Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Báo cáo thực tập tại học viện báo chí và tuyên truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 46 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................3
A. Tìm hiểu về cơ quan thực tập..................................................3
1. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử.............................3
2. Việc đăng ký tên miền sử dụng...............................................3
3. Tổ chức, nhân sự, tài chính.....................................................4
4. Quy trình quản lý thơng tin.....................................................5
5. Biện pháp đảm bảo an tồn cho thơng tin và an ninh thơng
tin................................................................................................7
6. Quy định sở hữu trí tuệ về cung cấp và sử dụng thơng tin.....7
B. Q trình thực tập...................................................................8
1. Kết quả đạt được...................................................................12
2. Những thuận lợi.....................................................................12
3. Những khó khăn....................................................................12
4. Bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập...............................13
LỜI CẢM ƠN..............................................................................15
TÁC PHẨM..................................................................................16
ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TẢI..................................................................16
Tọa đàm và giới thiệu sách “Bộ công cụ chiến lược quan hệ
công chúng”..............................................................................17
Làm việc với Đồn cán bộ Trung tâm Y tế dự phịng thành phố
Hà Nội........................................................................................22
Lễ Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Báo chí và
Tuyên truyền và Viện Friedrich Ebert Stiftung...........................23
Ngày làm việc thứ hai và thứ ba của Đoàn chuyên gia Đánh giá
ngoài tại Học viện......................................................................27
Tin đăng tải trên Báo Chí Trẻ: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện Friedrich Ebert Stiftung. .36
Một số tin bài đăng tải ở báo Thương hiệu và Công luận trong
thời gian thực tập:.....................................................................37



1


Giao thông ùn tắc kéo dài sau va chạm giữa tàu hỏa với xe ba
gác.............................................................................................37
Vụ cháy nhà 3 tầng ở Hà Nội: Chủ nhà bn bán gas trái phép
..................................................................................................38
Cơng trình trái phép ở Tràng An: Quá thời hạn vẫn chưa tháo dỡ
được 20%?.................................................................................40
Mở học viện CV9, Công Vinh mong muốn tìm kiếm nhiều tài
năng cho bóng đá Việt Nam......................................................41
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao mơ hình bếp ăn công
nhân tại Nidec Tosok..................................................................43
BVĐK Hà Đông lên tiếng về vụ việc bệnh nhân tử vong bất
thường sau mổ tay....................................................................44

2


LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là một nhiệm vụ quan trọng đối với tất cả các ngành nghề, sau
mỗi kỳ thực tập sinh viên có cơ hội được học tập và trải nghiệm những kỹ năng
đã được truyền đạt trên giảng đường, tạo tiền đề vững vàng cho sinh viên sau
khi ra trường. Đối với riêng nghề báo, thực tập được coi như một môn học thực
tiễn, không chỉ giúp sinh viên có những bước đầu tiếp xúc trực tiếp với nghề mà
cịn giúp sinh viên có thêm những trải nhiệm mới, tích lũy được những kinh
nghiệm mới để từ đó hình thành nhân cách và bản lĩnh của một nhà báo thực
thụ.
A. Tìm hiểu về cơ quan thực tập

Sơ lược về hoạt động trang thông tin điện tử Học viện báo chí và tuyên
truyền (ajc.edu.vn)
1. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử
Trang thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại địa chỉ:
www.ajc.edu.vn được thành lập ngày 29/4/2004 theo quyết định số: 177/GP-BC
của cục trưởng cục Báo chí. Đây là cổng thơng tin điện tử chính thức của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền.
2. Việc đăng ký tên miền sử dụng
Trang thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền được Giám đốc trung
tâm Internet Việt Nam quyết định cấp phát tên miền ajc.edu.vn theo Quyết định
3


số 3629-QLTN/QĐ-VNNIC và quyết định số 3630-QLTN/QĐ-VNNIC ngày
7/4/2004 với các thông số kỹ thuật sau:
Máy chủ chuyển giao tới:
+ Primary: dns2.vnnic.net.vn/203.162.57.108
+ Secondary: dns3.vnnic.net.vn/203.162.57.107
3. Tổ chức, nhân sự, tài chính
3.1Tổ chức
Trang thơng tin điện tử Học viện Báo chí và Tun truyền (Website AJC) có
thường trực là Bộ phận Website thuộc phòng Tổng hợp – Website trực thuộc
Văn phòng Học viện.
3.2 Nhân sự
Về cơ cấu nhân sự, ngoài bộ phận thường trực gồm 3 cán bộ thuộc bộ phận
Website, thì cịn có ban chỉ đạo điều hành, ban biên tập cho Website gồm:
·

Ban chỉ đạo điều hành:


-

PGS, TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện – Trưởng Ban chỉ đạo

-

PGS, TS Phạm Huy Kỳ, Phó Giám đốc Học viện, Phó Trưởng Ban chỉ

đạo kiêm Tổng biên tập
-

PGS, TS Trần Thanh Giang, Chánh Văn phòng Học viện - Ủy viên thường

trực Ban chỉ đạo, Phó Tổng biên tập
·
-

TS Vũ Thanh Vân, Trưởng Phịng Hợp tác Quốc tế - Phó Tổng biên tập.
Ban biên tập Website
TS Trần Thanh Giang, Chánh Văn phòng Học viện – Trưởng Ban biên

tập, phụ trách chung .
-

TS Vũ Thanh Vân, Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế - phụ trách mảng

