Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Li_Noi_Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 85 trang )

Lời Nói Đầu
Câu lạc bộ Chứng khốn Sinh viên SSC (Student Sercurities Club) trực thuộc Viện
Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, được thành lập vào ngày
10/10/2010. Trải qua q trình phát triển khơng ngừng, số lượng và chất lượng các thành
viên của CLB ngày càng tăng lên. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu thực hành nghiên cứu của
các bạn sinh viên trong và ngồi CLB, chúng tơi – thành viên Ban chun mơn CLB
Chứng khoán Sinh viên SSC quyết định biên tập cuốn tài liệu tham khảo “Kinh tế vĩ mô
và thị trường chứng khốn” nhằm giúp các bạn có những kiến thức nền tảng nhất về
kinh tế vĩ mơ và chứng khốn.
Cuốn tài liệu “Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán” cơ bản được biên tập
một cách khoa học, mạch lạc. Những kiến thức trong Phần 1 - Kinh tế vĩ mơ là những
kiến thức nền móng trong đó đưa ra các vấn đề kinh tế học có liên hệ trực tiếp tới việc
nghiên cứu chứng khoán để bạn đọc có thể tiếp thu tốt hơn Phần 2 - Thị trường chứng
khốn của cuốn tài liệu. Ngồi việc tham khảo hai cuốn giáo trình Ngun lý kinh tế vĩ
mơ và giáo trình Thị trường chứng khốn của NXB Đại học Kinh tế quốc dân như một
điều tất yếu, chúng tôi cịn tham khảo nhiều cuốn giáo trình và tài liệu hiện đang được sử
dụng rộng rãi nhằm mục tiêu mang lại cho bạn đọc những thơng tin, số liệu có tính cập
nhật cao nhất.
Cùng với đó, các thành viên Ban chun mơn cịn biên tập hai cuốn tài liệu khác là
cuốn Phân tích cơ bản và cuốn Phân tích kỹ thuật nhằm giới thiệu tới bạn đọc hai phương
pháp phổ biến trong phân tích chứng khốn.
Dù đã rất cẩn trọng trong quá trình biên tập, tổng hợp nhưng chắc chắn khó có thể tránh
được những thiếu sót. Để nâng cao chất lượng của những lần tái bản tiếp theo, nhóm biên tập
tài liệu rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ ích của các bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn.
Nhóm biên tập


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

PHẦN I: KINH TẾ VĨ MÔ


CHƯƠNG I. MỘT SỐ THUẬT NGỮ KINH TẾ VĨ MƠ CƠ BẢN
Nếu ví nền kinh tế như một cơ thể sống, thì những biến số kinh tế vĩ mơ chính là chỉ
số sức khỏe, đo lường sức mạnh của nền kinh tế đó. Trong phạm vi hạn hẹp của cuốn tài
liệu tham khảo, chúng tôi chỉ mạn phép giới thiệu đến bạn đọc một số biến số vĩ mô cơ
bản nhất như GDP, CPI, lạm phát, lãi suất,... để các bạn có được cái nhìn tổng quan ban
đầu về nền kinh tế thông qua những biến số trên.Tuy nhiên, trước tiên, chúng ta sẽ đi tìm
hiểu về Tổng cung – Tổng cầu và mơ hình AD – AS, một trong những phương pháp phân
tích vĩ mơ thơng dụng và xuyên suốt phần kinh tế vĩ mô trong cuốn tài liệu tham khảo
này.
1.TỔNG CUNG – TỔNG CẦU VÀ MƠ HÌNH AD - AS
Mơ hình tổng cầu và tổng cung (AD-AS) là phương pháp tiếp cận nghiên cứu các
biến động kinh tế trong ngắn hạn được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi. Nó chỉ ra cách
thức tổng cầu và tổng cung quyết định mức giá và sản lượng của một nền kinh tế. Đồng
thời, nó được vận dụng để phân tích ảnh hưởng của các cú sốc (các biến động kinh tế) và
chính sách mà chính phủ sử dụng để can thiệp vào nền kinh tế.Hai bộ phận cấu thành của
mơ hình là đường tổng cầu và đường tổng cung.
1.1.Tổng cầu của nền kinh tế ( Aggregate Demand – AD)
Tổng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ một nước (GDP)
mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá chung.
AD = C + I + G + NX
Trong đó: C là tiêu dùng, I là đầu tư, G là chi tiêu chính phủ, NX là xuất khẩu ròng
P

AD
Y

Đường tổng cầu biểu thị mối quan hệ
ngược chiều giữa lượng tổng cầu Y và mức
giá chung P. Điều này được lý giải thông
qua ba hiệu ứng thể hiện ảnh hưởng của giá

tới tiêu dùng (hiệu ứng của cải), đầu tư
(hiệu ứng lãi suất) và xuất khẩu rịng (hiệu
ứng tỷ giá hối đối) với giả định thành tố
chi tiêu chính phủ G là biến ngoại sinh của
mơ hình.

Vậy 3 hiệu ứng trên là gì?
CLB CHỨNG KHỐN SINH VIÊN SSC - NEU

2


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

1.2.Tổng cung của nền kinh tế ( Aggregate Supply – AS)
Tổng cung của nền kinh tế là mức sản lượng mà các doanh nghiệp trong nước
sẵn sàng và có khả năng sản xuất và cung ứng tại mỗi mức giá chung.
Đường tổng cung biểu thị mối quan hệ thuận chiều giữa lượng tổng cung Y và mức
giá chung P. Có hai loại đường tổng cung:
Đường tổng cung dài hạn ASLR và Đường tổng cung ngắn hạn ASSR hay AS

P

ASLR

ASSR

Y*

Y


Đường tổng cung dài hạn liên kết mức giá và sản lượng mà các doanh nghiệp
muốn sản xuất và cung ứng trong khoảng thời gian đủ dài để mọi giá cả hoàn toàn linh
hoạt . Đường tổng cung dài hạn là một đường thẳng đứng hay nói cách khác là trong dài
hạn, tổng cung của nền kinh tế không phụ thuộc vào mức giá chung.
Tại sao đường tổng cung dài hạn lại là một đường thẳng đứng1?
Đường tổng cung ngắn hạn liên kết mức giá và sản lượng với giả thiết giá các
nhân tố sản xuất không đổi. Đường tổng cung ngắn hạn là một đường dốc lên, biểu thị
trong ngắn hạn, tăng mức giá có xu hướng làm tăng lượng tổng cung về hàng hóa và dịch
vụ và ngược lại, tức là giữa P và Y có mối quan hệ thuận chiều.
Tại sao đường tổng cung ngắn hạn lại là một đường dốc lên?
Tại sao đường tổng cung ngắn hạn khá thoải ở mức sản lượng thấp hơn mức
sản lượng tiềm năng Y* và trở nên dốc hơn khi vượt qua Y*?
Trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên thì sự thay đổi của mức giá
chỉ dẫn đến sự thay đổi của sản lượng, tức là chỉ có sự trượt dọc lên xuống trên đường
tổng cầu( tổng cung ), gọi là sự di chuyển .
Tuy nhiên trên thực tế, tại một mức giá xác định có rất nhiều biến cố làm thay
đổi mức sản lượng. Đối với tổng cầu, đó có thể là do những thay đổi trong tiêu dùng, đầu
1

