Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Báo cáo thực tập bên NXB phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 21 trang )

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP

Phần I: Giới thiệu về đơn vị thực tập................................................................2
Phần II: Kết quả thực tập nghiệp vụ xuất bản.................................................8
Phần III: Kết quả tham gia các hoạt động khác của Nhà xuất bản..............12
Phần IV: Những bài học kinh nghiệm rút ra sau quá trình thực tập..........18
Phần V: Kết luận................................................................................................22
Phần VI: Một số giấy tờ khác (có văn bản đính kèm)....................................23

1


PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Thông tin chung về Nhà xuất bản Phụ nữ
- Tên đơn vị: Nhà xuất bản Phụ Nữ (NXB Phụ nữ)
- Cơ quan chủ quản: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Tên quốc tế: Woman’s Publishing house.

Logo của Nhà xuất bản Phụ nữ
(nguồn: Website của Nhà xuất bản Phụ nữ)

- Trụ sở: Số 39, Hàng Chuối, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại:
(024) 39710717. Email:
- Website: www.nxbphunu.com.vn
- Facebook: />- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 16 Alexandre De Rhodes,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 38294459, 38228467,
38234806.

2



2. Vị trí, vai trị của Nhà xuất bản Phụ nữ

Là cơ quan thông tin, tuyên truyền, giáo
ội LLiên
iên hiệp
giáo dục của H
Hội
hiệp
Phụ N
ữ Việt N
am . LLàà N
X B Trung
am
Nữ
Nam.
NXB
Trung ương
ương duy nhất ởở Việt N
Nam
dành riêng cho giới nữ.

K
hông chỉ là cơ quan thông tin, truyền
Không
truyền thông, giáo
giáo dục của
của
H
ội Liên
L iên hiệp Phụ nữ

am m
Hội
nữ Việt N
Nam
màà cịn là tiếng nói khẳng
khẳng
định vai trị của người phụ nữ, đặc biệt trong
trong xã hội hiện
hiện đại...
Là NXB
N XB t ổổng hhợ
ợ p, xu ấ
ấ t bbả
ả nn nhi ềềuu lo ạ
ạ i sách
ẩm
sách và văn
văn hóa
hóa ph
phẩ
m
v ớới n ộ
ộ i dung thi ếết th ự
ự c, b ổ ích, góp
ầ nn nâng cao
ất
góp ph
phầ
cao ch
chấ


ợ ng cuộc s ố
ố ng và trình
ộ vvề m
ọi m
ủ a ph
ụ nnữ
ữ và

ượ
trình đđộ
mọ
mặặt c ủ
phụ
và tr ẻ
em
em..
3. Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà xuất bản Phụ Nữ được thành lập vào ngày 20 tháng 10 năm 1957. Từ
những năm đầu hoạt động, tuy số cán bộ biên tập và nghiệp vụ cịn rất ít nhưng
mỗi năm, NXB Phụ Nữ đã xuất bản được hàng chục đầu sách với số lượng lớn,
phục vụ tích cực cho các phong trào phụ nữ kháng chiến chống Mỹ - cứu nước
và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Sau khi đất nước thống nhất, NXB Phụ nữ đã nhanh chóng thành lập chi
nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh để tiếp cận với bạn đọc ở phía Nam. Thời
điểm này (1975 - 1985), trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, lực lượng
mỏng, NXB Phụ nữ vẫn cố gắng hoàn thành tốt kế hoạch xuất bản, bình quân
mỗi năm ra mắt 50 đầu sách các loại.
Từ năm 1986 đến nay, xã hội Việt Nam có nhiều đổi mới. Ngành xuất bản
đứng trước những cơ hội đầy hứa hẹn, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thử

