái ý thức xã hội khác như đạo đức, triết học, tơn giáo… và đặc biệt là chính trị.
2.2.3. Văn học là một hình thái quan niệm nhân sinh
Sự phản ánh đời sống trong văn học bao giờ cũng thông qua trí tưởng tượng, lịng ước mơ,
khả năng phán đốn của con người để nêu lên quan niệm về nhân sinh. Khi truyện dân gian kể
chuyện Cây Khế, Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa… là họ đưa ra một quan niệm về nhân sinh: cái
ác luôn hãm hại cái thiện, nhưng cuối cùng cái thiện đều thắng, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Nói văn học thể hiện quan niệm nhân sinh có nghĩa là văn học thể hiện một tư tưởng về vũ
trụ, xã hội và con người trên cơ sở một thế giới quan nhất định. Văn học hướng nhận thức tới
những vấn đề phổ quát của tồn tại con người, tìm kiếm con đường giải phóng con người, cắt
nghĩa về thế giới. Trong các tác phẩm văn học, ta thấy khơng ít những triết lí sâu sắc về con
người và cuộc sống con người một cách gợi cảm. Chẳng hạn: Các triết lí về đối nhân xử thế trong
văn học dân gian, về quan niệm cuộc đời và con người mang dấu ấn của các triết học Nho, Phật,
Lão… Việc thể hiện quan niệm đã tạo thành tính khuynh hướng, tính tư tưởng của văn học. Có

11
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

thể nói, bản chất ý thức xã hội của văn học thể hiện ở tính khuynh hướng tư tưởng và tính khuynh
hướng tình cảm của nó.
2.2.4. Văn học vừa thuộc về thực tại, vừa siêu thoát
Là sự phản ánh bản chất và quy luật của hiện thực khách quan thông qua chủ thể nhà văn,

văn học dĩ nhiên không tách rời khỏi tư tưởng; nhưng chính tư tưởng cũng bắt nguồn từ hiện
thực, bởi quan điểm của con người bao giờ cũng xuất phát từ một môi trường xã hội, một hồn
cảnh nhất định. Vì thế, tính hiện thực là thuộc tính tất yếu của văn học. Nhưng sức hấp dẫn, mê
hoặc của văn học không chỉ dừng lại ở đó. Cũng như cánh diều, ngồi sợi dây kết nối với mặt đất
– hiện thực, nó cịn có những đường bay đầy ngẫu hứng và sáng tạo trên bầu trời – tự do, phóng
khống. Điều này quy định mối liên hệ sâu sắc, phức tạp của văn học đối với các hình thái ý thức
xã hội khác, là cội nguồn làm cho văn học có hai thuộc tính ngỡ trái ngược nhưng ln tương trợ,
hịa kết: vừa có tính thực tại vừa rất đỗi siêu thoát.
Bản chất con người là hoạt động tự giác và tự do. Con người khác với con vật ở chỗ sinh ra
đã khơng hồn thiện; khơng thể tự sống nếu khơng có người chăm sóc, ni dạy. Do đó, con
người tồn tại được là nhờ mơ ước và thực hiện mơ ước. Điều này ánh xạ rất rõ trong nhiều tác
phẩm văn học cổ kim như Thạch Sanh, Tấm Cám, Đảo mộng mơ, Côi cút giữa cảnh đời, Nói với
em… Chính vì thế, tưởng tượng, hư cấu trở thành yếu tính của văn học, khơng có chúng thì
khơng thể và cũng khơng tồn tại được sáng tác ngơn từ.
2.2.5. Tính chân thực của văn học
Tính chân thật là khái niệm chỉ phẩm chất đạt được sự phản ánh đúng đắn bản chất hoặc
một vài khía cạnh bản chất của hiện thực ở tác phẩm văn học. Nó là một phạm trù có tính lịch sử
và ln có sự biến đổi. Khả năng chiếm lĩnh cuộc sống của nhà văn càng sâu thì tính chân thực
trong sáng tác cũng đổi thay.
Tác phẩm có tính chân thực trước hết phải thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, cho nên hình
tượng văn học phải phù hợp với lơ gich đời sống và lơ gich của tình cảm. Kết thúc có hậu
trong truyện cổ tích là minh chứng thuyết phục cho điều này. Một phương diện khác của tính
chân thực trong văn học là ý thức về phương diện giá trị xã hội của hiện tượng đời sống. Tình
cảm khen chê, sự biểu dương hay chế nhạo đều phải phù hợp với quan niệm về giá trị: biểu
dương cái đạo đức, chính nghĩa, lên án cái tầm thường, độc ác, giả trá…
Tác phẩm có tính chân thực là phải phù hợp và làm thỏa mãn tâm lí tiếp nhận của người
đọc. Sáng tác ngôn từ là hư cấu, là thế giới của nhà văn, người đọc có thể nhìn thấy ở đấy một
phần trùng hợp với thế giới kinh nghiệm của họ; tuy nhiên, về căn bản nó là một thế giới độc
đáo, có thể hiểu được và khác hẳn với thế giới kinh nghiệm. Cho nên, người ta thường thấy
văn học là một thứ hoang đường, huyền ảo. Người đọc chấp nhận được thế giới đó là do họ

lấy tính ước lệ, tính giả định làm cơ sở và tiền đề tiếp nhận. Tính hư cấu cho phép nhà văn tự
do trong sáng tạo nghệ thuật. Nhờ thế, tác phẩm văn học thực sự là một vương quốc tự do; ở
đó, nhà văn khơng bị ràng buộc trong sự tưởng tượng, lựa chọn ngôn từ, các phương thức,