Khi đó các nguồn lực đều ở trạng thái tồn dụng, muốn tăng cung ứng hàng hóa và dịch vụ chỉ có thể phụ thuộc
vào việc tăng cung ứng các nhân tố sản xuất như tư bản,lao động, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công
nghệ.Mức sản lượng mà đường tổng cung dài hạn biểu thị được gọi là mức sản lượng tiềm năng hay sản lượng tự
nhiên Y*.Nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững là tăng Y*.

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

3



Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

tư, chi tiêu chính phủ hay xuất khẩu rịng tại một mức giá cho trước. Đối với tổng cung,
cả đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn đều dịch chuyển do các nhân tố về lao động, tư
bản, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, đường
tổng cung còn phụ thuộc vào giá các nhân tố sản xuất và mức giá dự kiến thay đổi.Điều
này gây ra sự dịch chuyển đường tổng cầu( tổng cung), nó sẽ dịch chuyển sang trái khi
sản lượng giảm và dịch chuyển sang phải khi sản lượng tăng tại mỗi mức giá.
1.3.Cân bằng kinh tế vĩ mô.
P

P

AD
AD

AS

AS
P0

P0
Y0

Y

Y0

Y


Trạng thái cân bằng là trạng thái mà tại đó AD = AS, xác lập mức giá chung cân bằng Po
và mức sản lượng cân bằng Yo của nền kinh tế ( trong dài hạn Yo = Y*). Tuy nhiên,
trạng thái cân bằng khơng có nghĩa là trạng thái đáng mong muốn. Nó có thể là trạng thái
tăng trưởng nóng với Yo > Y* hoặc trạng thái suy thoái khi Yo < Y*.
1.4.
Các biến động kinh tế trong ngắn hạn
Các biến động kinh tế xung quanh xu hướng dài hạn,tức là sự biến động của sản
lượng thực tế Yo so với mức sản lượng tiềm năng Y*, được gọi là chu kì kinh doanh.Điều
này thường được coi là tốn kém và khơng mong muốn. Vì vậy các chính phủ thường sử
dụng những chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định nền kinh tế. Ở đây chỉ giới thiệu đến
các bạn các biến động kinh tế trong ngắn hạn được thể hiện qua mơ hình tổng cầu – tổng
cung như thế nào, sự thay đổi của các biến số trong mơ hình ra sao.Các chính sách mà
chính phủ sử dụng để ứng phó với những biến động đó và nó có tác động như thế nào sẽ
đc đề cập đến trong phần chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở chương sau.
Các cú sốc cầu

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

4


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

P

AS1

ASLR

AS

AS
AS0

E1

P1
P0
E0

Y0

AD1

AD0
Y1

Y

Nền kinh tế đang cân bằng ở E0 với mức sản lượng tiềm năng Y * = Y0 và mức giá
P0. Tuy nhiên, một tác động nào đó, ví như sự gia tăng đột xuất trong nhu cầu tiêu dùng
do gần đến Tết làm cho thành tố C trong AD tăng, dịch chuyển đường tổng cầu sang
phải.
Cú sốc cầu2trong ngắn hạn này làm cho sản lượng tăng lên Y1, cùng với đó là
mức giá chung tăng lên P1, đây là tăng trưởng và lạm phát tăng. Tương tự, nếu gặp cú sốc
cầu bất lợi, AD giảm, sản lượng của nền kinh tế giảm, nền kinh tế rơi vào suy thoái và
lạm phát giảm.
Vậy các cú sốc cung ảnh hưởng như thế nào?
Phân tích kinh tế vĩ mơ dựa vào mơ hình AD – AS là một trong những phương
pháp hay được sử dụng. Nếu tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta cịn có thể sử dụng mơ hình IS –
LM, mơ hình Mundel – Fleming trong nền kinh tế mở,...Tuy nhiên, trong phạm vi cuốn

tài liệu chung này, chúng ta sẽ phân tích các biến động kinh tế dựa trên mơ hình AD –
AS.

2

Nhìn chung, ở một tỷ lệ lạm phát có thể chấp nhận được thì những cú sốc cầu có lợi (làm tăng AD) ln được hồn
nghênh, đây cũng là ngun nhân lí giải cho những gói kích cầu của chính phủ trong thời kì kinh tế suy thối.
Cịn trong dài hạn?Mức giá tăng, làm cho phi phí nguyên vật liệu đầu vào sản xuất của doanh nghiệp tăng. Hơn
nữa, với sức mạnh của cơng đồn, doanh nghiệp phải tăng lương cho công nhân để họ vẫn đảm bảo cuộc sống. Tất
cả làm chi phí sản suất tăng, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, làm tổng cung giảm, dịch chuyển sang trái về mức sản
lượng tiềm năng, lạm phát tiếp tục tăng.

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

5


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

2. GDP
2.1.Định nghĩa GDP
GDP (Gross Domestic Product - tổng sản phẩm trong nước) là giá trị thị trường của
tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời
kì nhất định (thường là một năm).
GDP phản ánh tổng mức thu nhập và tổng mức chi tiêu của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân.
2.2. Các yếu tố cấu thành GDP
Cơng thức tính GDP:

n


GDPt =  qitpit
i1

i biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i (i = 1, 2,…,n) qi là lượng của mặt hàng thứ i
t biểu thị cho thời kì tính tốn

pi là giá mặt hàng thứ i

Các yếu tố cấu thành GDP theo phương pháp chi tiêu:

Y = GDP = C + I +G + NX

Tiêu dùng (Consumption - C) bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá
nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ, khơng bao gồm các khoản chi xây dựng
và mua nhà ở mới.

Đầu tư (Investment – I) phản ánh tổng đầu tư trong nước của khu vực tư
nhân. Nó bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng và
chi tiêu cho nhà mới của dân cư. Đầu tư cũng bao gồm những thay đổi về hàng tồn kho
của doanh nghiệp.

