Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

LI_NOI_DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.32 KB, 13 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh, kinh doanh được xem
là hoạt động tiền ẩn nhiều rủi ro và thách thức. Khoảng 20% doanh
nghiệp VNR500 tách biệt vai trị Chủ tịch Hợi đồng quản trị và CEO,
trong khi tại đa số doanh nghiệp còn lại, người nắm giữ nhiều cổ phiếu
nhất của công ty thường kiêm luôn hai nhiệm vụ: Chủ tịch HĐQT và
CEO. Vậy hệ thống quản trị doanh nghiệp nào tốt hơn?
Quá trình cổ phần và đại chúng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam
tuy chỉ ở giai đọan khởi điểm, tuy nhiên đã khơng ít sự kiện tai tiếng về
quản trị cơng ty (corporate governance). Trong khuôn khổ bài viết này,
chúng tôi chỉ muốn đề cập đến mợt khía cạnh cụ thể mà hầu hết các
doanh nghiệp Việt Nam đang băn khoăn: “Chủ tịch hội đồng quản trị có
nên đồng nhất là CEO hay không ?”
Chủ tịch HĐQT và CEO là những người lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Theo cơ cấu quản trị công ty, HĐQT thực hiện việc quản trị, đặc biệt tập
trung vào hoạch định chiến lược còn CEO thực hiện việc điều hành, thực
hiện chiến lược. Để thống nhất trong ngôn từ, trong bài viết này tôi gọi
“quản trị” là công việc ở cấp HĐQT (governance) và “điều hành” là công
tác quản lý và thực hiện chiến lược của ban giám đốc và toàn thể bộ máy
doanh nghiệp.


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CHỦ TỊCH HĐQT VÀ CEO
1.1 CHỦ TỊCH HĐQT
1.1.1 Khái niệm về chủ tịch HĐQT
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị
của công ty cổ phần. Là người đứng đầu Hội đồng quản trị nhưng
theo Luật doanh nghiệp năm 2005 thì Chủ tịch hợi đồng quản trị
khơng chỉ được Hội đồng quản trị bầu theo nguyên tắc bầu dồn
phiếu trong số các thành viên hội đồng quản trị đại diện cho quyền
lợi của thành viên Hội đồng quản trị mà Chủ tịch Hợi đồng quản trị


cịn được cả Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp để đại diện cho
quyền lợi của đa số các cổ đông.
Nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị được Hội đồng quản trị bầu
trong số các thành viên Hợi đồng quản trị thì Chủ tịch Hội đồng
quản trị phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong suốt
nhiệm kỳ của mình cịn nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị mà được
Đại hội đồng cổ đơng bầu trực tiếp thì Chủ tịch Hợi đồng quản trị
chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong suốt nhiệm kỳ
của mình.
Với quy định tuy mang tính linh hoạt về việc bầu ra người
đứng đầu Hội đồng quản trị nhưng lại dẫn đến tình trạng xung đợt
về mặt lợi ích cũng như việc Chủ tịch Hơi đồng quản trị do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra thực hiện đúng theo các quyền và nghĩa vụ mà
pháp luật Doanh nghiệp quy định là rất khó. Chính vì vậy, điều lệ
công ty nên quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản
trị bầu trong số các thành viên Hội đồng quản trị để tránh xung đột
lợi ích cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ tịch Hội đồng


quản trị thực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy
định của pháp luât.
1.1.2 Các quyền và nghĩa vụ của chủ tịch HĐQT
a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc ch̉n bị chương trình, nợi dung, tài
liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng
quản trị;
c) Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;
d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các qút định của Hợi
đồng quản trị;
đ) Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông;

