Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

sáng kiến kinh nghiệm lịch sử trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 29 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. §IỀU KIỆN - HỒN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông với nhiệm vụ cung cấp một khối lượng
kiến thức tương đối phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc cần đặt ra yêu
cầu cao mới thực hiện được nhiệm vụ đó, mặt khác do đặc trưng của bộ mơn Lịch
sử nó gây ra nhiều khó khăn cho quá trình nhận thức của các em. Vì đối tượng của
lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện, không thể “trực quan sinh động”,
cũng không thể trực tiếp quan sát được. Lịch sử được phản ánh qua các nguồn sử
liệu, vấn đề đặt ra là làm sao để các em nhận thức được lịch sử một cách chính xác,
chân thực như nó đã tồn tại.
Chất lượng dạy học môn Lịch sử hiện nay đặt ra vấn đề cần suy nghĩ. Số
lượng học sinh say mê u thích mơn Lịch sử là rất ít. Có nhiều phụ huynh và học
sinh coi môn Lịch sử là môn học “phụ”. Nhận thức của các em về lịch sử là sai
lệch, các em khơng nhớ hoặc nhớ khơng chính xác thời gian, đặc điểm, tính chất
của các sự kiện và hiện tượng lịch sử.
Vậy phải làm gì để tạo hứng thú cho cho các em khi học môn Lịch sử? Đây
là vấn đề mà các giáo viên đang đứng trên bục giảng ln quan tâm, tìm hướng
giải quyết. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy “gây hứng thú cho học sinh trong
giờ học Lịch sử” là một trong những yêu cầu thiết yếu, quan trọng hàng đầu trong
dạy học lịch sử, phát huy tính tích cực, chủ động, khơi dậy sự say mê, hứng thú
của học sinh đối với lịch sử, có nghĩa là đáp ứng được một trong những yêu cầu
của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Để phù hợp với thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, đồng thời xuất phát từ thực
tế học tập của học sinh, từ thực tế đổi mới dạy học, trong phạm vi của sáng kiến
này tơi khơng có tham vọng nhiều, ngoài việc đưa ra ý kiến "Sử dụng phim tài

liệu lịch sử kết hợp với một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để
gây hứng thú cho HS học phần lịch sử Việt Nam (1954 – 1975)” nhằm trao
đổi với đồng nghiệp đôi chút kinh nghiệm được rút ra qua những năm giảng dạy
của bản thân. Tôi nhận thấy đây là một vấn đề hay, hấp dẫn, với nhiều hứa hẹn,
nếu mỗi giáo viên biết sử dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng giờ học


Lịch sử.
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP:
1.Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Việc sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử trong dạy học lịch sử không phải


2
là một vấn đề mới mẻ, từ trước đến nay phương pháp này vẫn được áp dụng và
không ai phủ nhận vai trò to lớn của việc sử dụng các đoạn phim tài liệu ở mọi cấp
học, kể cả ở bậc đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này như thế
nào để có hiệu quả là một vấn đề không phải đơn giản. Hầu như các giáo viên
chiếu các đoạn phim tài liệu trong quá trình dạy học cịn mang tính xem cho vui,
mang tính giải trí, giáo viên chưa biết chọn lọc các đoạn phim có thời lượng và nội
dung phù hợp để trình chiếu. Kết quả là học sinh cảm thấy nhàm chán, khô khan
với mơn học. Từ đó đã tạo ra một thế hệ học sinh “quay lưng” với môn Lịch sử,
nhiều học sinh học lịch sử chỉ mang tính đối phó, khơng có hứng thú trong q
trình học, thậm chí khơng thể nhớ và hệ thống được kiến thức cơ bản của bộ môn.
Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, có vị trí quan trọng trong tiến
trình LS dân tộc, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về LS Việt Nam – thời
kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miển Nam, đấu tranh thống nhất đất nước. Dạy LS Việt Nam giai đoạn này,
GV có thể khai thác và sử dụng nhiều đoạn phim tài liệu lịch sử, góp phần bổ sung
và cụ thể hóa kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phát triển tồn diện
HS, đồng thời hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới PPDH của GV.
Đứng trước thực tế này, ngoài các phương pháp mà giáo viên vẫn sử dụng
khi dạy học tơi nhận thấy nếu như mình kết hợp tốt các phương pháp, kỹ thuật dạy
học tích cực đồng thời tìm tịi và lựa chọn những thước phim tài liệu lịch sử để
minh họa cho bài học thì sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh tạo cho các em
có sự say mê và u thích môn học hơn, giờ học sẽ gây được ấn tượng, hấp dẫn với
học sinh. Từ những băn khoăn, mong muốn thiết thực này, tơi đã nghiên cứu, tìm

tịi và đưa ra ý tưởng "Sử dụng phim tài liệu lịch sử kết hợp với một số

phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để gây hứng thú cho HS học phần
lịch sử Việt Nam (1954 – 1975)” trong chương trình Lịch sử lớp 9.
2.Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1. Tính mới của sáng kiến
Tính mới của giải pháp: Đây là giải pháp mới, chưa trùng với các giải pháp
trước đó và lần đầu được áp dụng trong dạy học ở trường THCS
Trong quá trình nghiên cứu và tìm tịi để làm đề tài này tơi thấy rằng việc sử
dụng các loại phương tiện kĩ thuật trong DH nói chung(phim, tranh, ảnh, bản đồ,
sơ đồ, lược đồ...), sử dụng phim tư liệu trong dạy học lịch sử nói riêng đã được
nhiều nhà nghiên cứu giáo dục và các giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử quan tâm


3
ở những khía cạnh khác nhau. Điểm chung là đều khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự
cần thiết phải sử dụng phim tài liệu trong DHLS – một biện pháp quan trọng để đổi
mới PP và nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy nhiên, các tài liệu chưa cụ thể hóa
hình thức, phương pháp sử dụng phim tài liệu lịch sử trong DHLS Việt Nam giai
đoạn 1954 – 1975 ở lớp 9. Vì vậy, thực hiện đề tài này, tơi nhằm:
- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng phim tài liệu lịch sử
trong DHLS.
- Khai thác, chọn lọc các đoạn phim tài liệu lịch sử từ nhiều nguồn khác
nhau, trên cơ sở ấy tìm hiểu và viết nội dung của chúng phục vụ việc dạy – học
LSVN giai đoạn 1954 – 1975 cho HS lớp 9.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng hiệu quả các đoạn phim tài liệu lịch sử
trong DHLS Việt Nam (1954 - 1975) .
2.2. Các giải pháp cụ thể:
2.2.1. Danh mục các đoạn phim tài liệu lịch sử có thể và cần khai thác,
sử dụng trong DHLS Việt Nam (1954 – 1975).