12
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

phương tiện nghệ thuật, nhào nặn chất liệu đời sống để nhận thức, khám phá hiện thực và thể
hiện ước mơ, lí tưởng của mình. Khơng phải là mơ phỏng thực tại, hư cấu trong văn học
nhằm tạo ra một không gian thẩm mĩ mà hiện thực thiếu, là vén tấm màn khả năng cho người
ta nhìn thấy những điều bí ẩn xa xơi. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là muốn bịa đặt, hư cấu
thế nào cũng được. Nó phải phù hợp với tâm lí tiếp nhận của người đọc đối với từng thể loại,
đáp ứng sự chờ đợi của họ.
Khi xét tính chân thực của tác phẩm nghệ thuật cần xét trong tính chỉnh thể. Nhiều chi
tiết cục bộ, khơng thật lại có tác dụng phản ánh chân thực trong chỉnh thể. Hòn đảo “mộng
mơ” trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Nhật Ánh chỉ là một… đống cát nhỏ mà ba thằng
cu Tin mới chở về để chuẩn bị làm nhà lại vơ cùng có lí trong thế giới hồn nhiên, trong sáng,
nhiều tưởng tượng, mơ mộng của trẻ thơ. Các biện pháp thậm xưng, cường điệu trong thơ
cũng có ý nghĩa tương tự.
2.2.6. Bản chất nhân học của văn học
Văn học là nhân học bởi văn học tái hiện, soi chiếu đời sống muôn mặt của con người, từ
đời sống xã hội đến đời sống riêng tư, từ quan hệ đẳng cấp đến quan hệ giới tính, từ đời sống vật
chất đến tâm hồn, từ tâm lí, phong tục, tập qn đến tín ngưỡng, thói quen, thị hiếu thẩm mĩ và
ngôn ngữ. Bản chất nhân học của văn học trước hết thể hiện ở việc biểu hiện tính người (nhân
tính). Đó là tính xã hội, phân biệt con người với con vật. Văn học là bộ bách khoa tồn thư về
tình người. Tình người dù có phong phú đến đâu cũng gắn liền với tính xã hội, với khát vọng tự
do, phát triển hạnh phúc, công bằng, dân chủ.

Bản chất nhân học của văn học còn thể hiện ở việc biểu hiện con người tự nhiên. Con người
là tự nhiên xã hội hóa, nhưng ln mang bản chất tự nhiên như thích cầm đầu, thích cưỡng đoạt,
hay đố kỵ, tham sống, sợ chết… là những bản năng vốn có ở các động vật. Con người cũng chịu
tác động của các quy luật tự nhiên như sinh, lão, bệnh, tử. Tình yêu, tình dục cũng là những lĩnh
vực rất phổ biến của con người.
Đặc sắc nhất của văn học là sự quan tâm tới cá thể, cá tính, cá nhân, tới tính cách và số
phận của con người. Mỗi người chỉ là một cá thể hữu hạn, chỉ sống có một lần, cho nên mọi
người đọc đều quan tâm đến cá thể trong văn học, mong tìm ở đó những lí giải về sự lựa chọn
đường đời, lựa chọn giá trị, lựa chọn ý nghĩa, để có thể sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Trong các hình thái ý thức xã hội duy nhất chỉ có văn học là quan tâm tới sinh mệnh cá thể giữa
biển đời mênh mơng. Chỉ có văn học là tìm cách lí giải các giá trị của cá thể về sắc đẹp, tư chất,
cá tính, số phận. Con người tìm thấy ở văn học những tiền lệ về ý thức cá tính, về ý nghĩa cuộc
đời, về khả năng chiến thắng số phận,... Gắn với ý thức cá tính, văn học phát huy khả năng miêu
tả thế giới nội tâm của con người. Với việc khám phá thế giới bên trong ấy, văn học nâng cao
năng lực tự quan sát và tự hoàn thiện cho con người.

13
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG 2
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Trong chương này, người học cần nắm được nguyên nhân ra đời và phát triển của văn học
cũng như bản chất của loại hình nghệ thuật ngơn từ này; từ đó có thể phân biệt văn học với các
hình thái ý thức xã hội khác gần gũi với nó như triết học, chính trị, đạo đức…
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Phân biệt con người với tư cách là đối tượng của văn học với con người là đối tượng của các
ngành khoa học khác.

2. Cho biết điểm giống nhau giữa văn học và triết học.
3. Vì sao nói văn học và chính trị khác biệt nhau nhưng không đối lập, loại trừ nhau?
4. Phân biệt văn học và đạo đức. Lấy ví dụ trong thực tiễn dạy học ở trường tiểu học để chứng
minh.
5. Bằng (các) tác phẩm văn học thiếu nhi cụ thể, anh (chị) hãy chứng minh rằng việc nhận định
văn học vừa hiện thực vừa siêu thốt hồn tồn khơng xem nhẹ bản chất xã hội của văn học.
III. GỢI Ý GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP
1. Con người với tư cách là đối tượng của văn học với con người là đối tượng của các ngành khoa học
khác có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
- Sinh học, y học chú ý con người ở khía cạnh sinh học; triết học chú ý con người ở khía
cạnh bản chất, ý thức xã hội, bản chất cá nhân, tư tưởng, quan điểm...
- Văn học quan tâm đến sự khám phá, tái hiện con người trong những quan hệ xã hội, bộc
lộ qua những tính cách cụ thể và trong những hồn cảnh, mơi trường, tình huống cụ thể, trong
cuộc đời và số phận riêng biệt, cá lẻ... Con người trong văn học được tái hiện trong tính tồn vẹn,
cảm tính và sinh động.
- Con người trong văn học khơng được nhìn nhận một cách khách quan tuyệt đối như trong
các ngành khoa học khác, mà được miêu tả dưới một quan niệm về đời sống, một lí tưởng, một
tình cảm thẩm mĩ nhất định, một cảm hứng mãnh liệt với tình cảm khẳng định hay phủ định của
nhà văn.
2. Văn học và triết học cùng thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội; vì thế, ngồi những đặc trưng
riêng, hai hình thái ý thức xã hội này vẫn có những điểm chung. Cụ thể là: Văn học và triết học
đều hướng nhận thức tới những vấn đề phổ quát của tồn tại con người, tìm kiếm con đường giải
phóng con người, cắt nghĩa về thế giới. Trong các tác phẩm văn học, ta thấy khơng ít những triết
lí sâu sắc về con người và cuộc sống con người một cách gợi cảm. Trong từng chặng đường phát
triển của văn học, các dấu ấn của các trường phái triết học cũng in đậm trong các sáng tác của
nhiều nhà văn. Chẳng hạn: Các triết lí về đối nhân xử thế trong văn học dân gian, về quan niệm
cuộc đời và con người mang dấu ấn của các triết học Nho, Phật, Lão trong văn học xưa và nay…

