Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỀ TÀI: Lý Thuyết Diễn Ngôn (Discourse)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.01 KB, 28 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HĨA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC: TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
ĐỀ TÀI: Lý Thuyết Diễn Ngôn (Discourse)
Giảng viên: TS. Phan Văn Kiền
Lớp

: TT47A1

Nhóm thực hiện: Đinh Hồng Tùng- TT47A1-0511
Nguyễn Ngọc Hồng Hà- TT47A1-0547
Nguyễn Đức Lân- TT47A1-0562
Hoàng Xuân Bách- TT47A1- 0542

Hà Nội-2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………………………………………..2
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………3
NỘI DUNG………………………………………………………………………….4
I. Lược sử ra đời và phát triển…………………………………………………...4
II. Nội dung và đặc điểm chính của lý thuyết diễn ngôn…………………………7
1. Khái niệm diễn ngôn……………………………………………………….7
2. Các quan điểm tiếp cận về diễn ngơn……………………………………….8
3. Những khía cạnh của diễn ngôn……………………………………………14
III. Ứng dụng trong nghiên cứu truyền thông…………………………………….19
1. Khái quát về diễn ngôn truyền thông………………………………………20
2. Những hướng tiếp cận diễn ngôn truyền thông…………………………… 21


KẾT LUẬN………………………………………………………………………...28

2


MỞ ĐẦU
Thực tế cho thấy rằng diễn ngôn không chỉ là một sự kiện ngôn ngữ đơn thuần chủ
yếu được quan tâm về mặt nội tại tính và cấu trúc tính, mà cịn là sự kiện xã hội nên cần
được nghiên cứu trong mối quan hệ với các sự kiện, các thiết chế khác, đặc biệt với phối
cảnh xã hội- văn hóa trong đó nó được dung chứa và chi phối1. Chính vì thế, nhiều cơng
trình nghiên cứu đã chú ý phân tích, nghiên cứu, mổ xẻ diễn ngơn qua rất nhiều các lý
thuyết nghiên cứu - ứng dụng từ tu từ học, triết học, ngơn ngữ học, phê bình văn học đến
xã hội học. Trên cơ sở đó, các lý thuyết diễn ngôn hiện đại bắt đầu ra đời, sự xuất hiện
của các lý thuyết này về căn bản đã thay đổi quan niệm, cách tiếp cận, nghiên cứu về
ngôn ngữ và các vấn đề xã hội khác2. Từ đó, chúng phát triển mạnh mẽ và dần trở thành
phương pháp nghiên cứu phổ biến trong nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, đồng
thời cũng được áp dụng để đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội,
trong đó khơng thể khơng kể đến truyền thông. Với tầm quan trọng như vậy, bài luận
dưới đây sẽ xây dựng phương pháp nghiên cứu diễn ngơn một cách cẩn thận, mạch lạc
qua tiến trình lịch sử và phát triển, các hệ thống khái niệm, cấu trúc và làm rõ ứng dụng
của lý thuyết diễn ngôn trong nghiên cứu truyền thông - một lĩnh vực quan trọng trong
đời sống xã hội.

1

Nguyễn Đình Minh Kh, Cơng trình: “Nghiên cứu tiếp nhận văn học từ lý thuyết diễn ngôn của Michel Foucault và trường hợp
tiếp nhận- tái sáng tạo lại truyện cổ “truyện cổ viết lại” và “Gót Thị Mầu, đầu Châu Long”, 2017,Tr10.
2

TS. Trần Thị Ngọc Anh, Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn và định hướng trong nghiên cứu văn học, Nghiên cứu

văn học số 7 – 2016, tr.103

3


NỘI DUNG
I.

Lược sử ra đời và phát triển của lý thuyết diễn ngôn

Thuật ngữ diễn ngôn thực chất đã xuất hiện từ rất sớm từ thời kỳ phồn thịnh của thành bang
Hy Lạp-La Mã cổ đại dưới vỏ ngữ âm “discursus”3. “Discursus” có mặt trên nhiều văn bản diễn
thuyết và đối thoại triết học thời kỳ này, mà “Gorgias” của Plato- tác phẩm về cuộc đối thoại giữa
hai triết gia Socrates và Gorgias - là một ví dụ điển hình, cả hai đã luận bàn vô cùng sôi nổi về nội
hàm của khái niệm “discursus”. Nhìn chung, tương tự như nhiều khái niệm khác như: mỹ học, văn
học, triết học…… xuất hiện trong thời kỳ Hy Lạp- La Mã cổ đại, “discursus” ít nhiều liên quan đến
vấn đề tu từ và thường được dùng với ý nghĩa lời nói, thuật hùng biện, văn bản diễn thuyết hay
“những phương tiện thuyết phục về mặt xã hội và chính trị”4.
Tuy vậy, trong suốt các thế kỷ sau đó (đến gần cuối thế kỷ XV), hầu như không chứng kiến
nào sự biến chuyển của khái niệm này. Thời gian này, diễn ngôn xuất hiện trong nhiều văn bản và
văn cảnh khác nhau nhưng cùng được dùng với ý nghĩa lời nói hay bài phát biểu, luận thuyết (với
tư cách một thể loại văn học), ví dụ như sự xuất hiện của từ “discourse” với ý nghĩa lời nói trong
“Paradise Lost” của John Milton, cách giải nghĩa từ “discours” của Godefroy trong “Dictionairre
de l'Ancienne Langue Franỗaise et de Tous Ses Dialectes du IXe au XVe siècle” ,hay việc Niccolo
Machiavelli đã đặt tên cho tác phẩm của mình là “Discourse Upon The First Ten Books of Titus
Livy”5.
Kể từ khoảng thế kỷ XVII trở đi, khái niệm diễn ngôn bắt đầu được quan tâm và chú ý nhiều
hơn và thường xuyên được mở rộng về biên độ nghĩa. Ví dụ như trong thời kỳ bắt đầu của chữ La
tinh, diễn ngơn chính trị đã được nhắc đến trong tác phẩm “Discursus Politicus de Societatis
Civilis Primis Elementis” (1677) của tác giả Johannes Gotthard von Bockel. Hay Thomas Hobbesnhà triết học chính trị nổi tiếng ở Anh đầu thế kỷ thứ XVII đã có cách dùng thuật ngữ “discourse”

rất khác biệt trong quyển sách về chính quyền và đạo đức học nổi tiếng mang tên Leviathan, cụ thể
là ở chương thứ III mang tên Of the Consequences or Train of Imagination (Tạm dịch:Về những hệ
lụy hay dòng tưởng tượng), Thomas Hobbes đã nhắc đến khái niệm mental discourse như “dòng
chảy liên tục từ suy tư này sang suy tư khác” và nhấn mạnh tính chất đối trọng để phân biệt
“discourse” bằng lời của thuật ngữ này6.
3

Nguyễn Đình Minh Kh, Cơng trình: “Nghiên cứu tiếp nhận văn học từ lý thuyết diễn ngôn của Michel Foucault và trường hợp
tiếp nhận- tái sáng tạo lại truyện cổ “truyện cổ viết lại” và “Gót Thị Mầu, đầu Châu Long”, 2017,Tr10.
4

Free- Alexandra Haase,“The History of Discourse as Literary History”,Tr2,3,4. Nguyễn Đình Minh Khuê dịch
Free- Alexandra Haase,“The History of Discourse as Literary History”,Tr4,5. Nguyễn Đình Minh Khuê dịch
6
Free- Alexandra Haase,“The History of Discourse as Literary History”, Tr5,6. Nguyễn Đình Minh Khuê dịch.
5

4


Đến thế kỉ XIX, diễn ngôn quay trở về với xuất phát điểm tu từ học, mà một trong những
người đã hệ thống hóa nội hàm của diễn ngơn theo định hướng này là Theodore W. Hunt- một vị
giảng sư tại đại học Princeton, Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Trong cơng trình
của ơng “The principles of Written Discourse”, ông nhấn mạnh sự xuất hiện từ rất sớm của khái
niệm diễn ngôn với tư cách là một thuật ngữ tu từ và lý giải lý do tại sao trong suốt một thời gian
dài, nét nghĩa này của diễn ngôn lại giảm sút độ phổ biến. Bên cạnh đó, Hunt cịn chỉ ra những tính
chất cơ bản của diễn ngôn như: bao gồm cả thơ ca và văn xi, diễn thuyết nói lẫn luận văn viết, là
sự dung hòa nghệ thuật và khoa học, là sự thể hiện của tư duy7.
Các quan niệm về diễn ngôn từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX đủ để cho thấy sự đa dạng, chồng
chéo của các cách tiếp cận đối với khái niệm này. Tuy nhiên, mức độ nhập nhằng, phức tạp ấy còn

tăng lên gấp nhiều lần nếu tiến hành hệ thống hóa các cách hiểu, do đó,các lý thuyết về diễn ngơn
hiện đại đã được tạo ra và vận dụng trong khoảng từ đầu thế kỷ XX trở lại đây8. Sự thâm nhập
mạnh mẽ của phân tích – diễn ngơn vào khoa học nhân văn và chính trị – xã hội học khơng thể
khơng dẫn tới sự bùng nổ dữ dội của các lý thuyết diễn ngơn khác nhau, nền móng của những lí
thuyết này là các quan niệm về thế giới và phương pháp luận cụ thể trong việc giải thích bản thân
khái niệm diễn ngôn, là những truyền thống nghiên cứu khác nhau, là phương thức giải thích và mơ
tả các thực tiễn diễn ngôn cùng cấu trúc và chức năng của chúng9. Đầu tiên, lý thuyết diễn ngôn
theo hướng ngôn ngữ học được khơi nguồn từ cách phân biệt ngôn ngữ và lời nói (phát ngơn) trong
Cours de linguistique générale (Giáo trình ngơn ngữ học đại cương) của nhà ngôn ngữ học người
Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure được xuất bản vào năm 191610. Các định nghĩa về diễn ngôn của
ông nhận được nhiều sự đồng tình của các nhà ngơn ngữ học hiện đại như Gillian Brown và
George Yule trong “Discourse Analysis” (1983) hay David Crystal trong “The Cambridge
Encyclopedia of Language” (1987), Michael Stubbs trong “Discourse Analysis: The
Sociolinguistics Analysis of Natural Language” (1983)11 . Bên cạnh đó, diễn ngơn theo cách hiểu
của ngơn ngữ học cũng được đưa ra các định nghĩa khác như của Ron Carter và Paul Simpson
trong “Language, Discourse and Literature: An Introductory Reader in Discourse Stylistics (1989)
7

Free- Alexandra Haase,“The History of Discourse as Literary History”,Tr8. Nguyễn Đình Minh Khuê dịch

8

Nguyễn Đình Minh Kh, Cơng trình: “Nghiên cứu tiếp nhận văn học từ lý thuyết diễn ngôn của Michel Foucault và trường hợp
tiếp nhận- tái sáng tạo lại truyện cổ “truyện cổ viết lại” và “Gót Thị Mầu, đầu Châu Long”, 2017, Tr.12
9
O.F. Rusakova. Các lý thuyết diễn ngôn hiện đại: Kinh nghiệm phân loại. Link truy cập:
Ngày truy cập: 13:48- 16/6/2021.
10
Nguyễn Thị Ngọc Minh, Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn. Link truy cập:
, truy cập lúc 15:32 ngày 16/06/2021.