Quốc tế.
-

TS Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Trưởng Ban Quản lý Đào tạo - Ủy viên,


phụ trách thông tin về Đào tạo
4


-

TS Trương Thị Kiên, Phó Tổng biên tập Tạp chí Lý luận Chính trị và

Truyền thơng –Ủy viên, phụ trách thơng tin về các khoa
-

ThS Phạm Tun, Phó Trưởng ban Quản lý Khoa học - Ủy viên phụ trách

thông tin về Quản lý Khoa học.
-

ThS Nguyễn Thanh Thảo, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin – Tư liệu –

Thư viện - Ủy viên, phụ trách Thông tin thư viện.
-

CN Đồng Thị Kim Khuyến, Trợ lý Ban biên tập, phóng viên

-

ThS Nghuyễn Thị Mai Nghiêm, Trợ lý Ban biên tập, phóng viên

3.3 Tài chính
Kinh phí hoạt động của Website AJC thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của

Học viện Báo chí và Tuyên truyền bao gồm các khoản:
- Chi thường xun cho việc duy trì hệ thống thơng tin trên Internet (phí th Web
hosting và phí duy trì tên miền thanh toán hàng năm theo hợp đồng);
- Chi chương trình nâng cấp và phát triển hệ thống
- Chế độ phụ cấp trách nhiệm của Ban chỉ đạo, Ban Biên tập, chế độ nhuận bút
tin, bài vượt khung cho phóng viên và tin, bài của cộng tác viên Website AJC
được chi trả theo Khung nhuận bút Website Học viện.
- Các khoản chi trả khác được Giám đốc Học viện duyệt theo đề nghị của Ban
Biên tập.
4. Quy trình quản lý thơng tin
4.1 Website có nhiệm vụ giới thiệu về trường và các hoạt động của nhà trường,
thông báo về chỉ tiêu, điều kiện, kế hoạch tuyển sinh hàng năm và là nơi trao đổi
thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên, sinh viên
trường.

5


4.2 Quy trình quản lý thơng tin được thể hiện như sau:
Đối tượng cung cấp thông tin (Các đơn vị khoa, phòng ban, trung tâm trực thuộc
Học viện; Các cá nhân là cán bộ, giảng viên, sinh viên cung cấp thơng tin)
Thơng tin
Phóng viên Website xử lý thơng tin viết tin, bài
Tin, bài
Trợ lý Website đọc tin, bài lần 1, đẩy tin, bài lên trang Website ở chế độ chờ
duyệt
Tin, bài chờ duyệt
Ban Biên tập đọc, duyệt tin bài
Tin, bài đã duyệt
Thông tin trên Website Học viện


6


5. Biện pháp đảm bảo an tồn cho thơng tin và an ninh thông tin
Dữ liệu Website AJC được đặt trên 1 máy chủ (Web hosting) của công ty
Cổ phần V.A.S Việt Nam. Đây là đơn vị thiết kế website mới của Học viện báo
chí và Tuyên truyền từ năm 2012. Hợp đồng thuê web hosting cho Website AJC
được ký hàng năm.
Cơng ty cổ phân V.A.S Việt nam có trách nhiệm đảm bảo hệ thống hoạt
động thông suốt 24/24 giờ trong ngày, 07 ngày trong tuần. Hỗ trợ kỹ thuật 24/24
giờ qua số điện thoại đã cung cấp cho kỹ thuật viên Website AJC; đảm bảo an
tồn, an ninh thơng tin, dữ liệu đối với Website AJC.
6. Quy định sở hữu trí tuệ về cung cấp và sử dụng thơng tin
Việc thiết lập trang thông tin điện tử, việc cung cấp, truyền đưa, lưu trữ, sử
dụng thông tin điện tử trên Internet của Website AJC tuân thủ các quy định của
pháp luật về công nghệ thông tin, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về báo
chí, pháp luật về xuất bản, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bản
quyền, pháp luật về quảng cáo và các quy định khác trong quản lý thông tin điện
tử trên Internet.
-

Mức nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối

với các thông tin, tin, bài viết được đăng tải lần đầu tiên trên Website AJC được
chi trả theo khung nhuận bút của phịng Website quy định.
-

Các thơng tin, tin, bài, tác phẩm đã công bố, phổ biến khi được sử


dụng lại, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhận bút theo thỏa thuận
dối với Ban Biên tập Website.
-

Đối với tác phẩm đồng tác giả, tỷ lệ phân chia nhuận hút do các tác

giả thỏa thuận.
-

Tác phẩm đăng tải lại có trích dẫn nguồn của các Website khác theo

ngành dọc (như Website Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Website Bộ

7


Giáo dục và Đào tạo, Website Sinh viên Việt Nam,…) khơng được hưởng chế độ
nhuận bút của Phịng Website, chỉ đăng mang tính chất giới thiệu thơng tin.
B. Q trình thực tập
Thực hiện chương trình học phần năm học 2017 - 2018 và Quyết định về
việc đi thực tập cho sinh viên năm 4 (Sinh viên khoa báo chí K34). Sau khi nhận
được Quyết Định về việc thực tập tại Website Học viện báo chí và tuyên truyền
từ ngày 19-3-2018 đến 11-5-2018 dưới sự dẫn dắt của TS. Trần Quang Diệu
đồn thực tập tại Website Học viện Báo chí và Tun truyền đã có mặt và hồn
thành đợt thực tập đúng và đủ thời gian cũng như số lượng tin, bài quy định.
Nhóm thực tập tại Website Học viện Báo chí và Tuyên truyền gồm 4 bạn.
Trong thời gian đi thực tập, em được phân làm nhóm trưởng có nhiệm vụ liên hệ
với thầy hướng dẫn, cũng như trao đổi với các thầy cơ trong Phịng Website,
phân cơng lịch đi trực Website cho tất cả các thành viên trong nhóm, đảm bảo
cho tất cả các bạn hoàn thành tốt đợt thực tập.