14
Downloaded by Con Ca ()



lOMoARcPSD|11809813

3. Văn học khơng bao giờ tách rời chính trị. Nghệ thuật chứa đựng chính trị của giai cấp này hay
giai cấp khác. Văn học - nghệ thuật và chính trị khác biệt nhau, nhưng không đối lập, loại trừ
nhau. Hứng thú nghệ thuật gắn với những rung động tâm hồn, niềm say mê chính trị nhằm giải
quyết vấn đề thực tiễn. Văn nghệ phản ánh đời sống chính trị, cịn chính trị biến lí tưởng xã hội
thành hiện thực. Như vậy, ngồi sự khác biệt về hình thức, văn nghệ và chính trị khơng đối lập
nhau về bản chất xã hội. Văn nghệ bày tỏ quan điểm chính trị theo cách của nó, cũng như chính
trị có cách riêng để tác động tới văn nghệ.
Nhưng đồng nhất chính trị với văn học là sự tước bỏ đặc trưng của văn học. Lênin đã chỉ ra
rằng: "Sự nghiệp văn học ít chịu ảnh hưởng hơn cả đối với sự bình quân máy móc, đối với sự san
bằng, đối với việc số đơng thống trị số ít. Khơng thể chối cãi được rằng trong sự nghiệp đó tuyệt
đối phải bảo đảm phạm vi hết sức rộng rãi cho sáng kiến cá nhân, cho khuynh hướng cá nhân,
đảm bảo một chân trời thoáng rộng, bao la cho tư tưởng và sức tưởng tượng, cho hình thức và nội
dung" (1).
4. Văn học cũng như đạo đức đều hướng về một đối tượng trọng tâm là con người trong các mối
quan hệ xã hội. Tuy vậy, văn học tiếp cận đối tượng theo cách riêng của mình.
Văn học và đạo đức đều nhằm giáo dục con người theo những chuẩn mực quan hệ nhất
định, song hai hình thái ý thức này khơng phải là một vì văn học giáo dục con người thơng qua
những hình tượng thẩm mĩ. Trong khi đó, đạo đức tác động đến con người bằng lí luận, bằng
những kết luận mang tính quy phạm.
(Sinh viên lấy các ngữ liệu dạy học môn Tiếng Việt và môn Đạo đức ở tiểu học để minh
chứng cho những nhận xét trên).
5. Sự song hành giữa hai đặc tính hiện thực và siêu thốt hồn tồn khơng xem nhẹ bản chất xã
hội của văn học, ngược lại càng đề cao bản chất thẩm mĩ cũng như ý nghĩa, tác động xã hội của
loại hình nghệ thuật này vì đáp ứng được thị hiếu, khát vọng, lí tưởng giàu tính nhân văn mn
thuở của con người.
(Sinh viên làm sáng tỏ nhận định này bằng một (hoặc nhiều) tác phẩm văn học thiếu nhi tự

chọn).
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Đăng Dư - Lê Lưu Oanh, Giáo trình Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997
(Phần hai, Chương I).
2. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên), Từ điển văn học,
Nxb Thế giới, Hà Nội, 2004.
3. Phương Lựu (Chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997 (Phần I, Chương II).
4. R. Wellek và A. Warren, Lí luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội, 2009 (Phần I, III).

1

C.Mac - F.Ănghen, Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tr.307

15
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

5. Trần Đình Sử (Chủ biên), Giáo trình Lí luận văn học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội,
2004 (Chương I, II).