11
Nguyễn Đình Minh Kh, Cơng trình: “Nghiên cứu tiếp nhận văn học từ lý thuyết diễn ngôn của Michel Foucault và trường
hợp tiếp nhận- tái sáng tạo lại truyện cổ “truyện cổ viết lại” và “Gót Thị Mầu, đầu Châu Long”, 2017, Tr.13

5


hay John Sinclair và Malcolm Coulthard trong “Towards an Analysis of Discourse: The English
Used by Pupils and Teachers” (1975), các tác giả này đều cho rằng nếu nhấn mạnh độ dài vào tính
liên tục của văn bản, phát phơn thì diễn ngôn được định nghĩa là “một đoạn văn bản mở rộng”,
những nhà ngôn ngữ khác lại cho rằng diễn ngơn cịn có thể xem như: “ngữ cảnh cho sự xuất hiện
của những phát ngơn nhất định” và chính những ngữ cảnh này sẽ “xác quyết sự cấu thành nội tại
của những văn bản cụ thể được sản xuất ra”12. Tuy có tính chất khá phức tạp và đan xen, chồng
chéo nhưng chính các quan niệm ngơn ngữ học về diễn ngôn kể trên đã tạo nên nền tảng cơ bản
cho sự hình thành của một phương pháp ngữ học hiện đại mới mẻ Discourse Analysis được sử
dụng thường xuyên trong các nghiên cứu gần đây. Phương pháp này là một phản ứng đối nghịch lại
ngôn ngữ học truyền thống, khi ngôn ngữ học truyền thống thường hướng sự quan tâm đến “các
đơn vị cấu thành và các kết cấu của câu” mà khơng để ý đến việc “phân tích ngơn ngữ trong q
trình hành chức” hay việc “phân tích các cấu trúc biểu nghĩa trong tương tác với ngữ cảnh để hiểu
thực chất nội dung của diễn ngôn”13.
Tiếp thu và bổ nghĩa cho cách tiếp cận diễn ngôn theo hướng ngôn ngữ học, phong cách học
(lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học) bắt nguồn từ M.Bakhtin đã tiến hành nhìn nhận diễn
ngơn từ một cái nhìn thiên về văn học và nghệ thuật tiểu thuyết. Trong tác phẩm "Vấn đề những
thể loại lời nói" (1953 - phát triển các ý tưởng của Voloshinov từ thập niên 1920) của ơng, ơng đã
chỉ ra thêm các cách nhìn, tư duy mới về ngơn ngữ học để từ đó tạo nên cái nhìn mới về lý thuyết
diễn ngơn. M.Bakhtin coi diễn ngơn về bản chất là mang tính đối thoại, lưỡng giọng, nhấn mạnh
vấn đề thể loại lời nói ( tức các loại hình nhóm phát phơn có hình thức ổn định) và quá trình giao
tiếp giữa các chủ thể phát ngơn. Có thể thấy, quan niệm trên của M.Bakhtin mang đậm tính thực
tiễn và liên ngành, quan niệm đó đã làm cơ sở, nền tảng quan trọng cho sự hình thành các lý thuyết
diễn ngơn khác hình thành14.

Vào cuối những năm 1960 và 1970, một khuynh hướng mới để tiếp cận với Discourse Analysis
(phương pháp phân tích diễn ngơn) bắt đầu phát triển trong hầu hết các ngành khoa học xã hội và
nhân văn. Discourse Analysis bắt đầu được phát triển và nghiên cứu dựa trên các lĩnh vực học

12

Sara Mills, Discourse, Routledge, London and New York, 1997, Introduction, tr.9, (Nguyễn Đình Minh Kh dịch)

13

Nguyễn Đình Minh Kh, Cơng trình: “Nghiên cứu tiếp nhận văn học từ lý thuyết diễn ngôn của Michel Foucault và trường
hợp tiếp nhận- tái sáng tạo lại truyện cổ “truyện cổ viết lại” và “Gót Thị Mầu, đầu Châu Long”, 2017, Tr.14
14

Đoạn trên được trích từ: Nguyễn Đình Minh Kh, Cơng trình: “Nghiên cứu tiếp nhận văn học từ lý thuyết diễn
ngôn của Michel Foucault và trường hợp tiếp nhận- tái sáng tạo lại truyện cổ “truyện cổ viết lại” và “Gót Thị Mầu,
đầu Châu Long”, 2017, Tr.14

6


thuật khác như ký hiệu học, ngôn ngữ học tâm lý học, ngôn ngữ học xã hội học và ngữ dụng học. Ở
Châu Âu, Michel Foucault đã trở thành một trong những nhà lý thuyết quan trọng của chủ đề này,
ông đã viết ra tác phẩm “The Archeology of Knowledge”, trong tác phẩm, thuật ngữ “diễn ngôn”
được Foucault đề cập khơng cịn nhắc đến các khía cạnh về ngơn ngữ học nữa, nhưng lại nhắc đến
như một phần kiến thức đã được thể chế hóa, phần kiến thức này đã trở nên rõ ràng trong một cấu
trúc chặt chẽ và được vận hành dựa trên sự liên kết của tri thức và quyền lực. Kể từ thập kỷ 70 thế
kỷ XX, những cơng trình của Foucault đã ngày càng có một sự ảnh hưởng to lớn đến với lý thuyết
phân tích diễn ngơn trong khoa học xã hội, những định nghĩa và lý thuyết của ông về diễn ngôn đã
được vận dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khoa học xã hội hiện đại ở Châu Âu15.

II.

Nội dung và đặc điểm chính của lý thuyết diễn ngơn

1. Khái niệm diễn ngôn
Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu khoa học đang ngày một phổ biến, song việc
định nghĩa thế nào là “diễn ngơn” lại vẫn chưa có câu trả lời thống nhất. Đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu sử dụng diễn ngôn làm cơ sở lý thuyết nhưng tất cả các cơng trình ấy đều căn cứ
vào nhiệm vụ cụ thể của mình mà đưa ra định nghĩa về diễn ngôn, khiến cho “diễn ngôn” trở
thành một phạm trù mở, khó hồn kết và thống nhất trong một định nghĩa duy nhất16. Điều này
còn được I.P.Ilin và E.A.Tzurganova thừa nhận trong sách Các khái niệm và thuật ngữ của các
trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ XX: “Diễn ngơn được lý giải như một
q trình kí hiệu học, được thực hiện ở những dạng thức thực tiễn diễn ngơn khác nhau”17. Thậm
chí, sự đa dạng trong nội hàm của thuật ngữ này còn được các học giả như Foucault hướng đến
thay vì đi tìm sự thống nhất về định nghĩa của nó: “Thay vì giảm dần các nét nghĩa đã khá mơ hồ
của từ diễn ngôn, tôi tin rằng thực tế tôi đã bổ sung thêm ý nghĩa của nó: lúc thì coi nó như một
khu vực chung của tất cả nhận định, lúc thì coi nó như một nhóm nhận định được cá thể hóa, và
đơi khi lại xem nó như một hoạt động được quy chuẩn (regulated practice) nhằm tạo nên một tập
hợp các nhận định”18.

15

Đoạn trên được dịch từ: Augustine Uzoma Nwagbara, Origin and Development of Discourse Analysis As A
Discipline:Discourse Analysis As A Cross Disciplinary Study, 2014, Tr.5( Đinh Hoàng Tùng dịch)
16
TS. Trần Thị Ngọc Anh, Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn và định hướng trong nghiên cứu văn học, Nghiên
cứu văn học số 7 – 2016, tr.104.
17
P.Ilin và E.A.Tzuranova: Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa
Kì thế kỉ XX (Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch). Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003, tr.156.

18
M.Foucault, The Archaeology of Knowledge, trans. Sheridan Smith, A.M., Tavistock, London (first published
1969), 2004, tr.90.

7


Tuy nhiên, để hình dung và hiểu một cách rõ ràng hơn khái niệm “diễn ngôn”, một số định
nghĩa cơ bản của các nhà học giả nổi tiếng về thuật ngữ “diễn ngơn” được nêu trong cuốn sách
Các lí thuyết diễn ngôn hiện đại như sau:
“Diễn ngôn là sự kiện giao tiếp diễn ra giữa người nói và người nghe (người quan sát…)
trong tiến trình hoạt động giao tiếp ở một ngữ cảnh thời gian, không gian, hay những ngữ cảnh
khác nào đó. Hoạt động giao tiếp này có thể bằng lời nói, bằng văn viết, những bộ phận hợp
thành của nó có thể bằng lời và khơng lời”. - Teun Adrianus Van Dijk
“Diễn ngôn là ngôn ngữ được sử dụng trong q trình mơ tả thực tiễn xã hội khác với quan
điểm riêng” - Norman Fairclough
“Diễn ngôn là kết quả của những cách đọc bá quyền mà mục đích của chúng là xác lập vai
trò lãnh tụ về mặt chính trị, cũng như đạo đức-trí tuệ” - Jacob Torfin
“Diễn ngơn là hình thức của hành vi xã hội được sử dụng để mô tả thế giới xã hội (bao
gồm tri thức, con người và quan hệ xã hội)” - Louise Dzh.Fillips et Marian V.Yorgensen
“Chúng tôi xác định diễn ngôn là hệ thống cấu trúc giao tiếp-kí hiệu phức tạp có sáu bình
diện cơ bản: chủ định (chủ định quyền uy, chiến lược, ý đồ), bức thiết (phản ánh chủ định quyền
uy trong hoạt động thực tiễn có đặc tính ký hiệu – biểu trưng), tiềm năng (xác định và thấu hiểu ý
nghĩa, giá trị, bản sắc), ngữ cảnh (mở rộng trường nghĩa trên cơ sở ngữ cảnh văn hoá xã hội,
lịch sử và các ngữ cảnh khác), tâm lý (dự trữ tình cảm, nghị lực chứa đựng trong diễn ngơn và
cung cấp cho nó sức mạnh khơi gợi), “trầm tích” (dấu ấn của tất cả các bình diện nêu ra ở trên
trong ý thức và kinh nghiệm xã hội, trong mơi trường được xã hội cấu trúc hố và vật chất hố
mà hình thứ của nó là sự phản ánh của văn hoá)”- Olga Rusakova19
2. Các quan điểm tiếp cận về diễn ngôn
Chỉ với một số khái niệm cơ bản như vậy cũng đủ để cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của

nội hàm thuật ngữ “diễn ngôn”, qua đó thể hiện sự đa dạng trong tư tưởng và quan điểm lý thuyết
của các nhà học giả khi nghiên cứu về diễn ngôn. Các lý thuyết diễn ngôn bắt nguồn từ nhiều
trường phái với những khuynh hướng khác nhau, phát triển theo nhiều hướng có thể là tương tác,
kế thừa, sáng tạo hay thậm chí là phủ định lẫn nhau, chính vì thế mà ranh giới giữa các lí thuyết