Những ngày đầu tiên khi đi thực tập tại Website AJC, em được các thầy cơ
trong phịng hết sức quan tâm, chỉ bảo. Ban đầu chỉ là nghiên cứu những tin, bài
đã dược đăng tải trên Website để hiểu rõ cách thức viết tin, bài. Nhìn chung, tin
và bài đăng tải ở trên Website cũng giống tin, bài ở các tịa soạn báo chí khác,
đều đảm bảo cơng thức 5W + 1H.
Tại Website AJC thì thường đăng tải các loại hình tin cơ bản sau: Tin hội
nghị, tin sự kiện, tin sự kiện quan trọng, tin về các hội thảo,... Đối với các bài
viết thì cũng xoay quanh các vấn đề trong nhà trường là chủ yếu.
Nhìn chung, cách thức viết tin ở trang thông tin điện tử Học viện Báo chí
và Tun truyền chủ yếu theo mơ hình kim tự tháp ngược. Mơ hình này tơn
trọng đầy đủ quy tắc vàng trong q trình viết tin, bài đó là 5W 1H. Mơ hình cụ
thể là:

8


( Mơ hình thơng tin theo hình tam giác ngược)
Tất cả các bài viết đều đáp ứng đầy đủ thông tin của sự kiện cũng như đáp
ứng được bố cục của một tin, bài chính thống.
Trang thơng tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trang tin
của trường học. Vì vậy các thơng tin bài viết đều hướng đến nhiệm vụ giới thiệu
về trường và các hoạt động của nhà trường, thông báo về chỉ tiêu, điều kiện, kế
hoạch tuyển sinh hàng năm và là nơi trao đổi thông tin phục vụ công tác nghiên
cứu, giảng dạy của giảng viên, sinh viên trường.
Theo chỉ đạo của thầy PGS, TS Trần Thanh Giang - Phó Tổng biên tập của
Website AJC thì sự kiện của trường diễn ra trong 1 ngày cũng khơng nhiều, và
khơng gian của Phịng tổng hợp cũng hạn chế nên mỗi ngày chỉ cho phép 2 sinh
viên lên trường, trực tại phòng tổng hợp và đi sự kiện viết tin bài nếu có.
Vì vậy, em đã phân công lịch đi thực tập theo 2 tuần một lần để đảm bảo
tất cả các bạn đều lên trường số buổi bằng nhau là 5 ngày trong 2 tuần. Các bạn

rất nghiêm túc và cố gắng trong suốt quá trình thực tập của mình. Và số sự kiện
của trường đều phân chia nhau đi tác nghiệp nên số lượng tin bài của mỗi sinh
viên thực tập đều như nhau.
9


Ngày 20/3, là ngày đầu tiên khi được đưa đi cùng lấy tin, đó là buổi làm
việc với Webiste Học viện nhằm triển khai các Quyết định của Giám đốc Học
viện về kiện toàn Ban Biên tập của Webiste, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các
thành viên trong Ban biên tập và nêu một số những phương hướng, nhiệm vụ
trọng tâm Website Học viện cần triển khai thực hiện trong thời gian tới để nâng
cao hơn nữa chất lượng nội dung và hình thức của Website. Tuy nhiên, sau đó
tin em viết vẫn chưa được sử dụng vì vẫn cịn thiếu nhiều thơng tin. Nhưng cơ
Mai Nghiêm (phóng viên của Website AJC) đã truyền đạt một số kinh nghiệm
khi lấy tin, phân tích nội dung thơng tin cuộc họp, đối tượng tham dự cuộc họp
để em hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức trong Học viện nói riêng và của đối tượng
tham gia cuộc họp nói chung. Đồng thời cũng giúp em hiểu hơn về cách viết tin,
bài của Website AJC. Lần đi này, đã giúp em có thêm những trải nhiệm và kinh
nghiệm mới trong quá trình tác nghiệp, từ cách chụp ảnh đến lấy thông tin, giúp
cho em có thêm kiến thức hiểu biết về cách thức viết tin, bài như nào là hợp lí
mà vẫn đầy đủ nội dung thông tin cuộc họp, ngắn gọn và xúc tích.
Ngày 12/4, em được cơ Mai Nghiêm giao cho đi dự và đưa tin về buổi tọa
đàm và giới thiệu sách “Bộ công cụ chiến lược quan hệ công chúng”. Ở sự kiện
này em ấn tượng bởi không để ý rõ ngày tháng. Lúc cô đưa thông tin cho thì
tưởng diễn ra trong tuần, chuẩn bị đồ đi lấy tin thì lên hội trường chả thấy ai cả.
Về xem lại mới biết 1 tuần nữa mới diễn ra sự kiện. Trong quá trình tác nghiệp,
dự định sẽ viết thành bài và phỏng vấn thầy cô, cùng các bạn sinh viên đến tham
dự nhận xét về cuốn sách. Nhưng vì đa phần mọi người chỉ đến tham dự và chưa
từng được đọc cuốn sách nên cũng chưa rõ nội dung để nhận xét, mà chỉ nói
chung chung. Nên em đã bỏ phần phỏng vấn này.