Việc khai thác và sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử trong DHLS Việt
Nam (1954 - 1975) phải đảm bảo những yêu cầu về tính giáo dục, tính khoa học và
tính vừa sức. Căn cứ vào nội dung LS Việt Nam (1954 - 1975) và các nguồn phim
tài liệu lịch sử, tôi xin đề xuất danh mục các đoạn phim tài liệu lịch sử áp dụng cho
từng bài, từng mục như sau (có một số đoạn phim sưu tầm về có thời lượng hơi
dài, tơi đã cắt bớt để phù hợp với bài học) :
Bài học

Tên đoạn phim

Thời
lượng
Bài 28: - Quân đội Việt Minh vào tiếp quản thủ đơ Hà Nội 01:27
Xây
1954
dựng
CNXH
ở miền
Bắc,
đấu
tranh
chống
đế quốc
Mĩ và
chính
quyền
Sài Gịn

Dùng để dạy nội dung
I- Tình hình nước ta

sau hiệp định Giơ – ne
– vơ 1954


4
ở miền - Chủ tịch HCM khóc và xin lỗi nhân dân sau cải 01:11
Nam
cách ruộng đất
(19541965)

II – 1. Hoàn thành cải
cách ruộng đất

- Ách thống trị của Mỹ – Diệm ở miền Nam

03:38

III – 1. Đấu tranh
chống chế độ Mỹ –
Diệm, giữ gìn và phát
triển lực lượng cách
mạng

- Diễn biến phong trào Đồng Khởi

01:44

III – 2. Phong trào
Đồng Khởi


01:59

IV-1. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ III
của Đảng

- Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 3


5
Xoay xung quanh nội dung phần V có nhiều đoạn
phim tư liệu, giáo viên lựa chọn các đoạn phim
phù hợp với mục đích dạy học của mình:

V- Miền Nam chiến
đấu chống chiến lược
chiến tranh đặc biệt
của Mỹ (1961 -1965)

- Trực thăng vận và thiết xa vận quân đội Mỹ sử
dụng trong chiến tranh Việt Nam
01:44

- Ấp chiến lược, biểu tượng của nền dân chủ 01:28
VNCH

- Chiến thắng Ấp Bắc

01:17



6
- Chiến tranh đặc biệt 1961
03:47

- Phật giáo biểu tình phản đối tổng thống Ngơ
Đình Diệm
03:05

Bài 29: Chiến tranh cục bộ( đoạn phim tài liệu này giao
Cả nước viên có thể sủ dụng nhiều mục đích dạy học khác
trực tiếp nhau)
chiến
đấu
chống
04:40
Mỹ cứu
nước

I- Chiến đấu chống
chiến lược chiến tranh
cục bộ


7
Nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam

02:01

- Nhìn lại sự kiện “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”

01:45

- Chiến tranh đánh phá miền Bắc lần 1: âm mưu và
thủ đoạn của Mỹ

03:48

I-2. Chiến đấu chống
chiến lược chiến tranh
cục bộ của Mỹ

II – 1. Mỹ tiến hành
chiến tranh không quân
và hải quân phá hoại
miền Bắc (giáo viên
lựa chọn một trong hai
phim tài liệu này để
phù hợp với mục đích
dạy học của mình )


8
Mùa hè đỏ lửa 1972

3. Cuộc tiến công chiến
lược năm 1972
04: 11

- Ký ức kinh hồng ngày khơng qn Mỹ định xơi
tái Hà Nội

02:32

- Điện Biên Phủ trên không 1972
03:45

IV – 2. Miền Bắc vừa
chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại, vừa sản
xuất và làm nghĩa vụ
hậu phương( Ở phần
này có 3 đoạn phim tư
liệu liên quan đến nội
dung bài học, giáo viên
lựa chọn một trong ba
đoạn phim này để phù
hợp với mục đích dạy
học của mình)


9
- Miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ
02:08

Hiệp định Pari
V- Hiệp định Pa – ri
năm 1973 về chấm dứt
chiến tranh ở Việt Nam
02:32

- Lịch trình giải phóng miền Nam


III – Giải phóng hồn
tồn miền Nam, giành
tồn vẹn lãnh thổ tổ
quốc
03:45


10

- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
02:08

- Chiến dịch Hồ Chí Minh

03:43

Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy, các đoạn phim tài liệu lịch sử trong
DHLS Việt Nam 9 (1954 - 1975) rất phong phú và sinh động. Sử dụng các đoạn
phim tài liệu lịch sử trên trong DH LSVN giai đoạn này sẽ giúp HS tái hiện lại bức
tranh LS sinh động, hào hùng, oanh liệt của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng
CNXH ở miền Bắc và thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam, thống nhất đất nước. Căn cứ vào thời gian, thời lượng đoạn phim, nội dung
kiến thức và điều kiện từng trường, GV cần khai thác và sử dụng hiệu quả những
đoạn phim này.
2.2.2. Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, sử dụng các đoạn phim tài
liệu lịch sử học trong DHLS Việt Nam (1954 – 1975).
Phim tài liệu lịch sử là một nguồn tài liệu quí giá, mang tính chân thực,
khách quan, khoa học. Những đoạn phim tài liệu lịch sử có tác dụng rất lớn trong
DHLS, không chỉ bồi dưỡng kiến thức cho HS mà cịn góp phần tạo hứng thú, rèn

luyện kĩ năng học tập cho các em, từ đó nâng cao hiệu quả bài học. Song, khi lựa
chọn các đoạn phim tài liệu lịch sử để DHLS nói chung, phần LS Việt Nam (1954


