Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA, NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA ĐỘC QUYỀN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.54 KB, 28 trang )

lOMoARcPSD|9242611

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA,
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA ĐỘC QUYỀN
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 HIỆN NAY

Tiểu luận cuối kỳ
Mơn học: Kinh tế chính trị Mác - Lênin
MÃ SỐ LỚP HP: LLCT120205_14CLC
GVHD: GVC. TS. Đặng Thị Minh Tuấn
NHÓM THỰC HIỆN: Lâm bro và những người bạn
HỌC KỲ: 2 – NĂM HỌC: 2020-2021
TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 /NĂM 2021


lOMoARcPSD|9242611

2

(BÌA PHỤ)Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:

1. Lê Hoài Lâm


-

20161220

2. Trần Quang Khải

-

20142116

3. Nguyễn Minh Tú

-

20116039

4. Mai Thanh Phú

-

20146144

5. Đào Hữu Phúc

-

20145577

ĐIỂM:


NHẬN XÉT CỦA GV:

GV ký tên


lOMoARcPSD|9242611

1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài..................................................................................2
3. Phương pháp thực hiện đề tài......................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA.....................................4
1. Nội dung về độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường....................................4
1.1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền..................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về chủ nghĩa tư bản độc quyền..........................................................4
1.1.2. Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền..................................4
1.1.3. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền.......................5
1.2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước..................................................................6
1.2.1 : Khái niệm về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.........................................6
1.2.2 : Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.......................7
1.2.3. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.................9
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
NHÀ NƯỚC VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI................................................................................11
2. Những vấn đề phát triển chủ nghĩa tư bản hiện nay và ý nghĩa nghiên cứu...............11
2.1 Những điều tiết của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước..................................11

2.1.1 : Biểu hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong cách mạng 4.0............11
2.1.2. Đóng góp, hạn chế và xu hướnng vận động của chủ nghĩa tư bản....................13
2.2. Ý nghĩa của nghiên cứu đề tài.............................................................................16
2.2.1. Ý nghĩa về mặt lí luận......................................................................................16
2.2.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn..................................................................................17
KẾT LUẬN......................................................................................................................17
Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................................18
Phụ lục.............................................................................................................................. 19


lOMoARcPSD|9242611

2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng lần thứ IV – cuộc cách mạng
4.0, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học – kỹ thuật – công nghệ của nền sản xuất hiện đại đã thúc đẩy kinh tế thế giới tăng
trưởng mạnh mẽ. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thế giới gắn liền với sự phát triển của các
nước chủ nghĩa tư bản phương Tây cũng như trên toàn thế giới đã đưa loài người tiến lên
một nấc thang mới của việc vận động và phát triển. Ra đời từ thế kỉ XVII cho tới nay, chủ
nghĩa tư bản đã đem nền kinh tế thế giới lên một tầm cao mới song cũng bộc lộ nhiều mâu
thuẫn, hạn chế trong sản xuất quản lí – tổ chức cũng như phân phối sản phẩm vì thế chủ
nghĩa tư bản đã phát triển lên thành chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước đã điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất để giải quyết mâu thuẫn và thích ứng với điều kiện kinh tế - chính trị thế
giới hiện nay. Vì vậy, nhóm “Lâm-bro và những người bạn” đã chọn: Lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin về độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa, những biểu hiện của độc quyền trong bối cảnh cách mạng 4.0 hiện

nay làm đề tài tiểu luận của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về
độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, những biểu hiện
của độc quyền trong bối cảnh cách mạng 4.0 hiện nay
Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về độc quyền và độc quyền nhà nước
trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa


lOMoARcPSD|9242611

3

Bản chất và biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước.( trong cách mạng 4.0)

3. Phương pháp thực hiện đề tài
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, chủ nghĩa duy vật lịch sử… với các phương pháp nghiên cứu như lịch sử - logic,
phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, so sánh đối chiếu, gắn lí luận với thực tiễn.


lOMoARcPSD|9242611

4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ
NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

