Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG
TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG

Nhóm 11
1. Lê Thanh Hằng – 1818810022
2. Lê Thùy Linh - 1818810037
3. Lương Thùy Dung – 1818810012
4. Nguyễn Thị Hằng - 1818810024
5. Ngơ Lan Hương - 1818810031
Lớp tín chỉ: QTR413(2.1/2021).1
Giảng viên hướng dẫn: TS.Bùi Thu Hiền

Hà Nội – tháng 12 năm 2020


Danh sách thành viên và phân cơng cơng việc
Tiêu chí
STT

1

Tên thành
viên

Lương Thùy
Dung


(Nhóm trưởng)

MSV

Phân cơng cơng việc

Mức độ
hồn thành

1818810012

Chương 1: Giới thiệu cơng ty
cổ phần thế giới di động

100%

Phân tích tài chính chung của
1818810022 cơng ty cổ phần thế giưới di
động
Phân tích tình hình tài chính
qua BCKQKD
1818810037
Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài
chính đặc trưng

2

Lê Thanh Hằng

100%


3

Lê Thùy Linh

4

Nguyễn Thị Hằng

1818810024

Đánh giá chung và mục tiêu
của công ty

100%

5

Ngô Lan Hương

1818100

Các giải pháp và kiến nghị

100%

100%


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4
NỘI DUNG .......................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG ............... 5

1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần Thế giới di động ................................... 5
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thế giới Di động ............... 6
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Thế giới Di dộng.................................................. 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THỰC TRẠNG CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ
GIỚI DI ĐỘNG .................................................................................................................. 7
1.1. Phân tích tài chính chung của CTCP Thegioididong ..................................... 7
1.2. Phân tích tình hình tài chính qua BCKQKD ................................................ 15
1.3. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng .......................................... 18
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG ......................................... 20
1.1. Đánh giá chung và mục tiêu của công ty CP TGDĐ .................................... 20
1.2. Các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp ......... 23
1.3. Một số kiến nghị tạo điều kiện thực hiện các giải pháp một cách thuận lợi
và có hiệu quả ............................................................................................................ 25
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 27


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới . Cùng
với đó , mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp cũng được mở rộng , sự cạnh tranh
cũng ngày càng trở nên khốc liệt hơn . Điều này vừa tạo ra cơ hội kinh doanh , đồng thời
cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp .
Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp . Tất cả các

hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp , ngược
lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hay kìm hãm q trình kinh
doanh . Do đó , để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các
nhà quản trị cần thường xun tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai . Bởi
vì thơng qua việc tính tốn , phân tích tài chính sẽ cho ta biết những điểm mạnh và yếu
về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tiềm năng cần phát huy và
những nhược điểm cần khắc phục. Qua đó các nhà quản lý tài chính có thể xác định
được ngun nhân gây ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính
cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới.
Nhận thức được sự quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát
triển của doanh nghiệp, nhóm em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại
cơng ty cổ phân Thế giới Di động”. Vì thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức cịn hạn
chế nên cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhân được sự giúp đỡ cũng như đóng
góp ý kiến từ cơ.
Em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG

1.1.
Khái quát chung về công ty cổ phần Thế giới di động
Tên DN: CTCP đầu tư thế giới di động
Loại hình: Cơng ty cổ phần
Thể loại: Chuỗi cửa hàng bán lẻ
Thành lập: tháng 3 năm 2004
Người sáng lập: Trần Lê Quân, Nguyễn Đức
Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải

Triều, Trần Huy Thanh Tùng
Trụ sở chính: TP Hồ Chí Minh
Sản phẩm: Thiết bị di động, Thiết bị kỹ thuật
số, Thiết bị gia dụng
Tầm nhìn: Thế Giới Di Động là tập đoàn dẫn đầu ngành bán lẻ và sáng tạo nhất Việt
nam luôn đem đến cho KHÁCH HÀNG những trải nghiệm thú vị, thân thiện, tin tưởng; là
minh chứng cho việc vận hành có INTEGRITY tại bất cứ nơi nào chúng tơi hiện diện mà
nó tạo ra sự khác biệt cho Việt Nam Đây là chúng tôi. Đây là điều mà bạn có thể trơng cậy
vào được
Thành lập năm 2004, từ mơ hình Thương mại điện tử sơ khai với một website giới thiệu
thông tin sản phẩm, đến nay Thegioididong đã phát triển thành hệ thống siêu thị rộng khắp
và trở thành nhà bán lẻ xuất sắc số 1 Việt Nam.
MWG vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hố Xanh.
Ngồi ra, MWG cịn mở rộng ra thị trường nước ngoài với chuỗi bán lẻ thiết bị di động
Bigphone tại Campuchia.
MWG vinh dự khi 2 năm liên tiếp lọt vào bảng xếp hạng TOP 50 công ty niêm yết tốt
nhất Châu Á 2017-2018 của tạp chí uy tín Forbes và là đại diện Việt Nam duy nhất trong
Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương do Tạp chí bán lẻ châu Á (Retail
Asia) và Tập đồn nghiên cứu thị trường Euromonitor bình chọn. MWG nhiều năm liền có
tên trong các bảng xếp hạng danh giá như TOP 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái
Bình Dương (Retail Asia) và TOP 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam (Nhịp


Cầu Đầu Tư)… Sự phát triển của MWG cũng là một điển hình tốt được nghiên cứu tại các
trường Đại học hàng đầu như Harvard, UC Berkeley, trường kinh doanh Tuck (Mỹ).
Sứ mệnh kinh doanh
Thế giới di động cam kết đặt KHÁCH HÀNG LÀM TRUNG TÂM trong mọi suy
nghĩ và hành động của mình.
Thế giới di động cam kết mang đến cho nhân viên một mơi trường làm việc TƠN
TRỌNG và CÔNG BẰNG.

Thế giới di động cam kết mang đến cho quản lý: Một SÂN CHƠI công bằng để thi
thố tài năng / Một cam kết cho một cuộc sống cá nhân SUNG TÚC / Một vị trí xã
hội được người khác KÍNH NỂ.
Thế giới di động cam kết mang đến cho các đối tác sự TÔN TRỌNG.
Thế giới di động cam kết mang đến cho nhà đầu tư giá trị doanh nghiệp GIA TĂNG
KHÔNG NGỪNG.
Thế giới di động cam kết đóng góp cho cộng đồng thơng qua việc tạo nhiều ngàn
việc làm và đóng góp đầy đủ thuế cho ngân sách nhà nước
1.2.

Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty Thế giới Di động

Năm 2004: Cơng ty cổ phần Thế Giới Di Động được thành lập với số vốn ban
đầu khoảng 2 tỷ đồng theo mơ hình thương mại điện tử nhưng thất bại.