11
- 1975) nói riêng, GV cần lưu ý một số yêu cầu cơ bản mang tính phương pháp
luận sau:
- Thứ nhất GV phải căn cứ vào nội dung kiến thức bài học để lựa chọn các
đoạn phim tài liệu lịch sử phù hợp.
Nếu GV không căn cứ vào nội dung kiến thức cơ bản của SGK, khó tránh
được việc lựa chọn khơng thích hợp với nội dung bài học, dẫn đến việc sử dụng
phim tài liệu mang tính mua vui. Mỗi đoạn phim tài liệu lịch sử có thời lượng
thường kéo dài, khối lượng thông tin đa dạng, phong phú, trong khi thời lượng của
một tiết dạy chỉ có 45 phút. Vì thế, phải lựa chọn những đoạn phim phù hợp với
nội dung bài học, lượng thông tin vừa đủ, khơng q nhiều vì sẽ làm lỗng trọng
tâm bài học hoặc tập trung quá nhiều thời gian của HS vào xem phim, làm mất sự
đi sự tập trung, chú ý của HS vào nội dung bài giảng (mỗi bài học không nên lặp
lại nhiều lần cùng một đoạn phim, thời lượng của mỗi đoạn phim chỉ nên từ 1 đến
4 phút).
- Thứ hai, khi sử dụng các đoạn phim tài liệu phải phản ánh chính xác sự
kiện, hiện tượng, nhân vật, địa điểm, thời gian, khơng gian. Vì thế, khi lựa chọn
các đoạn phim tài liệu lịch sử, GV phải tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của những
đoạn phim. Qua đó, HS nắm được các sự kiện LS, góp phần giúp các em khắc
phục tình trạng “hiện đại hóa” LS.
- GV cần chọn lọc những đoạn phim tài liệu phù hợp, ngắn gọn, có tính thực
tiễn, có tính giáo dục và phù hợp với kiến thức trong SGK. Hoặc, khi giới thiệu
hướng dẫn HS khai thác và tìm kiếm các đoạn phim tài liệu trên mạng Internet hỗ
trợ cho việc học tập LS, GV phải cung cấp cho các em địa chỉ đáng tin cậy, định
hướng theo nội dung và giai đoạn LS.
- Thứ ba, Khi sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử, GV không nên lựa chọn

những đoạn phim tài liệu quá dài hoặc quá ngắn nên lựa chọn những đoạn phim có
điểm nhấn, để tạo điều kiện thuận lợi cho HS chủ động theo dõi và ghi nhớ được
những thông tin cần thiết liên quan đến các câu hỏi, nội dung bài học
- Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay khi ứng dụng CNTT trong DH nói
chung, khai thác và sử dụng phim tài liệu lịch sử nói riêng, GV phải làm chủ các
phương tiện kĩ thuật DH hiện đại như máy chiếu, máy tính; kĩ năng khai thác thông
tin và giao tiếp trên Internet, sử dụng các phần mềm DH,…
- Một yêu cầu quan trọng liên quan tới yếu tố kĩ thuật khi sử dụng phim tài
liệu khoa học trong DHLS là GV phải nắm vững “nguyên tắc 3D”: đúng lúc, đúng
chỗ và đúng độ.


12
- Bên cạnh những đoạn phim tài liệu LS chính thống, có sẵn, GV cần học
cách xây dựng, thiết kế các đoạn phim tài liệu phục vụ cho bài giảng dựa trên các
đoạn phim tài liệu có sẵn hoặc hình ảnh nhằm phù hợp với nội dung và thời gian
tiết dạy. Để làm được việc này, GV phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ
trợ cắt ghép phim: Ở đây tôi đang sử dụng phần mềm cắt phim Fomat Factory, rất
dễ sử dụng.
2.2.3. Một số sáng kiến gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử
Việt Nam 9 giai đoạn 1954 – 1975 bằng các đoạn phim tài liệu lịch sử.
2.2.3.1. Sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử trong hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động có ý nghĩa quan trọng với thành cơng của tiết học. Nó
sẽ tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú với học sinh ngay từ giây phút đầu tiên. Nó giúp
học sinh ơn tập củng cố lại nội dung của bài cũ đồng thời là sự chuẩn bị cho bài
học mới. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt
động khởi động là điều rất cần thiết trong mỗi tiết học.
Hiện nay rất nhiều giáo viên đưa ra nhiều ý tưởng cho phần hoạt động khởi
động như : tổ chức các trò chơi : Ai là ai, đuổi hình bắt chữ, Ai là triệu phú…Các
trị chơi này sẽ mang lại cho khơng khí của lớp sơi động hơn nhưng lại khơng cung

cấp được nhiều kiến thức cho học sinh.
Thực tiễn việc dạy – học môn LS đã chứng minh rằng, nếu quá trình học tập
của HS được bắt đầu bằng những biểu tượng, hình ảnh sẽ giúp các em ghi nhớ kiến
thức lâu hơn, vững chắc hơn. Do đó, sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử để đưa
vào phần hoạt động khởi động là một hướng đi đúng đắn, góp phần tích cực vào
q trình đổi mới PPDH.
Muốn nâng cao hoạt động khởi động bằng các đoạn phim tài liệu lịch sử,
GV nên sử dụng câu hỏi tự luận kèm theo trình chiếu đoạn phim. GV có thể tắt
tiếng của đoạn phim và yêu cầu HS thuyết minh lại nội dung của đoạn phim đó.
GV có thể sử dụng các đoạn phim tài liệu để tiến hành phần khởi động theo 3 cách:
Cách 1: Sử dụng đoạn phim tài liệu khoa học để nêu câu hỏi kiểm tra kiến
thức cũ.
Ví dụ, dạy bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước (1965 –
1973) để kiểm tra bài cũ, giáo viên chiếu đoạn phim tài liệu “chiến lược chiến
tranh đặc biệt”. Đây là đoạn phim mặc dù thời lượng ít nhưng đã khái quát rất đầy
đủ về âm mưu thủ đoạn của Mỹ và những thắng lợi tiêu biểu ta giành được trong
chiến lược chiến tranh đặc biệt. Vì thế sau khi cho học sinh theo dõi đoạn phim
xong GV sẽ đưa ra 2 câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời ngắn gọn sau :


13
1. Mỹ đã sử dụng chiến thuật gì khi tiến hành chiến lược Chiến tranh đặc
biệt ở miền Nam?
2. Em hãy nêu chiến thắng tiêu biểu nhất mà quân dân ta ở miền Nam đã
giành được trong chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt.