19

Современные теории дискурса: мультидисциплинарный анализ – Екатеринбург: Издательский Дом “Дискурс-Пи” (Các
lí thuyết diễn ngơn hiện đại: Phân tích đa ngành), 2006, tr. 3-5, (Lã Nguyễn dịch). Link truy cập:
truy cập lúc 21:00 ngày 9/6/2021.

8


diễn ngơn khơng cịn rõ ràng20. Tuy nhiên, khi nhìn nhận một cách tồn diện và đánh giá, có thể
nhận thấy ba quan điểm tiếp cận diễn ngơn chính sau:
2.1. Tiếp cận theo hướng ngôn ngữ học
Hướng tiếp cận ngôn ngữ học được các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa cấu trúc chú tâm
trong suốt đầu nửa sau của thế kỉ XX. Hầu hết các lý thuyết diễn ngôn lúc bấy giờ tập trung chủ
yếu vào phân tích mối quan hệ giữa diễn ngôn và cấu trúc của ngôn ngữ. Lý thuyết ngôn ngữ học
coi câu như là hạn chế của các quan hệ ngữ pháp và ngược lại, sử dụng diễn ngôn để biểu thị cách
mà từ, ngữ và câu được đặt trong ngữ cảnh cụ thể để tạo ra những hành vi giao tiếp có ý nghĩa.
“Câu” ở đây được hiểu như được trừu tượng hóa từ ngữ cảnh của chúng trong khi việc sử dụng
ngôn ngữ trong những ngữ cảnh cụ thể được gọi là “phát ngôn”. Phát ngơn có thể chỉ là một từ
đơn, một câu dài hay thậm chí là một hình thức giao tiếp phức tạp như là cả một quyển sách.
Những phát ngôn (diễn ngơn) được hiểu là có những ngun tắc về tính mạch lạc khác so với tính
mạch lạc ngữ pháp trong câu. Để hiểu một diễn ngôn mạch lạc như nào phải dựa vào cái cách mà
những phần nhỏ trong phát ngôn ấy gắn kết với nhau và với ngữ cảnh cụ thể. Trong ngơn ngữ
học, thuật ngữ “phân tích diễn ngôn” hay “chức năng diễn ngôn” được dùng rộng rãi cho vấn đề
ấy 21.

Nền tảng của hướng tiếp cận ngôn ngữ học này là cách phân biệt ngôn ngữ và lời nói (phát
ngơn) trong Cours de linguistique générale (Giáo trình ngơn ngữ học đại cương) - một cơng trình
nghiên cứu có ảnh hưởng lớn của nhà ngơn ngữ học người Thụy Sỹ Ferdinand de Saussure, đánh
dấu một bước ngoặt trong nghiên cứu ngôn ngữ: chuyển từ nghiên cứu sự biến đổi của ngôn ngữ
qua các thế hệ sang nghiên cứu bản chất của ngôn ngữ như một hệ thống tĩnh tại, khép kín.
Saussure chỉ ra ngơn ngữ là một hệ thống, một kết cấu tinh thần trừu tượng, khái qt trong khi
lời nói là sự vận dụng ngơn ngữ trong những hoàn cảnh cụ thể, bởi các cá nhân cụ thể. Ngôn ngữ
là bản thể xã hội, thuộc về cộng đồng trong khi lời nói thuộc về cá nhân22. Sự đối lập về lời nói
và ngơn ngữ trong quan điểm của Saussure đã làm nền tảng cho sự phân biệt giữa discourse (diễn
ngôn) và text (văn bản). Văn bản (text) là cấu trúc ngơn ngữ mang tính chất tĩnh, cịn diễn ngơn
(discourse) là cấu trúc lời nói mang tính động. David Crystal cho rằng: “Phân tích diễn ngơn tập
trung vào cấu trúc của ngơn ngữ nói xuất hiện một cách tự nhiên, trong các diễn ngôn như lời
20

Thu Trang, Khái niệm diễn ngôn, 18/9/2017, link truy cập:
, truy cập lúc 8:00 ngày 10/06/2021.
21

Alejandro I. Paz, Discourse Theory, 2013 SAGE Publications, tr. 192 (Nguyễn Ngọc Hoàng Hà dịch).

22

Nguyễn Thị Nguyệt Minh, Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn. Link truy cập:
, truy cập lúc 12:53 ngày 15/06/2021.

9


đàm thoại, phỏng vấn, bình luận và lời nói. Phân tích văn bản tập trung vào các cấu trúc của ngôn
ngữ viết, trong các văn bản như tiểu luận, thông báo, biển chỉ đường và các chương sách”23

Trên cơ sở sự đối lập giữa văn bản và diễn ngôn, vào những năm 1960, ngôn ngữ học đã
rẽ sang hai hướng: một hướng đi sâu nghiên cứu cấu trúc nội tại của các văn bản như một hệ
thống chỉnh thể, khép kín và biệt lập, và hướng cịn lại, chun nghiên cứu cấu trúc diễn ngôn
trong mối quan hệ với ngữ cảnh phát ngôn, nhân vật phát ngôn… Cả hai khuynh hướng này đều
được hình thành trong bối cảnh sự phát triển và cực thịnh của chủ nghĩa cấu trúc, vì thế chúng
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của trào lưu lý thuyết này. Nếu như ngữ pháp văn bản chuyên nghiên
cứu văn bản một cách biệt lập, hoàn toàn tách rời khỏi ngữ cảnh thì phân tích diễn ngơn nhằm
làm nổi bật mối quan hệ chặt chẽ giữa kết cấu ngôn từ bên trong văn bản với những yếu tố ngoài
văn bản (hay cịn gọi là ngơn vực). Các yếu tố này bao gồm trường (field) (hồn cảnh bao quanh
diễn ngơn), thức (mode) (vai trị của ngơn ngữ trong tình huống), khơng khí chung (tennor) (các
vai xã hội trong giao tiếp).
Như vậy là, dưới cái nhìn của các nhà cấu trúc, tất cả các hành động của con người và các
cơ cấu tổ chức của xã hội đều liên quan đến ngơn ngữ, và có thể được tìm hiểu như một hệ thống
gồm các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi yếu tố trong hệ thống chỉ có ý nghĩa khi nó
được đặt trong một cấu trúc tổng thể. Nói cách khác, các cấu trúc tổng thể sẽ qui định ý nghĩa và
chức năng của những yếu tố cấu thành nên nó. Và diễn ngơn cũng là một cấu trúc khép kín, nội
tại, được cấu thành từ những yếu tố bất biến là các phạm trù ngữ pháp như thời, thức, thể, giọng,
ngôi… Cách tiếp cận này đã khiến cho nhà nghiên cứu, khi phân tích diễn ngơn, đặc biệt chú
trọng đến phương diện cấu trúc và nỗ lực tìm kiếm những mơ hình ngơn ngữ mang tính chất tĩnhcái cơ chế ẩn tàng của tổ chức ngôn từ trong văn bản cũng như diễn ngôn24.
2.2. Tiếp cận theo phong cách học
Hướng tiếp cận phong cách học được khởi nguồn từ M.Bakhtin dựa trên những nền tảng
đối lập với những quan điểm của Saussure về ngôn ngữ. Tư tưởng về diễn ngôn của ông cho thấy
sự tương đồng với những quan điểm lý thuyết quan trọng nhất của trào lưu văn hóa - văn học hậu
hiện đại và được coi là bản lề, một cầu nối bắc từ quan niệm về diễn ngôn của ngôn ngữ học cấu
trúc sang quan niệm diễn ngôn của các trường phái lý luận hậu hiện đại.

23

Sara Mills, Discourse, Routledge, London and New York, 1997, Introduction, tr.3, (Nguyễn Ngọc Hoàng Hà dịch)


24

Nguyễn Thị Ngọc Minh, Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn. Link truy cập:
, truy cập lúc 15:00 ngày 15/06/2021.