1. Nội dung về độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường
1.1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
1.1.1. Khái niệm về chủ nghĩa tư bản độc quyền
Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổ
chức độc quyền. Lúc đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnh vực
của nền kinh tế. Hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền cũng chưa thật lớn.
Tuy nhiên, sau này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền đã được nhân lên nhanh chóng
và từng bước chiếm địa vị chi phối trong toàn nền kinh tế. Chủ nghĩa tư bản bước sang
giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các ngành,
các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự
phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, sự
phân hóa giữa các nhà tư bản chưa thực sự sâu sắc nên quy luật thống trị của thời kỳ này
là quy luật lợi nhuận bình qn, cịn trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật thống trị
là quy luật lợi nhuận độc quyền. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm
thay đổi được bản chất của chủ nghĩa tư bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng
chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư.
Theo Lênin "tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này,
khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền". Sự độc quyền hay sự
thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
1.1.2. Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền


lOMoARcPSD|9242611

5

Sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền thuộc các nguyên nhân sau. Một là,
sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, làm
xuất hiện những ngành sản xuất mới mà ngay từ đầu đã là những ngành có trình độ tích tụ

cao. Đó là những xí nghiệp lớn, địi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới. Hai là, cạnh
tranh tự do, một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mơ tích luỹ; mặt
khác, dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh
hơn thơn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy, xuất
hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành hay trong một số ngành
công nghiệp. Ba là, khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản;
một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thốt khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy q
trình tập trung sản xuất. Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ
thúc đẩy tập trung sản xuất. Bốn là, những xí nghiệp và cơng ty lớn có tiềm lực kinh tế
mạnh tiếp tục cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy
sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.

1.1.3. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền bao gồm các tổ
chức độc quyền, tư bản tài chính, xuất khẩu tư bản, sự phân chia thế giới của các nước đế
quốc…
Tổ chức độc quyền là liên minh giữa các nhà tư bản lớn, nắm trong tay phần lớn
hoặc toàn bộ sản phẩm của một ngành, từ đó có thể chi phối q trình sản xuất và lưu
thơng của ngành đó và đạt được lợi nhuận độc quyền cao. Có nhiều hình thức tổ chức độc
quyền có thể kể đến như Cartel - tổ chức độc quyền thỏa thuận với nhau về giá cả, quy
mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, nhưng việc sản xuất do mỗi thành viên trong liên minh
tự thực hiện. Thứ hai là Syndicat - thị trường tiêu thụ, sản lượng, giá cả được một ban
quản trị đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn do mỗi thành viên trong tổ chức độc quyền thực
hiện. Thứ ba là Trusts - thị trường, giá cả, sản lượng và cả việc sản xuất do một ban quản
trị đảm nhiệm, các nhà tư bản tham gia vào trở thành cổ đông và lợi nhuận theo tỷ lệ góp
vốn dựa trên kết quả kinh doanh của tổ chức độc quyền. Thứ tư là Consortium - là tổ


lOMoARcPSD|9242611


6

chức liên kết các nhà tư bản lớn và cả các hình thức trên với nhau, bao gồm các ngành
khác nhau nhưng đều có mối liên quan về kinh tế, kĩ thuật, có khả năng chi phối nền kinh
tế một nước. Thứ năm là Conglomerate – là hình thức tổ chức độc quyền to lớn nhất, liên
minh độc quyền quốc tế, hoạt động ở nhiều ngành, nhiều nước khác nhau và có khả năng
chi phối nền kinh tế tồn cầu.
Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa một số tổ chức độc quyền ngân
hàng và các tổ chức độc quyền trong công nghiệp thông qua mối quan hệ tương hỗ lẫn
nhau trong việc cho vay và nhận vốn trong dài hạn. Sự thống trị kinh tế của các tập đồn
tư bản tài chính dẫn đến tạo sự thống trị về chính trị và các mặt khác của xã hội tư bản và
sau đó chi phối hoạt động chính phủ.
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngồi nhằm mục đích thu lại giá trị
thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Có hai cách là phân theo
hình thức và phân theo chủ thể. Đầu tiên là phân theo hình thức, gồm hai phần là xuất
khẩu tư bản trực tiếp - đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp đầu tư, kinh doanh, và xuất
khẩu tư bản gián tiếp - thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu. Tiếp theo là phân theo chủ
thể, bao gồm xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân.
Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các nước đế quốc là sự phân chia thế giới về
kinh tế được tăng cường bởi sự phia chia thế giới về lãnh thổ trong cuộc cạnh tranh gay
gắt tìm kiếm các nguồn nguyên liệu khi CNTB phát triển ngày càng cao và tài nguyên
ngày càng khan hiếm.