Như vậy sau khi được theo dõi đoạn phim tài liệu về chiến lược Chiến tranh
đặc biệt một cách chân thực như vậy, HS sẽ dễ dàng tái hiện lại kiến thức đã học
để trả lời câu hỏi và nắm rõ kiến thức mình đã được học hơn so với các trò chơi mà
các giáo viên khác đã áp dụng. Cách tiến hành hoạt động khởi động này vừa đảm

bảo tính trực quan, thơng tin phản hồi xuất hiện nhanh chóng cho HS biết đáp án
chính xác, đồng thời, giúp cả lớp củng cố, ơn tập và ghi nhớ lại kiến thức cũ (sự
kiện, nhân vật, hiện tượng LS,…).
Biện pháp này còn rèn luyện và phát triển tốt các kĩ năng học tập cho HS
như quan sát, so sánh, đối chiếu, diễn đạt ngôn ngữ, khả năng suy luận, tư duy
LS,…. Điều quan trọng, trong cùng một thời điểm kiểm tra, GV sẽ huy động được
nhiều HS tham gia, các em có thể tự trả lời nhẩm trong miệng rồi nhận xét cho bạn.
Cách 2: Sử dụng đoạn phim tài liệu lịch sử để đưa ra đáp án cho các câu
hỏi.
Ví dụ sau khi dạy xong phần II – Bài 28 : “Miền Nam đấu tranh chống chế
độ Mỹ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng , tiến tới Đồng Khởi”. Ở
phần này mục 2. Phong trào Đồng Khởi là kiến thức trọng tâm nên sau khi học
xong và kiểm tra bài cũ giáo viên sẽ đưa ra câu hỏi sau : « Phong trào Đồng Khởi
diễn ra trong hồn cảnh nào, diến biến, kết quả và ý nghĩa của nó ». Sau khi học
sinh trình bày xong phần trả lời của mình, giáo viên sẽ đưa ra đáp án, thay vì theo
phương pháp truyền thống, giáo viên có thể chiếu đoạn phim tư liệu : « Khái quát
về phong trào Đồng Khởi ». Đây là đoạn phim mặc dù chỉ có thời lượng 1 phút 21


14
giây nhưng khái quát rất ngắn gọn đầy đủ về những nét chính của phong trào Đồng
Khởi. Như vậy với biện pháp này không chỉ một em mà cả lớp sẽ được củng cố lại
và khắc sâu kiến thức một cách hiệu quả, trọn vẹn.

Cách 3: Sử dụng đoạn phim tài liệu lịch sử để tiến hành hoạt động khởi
động sau đó dẫn dắt sang hoạt động hình thành kiến thức, tạo động cơ học tập cho
HS.
Biện pháp truyền thống, trước khi đi vào hoạt động hình thành kiến thức
giáo viên thường vận dụng nguyên tắc DH nêu vấn đề, nêu câu hỏi có tính định
hướng (loại câu hỏi có tính chất bài tập, muốn trả lời HS phải huy động kiến thức

toàn bài). Biện pháp này sẽ hiệu quả hơn nếu GV biết khai thác và sử dụng các
đoạn phim tài liệu lịch sử.
Biện pháp hiệu quả nhất hiện nay chính là GV thiết kế hoặc sưu tầm một đoạn
phim tài liệu lịch sử liên quan đến nội dung kiến thức trọng tâm của bài “sẽ học”, sau
đó chiếu lên màn hình u cầu HS trả lời (có thể kết hợp kiểm tra bài cũ), rồi dẫn dắt
vào kiến thức mới kèm theo nhiệm vụ nhận thức. Biện pháp này thể hiện phương
pháp đổi mới kiểm tra bài cũ (có sự hỗ trợ của CNTT), giúp cả lớp nhớ lại kiến thức
cơ bản của tiết học trước, đồng thời tạo thêm động lực và thu hút các em tập trung
theo dõi kiến thức mới.
Ví dụ, để tạo động cơ cho HS khi học bài 30, tiết 1. I-Miền Bắc khắc phục
hậu quả chiến tranh. Khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa.Ra sức chi viện cho
miền Nam và II- Đấu tranh chống địch bình định – lấn chiếm, tạo thế và lực tiến
tới giải phóng hồn tồn miền Nam, GV sử dụng đoạn phim tài liệu “ hiệp định
Pari ” để kiểm tra kiến thức cũ (HS đã học) có liên quan đến nội dung bài học mới
(HS sẽ học), rồi vận dụng nguyên tắc DH nêu vấn đề, đưa ra bài tập nhận thức,
chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới. Khi chiếu đoạn phim, cả lớp đều theo


15
dõi, nhưng chỉ một em trả lời câu hỏi: Em hãy theo dõi đoạn phim tài liệu và cho
biết đoạn phim phản ánh sự kiện LS gì? Ý nghĩa và tác động của sự kiện này đối
với Việt Nam và thế giới ?

HS xem phim và trả lời xong, GV nhận xét, cho điểm rồi nêu vấn đề, kèm
theo bài tập nhận thức chiếu trên màn hình, nhằm tập trung sự chú ý của cả lớp vào
bài mới: “Đoạn phim giúp chúng ta tái hiện lại thời điểm kí kết và các điều khoản
qui định trong Hiệp định Pari, sự đấu tranh bền bỉ, kiên trì của chúng ta trong việc
chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam. Mỹ phải công nhận các quyền
dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân đội về nước. Đó là thắng lợi LS có ý
nghĩa quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hồn

tồn miền Nam. Vậy: Tình hình nước ta sau hiệp định Pari như thế nào? (HS chưa
thể trả lời được, GV ngừng một lúc rồi tiếp tục nêu vấn đề); Chúng ta đã đấu tranh
đòi Mỹ – chính quyền Sài Gịn thực hiện hiệp định Pari ra sao và thu được những
kết quả gì? Nhiệm vụ đánh cho “ngụy nhào” của nhân dân hai miền Nam – Bắc đã
hoàn thành như thế nào từ sau hiệp định Pari? (HS ngồi chăm chú lắng nghe, băn
khoăn, rất muốn trả lời nhưng chưa thể). Ngừng vài giây, GV mở ra hướng giải
quyết vấn đề: Để có thể trả lời được những vấn đề này, hôm nay chúng ta cùng nhau
tìm hiểu bài 30. Hồn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 1975)”.
Hoặc để tạo động cơ học tập cho học sinh khi học phần I – chiến đấu chống
chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam ( bài 29) thì giáo viên có thể sử
dụng đoạn phim tài liệu "Chiến tranh đặc biệt" để kiểm tra bài cũ sau đó dẫn dắt vào
bài mới. Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ đã bị thất bại hồn tồn, để gỡ thế
bí, Mỹ đã chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ. Vậy chiến lược chiến tranh
cục bộ có điểm gì giống và khác so với chiến lược chiến tranh đặc biệt ? Liệu lần