thách cam go để thích ứng với nền kinh tế thị trường.
3


Trải qua bề dày lịch sử, NXB Phụ nữ đã tạo được cho mình một chỗ đứng
với dấu ấn riêng trong lịng bạn đọc cả nước. Khơng chỉ đặc biệt quan tâm đến
chất lượng sách, NXB Phụ nữ còn coi trọng việc cải tiến hình thức, kỹ thuật in,
trình bày sách để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả. Nhiều cuốn sách
của NXB có giá trị cao, đã được tái bản nhiều lần, đạt giải thưởng của Hội Nhà
văn Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt
Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam, Hội Nhà văn
Hà Nội.
Tính đến nay, NXB Phụ nữ đã xuất bản trên 11.000 đầu sách các loại với
số lượng nhiều triệu bản, có nội dung lành mạnh, thiết thực, bổ ích, góp phần
tích cực trong việc nâng cao hiểu biết của bạn đọc. Trong số trên 11.000 đầu
sách đã được NXB Phụ nữ phát hành có rất nhiều sách được bạn đọc yêu thích,
đánh giá cao và tái bản nhiều lần như: Những nữ anh hùng miền Nam, Một lòng
với Đảng, Ngọc càng mài càng sáng, Sổ tay nội trợ, Sổ tay người mẹ trẻ, Những
tấm lòng cao cả, Thuốc hay tay đảm, Ni con mau lớn, Chăm sóc sức khỏe gia
đình, Ni con trong năm đầu, 99 điều nên biết về thai nghén và sinh đẻ, Sổ tay
thường thức về giới tính, Món ăn Việt Nam, Thực đơn bốn tuần cho gia đình
hiện đại, Mùa lá rụng trong vườn, Trịnh Công Sơn rơi lệ ru người, Hồ Quý Ly,
Chuyện kể mỗi ngày, Tình sử Angiêlic, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Hai số
phận, Linh Sơn, Con đường giải phóng, Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam,
Tuyển văn tác giả nữ Việt Nam, Tuyển thơ tác giả nữ Việt Nam, Từ điển bách
khoa phụ nữ Việt Nam…
Bên cạnh đó, NXB Phụ nữ cũng mang đến cho bạn đọc nhiều tác phẩm
được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các
Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội Xuất
bản Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội về sáng tác và dịch thuật. Các tác phẩm đạt

giải Nobel và các giải thưởng quốc gia hằng năm của Anh, Pháp, Trung Quốc…
cũng được NXB cung cấp rất kịp thời cho bạn đọc cả nước, ví dụ như Linh
4


Sơn của Cao Hành Kiện; Ruồng bỏ, Cuộc sống và thời đại của Michael K của
J.M.Coetzee; Máy bay tiêm kích Zero của Pascal Roze; Chúa trời của những
điều vụn vặt của Arthur Uppield…
Với thị trường trong nước, tại các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, NXB Phụ nữ đang khơng ngừng nỗ lực để mang đến
cho độc giả cả nước những sản phẩm văn hóa tinh thần ngày càng được trau
chuốt về nội dung đồng thời được đầu tư về mặt hình thức.
4. Các tủ sách tiêu biểu

Chính trị - Cơng
tác Hội
Lịch sử Văn hóa

Khoa học
thường th ức

Văn học
Việt Nam

Thiế u nhi

Nữ cơng gia
chánh

Văn học nước

ngồi
Gia đình - Ni
dạy con

Các tủ sách tiêu biểu của NXB Phụ nữ

5


5. Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo:
Giám đốc - Tổng biên tập: Khúc Thị Hoa Phượng
Phó Giám Đốc: Trần Việt Anh
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy NXB Phụ nữ:

Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy của NXB Phụ nữ

Phòng
sản xuất

6


PHẦN II: KẾT QUẢ THỰC TẬP NGHIỆP VỤ XUẤT BẢN
1. Thời gian thực tập: 19/3/2018 - 11/05/2018
2. Nơi được phân cơng thực tập: Phịng biên tập sách Văn học Việt Nam
3. Người phụ trách, hướng dẫn: Chị Nguyễn Thị Ánh Ngân - Trưởng phòng
biên tập sách Văn học Việt Nam.
4. Các công việc đã thực hiện


Thời gian

Tuần
1:
Từ ngày
19/3 đến
23/3/2018

Nội dung công việc

Kết quả thực hiện (số lượng
bản thảo đọc, số lượng lỗi
phát hiện, chất lượng công
việc khác…)

- Ngày 19/3/2018: Đánh máy, biên - Số lượng bản thảo đã nhận
tập bản thảo truyện ngắn “Bên kia là 2 tập bản thảo.
núi” và “Phía sau gương mặt người”.
+ Biên tập bản thảo truyện
- Từ ngày 19/3 đến 23/3/2018: Tiếp ngắn “Bên kia núi” (16
nhận bản thảo Tuyển tập truyện trang) và “Phía sau gương
ngắn của Tống Ngọc Hân (120 trang). mặt người” (18 trang).
+ Bản thảo tuyển tập truyện
ngắn của Tống Ngọc Hân (đề
xuất với biên tập viên đặt tên
tập bản thảo là “Kiều mạch
trắng”) đã đọc thẩm định toàn
bộ tập truyện; biên tập 8
truyện đầu (72 trang); tạo Hồ
sơ bản thảo; làm Thơng tin

bìa và Thơng cáo báo chí cho
bản thảo.
- Trong quá trình biên tập 2
tập bản thảo trên, các loại lỗi
đã phát hiện chủ yếu gồm:
Lỗi sử dụng từ; Lỗi logic;
Lỗi morat.