Tháng 10/2004: Chuyển đổi mơ hình kinh doanh, đầu tư vào cửa hàng bán lẻ
các thiết bị di động.

Tháng 3/2006: Thế giới di động có tổng cộng 4 cửa hàng tại TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2007: Thành cơng kêu gọi vốn đầu tư của Mekong Capital, phát triển
quy mô. Năm 2009: Đạt quy mô 40 cửa hàng bán lẻ.

Năm 2010: Mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang ngành hàng điện tử tiêu dùng
với thương hiệu Dienmay.com (sau đổi thành Dienmayxanh.com).

Năm 2012: Đạt quy mơ 220 cửa hàng tại Việt Nam

Tháng 5/2013: Thế giới di động tiếp nhận đầu tư của Robert A.Willett – cựu
CEO BestBuy International và Cơng ty CDH Electric Bee Limited.


Năm 2017: Tiến hành sáp nhập và mua lại hệ thống bán lẻ điện máy Trần
Anh.

Tháng 3/2018: Mua lại 40% vốn chuỗi dược phẩm Phúc An Khang. Sau đó
đổi tên thành Nhà thuốc An Khang

Tháng 10/2018: Sáp nhập hồn thành, có tổng cộng 34 siêu thị Trần Anh được
thay biển Điện Máy Xanh.


1.3.
Cơ cấu tổ chức của công ty Thế giới Di dộng
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Thế giới Di động được chia thành nhiều cấp bậc dưới
sự điều hành chung của Tổng giám đốc. Công ty được chia thành nhiều khối như khối
Công nghệ thông tin, khối Marketing, khối Nhân sự,… đứng đầu mỗi khối là các giám
đốc, tiếp đến là Trưởng phòng bộ phận, dưới Trưởng phòng bộ phận là các nhân viên bao
gồm cả văn phịng miền Bắc, miền Trung, miền Đơng và miền Tây.
Cơng ty đặt trụ sở chính tại Tịa nhà MWG - Lô T2-1.2, Đường D1, Khu Công nghệ Cao,
P. Tân Phú, Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam với các công ty thành viên:
1. Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG)
2. Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh (TAG)
3. Công ty cổ phần Thế giới di động
4. Công ty Cổ phần Thế giới điện tử
5. Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư Thế giới Bán lẻ
6. Công ty Cổ phần Thương mại Bách hố xanh
7. Cơng ty Cổ phần Bán lẻ An Khang

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THỰC TRẠNG CƠNG TY CỔ
PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG

1.1.
1.1.1

Phân tích tài chính chung của CTCP Thegioididong
Phân tích sức khỏe tài chính chung

Trong các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết với ngành hàng chính là các sản phẩm điện tử
và điện gia dụng hiện tại, MWG hiện đang là doanh nghiệp có quy mơ doanh thu lớn nhất.
Tổng tài sản của MWG tính đến 30/06 khoảng 38.346 tỷ đồng, giảm nhẹ 8% so với đầu
năm.


Cơ cấu vốn của MWG nửa đầu năm 2020 sử dụng đòn bẩy cao với tỷ lệ nợ phải trả trên
tổng tài sản tương đối cao bình quân ở mức 64% tương đương với tỷ lệ tổng nợ/vốn chủ
xấp xỉ 2 lần (2x). Tổng nợ của MWG cuối tháng 6 khoảng 24.073 tỷ đồng, giảm mạnh 19%
so với đầu năm.
Nợ vay của MWG cũng ở mức tương đối cao ở mức 49% tổng nợ. Cơ cấu vốn của
MWG sử dụng địn bẩy ở mức cao tuy nhiên chúng tơi đánh giá mức độ rủi ro chỉ ở trung
bình do đây là đặc điểm của ngành bán lẻ.
Mặc dù tỷ lệ đòn bẩy của MWG còn khá cao, nhưng với một doanh nghiệp có quy mơ
lớn như MWG, các chỉ số dùng để đo lường sức khỏe tài chính vẫn cịn tương đối ổn định,
đặc biệt khả năng tăng trưởng rất tốt trong tình hình nền kinh tế tồn cầu cịn gặp nhiều khó
khăn bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong thời gian tới, với việc mở rộng quy mô
nhanh chóng của chuỗi Bách hóa xanh trên khắp cả nước sẽ là động lực tăng trưởng mạnh
trong dài hạn, MWG sẽ nhanh chóng có những động thái cải thiện sức khỏe tài chính doanh
nghiệp tương xứng với sự tăng trưởng của mình thời gian tới.
1.1.2

Tình hình tài sản


Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động đẫ công bố kết quả
hoạt động kinh doanh với doanh thu thuần lũy kế 6 tháng đạt 55.638 tỷ đồng, ( tăng 8% so
với cùng kỳ năm trước ), lợi nhuận sau thuế ở mức 2.026 tỷ đồng ( giảm 4% so với cùng
kỳ ). Đây là tín hiệu đáng mong đợi của MWG trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó
khăn để đối phó với dịch bệnh Covid - 19.
Qúy 2 MWG ghi nhận với doanh thu 26.285 tỷ đồng ( giảm 10% so với quý 1 và giảm
1% so với cùng kỳ ), lợi nhuận sau thuế đạt 894 tỷ đồng ( giảm 21% so với quý 1 và giảm
17% so với 2019 ).


Điện máy xanh vẫn là nguồn thu chính đóng góp khoảng 60% tổng doanh thu của MWG.
Trong quý 2 vừa qua, MWG đã gặp rất nhiều khóa khăn khi tháng 4 vừa qua đã phải đóng
hơn 600 cửa hàng trên khắp đất nước để thực hiện chỉ đạo giãn cánh xã hội phòng chống
dịch bệnh lây lan. Kết quả đã làm cho doanh thu tháng 4 chỉ đạt 7.834 tỷ nhưng sang tháng
5 doanh số đã tăng 32% đạt 10.305 tỷ, doanh thu tăng có thể do sự dồn nén tiêu dùng sau 2
tháng giãn cách và nhóm sản phẩm gia dụng, ngành hàng điện lạnh đã tăng trưởng doanh
thu tích cực; và đặc biệt, MWG bắt đầu mở rộng chuỗi cửa hàng Bách hóa xanh từ tháng 5
với trung bình mỗi ngày mở 4 cửa hàng.
Biên lợi nhuận
Biên lợi nhuận
gộp

Biên lợi nhuận hoạt động
kinh doanh

Biên lợi nhuận
trước thuế

Biên lợi nhuận
rịng


21.95%

4.80%

4.77%

3.40%

Tỷ trọng giá vốn vẫn duy trì mức 78% trong doanh thu, xấp xỉ quý 1/2020 là 77%, thấp
hơn so với cùng kỳ là 81%. Biên độ lợi nhuận gộp đang ở mức 22% và biên độ lợi nhuận
ròng chiếm 4,8%. Trong các tháng tới, biên độ lợi nhuận gộp có thể ảnh hưởng bởi việc
kích cầu tiêu dùng của MWG hậu Covid, giá thành các đơn hàng từ các nước khác đặc biệt
là Trung Quốc sẽ có thể tăng cao vì họ có thể tăng chi phí sản xuất và nhân công do ảnh
hưởng bởi Covid -19.
Khả năng sinh lợi
ROA
ROE
ROCE
2.33%
6.27%
5.81%
Cấu trúc tài sản của MWG không thay đổi quá lớn trong 6 tháng đầu năm 2020 với tổng
tài sản 38.346 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 14.272 tỷ. Tỷ suất sinh lợi ROE và ROA vẫn
duy trì ở 6,27% và 2,33%.


Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của MWG vẫn duy trì trong mức 1,3 trong vịng 2
năm qua với khả năng thanh toán nhanh cuối quý 2/2020 chỉ đạt 0,53. Đây có thể là một
điểm trừ trong mắt các nhà đầu tư khi quan điểm về mức an toàn là trên 2,5. Các mặt hàng

tồn kho của MWG phần lớn là khoản chiếm dụng vốn nhà cung cấp và nợ vay. Kết thúc
quý 2 với tổng hàng tồn kho là 17.919 tỷ, chiếm 58% tổng tài sản ngắn hạn, trong đó phần
lớn là các mặt hàng điện máy, điện thoại.
Giá trị hàng tồn kho giảm đi hơn 7 ngàn tỷ nhưng dự phòng giảm giá hàng tồn kho lại
tăng lên đến 550 tỷ. Giá trị tồn kho trên mỗi cửa hàng hiện tăng lên so với cách đây 2 năm.
Điều này một phần lý giải MWG tăng thêm nhiều quy mô các cửa hàng lớn. Các mặt hàng
di động có thời gian tồn kho bình qn dưới 3 tháng. Các mặt hàng điện máy có thời gian
tồn kho ít hơn khoảng dưới 2 tháng. Đợt dịch vừa qua là một rủi ro lớn với MWG khi phải
trích lập dự phòng cao.

Dòng tiền của MWG ở mức rất thấp khi dòng tiền từ HĐKD chỉ ở mức khoảng 14%
và tổng dòng tiền /tổng doanh thu chỉ ở mức 1%. Theo ước tính, khả năng chi trả cổ tức sẽ
ở mức 5,64 lần với tỷ lệ là 18,2%.


1.1.3

Tình hình nguồn vốn

Trong cơ cấu nguồn vốn 41.708 tỷ đồng của MWG, nợ phải trả chiếm tới gần 71%,
tương ứng 29.564 tỷ đồng chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Trong đó, vay nợ tài chính ngắn hạn của MWG tăng vọt gấp 2,2 lần đầu kỳ, lên tới
13.031 tỷ đồng tại thời điểm ngày 31/12/2019 (cùng kỳ năm ngoái là chỉ là 5.700 tỷ đồng).
Cịn vay nợ tài chính dài hạn vẫn duy trì ở mức chỉ 1.122 tỷ đồng, chủ yếu là vay bằng trái
phiếu trong nước.
Với tình hình vay nợ lớn khiến MWG phải chi ra hơn 568 tỷ đồng chi phí lãi vay trong
năm 2019, tăng hơn 30% so với năm 2018, tương ứng mỗi ngày phải chi 1,5 tỷ đồng để trả
lãi vay.
Về các khoản vay ngắn hạn của MWG có kỳ hạn trả gốc và lãi khoản dài nhất là đến
tháng 7/2022 với 464 tỷ đồng vay tín chấp từ Ngân hàng BNP Paribas chi nhánh Singapore,

kỳ hạn gốc là 1 năm kể từ ngày giải ngân và sẽ tự động tái tục đến tháng 7/2022.
Trừ khoản vay gần 82 tỷ đồng tại UOB Việt Nam có thời hạn tất tốn vào tháng 6/2020,
điều đáng lo ngại là 14 khoản vay với tổng dư nợ gần 12.500 tỷ đồng sẽ phải tất toán trước
ngày 31/3/2020.
Trong đó, 5 khoản vay có dư nợ lớn nhất của MWG là tại Ngân hàng TNHH MTV
HSBC (Việt Nam) với 1.952 tỷ đồng; Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation
chi nhánh Hà Nội là 1.844 tỷ; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank,
CTG) cho vay 1.698 tỷ đồng; Ngân hàng TNHH MTV ANZ (Việt Nam) chi nhánh TP
HCM với 1.432 tỷ đồng; Ngân hàng TNHH Mizuho Bank chi nhánh Hà Nội 1.268 tỷ đồng...
Điều này có tác động lớn đến dòng tiền của MWG trong 3 tháng đầu năm 2020, đặc
biệt trong bối cảnh lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư năm qua
của doanh nghiệp âm nghìn tỷ như đã phân tích ở trên.
Trong cấu trúc vốn của DN, 1đ TS của DN được tài trợ bởi 68% VCSH và 32 % là nợ.
DN đã nợ gần 70% tổng TS nên khả năng huy động nợ là thấp điều này ảnh hưởng đến khả
năng tăng trưởng trong tương lai của DN, đặc biệt là khi thanh tốn các khoản nợ vay ngắn
hạn do tính thanh khoản của công ty rất thấp. Nợ vay của MWG có xu hướng tăng cao do
mở nhiều cửa hàng của chuỗi BHX.
So với đối thủ cạnh tranh cùng ngành như FPT, MWG có tỷ lệ nợ vay khá cao.
Nhìn chung, mặc dù nợ vay tăng cao do đầu tư thêm nhiều chuỗi cửa hàng nhưng MWG
vẫn có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất tốt, hiệu quả sử dụng TS cao, giá cổ phiếu có sự
giảm mạnh trong các tháng gần đây nhưng chúng sẽ hồi phục trở lại trong thời gian tới.


1.1.4

Đánh giá hoạt động kinh doanh

KQKD 6T20 vượt kỳ vọng . DT T6/20 của MWG giảm 8% so với cùng kỳ (-20,9% so
với tháng trước) xuống 8.147 tỷ đồng, với sự sụt giảm doanh thu ở cả ba mảng kinh doanh
gồm TGDĐ, DMX và BHX – khi tổng cầu yếu hơn do thu nhập của người tiêu dùng bị ảnh

hưởng bởi đại dịch. LNR giảm 7,6% so với cùng kỳ (-20,4% so với tháng trước) xuống còn
304 tỷ đồng vào T6/20. Vào cuối T6/20, chuỗi Điện Thoại Siêu Rẻ đã chấm dứt hoạt động
do hiệu quả thấp.