16
này, Mỹ có thành cơng hay tiếp tục bị thất bại ? Mỹ có âm mưu gì mới trong việc
đẩy mạnh chiến tranh xâm lược của mình...Khi nghe giáo viên dẫn dắt như vậy học
sinh rất háo hức tìm hiểu kiến thức mới.
Biện pháp GV sử dụng đoạn phim tài liệu lịch sử để kiểm tra bài cũ, sau đó
vận dụng nguyên tắc DH nêu vấn đề và đưa ra nhiệm vụ nhận thức, chuẩn bị cho
HS nghiên cứu kiến thức mới, sẽ mang lại ba tác dụng lớn: Thứ nhất, kiểm tra,
đánh giá được việc học bài cũ của HS. Thứ hai, tạo cho HS sự hứng thú, chờ đợi
(tức là xác định được động cơ học tập). Thứ ba, định hướng cho các em tập trung
vào những kiến thức trọng tâm của bài học, có thể huy động cao nhất hoạt động
nhận thức của các giác quan (nghe, nhìn, kết hợp tư duy có định hướng của GV) .
Rõ ràng, biện pháp tổ chức cho HS chuẩn bị nghiên cứu kiến thức mới thông
qua đoạn phim tài liệu lịch sử không chỉ đem lại kiến thức mới cho các em, mà còn
bồi dưỡng cho các em những phẩm chất, đạo đức trong học tập như tính kiên trì,

nhẫn nại, muốn tìm hiểu khám phá kiến thức mới.
2.2.3.2 Sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử trong quá trình tổ chức cho
HS nghiên cứu kiến thức mới kết hợp với một số phương pháp, kỹ thuật dạy học
tích cực.
Như chúng ta đã biết, tổ chức cho HS nghiêu cứu, tìm hiểu kiến thức của bài
học mới là khâu quan trọng nhất và chiếm nhiều thời gian nhất của GV. Một tiết
học LS có thành cơng hay khơng phụ thuộc vào việc GV có giúp HS lĩnh hội tốt
kiến thức hay không. Sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử để hướng dẫn HS học
tập LS được coi là một trong những PP hiệu quả nhất trong con đường hình thành
kiến thức. Nó khơng chỉ phù hợp với lí luận DH bộ mơn và quy luật nhận thức của
con người nói chung là phải đi “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ
tư duy trừu tượng trở về thực tiễn”, mà còn thực hiện nhiều nhiệm vụ: cung cấp sự
kiện, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, rút ra quy luật, bài học LS,….
Sau đây tôi xin giới thiệu một số biện pháp sử dụng hiệu quả phim tài liệu
trong qúa trình tổ chức cung cấp kiến thức mới cho học sinh :
Thứ nhất : Kết hợp phim tài liệu lịch sử với kỹ thuật dạy học 5w1h để
nghiên cứu kiến thức mới


17
Ai đại diện cho Việt Nam
tham gia kí kết hiệp định
Pa-ri với Mỹ?

Tại sao Mỹ chấp nhận ngồi vào
bàn đàm phán chính thức để kí
kết hiệp định Pa-ri?

Hội nghị ký kết hiệp
định Pa – ri diễn ra ở

đâu?

Hội nghị
Pa - ri

Lập trường, quan điểm của
Việt Nam trong quá đấu
tranh kí kết hiệp định Pa-ri
là gì?

Hiệp địnhPa-ri được
chính thức kí kết từ khi
nào

Những điều khoản trong
hiệp định Pa-ri được quy
định như thế nào?

Thứ hai : GV sử dụng đoạn phim tài liệu để minh họa, cụ thể hóa cho sự
kiện hay hiện tượng LS đang học kết hợp với một số phương pháp, kỹ thuật dạy
học tích cực.
Theo cách này, sau khi GV trình bày xong một đơn vị kiến thức sẽ cho các
em xem phim để minh họa, cụ thể hóa cho sự kiện vừa tìm hiểu, hoặc kết hợp với
bài miêu tả, lược thuật. Khi xem phim, HS sẽ có biểu tượng chân thực về quá khứ
LS, là cơ sở quan trọng cho việc ghi nhớ và ghi nhớ lâu dài nội dung kiến thức.
Ví dụ khi dạy bài 28 “Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế
quốc Mỹ và chính quyền Sài Gịn ở miền Nam (1954 - 1965), mục V.2. chiến đấu
chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, để khắc họa tinh thần chiến đấu
của nhân dân miền Nam, GV hướng dẫn HS theo dõi đoạn phim tài liệu: “Phật
giáo biểu tình phản đối tổng thống Ngơ Đình Diệm 1963” để cụ thể hóa và khắc

sâu thêm kiến thức.


18
Trước khi theo dõi đoạn phim, GV giao nhiệm vụ học tập cho HS bằng kỹ
thuật dạy học : Khăn trải bàn, giáo viên chia HS làm 3 nhóm và yêu cầu các nhóm
thảo luận 3 vấn đề sau :
1. Em có suy nghĩ gì về hành động tự thiêu của hịa thượng Thích Quảng
Đức?
2. Sự kiện hịa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu đã tác động tới chính
quyền Mỹ – Diệm như thế nào?
3. Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của phật giáo thời kỳ này?
Những câu hỏi này giúp HS xác định rõ động cơ khi xem phim, vì thế các em
sẽ tập trung theo dõi, ghi chép sự kiện chính như định hướng của câu hỏi. (các em vừa
nghe, vừa xem và suy ngẫm).
Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt lại: Cùng với phong trào
Đồng Khởi nổi dậy “diệt ác, trừ gian”, ở nông thôn miền Nam, đô thành Sài Gòn
cũng bùng lên ngọn lửa khởi nghĩa đấu tranh.Sự kiện hịa thượng Thích Quảng
Đức tự thiêu để phản đối chiến tranh, địi hịa bình làm xúc động các tầng lớp nhân
dân Sài Gịn. Khơng phân biệt đạo, đời và giai tầng trong xã hội, người dân Sài
Gịn đồn kết lại bên nhau trong các cuộc đấu tranh. Và đông đảo, dũng mãnh nhất
bao giờ cũng là học sinh, sinh viên và phật tử. Mùa hè năm 1963, tình hình ngày
càng rối loạn và vượt khỏi tầm kiểm sốt của Oasinhtơn. Các nhà sư liên tục biểu
tình phản đối chính quyền Diệm. Trước tình hình đó, các quan chức quân sự cấp
cao của Diệm đã họp bàn cách lật đổ ơng ta.
Đoạn phim tài liệu trên đã góp phần khắc sâu kiến thức LS cho HS, đưa các
em “trở về” với những năm tháng đau thương nhưng hào hùng của dân tộc chống
lại ách kìm kẹp của chế độ Mỹ – Diệm.
Hoặc khi dạy về trận Điện Biên Phủ trên không ở mục 2. Miền Bắc vừa
chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu

phương(bài 29). Để khắc sâu, minh họa thêm về sự kiện trận Điện Biên Phủ trên
không, giáo viên chiếu đoạn phim tư liệu « Hà Nội đối mặt với B52 – mùa Noel
kinh hoàng » đoạn phim ghi lại những cảnh hàng loạt máy bay B52 của Mỹ đang
thi nhau thả hàng loạt quả bom kín đặc trên bầu trời thả xuống Hà Nội. Và trước
khi xem phim giáo viên cũng đưa ra một số câu hỏi để trong quá trình xem phim
học sinh sẽ chăm chú xem rồi chuẩn bị đáp án. Như vậy, sau khi xem xong đoạn
phim tài liệu này học sinh sẽ hiểu hơn về một thời kỳ chiến tranh ác liệt mà nhân
dân ta phải gánh chịu và càng căm thù hơn những tội ác đế quốc Mỹ gây ra.