Ngày 8/4 và 9/4, là ngày làm việc của Đoàn chuyên gia Đánh giá ngoài tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Em và 1 bạn bên lớp Báo ảnh là 2 người
chụp được ảnh được trong nhóm thực tập, nên đã được cơ Mai Nghiêm cho đi
chụp ảnh toàn bộ hoạt động của Đoàn đánh giá ngồi tại Học viện. Trong đó có
các hoạt động của Đoàn Đánh giá ngoài như: đi thăm thư viện, phòng y tế, ký
10


túc xá, phòng thực hành của sinh viên, kiểm tra công tác văn thư - lưu trữ của
Nhà trường, đi dự giờ lớp học của sinh viên,… Tại buổi đi tác nghiệp này, em
được cô Mai Nghiêm và bạn Hà Thị Huế (lớp Báo ảnh) chỉ bảo cho rất nhiều về
kỹ năng set up máy ảnh, thay vì để chế độ cài đặt tự động thì em đã tự chỉnh
ISO, khẩu độ, tốc độ,… Nhờ đó mà rất nhiều ảnh em chụp cũng đã được sử
dụng.
Ngày 16/4, em đi dự sự kiện làm việc với Đoàn cán bộ Trung tâm Y tế dự
phòng thành phố Hà Nội. Cùng làm việc với Đồn cịn có đại diện lãnh đạo
Phịng Quản lý Ký túc xá, Phòng Quản trị, Trung tâm Thực hành và Hỗ trợ đào
tạo, Trung tâm Thông tin Khoa học và tồn thể lãnh đạo, cán bộ Phịng Y tế của
Học viện. Ở sự kiện này, em viết thành tin nên cũng khơng gặp khó khăn gì. Chủ
yếu sự kiện ở trường khơng có thơng cáo báo chí rõ ràng như ở ngồi nên địi
hỏi sinh viên thực tập chúng em phải chú ý, lắng nghe và ghi âm lại toàn bộ buổi
làm việc, đồng thời ghi chép lại những ý chính trong buổi làm việc. Để từ đó về
viết bài sẽ đầy đủ được thông tin.
Ngày 23/3, em đi dự buổi Lễ Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với
Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) tại Phòng Tiếp khách Quốc tế. Biên bản ghi nhớ
khẳng định cam kết giữa hai bên trong việc thực hiện dự án nâng cao năng lực
nghiên cứu và giảng dạy về biến đổi khí hậu. Ở sự kiện này, cô giao cho em đi
viết tin và bạn Hà Thị Huế đi chụp ảnh. Vì trong phạm vi thực tập ở trường cũng
có ít sự kiện, mà mỗi ngày 2 bạn cùng lên trường để trực tại Phòng tổng hợp nên
khi 1 ngày chỉ có 1 sự kiện thì sẽ cả 2 người cùng đi tác nghiệp. Khi đi tác

nghiệp, cô không đưa cho chúng em bất cứ thơng tin gì địi hỏi chúng em phải tự
đi tìm thông tin, chú ý lắng nghe mọi vấn đề tại buổi lễ. Tại đây, bọn em cũng
được thầy Hà Huy Phượng đưa thêm cho tờ thông tin về buổi lễ, giúp chúng em
đưa tin được đầy đủ và chính xác hơn.
Cùng với quá trình đi thực tập tại Website AJC thì em vẫn tiếp tục cộng
tác với báo Thương hiệu và Cơng luận từ trước đó. Những ngày khơng đi sự
kiện viết tin, bài ở trường em lại đi tìm kiếm đề tài ở bên ngoài để tác nghiệp.
11


Và cũng được 1 số anh chị ở tòa soạn chỉ bảo rất nhiều từ cách đặt tít, chọn ảnh,
chỉnh sửa ảnh,… Vì vấn đề em cịn hạn chế là cách đặt tít chưa được trau chuốt,
đơi khi vẫn để anh chị phải sửa lại tít.
1. Kết quả đạt được
- Hoàn thành chỉ tiêu thực tập của nhà trường
- Tạo được nhiều mối quan hệ mới trong quá trình đi thực tập
- Có cơ hội được giao tiếp, làm quen với nhiều bạn chuyên ngành báo in, báo ảnh
để học hỏi lẫn nhau
- Có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình đi lấy tin và viết bài sau này.
- Có động lực, có cái nhìn đúng nghĩa với nghề.
- Rèn luyện được khả năng viết tin, bài.
- Có thêm bản lĩnh cũng như khả năng đối phó với hồn cảnh khó khăn khi thực
hiện viết bài.
- Có thêm kiến thức xã hội, kiến thức nghề nghiệp.
- Có cơ hội học hỏi kỹ năng tác nghiệp của các thầy cô, các bạn cùng thực tập về
phương tiện tác nghiệp như máy ảnh, máy ghi âm,...
- Trải nghiệm nhiều kinh nghiệm như tự mình đi lấy tin, đi phỏng vấn, chụp ảnh.
2. Những thuận lợi
- Được nhà trường, thầy cơ tận tình giúp đỡ trong quá trình thực tập.
- Vì thực tập trong phạm vi nhà trường nên không phải đi lại vất vả.