16
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

Chương 3


ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC
3.1. ĐẶC TRƯNG VỀ PHẢN ÁNH THẨM MĨ CỦA VĂN HỌC
Phản ánh thẩm mĩ là phản ánh trong tình cảm thẩm mĩ. Đây là thứ “tình cảm thứ hai”, hình
thành trên cơ sở thanh lọc, thăng hoa những thể nghiệm đời sống quá khứ, những suy ngẫm, nếm
trải về cuộc đời nên vừa có những hình tượng sắc nét lại vừa vượt lên trên những hơn thiệt, mất mát
của cá nhân, đáng cho mọi người cùng thể nghiệm, hưởng thụ. Tình cảm thẩm mĩ thực chất là tình
cảm đối với cuộc đời, đối với đồng loại, đối với thiên nhiên, dân tộc, không phải là tình cảm vị kỉ,
thuần túy riêng tư. Đó là hình thức phản ánh hiện thực trong những giá trị phổ quát của nhân loại. Hồ
Chí Minh viết bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) với cảm xúc của “thi gia”, của con người trước
thiên nhiên tươi đẹp, chứ không giản đơn là tình cảm của một người tù. Tương tự như thế, Đánh
tam cúc - một bài thơ của Trần Đăng Khoa viết lúc lên chín – được gợi hứng từ một sự kiện khá
lí thú: bé Giang bốn tuổi (em gái của Trần Đăng Khoa) đánh tam cúc với mèo khoang khi cả nhà
đi vắng. Từ tình thương đối với người em mới lên bốn, lên năm mà mỗi khi bố mẹ, anh chị đi
vắng cả, chẳng có ai mà chơi với, đành phải rủ rê con Mèo khoang của nhà ra đánh tam cúc với
mình, thậm chí phải làm lành, nịnh Mèo khoang, cho nó thắng trận để có “bạn” chơi, để khỏi phải
chơi một mình, phải chịu cảnh cô đơn, bài thơ cho thấy dù chỉ mới chin tuổi, chưa có kinh
nghiệm hiểu người, nhưng với một tâm hồn thơ trẻ và nhạy bén, Khoa đã có một lịng thương
cảm sâu sắc với nỗi cơ đơn của những em bé khi phải ở nhà một mình. Rõ ràng, tình cảm thẩm
mĩ đem lại một hệ giá trị rất lớn để văn học phản ánh hiện thực.
Thẩm mĩ là tính chất đặc thù của văn học làm cho nó khác biệt với các hình thái ý thức xã
hội khác và có vị trí riêng trong cấu trúc thượng tầng kiến trúc của xã hội và cơ sở kinh tế. Tính
đặc thù này thể hiện ở chỗ văn học có một mục đích phi vụ lợi đối với hiện thực, sử dụng phương
thức chiếm lĩnh đời sống bằng hình tượng và trực giác, biểu hiện một cách đánh giá thiên về tình
cảm chủ quan. Sức hấp dẫn của văn học chính là sức hấp dẫn của tính chất thẩm mĩ đó.
3.2. ĐẶC TRƯNG VỀ CHẤT LIỆU CỦA VĂN HỌC
So với chất liệu của các ngành nghệ thuật khác, ngôn từ nghệ thuật – chất liệu của văn học,
có các đặc điểm cơ bản sau:
Ngơn từ văn học có tính chất phi vật thể. Hình tượng văn học tuy có chỗ giống với các nghệ
thuật biểu hiện và tạo hình ở phương diện âm thanh, nhạc điệu, có thể tác động vào thính giác,
nhưng có những đặc trưng và chức năng khác hẳn. Xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, văn học

khơng thể tạo ra các hình tượng vật thể hữu hình có khả năng tác động trực tiếp vào thị giác,
thính giác con người, gây những ấn tượng cảm tính xác thực mạnh mẽ mà tạo ra những hình
tượng tác động vào trí tuệ, tưởng tượng và liên tưởng của người đọc. Khơng ai nhìn thấy hình

17
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

tượng văn học bằng mắt thường. Nó chỉ bộc lộ với họ qua cái “nhìn” bên trong thầm kín. Đó là
tính chất tinh thần hay tính “phi vật thể” của hình tượng văn học.
Tuy nhiên, hình tượng văn học khơng thiếu khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ sự tác động
trực tiếp vào thế giới tinh thần của con người. Mặt khác, do chất liệu ngôn từ, văn học là phương tiện
vạn năng để chiếm lĩnh thế giới. Hình tượng văn học chẳng những có thể tái hiện những điều mắt
thấy và nhận biết bằng cái nhìn thị giác như hội họa, điêu khắc, điện ảnh… mà còn tái hiện cả những
điều cảm thấy bằng khứu giác, thính giác, xúc giác. Văn học có thể nắm bắt tất cả những cái mơ hồ,
vơ hình nhưng có thật trong cảm xúc về thế giới. Các nghệ thuật tạo hình khác chỉ biểu hiện những
hiện tượng đó một cách gián tiếp, cịn văn học có thể gọi “đích danh” chúng ra:
Vây quanh làng
Một biển vàng
Như tơ kén…
Hương lúa chin
Thoang thoảng bay
Làm say say
Đàn ri đá
Lúa biết đi
Chuyện rầm rì
Rung rinh sóng
Làm xáo động

Cả rặng cây
Làm lung lay
Hàng cột điện…
(Mùa lúa chin, Nguyễn Khoa Đăng)
Chất liệu văn học cũng không bị hạn chế về không gian và thời gian. Văn học thuộc loại
hình nghệ thuật thời gian, nghĩa là hình tượng của nó mở dần ra trong thời gian, khác hẳn với các
loại nghệ thuật tạo hình khác. Văn học có thể “kéo căng” thời gian bằng cách mô tả rất chi tiết
những giây phút hệ trọng của con người, như giây phút Mừng và Quỳnh sắp giã từ chiến khu Hòa
Mỹ, chia tay bạn bè, đồng chí để ra đi vĩnh viễn trong Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán). Văn học lại
có thể “dồn nén” thời gian bằng cách tái hiện một đoạn thời gian dài trong một dòng trần thuật
ngắn, chẳng hạn:
Bà ngoại em mất đã lâu
Mẹ còn giữ được cơi trầu, bình vơi
Cơi trầu héo lá trầu rồi