19
Thứ ba : GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của đoạn phim
liên quan đến kiến thức cơ bản của bài học, sử dụng kỹ thuật phân tích video kết
hợp với phương pháp thảo luận nhóm
Trong trường hợp này, GV tổ chức, định hướng cho HS xem phim tài liệu để
khai thác kiến thức, phát huy tính tích cực của người học, chứ tuyệt đối khơng
phải “xem cho vui”, hay thỏa mãn trí tị mị và hiếu kì của các em. Để hướng dẫn
HS khai thác hiệu quả kiến thức LS qua đoạn phim tài liệu, GV cần thực hiện trình
tự theo 3 bước chính:
- Định hướng (giao nhiệm vụ học tập) : Trên cơ sở đã xem trước đoạn phim,
giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh bằng câu hỏi, gắn với kiến thức cơ bản của
bài học, ví dụ khi dạy bài 30, mục III – Giải phóng hồn tồn miền Nam, giành
tồn vẹn lãnh thổ tổ quốc, khi dạy tới phần diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh, GV
hướng dẫn học sinh khai thác nội dung và ý nghĩa của đoạn phim tài liệu "Chiến
dịch Hồ Chí Minh". Đoạn phim dài 4 phút có lời bình hay, phản ánh tồn bộ diễn
biến chính của chiến dịch rất sinh động thông qua 5 hướng tiến công của 5 cánh
quân. Đoạn phim kết thúc bằng sự kiện xe tăng quân ta tiến thẳng vào dinh Độc lập
và lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trên dinh Độc Lập.

Trước khi xem đoạn phim giáo viên sẽ giao nhiệm vụ chia học sinh làm 4

nhóm bằng 4 câu hỏi. Những câu hỏi này sẽ giúp học sinh xác định được động cơ
khi xem phim, tập trung theo dõi để ghi chép sự kiện và trả lời câu hỏi của giáo
viên :
1. Hãy kể tên 5 cánh qn cùng tiến cơng thần tốc vào giải phóng Sài Gịn
trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
2. Khí thế cuộc tiến công và nổi dậy xuân 1975 của quân dân ta như thế nào
3. Tình trạng của chính quyền Sài Gòn và lực lượng cố vấn Mỹ những ngày
cuối cùng của tháng 4 năm 1975 như thế nào ?


20
4. Em có nhận xét gì về vai trị lãnh đạo của Đảng trong chiến dịch Hồ Chí
Minh ?
- Hướng dẫn học sinh xem phim. Giáo viên cho đoạn phim chạy (có thuyết
minh) để học sinh theo dõi, kết hợp chức năng chạy/tạm dừng/chạy tiếp, tạo điều
kiện cho các em ghi chép ý chính liên quan đến câu hỏi. Lúc này đòi hỏi giáo viên
phải nắm rõ trước nội dung của đoạn phim thì mới có thể thực hiện linh hoạt tốt
các kỹ năng khi chiếu đoạn phim cho học sinh xem.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập (tiến hành thảo luận và trả lời câu
hỏi), sau đó giáo viên nhận xét kết luận và khái quát lại nội dung ý nghiã của đoạn
phim.
Biện pháp trên không chỉ giúp học sinh "tự mình" khai thác được nội dung
cơ bản của đoạn phim, khắc sâu sự kiện lịch sử, thấy được khí thế tiến cơng thần
tốc "một ngày bằng hai mươi năm" của quân và dân ta, mà còn làm cho giờ học
lịch sử thêm sinh động hay hơn và học sinh thấy yêu thích hơn.
Như vậy, biện pháp sử dụng phim tài liệu khoa học trong DHLS phù hợp với
quy luật nhận thức của con người đó là “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng” góp phần tạo biểu tượng sinh động, cụ thể hóa sự kiện và khắc phục tính
trạng “hiện đại hóa LS”, đồng thời phát triển được khả năng quan sát, trí tưởng
tượng, tình cảm, đạo đức cho HS. Tuy nhiên, GV cần lưu ý linh hoạt trong cách sử

dụng và đặc biệt là phải định hướng nhiệm vụ học tập rõ ràng cho HS trước khi
xem phim nếu không giờ học sẽ biến thành giờ xem phim giải trí.
2.2.3.3. Sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử để dạy học phần hoạt động
mở rộng, vận dụng
Thông thường, kết thúc mỗi bài học, GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức bằng
một vài câu hỏi, hoặc là một số giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy. Biện pháp này đôi
khi gây nhàm chán và kém hiệu quả, vì HS khó hệ thống hóa kiến thức. Nhưng nếu
GV sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử để hướng dẫn HS tự củng cố, chắc chắn
các em sẽ ghi nhớ ngay tại lớp.
Khai thác và sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử trong khâu hoạt động mở
rộng, vận dụng sau mỗi tiết dạy là biện pháp quan trọng, song không phải bài học
nào cũng phù hợp. GV phải biết chọn lọc và chỉ nên sử dụng những đoạn phim tài
liệu khoa học có tác dụng củng cố và hệ thống hóa kiến thức. Thực tiễn DHLS cho
thấy, nhiều GV ứng dụng chưa hợp lí, ví như chỉ trình chiếu cho vui làm HS thiếu
tập trung, khơng khí lớp học mất nghiêm túc.