Chi tiêu chính phủ (Government Purchases of goods and services – G) là
chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ cho các cấp từ trung ương đến địa phương.
Khoản này bao gồm chi cho quốc phịng, luật pháp, giáo dục …Chi tiêu chính phủ khơng
bao gồm các khoản thanh tốn chuyển khoản (hay cịn gọi là chuyển giao thu nhập – Tr)
ví dụ như các khoản trợ cấp cho những người thuộc diện chính sách xã hội, như người
già, người tàn tật.

Xuất khẩu ròng (Net exports – NX) là giá trị xuất khẩu (Exports – X) trừ đi

giá trị nhập khẩu (Imports – IM): NX = X – IM
Vậy cịn có những cách tính GDP nào khác?
GNP là gì? So sánh GNP với GDP?

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

6


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

GDP của một số quốc gia trong giai đoạn 2009 – 2012 (tỷ USD)
Quốc gia

2009

2010

2011

2012

Australia

923,5

1138,26

1384,15


1520,61

Trung Quốc

4991,26

5930,53

7321,94

8227,1

Đức

3298,64

3284,47

3600,83

3399,59

Ấn Độ

1365,37

1710,92

1872,85


1841,72

Nhật

5035,14

5495,38

5896,79

5959,72

Singapore

194,13

217,2

245,02

274,7

Thái Lan

263,71

318,9

345,67


365,56



13898,3

14419,4

14991,3

15684,8

Việt Nam

97,18

106,43

123,68

141,67

3

( Nguồn:Tổng cục thống kê)

So sánh GDP danh nghĩa và GDP thực tế ?Chỉ số điều chỉnh GDP là gì?

3.TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
3.1.Khái niệm và đo lường

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời
gian. Nếu như GDP phản ánh quy mô của nền kinh tế thì tăng trưởng phản ánh tốc độ,
hay mức độ tăng, giảm nhanh chậm của tổng sản lượng trong nền kinh tế quốc dân. Một
quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh không đồng nghĩa với quy mô nền kinh tế lớn và
ngược lại.
Nhìn chung tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của mức sản
lượng quốc dân.

4 =
%
3

Năm cơ sở tính GDP thực tế của Việt Nam là năm 1994.

4

Ví dụ: Giả sử GDP thực tế của Việt Nam năm 2000 và 2001 lần lượt là 1200 triệu đồng và 1500 triệu đồng thì tốc
độ tăng trưởng kinh tế được tính như sau:

CLB CHỨNG KHỐN SINH VIÊN SSC - NEU

7


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

Trong đó:

gtlà tốc độ tăng trưởng của thời kỳ t


Ytlà GDP thực tế của thời kỳ t

Yt-1 là GDP thực tế của thời kỳ (t – 1)
Thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như GDP thực tế tăng trưởng, song mức gia
tăng dân số còn tăng trưởng nhanh hơn, điều này phản ánh tổng thu nhập hay chi tiêu của
người dân một nước không thực sự được cải thiện. Một định nghĩa khác có thể khắc phục
được hạn chế này, đó là tăng trưởng kinh tế theo mức sản lượng bình qn đầu người,
được tính bằng GDP thực tế chia cho dân số.

5 =
%
Trong đó:
 gpct là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người của thời kì t.
 Yt là GDP thực tế bình quân đầu người thời kỳ t
 Yt-1 là GDP thực tế bình quân đầu người thời kỳ t - 1

Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước trong những năm gần đây (đơn vị:%)
20
15
10

7.8
5.6

5
0

3.4
0.7


0

1.9

2009

6.4
1.3

5
2.2

2010
2011
2012

-5
-10

5

=

1500 − 1200
1200

100% = 25%

Quy tắc 70: Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước là x%/năm thì GDP sẽ tăng gấp đơi sau 70/x năm. Ví dụ:
giả sử tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân của Việt Nam là 7%/ năm thì GDP thực tế của Việt Nam sẽ gấp

đôi sau 70 : 7 = 10 năm.

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

8


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

3.2. Nguồn lực của tăng trưởng:
Vốn nhân lực
Tích lũy tư bản
Tài nguyên thiên nhiên
Khoa học cơng nghệ
Tìm hiểu về mơ hình tăng trưởng Solow và thử trả lời câu hỏi: Tăng trưởng có
kéo dài mãi mãi được khơng?

4. CPI
4.1.Định nghĩa
Chỉ số giá tiêu dùng CPI6(Consumer price index) đo lường mức giá trung
bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua. CPI thường
được dùng như dấu hiệu đo lường lạm phát và tính hàng tháng.
Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng. Kết quả là người
tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để có thể mua được một lượng hàng hóa và dịch vụ như
cũ nhằm duy trì mức sống trước đó của họ.

6

Năm cơ sở được sử dụng để tính CPI của Việt Nam là năm 2001


CLB CHỨNG KHỐN SINH VIÊN SSC - NEU

9


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

Nguồn:Tổng cục thống kê

4.2.Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng:
Bước 1: Chọn năm cơ sở và xác định giỏ hàng cho năm cơ sở ( qti ) với t
biểu thị thời kì thứ t đang xét, với t = 0 ở năm cơ sở.
Bước 2: Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ hàng hóa cố định cho
t
các năm ( p i ).
Bước 3:Tính chi phí giỏ hàng cố định theo giá thay đổi ở các năm.

Chi phí giỏ hàng năm t = ∑ pitqi0

Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm.

CPIt = ( ∑pitq0i / ∑ pi0q0i ) x 100%

Trong giỏ hàng hóa điển hình của người Việt Nam có bao nhiêu mặt hàng?
Nhóm hàng hóa nào chiếm tỷ trọng lớn nhất?
4.3.Nguyên nhân làm sai lệch CPI:
Lệch do hàng hóa mới.
Lệch do chất lượng hàng hóa được cải thiện.
Lệch thay thế.