1.2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
1.2.1 : Khái niệm về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là chủ nghĩa tư bản độc quyền có sự điều
tiết, can thiệp của nhà nước về kinh tế, là phương thức kết hợp giữa sức mạnh
của tư bản độc quyền với sức mạnh kinh tế của nhà nước. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước là một nấc thang phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền.



lOMoARcPSD|9242611

7

1.2.2 : Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thuộc các nguyên nhân
sau. Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mơ của nền kinh tế ngày
càng lớn, tính chất xã hội hóa của nền kinh tế ngày càng cao địi hỏi có sự điều tiết xã hội
đối với sản xuất và phân phối, một kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nhà nước
phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết nền kinh tế như các cơng cụ về tài
chính – tiền tệ, kế hoạch hóa, phát triển các xí nghiệp quốc doanh… Hai là, sự phát triển
của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền
tư bản tư nhân không thể kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất
là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên
cứu khoa học cơ bản… Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành
đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác. Ba là, sự
thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp
vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải giải quyết những mâu thuẫn đó bằng các
hình thức khác nhau như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc
lợi xã hội…Bốn là, sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức
độc quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa và
nhỏ…trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước bằng các hình thức khác
nhau như nghiêm cấm một số hình thức độc quyền, ra luật chống độc quyền để hạn chế sự
chi phối hay quy mô của các độc quyền, hạn chế sự lũng đoạn nền kinh tế của các tổ chức
độc quyền. Năm là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các
liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích
với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó địi hỏi phải có sự điều tiết các quan
hệ chính trị và kinh tế quốc tế của nhà nước.
Về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của

các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và
thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và
can thiệp vào các q trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền về cứu


lOMoARcPSD|9242611

8

nguy cho chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát
triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Nó là sự thống nhất của ba
q trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò
can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh kinh tế của độc quyền tư nhân với
sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc
vào các tổ chức độc quyền. V.I.Lênin chỉ ra rằng: "Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng
lưới dày đặc những quan hệ lệ thuộc để bao trùm hết thảy các thiết chế kinh tế và chinh
trị,... đó là biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy". Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nó cũng là chủ
sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê như một
nhà tư bản thông thường. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ: ngồi chức năng chính trị và
các công cụ trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù.... Ph.Ăngghen cũng cho rằng:
nhà nước đó vẫn là nhà nước của các nhà tư bản, là nhà tư bản tập thể lý tưởng và nhà
nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại
càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu. Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ khơng phải là mội chính sách
trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản.
Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nó thống
trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trị kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với
xã hội đó. Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực và theo
lối cưỡng bức siêu kinh tế. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước

tư sản ở bên trên, bên ngồi q trình kinh tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc
điều tiết bằng thuế và pháp luật. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền,
vai trị của nhà nước tư sản dần dần có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất
xã hội bằng thuế, luật pháp mà cịn có vai trị tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu
vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của
quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, lưu thơng, tiêu dùng. Chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước là một hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa


lOMoARcPSD|9242611

9

nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều
kiện lịch sử mới.

1.2.3. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng vốn
công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của ngân hàng và cơng nghiệp với
chính phủ: "Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng, hôm nay là chủ ngân
hàng, ngày mai làm bộ trưởng" là sự chi phối, tương tác giữa nhà nước và các tổ chức
độc quyền. Gồm có ba biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là Sự
kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước, sự hình thành và phát triển sở
hữu tư bản độc quyền nhà nước, sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.
Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước được thực hiện
thông qua các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau, thí dụ: Liên đồn cơng
nghiệp Italia, Tổ chức liên hợp cơng nghiệp Đức...Các hội chủ xí nghiệp này trở thành lực
lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các
hội chủ này hoạt động như là các cơ quan tham mưu cho nhà nước, chi phối đường lối
kinh tế, đường lối chính trị của nhà nước tư sản nhằm "lái" hoạt động của nhà nước theo

hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độc quyền. Vai trò của các hội lớn đến mức mà dư luận
thế giới đã gọi chúng là những chính phủ đằng sau chính phủ, một quyền lực thực tế đằng
sau quyền lực của chính quyền. Thơng qua các hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ
chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau; Mặt khác,
các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc
quyền, giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những
người đỡ đầu các tổ chức độc quyền. Sự thâm nhập lẫn nhau này còn gọi là sự kết hợp đã
tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà
nước từ trung ương đến địa phương.
Sở hữu tư bản độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độc
quyền có nhiệm vụ ủnng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn


lOMoARcPSD|9242611

10

tại của chủ nghĩa tư bản. Nó biểu hiện khơng những ở chỗ sở hữu nhà nước tăng lên mà
còn ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân, hai
loại sơ hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tổng tư bản xã hội. Sở hữu
nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần cho hoạt động của bộ
máy nhà nước, mà gồm cả những xí nghiệp nhà nước trong cơng nghiệp và trong các lĩnh
vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: giao thông vận tải, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã
hội,... trong đó ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất. Sở hữu nhà nước được
hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: xây dựng xí nghiệp nhà nước bằng vốn của
ngân sách; quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại: nhà nước mua cổ phần
của các xí nghiệp tư nhân; mở rộng xí nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các xí
nghiệp tư nhân...Sở hữu tư bản độc quyền nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng
như là mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản. Điều này liên quan đến những ngành sản xuất cũ không đứng vững