18
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

Bình vơi giờ đứng khơ vơi góc nhà…
(Bà ngoại, Nguyễn Thị Mai)
Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)
Đặc tính này tạo điều kiện để nhà văn có thể làm cho thời gian trôi nhanh hay chậm, đều
đặn, êm đềm hay biến động, căng thẳng. Nhà văn lại có thể tạo ra những liên hệ thời gian, có khi

rất xa nhau giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, cũng có thể dẫn dắt người đọc đi cùng chiều với thời
gian tự nhiên, nhưng cũng có thể dắt họ đi ngược lại thời gian, từ hiện tại trở về quá khứ, chẳng
hạn như những đoạn hồi tưởng…
Khơng gian trong văn học cũng có đặc sắc riêng. Văn học không thể cho người ta thấy
được tương quan các vật thể trong không gian như hội họa, điêu khắc; nhưng nó tạo ra những
giới hạn khác của không gian như không gian lịch sử, không gian tâm linh với những điều kì bí,
huyền hoặc khó lí giải, không gian tâm tưởng (thế giới suy tư và ước mơ của con người). Chẳng
hạn bài thơ Bóng mây của Thanh Hào:
Hôm qua trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
Một đặc điểm khác của ngơn từ văn học là “tính văn học” của nó. Đó là cách tổ chức, kết
hợp đặc biệt để gây chú ý vào bản thân nó và do đó tăng cường hiệu quả biểu đạt nghệ thuật. Nói
cách khác, ngôn từ văn học là ngôn từ biến dị theo quy luật nghệ thuật chứ không răm rắp tuân
theo quy chuẩn thơng thường của ngơn từ thực dụng. Điều đó trước hết là do trong ngôn từ nghệ
thuật, tác giả thường náu mình đi để cho nhân vật, người trần thuật, chủ thể trữ tình – những hình
tượng do tác giả sáng tạo ra – đóng vai trị chủ thể lời nói. Đặc điểm này làm cho lời văn nghệ
thuật là lời hư cấu, lời mang tính chất hình tượng của lời nói, chứ khơng phải là lời trực tiếp của
tác giả như trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường. Tính chất hư cấu làm cho mọi vật trong thế
giới đều có thể có tiếng nói của chúng. Trong các truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, Đất rừng phương
Nam, Cơi cút giữa cảnh đời, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…, nhà
văn đều để cho các nhân vật Dế Mèn, An, bé Duy, cu Dũng, cu Mùi… tự kể chuyện mình nên rất
tự nhiên và chân thật, gần gũi với trẻ thơ.
Tính chất gợi cảm gây ấn tượng mạnh cũng là một đặc trưng của ngôn từ văn học. Điều này
là do phép “lạ hóa”, phá vỡ sự phản ứng theo thói quen của con người đối với ngôn từ thực dụng
hằng ngày nhằm đạt tới một một hiệu quả nghệ thuật, theo đó hiện tượng được miêu tả hiện ra
khơng phải như ta đã quen biết, hiển nhiên, bình thường mà như một cái gì mới mẻ, chưa quen,

19

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

khác lạ để đánh thức cảm giác của con người về cuộc sống, khiến người đọc cảm thụ sự vật như
lần đầu. Một trong những biểu hiện tiêu biểu của tính chất này ở văn học thiếu nhi là sự sử dụng
với tần xuất cao các biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, điệp… Nhờ thế, bài thơ
dưới đây đã đem lại cho người đọc một tri nhận, tình cảm mới về tình yêu thương bao la, nỗi vất
vả, nhọc nhằn vì con của mẹ:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngơi sao thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc trịn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ, Trần Quốc Minh)
Từ những đặc trưng cơ bản trên, ta có thể khái quát rằng: Ngôn từ nghệ thuật là ngôn từ
được sáng tạo nhằm mục đích nghệ thuật, gắn liền với việc sáng tạo hình tượng nghệ thuật nhằm
biểu hiện tư tưởng, tình cảm và sự thể nghiệm cuộc sống của con người.
3.3. ĐẶC TRƯNG VỀ TÍNH ĐA CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC
Chức năng của văn học tức là vai trò, tác dụng, giá trị xã hội của văn học đối với đời sống xă
hội và đời sống tinh thần của con người. Nói cách khác, chức năng của văn học chính là mục đích, ý
nghĩa xã hội của văn học.
Về chức năng của văn học, hiện nay giới nghiên cứu văn học nước ta cũng như thế giới
có những quan điểm khác nhau. Điểm chung ở đây là phần lớn ý kiến cho rằng chức năng của

văn học là một khái niệm nhiều mặt, có nội dung phong phú nên phải có cái nhìn tổng hợp,
đứng ở nhiều góc độ, bình diện khác nhau để xem xét. Chính đó là cơ sở của quan niệm về
tính chất nhiều chức năng của văn học và trong số các chức năng ấy, được đặc biệt nhấn
mạnh là bốn chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giải trí.
3.3.1. Chức năng nhận thức
Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con
người, nhờ đó con người tư duy và khơng ngừng tiến đến gần khách thể. Nói tới chức năng nhận
thức trước hết ta nghĩ tới khả năng của văn học trong việc cung cấp tri thức, mang đến sự hiểu
biết, giúp con người khám phá thế giới hiện thực. Khác với các khoa học, văn học không nhận
thức hiện thực theo kiểu phân môn, biệt loại mà phản ánh cuộc sống trong tồn bộ tính tổng hợp,