- Bài lên trang được sửa chau chuốt hơn và q trình lên bài khơng gặp khó khăn.
- Khơng phải vất vả tìm kiếm đề tài. Lúc đầu em có định viết về các sinh viên
nghèo vượt khó đạt thành tích học tập tốt trong trường, nhưng sau khi trình bày
với thầy cơ phụ trách thì khơng thích hợp để đăng tải lên Website AJC.
3. Những khó khăn
- Thiếu kinh nghiệm trong quá trình đi thực tế.
12


- Khơng có nhiều phóng viên để học hỏi. Tại Website chỉ có cơ Mai Nghiêm là
phóng viên nên chỉ có thể học hỏi kinh nghiệm từ mỗi 1 người.
- Vì thực tập trong phạm vi nhà trường nên tìm kiếm và khai thác đề tài cịn hạn
chế, thường thì thụ động, những khi có sự kiện trên bảng điện tử của nhà trường
mới có cơ hội đi tác nghiệp.
- So với ngồi tịa soạn đi sự kiện viết tin thường có thơng cáo báo chí, thì sự kiện
trong nhà trường thông tin rất chung chung xoay quanh thời gian, địa điểm, tên
sự kiện. Ngồi ra nếu cần thơng tin gì thì phải trực tiếp thì hỏi các thầy cơ thì
mới có thơng tin chính xác.
- Khó khăn trong việc xác định thành phần đại biểu tham gia sự kiện, vì thơng tin
có được chỉ ghi chung chung là đại diện phịng, ban, khoa,… nên nhiều thầy cơ
của khoa khác thì chúng em khơng nắm rõ được thơng tin, chức vụ. Và thường
lúng túng sợ nhầm lẫn khi phải xác định thầy cô là thạc sĩ, tiến sĩ, hay PGS. TS.
4. Bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập
- Tạo ra được sự chủ động cho bản thân. Trước khi đi thực tập bản thân
lúc nào cũng bị thụ động, khơng chủ động trong mọi hồn cảnh, tin tức. Sự chủ
động này có hiệu quả rất tốt khơng chỉ đối với q trình nghề nghiệp sau này mà
cịn giúp cho em có khả năng tự chủ động trong mọi hồn cảnh của cuộc sống.
- Thơng qua q trình thực tập, bản thân em đã tự nhận thức được điểm
mạnh và điểm yếu của mình, để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân cần biết trau
dồi thêm kiến thức gì, bổ sung thêm kiến thức gì để hồn thiện kỹ năng viết tin,

bài cũng như những kỹ năng nghề nghiệp khác.
- Quá trình thực tập cũng giống như một bài tập "giả - thử" nghĩa là trong
quá trình này mình có thể gặp những khó khăn mà sau này trong q trình đi làm
việc mình có thể sẽ trải qua. Như vậy, sau này khi đi làm mà trải qua những
trường hợp như vậy sẽ có thêm những phương hướng giải quyết hiệu quả và hợp
lí hơn, tránh bỡ ngỡ hoặc khơng biết cách giải quyết hợp lí.

13


- Trong q trình thực tập, cịn được trau dồi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
ứng xử đối với mọi người ở tùy trường hợp và tùy từng đối tượng. Kỹ năng giao
tiếp là một kỹ năng không thể thiếu đối với sinh viên báo chí. Từ kỹ năng giao
tiếp, có thể phát triển thêm nhiều kỹ năng khác hơn như là kỹ năng phỏng vấn,
kỹ năng khai thác thông tin, kỹ năng lắng nghe ...
- Quá trình thực tập giúp em có thêm cơ hội để chứng minh năng lực của
mình. Thơng qua các bài viết, kỹ năng viết tin, bài, kỹ năng giao tiếp mà từ đó
có thể chứng minh năng lực làm báo của mình với nhiều đối tượng khác nhau.
Mỗi người sẽ có một cách viết riêng và khả năng viết bài, tin riêng. Vì vậy, trong
q trình kiến tập mọi người sẽ có khả năng hiểu thêm về năng lực cũng như
hiểu thêm về cách tác nghiệp của mình.
- Hơn 70% cơng việc có được từ những mối quan hệ cá nhân. Qua việc
thực tập, ta sẽ gặp rất nhiều người mới, mỗi người đó có thể giúp ta kiếm được
một cơng việc tồn thời gian sau khi tốt nghiệp. Tạo thêm nhiều mối quan hệ
mới cịn giúp ích trong việc tác nghiệp sau này của mình.
- Q trình thực tập giúp em có thêm nhận thức về nghề nghiệp, và nhận
thức của bản thân đối với nghề nghiệp. Từ đó có thể rút ra mình có năng lực đối
với nghề nghiệp đang theo đuổi hay khơng ? để từ đó có thêm nhiều cơ hội cũng
như nhận thức bản thân có nên thay đổi nghề nghiệp hay khơng ? bản thân có
thấy phù hợp với mình hay khơng ? mình có thể theo đuổi nghề nghiệp này đến

cùng hay không ?
- Học được cách quản lý công việc, các mối quan hệ và học cách làm việc
trong mơi trường chun nghiệp. Từ đó, nhận ra rằng cũng có thể học từ những
người xung quanh bằng cách quan sát những thói quen tích cực và tiêu cực của
họ. Để áp dụng cho bản thân mình nhằm tạo ra được những thói quen tốt nhất,
rút kinh nghiệm những thói quen xấu, chưa hồn thiện.
Như vậy, thực tập là một trong những môn học thực tiễn cần thiết đối với
sinh viên đại học. Nhất là chuyên ngành báo chí. Thực tập giúp cho mỗi sinh
viên có năng lực nhận thức nghề nghiệp cao hơn. Nâng cao chuyên môn nghiệp
14


vụ cũng như ý thức thực hiện nghề nghiệp. Trau dồi thêm nhiều bài học, kinh
nghiệm để từ đó dễ xử lý trong quá trình tác nghiệp sau này. Đặc biệt, quá trình
tác nghiệp sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thêm nhiều mỗi quan hệ mới, tạo bước
đầu cơ sở cho quá trình xin việc sau này.