Tuần
2: - Ngày 26/3/2018: Biên tập bản thảo - Số lượng bản thảo đã nhận
Từ ngày “Cha mạnh mẽ con gái giỏi giang 7


26/3 đến 101 bí quyết làm người cha tuyệt là 2 tập bản thảo.
30/3/2018 vời” của Meg Mekeer.
+ Bản thảo dịch “Cha
- Từ ngày 29/3 đến 30/3/2018: Nhận mạnh mẽ con gái giỏi giang bản thảo “Dưới trời nắng gắt” của 101 bí quyết làm người cha
Hồ Huy Sơn, đọc thẩm định bản tuyệt vời” của Meg Mekeer
thảo.
đã biên tập 201 trang.
+ Bản thảo “Dưới trời
nắng gắt” của Hồ Huy Sơn
đã đọc thẩm định 116 trang.
- Các loại lỗi đã phát hiện
trong 2 tập bản thảo trên, chủ
yếu gồm: Lỗi sử dụng từ;
Lỗi diễn đạt; Lỗi logic; Lỗi
morat.
Tuần
3:

Từ ngày
2/4
đến
6/4/2018

- Ngày 2/4/2018: Tiếp tục đọc thẩm
định bản thảo “Dưới trời nắng gắt”
của Hồ Huy Sơn. Giúp biên tập viên
đánh máy bìa 4 cuốn “Phan Khôi:
Vấn đề phụ nữ ở nước ta” (tái bản
lần 1); hồn thiện Bảng thanh tốn
Hợp đồng bản quyền các cuốn
“Những mối tình câm”, “Mười hai
tầng trời”, “Lời người Man di hiện
đại - Nhời đàn bà”; sắp xếp các tập
hồ sơ Hợp đồng bản quyền bản
thảo.
- Ngày 3/4/2018: Tiếp tục đọc thẩm
định bản thảo “Dưới trời nắng gắt”
và tìm hiểu các thơng tin liên quan
đến tác giả Hồ Huy Sơn.

- Bản thảo “Dưới trời nắng
gắt” của Hồ Huy Sơn đã đọc
thẩm định, biên tập kĩ 9
truyện cuối (44 trang) và đọc
ra soát lại cả tập truyện gồm
116 trang đã biên tập. Trong
quá trình biên tập, đã học và
sử dụng kĩ thuật Track

changes.
- Các loại lỗi đã phát hiện
trong 2 tập bản thảo trên, chủ
yếu gồm: Lỗi sử dụng từ;
Lỗi diễn đạt; Lỗi logic; Lỗi
morat. Ngồi ra, cịn có một
số đề xuất với tác giả về
cách điều chỉnh lại một vài
tình tiết trong truyện.

- Ngày 4/4/2018: Biên tập lần 1 bản
thảo “Dưới trời nắng gắt”.
- Thực hiện nghiêm túc các
- Ngày 5/4/2018: Biên tập lần 2 bản công việc được biên tập viên
thảo “Dưới trời nắng gắt” (lập bảng và trưởng phòng biên tập
tra cứu một số từ ngữ, thành ngữ, giao phó như: Đánh máy bìa
8


tục ngữ, cùng các thông tin được sử 4 cuốn “Phan Khôi: Vấn đề
dụng trong bản thảo... phục vụ cho phụ nữ ở nước ta” (tái bản
quá trình biên tập).
lần 1); Hoàn thiện Bảng
Lập danh sách các nhân vật của thanh tốn Hợp đồng bản
nhóm tác giả gồm Trần Thiện quyền các cuốn “Những mối
Khanh, Mai Thị Thu Huyền, Lê Thị tình câm”, “Mười hai tầng
Dương cho cuốn sách “Phụ nữ Việt trời”, “Lời người Man di
hiện đại - Nhời đàn bà”; Sắp
Nam trong lịch sử (tập 3)”.
xếp các tập hồ sơ Hợp đồng

- Ngày 6/4/2018:
bản quyền bản thảo; Lập
+ Đối chiếu lại tư liệu ba tác giả danh sách các nhân vật của
Trần Thiện Khanh, Mai Thị Thu nhóm tác giả gồm Trần
Huyền, Lê Thị Dương gửi cho Thiện Khanh, Mai Thị Thu
phòng biên tập với Danh sách nhân Huyền, Lê Thị Dương cho
vật của cuốn sách “Phụ nữ Việt cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam
Nam trong lịch sử (tập 3)” (đã lập trong lịch sử (tập 3)”.
vào ngày 5/4/2018).
+ Lập Hồ sơ bản thảo, làm Thơng
cáo báo chí và Thơng tin bìa cho tập
truyện ngắn “Dưới trời nắng gắt”.
Tuần
4:
Từ ngày
9/4
đến
13/4/2018

Tuần

- Ngày 10/4/2018: Hoàn thiện kết
quả biên tập bản thảo “Dưới trời
nắng gắt”. Sửa chữa, bổ sung nội
dung cho bản Danh sách các nhân
vật trong cuốn sách “Phụ nữ Việt
Nam trong lịch sử (tập 3)”.