e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và
Điều lệ công ty.
Nếu trong trường hợp Chủ tịch Hợi đồng quản trị vắng mặt
thì phải làm ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác để
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch hội đồng quản trị
theo quy định tại Điều lệ công ty. Nếu trong trường hợp khơng có
ủy qùn hoặc Chủ tịch Hợi đồng quản trị khơng làm được việc thì
các thành viên cịn lại có thể tiến hành bầu mợt người khác trong số
các thành viên Hội đồng quản trị tạm thời giữa chức Chủ tịch Hội
đồng quản trị theo nguyên tắc quán bán.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội
đồng quản trị, được bầu trực tiếp từ Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội
đồng quản trị. Chủ tịch Hợi đồng quản trị có các qùn và nghĩa vụ
do pháp luật quy định để đảm bảo cho suốt quá trình hoạt đợng của
Hợi đồng quản trị.
1.2 CEO


1.2.1 Khái niệm
CEO là chữ viết tắt của Chief Exccutive Officer. Nói mợt cách dễ
hiểu thì CEO là người quản lý, lãnh đạo và điều hành cao nhất của
một công ty và là đại diện cho pháp luật của công ty hoặc tập đoàn
kinh doanh.
Theo Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp, CEO phải có kiến
thức đa lĩnh vực. Ngoài kỹ năng kinh doanh, CEO còn am hiểu các
vấn đề liên quan đế Luật, Nhân sự, Thuế, Hành vi tổ chức, Phong
cách, Tài chính, Kế toán,... Viện này đưa ra những môn học được
đánh giá "sát sườn" (theo kết luận của Viện Kế toán - Quản trị
Doanh nghiệp) gồm: Chiến lược kinh doanh, Hành vi Tổ chức,
Phong cách lãnh đạo, Luật Kinh tế và định chế quốc tế, Tài chính

dành cho CEO, Kế toán dành cho CEO, Quản trị Marketing và Xây
dựng thương hiệu, Thuế dành cho CEO, Kinh doanh trong môi
trường quốc tế, Hệ thống quản lý ISO, Kinh tế học dành cho CEO.
Còn theo trường đào tạo những người dẫn đầu B.S.L, CEO phải có
thêm kiến thức và kỹ năng về thị trường, về khách hàng, biết cách
đánh giá và nhạy cảm về mức độ cạnh tranh để xác định đúng đắn
tư tưởng và nội dung cho chiến lược. Triển khai các tư tưởng nội
dung chiến lược thành các chương trình hành đợng và chính sách
cho tổ chức. Bên cạnh đó các kiến thức về quản trị sự thay đổi và
đổi mới là không thể thiếu trong giai đoạn hậu WTO của thị trường
Việt Nam.
1.2.2 Các quyền và nghĩa vụ của CEO
Là người định hướng CHIẾN LƯỢC và chỉ đạo triển khai thực
hiện các chiến lược của công ty trung hạn và dài hạn.


Là người chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị của công ty
và chịu trách nhiệm với pháp luật, nhân viên, khách hàng và xã hội.
Là người thiết lập hệ thống quản lý, điều hành cho toàn bộ hoạt
động của cơng ty.
Là người đứng đầu xây dựng văn hóa của công ty.
Là người quản lý và phát triển đội ngũ nhân sự của công ty.
Là người chịu trách nhiệm cuối cùng về sự sống cịn của cơng ty
thơng qua quản lý tài chính (tiền bao gồm quỹ tiền mặt, thu, chi, lợi
nhuận, đầu tư và thuế nhà nước).
Là người nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Và nhiều cơng việc khác...
CEO có vai trị rất lớn đối với doanh nghiệp. Với các tổ chức đầu
tư tài chính chuyên nghiệp, khi quyết định đầu tư vào đâu thì họ
phải xét tới năng lực ban lãnh đạo ở đó, trước hết là năng lực của