5. LẠM PHÁT.
5.1.Khái niệm và công thức.
Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung trong một thời gian dài.
Lạm phát cũng là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ. Điều này khơng nhất
thiết có nghĩa giá cả của tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng
1 tỉ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên.
Cơng thức tính lạm phát:

Πt = [(CPIt – CPIt-1)/CPIt-1] x 100%
Πt = [(DGDPt – DGDPt-1) / DGDPt-1] x 100%

Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh đúng hơn mức giá chung7?
So sánh DGDP và CPI?
7

CPI chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng còn DGDP phản ánh giá của cả hàng hố do doanh nghiệp,
chính phủ mua. Vì thế DGDP được coi là phản ánh đúng hơn mức giá chung. Mặc dù vậy nó lại khơng phản ánh
được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó.
Ví dụ: do sau dịch cúm gà, giá gà trở nên quá đắt so với giá thịt lợn nên người tiêu dùng sẽ mua ít thịt gà hơn và
mua nhiều thịt lợn hơn. Phúc lợi của người tiêu dùng đã giảm xuống do họ phải tiêu dùng thịt gà ít hơn nhưng
DGDP khơng phản ánh được điều này cho dù nó phản ánh được sự thay thế giữa thịt gà và thịt lợn.

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

10


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

Trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát.Nó diễn ra khi mức giá chung liên

tục giảm trong một thời gian dài. Khi đó, sức mua trong nước của đồng nội tệ liên tục
tăng.
5.2.Phân loại lạm phát
Theo mức độ, lạm phát được chia làm 3 loại:
Lạm phát vừa phải được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm, có thể dự đốn
trước được và thường ở mức một con số. Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế
phải trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Lạm phát phi mã được biểu hiện ở mức hai hoặc ba con số một năm, giá cả
tăng nhanh và khó dự đốn. Lạm phát phi mã duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những
biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Đồng tiền bị mất giá rất nhanh nên mọi người có xu
hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển qua sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ
mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.
Siêu lạm phát là lạm phát đặc biệt cao ở mức ba con số trong một thời gian
nhất định, giá cả tăng rất nhanh và khơng dự dốn được. Một số điều kiện cơ bản gây ra
siêu lạm phát8 là: một, chỉ xuất hiện trong hệ thống sử dụng tiền pháp định; hai, nhiều
cuộc siêu lạm phát đã có xu hướng xuất hiện trong thời gian sảy ra chiến tranh, nội chiến,
hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ. Một khi lạm phát cao đã bắt
đầu thì tình hình thâm hụt ngân sách có thể trở nên khơng kiểm sốt được: lạm phát cao
dẫn đến giảm mạnh nguồn thu từ thuế làm tăng thâm hụt ngân sách và đẩy lạm phát lên
cao hơn.
5.3.Nguyên nhân gây lạm phát:
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng
cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc
vượt quá mức tự nhiên. Lạm phát được coi
là do sự tồn tại của một mức cầu quá cao.
Theo lý thuyết này, nguyên nhân của tình
trạng dư cầu là do nền kinh tế chi tiêu nhiều
hơn năng lực sản suất. Có thể lúc đó xuất
hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về

tiêu dùng và đầu tư, hoặc nhu cầu xuất
khẩu.

P

ASL

P1
E0

P0
Y=Y*

AS

E1

AD1
AD0

Y1

Y

8

Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất: giá 1 tờ báo
đã tăng từ 0.3 mác vào tháng 1/1921lên đến70.000.000mác chỉ trong chưa đầy 2 năm sau.; từ tháng giêng năm
1922 đến tháng 11/1923, chỉ số giá đã tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tácđộng tiêu cực
tới nền kinh tế Đức đến mức nó được coi là một trong những nguyênnhân làm nảy sinh chủ nghĩa Đức quốc xã và

cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

11


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

.

Lạm phát do chi phí đẩy (lạm phát kèm suy thối)

Lạm phát cũng có thể xảy ra khi một
số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong
toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh đó,
sản lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm
phát đều tăng. Ba loại chi phí có thể gây
ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu
và giá nguyên liệu nhập khẩu

P

ASL
AD

P1

AS0


E1
E0

P0
0

AS1

Y1

Y0=Y*

Y

Lạm phát ỳ
Lạm phát vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian. Hằng năm mức giá tăng lên
theo một tỉ lệ khác ổn định. Tỉ lệ lạm phát này được gọi là tỉ lệ lạm phát ỳ. Đây là loại
lạm phát hồn tồn dự đốn trước được. Nó sẽ được duy trì cho đến khi có có các cú sốc
tác động đến nền kinh tế.

Cả đường và AS cùng dịch chuyển lên trên với tốc độ như nhau. Sản lượng ln
được duy trì ở mức tự nhiên trong khi mức giá tăng theo một tỉ lệ ổn định theo thời gian.
Lạm phát do cung tiền:
Lạm phát loại này nguyên nhân là do lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều, vượt
quá mức hấp thụ của nó, nghĩa là vượt quá khả năng cung ứng giá trị của nền kinh tế́. Có
thể do ngân hàng trung ương lưu thông lượng tiền quá lớn trong nền kinh tế bằng các
nghiệp vụ thị trường mở hay chính sách tiền tệ lới lỏng. Khi lượng tiền lưu thơng q lớn,
ví dụ trong tay bạn có nhiều hơn 100 triệu..., thì sự tiêu dùng theo đó mà tăng rất lớn theo
CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU


12


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

xã hội. Áp lực cung hạn chế dẫn tới tăng giá trên thị trường, và do đó sức ép lạm phát
tăng lên.
Có ý kiến cho rằng, muốn tăng trưởng kinh tế, cần phải đánh đổi bằng lạm phát
và ngược lại, bạn nghĩ sao về ý kiến này?

6. LÃI SUẤT
6.1. Định nghĩa và phân loại
Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở
hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hỗn chi tiêu. Lãi
suất được coi như là chi phí cơ hội của việc giữ tiền
Phân loại lãi suất: Có nhiều tiêu chí phân loại lãi suất, có thể theo tiêu chí
nghiệp vụ thị trường, theo phương pháp tính, nguồn tín dụng,...
Nghiệp vụ ngân
hàng
• LS tiền gửi
• LS cho vay
• LS chiết khấu
• LS tái chiết
khâu
• LS liên ngân
hàng
• LS cơ bản
• LS qua đêm
• LS tái cấp vốn


Giá trị tiền lãi
• LSdanh nghĩa
• LSthực

Tính linh hoạt,
biến động
• LS thả nổi
• LS cố định

Phương pháp
tính
• LSđơn
• LSkép
• LShồn vốn

Nguồn tín dụng
• LS trong nước
• LS ngồi nước

Ở đây xin nói chi tiết hơn về một số loại lãi suất
Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền
gửi vào ngân hàng. Lãi suất tiền gửi ngân hàng có nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào
loại tiền gửi (không kỳ hạn, tiết kiệm…), thời hạn gửi và quy mô tiền gửi .
Lãi suất tín dụng ngân hàng: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân
hàng khi đi vay từ ngân hàng. Lãi suất tín dụng ngân hàng cũng có nhiều mức tuỳ theo
loại hình vay (vay thương mại, vay trả góp, vay qua thẻ tín dụng…), theo mức độ quan hệ
giữa ngân hàng và khách hàng… và phụ thuộc cả vào sự thoả thuận giữa hai bên.
Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn
định mức lãi suất kinh doanh của mình.
Lãi suất đơn9: tính 1 lần trong suốt thời gian vay và cho vay.