được trong cạnh tranh và có nguy cơ thua lỗ, cũng như các ngành cơng nghiệp mới nhất
địi hỏi vốn đầu tư lớn và trình độ nghiên cứu khoa học, thiết kế và thử nghiệm cao được
nhà nước đầu tư phát triển. Chức năng thứ hai là giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền
từ những ngành ít lãi để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn, làm chỗ dựa
về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số q trình kinh tế phục vụ lợi ích của
tầng lớp tư bản độc quyền. Sở hữu nhà nước phản ánh xuyên tạc bản chát của chế độ sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Vì nó biểu hiện ra như "có tính xã hội". Song trong thực tế
nó không vượt được khuôn khổ của sở hữu tư bản chủ nghĩa, vì trong các xí nghiệp nhà
nước, cơng nhân vẫn là người lao động làm thuê. Các xí nghiệp nhà nước được sử dụng
như những công cụ chủ yếu phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền.
Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là một trong những hình thức biểu hiện
quan trọng của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự tham gia của nhà nước tư sản
vào việc điều tiết q trình kinh tế. V.I.Lênin viết: "Sự tập trung hóa và quốc tế hóa của tư
bản ngày càng có quy mô rất lớn. Chủ nghĩa tư bản độc quyền biến thành chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước; do tình thế thúc bách nên trong nhiều nuớc đã phải thi hành việc
điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối". Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ


lOMoARcPSD|9242611

11

thống chính sách, cơng cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, tồn bộ q trình tái sản xuất xã hội theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độc
quyền. V.I.Lênin đã nói về sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản Đức thời kỳ đầu thế kỷ
XX như sau. "ở Đức, người ta đạt tới chỗ là việc lãnh đạo sinh hoạt kinh tế của 66 triệu
người là từ một trung tâm; việc tổ chức nền kinh tế quốc dân của 66 triệu người là do một
trung tâm, làm cho tuyệt đại đa số nhân dân phải chịu những hy sinh lớn nhất để cho
"30.000 phần tử thuộc tầng lớp trên" có thể bỏ túi hàng tỷ lợi nhuận chiến tranh và khiến
hàng triệu người bị đưa vào lị sát sinh vì lợi ích của những đại biểu "thượng lưu và ưu tú"

trong dân tộc". Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản là sự thể hiện rõ nét nhất sự
điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Chúng bao gồm nhiều lĩnh vực như: chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm
phát: chính sách tăng trưởng kinh tế, chính sách xã hội, chính sách kinh tế đối ngoại. Các
công cụ chủ yếu nhà nước tư sản dùng để điều tiết kinh tế và thực hiện các chính sách
kinh tế là ngân sách, thuế, hệ thống liền tệ - tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế
hoạch hóa hay chương trình hóa kinh tế và các cơng cụ hành chính - pháp lý.

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC
QUYỀN NHÀ NƯỚC VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
2. Những vấn đề phát triển chủ nghĩa tư bản hiện nay và ý nghĩa nghiên cứu
2.1 Những điều tiết của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
2.1.1 : Biểu hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong cách mạng 4.0
Sự phát triển mạnh mẽ về lực lượng sản xuất, từ cách mạng công nghệ thông
tin và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, trở
thành ngành lớn nhất và ngành tăng trưởng nhanh, nhất là vào nửa cuối thập kỷ 90 của thế
kỷ XX. Cùng với sự lan rộng trên toàn cầu của các ngành công nghệ cao mới khác như
sinh học, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, hàng không vũ trụ... Sự tiến bộ và những
bước đột phá của khoa học kỹ thuật đã mở ra không gian rộng lớn mới cho sự phát triển
của sức sản xuất. Thứ hai là giáo dục - đào tạo được tăng cường làm cho tố chất công

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

12

nhân được nâng cao, từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc nâng cao năng suất lao động
và sức cạnh tranh.

Nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, từ cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra 200 năm trước, thúc đẩy chủ nghĩa tư
bản chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, cách mạng công nghệ
thông tin hiện nay đang thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chuyển từ kinh tế công
nghiệp sang kinh tế tri thức. Trong kinh tế tri thức, vai trò của tri thức (và kỹ thuật) đã cao
hơn các yếu tố như nguồn tài nguyên tự nhiên và vốn, trở thành yếu tố sản xuất quan
trọng nhất. Vận hành của kinh tế tri thức chủ yếu khơng cịn do người lao động cơ bắp
thao tác máy móc mà chủ yếu do những người lao động trí óc trong các ngành thiết kế,
nghiên cứu phát triển cũng như truyền bá tri thức thúc đẩy. Cùng với sự chuyển đổi loại
hình kinh tế, kết cấu ngành nghề của chủ nghĩa tư bản cùng được điều chỉnh và nâng cấp
hơn, chuyển sang dịch vụ hóa và cơng nghệ cao hóa. Điều này thể hiện ở chỗ: trong ba
ngành nghề lớn, vị trí của nơng nghiệp hạ thấp vị trí của dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch
vụ có liên quan đến công nghệ mới được tăng lên.
Cơ chế quản lý kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn,
trong điều kiện mới của cách mạng khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức, thể chế quản lý
kinh doanh trong nội bộ các doanh nghiệp đã thực hiện các bước điều chỉnh và cải cách
lớn. Thứ nhất, doanh nghiệp cải cách cơ chế quản lý, thiết lập cơ cấu tổ chức hàng ngang
và mạng lưới. Phương hướng cải cách là xóa bỏ hệ thống kiểu kim tự tháp truyền thống
như tập trung quá lớn quyền lực, đa tầng thứ và theo chiều dọc, thay thế bằng hệ thống
kiểu mạng lưới phân quyền, ít tầng thứ và theo chiều ngang nhằm giảm bớt khâu trung
gian, thông tin thuận lợi, đơn giản trình tự quyết sách, phát huy đầy đủ tính chủ động và
trách nhiệm của tồn thể cơng nhân nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Thứ hai, dùng công
nghệ cao cải cách cơ chế quản lý sản xuất. Để thích ứng với những thay đổi từ thể chế sản
xuất theo "đơn đặt hàng", doanh nghiệp thiết lập hệ thống sản xuất linh hoạt, hệ thống sản
xuất bằng máy tính, chế độ cung cấp thích hợp và cơ chế phát triển theo nhu cầu. Thứ ba,
thực hiện cải cách quản lý lao động lấy con người làm gốc, yêu cầu đối với công nhân chủ

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

13

yếu không phải là điều kiện thế lực mà là phải có kỹ năng và tri thức cao hơn để họ phát
huy tính chủ động và tính sáng tạo, từ đó nâng cao năng suất lao động và tăng cường thế
cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ tư, thay đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp xuất hiện
xu thế hai loại hình lớn hóa và nhỏ hóa cùng hỗ trợ nhau tồn tại. Các doanh nghiệp lớn đã
không ngừng mở rộng ưu thế về quy mô, tăng cường sức mạnh thị trường của công ty.
Đồng thời, các doanh nghiệp nhỏ linh hoạt hơn, có tinh thần sáng tạo hơn cũng được phát
triển mạnh mẽ, làm cho kinh tế tư bản chủ nghĩa có sức sống và hiệu quả cao.
Tăng cường vai trị điều tiết vĩ mơ của nhà nước. Vai trị của nhà nước rất quan
trọng trong việc điều tiết đến sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Thứ
nhất, kịp thời điều chỉnh chiến lược tổng thể phát triển kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh
tranh tổng thể của quốc gia. Thứ hai, sự lựa chọn chính sách thực dụng, trên thực tế là sự
dung hịa quan niệm giá trị truyền thống và chủ trương chính trị của chủ nghĩa tự do với
một số biện pháp của chủ nghĩa bá thủ mới, đóng vai trị tích cực cho việc xoa dịu những
mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản hiện nay. Thứ ba, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế
khác nhau của từng thời kỳ, vận dụng linh hoạt chính sách tài chính và chính sách tiền tệ,
kịp thời điều chỉnh mâu thuẫn cung cầu trong xã hội và mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã
hội khác nhau.