20
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

tồn vẹn của nó. Cho nên văn học có khả năng cung cấp tri thức bách khoa về hiện thực cuộc đời.
Người đọc nhờ văn học mà được sống trong tưởng tượng nhiều cuộc đời, nhiều thân phận con
người. Điều đó làm cho thế giới tinh thần, sự hiểu biết thế thái nhân tình của họ phong phú bội
phần.
Có thể tìm thấy trong tác phẩm văn học những tri thức về thiên nhiên, vũ trụ. Thần thoại
xưa kia, ở một mức độ nhất định, là giả thuyết của con người về vũ trụ, về thế giới. Những tác
phẩm văn học hiện đại như Dế Mèn phiêu lưu kí (Tơ Hồi), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi),
Hương rừng Cà Mau (Sơn Nam), Chuyện hoa, chuyện quả (Phạm Hổ), Xóm đồ chơi (Lưu Thị
Lương)…, đã mang đến cho người đọc nhiều tri thức bổ ích về phân loại thực vật và tập tính của
rất nhiều giống lồi động vật. Với bài văn Đất quý đất yêu (Tiếng Việt 3, tập 1), ta biết được đất
nước Êtiơpia - một địa danh ở phía đơng bắc Châu Phi - có phong tục rất lạ là khi những du
khách đến đây thăm thú chuẩn bị ra về thì người dân của đất nước này sẽ cạo sạch đất ở đế giày
của khách rồi mới để họ xuống tàu trở về nước. Chi tiết này cho thấy tấm lòng yêu quý, tự hào về

mảnh đất quê hương của người Êtiơpia. Cịn trong truyện đồng thoại, chức năng nhận thức mang
ý nghĩa khái quát, bao gồm kiến thức xã hội và kiến thức tự nhiên. Loại truyện này địi hỏi nhà
văn phải có trình độ tư tưởng cao, có hiểu biết sâu sắc cuộc sống xã hội và thế giới thiên nhiên,
có sức tưởng tượng, có tâm hồn tươi trẻ gần với các em.
Văn học cũng là cái kho chứa khổng lồ những tri thức về đời sống xã hội, vì đời sống xã
hội là đối tượng nhận thức trung tâm của nó. Đó là sự miêu tả phong tục tập quán của nhiều dân
tộc, nhiều địa phương trong các giai đoạn, thời đại khác nhau. Đọc các tác phẩm viết về trẻ em
trong văn học hiện thực phê phán như Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Gió lạnh đầu mùa, Tiếng chim
kêu (Thạch Lam), Bài học qt nhà, Nghèo, Trẻ con khơng biết đói, Trẻ con khơng được ăn thịt
chó, Từ ngày mẹ chết, Một đám cưới (Nam Cao), Hai nhà nghề, Những ngày thơ ấu, Giọt máu,
Con chó vàng (Ngun Hồng)... ta như được nhìn cận cảnh những số phận khốn cùng, những
thân phận trẻ thơ luôn thiếu tiếng cười, niềm vui nhưng lại thừa nỗi đau, tiếng khóc, nước mắt và
nỗi buồn trong xã hội thực dân phong kiến. Tuy vậy, chúng vẫn là những đứa trẻ nhân hậu, luôn
khao khát hạnh phúc gia đình, vượt lên những nỗi đắng cay, tủi nhục, đày đọa của cuộc đời để
ước mơ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những hình tượng nhân vật đặc biệt này dù được nhà văn
khắc họa đậm nét hay thoáng qua đều tạo nên sự thương cảm và nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với
người đọc.
Văn học chứa đựng những sự kiện lịch sử, lưu giữ từ ngữ, lời nói của người xưa, cung cấp
những tri thức có giá trị về lịch sử, kinh tế, quân sự, văn hóa… Các truyện Lá cờ thêu sáu chữ
vàng (Nguyễn Huy Tưởng), Mẹ vắng nhà (Nguyễn Thi), Tảng sáng, Quê nội (Võ Quảng), Búp
sen xanh, Bông sen vàng (Sơn Tùng), Cha và Con (Hồ Phương)… là những sáng tác như thế.
Đây cũng là nơi giữ gìn, truyền nhân những kinh nghiệm sống quý báu của nhân loại. Với truyện
Cây khế, ta sẽ hiểu được rằng chính người anh đã tự kết liễu đời mình bởi lịng tham vơ đáy; cịn
người em cũng khơng thể xem là hiền lành (như xưa nay vẫn nghĩ) vì hiền đến mức bị đối xử tệ
cũng chỉ nhẫn nhục, an phận hay phản ứng bằng nước mắt thì phải coi là người ngờ nghệch, nhu
nhược, đáng phải nhận phần thua thiệt. Con hổ có lá gan chuột nhắt (truyện cổ tích Ấn Độ) gửi

21
Downloaded by Con Ca ()



lOMoARcPSD|11809813

đến cho người đọc một trải nghiệm sâu sắc nhưng cũng khơng kém phần hóm hỉnh: phải sống
thực với mình vì người hèn dù có mượn cái oai hùm ghê gớm vẫn không che giấu nổi bản chất
hèn nhát v.v...
Văn học miêu tả các hiện tượng, đối tượng thuộc thế giới tự nhiên và đời sống xã hội chính
là để khám phá đời sống của con người trong những quan hệ đầy phức tạp. Ta hiểu vì sao hình
tượng nhân vật, hình tượng con người bao giờ cũng là hình tượng trung tâm của tác phẩm văn
học. Qua hình tượng nhân vật, nhất là hình tượng nhân vật điển hình, văn học giúp ta tìm hiểu
thân phận của con người, khám phá các tính cách của một giai đoạn, một xã hội, một tầng lớp hay
một giai cấp cụ thể. Nhờ lấy ngơn ngữ làm chất liệu, văn học có thể miêu tả hoạt động lời nói,
thâm nhập vào hoạt động tư duy, vào các q trình tâm lí, tình cảm vi tế của con người. Trong
việc khám phá chiều sâu đầy bí ẩn của “biện chứng tâm hồn” con người, văn học quả là một vũ
khí có sức mạnh vơ song, khơng gì có thể thay thế.
Mục đích cuối cùng của nhận thức là hướng tới những khái quát lớn, khám phá bản chất,
quy luật của các hiện tượng, đối tượng. Nhận thức trong văn học cũng có yêu cầu như thế. Tác
phẩm văn học chân chính phải đặt ra những vấn đề then chốt của thời đại, giúp người đọc nhận ra
một trạng thái nhân sinh. Do phản ánh được bản chất và quy luật vận động của đời sống hiện
thực, các kiệt tác văn học bao giờ cũng chứa đựng bên trong những dự báo về tương lai. Miêu tả
thế giới đối tượng cụ thể - cảm tính, văn học giúp ta nhận thức cái chung, cái mang tính quy luật
qua cái riêng, cái độc đáo tưởng như là rất ngẫu nhiên, cá biệt. Đọc các tác phẩm viết về trẻ em
của các nhà văn hiện thực phê phán như Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng sẽ thấy Liên, An,
Ninh, Đật, Dần, Gái, Hồng, Nhân,… mỗi người có chân dung ngoại hình riêng, có cảnh ngộ
riêng, có lời ăn tiếng nói, cách cảm, cách nghĩ chẳng giống ai, nhưng qua những chi tiết rất riêng
ấy, ta vẫn nhận ra số phận và tính cách chung của những thân phận trẻ em Việt Nam bất hạnh, cô
đơn, yếu thế dưới đáy xã hội nhưng bao giờ cũng cố vươn lên đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm của
mình. Chọn những con người nhỏ bé và bất hạnh làm nhân vật trung tâm, khám phá, khẳng định
những phẩm chất tốt đẹp của họ ẩn kín đằng sau những manh áo rách, những ngoại hình dị dạng,
những nghề nghiệp khốn cùng như ăn mày, ăn xin, lang thang đầu đường xó chợ, bị hắt hủi, bị