10


Trước hết, M.Bakhtin phê phán ngôn ngữ học hàn lâm chỉ tập trung nghiên cứu phương
diện cấu trúc của ngôn ngữ mà khơng chú ý đến bình diện sinh thành của ngôn ngữ, tức là ngôn
ngữ trong đời sống, trong giao tiếp,25 đồng thời cũng nhận thấy hạn chế của các nhà lí luận thuộc
phái hình thức chủ nghĩa khơng thừa nhận mối quan hệ văn học với ý thức hệ xã hội26. Ông là
người đề xuất hướng nghiên cứu “siêu ngôn ngữ học”, một ngành khoa học chuyên nghiên cứu
“đời sống của lời nói”, “dịng chảy ngơn từ”, nói cách khác là ngôn ngữ như một thực thể đa
dạng, sống động, mang tính lịch sử chứ khơng phải là ngơn ngữ như một hệ thống khép kín và
trừu tượng. Ông khẳng định: “ngôn ngữ với tư cách là sáng tạo ý thức hệ, là một hoạt động vất
chất đặc thù, thì tác dụng của nó vẫn chưa được đánh giá đầy đủ”27 và cho rằng diễn ngôn là ngôn
ngữ trong chỉnh thể sống động, cụ thể, là ngôn ngữ trong sử dụng, trong bối cảnh xã hội, của
những giọng xã hội mâu thuẫn và đa tầng. Diễn ngôn là mảnh đất giao cắt, hội tụ, tranh biện của
những tư tưởng, quan niệm khác nhau về thế giới. Bởi thế, Bakhtin nhấn mạnh, đối thoại là bản
chất của diễn ngôn, và lời nói (diễn ngơn) của chúng ta “được hình thành và phát triển trong sự
tác động qua lại, thường xuyên, liên tục với những phát ngôn của các cá nhân khác”28.
M.Bakhtin cho rằng phát ngôn là đơn vị giao tiếp của lời nói, ơng nhấn mạnh “phát
ngơn là vấn đề đầu mối của mọi chuyện trọng yếu. Bản thân lời nói chỉ có thể tồn tại trong thực tế
dưới hình thức những phát ngơn cụ thể của những người nói riêng lẻ, những chủ thể của lời nói
ấy”29. Trong thực tế, các phát ngôn thường cố kết với nhau và được tổ chức trong những hình thức
ổn định mà ông gọi là các thể loại lời nói. Thể loại lời nói là những loại hình phát ngơn tương đối
bền vững, được sản sinh ra trong một phạm vi sử dụng ngôn ngữ cụ thể, là một chỉnh thể bao gồm
ba bình diện: nội dung chủ đề, phong cách và tổ chức kết cấu. Thể loại lời nói cịn là cái kho lưu
trữ các dữ liệu đời sống, là hơi thở của các thời đại, và vì thế, qua nó, chúng ta có thể thấy bức

tranh sinh động của mỗi thời khắc lịch sử. Trong đó, mỗi thời đại, mỗi cộng đồng, mỗi phạm vi sử
dụng đều có thể loại lời nói riêng của nó.

25

Nguyễn Thị Ngọc Minh, Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn. Link truy cập:
, truy cập lúc 16:00 ngày 15/06/2021.
26

GS.TS. Trần Đình Sử, Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay. Link truy cập:
, truy cập
lúc 16:15 ngày 15/06/2021.
27
M.Bakhtin, Chủ nghĩa Mác và triết học ngơn ngữ, Bakhtin tồn tập, tập 2, nxb. Giáo dục Hà Bắc, 1996, tr. 345.
28
M. Bakhtin, Vấn đề thể loại lời nói, (Lã Nguyên dịch). Link truy cập:
o/nghien-cuu-phe-binh/van-de-the-loai-loi-ni-2/ , truy cập lúc 18:00 ngày 15/06/2021.
29
M. Bakhtin, Vấn đề thể loại lời nói, (Lã Nguyên dịch). Link truy cập:
o/nghien-cuu-phe-binh/van-de-the-loai-loi-ni-2/ , truy cập lúc 18:30 ngày 15/06/2021.

11


Như vậy, nếu phát ngôn mang đậm sắc thái cá nhân, thể hiện phong cách của các chủ thể
phát ngôn khác nhau, thì thể loại lời nói đại diện cho phong cách ngơn ngữ của mỗi thời đại,
mang tính chất cộng đồng, xã hội, là cái có trước, chi phối phát ngôn của các cá nhân. Mối liên hệ
giữa phát ngơn như là đơn vị lời nói của các cá thể và thể loại lời nói như là cái kho lưu giữ các
phát ngôn của cộng đồng, thời đại cũng cho thấy bản chất đối thoại của diễn ngôn (lời nói). Qua
mối quan hệ tác động giữa hai yếu tố này, Bakhtin nhấn mạnh tính chủ thể của diễn ngơn, song

ông cũng cho thấy quyền lực của ngôn từ đối với tư duy và giao tiếp của con người- đó là một thứ
quyền lực trong suốt, vơ hình, ẩn sâu trong vô thức cộng đồng và len lỏi vào từng ngõ ngách mỗi
phát ngôn cụ thể của con người.30
2.3. Tiếp cận theo xã hội học
Trung tâm điểm của hướng tiếp cận này là những quan niệm về diễn ngôn của
M.Foucault, người được coi là ông tổ của các lý thuyết hậu hiện đại và có ảnh hưởng lớn nhất đến
nghiên cứu diễn ngôn từ sau những năm 1960.31
Foucault đã sử dụng thuật ngữ “diễn ngôn” để biểu thị một hệ thống xã hội ngẫu nhiên
trong lịch sử tạo ra tri thức và ngữ nghĩa. Ơng lưu ý rằng diễn ngơn có ý nghĩa quan trọng, tạo ra
cái mà ơng gọi là “những thực tiễn, thứ mà hình thành một cách hệ thống các đối tượng mà chúng
nói đến”32. Chính vì thế, diễn ngôn là cách tổ chức tri thức, thứ cấu tạo nên các quan hệ xã hội (và
thế giới cách tiến bộ) thông qua sự hiểu biết chung về cấu trúc diễn ngôn và sự chấp nhận diễn
ngôn như một thực tế của xã hội.33 Đối với Foucault, cái logic được tạo bởi diễn ngơn có cấu trúc
liên quan đến sự nhận thức rộng hơn (cấu trúc của tri thức) của giai đoạn lịch sử mà nó phát sinh.
Tuy nhiên, diễn ngôn được tạo ra bởi tác động của quyền lực trong một trật tự xã hội, và quyền
lực này quy định các quy tắc và phạm trù cụ thể xác định các tiêu chí để hợp thức hóa tri thức và
sự thật trong trật tự diễn ngôn. Những quy tắc và phạm trù này được coi là một thứ tiền nghiệm,
tức là nó có trước diễn ngơn34. Bằng cách này, diễn ngôn ẩn đi cấu trúc và khả năng kiến tạo tri
thức của nó. Cũng bằng cách đó, mà diễn ngơn mang tính lịch sử khơng thể chối cãi. Hơn nữa,
30

Nguyễn Thị Ngọc Minh, Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn. Link truy cập:
, truy cập lúc 19:00 ngày 15/06/2021.
31
Nguyễn Thị Ngọc Minh, Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn. Link truy cập:
, truy cập lúc 19:30 ngày 15/06/2021
32

Michel Foucault, Archaeology of Knowledge and the Discourse on Language (1969) (trans. AM Sheridan Smith,
1972), 135-140 and 49, (Nguyễn Ngọc Hoàng Hà dịch).

33

J Lacan The Seminar of Jacques Lacan Book XVII,The Other Side of Psychoanalysis (2007) (Nguyễn Ngọc Hoàng Hà dịch).

34

Michel Foucault, Archaeology of Knowledge and the Discourse on Language (1969) (trans. AM Sheridan Smith,
1972), 135-140 and 49 (Nguyễn Ngọc Hoàng Hà dịch).

12


thơng qua sự lặp lại của nó trong xã hội, các quy tắc của diễn ngôn ấn định ý nghĩa của những
nhận định hoặc văn bản sao cho thuận lợi đối với mục đích chính trị, thứ mà làm nền tảng cho
nó35. Tuy nhiên, diễn ngơn đồng thời cũng ẩn giấu đi khả năng ấn định ý nghĩa và những mục
đích chính trị của nó. Như vậy, bản thân diễn ngơn có thể tự ẩn mình như một thứ mang tính lịch
sử, phổ qt và khoa học, nói cách khác diễn ngơn mang tính khách quan và ổn định. Theo đó,
Stephen Gill nhận định khái niệm về diễn ngơn của Foucault như là “một chuỗi những tư tưởng
và thực tiễn, với những điều kiện tồn tại cụ thể, được thể chế hóa ít nhiều và có thể chỉ được hiểu
một phần bởi những gì chúng bao hàm”36.37
Trong cơng trình tổng thuật về diễn ngôn của M.Foucault, Sara Mill đã chỉ ra các cấu trúc
nội tại và ngoại tại của diễn ngơn, trong đó cấu trúc nội tại cấu tạo nên diễn ngôn bao gồm: tri
thức hệ, nhận định, thư khố, các diễn ngôn khác và những sự loại trừ bên trong diễn ngơn bao
gồm: sự cấm đốn, kiêng kị; vị thế của chủ thể phát ngơn; ý chí đoạt sự thật. Bên cạnh đó, cấu
trúc vận hành diễn ngơn (cơ chế bên ngồi chi phối diễn ngơn) bao gồm: bình luận, những nghi
thức, tác giả. Bình luận khiến cho diễn ngôn được vận hành, lưu thông. Những diễn ngôn không
được bình luận thì sẽ đi vào quên lãng. Những nghi thức khống chế số người có thể nói một số
kiểu diễn ngơn, ví dụ, ở nhà trường chỉ có thầy giáo mời có quyền phát ngơn về giáo dục, ở tồ án
chỉ thẩm phán mới có quyền tun án. Tác giả không phải là người duyệt nghĩa của văn bản mà là
nguyên tắc tổ chức để nhóm các văn bản riêng rẽ vào với nhau.

Từ đó, có thể thấy quan niệm của Foucault về diễn ngôn khẳng định quyền lực của ngôn từ
đối với tư duy và giao tiếp của mỗi con người. Việc ai nói, nói cái gì và nói như thế nào bị kiểm
sốt chặt chẽ bởi những quyền lực ngầm, những luật lệ bên trong và bên ngồi diễn ngơn. Điều
này khiến cho chủ thể phát ngơn khơng cịn là những chủ thể tự do biểu lộ những ý kiến cá nhân,
mà bị hạn chế và trói buộc trong một khung diễn ngơn có trước. Như vậy, Foucault chủ yếu đi sâu
tìm hiểu những yếu tố chi phối việc kiến tạo và vận hành các diễn ngôn: tri thức hệ, quyền lực;
vạch ra bản chất quyền lực nằm ẩn sâu dưới những lớp áo khoác khoa học, tri thức, văn minh và

35

Michel Foucault, Archaeology of Knowledge and the Discourse on Language (1969) (trans. AM Sheridan Smith,
1972), 126-134 (Nguyễn Ngọc Hoàng Hà dịch).
36
S Gill ‘Globalization, Market Civilisation and Disciplinary Neoliberalism, (1995) 24 Millennium – Journal of
International Studies 399, 402 (Nguyễn Ngọc Hoàng Hà dịch)
37
Rachel Adam, M.Foucault,Discourse, 2017 (Nguyễn Ngọc Hoàng Hà dịch).