các CEO. Trên sàn giao dịch chứng khoán, thì CEO cũng có ảnh
hưởng nhất định tới cổ phiếu. CEO có thể ảnh hưởng tới mọi hoạt
động kinh doanh, quản lý và các mối quan hệ của doanh nghiệp. Vì
vậy, với các CEO có năng lực thì cơ hợi thăng tiến rất lớn và được
đánh giá rất cao. Giữa các doanh nghiệp luôn tồn tại mợt c̣c
chiến “giành giật” những CEO tài năng có khả năng lãnh đạo cơng
ty. Và đây chính là mợt trong những cơ hội để các CEO thử sức và
thể hiện khả năng của mình.
Xét ở tầm quốc gia, thực tiễn phát triền ở khắp các nước đã cho
thấy nỗ lực của cộng đồng các nhà quản lý ở tất cả các cấp là nhân
tố quyết định sự bền vững, sức mạnh cạnh tranh, sự phát triển và
niềm kiêu hãnh của mỗi quốc gia. Với vai trị quan trọng đó, nên
các nhà quản lý có nhiều cơ hợi phát triển cá nhân và cơ hợi đóng
góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nói chung.


CHƯƠNG II: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ CEO,
HAI HAY MỘT ?
Khoảng 20% doanh nghiệp VNR500 tách biệt vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO, trong khi tại đa
số doanh nghiệp còn lại, người nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất của công ty thường kiêm luôn hai nhiệm
vụ: Chủ tịch HĐQT và CEO. Vậy hệ thống quản trị doanh nghiệp nào tốt hơn?
Quá trình cổ phần và đại chúng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam tuy chỉ ở giai đọan khởi điểm, tuy
nhiên đã không ít sự kiện tai tiếng về quản trị công ty (corporate governance). Những vụ việc xuất hiện
khá dày đặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng gần đây, như của Bông Bạch Tuyết hay
Đường La Ngà, mới chỉ là khởi đầu của câu chuyện dài của việc giải quyết và kiềm chế các xung đột lợi
ích trong bản thân doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ muốn đề cập đến một khía cạnh cụ thể mà hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam đang băn khoăn: “CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị, nên kiêm nhiệm hay tách biệt?”
Chủ tịch HĐQT và CEO là những người lãnh đạo trong doanh nghiệp. Theo cơ cấu quản trị công ty,
HĐQT thực hiện việc quản trị, đặc biệt tập trung vào hoạch định chiến lược còn CEO thực hiện việc

điều hành, thực hiện chiến lược. Để thống nhất trong ngôn từ, trong bài viết này chúng tôi gọi “quản trị”
là công việc ở cấp HĐQT (governance) và “điều hành” là công tác quản lý và thực hiện chiến lược của
ban giám đốc và tịan thể bộ máy doanh nghiệp.

2.1 Góc độ pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2005 không quy định phải tách bạch vị trí chủ tịch
HĐQT và vị trị CEO. Tuy nhiên, các văn bản có liên quan về các cơng
ty cổ phần niêm ́t trên TTCK có xu hướng khuyến khích việc tách
bạch hai nhiệm vụ này.
Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19 tháng 3 năm 2007 về việc ban
hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch
Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (“Quyết định 15”)
quy định rằng vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám
đốc điều hành nên tách biệt. Quy định này dựa trên hai lập luận cơ
bản: thứ nhất, trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT và CEO là khác nhau
và cần được quy định khác nhau; thứ hai, nếu kết hợp vai trò Chủ tịch
HĐQT và CEO có thể sẽ gây sự tập trung quyền lực ngoài ý muốn.


Điều 10 Quyết định 12 /2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2007 về
việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm
yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán quy định rằng việc kiêm nhiệm chức vụ CEO của Chủ tịch
HĐQT phải được phê duyệt tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).
Như vậy, pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam không cấm việc Chủ
tịch HĐQT kiêm nhiệm chức vụ CEO, tuy rằng mợt số văn bản dưới
Luật có xu hướng không ủng hộ việc kiêm nhiệm trên.
2.2 Kinh nghiệm quốc tế

Khơng có sự thống nhất về mơ hình quản trị cơng ty trên thế giới.