9

Ví dụ: Nam gửi 100 triệu tại ngân hàng với thời hạn 1 năm, lãi suất 7%/năm.Sau 1 năm số tiền Nam có cả lãi là

100*(1+0,07)= 107 triệu

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

13


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

Lãi suất kép10: tính tới khoản lãi của tiền lãi có thể nhận được trong suốt
thời gian vay và cho vay.
Lãi suất cố định: là lãi suất được qui định cố định trong suốt thời hạn vay.
Nó có ưu điểm là số tiền lãi được cố định và biết trước, nhưng nhược điểm là bị ràng
buộc vào một mức lãi suất nhấtđịnh trong một khoảng thời gian dù cho lãi suất thị trường
đã thay đổi.
Lãi suất thả nổi: là lãi suất được qui định là có thể lên xuống theo lãi suất
thị trường trong thời hạn tín dụng (báo trước hoặc khơng báo trước). Lãi suất thả nổi vừa
chứa đựng cả rủi ro lẫn lợi nhuận. Khi lãi suất tăng lên người đi vay bị thiệt trong khi
người cho vay được lợi, ngược lại với trường hợp lãi suất giảm xuống.
6.2. Nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất
6.2.1. Ảnh hưởng của quỹ cung cầu cho vay

Trong đó: i – Lãi suất, L – Vốn vay, LS – Cung vốn vay, LD – Cầu vốn vay
6.2.2. Ảnh hưởng của lạm phát kì vọng
Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có
xu hướng tăng. Điều nay có thể được giải thích bằng 2 hướng

Xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, để lãi suất thực
không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng = −
Trong đó: ; ; lần lượt là lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát
Cơng chúng dự đốn lạm phát tăng, sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự
trữ hàng hóa hoặc những tài sản phi tài chính như vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vốn ra

10

Ví dụ giả sử lãi suất trong 3 năm không đổi là 7/năm, tới năm thứ 3, Nam mới có nhu cầu sử dụng tiền, số tiền

Nam nhận được là: 100*(1+0,07)^3=122,5043 triệu

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

14


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

nước ngồi, làm giảm cung quỹ cho vay, gây áp lực tăng lãi suất của các ngân hàng cũng
như trên thị trường.
6.2.3. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách
Cầu của quỹ cho vay tăng làm tăng lãi suất
Tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát do bội
chi, do vậy sẽ gây áp lực tăng lãi suất
Thông thường trong q trình thực hiện CSTK mở rộng, chính phủ
thường phát hành trái phiếu ->cung trái phiếu tăng làm giá trái phiếu giảm, do đó
lãi suất tăng
6.2.4. Những thay đổi trong đời sống xã hội
Sự phát triển của thị trường tài chính với các cơng cụ tài chính đa dạng phong

phú, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thể chế tài chính, Hiệu suất sử dụng vốn hay tỷ suất
đầu tư cận biên trong nền kinh tế trong các thời kỳ khác nhau do những thay đổi trong
cơng nghệ, Tình hình kinh tế, chính trị cũng như những biến động tài chính quốc tế như
các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới; các luồng vốn đầu tư ra, vào đối với
các nước,..đều ít nhiều tác động đến lãi suất của các nước khác.
Do đó, địi hỏi các nhà nghiên cứu, soạn thảo và điều hành chính sách lãi suất
phải có những sự nhìn nhận tổng thế trước khi đưa ra bất kỳ một kết luận hoặc quyết định
nào.
6.3.
Tác động của lãi suất với nền kinh tế
6.3.1. Cấu trúc kỳ hạn và cấu trúc rủi ro của lãi suất
Cấu trúc kì hạn: món vay có thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao
Cấu trúc rủi ro: món vay có độ rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao
6.3.2. Lãi suất với quá trình huy động vốn
Lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy để phát triển kinh tế cần phải có vốn và thời
gian. Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo nguyên tắc: lãi suất phải bảo
toàn được giá trị vốn vay, đảm bảo tích lũy cho cả người cho vay và người đi vay. Cụ thể:
Tỷ lệ lạm phát< lãi suất tiền gửi < lãi suất tiền vay < tỷ suất lợi nhuận bình quân
+ Lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và tiền vay)
6.3.3. Lãi suất với quá trình đầu tư

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

15


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

i
I=Io-b*i


I

Q trình đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định được thực hiện khi mà họ
dự tính lợi nhuận thu được từ tai sản cố định này nhiều hơn số lãi phải trả cho các khoản
đi vay để đầu tư. Do đó khi lãi suất xuống thấp các hãng kinh doanh có điều kiện tiến
hành mở rộng đâu tư và ngược lại. Trong mơi trường tiền tệ hồn chỉnh, ngay cả khi một
doanh nghiệp thừa vốn thì chi tiêu đầu tư có kế hoạch vẫn bị ảnh hưởng bởi lãi suất, bởi
vì thay cho việc đầu tư vào mở rộng sản xuất doanh nghiệp có thể mua chứng khốn hay
gửi vào ngân hàng nếu lãi suất cao, sử dụng lá chắn thuế…

6.3.4. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm
Khi lãi suất thấp chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều cho việc tiêu
dùng hàng hóa nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn. Khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản
tiều để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng.
6.3.5. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khấu
Tỷ giá chịu ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay
đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa.
Lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát tăng (lãi suất thực không đổi)
->tỷ giá giảm.
Lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng (tỷ lệ lạm phát không đổi)
-> tỷ giá tăng.
Tỷ giá đồng ngoại tệ tăng ->đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược
lại.
Mối quan hệ giữa lãi suất và xuất nhập khẩu:

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

16



Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

Lãi suất i
NX=NX(i)
i1
i2

NX1

NX2

Với một mức lãi suất
thực tế thấp, tỷ giái
thấp thì xuất khẩu
ròng cao và với mức
lãi suất, tỷ giá cao thì
mức xuất khẩu rịng
thấp