13


cho thấy tri thức hay diễn ngôn chẳng qua chỉ là những sản phẩm cũng như công cụ để thực thi
quyền lực.38
Tiểu kết: Ba cách tiếp cận ngôn ngữ học, phong cách học và xã hội học này đã cung cấp ba
cách định nghĩa khác nhau về diễn ngôn: diễn ngơn như là cấu trúc của ngơn ngữ/lời nói, diễn
ngơn như là lời nói- tư tưởng hệ, và diễn ngơn như là công cụ để kiến tạo tri thức và thực hành
quyền lực. Ba quan niệm này nảy sinh trên nền tảng những cách cắt nghĩa khác nhau về bản chất,
vai trị của ngơn ngữ. Nếu ngơn ngữ học được phát triển trên nền tảng tư tưởng Saussaure nhấn
mạnh đến tính chất hệ thống, khép kín, tĩnh tại của diễn ngơn thì các nhà tư tưởng như
M.Bakhtin, M.Foucault lại khẳng định tính chất sinh thành, đa dạng, năng sản của diễn ngơn. Nếu

Bakhtin đặc biệt chú ý đến tính liên chủ thể của diễn ngơn thì Foucault đề cập đến tính phi chủ
thể của diễn ngơn, sự biến mất của chủ thể người trong mê cung của các diễn ngôn39.
3. Những khía cạnh của diễn ngơn
Từ những quan điểm tiếp cận diễn ngơn, có thể thấy sự phức tạp trong những luận điểm
của các nhà học giả. Tuy nhiên, khi xét về mặt bản chất, diễn ngôn được hiển hiện thơng qua
những khía cạnh chính sau:
3.1. Diễn ngơn khơng phải ngôn ngữ theo nghĩa thuần khiết.
Diễn ngôn mặc dù được biểu hiện qua ngơn ngữ, nhưng nó khơng phải là ngôn ngữ thuần
túy. Đây là điều mà nhiều nhà nghiên cứu trong suốt q trình phân tích diễn ngơn ln khẳng
định, trong đó có thể kể đến M.Foucault, Gillian Brown và George Yule, David Nunan hay đặc
biệt là M.Bakhtin khi lý thuyết diễn ngôn của ông tập trung chủ yếu vào việc phủ định sự đồng
nhất của diễn ngôn và ngơn ngữ.
Diễn ngơn khác với ngơn ngữ bởi “nó chủ yếu thuộc về lịch sử, không phải do thành tố ngôn
ngữ tạo thành, mà là do các sự kiện chân thực và liên tục tạo thành nhưng người ta không thể
phân tích ở bên ngồi thời gian triển khai ngơn ngữ”40. Deles đã khẳng định diễn ngơn là một hình
thức biểu đạt đích thực khi bàn luận về Khảo cổ học tri thức của M.Foucault: “Nhiệm vụ của
khảo cổ học tri thức trước hết là phát hiện hình thức biểu đạt đích thực, bất luận đơn vị ngơn ngữ
học thế nào, hình thức biểu đạt này đều khơng thể trộn lẫn với bất cứ đơn vị ngôn ngữ nào như cái
38

Nguyễn Thị Ngọc Minh, Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn. Link truy cập:
, truy cập lúc 8:00 ngày 16/06/2021.
39
Nguyễn Thị Ngọc Minh, Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn. Link truy cập:
, truy cập lúc 8:15 ngày 16/06/2021.
40

Trần Đình Sử, Khái niệm diễn ngơn trong nghiên cứu văn học hôm nay. Nguồn:
truy cập lúc 9:00 ngày 12/06/2021.


14


biểu đạt từ ngữ, câu, mệnh đề”41. Do vậy, diễn ngôn mặc dù được biểu hiện qua ngôn ngữ nhưng
không thể đồng nhất với ngơn ngữ với bất kì đơn vị ngơn ngữ nào. Cũng chính vì thế mà diễn
ngơn sẽ phụ thuộc vào phần lớn các quy tắc, chuẩn mực và các giới hạn cấm đốn bên ngồi
phạm vi ngơn ngữ. Các quy tắc ngồi ngơn ngữ này lại do các nhân tố: ý thức hệ, khung tri thức
và trạng thái quyền lực xã hội quy định42.
Diễn ngôn không phải là ngôn ngữ thuần túy mà là một phương thức biểu đạt của tư tưởng
và lịch sử43. Tư tưởng không đơn giản chỉ là phản ánh những biến đổi lịch sử mà nó cịn tạo ra
những biến đổi ấy, chính vì thế lý thuyết diễn ngơn nhắc chúng ta phải chú ý đến những thay đổi
nhỏ trong cách mà tư tưởng được biểu đạt bằng ngôn ngữ ấy44. Các nhà ngôn ngữ cho rằng:
“Trong khi một số nhà ngôn ngữ học có thể chỉ tập trung vào việc xác định các tính chất hình
thức của một ngơn ngữ thì nhà phân tích diễn ngơn lại khảo sát việc sử dụng ngơn ngữ đó dùng
để làm gì”45. Các học giả diễn ngôn chú tâm chỉ ra những khác biệt nhỏ trong ngôn ngữ cho phép
chúng ta chỉ ra những khác biệt giữa giữa nhà khoa học và luật sư, hoặc là giữa nhà báo và người
mối khách. Như một nhà phê bình văn học nói rằng: “Diễn ngơn là một ngôn ngữ xã hội được tạo
ra bởi những điều kiện văn hóa cụ thể ở một thời gian và khơng gian cụ thể, và nó biểu thị cách
hiểu cụ thể những trải nghiệm của con người”46. Diễn ngôn thể hiện những mẫu ngôn ngữ cụ thể
cho chúng ta biết đôi điều về chính người nói ngơn ngữ đó, văn hóa họ đang tùy thuộc, các tổ
chức xã hội mà họ đang tham gia hay thậm chí là những giả định mà họ đang ủng hộ. 47
3.2. Diễn ngơn có tính thực tiễn
Diễn ngôn được M.Foucault nhấn mạnh là “những thực tiễn”48. Diễn ngôn là thực tiễn giao
tiếp của con người trong xã hội. Nhấn mạnh thực tiễn giao tiếp xã hội để phân biệt với lời nói cá
nhân. Mọi lời nói cá nhân đều phụ thuộc vào diễn ngơn xã hội.. Chức năng của diễn ngôn là kiến
tạo bức tranh thế giới bằng ngôn ngữ, là gọi tên các sự vật, hiện tượng. Là thực tiễn giao tiếp,
41

Deles, Tập Tử, Nxb. Văn nghệ Hồ Nam, 2001, tr.57.
Trần Thị Ngọc Anh, Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn và định hướng trong nghiên cứu văn học, Nghiên cứu

văn học số 7 – 2016, tr. 106.
42

43

Trần Đình Sử, Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay. Link truy cập:
truy cập lúc 9:30 ngày 12/06/2021.
44

Clayton Whisnant, Foucault & Discourse A Handout for HIS 389, tr. 1. (Nguyễn Ngọc Hồng Hà dịch).
Nguyễn Thiện Giáp, 777 Khái niệm ngơn ngữ học, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2010, tr.15.
46
Lois Tyson, Critical Theory Today, A User-Friendly Guide (New York and London: Garland Publishing, 1999), p.
281 (Nguyễn Ngọc Hoàng Hà dịch).
47
Clayton J. Whisnant, “Foucault & Discourse: A Handout for HIS 389,” last modified November 9, 2012,
(Nguyễn Ngọc Hoàng Hà dịch), tr. 4-5.
48
Michel Foucault, Archaeology of Knowledge and the Discourse on Language (1969) (trans. AM Sheridan Smith,
1972), 135-140.
45

15


diễn ngơn khơng phải đi tìm bản thể thế giới, xem thế giới là vật chất hay tinh thần, là cấu tạo của
ngũ hành hay của nguyên tử. Diễn ngôn cũng không phải tiếp cận thế giới theo lối nhận thức
luận, xem con người có khả năng nhận thức chân lí như thế nào. Chức năng diễn ngơn là kiến tạo
sự thật, chân lý. Hoạt động diễn ngôn xã hội thể hiện một trạng thái ngôn ngữ, tri thức, quyền lực
trong xã hội của diễn ngơn đó mà các cá nhân đều phụ thuộc vào49. Chính vì thế, phân tích diễn

ngơn là phân tích các cơ chế quyền lực của xã hội, chính trị, tâm lý, ý thức hệ, lịch sử, văn hóa,
tri thức ẩn chìm trong diễn ngơn nhưng lại tác động mạnh mẽ đến các hành vi hiển ngôn của con
người trong thực tiễn

50

3.2. Diễn ngôn liên quan chặt chẽ đến văn bản
Khái niệm văn bản được các nhà học giả nghiên cứu về ngôn ngữ và diễn ngơn hết sức
chú tâm trong q trình nghiên cứu và phân tích. Tuy diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng
đa phần các học giả theo một hướng nào đó đều cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa văn bản và
diễn ngôn.
Diễn ngôn là khái niệm liên quan chặt chẽ đến văn bản, là nguyên tắc sản sinh ra văn bản.
Diễn ngôn bao quát văn bản trong không gian lịch sử, xã hội. Trong cuốn Phân tích diễn ngơn,
Brown và Yule cho rằng “văn bản” là một trong những đơn vị biểu hiện của diễn ngôn, ý nghĩa
của khái niệm “văn bản” được dùng ở đây được quan niệm “như một thuật ngữ khoa học để chỉ
dữ liệu ngôn từ của một hành vi giao tiếp”51. Bên cạnh đó, khi coi văn bản là một “chuỗi các ngôn
ngữ”, David Numan trong Dẫn nhập phân tích diễn ngơn cho rằng: “diễn ngôn như là một chuỗi
ngôn ngữ gồm một số câu, những câu này được nhận biết là có liên quan đến nhau theo một cách
nào đó” hay “diễn ngơn là những chuỗi ngơn ngữ được nhận biết và có nghĩa, thống nhất và có
mục đích” 52.
Tuy nhiên, giữa diễn ngơn và văn bản ln có một khoảng cách nhất định. Theo
M.Foucault, văn bản có độ dài, có tác giả, có cấu trúc, có thể loại cịn diễn ngơn thì khơng, nó là

49

Trần Đình Sử, Khái niệm diễn ngơn. Link truy cập:
, truy cập lúc 15:50 ngày 16/06/2021.
50
Trần Thị Ngọc Anh, Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn và định hướng trong nghiên cứu văn học, Nghiên cứu
văn học số 7 – 2016, tr. 106-107.