LỜI CẢM ƠN
Theo chương trình học tập của nhà trường, trong quá trình đi thực tập tại
Website Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuy thời gian không nhiều (từ ngày
19/3/2018 – 11/5/2018) song thời gian đó quả thực quý giá và có giá trị to lớn
đối với sự nghiệp sau khi ra trường đi làm báo của em.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong trường Học Viện
Báo Chí và Tuyên Truyền đã tạo điều kiện cho sinh viên năm 4 chúng em đi
thực tập.
Thứ nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy PGS, TS
Trần Thanh Giang, Chánh Văn phòng Học viện - Ủy viên thường trực Ban chỉ
đạo, Phó Tổng biên tập; các thầy cô trong ban chỉ đạo điều hành, Ban Biên tập
Website AJC; các cô trong Bộ phận Website thuộc phòng Tổng hợp – Website
trực thuộc Văn phòng Học viện đã nhận chúng em đến thực tập và giúp đỡ em

trong q trình thực tập để em có một kỳ thực tập thuận lợi và thành công.

15


TÁC PHẨM
ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TẢI

16


Tọa đàm và giới thiệu sách “Bộ công cụ chiến lược quan hệ công chúng”
Link bài: />08:47 13/04/2018
Chiều 12/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức buổi tọa đàm và giới
thiệu sách Bộ công cụ chiến lược quan hệ công chúng của hai tác giả Alison
Theaker và Heather Yaxley. Cuốn sách được Học viện Báo chí và Tuyên truyền
và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên dịch, biên tập
và xuất bản.
Dự buổi tọa đàm và giới thiệu sách có sự hiện diện của bà Alison Theaker, tác
giả cuốn sách Bộ công cụ chiến lược quan hệ công chúng; TS. Đỗ Quang Dũng,
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật và
ThS. Cù Thị Thúy Lan, Trưởng ban Sách quốc tế.
Về phía Học viện Báo chí và Tun truyền có PGS.TS. Lưu Văn An, Phó Giám
đốc Học viện Báo chí và Tun truyền và đại diện lãnh đạo một số đơn vị chức
năng trong Học viện. Toạ đàm cịn có sự tham gia của đơng đảo sinh viên
Chương trình cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông,
Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Khoa Quan hệ quốc tế, Khoa Xuất
bản.
Cuốn sách Bộ công cụ chiến lược quan hệ công chúng của hai chuyên gia Alison
Theaker và Heather Yaxley phác họa bức tranh chân thực về ngành PR hiện nay.

Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn và năng lực học thuật, hai tác giả đã đưa ra
phương pháp, công cụ, hướng dẫn và kinh nghiệm hành nghề thực tế. Cuốn sách
giúp người hành nghề PR hiểu rõ những cơng việc của mình và biết cần làm
những cơng việc đó như thế nào để đạt hiệu quả cao.

17


Cuốn sách Bộ công cụ chiến lược quan hệ công chúng chính thức ra mắt
bạn đọc tại Việt Nam
Phát biểu tại buổi tọa đàm và ra mắt sách, PGS.TS. Lưu Văn An, Phó Giám đốc
Học viện cho biết, cuốn sách Bộ công cụ chiến lược quan hệ công chúng là kết
quả hợp tác hiệu quả giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Nhà xuất bản
chính trị quốc gia Sự thật. Việc xuất bản cuốn sách khơng chỉ góp phần hỗ trợ
công tác giảng dạy và học tập chuyên ngành PR tại Học viện mà cịn thúc đẩy
q trình chun nghiệp hóa ngành PR và truyền thơng tại Việt Nam.
PGS.TS. Lưu Văn An nhấn mạnh, việc biên dịch và xuất bản cuốn sách rất có ý
nghĩa với việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên ngành Quan hệ công
chúng tại Học viện. Cuốn sách được biên dịch và biên tập cơng phu, dễ đọc.
Ơng hy vọng, Học viện và Nhà xuất bản sẽ tiếp tục có sự hợp tác chặt chẽ để
xuất bản các cuốn sách khác phù hợp với nhu cầu đào tạo của Học viện và thế
mạnh của Nhà xuất bản.
PGS.TS. Lưu Văn An đồng thời cảm ơn bà Alison Theaker, chuyên gia PR đến
từ Vương quốc Anh đã đến làm việc và giới thiệu cuốn sách tại Học viện. Kinh
nghiệm hành nghề và năng lực giảng dạy của bà Alison được thể hiện rất rõ qua
nội dung cuốn sách. Ông đề nghị bà Alison giới thiệu đến giảng viên, sinh viên
của Học viện những cuốn sách khác mà bà đã xuất bản.

18



PGS,TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Tọa đàm
Đại diện đơn vị biên tập, xuất bản sách, TS. Đỗ Quang Dũng, Phó Giám đốcPhó Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đánh giá, "Đây thực
sự là cuốn cẩm nang hữu ích đối với người hành nghề PR và muốn trở thành
chuyên gia PR thực thụ. Cuốn sách xứng đáng được giới thiệu, quảng bá để
nhiều người biết đến để có cơ hội tham khảo và vận dụng vào nghề PR tại Việt
Nam".
TS. Đỗ Quang Dũng cho rằng, cuốn sách góp phần chuẩn hóa cách dịch một số
thuật ngữ, khái niệm PR cịn cách hiểu, cách dịch khác nhau. Ơng hy vọng, độc
giả sẽ đón nhận cuốn sách và tiếp tục đưa ra những góp ý về nội dung. Nhà xuất
bản sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp để hồn thiện cuốn sách trong những lần tái bản
tiếp theo.