ghẻ lạnh, nhà văn khơng chỉ biểu hiện sự am hiểu sâu sắc về một bộ phận người bao giờ cũng
đông đảo nhất trong xã hội mà còn bộc lộ một trái tim yêu thương, cảm thơng, xót xa đến tận
cùng với bao đau khổ của kiếp người. Việc khám phá bản chất, quy luật của thế giới hiện thực
trong hình thức biểu hiện cụ thể - cảm tính cho phép văn học phát hiện khơng biết bao nhiêu điều
mới lạ sâu xa, chí lí trong cái bình thường, đơn giản, gần gũi, thân quen mà ta vẫn tiếp xúc, nhìn
thấy hàng ngày.
Bằng hình tượng nghệ thuật, văn học khơi gợi khả năng biến quá trình nhận thức thế giới
khách quan thành quá trình tự nhận thức về bản thân ở mỗi người. Đây là đặc điểm quan trọng
nhất trong chức năng nhận thức của văn học. Văn học không nhận thức thế giới đối tượng như
những bản thể tự nó, mà nhận thức các quan hệ đời sống, chủ yếu là quan hệ xã hội của con
người. Nhận thức các quan hệ đời sống, văn học giúp ta nhận ra phương diện giá trị của thế giới
đối tượng, chủ yếu là giá trị tinh thần đối với con người được kết tinh trong đó. Nhà văn miêu tả
cái thiện, cái ác, cảnh áp bức bóc lột, nỗi thống khổ của con người chủ yếu là để giúp ta nhận ra ý
22
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

nghĩa, giá trị của cuộc sống. Văn học giúp ta hiểu được giá trị của mình, thấy được vị trí của
mình, biết được mình phải làm gì và có thể làm gì cho cuộc sống chung. Nó giúp ta sống cuộc
đời có ý thức sâu sắc, mãnh liệt về giá trị và năng lực vơ tận của mình để phấn đấu, sáng tạo.
3.3.2. Chức năng giáo dục
Sự phản ánh trong văn học bao giờ cũng có khuynh hướng, gắn liền với một chỗ đứng, một
cách nhìn, một thái độ đối với các hiện tượng được mô tả. Do vậy, văn học có tác dụng giáo dục,
cải tạo quan điểm, tư tưởng, đạo đức… rất lớn. Nhưng văn học giáo dục con người không phải
như một nhà thuyết giáo mà như một người bạn đồng hành, đối thoại, tâm tình với bạn đọc, một
tấm gương để người đọc tự soi mình, nên đã chuyển hóa q trình giáo dục, thuyết phục từ bên
ngồi thành q trình tự giáo dục, tự thuyết phục một cách tự giác. Từ sự cảm thấu tình thương
yêu bao la, nỗi vất vả, sự hi sinh lặng thầm vì con của mẹ, bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa đã

khuấy động tâm can người đọc về lương tâm, trách nhiệm của người làm con đối với đấng sinh
thành. Qua hình tượng chú ve sầu lười biếng, khơng biết nhìn xa trơng rộng, Đặng Hấn đã gửi
đến cho bạn đọc bài học bổ ích về ích lợi của lao động, về cái giá phải trả cho những ai không
siêng năng, chăm chỉ làm việc:
Vẻ vè ve
Suốt mùa hè
Đi tìm sấu
Đi trèo me
Đầu bêu nắng
Mũ khơng che
Biếng ăn ngủ
Nói khơng nghe
Hơm nay bệnh
“Gầy xác ve”
Trơng rầu q
Nằm khóc nhè
Ve vè… vè…
(Con ve sầu)
Chức năng giáo dục là chức năng trọng yếu nhất của văn học thiếu nhi. Nhưng giáo dục
thiếu nhi bằng văn nghệ là một vấn đề rất lớn và không dễ chút nào bởi công tác nghệ thuật ấy lại
đồng thời là một công tác khoa học. Trẻ lớn lên bằng những chuyện “ngày xưa”, ở đó có những
chi tiết, sự kiện kì lạ tới vơ lí, nhưng lại hợp với trí óc tưởng tượng phong phú của các em. Thêm
nữa, những câu chuyện đó chứa đựng những điều tốt lành, đẹp đẽ, trong đó có sự đấu tranh giữa
cái thiện cái ác, mà phần thắng bao giờ cũng thuộc về cái thiện, cái chân như bản chất trong sáng
của trẻ. Những chuyện “ngày xưa” này giáo dục các em một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc.