51
Gillian Brown - George Yule: Phân tích diễn ngơn (Trần Thuần dịch). Nxb. Đại học quốc gia, H.,2002, tr.175,22.
52
David Nunan,Dẫn nhập phân tích diễn ngôn (Hồ Mỹ Huyền - Trúc Thanh dịch). Nxb. Giáo dục, H.,1997, tr.19-20.

16


cái cơ chế, cấu trúc vô thức chi phối mọi hoạt động lời nói của xã hội53. Khi nhấn mạnh về
khoảng cách giữa diễn ngôn và văn bản, Van Dijk cho rằng: “diễn ngôn là văn bản được đặt ra
một cách thực tiễn, thực tế, còn văn bản là cấu trúc ngữ pháp trừu tượng của lời nói phát ra. Diễn
ngơn là khái niệm liên quan đến lời nói, hành động lời nói thực tiễn. trong khi đó văn bản là khái
niệm liên quan đến hệ thống ngôn ngữ hay tri thức ngơn ngữ học hình thức hay sở trường ngơn
ngữ học.”54. Bên cạnh đó, Arutiunova N. D cũng nhận định rằng: “Nhưng ở đây ta thấy diễn ngôn
không phải là lời nói thực sự (parole), mà chỉ là khái niệm trừu tượng về lời nói. Theo từ điển thì
diễn ngơn là văn bản có tính liên kết trong tổng hồ với các nhân tố ngồi ngơn ngữ, xã hội học,
tâm lý học…và các nhân tố khác, còn văn bản được xem xét về phương diện sự kiện”55. Như thế
diễn ngơn khơng phải là văn bản, nhưng có mặt trong văn bản, nếu như xem văn bản là
chuỗi/phức hợp những phát ngôn, tức là kết quả của hành động (giao tiếp) hay lời nói. 56
Theo đó, có thể hiểu diễn ngôn là hiện tượng siêu văn bản, liên văn bản, nó thể hiện trong
các văn bản nhưng khơng đồng nhất với văn bản, không giới hạn trong các văn bản. 57
3.4. Diễn ngơn mang tính chỉnh thể, hệ thống
Diễn ngơn là hiện tượng xã hội, có tính chỉnh thể, tính liên tục, tính thống nhất, tính hệ
thống. Nó gắn với ý thức hệ xã hội, người ta có thể dung ý thức hệ để gọi tên diễn ngôn: diễn
ngôn tư sản, vô sản, diễn ngôn mác xit, diễn ngôn hiện đại, hậu hiện đại. Diễn ngôn được tạo ra
bằng sự liên kết trong tổng hịa các nhân tố ngồi ngơn ngữ, xã hội học, tâm lý học và các nhân tố
khác58. Nó cũng gắn với các lĩnh vực tri thức, cho nên có thể lấy lĩnh vực tri thức mà gọi tên nó:
ví dụ diễn ngơn văn học, diễn ngơn vật lí, diễn ngơn thi ca, diễn ngơn tính dục59. Do đó, có thể
nhận thấy, “diễn ngơn khơng phải sự phơi bày của một chủ thể tư duy, nhận thức và sử dụng diễn
53


Trần Đình Sử, Khái niệm diễn ngơn trong nghiên cứu văn học hôm nay. Nguồn:
truy cập lúc 14:00 ngày 12/06/2021.
54

Dẫn theo: Juri Rudnev, Quan niệm diễn ngôn như là yếu tố siêu ngôn ngữ của nghiên cứu văn học. (Trần Đình Sử
dịch). Nguồn:
/>an-hoc/, truy cập lúc 16:00 ngày 12/06/2021.
55
Arutiunova N. D. Diễn ngôn//Từ điển bách khoa ngôn ngữ học, M., 1990, c. 136-137
56

Juri Rudnev, Quan niệm diễn ngôn như là yếu tố siêu ngôn ngữ của nghiên cứu văn học. (Trần Đình Sử dịch). Nguồn:
truy
cập lúc 22:00 ngày 12/06/2021.
57

Trần Đình Sử, Khái niệm diễn ngơn. Nguồn: truy
cập lúc 8:00 ngày 13/06/2021
58
Trần Thị Ngọc Anh, Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn và định hướng trong nghiên cứu văn học, Nghiên cứu
văn học số 7 – 2016, tr. 107-108.
59
Trần Đình Sử, Khái niệm diễn ngôn. Link truy cập:
truy cập lúc 15:45 ngày 16/06/2021.

17


ngơn để trình bày một cách trang nghiêm, mà là một tổng thể được xác định do sự khuếch tán của

chủ thể và tính khơng liên tục của nó trong đó”. Diễn ngơn được tổ chức, cấu tạo theo những quy
tắc, cơ chế và cấu trúc nhất định. Nói như M.Foucault, “diễn ngơn khơng phải là cái hình thành
một cách tự nhiên, mà trước sau là kết quả của một sự kiến”60. Vì thế, diễn ngơn là một sự tụ họp
và kiến tạo có tính chỉnh thể, hệ thống, đơn vị của nó có thể lớn hoặc nhỏ, thuộc các cấp độ khác
nhau. 61
3.5. Diễn ngơn có tính chiến lược và trật tự
Diễn ngôn luôn gắn liền với phương châm, mục đích phát ngơn của con người trong
thực tiễn giao tiếp. Chính vì thế, diễn ngơn tự thân nó ln mang tính chiến lược. Chiến lược ở
đây chính là mục đích, ý đồ, phương thức chọn điểm xuất phát, đối tượng hướng tới, mục tiêu cô
lập hay liên kết các chủ thể trong thực tiễn giao tiếp. Nó ảnh hưởng đến trật tự diễn ngôn và là
nhân tố trung tâm điều khiển mọi sự lựa chọn cũng như khả năng biểu đạt bằng ngôn từ cụ thể
trong thực tiễn giao tiếp.
Bằng chiến lược ấy, diễn ngơn có khả năng kiểm soát và loại trừ cũng như liên kết tư
tưởng và hành vi của con người trong một trật tự nhất định. Đó là trật tự diễn ngơn. Trật tự diễn
ngơn tạo ra ranh giới giữa những gì có thể nói, nói như thế nào và những gì tuyệt đối khơng được
nói. Trật tự diễn ngơn ảnh hưởng đến giới hạn biểu đạt và cấu trúc biểu đạt. Trật tự diễn ngơn ở
đây tức là khơng phải điều gì cũng có thể nói (cấm kỵ về mặt đối tượng), khơng phải ai cũng có
quyền nói (đặc quyền của chủ thể nói) và khơng phải lúc nào cũng có thể nói (điều kiện của hồn
cảnh nói). Như thế, có thể nói trật tự diễn ngôn tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến các cơ chế hoạt
động, nguyên tắc tổ chức, thực hành trong thực tiễn của lời nói cũng như của văn bản. Vì vậy, khi
một vấn đề có sức ảnh hưởng tới cộng đồng cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ ấn định một trật tự
trình bày về chính nó mà người tham gia buộc phải tuân thủ.62
3.6. Diễn ngôn mang tính chủ thể xã hội
Diễn ngơn tồn tại như một ngôn ngữ chung và là sản phẩm xã hội bởi lẽ vấn đề là ai, ở
đâu, khi nào hoàn tồn có thể biến những từ ngữ, câu, hay một văn bản trở thành diễn ngơn chung
của tồn xã hội. Diễn ngơn có vai trị như một cơ chế chung quy định chuẩn mực và phương thức
60

Trần Đình Sử, Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay. Link truy cập:
, truy cập

lúc 16:20 ngày 16/06/2021.
61
Trần Thị Ngọc Anh, Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn và định hướng trong nghiên cứu văn học, Nghiên cứu
văn học số 7 – 2016, tr. 108.
62
Trần Thị Ngọc Anh, Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn và định hướng trong nghiên cứu văn học, Nghiên cứu
văn học số 7 – 2016, tr. 109.

18


giao tiếp của con người, trong mọi mặt của đời sống xã hội63. Mặt khác, diễn ngôn là hiện tượng
giao tiếp cho nên nó là tiếng nói của một chủ thể quyền lực trong xã hội ấy. Đúng như Karl Marx
đã nói, tư tưởng thống trị trong một xã hội là tư tưởng của giai cấp thống trị, diễn ngôn là ngôn
ngữ của kẻ chiếm địa vị thống trị về tư tưởng. Các chủ thể diễn ngôn do địa vị khác nhau mà có
trật tự diễn ngơn khác nhau, để thuyết phục họ có chiến lược diễn ngơn khác nhau, từ tuyên bố, ra
lệnh, cho đến đối thoại, trao đổi hay trình bày, diễn giải quan điểm của mình. Vì thế, không phải
Như thế nghiên cứu diễn ngôn là đi tìm xem các chủ thể xã hội đứng đằng sau diễn ngơn, xem đó
là tiếng nói của ai, vào thời điểm nào. 64
Như vậy, diễn ngôn là khái niệm chỉ sự quy định, cơ chế, kể cả những cơ chế
ngầm (bất thành văn) của con người trong thực tiễn biểu đạt và tư duy. Nói cách khác, diễn
ngơn trong những hồn cảnh đặc thù và mục đích cụ thể của từng lĩnh vực sẽ chi phối việc
lựa chọn chủ đề, phong cách ngôn ngữ và các phương tiện từ vựng, ngữ pháp và cách thức
tổ chức (kết cấu hay trình tự) biểu đạt. Vì thế, nó buộc phải được thể hiện qua một hình thức
mang tính quy phạm, thậm chí có tính chất khn mẫu, loại hình và có thể được lặp đi lặp
lại trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Đây là cơ sở quan trọng trong việc
sử dụng những phương diện khác nhau của diễn ngôn khi nghiên cứu các vấn đề của đời
sống xã hội và khoa học65.
III. Ứng dụng trong nghiên cứu truyền thông.
Ứng dụng diễn ngôn trong nghiên cứu truyền thông chính là việc phân tích diễn

ngơn, chủ yếu là phân tích diễn ngơn truyền thơng, dựa trên những khung lý thuyết sẵn
có, cùng các hướng tiếp cận phân tích từ một vài góc độ. Trong truyền thơng, diễn ngơn
chủ yếu được coi như những góc nhìn và cách diễn giải từ người làm truyền thông tới
công chúng và ngược lại. Thơng qua việc kết hợp các khía cạnh liên quan tới truyền
thông như các đối tượng (giai đoạn) cơ bản của một q trình truyền thơng như nguồn,
thơng điệp,... cùng các loại hình truyền thơng như truyền hình, phim ảnh, báo chí,... thậm

63

Trần Thị Ngọc Anh, Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn và định hướng trong nghiên cứu văn học, Nghiên cứu
văn học số 7 – 2016, tr. 108.
64
Trần Đình Sử, Khái niệm diễn ngơn. Link truy cập:
, truy cập lúc 18:10 ngày 16/06/2021.
65
Trần Thị Ngọc Anh, Một số vấn đề về lý thuyết diễn ngôn và định hướng trong nghiên cứu văn học, Nghiên cứu
văn học số 7 – 2016, tr. 110.