- Giúp trưởng phòng biên tập
bổ sung thêm nội dung và ra

soát lại Danh sách các nhân
vật trong cuốn sách “Phụ nữ
Việt Nam trong lịch sử (tập
3)” để chuẩn bị cho cuộc họp
- Ngày 13/4/2018: Hỗ trợ biên tập với ban giám đốc và công tác
viên chuẩn bị vật dụng cho cuộc viên của bộ sách.
họp với cộng tác viên cuốn sách
“Phụ nữ Việt Nam trong lịch sử (tập
3)”; Lập Giấy biên nhận thù lao cho
cộng tác viên và Biên bản cuộc họp
của cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam
trong lịch sử (tập 3)”.

5: - Ngày 16/4/2018: Nhận bản thảo - Đọc thẩm định bản thảo
9


Từ ngày “Cỏ mã linh” của nhà văn nữ “Cỏ mã linh”:
16/4 đến Nguyễn Thị Mai Phương.
+ Thể loại: truyện ngắn. Là
20/4/2018 - Ngày 18 đến 20/4/2018: Thực hiện một tập truyện ngắn gồm 20
công việc thẩm định bản thảo “Cỏ truyện.
mã linh” của nhà văn Mai Phương.
+ Dung lượng: 128 trang.
Tuần
6:
Từ ngày
23/4 đến
27/4/2018


- Ngày 23/4/2018: Thực hiện biên - Sau khi biên tập 128 trang
tập bản thảo “Cỏ mã linh” của nhà bản thảo, các loại lỗi đã phát
văn Mai Phương.
hiện trong tập bản thảo “Cỏ
- Ngày 27/4/2018: Tiếp tục thực mã linh” chủ yếu gồm:
hiện biên tập bản thảo “Cỏ mã linh”.

Tuần
7:
Từ ngày
30/4 đến
4/5/2018

- Ngày 2/5/2018: Hoàn thành Biên
tập bản thảo, Thơng cáo báo chí,
Thơng tin bìa, Hồ sơ bản thảo “Cỏ
mã linh” gửi lại cho biên tập viên.

Tuần
8:
Từ ngày
7/5
đến
11/5/2018

- Ngày 7/5/2018: Nhận bản thảo
“Văn hóa Chăm - Nghiên cứu và
phê bình (tập 2)” của Sakaya. Yêu
cầu: Đọc bơng.
- Ngày 9/5/2018: Đọc bơng “Văn

hóa Chăm - Nghiên cứu và phê
bình (tập 2)” (112 trang đầu).
- Ngày 11/5/2018: Tiếp tục đọc
bơng “Văn hóa Chăm - Nghiên cứu
và phê bình (tập 2)” (100 trang tiếp
theo). Hồn thiện đọc bơng và gửi
lại cho biên tập viên.

10

+ Lỗi sử dụng từ;
+ Lỗi diễn đạt;
+ Lỗi logic;
+ Lỗi morat.
- Bản thảo “Văn hóa Chăm Nghiên cứu và phê bình (tập
2)” có 423 trang. Đã đọc
bơng 213 trang bản thảo.
- Trong q trình đọc bơng,
phát hiện bản thảo có rất
nhiều lỗi morat (hầu hết các
trang đều có), lỗi thiếu thống
nhất trong cách trình bày;
bên cạnh đó, có mạnh dạn
đưa ra một vài đề xuất biên
tập (về cách sử dụng từ, cách
diễn đạt câu cú, thống nhất
cách tạo chú thích...) với
biên tập viên (được viết bằng
bút chì trong bản thảo).



PHẦN III: KẾT QUẢ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Thái độ và kết quả thực hiện

Thời gian

Nội dung công việc

Tuần
2:
Từ ngày
26/3 đến
30/3/2018

- Ngày 28/3/2018: Hỗ trợ sự
kiện Hội sách mùa xuân tại
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
(đảm nhận vai trò nhân viên
bán sách).

- Chủ động xin phép và tích cực
tham gia các cơng việc khác ngồi
phịng biên tập:

- Ngày 31/3/2018: Tham gia
hỗ trợ tổ chức buổi thảo luận
“Bí quyết săn học bổng chính
phủ” của NXB tại Hội trường
tầng 2, Bảo tàng Phụ nữ Việt

Nam (Nội dung: Giới thiệu
cuốn sách được tái bản lần
thứ 5 - Du học khơng khó của
tác giả Trần Ngọc Thịnh; kết
hợp với buổi diễn thuyết, giao
lưu với 6 diễn ra về vấn đề du
học nước ngoài).