21
Ví dụ, sau khi học xong phần I – Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh
cục bộ của Mỹ ( 1965 – 1968) bài 29 Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ GV
cho HS theo dõi đoạn phim tài liệu lịch sử “chiến tranh cục bộ” với thời lượng dài
4 phút 40 giây. Đây là đoạn phim khái quát rất đầy đủ về âm mưu và hành động
của Mỹ khi tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ, và những thắng lợi mà quân
dân miền Nam giành được trong cuộc đấu tranh này.
Sau khi xem xong đoạn phim này, giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi : Lực
lượng tham chiến trong chiến tranh cục bộ gồm những ai ?lực lượng nào giữ vai
trò quan trọng, nêu những thắng lợi mà quân dân miền Nam giành được trong
chiến lược chiến tranh cục bộ. Nếu học sinh trả lời được những câu hỏi trên chứng
tỏ học sinh nắm được kiến thức và hiểu bài.
Hoặc giáo viên cịn có thể sử dụng đoạn phim tài liệu "Lịch trình giải phóng

miền Nam" có thời lượng dài 3 phút 43 giây, đoạn phim khái quát đầy đủ về kế
hoạch giải phóng miền Nam và các chiến dịch tiêu biểu giải phóng miền Nam, để
củng cố và kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh sau khi học xong phần III.
Bài 30 : Hồn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Biện pháp sử dụng đoạn phim tài liệu lịch sử hướng dẫn HS tự củng cố kiến
thức mà tôi nêu ở trên khơng chỉ có tác dụng giúp HS tự mình ôn lại, kiểm tra lại
kiến thức vừa học, mà còn khắc sâu nội dung cơ bản của toàn bài theo hệ thống.
Biện pháp này khơng gây tâm lí căng thẳng hay nhàm chán cho người học, ngược
lại tạo khơng khí thoải mái, góp phần nâng cao chất lượng giờ học, HS được trực
quan sinh động, kết hợp kiến thức kênh chữ, kênh hình và kênh âm thanh.
Như vây với việc sử dụng các đoạn phim tài liệu lịch sử ngắn kết hợp với
các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực như 5w1h, khăn trải bàn, phân
tích video, thảo luận nhóm, kỹ thuật các mảnh ghép, động não, trình bày một
phút...trong tất cả các hoạt động của bài học đã có tác dụng tốt trong việc giúp các
em chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức của bài từ đó các em có hứng thú
hơn trong các bài học dẫn đến kết quả học tập được nâng cao.
+ KẾT LUẬN:
Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả nghiên cứu, tơi có thể khẳng định,
những giả thuyết khoa học mà đề tài đề ra, có cơ sở thực hiện được trong thực tiễn
dạy học. Từ kết quả đạt được trong q trình nghiên cứu tơi rút ra một số kết luận
như sau:
Phim tài liệu lịch sử, bản đồ, đồ thị, bảng niên biểu, bảng so sánh là phương
tiện không thể thiếu trong hoạt động dạy, học. Bằng những clip lịch sử, bản đồ, đồ


22
thị, bảng niên biểu, bảng so sánh sinh động kết hợp với việc giáo viên sử dụng
phương pháp tốt sẽ giúp học sinh tự khai thác, lĩnh hội kiến thức phát huy được vai
trò chủ thể của học sinh trong quá trình học tập.
Những thước phim tài liệu lịch sử, bản đồ, đồ thị,… khi sử dụng trong bài

giảng cần phải có sự lựa chọn cho phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với trình
độ nhận thức của học sinh, đặc biệt là những clip, bản đồ, đồ thị tạo ấn tượng, giúp
học sinh nhớ kĩ, khắc sâu kiến thức đồng thời tái hiện lại kiến thức đã học.
Về phương pháp sử dụng: Phải sử dụng tinh tế, khéo léo vừa đảm bảo tính
trực quan vừa đảm bảo tính khoa học. Điều đáng lưu ý là phim lịch sử, bản đồ, đồ
thị, bảng niên biểu, bảng so sánh dù sinh động đến đâu cũng không thể giúp học
sinh học tốt nếu thiếu sự chỉ bảo tận tình của giáo viên bộ môn. Vậy với cương vị
là người chỉ đạo, hướng dẫn người giáo viên phải luôn tác động vào ý thức học tập
của các em, phải khơi dậy trong các em sự tìm tịi, ham hiểu biết sẵn sàng khám
phá khoa học.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:
1.Hiệu quả kinh tế (Khơng có giá trị làm lợi tính thành tiền): Khơng có
2.Hiệu quả về mặt xã hội
2.1.Đối với giáo viên:
- Sáng kiến này giúp cho giáo viên thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc giảng
dạy bộ môn, đỡ vất vả hơn trong việc miêu tả tường thuật tái hiện các sự kiện lịch
sử bằng ngôn ngữ" trăm nghe không bằng một thấy"
- Giáo viên cũng đã tự tin, linh hoạt hơn trong khi giảng dạy, các thao tác về
công nghệ thông tin cũng thuần thục hơn.
- Trình độ chun mơn nghiệp vụ của giáo viên đã được nâng lên rõ rệt.
2.2. Đối với học sinh:
Sau khi đúc rút được một số kinh nghiệm như trên, tôi áp dụng vào giảng
dạy cho học sinh trong chương trình Lịch sử 9 và thu được những kết quả đáng
khích lệ:
2.2.1: Về kiến thức: Học sinh đã hứng thú hơn trong các giờ học, khích lệ
các em tính tị mị, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu bài học kết hợp với theo dõi các đoạn
phim ngắn dẫn đến giờ học đỡ bị nhàm chán. Học sinh được trực quan sinh động,
kết hợp kiến thức kênh chữ, kênh hình và kênh âm thanh. Từ đó, các em hào hứng,
tích cực, chủ động hơn trong các bài học. Kết quả học tập của các em qua các kì
kiểm tra cũng được nâng lên rõ rệt. Khơng những thế tơi cịn vận dụng trong việc