19


chí cịn có truyền thơng trong quảng cáo và những yếu tố của phân tích diễn ngơn như
trên, việc nghiên cứu truyền thông đã đạt nhiều ý nghĩa và hiệu quả.
1. Khái quát về diễn ngôn truyền thông:
Theo như nhà nghiên cứu Allan Bell đã chỉ ra bốn lý do tại sao cần nghiên cứu truyền
thông. Một là truyền thông là một nguồn phong phú cho việc truy cập dữ liệu phục vụ
giảng dạy và nghiên cứu. Hai là, truyền thơng ảnh hưởng và tái trình hiện cơng chúng của
nó thơng qua ngơn ngữ và cộng đồng nói năng. Và ba là (quan trọng nhất), cách sử dụng
truyền thơng có thể cho thấy những thỏa thuận giữa nghĩa xã hội (social meanings) và
những mẫu rập khn (stereotypes) được q trình hóa thơng quan ngơn ngữ và giao tiếp.

Bốn là, truyền thông phản ánh và ảnh hưởng đến khuôn mẫu và sự thể hiện của văn hóa,
chính trị, và đời sống xã hội.66
Diễn ngơn được các nhà nghiên cứu phân tích nằm trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau
của cuộc sống: có thể là diễn ngơn giao tiếp hàng ngày trong gia đình, giữa bạn bè và
những người thân thuộc; có thể là diễn ngôn trong văn chương hay trong khoa học; có thể
là diễn ngơn trong sách giáo khoa hay trong lĩnh vực giáo dục; trong những bài diễn văn
chính trị, hay trong văn bản hành chính hay pháp luật, v.v…67. Đặc biệt diễn ngôn được
ứng dụng nhiều nhất trong nghiên cứu ngôn ngữ. Tuy nhiên, ngay cả khi lý thuyết diễn
ngơn chưa trở thành một mơ hình lý thuyết chủ đạo trong lĩnh vực nghiên cứu báo chí và
truyền thơng, chúng ta vẫn có thể xác định được nhiều ứng dụng, nơi lý thuyết diễn ngôn
đã được triển khai một cách hiệu quả.68 Dù có nhiều mơ hình nghiên cứu truyền thông từ
Shannon-Weaver, Lasswell hay Schram và các thuyết nghiên cứu về truyền thơng tuy có
những điểm khác nhau, nhưng nhìn chung đều phân tích và nghiên cứu dựa trên ba đối
tượng (giai đoạn) cơ bản của một quá trình truyền thơng đó là nguồn phát, thơng điệp và
nơi tiếp nhận.69
Ta thấy rằng diễn ngôn truyền thông, trước hết, được hiểu như các kiểu loại (genre) cụ
thể của truyền thơng: tin tức, truyền hình; phỏng vấn, (khung) thiết kế báo ,... Từ đó, ta
thấy được sự thể chế hóa các mối quan hệ xã hội (lịch sử, chính trị, quyển thế ,...) đã định
66

ThS.Nguyễn Minh, “Diễn ngôn truyền thông: Nghiên cứu truyền thông từ hướng tiếp cận ngôn ngữ học”, tr.44.

67

GS.TS. Lương Văn Hy, Các cách tiếp cận chính trong phân tích diễn ngơn, Khoa Nhân học,
truy cập lúc 08:10, 15/06/2021.
68

Leen Van Brussel, Nico Carpentier and Benjamin De Cleen, Communication And Discourse Theory (Collected
Works Of The Brussels Discourse Theory Group), tr.14.

69
PGS.TS. Lê Thanh Bình, Giáo trình Truyền thơng đối ngoại, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr.33.

20


hình cách chúng ta sử dụng ngơn ngữ trên truyền thông như thế nào.70 Hơn thế, thông
điệp là yếu tố then chốt trong truyền thông, nên chắc chắn sự tham gia của các nhà ngôn
ngữ trong nghiên cứu về truyền thông là tất yếu. Ferdinand de Saussure (1857 -1913), từ
đầu thế kỷ 20 đã coi ngôn ngữ là một “định chế xã hội” và lời nói là một “hành vi cá
nhân”.71Sự định hình đó chính là “diễn ngơn truyền thơng”. Vì vậy, nghiên cứu diễn ngơn
truyền thơng trở nên quan trọng trong ngành nghiên cứu truyền thơng bởi nó có ảnh
hưởng đến hai vấn đề cơ bản nhất của truyền thông: vấn đề nghiên cứu các loại thể truyền
thông cụ thể; và vấn đề nghiên cứu truyền thông như một hành động xã hội.72
2. Những hướng tiếp cận diễn ngôn truyền thông.
Trong bài viết “Những Khuynh hướng tiếp cận Diễn Ngôn trong Nghiên cứu Nhân
Học”, diễn giả Thạc sĩ Nguyễn Quang Huy, viện phát triển giáo dục đại học Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương có đề cập: “Thập niên 70 và 80 qua các nghiên cứu của Hall,
Gerbner, Berelson,… “Truyền thông được định nghĩa như là một lực lượng mang tính
văn hóa và ý thức hệ, đứng ở vị trí thống trị với phương thức mà qua đó những mối quan
hệ xã hội và những vấn đề chính trị được xác định và sản xuất hoặc chuyển hóa những ý
thức hệ đại chúng đến với những tầng lớp khán giả” (Hall, 1980).”73. “Phương thức”
được đề cập ở đây chính là diễn ngôn - “phương thức biểu đạt của tư tưởng và lịch sử”74.
Qua đó, có thể nhận thấy vị trí tất yếu của diễn ngôn trong truyền thông và vai trị quan
trọng của phân tích diễn ngơn trong nghiên cứu truyền thông. Do vậy, bài luận sẽ đề cập
đến hai hướng tiếp cận diễn ngôn truyền thông sau đây, là những hướng tiếp cận khá phổ
biến từ trước tới nay đồng thời cũng là những phương pháp phù hợp với nghiên cứu
truyền thông.
Hướng tiếp cận đầu tiên là nhắm vào cá nhân (người tiếp nhận), xem họ phản ứng ra
sao khi tiếp nhận một diễn ngôn truyền thông, và sự phản ứng lại một lần nữa phản ánh

70

Nguyễn Minh, “Diễn ngôn truyền thông: Nghiên cứu truyền thông từ hướng tiếp cận ngôn ngữ học” , tr.5.
Hà Thủy Nguyên, “LỊCH SỬ CÁC LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG”: THAO TÚNG HAY KHÁCH QUAN, Nguồn:
Book Hunter, truy cập
lúc 22:03, 11/06/2021.
71

72

Nguyễn Minh,“Diễn ngôn truyền thông: Nghiên cứu truyền thông từ hướng tiếp cận ngôn ngữ học”, tr.44.
Nguyễn Quang Huy, Những Khuynh hướng tiếp cận Diễn Ngôn trong Nghiên cứu Nhân Học, Nguồn:
CLB Học thuật
lan tỏa, truy cập lúc 13:57, 15/06/2021.
74
Trần Đình Sử, Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay. Link truy cập:
truy cập lúc 18:45 ngày
15/06/2021
73

21


tính chất của diễn ngơn truyền thơng.75 Theo đó, diễn ngôn như một kênh trung giới
mang ý thức hệ, truyền đến khán giả:
Trong quảng cáo: Với tư cách là một q trình giao tiếp xã hội, diễn ngơn được xem
như một giao dịch giữa người nói/ viết với người nghe/đọc.76 Do đó, thơng qua diễn ngơn
quảng cáo từ hình ảnh, lời nói tới văn bản, như một kênh trung gian, góc nhìn mà người
tạo ra nó muốn truyền tải tới những người tiêu dùng, khán giả của họ . Ví dụ vai trò của
người phụ nữ được truyền tải qua các thông điệp trong các quảng cáo sản phẩm dành cho

cơng việc gia đình như máy giặt, bột giặt, dầu ăn, dụng cụ nấu nướng, làm bếp v.v… Một
quảng cáo điển hình là quảng cáo dầu ăn Marvela vào năm 2010, xuyên suốt 30 giây,
dựng lên khung cảnh trong bếp của một cô gái sắp về nhà chồng với những tình huống éo
le bên chai dầu ăn, lời nói, hành vi của các nhân vật, câu slogan đều được lồng ghép
khéo léo. Khi đó, sau khi tiếp cận quảng cáo đó qua các kênh mà diễn ngơn biểu đạt,
khán giả đưa ra ý kiến như: người phụ nữ thường làm cơng việc nội trợ, nhân vật nữ sắp
lấy chồng thì phải đi học nấu ăn, người mẹ là người truyền kinh nghiệm để gìn giữ hạnh
phúc gia đình, muốn chồng về nhà thì phải có bữa ăn ngon. Từ đó xuất hiện diễn ngôn về
giới từ khán giả như: người phụ nữ là người gìn giữ hạnh phúc nấu ăn. Trách nhiệm của
người đàn ơng là đảm bảo tài chính cho gia đình.77 Tuy nhiên cũng có những quan điểm
khác cho rằng phía đàn ơng cũng cần có trách nhiệm đối với cơng việc gia đình nhưng
quan điểm ấy vẫn chiếm thiểu số. Qua đó những người sản xuất đã thành công trong việc
truyền đi thông điệp với những quan niệm từ chủ ý của họ được công chúng công nhận
đa số, hơn thế là nhận được những phản ứng trái ngược của người tiếp nhận để nghiên
cứu và phân tích làm những sản phẩm tiếp theo.

Trong hình ảnh, phim ảnh: Nghiên cứu Yoshitaka Mori “Bản tình ca mùa đơng và
thực hành văn hóa của những người hâm mộ tích cực ở Nhật Bản: Nhìn nhận những phụ
nữ trung niên như là những tác nhân văn hóa”.“Làn sóng Hàn Quốc” xâm nhập vào văn

75

Nguyễn Minh, “Diễn ngôn truyền thông: Nghiên cứu truyền thông từ hướng tiếp cận ngôn ngữ học”, tr.49.