Trong Q2/20, LNR của MWG đạt 894 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ (-21% so với quý
trước) do:
DT của MWG giảm 1,2% so với cùng kỳ (-10,5% so với quý trước) xuống 26.286
tỷ đồng chủ yếu do đợt giãn cách xã hội kéo dài 22 ngày vào T4/20 đã ảnh hưởng đến doanh
thu của chuỗi TGDD và DMX. Tuy nhiên, doanh thu của chuỗi BHX trong Q2/20 tăng
112,8% so với cùng kỳ (+10,6% so với quý trước) lên 4.968 tỷ đồng, giúp doanh thu Q2/20
của MWG không giảm mạnh và doanh thu BHX đóng góp 19% vào tổng doanh thu so với
8,8% trong Q2/19.


Biên LNG của MWG tăng 4,1 điểm % so với cùng kỳ lên 22% (tăng 1,0 điểm % so
với quý trước), nhờ đóng góp của chuỗi BHX lớn hơn vào tổng DT của MWG với biên
LNG cao hơn. Biên LNG của BHX tăng do tận dụng lợi thế quy mô để thương lượng giá
mua tốt hơn trong khi giảm tỷ lệ hủy thực phẩm tươi sống tại các cửa hàng. Đồng thời,
MWG tích cực đẩy mạnh các nhóm sản phẩm có biên LNG cao như điện tử gia dụng, phụ
kiện và đồng hồ tại chuỗi TGDD và DMX.



Chi phí quản lý và bán hàng trong Q2/20 tăng mạnh do MWG tăng tốc độ mở cửa
hàng BHX, đặc biệt là trong T5 và T6/20. Trong Q2/20, MWG đã mở 328 cửa hàng BHX
mới và nâng tổng số cửa hàng lên 1.486 (tăng 147% so với cùng kỳ). Công ty cũng tăng số
lượng trung tâm phân phối (TTPP) từ 6 lên 23.


DT 6T20 của MWG tăng 7,8% so với cùng kỳ lên 55.639 tỷ đồng trong khi LNR giảm

4,4% so với cùng kỳ xuống còn 2.027 tỷ đồng. LNR 6T20 hồn thành 59,6% dự báo năm
2020 của chúng tơi, cao hơn kỳ vọng nhờ doanh thu của DMX vượt kỳ vọng, đạt 59% ước
tính năm 2020 và biên LNG tăng lên 21,4%, cao hơn 3,1% so với dự báo của chúng tôi do
biên LNG trong 6T20 cao hơn nhờ đóng góp của chuỗi BHX.

1.1.5

Định giá

Cơng ty duy trì đánh giá KHẢ QUAN với giá mục tiêu thấp hơn trước đây là 138.400
đồng nhằm phản ánh việc điều chỉnh dự phóng EPS 2021 thấp hơn 3,8% và EPS 2022 thấp
hơn 0,4% so với dự phóng trước đây. MWG sử dụng phương pháp định giá Tổng các thành
phần để định giá cổ phiếu MWG dựa trên 2 mảng kinh doanh chính: điện tử tiêu dùng
(TGDD và DMX) với giá 75.000 đồng / cổ phiếu (WACC: 12,4%) và mảng bách hóa
(BHX) với giá 63.400 đồng / cổ phiếu (WACC: 15% nhằm phản ánh quan điểm thận trọng
về rủi ro về khả năng mở rộng và lợi nhuận của chuỗi BHX).
Việc duy trì đánh giá KHẢ QUAN của công ty dựa trên
1) Đà mở rộng cửa hàng của BHX


2) biên lợi nhuận gộp của tất cả các mảng kinh doanh của MWG được cải thiện.
Những rủi ro gồm:
1) Số lượng cửa hàng BHX mở rộng chậm hơn dự kiến,
2) một đợt giãn cách xã hội toàn quốc do đợt Covid-19 lần thứ hai, đặc biệt là giãn cách ở
các trung tâm kinh tế như Hà Nội và TP.HCM.
Các động lực tăng giá gồm
1) BHX mở rộng số lượng cửa hàng nhanh hơn dự kiến,
2) doanh thu trên mỗi cửa hàng cao hơn dự kiến hoặc
3) biên lợi nhuận gộp cao hơn dự kiến.


Chiết khấu dòng tiền – TGDD and DMX

2020

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027 2028

2029

2030

EBIT

5.480

6.794

6.618


7.037

6.128

6.552

6.759

6.989 7.275

7.611

7.721

Thuế

-1.102

-1.566

-1.549

-1.675

-1.466

-1.570

-1.621


-1.681 -2.082

-2.175

-2.051

Khấu hao

1.187

316

385

435

378

382

196

186

156

118

80


Chi phí vốn đầu tư

-370

-307

-182

-186

-190

-193

-197

-201

-205

-209

-217

Thay đổi vốn lưu động

148

-508


-713

-993

-136

113

-88

-11

220

357

-633

Dòng tiền tự do

5.343

4.729

4.559

4.618

4.714


5.284

5.049

5.282 5.364

5.702

4.900

Dòng tiền tự do hiện tại

5.022

3.972

3.419

3.094

2.781

2.801

2.373

2.218 1.985

1.882


1.421

Chiết khấu dòng tiền – BHX
2020

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

EBIT

-587

179


2.648

4.357

6.747

6.990

7.787

8.566

8.993

9.179

9.046

Thuế

0

-42

-622

-1.024

-1.586


-1.643

-1.830

-2.013

-2.113

-2.157

-2.126

906

1.430

1.601

1.720

1.568

1.050

831

888

943


997

948

-3.289

-1.949

-1.546

-992

-938

-971

-1.005

-659

-679

-701

-724

-151

812


374

546

186

320

446

241

311

243

-127

Dòng tiền tự do

-3.121

430

2.455

4.607

5.977


5.746

6.229

7.023

7.455

7.561

7.017

Dịng tiền tự do hiện tại

-2.715

327

1.620

2.626

2.989

2.471

2.367

2.318


2.087

1.890

1.474

Khấu hao
Chi phí vốn đầu tư
Thay đổi vốn lưu động


Các giả định
Chi phí sử dụng vốn
Beta
Phần bù rủi ro thị trường
Lãi suất phi rủi ro
Chi phí sử dụng vốn
Chi phí sử dụng nợ vay
WACC

0,9
11,0%
4,0%
14,3%
8,00%
12,4%

Định giá DCF– TGDD and DMX
Giá trị hiện tại của dòng tiền tự do

Giá trị hiện tại năm cuối mơ hình (2% tăng trưởng)
Giá trị doanh nghiệp
Tổng nợ
Tiền và tương đương tiền
Giá trị vốn
SL cổ phiếu
Giá / mỗi cổ phiếu (đồng/cp)