giả tham gia sự kiện) vào ngày
30/3/2018. Tham gia hỗ trợ tổ chức
buổi thảo luận “Bí quyết săn học
bổng chính phủ” vào ngày 31/3/2018
của NXB tại Hội trường tầng 2, Bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam từ 8h đến
12h, bằng các cơng việc như trang
trí cho sự kiện, đón tiếp khách mời,
hướng dẫn người tham gia sự kiện
ổn định chỗ ngồi, chuẩn bị quà
tặng cho khán giả tham gia giao
lưu cùng diễn giả.

công việc

+ Hỗ trợ hoạt động bán sách tại
Hội sách mùa xuân 2018 của NXB
- Ngày 30/3/2018: Thực hiện vào sáng ngày 28/3/2018 tại Bảo
công việc hậu cần chuẩn bị tàng Phụ nữ Việt Nam từ 8h đến 12h.
cho buổi thảo luận “Bí quyết
+ Thực hiện cơng tác hậu cần
săn học bổng chính phủ” của chuẩn bị trước cho sự kiện (sắp xếp

NXB Phụ nữ.
vị trí chỗ ngồi cho diễn giả và khán

Ảnh chụp tại “Hội sách mùa xuân” (ngày 28/3/2018)

11


Ảnh chụp tại buổi thảo luận “Bí quyết săn học bổng chính phủ” (ngày 31/3/2018)

Tuần
3:
Từ ngày
2/4
đến
6/4/2018

- Ngày 5/4/2018: Tham gia
hỗ trợ sự kiện Ra mắt tiểu
thuyết “Chín bỏ làm mười”
của nhà văn Trần Chiến do
NXB Phụ nữ tổ chức tại Hội
trường tầng 2 của Trung tâm
văn hóa Pháp (số 24 Tràng
Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

12

- Chủ động tham gia và nhiệt tình
hỗ trợ biên tập viên các cơng việc

hậu cần trong hoạt động Ra mắt
tiểu thuyết “Chín bỏ làm mười”
của nhà văn Trần Chiến được NXB
Phụ nữ tổ chức tại Hội trường tầng
2 của Trung tâm văn hóa Pháp từ
18h đến 20h.


Ảnh chụp tại buổi Ra mắt tiểu thuyết “Chín bỏ làm mười” (ngày 5/4/2018)
13


Tuần
5:
Từ ngày
16/4 đến
20/4/2018

- Ngày 18/4/2018: Tham gia
hỗ trợ hoạt động “Hưởng ứng
ngày sách Việt Nam - Chủ đề:
Sách với gia đình” của Chi
đồn K5 Giới và Phát triển tại
Học viện Phụ nữ Việt Nam.
- Ngày 20/4/2018: Hỗ trợ
biên tập viên vận chuyển sách
đến Hội sách tháng 4 (chuẩn
bị trước cho sự kiện vào ngày
22/4 của NXB).


- Chủ động nhận nhiệm vụ và hồn
thành các cơng việc khác ngồi
phịng biên tập như:
+ Hỗ trợ phòng biên tập sách Văn
học Việt Nam tham gia hoạt động
“Hưởng ứng ngày sách Việt Nam Chủ đề: Sách với gia đình” của Chi
đồn K5 Giới và Phát triển tại Học
viện Phụ nữ Việt Nam. Cụ thể,
cùng Trưởng phòng biên tập sách
Văn học Việt Nam - chị Nguyễn
Thị Ánh Ngân giới thiệu tới Chi
đoàn K5 Giới và Phát triển các đầu
sách đã được ấn hành của Tủ sách
“Phụ nữ tùng thư - Giới và phát
triển”, bên cạnh đó trao đổi thêm
các vấn đề về phụ nữ và bình đẳng
giới cùng các bạn sinh viên.

- Ngày 22/4/2018: Tham gia
hỗ trợ thực hiện buổi “Thảo
luận về khuynh hướng Giáo
dục hướng ngoại hiện nay ở
Việt Nam. Phương pháp dạy
con hội nhập” (Diễn giả: TS.
Bùi Trân Phượng, Tác giả
Phúc Lai, Nguyễn Quốc
+ Giúp biên tập viên vận chuyển
Vương, Dịch giả Phạm Thị 11 đầu sách (số lượng: 90 cuốn)
Huyền Trang) tại Sân khấu 1 đến Hội sách tháng 4 (chuẩn bị
của Công viên Thống nhất.

trước cho buổi thảo luận diễn ra
vào ngày 22/4/2018 của NXB).

+ Thực hiện công tác hậu cần,
chuẩn bị và hỗ trợ NXB thực hiện
buổi “Thảo luận về khuynh hướng
Giáo dục hướng ngoại hiện nay ở
Việt Nam. Phương pháp dạy con
hội nhập” từ 7h30 đến 10h ngày
22/4/2018.