76

Trần Thị Thu Hiền, Tìm hiểu các đặc trưng phong cách của ngôn ngữ quảng cáo tiếng Việt (trong sự so sánh với tiếng Anh),
2013. Link truy cập: truy
cập lúc 14:11, 15/06/2021.
77


Nguyễn Quang Huy, “Những Khuynh hướng tiếp cận Diễn Ngôn trong Nghiên cứu Nhân Học”,
CLB Học thuật
lan tỏa, truy cập lúc 13:57, 15/06/2021.

22


hóa Nhật Bản và thu hút số đơng khán giả nữ trung niên. Những khán giả nữ trung niên
thường được xem như là những nhóm “ngồi lề”: những người trải qua chiến tranh và ít
tiếp xúc cơng nghệ – kỹ thuật, trong truyền thống xã hội văn hóa Nhật Bản, người phụ nữ
Nhật Bản rất thương chồng, chăm sóc cơng việc gia đình, đề cao tính hy sinh, trải qua
những biến cố thì họ trở nên lãnh đạm hơn. Bộ phim thu hút họ bởi vì tính lãng mạn, mà
phim Hàn Quốc làm rất tốt trong những câu chuyện này. Diễn ngơn tái cấu trúc mối quan
hệ chính trị Hàn Quốc và Nhật Bản thông qua những khán giả nữ trung niên bởi vì họ là
người phụ nữ trải qua cuộc chiến tranh căng thẳng Nhật Hàn. Ẩn đằng sau bộ phim, các
đạo diễn đều gửi gắm những diễn ngôn. Như về việc thảm sát Mỹ Lai có liên quan quân
đội Hàn Quốc, Hàn Quốc công khai xin lỗi, tổ chức những chương trình trao đổi văn hóa,
họ thay đổi hành vi của giới trẻ là những người chưa trải qua cuộc chiến tranh và để
phòng ngừa sự bài trừ sau này. Hay nhân vật trong các bộ phim truyện Hàn Quốc đều gây
xúc động, chết vì bệnh, tai nạn, câm điếc, khơng có tiếng nói, hình ảnh mang tính chất ẩn
dụ đại diện cho những nhóm người thấp cổ bé họng trong xã hội. Hình ảnh mùa đơng
trong poster phim “Bản tình ca mùa đơng” ngồi tính chất lãng mạn thì lại rất gần gũi với
văn hóa Nhật Bản, ngay cả diễn viên cũng giống người bản địa.78 Với những chi tiết, lời
nói, hành vi được lồng ghép tinh tế như vậy, phim ảnh đã thực sự đã ứng dụng diễn ngôn
thành công và sáng tạo vào công cuộc truyền đi thơng điệp tới đối tượng của mình.

Hướng tiếp cận thứ hai là từ góc độ ngơn ngữ học. Hướng tiếp cận này có các khung lý
thuyết và thực hành rất phức tạp, tùy vào độ phức tạp của loại thể truyền thơng mà khung
đó phân tích. Theo như quan điểm của Foucault, diễn ngôn biểu hiện ra bề ngồi thành

hình thức ngơn ngữ, nhưng giá trị của nó lại thực sự không phải là ngôn ngữ thuần tuý,
mà là một phương thức biểu đạt của tư tưởng và lịch sử79. Nói cách khác, diễn ngơn là
ngơn ngữ trong chỉnh thể sống động, cụ thể, là ngôn ngữ trong sử dụng, trong bối cảnh xã
hội, của những giọng xã hội mâu thuẫn và đa tầng80. Do vậy, phân tích diễn ngôn đứng từ
78

Nguyễn Quang Huy, “Những Khuynh hướng tiếp cận Diễn Ngôn trong Nghiên cứu Nhân Học”,
CLB Học thuật
lan tỏa, truy cập lúc 13:57, 15/06/2021.
79
Trần Đình Sử, Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay. Link truy cập:
truy cập lúc 20:00 ngày
15/06/2021.
80
M. Bakhtin, Vấn đề thể loại lời nói, (Lã Nguyên dịch). Link truy cập:
o/nghien-cuu-phe-binh/van-de-the-loai-loi-ni-2/, truy cập lúc 20:00 ngày 16/06/2021.

23


góc độ ngơn ngữ học chính là chất liệu phù hợp để tham gia vào quá trình nghiên cứu và
truyền tải thông điệp truyền thông.

Trong thực tế phát ngôn, người nói bao giờ cũng hướng đến một ai đó, tiến hành một
sự đối thoại nào đó: với người khác hoặc với bản thân mình. Theo lý thuyết đối thoại
thoại của M.Bakhtin, “nói” bao giờ cũng là nhằm tới một sự “thông hiểu chủ động”.
Thông hiểu chủ động là tiếp nhận - hồi đáp (phản ứng), không phải sự tái hiện nguyên xi
lời người nói trong đầu người tiếp nhận, mà là sự tán thành hay phản đối, thực hiện. Để
cho người khác hiểu chỉ là một công đoạn trong ý đồ phát ngơn, người nói cịn muốn, cịn
chờ đợi một “hồi đáp”.81 Đây chính là mơ hình cơ bản nhất của truyền thơng cổ điển và

người nói ở đây chính là một nguồn phát thông điệp cực tiểu. Dựa trên cơ sở đó, bài viết
đưa ra một hướng nghiên cứu liên hệ trực tiếp đến ứng dụng phân tích diễn ngơn trong
truyền thơng từ góc độ ngơn ngữ - “Phân tích hội thoại”.

“Phân tích hội thoại (Conversation Analysis - CA), giống như các dạng phân tích diễn
ngơn khác, tập trung chủ yếu vào các vấn đề về ý nghĩa và ngữ cảnh trong tương tác. Tuy
nhiên, CA khác biệt trong việc phát triển trọng tâm này bằng cách liên kết cả ý nghĩa và
ngữ cảnh với trình tự ý tưởng. Trên thực tế, CA là hiện thân của một lý thuyết lập luận
rằng các chuỗi hành động là khía cạnh trung tâm của bối cảnh xã hội của một hành động,
rằng ý nghĩa của một hành động được định hình nhiều bởi chuỗi các hành động trước đó
mà từ đó lặp lại, và bản thân bối cảnh xã hội tạo ra thứ được thể hiện trong và thông qua
tổ chức tuần tự của tương tác. Nền tảng của cách tiếp cận này là một lý thuyết cơ bản về
cách người tham gia định hướng tương tác.”82

Hướng nghiên cứu CA được bắt đầu bởi ba nhà khoa học tiên phong - Heritage và
Clayman ở Mỹ và Greatbatch ở Anh. Với những nghiên cứu của Greatbatch, chúng tập
trung vào phỏng vấn truyền hình ở Anh và để trả lời câu hỏi các loại thể của nói chuyện
truyền thơng (media talk) vận hành thế nào đối với những người tham gia. Phát thanh
81

Trịnh Bá Dĩnh, “Nguyên lí đối thoại của M.Bakhtin trong hệ hình lí luận đương đại”, truy cập lúc 23:08 ngày
17/06/2021
82
John Heritage, “Conversation Analysis and Institutional Talk: Analyzing Distinctive Turn-Taking Systems”. tr.3

24


truyền hình tạo ra các cơ hội để phần tích các loại thể nói (spoken genre), ví dụ như
phỏng vấn, hội thoại điện thoại, và nhiều loại tương tác ngôn ngữ khác. Với mỗi phần,

việc phân tích sử dụng phương pháp của CA được lập ra để miêu tả các hội thoại được
cấu trúc như thế nào, ví dụ như cách mở, đóng và chuyển đoạn của chúng. Hầu hết các
nghiên cứu đều tập trung vào đài radio và phát thanh, bởi sự chú trọng vào tính chính trị
xã hội. Phát thanh truyền hình sử dụng các đối thoại tương đối riêng tư và chuyển hóa
thành phát ngơn cơng cộng, nơi chúng phát triển chuẩn tắc của mình. Greatbatch đã
nghiên cứu CA nhằm xem xét phỏng vấn được cấu trúc xung quanh câu hỏi, câu trả lời;
và tìm ra sự khác biệt về chức năng của các cuộc đối thoại gốc. Greatbatch phân tích một
số cuộc phỏng vấn trên CNN đã cho thấy lập trường trung lập của người phỏng vấn trong
việc tạo thành và điều chỉnh diễn ngôn.83

Trong “Conversation Analysis and Institutional Talk: Analyzing Distinctive
Turn-Taking Systems” của nhà nghiên cứu người Mỹ Heritage có cho rằng, theo như một
số nhà báo hay người phỏng vấn tin tức nói rằng công việc của họ là thu hút các nhân vật
của cơng chúng “vào cuộc trị chuyện”. Khi nhìn sơ qua về cuộc phỏng vấn tin tức đó ta
cũng thấy được sự khác biệt đáng kể so với một khuôn khổ trị chuyện thơng thường. Nếu
như trong cuộc trị chuyện thơng thường, các chủ đề có thể xuất hiện một cách tự do, theo
nhiều cách khác nhau, những người tham gia có thể đưa ra các đóng góp đa dạng cho chủ
đề đang nói và bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu một dịng khởi đầu mới. Thì ngược lại, trong
cuộc phỏng vấn tin tức, những người tham gia về cơ bản lại bị ràng buộc. Người phỏng
vấn (IR) tự hạn chế bản thân trong việc đặt câu hỏi và người được phỏng vấn (IE) cũng tự
hạn chế bản thân trả lời các câu hỏi IR, hoặc ít nhất là trả lời chúng. Hình thức thực hiện
theo lượt này liên quan đến những gì Atkinson và Drew (1979) đã gọi là "phân bổ trước
kiểu theo lượt", trong đó các hoạt động hỏi và trả lời (phản hồi) các câu hỏi được phân bổ
trước cho các vai trò của IR và IE. 84

Với một số ngoại lệ nhỏ, mơ hình được phân bổ trước này vẫn giữ nguyên bất kể số
lượng IR hoặc IE trong cuộc gặp gỡ. Đặt ra câu hỏi, mặc dù khuôn mẫu này đã đủ quen
83
84


Nguyễn Minh, “Diễn ngôn truyền thông: Nghiên cứu truyền thông từ hướng tiếp cận ngôn ngữ học”, tr.48, 49.
John Heritage, “Conversation Analysis and Institutional Talk: Analyzing Distinctive Turn-Taking Systems”. tr.7,8.

25


×