29.547,0
15.973,5
45.520,5
15.466,8
3.939,1
33.981,5
453.254.547
75.000

Định giá DCF– TGDD and DMX
15.980,0
11.764,0
27.744,0
984,8
28.728,8

Giá trị hiện tại của dòng tiền tự do
Giá trị hiện tại năm cuối mơ hình (2% tăng trưởng)
Giá trị doanh nghiệp
Tổng nợ
Tiền và tương đương tiền
Giá trị vốn

SL cổ phiếu
Giá / mỗi cổ phiếu (đồng/cp)

453.254.547
63.400

1.2. Phân tích tình hình tài chính qua BCKQKD
Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh công ty thegioididong 3 năm gần đây ( 2017-2019)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
1.Doanh thu bán hàng
2.Giảm trừ doanh thu
3.Doanh thu thuần
4.Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận gộp

2017
67.698.541
1.358.736
66.339.804
55.198.025
11.141.779

Năm
2018
87.738.379
1.222.092
86.516.287
71.224.159
15.292.128


2019
103.485.047
1.310.803
102.174.244
82.686.445
19.487.799


6.Doanh thu hoạt động tài
chính
7.Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9.Chi phí quản lí DN
10.Chi phí khác
11.Lợi nhuận thuần
12.Lợi nhuận khác
13.Tổng lợi nhuận trước
thuế
14.Lợi nhuận sau thuế

250.510

342.084

631.178

234.287
7.017.061
1.345.497

3.816
2.795.444
13.868

436.573
9.659.741
1.761.614
21.097
3.774.182
12.136

569.755
12.437.283
2.073.783
22.793
5.034.683
18.764

2.809.312

3.786.319

5.053.447

2.205.680

2.878.724

3.834.270


Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.1 Tình hình doanh thu
Chỉ tiêu
2017
Số tiền
Doanh thu thuần 66.339.804

2018
%

Số tiền

2019
%

Số tiền

%

97.99

86.516.287

98,61

102.174.244 98.74

Doanh thu khác

1.358.737


2.01

1.222.092

1.39

1.310.803

1.26

Tổng

67.698.541

100

87.738.379

100

103.485.047 100

Dựa theo bảng phân tích trên, tổng doanh thu của thegioididong liên tục tăng qua các
năm (từ 66,3 tỷ năm 2017 lên 86, 5 tỷ năm 2018 và 102,1 tỷ năm 2019) tuy nhiên mức
tăng có dấu hiệu giảm thể hiện qua năm 2018 có mức tăng trưởng 30,41% so với năm
2017 trogn khi đó doanh thu 2019 có mức tăng trưởng chỉ 18,09% so vs năm 2018
Ngoài doanh thu từ hoạt động chính, doanh nghiệp cũng có những khoản doanh thu
đến từ các hoạt động khác như chiết khấu thanh toán khi trả sớm tiền hàng hay tiền lãi
ngân hàng. Khoản doanh thu khác này chiếm tỷ trọng khơng lớn trên tổng doanh thu

nhưng có xu hướng giảm tỷ trọng so với doanh thu thuần ( chiếm 2,01% năm 2017 xuống
1,39% năm 2018 và xuống còn 1,26% năm 2019 cũng khá ổn định, mức chênh lệch qua
các năm không quá lớn ( 1.35 tỷ năm 2017, 1.22 tỷ 2018 và 1.31 tỷ năm 2019) tuy nhiên
vẫn có xu hướng giảm thể hiện qua khoản doanh thu khác này đã giảm xấp xỉ 0.04 tỷ,
giảm 2.96% so với năm 2017
Như vậy, tình hình doanh thu nhìn chung là tăng qua các năm đã thể hiện được sự
nhanh nhạy trong các chính sách bán hàng, sự linh hoạt trong các chiến lược trên thị
trường cạnh tranh khốc liệt của thegioididong


1.2.2

Tình hình chi phí
ĐV: triệu đồng

Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lí DN
Chi phí khác

2017
66.339.804
55.198.025
234.287
7.017.061
1.345.497
3.816


2018
86.516.287
71.224.159
436.573
9.659.741
1.761.614
21.097

2019
102.174.244
82.686.445
569.755
12.437.283
2.073.783
22.793
Nguồn: trích từ bảng 1

Giá vốn hàng bán đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng so với doanh thu thuần có xu
hướng giảm dần, ở đây ta chỉ quan tâm đến tỷ lệ gái vốn hàng bán so với doanh thu, tức là
nếu ta cho doanh thu thuần là 100% thì giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % so với doanh
thu, cụ thể năm 2017 GVHB chiếm 83,2% so vs DTT, năm 2018 GVHB chiếm 82,32%
DTT, năm 2019 GVHB chiếm 80,92% DTT
Như vậy theo phân tích trên ta thấy tỷ lệ giá vốn giảm đều qua các năm một phần do
công ty đã nâng giá bán ra, việc tăng giá bán hợp lí giúp cơng ty có lợi nhuận gộp cao
hơn, đây là biểu hiện tốt trong chính sách quản lí giá của cơng ty
Ta thấy chi phí quản lý (CPQL) về mặt giá trị tuyệt đối so với doanh thu tăng qua các
năm tuy nhiên về tỷ trọng có sự thay đổi. Cụ thể nếu trong năm 2017 CPQL chỉ ở mức
xấp xỉ 1,3 tỷ chiếm 2,027% so với doanh thu thì năm 2018 CPQL xấp xỉ 1,7 tỷ chiếm
2,035% và năm 2019 CPQL khoảng hơn 2 tỷ chiếm 2,028%. Tỷ trọng CPQL doanh

nghiệp tăng lên vào năm 2018 nguyên nhân ngoài khách quan như giá xăng dầu tăng thì
cịn do cơng ty chưa kiểm soát tốt lượng hàng tồn kho dẫn đến chi phí tăng cao. Sang năm
2019 tỷ trọng CPQL được hạ thấp cho thấy cơng ty đã có những chính sách quản lí chi
phí hiệu quả hơn
Đối với chi phí tài chính, cả giá trị tuyệt đối và tỷ trọng so với doanh thu đều tăng qua
các năm. Cụ thể năm 2017 CPTC xấp xỉ 234 triệu đồng chiếm 0,35 % doanh thu thì năm
2018 xấp xỉ 438 triệu đồng, chiếm 0,5% doanh thu và năm2019 xấp xỉ 569 triệu đồng,
chiếm 0,55% doanh thu. Do nguồn vốn chủ sở hữu không đủ đáp ứng được hoạt động
kinh doanh của công ty nên công ty phải đi vay và chiếm dụng vốn ở cơng ty khác, mà đi
vay thì phải chịu chi phí tài chính, chi phí lãi vay cũng ngày càng tăng cho thấy tình hình
tài chính chưa thật sự khả quan
1.2.3 Tình hình lợi nhuận
Hiệu quả kinh doanh thể hiện qua sức sinh lợi của các yếu tố đầu vào hay đầu ra.
Phân tích tình hình lợi nhuận sẽ cho chúng ta biết được khả năng tồn tại và phát triển
trong hiện tại của công ty như thế nào. Ta có bảng sau:


Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Lợi nhuận thuần
Lợi nhuận khác
Tổng ln trước thuế
Tổng ln sau thuế

2017
Số tiền
66.339.804
2.795.444
13.868
2.809.312

2.205.680

%
100
4,21
0,02
4,23
3,32

2018
Số tiền
86.516.287
3.774.182
12.136
3.786.319
2.878.724

2019
%
Số tiền
%
100
102.174.244 100
4,36
5.034.683 4,92
0,01
18.764 0,02
4,37
5.053.447 4,94
3,32

3.834.270 2,77
Nguồn: trích từ bảng 1

Lợi nhuận thuần trong 3 năm đều tăng cả giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng so với doanh
thu. Cụ thể lợi nhuận thuần năm 2017 xấp xỉ 2,7 tỷ chiếm 4,21% so với doanh thu. Sang
năm 2018, lợi nhuận thuần xấp xỉ 3,7 tỷ chiếm 4,36% so với doanh thu, tốc độ tăng
37,03% so với 2017. Sang năm 2019, lợi nhuận thuần xấp xỉ 5,03 tỷ chiếm 4,92% so với
doanh thu, tốc độ tăng 35,9% so với 2018.
Nhìn chung tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều tăng qua các năm, tuy nhiên chỉ
chiếm lượng tỷ trọng rất nhỏ so với doanh thu
1.3.
1.3.1

Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng
Dữ liệu trên mỗi cổ phiếu
Chỉ tiêu
EPS pha loãng
EPS cơ bản
Doanh thu trên mỗi CP

2017
6963,38
8881,85
267137,79

2018
6496,39
8275,31
248703,63


2019
8661,30
8658,10
230717,93

Thông tin trên mỗi cổ phiếu quan trọng nhất là Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS).
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu
hành trên thị trường. EPS được coi là một chỉ số thể hiện khả năng thu lợi nhuận của
doanh nghiệp và là biến số hết sức quan trọng trong việc tính tốn giá cổ phiếu
1.3.2

Sức mạnh tài chính
ĐV: tỷ đồng

Chỉ tiêu
Khả năng thanh tốn nhanh
Khả năng thanh toán hiện
hành
Nợ dài hạn/VCSH
Tổng nợ/Tổng TS
Tổng nợ/VCSH

2017
0,43

2018
0,33

2019
0,33


1,20

1,30

1,23

0,20
0,74
2,86

0,13
0,68
2,13

0,09
0,71
2,43


Sức mạnh tài chính đánh giá mức độ rủi ro trong kinh doanh. Một doanh nghiệp mạnh
xét theo quan điểm tài chính là doanh nghiệp có mức độ rủi ro trong kinh doanh thấp.
Khả năng Thanh toán nhanh phản ánh mức độ tương quan giữa tiền mặt và các khoản
đầu tư ngắn hạn (các khoản đầu tư có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh
chóng) với các khoản nợ tài chính đến hạn trong vịng 1 năm.
Khả năng Thanh toán hiện hành phản hành mức độ tương quan giữa các khoản phải trả
trong vòng 1 năm với tiền mặt tại quỹ và các dòng tiền vào (như các khoản phải thu)
trong vòng 1 năm.
Chỉ tiêu Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu đánh giá cơ sở nền tảng tài sản của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này bằng 1 có nghĩa là nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu tương đương nhau. Chỉ tiêu

này thấp nhất vào năm 2018 ( 2,13 tỷ) và cao nhất vào năm 2017(2,86 tỷ) cho thấy cơng ty
đã kiểm sốt được
1.3.3

Khả năng sinh lợi
ĐV: %

Chỉ tiêu
Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi từ hđkd
Tỷ lệ EBIT

2017
16,80
4,21
4,59

2018
17,68
4,36
4,88

2019
19,07
4,93
5,50

Tỷ lệ lãi gộp cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu
nhập. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh
nghiệp trong cùng một ngành.Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn

chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm sốt chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ
cạnh tranh của nó.Dựa vào bảng trên, tỷ lệ lãi gộp của thegioididong đều tăng qua các
năm và cao nhất vào năm 2019 vs 19,07% cho thấy việc kinh doanh của công ty đang trên
đà thuận lợi phát triển
Tỷ lệ lãi từ hoạt động KD cũng đều tăng qua các năm, cao nhất vào năm 2019 với
mức 4,93% cho biết lãnh đạo doanh nghiệp đã có những thành cơng nhất định trong việc
tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp.
1.3.4

Hiệu quả quản lý
Chỉ tiêu
ROA (%)
ROE (%)

2017
11,71
45,27

2018
11,31
38,68

2019
10,99
36,32

Hệ số thu nhập trên tài sản (ROA) là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh
lợi của một công ty so với tài sản của nó. Dựa vào bẳng số liệu trên, ROA đang có xu



hướng giảm dần và thấp nhất vào năm 2019 (10,99%) cho ta thấy hiệu quả của công ty
trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời chưa thật sự tốt
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) của thegioididong cũng có xu hướng giả dần (
thấp nhất vào năm 2019 với mức 36,32 %) phản ánh mức thu nhập rịng trên vốn cổ phần
của cổ đơng ngày càng co xu hướng giảm xuống cho thấy được công ty đang gặp vấn đề
về quản trị các dòng vốn và chưa kiểm sốt các khoản chi phí phát sinh hiệu quả.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG
1.1.