TS. Đỗ Quang Dũng, Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật phát biểu tại buổi Tọa đàm
Là người biên dịch và hiệu đính cuốn sách, TS. Vũ Thanh Vân, Giám đốc
Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông

19


của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, "Việc dịch cuốn sách sang tiếng
Việt rất có ích cho việc đào tạo những người hành nghề PR chuyên nghiệp.
Cuốn sách đem lại cái nhìn tham chiếu về PR ở Vương quốc Anh, rất đáng suy
ngẫm để vận dụng vào bối cảnh cụ thể Việt Nam.”
Trong phần tọa đàm, ba diễn giả gồm: Bà Alison Theaker, tác giả cuốn sách Bộ
công cụ chiến lược quan hệ công chúng; TS. Vũ Thanh Vân, dịch giả và ông
Nguyễn Tuấn Trung, biên tập viên Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã
chia sẻ về sự phát triển của nghề PR, cơ hội nghề nghiệp và cơ hội học tập trong
lĩnh vực này.


Quang cảnh buổi tọa đàm và giới thiệu sách
Bà Alison Theaker đã phác thảo sự phát triển của PR ở Vương quốc Anh và
những yêu cầu chuyên nghiệp hoá đối với người hành nghề. Sự phát triển của
PR gắn liền với 4 mơ hình: mơ hình đại diện báo chí, mơ hình thơng tin cơng
cộng, mơ hình hai chiều bất đối xứng và mơ hình hai chiều đối xứng. Người
hành nghề PR cần vận dụng mơ hình phù hợp đồng thời tuân thủ những yêu cầu
khắt khe của nghề nghiệp.
Bà Alison cho rằng, ngoài các kiến thức và kỹ năng thiết yếu, người hành nghề
PR cần thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Theo đó, người hành
nghề PR cần tham vấn cho lãnh đạo tổ chức hành xử một cách có trách nhiệm,
gắn lợi ích của tổ chức với lợi ích của cộng đồng và xã hội. Các tổ chức nghề
nghiệp có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy q trình chun nghiệp hố và
kiểm định năng lực của thành viên.

20


Trong phần chia sẻ của mình, TS. Vũ Thanh Vân đề cập những phẩm chất quan
trọng của người hành nghề PR như cần cù, tử tế và thơng minh. Ơng cho rằng,
người hành nghề PR trước hết cần biết đối xử hợp lý và qua đó tạo thiện cảm với
cơng chúng của mình. Điều này sẽ tạo ra ấn tượng và hình ảnh tốt đẹp của tổ
chức trong mắt cơng chúng. Ông nhấn mạnh, tổ chức và cá nhân cần theo đuổi
quyền lợi vị tha. Theo đó, tổ chức sẽ đạt được lợi ích của mình một cách trọn
vẹn khi phụng sự xã hội, phục vụ lợi ích lớn lao của cộng đồng.
Là người trực tiếp biên tập cuốn sách, ThS. Nguyễn Tuấn Trung gợi ý các bạn
sinh viên nên biết lựa chọn tài liệu phù hợp để đọc và học. Sinh viên cũng cần
rèn luyện kỹ năng đọc sách hiệu quả và biết khi nào cần đọc chọn lọc hay khi
nào cần đọc kỹ lưỡng, trọn vẹn. Việc biên tập cuốn sách là cơ hội để anh đọc
cuốn sách từ đầu cho đến cuối và học hỏi thêm nhiều điều.

Trong hơn 2 tiếng đồng hồ trao đổi sôi nổi, độc giả đặt ra nhiều câu hỏi về nội
dung cuốn sách Bộ công cụ chiến lược quan hệ công chúng, cơ hội học tập, cơ
hội việc làm và tương lai của nghề PR. Các độc giả đặc biệt quan tâm đến tác
động của công nghệ đối với nghề PR và đòi hỏi về năng lực đối với người hành
nghề PR.

PGS,TS Lưu Văn An và TS. Đỗ Quang Dũng tặng hoa chúc mừng các diễn
giả
Cuốn sách Bộ công cụ chiến lược quan hệ cơng chúng đang được phát hành tại
Phịng Hợp tác quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tin, Ảnh: Đỗ Thanh
Sinh viên thực tập
21


Làm việc với Đoàn cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hà Nội
Link bài: />14:46 20/04/2018
Chiều 16/4, Đồn cán bộ Trung tâm Y tế dự phịng thành phố Hà Nội do Bác sỹ
Vũ Trung Kiên, Phó Trưởng khoa Sức khỏe môi trường và Sức khỏe học đường
làm trưởng đồn đã có buổi làm việc tại Học viện Báo chí và Tun truyền.
Cùng đi trong Đồn có các y bác sĩ của Trung tâm Y tế dự Phòng Hà Nội.
ThS Nguyễn Thị Tú, Phó Chánh Văn phịng Học viện đã chủ trì buổi làm việc
với Đồn. Cùng làm việc với Đồn cịn có đại diện lãnh đạo Phịng Quản lý Ký
túc xá, Phòng Quản trị, Trung tâm Thực hành và Hỗ trợ đào tạo, Trung tâm
Thông tin Khoa học và tồn thể lãnh đạo, cán bộ Phịng Y tế của Học viện.