14


Ảnh chụp tại hoạt động “Hưởng ứng ngày sách Việt Nam - Chủ đề: Sách với gia
đình” của Chi đồn K5 Giới và Phát triển tại Học viện Phụ nữ Việt Nam

Ảnh chụp tại buổi “Thảo luận về khuynh hướng Giáo dục hướng ngoại hiện nay
ở Việt Nam. Phương pháp dạy con hội nhập”
(Sân khấu 1 của Công viên Thống nhất)

Tuần
8:
Từ ngày
7/5
đến
11/5/2018

- Ngày 7/5/2018: Hỗ trợ Đoàn
Thanh niên của NXB Phụ nữ

một số cơng việc để tiếp đón
đồn đại biểu đến thăm NXB
vào ngày 8/5/2018.

15

- Chủ động nhận nhiệm vụ và hồn
thành đầy đủ cơng việc được giao.
(cụ thể là sắp xếp và thu dọn đồ
đạc dưới tầng 1 - khu vực hành
lang của NXB).


PHẦN IV: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA
SAU QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Sau khoảng thời gian thực tập nghiệp vụ tại Nhà xuất bản Phụ Nữ, nhờ có
sự giúp đỡ tận tình từ phía Nhà xuất bản, được học tập và làm việc trong một
môi trường chuyên nghiệp, tôi đã thu nhận được nhiều kiến thức, kĩ năng về
chuyên môn nghiệp vụ Biên tập Xuất bản. Không chỉ về nghiệp vụ, tơi cịn học
hỏi được rất nhiều kĩ năng về cách giao tiếp, ứng xử trong công việc.
1. Về chuyên môn nghiệp vụ
Tôi đã kiểm chứng những nhận định mà trước nay chỉ được biết đến qua
sách vở, trường lớp trong môi trường làm việc thực tế. Biên tập viên không chỉ
thực hiện mỗi công việc ngồi tại “bàn giấy” thẩm định, biên tập bản thảo của tác
giả gửi đến hoặc bản thảo đã được Nhà xuất bản đặt trước... Họ là “cầu nối”,
phối hợp hoạt động để thực hiện một cách trọn vẹn, chặt chẽ nhất quy trình xuất
bản một cuốn sách. Bắt đầu từ khâu nghiên cứu thị trường để lên ý tưởng, tổ
chức bản thảo đến khâu biên tập bản thảo một cách hoàn chỉnh, liên hệ phòng
sản xuất để thực hiện khâu chế bản, thiết kế mỹ thuật cho bìa của bản thảo; sau
đó cùng với bộ phận truyền thơng và phịng phát hành phối hợp hoạt động để

giới thiệu sách đến với độc giả và công chúng, điều quan trọng của khâu cuối
cùng này là phải thu thập được những đánh giá và ý kiến đóng góp của độc giả
về xuất bản phẩm, từ đó có phương án xuất bản sách trong thời gian sắp tới. Như
vậy, biên tập viên vừa là cầu nối giữa tác giả với độc giả, đồng thời vừa là sợi
dây kết nối toàn bộ bộ máy hoạt động của nhà xuất bản.
Được học tập và làm việc tại phòng biên tập sách Văn học Việt Nam của
NXB Phụ nữ, tôi đã có cơ hội được tiếp xúc với nhiều bản thảo văn học trong
nước đồng thời thực hiện một cách trọn vẹn quá trình biên tập một vài bản thảo
văn học Việt Nam và đọc bông bản thảo thuộc thể loại văn học dịch. Trong quá
trình thẩm định và biên tập bản thảo, tôn trọng văn phong tác giả là điểm được
lưu ý đầu tiên trước khi bắt đầu thực hiện quá trình này. Mỗi nhà văn, nhà thơ
16


đều có văn phong riêng của họ, những gì họ gửi gắm, thể hiện trong bản thảo
đều hướng tới một hay nhiều dụng ý, do đó biên tập viên phải hạn chế tâm lí
“khơng thuận mắt” của mình, tránh làm ảnh hưởng đến đặc điểm, phong cách
riêng của mỗi tác giả; không được tùy ý sửa đổi mà cần trao đổi lại với tác giả.
Đặt mình vào vị trí của một biên tập viên, và tư cách của độc giả đầu tiên khi
tiếp nhận tác phẩm để nhìn nhận và đánh giá; đọc kĩ để cảm nhận tác phẩm sẽ
giúp cho biên tập viên tạo được thiện cảm với tác giả vì thái độ làm việc nghiêm
túc, trân trọng cơng sức lao động vất vả của họ. Tuy nhiên biên tập viên vẫn phải
thẩm định bản thảo bằng cái nhìn khách quan, lí trí, khơng được mang tư tưởng
“cả nể”; đối với những bản thảo chưa đạt được yêu cầu, biên tập viên có quyền
từ chối và tỏ rõ quan điểm cũng như có những góp ý chân thành với tác giả.
Khi tiếp nhận một bản thảo văn học thuộc thể loại truyện ngắn, trong quá
trình thẩm định và biên tập, phải luôn chú ý đến cấu trúc, logic của mạch truyện,
nếu mạch truyện được xây dựng bởi cấu trúc lỏng lẻo, chưa rõ ràng, khó nhận
biết thì cần phải trao đổi lại hay đề xuất sửa chữa ngay với tác giả. Tính thống
nhất, rõ ràng, chuẩn xác về nhân vật, sự kiện... đưa vào trong truyện ngắn luôn