2.1.2. Đóng góp, hạn chế và xu hướnng vận động của chủ nghĩa tư bản
Sự đóng góp khơng thể phủ nhận của chủ nghĩa tư bản, một là sự ra đời của
chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường trung cổ" của xã hội phong
kiến; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế
hàng hóa tư bản chủ nghĩa; chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại, tạo ra một
khối lượng của cải vật chất lớn. Hai là, phát triển lực lượng sản xuất. Quá trình phát triển
của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ
thuật và cơng nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ và ngày nay các

nước tư bản chủ nghĩa cũng đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất
của nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và cơng

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

14

nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và cơng nghệ là q trình giải phóng
sức lao động. Ba là, thực hiện xã hội hóa sản xuất. Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản
xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là
q trình xã hội hóa sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát trển của phân cơng
lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chun mơn hóa sản xuất và hợp
tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày
càng chặt chẽ,... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ
thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội. Đồng thời mở
rộng phân công lao động và hợp tác quốc tế, thúc đẩy tồn cầu hóa và quốc tế hóa kinh tế.
Bốn là, nâng cao trình độ quản lý, hình thành tác phong lao động công nghiệp. Thông qua
cuộc cách mạng công nghiệp, CNTB đã tổ chức lao động theo kiểu cơng xưởng, do đó đã
xây dựng được tác phong cơng nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nền nếp, thói
quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến. Năm là, thiết lập nền dân
chủ tư sản. CNTB đã thiết lập nên nền dân chủ tư sản, nền dân chủ này tuy chưa phải là
hoàn hảo, song vẫn tiến bộ hơn rất nhiều so với thể chế chính trị trong các xã hội phong
kiến, nơ lệ, mở đường cho sự phát triển của chế độ xã hội mới tự do, dân chủ, văn minh.
Tóm lại, chủ nghĩa tư bản ngày nay với những thành tựu và đóng góp của nó đối với sự
phát triển của nền sản xuất xã hội, là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự
ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Dĩ nhiên, cuộc

cách mạng xã hội sẽ diễn ra bằng phương pháp nào - hịa bình hay bạo lực, điều đó hồn
tồn tùy thuộc vào những hồn cảnh lịch sử cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế
chung từng thời điểm.
Song song với những đóng góp thì chủ nghĩa tư bản cũng tồn tại nhiều hạn chế.
Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản gắn liền với quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư
bản. Thực chất đó là q trình tích lũy tiền tệ nhờ vào những biện pháp tước đoạt đối với
những người sản xuất hàng hóa nhỏ và nơng dân tự do; nhờ vào hoạt động bn bán, trao
đổi khơng ngang giá qua đó mà thực hiện bóc lột, nơ dịch đối với những nước lạc hậu. Đó
là một vết bùn nhơ và được sử sách ghi lại bằng những trang dẫm máu và không bao giờ

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

15

phai. Thứ hai, sự bóc lột lao động. Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản
là quan hệ bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê. Mặc dù so với các hình
thức bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử, bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng đã là một sự tiến
bộ, song chừng nào chủ nghĩa tư bản cịn tại thì chừng đó quan hệ bóc lột cịn tồn tại và
sự bất bình đẳng, phân hóa xã hội là điều không tránh khỏi. Thứ ba, mâu thuẫn gay gắt
giữa các nước tư bản đã dẫn đến những cuộc chiến tranh thế giới và xung đột ở các khu
vực. Các cuộc chiến tranh này với mục đích giành thị trường, thuộc địa và khu vực ảnh
hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng nề: hang triệu người vô tội đã bị giết
hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới bị kéo lùi lại
hang chục năm. Ngày nay cũng chính chủ nghĩa tư bản là thủ phạm châm ngòi nổ giữa
các quốc gia, mặc dù nhìn bề ngồi thì tưởng chừng những xung đột đó chỉ đơn thuần bắt
nguồn từ những lý do sắc tộc, tơn giáo hay nhân quyền. Chi phí qn sự của chủ nghĩa tư
bản hiện nay rất lớn. Thứ tư, chủ nghĩa tư bản phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo

ra hố ngăn cách giữa các nước giàu và nước nghèo trên thế giới (thế kỷ 18 là 2,5 lần, hiện
nay là 250 lần). Trong những năm 80 của thế kỷ 20, thế giới thứ ba trì trệ, suy thối. Điều
này cũng đã được ngân hàng thế giới khẳng định: ở Châu Phi, Mỹ La Tinh,… hàng trăm
triệu người đã nhận thấy, đi cùng với tăng trưởng là sự suy tàn về kinh tế, phát triển
nhường chỗ cho suy thoái: ở một vài nước Mỹ La Tinh, GDP theo đầu người hiện nay
thấp hơn 10 năm trước đây. Ở nhiều nước Châu Phi, nó cịn thấp hơn cách đây 20 năm.
“…. Trong khi đó mức sống ở các vùng khác tiếp tục tăng lên, đó là điều hồn tồn khơng
thể chấp nhận được”. Các cường quốc tư bản độc quyền hàng mấy thế kỷ nay đã tăng
cường vơ vét tài ngun, bóc lột cơng nhân các nước nghèo và tìm cách khống chế họ
trong vòng phụ thuộc thong qua con đường xuất khẩu tư bản, viện trợ, cho vay… kết quả
là các nước nghèo không những bị cạn kiệt về tài ngun mà cịn mắc nợ khơng trả được,
điển hình là các quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Thứ năm, những mâu thuẫn và
hạn chế ngay trong lịng các nước tư bản, như giữa các tập đồn tư bản lớn và các nhà sản
xuất nhỏ, mẫu thuẫn giữa tư bản với lao động, mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản với các
tầng lớp nhân dân, tội phạm và các tệ nạn xã hội tăng, mất cân bằng về môi trường sinh
thái, khủng hoảng kinh tế. Chủ nghĩa tư bản cũng đứng trước giới hạn mà nó không thể

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

16

vượt qua: Giới hạn đó bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản đó là : Mâu
thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có
sự điều chỉnh nhất định trong những hình thức quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối
nhưng vẫn không thể khắc phục được mâu thuẫn này.
Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển, xu hướng vận động nó phát triển theo tính

chất và trình độ xã hội của lực lượng sản xuất ngày càng cao thì quan hệ sở hữu tư nhân
tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày
càng lớn lên của nó. Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có điều chỉnh nhất định trong
quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối. Ở một chừng mực nhất định, sự điều chỉnh đó đã
làm giảm mức độ gay gắt của mâu thuẫn này. Song tất cả những điều chỉnh ấy vẫn không
vượt qua khn khổ của tư nhân tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, mâu thuẫn vẫn không bị thủ
tiêu. Đến một chừng mực nhất định, quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị phá vỡ
thay vào đó là là một quan hệ sở hữu mới – sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập
để dáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thủ tiêu và một phương thức sản xuất mới – phương
thức sản xuất cộng hòa chủ nghĩa sẽ ra đời và phủ định phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.

2.2. Ý nghĩa của nghiên cứu đề tài
2.2.1. Ý nghĩa về mặt lí luận
Về mặt lí luận, bao gồm những nguyên nhân chuyển biến xã hội từ giai đoạn thấp
đến cao là những cạnh tranh theo khn khổ được cho phép, với những lợi ích giúp thúc
đẩy quá trình phát triển kinh tế. Cạnh tranh thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung làm
xuất hiện những doanh nghiệp có qui mơ lớn. Cạnh tranh dẫn đến q trình thơn tính, sáp
nhập các doanh nghiệp nhỏ. Cạnh tranh dẫn đến sự thỏa hiệp giữa các doanh nghiệp lớn
để hình thành các doanh nghiệp khổng lồ về qui mơ, tín dụng phát triển thúc đẩy việc

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

17

hình thành các cơng ty cổ phần với qui mơ rất lớn, Sản xuất phát triển làm xuất hiện

những ngành nghề mới cần có vốn đầu tư lớn. Trong đó nhà nước đóng vài trị là nhà điều
tiết, vừa là chủ sở hữu, vừa là tư bản xã hội và nhà quản lý xã hội. Thực hiện điều tiết
kinh tế vĩ mô bên cạnh các qui luật của thị trường.

2.2.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Các nước không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa nhưng có thể học tập những
ưu điểm của CNTB về phát triển lực lượng sản xuất và tăng cường vai trò của Nhà nước
trong điều tiết nền kinh tế.

KẾT LUẬN
Có thể nói, chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước là bước phát triển cao
hơn của chủ nghĩa tư bản, để có thể tồn tại trước những thay đổi của điều kiện sản xuất
mới. Những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản
của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng
sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa tư
bản càng phát triển thì xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất dựa trên sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng kìm hãm sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Chủ nghĩa tư bản đã thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh cả về mặt sở
hữu, quản lý và phân phối để hạn chế mâu thuẫn trên nhưng về cơ bản không thủ tiêu
được mâu thuẫn này. Sự điều chỉnh ấy vẫn không vượt qua khỏi khuôn khổ của sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa.
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản đô ̣c quyền nhà nước từ lý luâ ̣n của V.I.Lenin cho đến
những biểu hiê ̣n mới được câ ̣p nhâ ̣t nêu trên tạo cơ sở để hiểu rõ hơn về vấn đề nô ̣i dung
cơ bản của thời đại ngày nay, đồng thời có thể vận dụng những lý luận này để học hỏi
những ưu điểm của chủ nghĩa tư bản và áp dụng vào thực tiễn.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