23
bồi dưỡng học sinh giỏi vì thế chất lượng học sinh giỏi của tôi trong năm học vừa
qua đạt kết quả tốt.
2.2.2: Về kĩ năng, thái độ: Học sinh cũng hào hứng hơn trong các tiết dạy,
có thái độ nghiêm túc, chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức của bài từ đó các
em cũng tìm hiểu thêm trong sách báo, tivi, mạng internet để hiểu sâu hơn về các
vấn đề của bài học.
2.2.3: Về tư tưởng tình cảm: Từ việc hiểu đúng bản chất của các sự kiện
lịch sử giáo dục cho các em các kĩ năng tự học tự nghiên cứu tìm tịi để hình thành
cho các em những phẩm chất như trung thực, nhân ái, chăm chỉ, u gia đình q
hương đất nước, sống có trách nhiêm với gia đình, quê hương, hiểu được sự hi sinh
mất mát của các thế hệ đi trước từ đó các em trân trọng và biết ơn các thế hệ cha
anh, trân quý cuộc sống hiện tại và ra sức học tập để góp phần xây dựng quê hương
đất nước tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc.
2.3 Kết quả thu được về kiến thức và thái độ học tập của học sinh(để so
sánh) trước và sau khi tôi áp dụng sáng kiến:
2.3.1 :Về thái độ học tập: Việc tạo hứng thú, động cơ thái độ học tập đối
với học sinh là điều rất quan trọng, khi các em ý thức được mục đích học tập đúng
đắn thì các em sẽ có ý thức học tập tốt hơn, chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến
thức bài học từ đó các em sẽ u thích mơn học, mong đến giờ học và giờ học cũng
sẽ nhẹ nhàng hơn đối với các em. Ngược lại khi các em đã chán học khơng thích
học thì các em sẽ khơng tập trung vào bài học thậm chí cịn nói chuyện, làm việc
riêng ảnh hưởng đến chất lượng giờ học và như vậy giờ học sẽ trở nên nặng nề, áp
lực với các em dẫn đến kết quả học tập sẽ không tốt. Qua việc áp dụng giải pháp
này tôi nhận thấy ý thức, thái độ học tập của các em qua từng năm đã được nâng
lên rõ rệt các em đã yêu thích, đón đợi mơn lịch sử nhiều hơn các giờ học cũng sôi
nổi hào hứng và cũng nhẹ nhàng hơn trước đây rất nhiều.
BẢNG SỐ LIỆU SO SÁNH ĐỘNG CƠ, THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH


Năm học

Tổng
số HS

THÁI ĐỘ HỌC TẬP( khi chưa áp dụng)
Khơng hứng
Hứng thú
Bình thường
Khác
thú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

65
23
35,3
27
41,5
11
16,9
4
6,1

2018- 2019
Như vậy, nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: khi chưa áp dụng sáng kiến đa
số các em chỉ coi lịch sử như một mơn học bình thường khác thậm chí có em cịn
coi đó là một mơn phụ vì thế các em thờ ơ chán nản không muốn học. Nắm bắt


24
được tâm lý học sinh và sau quá trình tìm tịi nghiên cứu tơi đã áp dụng giải pháp
trên và thật bất ngờ các em đã rất hào hứng, chăm chú theo dõi các đoạn phim tư
liệu và thực hiện tốt các yêu cầu mà thầy giáo đặt ra, dần dần các em đã bị cuốn
hút vào bài học. Qua những năm học tiếp theo theo số các em quan tâm u thích
mơn học tăng lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh thờ ơ không muốn học giảm hẳn. Đây là số
liệu thống kê thực tế khảo sát vào cuối năm của năm học tiếp theo:

Năm học

2019- 2020

Tổng
số HS
65

Hứng thú
SL

%

31

47,6


THÁI ĐỘ HỌC TẬP
Khơng hứng
Bình thường
thú
SL
%
SL
%
25

38,4

7

10,7

Khác
SL

%

2

3,0

Và đây là kết quả khảo sát mới nhất cuối năm học 2020-2021:

Năm học


2020- 2021

Tổng
số HS
62

SL

%

THÁI ĐỘ HỌC TẬP
Bình
Khơng hứng
thường
thú
SL
%
SL
%

39

62,9

17 27,4

Hứng thú

4


6,4

Khác
SL

%

2

3,2

2.3.2: Về kiến thức( thơng qua kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh)
Trong những năm qua kết quả học tập môn lịch sử lớp 9 ở trường THCS Hải
An do tôi đảm nhiệm tuy đạt được kết quả khá cao nhưng chưa mang lại hiệu quả
như mong muốn. Một số học sinh chưa xác định được nội dung học tập, chưa tích
cực, chủ động trong học tập, còn e dè nhút nhát khi phát biểu, xây dựng bài trước
lớp. Điểm trung bình mơn mới đạt được chỉ tiêu như đăng kí. Cụ thể điểm trung
bình mơn (TBM) học sinh lớp 9 năm học 2018 – 2019, để làm so sánh (khi chưa
áp dụng giải pháp mà tôi đưa ra) như sau:

Năm học

Tổng
số HS

2018- 2019

65


KẾT QUẢ ĐIỂM TRUNG BÌNH MƠN
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5

7,6

27

41,5

31

47,6

2

3,0



25
Kết quả của việc áp dụng giải pháp: Đa số học sinh nắm vững kiến thức cơ
bản, trình bày có lơ-gíc, phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập. Giúp học
sinh hào hứng phát biểu ý kiến. Kết qủa điểm trung bình mơn của học sinh lớp 9
cuối năm học 2019-2020 như sau:

Năm học

Tổng
số HS

2019- 2020

62

KẾT QUẢ ĐIỂM TRUNG BÌNH MƠN
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
13


20,9

26 41,9

22

35,4

1

1,6

Kết quả điểm TBM năm học 2020 - 2021 đạt được như sau:

Năm học

Tổng
số HS

2020- 2021

73

KẾT QUẢ ĐIỂM TRUNG BÌNH MƠN
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
20

27,3

35

47,9

18

24,6

0

0

Như vậy qua bảng kết quả số liệu trên cho thấy chất lượng bộ môn của học
sinh năm học 2018 - 2019, năm học 2019- 2020 với năm học 2020 2021 tăng rõ
rệt. Tỉ lệ học sinh khá - giỏi tăng cao, tỉ lệ học sinh yếu khơng cịn nữa. Khơng chỉ
vậy trong năm học qua cũng nhờ một phần vào giải pháp này trong việc bồi dưỡng
HSG .Đội tuyển môn lịch sử của tôi đã đạt kết quả rất tốt cả 4 học sinh tham gia
thi HSG lịch sử tỉnh Nam Định vừa qua đều đạt giải Nhì.Thơng qua cách dạy này,
học sinh khơng chỉ chủ động tìm ra kiến thức mà cịn được rèn luyện để nâng dần
năng lực tư duy bằng lập luận để nêu lên những dự đoán, phán đoán của mình. Từ

kết quả đạt được trên, tơi tiếp tục triển khai thực hiện, áp dụng cho các khối lớp
trong các năm học tiếp theo.
2.3.3. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ
chức, cá nhân đã tham gia áp dụng:
+ Đánh giá của em Phạm Thị Kim Dung - Lớp trưởng Lớp 9A, Trường

THCS Hải An: Việc sử dụng phim tài liệu khoa học trong bài học lịch sử giúp em
chủ động tìm những kiến thức đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện lịch sử,
đồng thời cịn giúp em ơn tập, củng cố, tổng hợp kiến thức ở mức độ cao
hơn.Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi thầy cũng đã sử dụng biện pháp này
giúp chúng em hiểu sâu hơn các sự kiện lịch sử vì vậy kết quả học tập và thi học


×