NX

6.3.6. Tác động của lãi suất với lạm phát
Theo Fisher: lãi suất tăng cao trong quá trình lạm phát, do đó lãi suất được sử dụng
để điều chỉnh lạm phát, cụ thể đó là tăng lãi suất  thu hẹp lượng tiền trong lưu thông 
lạm phát được kìm chế.
6.3.7. Tác động của lãi suất với ngân hàng thương mại
Ngân hàng hoạt động với phương châm vay để cho vay. NHTM huy động vốn tạm
thời nhàn rỗi trong các doanh nghiệp và dân cư để cho vay phát triển kinh tế và các nhu
cầu tiêu dùng khác của nhân dân. Để huy động vốn và cho vay có hiệu quả, NHTM phải

xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay một cách hợp lý. Do vậy, khi huy động tiền
gửi mà với lãi suất thấp thì khơng khuyến khích doanh nghiệp và dân cư gửi tiền nhàn rỗi
vào ngân hàng, sẽ dẫn đến hậu quả là NHTM không đủ vốn để cho vay đáp ứng yêu cầu
vay vốn của khách hàng. Ngược lại, nếu lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh khơng có lãi hoặc lãi q thấp sẽ thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động để
gửi vốn vào ngân hàng.
7. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
7.1. Khái niệm và phân loại
Tỷ giá hối đoái11 (tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của
hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đối là giá của một đồng tiền này tính
bằng giá của một đồng tiền khác.
11

Ví dụ:Tỷ giá giữa đồng đơ la và đồng Việt Nam là 21.000 thì điều đó có nghĩa là muốn có 1 đồng USD là

bạn phải trả 21000VNĐ; nếu muốn có 21000VNĐ, người Mỹ phải bán ra 1 USD trên thị trường thế giới.
E(VNĐ/USD)= 21000

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

17


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

Khi nói đến tỷ giá hối đoái giữa hai nước, người ta thường ám chỉ đó là tỷ
giá hối đối danh nghĩa.Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối giữa hai đồng tiền
của hai nước.Tỷ giá hối đoái danh nghĩa không xét đến tương quan giá cả hay tương quan
lạm phát giữa hai nước.
Tỷ giá hối đoái thực tế là giá tương đối của hàng hóa và dịch vụ được trao

đổi giữa hai nước,có xét đến tương quan giá cả giữa hai nước hoặc tương quan tỉ lệ lạm
phát giữa hai nước.
Quan hệ giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện qua cách tính sau :
ỷ á ố đ á
ự ế (ɛ)
ỷ á ố đ á
ĩ
á ướ
à
=
á ộ đị


á ố đ á
=





ế (ɛ)
á ố đ á

Phân loại tỷ giá

ỷ ệ ạ

Thời điểm
giao dịch


Phương thức
giao dịch

Nghiệp vụ
mua bán

• Tỷ giá mở
cửa openning
rate

• Tỷ giá giao
dịch ngay spot rate

• Tỷ giá mua BID rate

• Tỷ giá đóng
cửa - closing
rate

• Tỷ giá giao
dịch có kì
hạn forward rade

• Tỷ giá bán ASK rate

ĩ

á

ỷ ệ ạ

ướ

à

á

Phương tiện
thanh tốn
• Tỷ giá Secs cheque rate
• Tỷ giá hối phiếu trả
ngay - draft rate
• Tỷ giá hối phiếu có
kì hạn - time draft
rate
• Tỷ giá chuyển
khoản có kì hạn tranfer rate
• Tỷ giá tiền mặt cash rate

ướ
Phtiện chuyển
ngoại hối
• Tỷ giá điện
hối - T/T
rate
• Tỷ giá thư
hối - M/T
rate

Thị trường ngoại hối: nơi diễn ra các hoạt động giao dịch ngoại tệ và các
phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ.


CLB CHỨNG KHỐN SINH VIÊN SSC - NEU

18


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

7.2. Tác động của tỷ giá đến các biến vĩ mô khác.
Bạn có thể hình dung bao qt qua sơ đồ sau:

•Sức mua của
đồng tiền
•Cán cân thanh
tốn quốc tế
•Yếu tố tâm lý
•Vai trị quản lý
của NH trung
ương
•Năng suất lao
động

Tỷ
giá

•Cán cân
thanh tốn
•Lạm phát
•Sản lượng
và việc làm

•Đầu tư
quốc tế
•Nợ nước
ngồi

7.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá12.
12

Ở nhiều nước đang phát triển, tình trạng “đơ-la hóa” được thể hiện rõ nét trong việc người dân chuộng hàng

ngoại, lo sợ đồng nội tệ mất giá --> giữ đơ-la và thanh tốn lạm dụng -> cầu đôla luôn cao –> giá đôla cao, nội tệ

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

19


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.


Sức mua của mỗi đồng tiền trong một cặp tiền tệ.
Tỷ giá được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại hối và nguyên tắc một giá
 khi sức mua của đồng nội tệ tăng lên sẽ làm tỷ giá giảm xuống và ngược lại.

Cán cân thanh toán quốc tế:
Khi nhập khẩu bị hạn chế, giá cả hàng nhập khẩu sẽ tăng lên, nhu cầu hàng nhập
khẩu giảm, nhu cầu hàng nội địa tăng, nội tệ tăng giá.

Yếu tố tâm lý:
Dựa vào sự phán đoán từ các sự kiện kinh tế, chính trị của một nước và tình hình

thế giới, cả chính trị và kinh tế có liên quan các nhà kinh doanh ngoại hối bao gồm các
ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp và kể cả người đầu cơ tùy theo sự phán đốn đó
mà hành động.

Vai trị quản lý của ngân hàng trung ương:
NHTW tạo điều kiện vật chất để có thể can thiệp là thực lực về tiềm năng quốc gia
biểu hiện bằng quỹ ngoại tệ bình ổn giá, bao gồm ngoại tệ dự trữ quốc gia.

Năng suất lao động:
Nếu năng suất lao động trong nước tăng, giá cả hàng hóa trong nước sẽ rẻ một cách
tương đối với hàng hóa nước ngồi, sẽ làm cho mức giá tương đối có xu hướng sụt giảm
làm đồng ngoại tệ có xu hướng giảm hay đồng nội tệ lên giá làm tỷ giá giảm xuống.
7.2.2. Các yếu tố chịu tác động của tỷ giá.