Quan điểm tách biệt vai trị CEO và Chủ tịch HĐQT nhìn chung được
rất nhiều các nước châu Âu ủng hộ (100% các công ty ở Đức & Hà
Lan áp dụng mơ hình này), có thể gọi đây là trường phái Châu Âu.
Tuy nhiên các doanh nghiệp Mỹ có quan điểm khá khác biệt!
Ngay cả giữa Anh và Mỹ, hai nước vẫn được xếp loại thuộc cùng
nhóm Anglo-Xăcxơng, sự khác biệt là rất rõ ràng.
Ở Anh, khoảng 95% trên tổng số 350 công ty trên Sàn giao dịch chứng
khoán Luân Đôn tuân thủ theo nguyên tắc Chủ tịch HĐQT và CEO
phải là hai người khác nhau.
Ngược lại, ở Mỹ trong vòng 15 năm qua, gần 80% trên tổng số 500
công ty trong danh sách của Standard & Poor’s (S&P500) đã kết hợp
hai vị trí này làm một.


Đức Hà
Lan

Nam Anh
Phi

Úc

Canada

100%

100%

90%


65%

100%

95%

Bỉ Singapo
57%

57%

Mỹ Pháp
20%

18%

Bảng 1: Phần trăm tách biệt vai trị Chủ tịch HĐQT và CEO của các
cơng

ty

được

niêm

yết



các


nước.

(Nguồn:

ICPAS,

KORN/FERRY,SPENCER STUART, McKinsey)
Mợt hợi đồng quản trị điển hình ở Mỹ là sự kết hợp vai trò của chủ
tịch và giám đốc điều hành, đây là một thực tế ở đa số các doanh
nghiệp có tên trong chỉ số kết hợp S&P’s 1500 (chỉ số do công ty
Standard & Poor's - chuyên định mức tín dụng, xuất bản các nghiên
cứu về tài chính và cổ phiếu, trái phiếu - cơng bố.). Trong số các công
ty thực hiện theo cách này, thường thấy trường hợp chỉ định một giám
đốc độc lập từ bên ngoài đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc.
Cịn ở Anh, nơi Hội đồng Quản trị về mặt lịch sử thường có ít giám
đốc đợc lập hơn bên Mỹ, thì có một thực tế khác là việc chỉ định một
giám đốc đợc lập vào vị trí chủ tịch - khơng điều hành. Câu hỏi - liệu
các cơng ty của Mỹ có nên hay khơng, học tập mơ hình phân chia vai
trị giữa chủ tịch và CEO của người Anh đang làm nảy sinh một cuộc
khủng hoảng về liên hiệp công ty tại Mỹ, gần đây là tại Countrywide
Financial - nơi các tổ chức đầu tư kêu gọi một sự phân chia các vai trò
kiêm nhiệm.
Khảo sát mới nhất của hãng đầu tư Institutional Shareholder Services
được công bố vào tháng 9/2007 cho thấy: 36% các tổ chức đầu tư có
hứng thú với việc phân tách, tuy nhiên lại có tới 50% cảm thấy hoàn
toàn thỏa mãn với việc kết hợp đảm nhận vai trò chủ tịch và CEO.
Liệu sự phân tách vai trị này có mang lại sự điều hành tốt hơn hay chỉ
đơn giản là mợt hình thức để làm n lịng các cổ đơng - những người