23
Downloaded by Con Ca ()



lOMoARcPSD|11809813

Những người viết cho thiếu nhi, bên cạnh chú ý lối viết giản dị, cố gắng giáo dục các em
qua những sự việc cụ thể cũng đề cao sự sinh động, hấp dẫn của chi tiết, sự kiện, hình ảnh… Đây
là lời khuyên sâu sắc mà rất đỗi tế nhị, sát hợp với cách nhìn, cách nghĩ của trẻ về tình cảm anh
em trong gia đình:
Cái bàn đứng ở giữa
Bốn ghế ngồi bốn bên
Bàn là người anh cả
Bốn ghế là bốn em.
Năm anh em sống chung
Không rời nhau nửa bước
Cùng học tập, vui chơi
Cùng ăn cơm, uống nước.
Ngày vui, anh mặc đẹp
Nâng niu một bình hoa
Bầy em ngồi xích lại
Khách thân đến chật nhà.
(Năm anh em, Phạm Đình Ân)
Giáo dục trong văn học thiếu nhi thường xuất phát từ những sự việc, hình ảnh, con người,…
gần gũi, quen thuộc với các em. Tất cả các chủ đề từ bình dị như thật thà, dũng cảm, lao động, đoàn
kết, học tập, thân ái… đến cao cả như tình yêu tổ quốc, nhân dân, lòng căm thù giặc,… cũng đều
xuất phát từ thực tại mà giáo dục các em. Mỗi bài thơ, câu chuyện với những nét độc đáo khác nhau
giúp trẻ nhìn vào đó như soi vào những chuẩn mực đạo đức. Mới đầu có thể chỉ là sự bắt chước
theo thói quen, nhưng rất có thể sau sẽ trở thành ý thức, thành phương châm ứng xử, thành một
cách sống của trẻ.
3.3.3. Chức năng thẩm mĩ
Sự thưởng thức văn học nghệ thuật là một hoạt động tự nguyện, chủ yếu gắn với nhu cầu về
cái đẹp muốn vươn tới lí tưởng, vươn tới sự hồn thiện. Văn học có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu
ấy thông qua sự phản ánh quan hệ thẩm mĩ của con người với hiện thực khách quan, bồi dưỡng

cho con người năng lực sáng tạo và cảm thụ thẩm mĩ.
Chức năng thẩm mĩ của văn học có nhiều cấp độ, nhiều bình diện. Ở cấp độ thứ nhất, nội dung
cơ bản của nó là thỏa mãn tối đa nhu cầu thẩm mĩ để gợi dậy khoái cảm nghệ thuật. Văn học thỏa
mãn nhu cầu thẩm mĩ chủ yếu bằng cách mang đến cho con người sự hưởng thụ cái đẹp. Theo
Biêlinxki, “cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì khơng có

24
Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|11809813

và khơng thể có nghệ thuật. Đó là một định lí”(1). Sáng tạo ra cái đẹp là mục đích cứu cánh, là chức
năng quan trọng nhất của văn nghệ.
Văn học mang đến cho con người sự hưởng thụ thẩm mĩ bằng nhiều cách, trước hết là bằng
cách miêu tả, phản ánh cái đẹp vốn có trong đời sống hiện thực. Đến với tác phẩm văn học, người
đọc được tiếp xúc với muôn ngàn vẻ đẹp phong phú, đa dạng của bản thân đời sống, từ cỏ cây
hoa lá đến sông núi biển trời và chim, thú, côn trùng… Khung cảnh nên thơ, đầy hương thơm,
ngập sắc màu, tràn âm thanh của con đường đến lớp ở vùng cao, vẻ đáng yêu, ngộ nghĩnh của
đàn gà con được nhà thơ chạm khắc qua những dòng thơ đầy chất họa:
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xịa ơ che nắng
Râm mát đường em đi.
(Đi học, Minh Chính)
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
(Đàn gà mới nở, Phạm Hổ)

Tương tự như thế, những từ chỉ màu sắc: màu lòng đỏ trứng, màu vàng, màu hồng; các từ
láy: chói lọi, sóng sánh, lóng lánh, lấp lóa có tác dụng khắc họa cảnh đêm trăng trên biển rất nên
thơ, huyền ảo:
Biển đêm trăng đẹp quá!
Những ngôi sao vốn đã lóng lánh, nhìn trên biển lại càng thêm lóng lánh. Bỗng một vầng
sáng màu lịng đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhơ lên ở phía chân trời.
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển lúc mới
mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Đẹp quá sức tưởng tượng! Màu lòng đỏ trứng mỗi lúc
một sáng hồng lên, rất trong. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng sáng dần, càng nhẹ dần. Bầu
trời cũng sáng xanh lên. Mặt nước lố sáng. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. Càng
lên cao trăng càng trong và nhẹ bỗng. Biển sáng lên lấp loá như đặc sánh, cịn trời thì trong như
nước. Có trăng, những tiếng động như nhồ đi, nghe khơng gọn tiếng, khơng rõ ràng như trước...
Một cảnh thật nên thơ, thật huyền ảo.
(Trăng trên biển, Trần Hồi Dũng)

1

Trần Đình Sử (Chủ biên), Phan Huy Dũng, La Khắc Hịa, Lê Lưu Oanh, Giáo trình Lí luận văn học, tập 1, tr.203,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004

25
Downloaded by Con Ca ()


×