phải được đảm bảo; đặc biệt đối với những bản thảo tiểu thuyết có dung lượng
lớn thì u cầu này càng phải được chú trọng, tránh trường hợp tên nhân vật
nhắc ở đầu tiểu thuyết một đằng, cuối tiểu thuyết nhắc lại một nẻo. Tên bản thảo
rất quan trọng, không chỉ phản ánh nội dung tồn bộ tác phẩm mà nó cịn quyết
định đến doanh thu bán ra, quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường sách
của NXB. Do vậy biên tập viên cần phải chú ý đến vấn đề này, trao đổi cùng tác
giả để lựa chọn cái tên hay nhất cho bản thảo. Một lưu ý khá quan trọng khi biên
tập bản thảo tuyển tập truyện ngắn, các truyện ngắn trong tập truyện được tác
giả gửi đến NXB, sau khi đã biên tập hoàn chỉnh về nội dung, biên tập viên cần
làm một thao tác, đó là sắp xếp trật tự của tập truyện, truyện nào đưa lên trước,
truyện nào đưa về sau. Có thể sắp xếp theo trình tự tuyến tính (ví dụ thời gian
sáng tác của tác giả...), hoặc chú trọng đến tiêu chí “thành tựu đã đạt được của
truyện ngắn”, có nghĩa là những truyện nào của tác giả được nhận giải thưởng
17


của các Hội, Tổ chức... hoạt động trong lĩnh vực Văn học - Nghệ thuật thì nên
chú trọng đưa lên hàng đầu.
Một kinh nghiệm được được đúc kết nữa là, mỗi biên tập viên cần phải
nắm vững những mảng sách và những đầu sách tương ứng với mảng sách đó,
phải chịu khó bỏ ra cơng sức tìm hiểu thị trường sách cũng như thị hiếu của độc
giả (ví dụ thơng qua hoạt động hỗ trợ tại hội sách...) để có thể tìm kiếm nguồn ý
tưởng xây dựng đề tài cho NXB, không nên chỉ phụ thuộc vào nguồn bản thảo
được các tác giả gửi đến NXB, ngoài ra, hoạt động này cịn giúp biên tập viên có
thể so sánh đối chiếu thông tin về các đầu sách đã thu thập, tìm hiểu với bản
thảo mình đang, hoặc sẽ thực hiện.
Trong q trình biên tập, phải ln giữ thái độ làm việc cẩn trọng, chắc
chắn, có kế hoạch biên tập rõ ràng. Ngồi ra, phải rèn luyện cho mình kĩ năng
biên tập bản thảo trên máy tính một cách chuyên nghiệp. Nắm rõ cách sử dụng
ngôn ngữ quốc tế, tên những nhân vật, địa danh ở trên thế giới... để sửa chữa

phù hợp vì có những tác phẩm văn học Việt Nam của những tác giả lớn tuổi, dễ
nhầm lẫn trong cách viết. Lưu ý, đối với tác phẩm văn học dịch, cần phải cẩn
trọng trước khi đặt bút biên tập. Phải nâng cao trình độ ngoại ngữ để thực hiện
biên tập “chắc tay” các tác phẩm văn học nước ngoài.
Bên cạnh kĩ năng chun mơn, biên tập viên cịn cần phải học và thực
hiện một cách bài bản những công việc hành chính đi đơi với cơng việc “chủ
đạo” của họ ví dụ như xây dựng Hợp đồng bản quyền giữa NXB với tác giả;
Giấy phép xuất bản gửi lên Cục Xuất bản, in ấn và phát hành; Bảng thanh toán
hợp đồng bản quyền cho tác giả...
2. Về cách thức làm việc
Phải luôn tu dưỡng bản thân, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng để có
cái nhìn khách quan về nguồn bản thảo được gửi đến NXB, đảm bảo chúng phù
hợp với yêu cầu của thời đại, không đi ngược lại với thể chế chính trị, những
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.
18