Quang cảnh làm việc với Đoàn cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng thành phố
Hà Nội
Tại buổi làm việc, các đơn vị chức năng của Học viện đã báo cáo và trao đổi với
Đồn về tình hình cơng tác Y tế của Nhà trường năm 2017-2018. Theo đó, cơng

tác phịng chống dịch bệnh, vệ sinh an tồn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và
đảm bảo cơng tác y tế luôn được Nhà trường quan tâm và coi đây là một nhiệm
vụ quan trọng trong việc xây dựng mơi trường cơng tác, học tập an tồn cho cán
bộ viên chức, lao động, học viên, sinh viên. Năm học 2017 - 2018, Nhà trường
đã tập trung triển khai công tác vệ sinh, y tế trường học với những nội dung sau:
Vệ sinh trường học; Vệ sinh môi trường, giám sát vệ sinh và chất lượng nước tại
Trường; Vệ sinh an tồn thực phẩm; Cơng tác phịng chống dịch bệnh.
22


Đồn cán bộ Trung tâm Y tế dự phịng thành phố Hà Nội cũng đã trực tiếp kiểm
tra công tác vệ sinh trường học tại các điểm như căng tin, bếp ăn, kí túc xá, trạm
y tế, thư viện, giảng đường, khu vệ sinh,...
Kết luận tại buổi làm việc, Đoàn đã ghi nhận và đánh giá cao sự chỉ đạo của lãnh
đạo Nhà trường trong việc tổ chức thực hiện cơng tác y tế trường học, chăm sóc
sức khỏe cho cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên; công tác vệ sinh môi
trường, khu nội trú, giảng đường, vệ sinh nguồn nước, cơng tác phịng chống
dịch bệnh. Bên cạnh đó, Đoàn cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà
trường để công tác y tế trường học tiếp tục được triển khai thực hiện tốt hơn nữa
trong thời gian tới.
Tin, Ảnh: Đỗ Thanh
Sinh viên thực tập
Lễ Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền
và Viện Friedrich Ebert Stiftung
Link bài: />Thứ sáu 23/03/2018 10:50
Sáng nay (23/3) tại Phòng Tiếp khách quốc tế, Nhà Hành chính Trung tâm,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Ký kết Biên bản
ghi nhớ hợp tác với Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) tại Hà Nội. Biên bản
ghi nhớ khẳng định cam kết giữa hai bên trong việc thực hiện dự án nâng
cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy về biến đổi khí hậu.

Tham dự Lễ ký kết về phía Viện FES có bà Yvonne Blos, Phó Trưởng đại diện
và Bà Đặng Thùy Dương, Điều phối viên Dự án. Buổi lễ cịn có sự tham dự và
chứng kiến của PGS.TS. Hoàng Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự Lễ ký kết có: PGS,TS Lưu Văn
An, Phó Giám đốc Học viện; đại diện lãnh đạo Phòng Hợp tác quốc tế, Ban
23


Quản lý khoa học, Khoa Báo chí, Khoa Phát thanh - Truyền hình và lãnh đạo,
giảng viên Khoa Xã hội học.

Toàn cảnh Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Báo chí và
Tuyên truyền với Viện FES
TS Lưu Hồng Minh, Trưởng khoa Xã hội học giới thiệu về chương trình hợp tác
giữa Học viện và Viện FES từ năm 2012 trở lại đây. Theo đó, Khoa Xã hội học
đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, các đợt tập huấn và nâng cao năng lực về biến đổi
khí hậu. Việc ký kết biên bản ghi nhớ với Viện FES là cần thiết để làm cơ sở hợp
tác chính thức và thúc đẩy các hoạt động tiếp theo.

TS Lưu Hồng Minh, Trưởng khoa Xã hội học giới thiệu về q trình hợp
tác giữa hai bên và mục đích của Biên bản ghi nhớ
PGS,TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện cho rằng, lễ ký Biên bản ghi nhớ
là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Ông đánh giá cao sự
hợp tác của Viện FES trong các hoạt động trước đây và đề nghị hai bên sẽ tiếp
tục hợp tác chặt chẽ để triển khai các hoạt động tiếp theo. Ông cho rằng, là cơ sở

24



đào tạo báo chí và truyền thơng lớn, Học viện có trách nhiệm xã hội trong việc
nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu.

PGS,TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Lễ ký kết
Bà Yvonne Blos bày tỏ tin tưởng, quan hệ hợp tác giữa Học viện Báo chí và
Tuyên truyền và Viện FES sẽ tiếp tục được mở rộng, có những bước phát triển
mới và đem lại kết quả tốt đẹp hơn nữa trong thời gian tới. Bà cho rằng, nỗ lực
ứng phó với biến đổi khí hậu khơng chỉ cải thiện hệ sinh thái mà cịn góp phần
xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Bà Yvonne Blos, Phó Trưởng đại diện Viện FES tại Hà Nội (áo trắng) phát
biểu tại Lễ ký kết
Với sự chứng kiến của các đại biểu, PGS,TS Lưu Văn An và Bà Yvonne Blos đã
tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên. Biên bản ghi nhớ cụ thể
hố các ngun tắc hợp tác, nội dung cơng việc và tiến độ triển khai dự án nâng
cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Theo đó, Viện FES sẽ

25


×