vốn ít có ảnh hưởng tới hiệu lực của hợi đồng quản trị? Trước khi
quyết định điều gì là tốt nhất cho HĐQT của bạn, thì dưới đây là mợt
vài sự liên hệ mật thiết với thực tiễn mà bạn nên xem xét:
Năm 2004, Hiệp hợi nhóm các giám đốc quốc gia (NACD) đã tổ chức
một ủy ban cấp cao gồm 50 thành viên các hội đồng quản trị, các
CEO, các tổ chức đầu tư giàu kinh nghiệm của các công ty nhằm
nghiên cứu vấn đề trên. Và kết quả là:
1/3 dành ưu tiên cho việc nên phân chia vai trò giữa chủ tịch và CEO.
Những người này bày tỏ sự lo ngại về việc một người vừa là lãnh đạo
của hội đồng quản trị (chủ tịch) đồng thời lại cũng là người làm thuê
cho hội đồng quản trị (CEO). Họ cho rằng mơ hình có mợt chủ tịch khơng điều hành là tốt nhất.
1/3 lại e ngại khi vai trị được phân chia. Họ ủng hợ việc kết hợp hai
vai trị như thơng lệ hiện nay, nhưng nên chọn mợt giám đốc đợc lập
từ bên ngoài vào vị trí tổng giám đốc.
1/3 cịn lại cảm thấy khơng có nhiều khác biệt khi sự lãnh đạo độc lập
của hội đồng quản trị được quyết định bởi tổng giám đốc hay là chủ
tịch – không điều hành. Theo quan điểm của nhóm này thì rốt c̣c,
chính sức tác đợng của cá nhân người lãnh đạo mới là vấn đề, chứ việc
đặt ra các chức danh khơng có gì quan trọng.
NACD cũng tán đồng quan điểm cuối cùng này và cho đó là phương
án tối ưu.
Những khảo sát gần đây chỉ ra rằng hơn 70% công ty trong danh sách
Fortune 1000 (là danh sách xếp hạng 1000 công ty đại chúng ở Mỹ
tính theo tổng doanh thu) có chức danh tổng giám đốc. Trong khi đó
vẫn có vài hợi đồng quản trị ở Mỹ chỉ định ra các chủ tịch - không
điều hành, tuy nhiên trên thực tế đó thường là những cơng ty vừa trải
qua khủng hoảng, ví dụ như: Tyco, Mash & McLennan, AIG, Fannie
Mae hay Walt Disney. Họ phân chia vai trò như để đánh tiếng rằng sự



đổi mới là minh chứng sẽ giúp họ có được sự quản lý tốt hơn. Nhưng
có đúng thế khơng? Hay đó là phong cách của nước Mỹ - chỉ định mợt
tổng giám đốc và kết hợp vai trị của chủ tịch và CEO - nhằm thực sự
tạo nên một hệ thống lãnh đạo hợi đồng quản trị có hiệu quả hơn?
2.3 Tách biệt CEO và Chủ tịch HĐQT: quan điểm phản đối
Một trong số những phản biện quan trọng nhất là việc tách rời 2 vị trí
đoạt mất của Tổng giám đốc những quyền cần thiết để thực hiện công
việc. Nó cũng có thể tạo ra sự khơng rõ ràng về việc ai là người chịu
trách nhiệm về hoạt động của cơng ty. Mợt vị chủ tịch riêng biệt có thể
đoạt mất của Tổng giám đốc một số quyền hạn. Mợt vài lập luận cho
rằng kết hợp hai vị trí hỗ trợ cho việc ra quyết định, đặc biệt là trong
hoàn cảnh cấp bách, và giúp ban quản trị nắm tốt hơn về thông tin của
công ty.
Quan điểm này cho rằng việc tách biệt hai vai trò sẽ kém hiệu quả
trong việc kết nối chiến lược công ty và quá trình thực hiện. HĐQT
khi lập chiến lược thường khơng lường hết được các yếu tố của thực tế
vận hành. Khi CEO lãnh đạo bộ máy điều hành thực hiện các chiến
lược đã được HĐQT thông qua, một khi cần thay đổi để phù hợp với
những biến động và thay đổi của thực tế thị trường thường phải mất
nhiều thời gian để trình bày và phê duyệt, đánh mất nhiều cơ hợi. Ở
góc đợ dung hịa các mong đợi giữa nhóm cổ đông và các bên hữu
quan khác, CEO nếu kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT sẽ nhanh chóng hơn
trong việc thống nhất các mong đợi khác nhau vì CEO hiểu rõ tất cả
các nhóm.