Cần phải xây dựng cho mình tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc
được giao, luôn giữ thái độ tích cực và tinh thần cầu thị trong cơng việc.
Bên cạnh đó, phải ln ln đề cao việc học hỏi kinh nghiệm, không
ngừng trau dồi kĩ năng, kiến thức cho bản thân. Tôn trọng, tiếp thu, lắng nghe ý
kiến của cấp trên và đồng nghiệp.
Về chuyên môn nghiệp vụ, cần chú trọng hơn nữa công tác đọc, thẩm
định bản thảo và sửa chữa, hồn thiện chúng. Cần rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ,
cẩn thận trong mọi cơng việc được giao. Nghiên cứu và trau dồi kiến thức thực
tế nhiều hơn nữa. Đặc biệt, bên cạnh việc chú trọng rèn luyện các kĩ năng biên
tập thì cần chú trọng, đi sâu vào một bộ môn chuyên ngành để bản thân có được
nền tảng tri thức vững chắc.
Trong thời kì hội nhập, quốc tế hóa như hiện nay, một yêu cầu tất yếu
chính là phải chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học vì đây là hai yếu

tố rất quan trọng đối với công tác biên tập - xuất bản hiện nay cũng như trong
tương lai.
Muốn hoạt động xuất bản được duy trì lâu dài, phải cực kì nhạy bén với
cơ chế thị trường để nắm bắt nguồn đề tài, xây dựng được cơ cấu đề tài hợp lí
cho q trình hoạt động của NXB.
Một điểm tơi “ấn tượng” và nhận thấy mình cần phải học hỏi rất nhiều đó
là thái độ làm việc với cộng tác viên của các biên tập viên trong Nhà xuất bản
Phụ nữ. Khi cộng tác với Nhà xuất bản Phụ nữ, các cộng tác viên đều cảm nhận
được một thái độ làm việc rất nghiêm túc, tâm huyết, khoa học nhưng không
kém phần tình cảm của các biên tập viên. Các biên tập viên thể hiện sự tôn trọng
với cộng tác viên, tạo cho họ khơng khí làm việc thỏa mái, khơng nặng nề mà
vẫn đảm bảo chất lượng công việc. Tinh thần làm việc cầu thị, thái độ tiếp đón
chân thành, niềm nở của các biên tập viên đã thực sự thuyết phục những tác giả
bận rộn và có chút “khó tính”. Chính những hành động ấy đã phá vỡ khoảng
cách, tạo nên sự gắn kết giữa những con người “xa lạ”.
19


Như vậy mỗi biên tập viên phải có thái độ làm việc nghiêm túc cùng
phương thức hợp tác phù hợp với từng đối tượng cộng tác viên. Vừa phải giữ
thái độ tôn trọng, đúng mực với cộng tác viên, vừa phải có cách hành xử khéo
léo. Chân thành quan tâm và có sự chăm sóc chu đáo tới đời sống vật chất cũng
như tinh thần của cộng tác viên… để sự hợp tác đạt được hiệu quả cao nhất.
Việc quan tâm tới đời sống tinh thần, thường xuyên thăm hỏi, trò chuyện, động
viên với cộng tác viên, tạo cho họ cảm giác “thân tình” sẽ khiến cho mối quan
hệ giữa cộng tác viên với biên tập viên trở nên gần gũi, gắn bó hơn. Đây là điểm
mấu chốt để duy trì mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp giữa cộng tác viên với nhà
xuất bản.

Ảnh chụp của đội thực tập tại NXB Phụ nữ (ngày 11/5/2018)


PHẦN V: KẾT LUẬN
Trong hai tháng thực tập tại Nhà xuất bản Phụ Nữ, tuy khoảng thời gian
không dài nhưng tôi đã tiếp thu, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá. Đây
thực sự là qng thời gian trải nghiệm bổ ích giúp tơi có cơ hội áp dụng những
kiến thức đã học trên trường lớp vào thực tế, cũng như bước đầu đặt chân vào
nghề Biên tập Xuất bản.
20


Trong q trình thực tập, tuy có những bỡ ngỡ với nghề, kiến thức chuyên
môn chưa thực sự dày dặn và cịn nhiều thiếu sót trong q trình làm việc nhưng
nhờ sự quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo của các anh chị trong Nhà xuất bản
Phụ nữ, tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân hơn. Một lần
nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện, Ban Chủ nhiệm khoa
Xuất bản, đặc biệt là ThS. Vũ Thị Ngọc Thùy; Nhà xuất bản Phụ Nữ nói chung
cũng như các biên tập viên trong phịng biên tập sách Văn học Việt Nam nói
riêng đã tạo điều kiện cho tôi được trải nghiệm đợt thực tập ý nghĩa này, cũng
như tạo cơ hội để tơi có thể vững tin hơn trên con đường trở thành một biên tập
viên “xuất sắc” mà mình đang theo đuổi./.

PHẦN VI: MỘT SỐ GIẤY TỜ KHÁC
1. Nhật ký thực tập
2. Phiếu đánh giá sinh viên thực tập

21




×