Đánh giá chung và mục tiêu của công ty CP TGDĐ
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam về
doanh thu và lợi nhuận, với mạng lưới gần 4.000 cửa hàng trên toàn quốc. MWG vận
hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hố Xanh. Ngồi ra,
MWG cịn mở rộng ra thị trường nước ngồi với chuỗi bán lẻ thiết bị di động và điện máy
tại Campuchia. Năm 2020, thành viên mới của MWG là bách hóa xanh ra đời với mục
tiêu cung cấp cho người tiêu dùng thực phẩm an tồn theo chuẩn 4 khơng (khơng thuốc
trừ sâu, không chất bảo quản, không chất tăng trưởng, không sử dụng giống biến đổi gen).
MWG tập trung xây dựng dịch vụ khách hàng khác biệt với chất lượng vượt trội,
phù hợp với văn hoá đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi suy nghĩ và hành động của
công ty.
MWG vinh dự khi liên tiếp lọt vào bảng xếp hạng TOP 50 công ty niêm yết tốt nhất
Châu Á của tạp chí uy tín Forbes và là đại diện Việt Nam duy nhất trong Top 100 nhà bán
lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương do Tạp chí bán lẻ châu Á (Retail Asia) và Tập
đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor bình chọn.
MWG nhiều năm liền có tên trong các bảng xếp hạng danh giá như TOP 500 nhà bán
lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương (Retail Asia) và dẫn đầu TOP 50 công ty kinh
doanh hiệu quả nhất Việt Nam (Nhịp Cầu Đầu Tư)… Sự phát triển của MWG cũng là một
điển hình tốt được nghiên cứu tại các trường Đại học hàng đầu như Harvard, UC

Berkeley, trường kinh doanh Tuck (Mỹ).
Không chỉ là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả được nhìn nhận bởi nhà đầu tư và
các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp, MWG còn được người lao động tin yêu khi lần thứ 4
liên tiếp được vinh danh trong TOP 50 Doanh nghiệp có mơi trường làm việc tốt nhất
Việt Nam và là doanh nghiệp xuất sắc nhất tại giải thưởng Vietnam HR Awards 2018 –
“Chiến lược nhân sự hiệu quả”.
1.1.1

Thuận lợi, tồn đọng, và những nguyên nhân
a. Thuận lợi
- Lợi thế cạnh tranh của Thế giới Di Động & Điện máy Xanh nằm ở thương hiệu lớn,
độ phủ rộng: Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di Động (MWG) là công ty bán lẻ điện
thoại và điện máy số 1 Việt Nam chiếm lần lượt gần 45% và 35% thị phần năm 2018.


Hiện tại cơng ty đã có chuỗi hơn 2600 cửa hàng trải rộng khắp 63 tỉnh thành Việt Nam.
- Theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, doanh thu ngành bán lẻ điện tử
tiêu dùng Việt Nam được kỳ vọng sẽ có tốc độ tăng trưởng kép 10%-10,5% giai đoạn
2018 - 2023 nhờ vào ba yếu tố là:
1) Thu nhập khả dụng của người dân tăng, nhờ vào tốc độ tăng trưởng GDP cao (bình
quân 6,1% giai đoạn 2012-2018) tạo nên triển vọng mạnh về nhu cầu đối với ngành hàng
điện tử tiêu dùng trong trung hạn;
2) Tỷ lệ thâm nhập của điện tử tiêu dùng còn thấp, đối với TV là 51%, máy lạnh là
33%, máy giặt là 30%; và
3) Sự tiếp cận dễ dàng các kênh tài chính tiêu dùng khiến cho người dân tăng chi tiêu
mua sắm.
b. Tồn đọng
- Việc mở rộng mạng lưới cửa hàng kéo theo chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng nhanh. Trong 5 năm qua chi phí bán hàng tăng trung bình ở mức
60,4%/năm, cịn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng trung bình ở mức 89%/năm. Tỉ lệ hai

loại chi phí này trên doanh thu đã tăng từ mức 10% năm 2014 lên 13% năm 2018.
- Rủi ro do cạnh tranh gay gắt từ kênh E-Commerce thay thế cho các nhà bán lẻ điện
tử truyền thống, vốn đang là xu thế tất yếu ở Mỹ, Trung Quốc và các nước Đơng Nam Á
khác. Ngồi việc các cơng ty lớn ngành E-Commerce với chiến lược chi phí thấp như
Lazada (Alibaba), Shopee (SEA Group) và Tiki (JD.com), những công ty thương mại
điện tử có uy tín từ thị trường phát triển như Rakuten (Nhật), AeonEshop (Nhật), Lotte
(Hàn Quốc) và thậm chí là Amazon (Hoa Kỳ) cũng sẽ tham gia trong dài hạn, góp phần
đưa các sản phẩm có nguồn gốc chất lượng vào thị trường và tạo sức ép cạnh tranh đáng
kể cho miếng bánh E-Commerce Việt Nam trong những năm tới.
- Đối với Bách Hóa Xanh, áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng mạnh mẽ từ nhiều đối thủ
như Saigon Co.op, Satrafoods khi các chuỗi này cũng đang tăng cường đầu tư. Chi phí
vận chuyển từ DC đến cửa hàng chiếm khoảng 3% doanh thu chuỗi BHX, do đó chuỗi
này phải giảm chi phí giá vốn hoặc gia tăng doanh thu cửa hàng để có thể nâng biên lãi
gộp của Bách Hóa Xanh từ 18-20%, điều này có thể gặp khó khăn trong bối cảnh BHX
muốn mở rộng ra thị trường các tỉnh lẻ. Do đó, BHX có thể chưa đạt được điểm hòa vốn
tại cửa hàng và kho bãi đến cuối năm nay. Bên cạnh đó, gần 50% doanh thu của Bách hóa
Xanh từ hàng tươi sống, chi phí hàng hóa hư hủy chiếm khoảng 2.5% tổng doanh thu của
chuỗi, do đó MWG cần có cách thức vận chuyển, lưu trữ hàng phù hợp để đảm bảo độ
tươi ngon và an toàn thực phẩm của các mặt hàng này.
c. Nguyên nhân
Ngành bán lẻ điện thoại di động đang có xu hướng bão hịa với tỷ lệ thâm nhập đạt
gần mức tối đa, tăng trưởng SSSG có nguy cơ đi ngang hoặc sụt giảm trong tương lai. Từ
đầu năm 2018 đến nay, chuỗi Thế giới Di động đã đóng khoảng 50 cửa hàng, đây là một
phần lý do khiến tỷ lệ đóng góp doanh thu chuỗi này giảm mạnh trong quý 1/2019 vừa


qua.
Dù MWG sở hữu các website bán hàng online có lượt traffic và giao dịch top đầu của
Việt Nam như thegioididong.com, dienmayxanh.com, và bachhoaxanh.com, Chứng
khoán Tân Việt đánh giá cuộc chiến về giá từ các đối thủ online đang muốn tranh giành