Tỷ giá và cán cân thanh toán:
Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ tác động trực tiếp tới giá cả hàng xuất nhập
khẩu của từng quốc gia. Khi TGHĐ tăng (đồng nội tệ xuống giá) sẽ làm tăng giá trong
nước của hàng nhập khẩu và giảm giá ngoài nước của hàng xuất khẩu của nước đó, tăng
sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước. Các nguồn lực sẽ được thu hút vào ngành
sản xuất cạnh tranh hiệu quả hơn so với hàng nhập khẩu và ngành xuất khẩu có hiệu quả
hơn trên các thị trường quốc tế. Kết quả là xuất khẩu tăng nhập khẩu giảm làm cán cân
thanh toán được cải thiện.

Tỷ giá và lạm phát:
Các nhà nghiên cứu cho rằng: Khi mức độ phá giá của tiền tệ lớn hơn sự mất giá
của hàng hóa, lạm phát sẽ gia tăng và ngược lại. Bởi vậy khi lạm phát trầm trọng, tăng tỷ
giá có thể hạn chế được lạm phát.

mất giá. Mà hầu hết các nước đang phát triển đều có món nợ nước ngồi, chủ yếu tính bằng đồng USD –> căng
thẳng trong dự trữ ngoại hối đảm bảo khả năng thanh tốn nợ


CLB CHỨNG KHỐN SINH VIÊN SSC - NEU

20


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

Tuy nhiên, lý luậntrên đến nay khơng cịn phù hợp với thực tế, việc tăng tỷ giá lên
một mức nhất định có thể gây ra khủng hoảng tiền tệ. Việc tăng tỷ giá quá mức cũng có
thể làm cho nền kinh tế bị rối loạn, lạm phát sẽ chuyển thành giảm phát.
Mehico là ví dụ điển hình cho vấn đề này13

Với sản lượng và việc làm:
Đối với các lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nước thì khi TGHĐ
tăng, sự tăng giá hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này
giúp phát triển sản xuất từ đó tạo thêm cơng ăn việc làm giảm thất nghiệp, sản lượng
quốc gia có thể tăng lên và ngược lại.

Đối với đầu tư quốc tế:
Đầu tư trực tiếp: TGHĐ tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tư nước ngồi
đầu tư hoặc góp vốn liên doanh. Vốn ngoại tệ hoặc tư liệu sản xuất được đưa vào nước sở
tại thường được chuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá chính thức, tác động tới chi phí sản
xuất và hiệu quả các hoạt động đầu tư nước ngồi. Do đó sự thay đổi TGHĐ có ảnh
hưởng nhất định tới hành vi của các nhà đầu tư trong việc quyết định có đầu tư vào nước
sở tại hay khơng.
Đầu tư gián tiếp: là loại hình đầu tư thơng qua hoạt động tín dụng quốc tế cũng như
việc mua bán các loại chứng khốn có giá trên thị trường.
ợ ứ



ạ ệ
= ã

ạ ệ+ ả
á đồ
ộ ệ
Tổng lợi tức từ khoản vay bằng ngoại tệ lớn hơn lãi suất trong nước sẽ xảy ra hiện
tượng luồng vốn chảy ra nước ngoài và ngược lại TGHĐ giảm luồng vốn sẽ đổ vào trong
nước.

Với nợ nước ngồi:
13





Mêhicơ:Đầu những năm 90, lạm phát cao, một trong những nguyên nhân do khơng kiểm sốt việc tăng lương.

Chính phủ sử dụng chính sách tỷ gi, tăng giá đồng Peso tới 40%. Kèm theo đó, khả năng cạnh tranh quốc tế của
hàng hóa giảm xút, cán cân thanh toán xấu đi, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Năm 1993 kinh tế Mêhicô bắt đầu đình trệ, dịng vốn tư bản từ nước ngồi liên tục tháo chạy.Đến tháng 12 năm
1994, Mêhicô buộc phải công bố đồng Peso phá giá 15,3%. Trong những ngày cuối năm 1994, đồng Peso phá giá
thêm 40%. Chỉ số giá cả tiêu dùng tăng vọt, năm 1994 chỉ số CPI là 7%, đến năm 1995 tăng lên 35%. Từ năm 1994
đến năm 1996, tính theo số lũy kế, về mặt danh nghĩa đồng Peso mất giá tới 150%. Cuối cùng điều tồi tệ nhất đã tới,
Mêhicô rơi vào cuộc khủng hoảng tiền tệ.

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU


21


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

Các khoản vay nợ nước ngồi thường được tính theo đơn vị tiền tệ nước đó hoặc
những đồng tiền mạnh nên khi TGHĐ tăng lên cũng đồng nghĩa với sự tăng lên của gánh
nặng nợ nước ngoài.
7.3. Các chế độ điều hành tỷ giá hối đoái
7.3.1. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
Tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường mà
khơng có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW.Trong chế độ thả nổi hoàn toàn, sự biến
động của tỷ giá là khơng có giới hạn và ln phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung
cầu trên thị trường ngoại hối.
7.3.2. Chế độ tỷ giá cố định
Là chế độ tỷ giá trong đó NHTW cơng bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức
tỷ giá cố định, gọi là tỷ giá trung tâm, trong một biên độ hẹp đã được ấn định trước. Như
vậy trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên
thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá trung tâm và duy trì biến động của nó trong một
biên độ dao động hẹp đã định trước, đồng thời, NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại
hối nhất định.
7.3.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết 14:
NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá
biến động trong một vùng nhất định, nhưng NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá cố
định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỷ giá trung tâm. Chẳng hạn NHTW
khơng cơng bố và khơng cam kết duy trì một mức tỷ giá cố định nào, nhưng cam kết can
thiệp để tỷ giá ngày hôm nay chỉ biến động trong một giới hạn tỷ lệ % nhất định so với
ngày hơm trước.
Vậy ở Việt Nam đang duy trì chế độ tỷ giá nào?


14

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và

chế độ tỷ giá thả nổi.

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

22


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

CHƯƠNG II: MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MƠ
Như đã đề cập từ chương trước, chương này các bạn sẽ được giới thiệu một số chính sách
mà nhà nước sử dụng để can thiệp vào nền kinh tế khi có những biến động của chu kì kinh
doanh. Mặc dù có thể chờ đợi nền kinh tế tự điều tiết theo cơ chế thị trường để trở về mức sản
lượng tiềm năng, tuy nhiên, một trong những nhà kinh tế học lỗi lạc, người được coi là cha đẻ
của kinh tế học vĩ mô – J.M. Keynes đã phát biểu rằng: “Trong dài hạn chúng ta đều chết”.
Không thể chờ đợi nền kinh tế tự điều tiết được, chính vì vậy, chính phủ phải giơ tay can thiệp
vào nền kinh tế, để điều tiết nó trở lại trạng thái như mong muốn.