18

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê nin (dành cho sinh viên khối ngành khơng chun
chính trị), năm 2019, Nxb. Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr.80- tr105.
2. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa học Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: (2004), Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lenin, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
3. Tham khảo Internet:
Nguyễn Văn Thạo (Phó Chủ tịch hội đồng lý luận trung ương), “Bản chất, đặc
điểm, xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại”, trang thông tin điện tử Hội
đồng Lý luận Trung ương. Ngày truy cập 31/5/2021.
Nguồn link:

/>
dong-cua-chu-nghia-tu-ban-hien-dai.html
Luật sư Phạm Kim Oanh (Phó cục sở hữu trí tuệ TP.HCM), “Độc quyền là gì?”,
Luật Hồng Phi. Ngày truy cập 31/5/2021.
Nguồn link: />fbclid=IwAR1IljWuWwEdmq1D3ssgWzgQvdW_v2Brhg2q02U2svGklTjJuWBNHGdENQ

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

19

Phụ lục
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. THÀNH VIÊN THỰC HIỆN DỰ ÁN:
Lê Hồi Lâm - Trưởng nhóm
Trần Quang Khải - Thư ký
Nguyễn Minh Tú
Mai Thanh Phú
Đào Hữu Phúc
2. TRÌNH TỰ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN:
1. Phân công nhiệm vụ:
2. Tìm tài liệu:
3. Xử lí tài liệu:
4. Hồn thành nội dung tiểu luận:
5. Đánh máy các tài liệu đã xử lí:
6. Chỉnh sửa lỗi chính tả, định dạng word và ppt:
7. Đọc lại và chỉnh sửa nội dung:
8. Hoàn thành, in tiểu luận, nộp trên trang:
3. GHI CHÚ:
- Trong q trình làm việc có thể linh hoạt nhiệm vụ cho nhau.
- Nhóm trưởng giám sát tiến độ và nhắc nhở.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

20

- Trọng tâm là nội dung của tiểu luận phải có chất lượng, cần chỉnh sửa và hội ý nhiều lần.
- Về phần trình bày thì cả nhóm đều có phần, khi đó nhóm trưởng sẽ phân cơng cụ thể tùy
vào tình hình thực tế.
- Trên đây chỉ là kế hoạch dự kiến của nhóm và có thể thay đổi theo tình hình thực tế.


Bảng phân cơng chi tiết:
Thời

Tên

gian

Lê Hồi Lâm
Tuần 9,
10

Trần Quang
Khải
Mai Thanh Phú
Nguyễn Minh

Đào Hữu Phúc
Trần Quang

Tuần 11,
12

Tuần 13,
14, 15

Khải
Nguyễn Minh

Trần Quang

Khải
Mai Thanh Phú
Lê Hoài Lâm
Trần Quang
Khải
Mai Thanh Phú
Đào Hữu Phúc
Nguyễn Minh

Công việc
Làm nội dung đề cương tuần 9, 10, trình
bày nội dung

Tiến độ
Hồn thành

Làm nội dung đề cương tuần 9, 10

Hồn thành

Tìm tài liệu tham khảo tuần 9, 10

Hồn thành

Làm pp thuyết trình tuần 9, 10

Hồn thành

Làm pp tuần 11, 12, trình bày nội dung
tài liệu tham khảo.


Hồn thành

Tìm tài liệu tham khảo tuần 11, 12

Hồn thành

Lấy ý kiến phỏng vấn

Hoàn thành

Tổng hợp, xử lý nội dung ý kiến phỏng

Hoàn thành

vấn
Chuẩn bị nội dung phỏng vấn
Báo cáo

Hoàn thành
Hoàn thành

Chuẩn bị nội dung trên giấy

Hoàn thành

Chuẩn bị nội dung trên giấy
Làm poster, kiểm tra nội dung lần cuối
Làm powerpoint


Hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành



Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

21

Lê Hồi Lâm

Báo cáo kết quả thực hiện, thuyết trình
và giải đáp thắc mắc

Nhận xét và ý kiến của 5 nhóm khác trong lớp:

Downloaded by tran quang ()

Hồn thành


lOMoARcPSD|9242611

22

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

23

Downloaded by tran quang ()


×