thị phần có thể sẽ làm giảm biên lợi nhuận hoạt động của MWG.
Thế Giới Di Động khó lập lại kỳ tích của mảng điện thoại mấy năm trước đối với
Bách hóa Xanh. Lý do, đây là mảng rất cạnh tranh và đối thủ đều là các tay chơi lớn trong
và ngồi nước, thay vì các doanh nghiệp nội ở quy mô nhỏ như vài năm trước.
Hơn nữa, chu kỳ thị trường điện thoại tại Việt Nam mấy năm trước còn đang ở giai
đoạn đầu và Thế Giới Di Động đã đón đầu xu thế của thị trường để đầu tư mạnh và phát
triển. Cịn thị trường bách hóa lúc này đã qua giai đoạn tăng trưởng nóng và có vẻ sắp đi
vào giai đoạn bão hịa khi các đối thủ lớn đã chiếm giữ thị phần ổn định, nên cạnh tranh
thị phần (bằng giá) sẽ rất khốc liệt.
Xét về năng lực cạnh tranh trong mảng bán lẻ bách hóa, Thế Giới Di Động chỉ có thể
phát huy cơng nghệ phần mềm quản lý, còn các yếu tố khác cũng quan trọng như nguồn
cung/thu mua, bảo quản, quản lý khách hàng... thì họ khơng có lợi thế gì so với các đối
thủ khác. Do vậy, họ khó mà cạnh tranh hiệu quả (tức là lấy thị phần trong tình trạng có
lãi).
1.1.2 Mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu MWG 2020 là tập đoàn bán lẻ đa ngành hàng hùng mạnh nhất, có vị thế số
1 trong lĩnh vực thương mại điện tử, mở rộng kinh doanh ở Lào, Campuchia và Myanmar.
Công ty đặt mục tiêu doanh thu 122.445 tỷ đồng và 4.835 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
(LNST).
MWG cam kết:
● Đóng góp cho cộng đồng thơng qua việc tạo nhiều việc làm và đóng góp
đầy đủ thuế cho ngân hàng nhà nước- đặt khách hàng là trung tâm trong mọi suy
nghĩ và hành động của mình.
● Mang đến cho nhân viên một môi trường làm việc tông trọng và công bằng
● Mang đến cho quản lý: Một sân chơi công bằng để thi thố tài năng, cam kết
cho một cuộc sống cá nhân sung túc, một vị trí xã hội được người khác kính nể.
● Mang đến cho đối tác sự tôn trọng
● Mang đến cho nhà đầu tư giá trị doanh nghiệp gia tăng khơng ngừng.
Tầm nhìn:
● MWG là tập đoàn bán lẻ đa ngành hàng hùng mạnh nhất, có vị thế số 1

trong lĩnh vực thương mại điện tử.
● Liên tục cải tiến mang đến cho Khách hàng trải nghiệm thú vị và hài lòng
nhất dựa trên nền tảng văn hóa đặt Khách Hàng làm trọng tâm và Integrity.
● Mang đến cuộc sống sung túc cho nhân viên, lợi nhuận cao cho nhà đầu tư
dài hạn và đóng góp phúc lợi cho cộng đồng.


Những điều mà MWG hướng đến là:
● Tận tâm với khách hàng
● Làm đúng cam kết và nhận trách nhiệm
● Yêu thương và hỗ trợ đồng đội
● Trung thực trong tiền bạc và các mối quan hệ
● Máu lửa trong cơng việc
1.2.

Các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp

Việc nghiên cứu đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng
như nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp là vơ cùng quan trọng và cấp thiết hơn
bao giờ hết. Nhờ đó các nhà quản trị sẽ đưa ra những giải pháp chính xác và phù hợp với
tình hình thực tế của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ nắm bắt và áp
dụng những biện pháp một cách linh hoạt giúp đạt được kết quả cao trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì tình hình tài chính khác nhau nhưng vấn đề
đặt ra là chúng ta cần đi sâu phân tích khả năng tài chính nào có tác dụng cụ thể và tích
cực trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có những giải pháp hợp lý.
1.2.1

Biện pháp 1: Giảm nợ phải trả


a. Cơ sở thực hiện biện pháp
Bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng phải đi
vay chứ không thể nào dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư toàn bộ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ln ln có 2 phần: nợ phải trả
và nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng vốn vay để kinh doanh có hiệu
quả thì đi vay là một biện pháp lý tưởng, tuy nhiên cũng phải tính đến khả năng chi trả
các khoản vay của doanh nghiệp khi đến hạn.
Tính đến cuối quý III/2018, tổng nguồn vốn của Thế Giới Di Động đạt 25.500 tỷ
đồng, tăng mạnh so với thời điểm đầu năm; cơ cấu nguồn vốn biến động tích cực nhưng
nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng hơn 68%, tương ứng 17.380 tỷ đồng. Trong đó khoản mục
lớn nhất trong số này là khoản vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn đến kỳ phải trả với dư
nợ tại thời điểm cuối kỳ lên đến 7.380 tỷ đồng.


Cụ thể báo cáo tài chính quý III/2018, thế giới di động hé lộ những khoản vay rất lớn.
Tính đến tháng 9/2018 thế giới di động có khoảng 12 khoản vay ngắn hạn ngân hàng trị
giá khoảng 6.348 tỷ đồng và 34 triệu USD. Đây đều là các khoản vay ngắn hạn, có lãi
suất thị trường thả nổi. Tỉ lệ nợ phải trả rất cao trong tổng số nguồn vốn và có xu hướng
tăng lên.


b. Nội dung thực hiện
Nợ ngắn hạn ở công ty chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng.

⇒Huy động vốn từ các thành viên trong công ty
Công ty có thể kêu gọi sự tham gia góp thêm vốn từ các thành viên trong hội đồng
thành viên. Công ty gặp khó khăn thì sự chung tay góp sức của các thành viên trong công
ty là rất quan trọng. Nó khơng chỉ làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu mà cịn làm tổng nguồn
vốn tăng lên đáng kể. Cơng ty sẽ thực hiện chia lợi nhuận ưu đãi hơn với những thành
viên góp thêm vốn.


⇒Huy động vốn bằng cách kết nạp thành viên mới
Cơng ty có thể kêu gọi cán bộ nhân viên trong công ty và các cá nhân tổ chức bên
ngồi mong muốn tham gia góp vốn. Thế giới di động là cơng ty cổ phần chính vì thế
khơng giới hạn số lượng cổ đơng góp vốn.
1.2.2

Biện pháp 2: Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

a. Cơ sở thực hiện

So với quý III/2018 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 40,89% ở quý III/2019.
1.3.

Một số kiến nghị tạo điều kiện thực hiện các giải pháp một cách thuận lợi và có
hiệu quả

-Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ lao động, thực
hiện tốt chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ theo đúng quy định của nhà nước đối
với người lao động để người lao động yên tâm hồn thành tốt cơng việc. Nếu có thể cơng
ty nên tổ chức các hoạt động dã ngoại thăm quan du lịch cho cán bộ cơng nhân viên sẽ
kích thích tinh thần làm việc tốt hơn gắn bó với cơng ty hơn
- Tận dụng đối đa nguồn nhân sự để giảm thiểu chi phí tiền lương.


×