1.
CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA
Trong phần mơ hình AD – AS, chúng ta đã thấy các biến động kinh tế vĩ mô
trong ngắn hạn là do sự dịch chuyển của đường AD hoặc AS ngắn hạn. Trong chương
này, chúng ta sẽ đề cập chủ yếu đến tổng cầu của nền kinh tế trong bối cảnh nền kinh
tế khơng có những hạn chế về tổng cung, tức là còn nhiều nguồn lực chưa được sử
dụng hết. Khi đó giá cả là cố định, sản lượng chỉ do tổng cầu quyết định.
P

AD0

AD1

P*

Y1

Y2

Y

Giả thiết này tương ứng với lập luận của Keynes về mức giá cứng nhắc trong thời
kì suy thối. Vì vậy chương này chính là giới thiệu lý thuyết xác định sản lượng của
Keynes.
1.1.
Cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu:
Như đã biết AD = C + G + I + NX. Chúng ta có thể xem như tổng cầu chính là tổng
chi tiêu của nền kinh tế cho 4 lĩnh vực trên là tiêu dùng, đầu tư, hàng hóa và dịch vụ cơng
và xuất khẩu rịng. Phương pháp để xác định mức sản lượng và tổng cầu tại trạng thái cân
bằng khi nền kinh tế chưa toàn dụng nguồn lực là cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu với
công cụ là đường tổng chi tiêu ( Aggregate Expenditure – AE) . Đường tổng chi tiêu biểu
diễn mối quan hệ giữa tổng chi tiêu và tổng thu nhập quốc dân.

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

23


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.


P

AE

P0

Y0

Y

Bạn thấy gì khi nhìn vào đường tổng chi tiêu15?
Một trong những phương pháp đo lường tổng sản phẩm trong nước là phương pháp
thu nhập đã chỉ ra mối liên hệ quan trọng giữa tổng chi tiêu AE, tổng thu nhập quốc dân (
Aggregate Incomes – AI) và tổng sản lượng của tồn bộ nền kinh tế GDP. Đó là:

AE = AI =GDP.

Đây là cơ sở quan trọng để giải thích về đường tổng chi tiêu. Cần ghi nhớ, tổng chi
tiêu ở đây là tổng chi tiêu dự kiến ( theo kế hoạch) tại mỗi mức thu nhập với giả thiết
mức giá cho trước. Còn đường tổng cầu biểu diễn lượng tổng cầu( tổng chi tiêu) tại mỗi
mức giá.
1.2.
Xác định sản lượng trong nền kinh tế:
Công thức xác định sản lượng trong nền kinh tế mở

Y16CB=
15

∗(


)

+

∗(



)

AE là đường dốc lên phản ánh khi thu nhập quốc dân tăng thì tổng chi tiêu cũng tăng.

AE cắt trục tung tại một giá trị dương AE0 gọi là chi tiêu tự định. Đây là phần chi tiêu vẫn tồn tại ngay cả khi Y = 0.
Đường 450 đi qua gốc tọa độ có độ dốc bằng 1. Mọi điểm trên đường này đều thể hiện rằng tổng chi tiêu AE = tổng
thu nhập quốc dân hay tổng sản lượng Y. Đường AE có độ dốc thoải hơn đường 450.
Vị trí đường AE cắt đường 450 gọi là vị trí cân bằng, xác lập trạng thái cân bằng của nền kinh tế, tổng chi tiêu bằng
tổng sản lượng.Tại đây mọi hàng hóa sản xuất ra đều được mua, lượng hàng tồn kho ngoài kế hoạch bằng 0.


16



số nhân chi tiêu:m =



số nhân thuế:mT = - MPC. m


tổng chi tiêu tự định:AE0 = C0 + I0 + G0 + X0
∗(

)

YCB = AEo.m + mT.T0.
Đối với nền kinh tế khác nhau, bạn có thể thay đổi một vài biến số trong cơng thức. Ví như nền kinh tế giản đơn,
khơng có chính phủ thì các biến số I0, G0, X0, T0, t, MPM đều bằng 0.
Khi đó :

YCB=

.

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

24


Kinh tế vĩ mơ và thị trường chứng khốn.

Trong đó:

nhập

YCB: mức sản lượng tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu bằng tổng thu


C0: tiêu dùng tự định, MPC: xu hướng tiêu dùng cận biên


T0: thuế không phụ thuộc vào thu nhập, t: thuế suất, MPM: xu hướng
nhập khẩu cận biên

I0,G0, Xo: đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu với giả định là biến ngoại
sinh của mơ hình

YCB = AEo.m + mT.T0.

Từ cơng thức trên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, một trong những biện pháp để
thay đổi mức sản lượng của nền kinh tế chính là tác động vào tổng chi tiêu. Chính phủ
với các chính sách kinh tế vĩ mơ của mình có thể dễ dàng làm thay đổi tổng chi tiêu của
nền kinh tế, trước hết là chi tiêu công. Một trong những biện pháp chính và quan trọng
nhất chính là chính sách tài khóa.
Đố bạn chính sách tài khóa đạt hiệu quả cao khi nào ?
1.3.
Chính sách tài khóa.
Định nghĩa.
Chính sách tài khóa là chính sách kinh tế vĩ mơ được chính phủ sử dụng để
bình ổn nền kinh tế trong ngắn hạn thơng qua hai cơng cụ là chi tiêu chính phủ và
thuế.
Mục tiêu cơ bản của chính sách tài khóa là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
tạo công ăn việc làm và ổn định lạm phát ở mức hợp lý.
Mặc dù chính sách tài khóa có thể tác động đến tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, nó chủ yếu ảnh hưởng đến tổng cầu về
hàng hóa và dịch vụ. Chính phủ có thể lựa chọn thay đổi chi tiêu hoặc thuế hoặc đồng
thời cả hai thành tố trên để mở rộng hay cắt giảm tổng cầu nhằm bình ổn nền kinh tế.
Phải xin nhấn mạnh một lần nữa, chính sách tài khóa chỉ có thể phát huy tối đa hiệu quả
của nó trong nền kinh tế mà sản lượng cân bằng chưa đạt đến mức sản lượng tiềm năng
Y*. Vì như chúng ta biết, đường tổng cung dài hạn là một đường thẳng đứng, khi chính
sách tài khóa tác động làm thay đổi tổng cầu, nó chỉ có thể làm tăng hay giảm mức giá

chung mà khơng làm thay đổi gì đến sản lượng.
Có hai loại chính sách tài khóa.

CLB CHỨNG KHOÁN SINH VIÊN SSC - NEU

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×