Việc tách biệt vai trò Chủ tịch HĐQT và CEO là cần thiết để kiểm soát
quyền lực của CEO, nhưng nó cũng có thể dẫn đến nguy cơ làm cho
CEO chỉ tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn, nhất là khi việc đánh

giá kết quả hoạt động và chế độ lương, thưởng được căn cứ vào kết
quả đạt được những mục tiêu HĐQT.
Nhưng những người chống lại việc tách rời lập luận rằng nó khơng
mang đến lợi ích gì. Những lợi ích như mợt ban quản trị đợc lập và
khách quan chỉ có tính tạm thời: Chủ tịch càng nắm quyền lâu, ban
quản trị càng mất đi sự độc lập.
Thực tế thành công của các doanh nghiệp Mỹ cho thấy mơ hình kiêm
nhiệm có những ưu điểm nhất định về tính hiệu quả trong tổ chức.
Thực tế trên cho thấy các doanh nghiệp thành công trên thế giới hiện
đang áp dụng cả hai mơ hình: kiêm nhiệm (Mỹ) và tách biệt (Châu
Âu), điều này cũng phản ánh hiện trạng ở Châu Á (chỉ 57% các doanh
nghiệp ở Singapore tách biệt hai vai trò CEO và Chủ tịch HĐQT).
2.4 Tách biệt CEO và Chủ tịch HĐQT: quan điểm ủng hộ
Theo quan điểm phổ biến ở nhiều nước, sự tách biệt giữa vai trò Chủ
tịch HĐQT và CEO là tất yếu và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT và
CEO là khác nhau và thậm chí có thể đối lập nhau.
CEO điều hành doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm điều
hành HĐQT - mà một trong những nhiệm vụ của HĐQT là giám sát
CEO. Nếu Chủ tịch HĐQT và CEO là mợt người, các thành viên
HĐQT sẽ khó có thể phê bình CEO hoặc là phát biểu ý kiến đợc lập.
Mợt Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm chức vụ CEO sẽ tích cực


khún khích tranh luận ở các c̣c họp của HĐQT. Điều cần chú ý là
Chủ tịch HĐQT và CEO có thế có quan điểm khác nhau. Chủ tịch
HĐQT ln nhìn mọi vấn đề qua lăng kính “mong đợi của cổ đơng” vì
là người đại diện cho cổ đơng trong khi CEO thường tiếp cận vần đề
qua thực tế của “bộ máy điều hành và mong đợi của các bên hữu quan:
nhân viên, đối tác, cợng đồng”. Vì vậy sự phản biện, dung hịa và
thống nhất những mong đợi có thể khác nhau giữa CEO và chủ tịch

HĐQT là hết sức cần thiết.
Dưới góc đợ kiểm sóat, nếu CEO kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT, ban
điều hành công ty sẽ dễ bị lơi kéo và dễ có khả năng che giấu thơng tin
(mà thường là thông tin không tốt) khỏi HĐQT, do đó làm giảm khả
năng kiểm soát các hoạt đợng của công ty. Với cơ cấu quản trị công ty
như vậy, dường như khơng ai có thể kiểm soát Chủ tịch HĐQT kiêm
CEO, ngoại trừ chính ơng ta.
Ở Anh, người ta rất kính trọng những người từ vai trị CEO vươn lên
làm Chủ tịch HĐQT. Vị trí của Chủ tịch HĐQT là hết sức quan trọng
và vẻ vang, đem đến những lợi ích lớn, ngay cả khi tiền lương của
Chủ tịch HĐQT chỉ bằng 10-20% tiền lương của CEO. Sự thiệt thòi về
tiền lương của Chủ tịch HĐQT so với CEO được bù lại nhờ các cơ hội
mà các Chủ tịch HĐQT của Anh có thể nắm bắt -ví dụ như khả năng
được bổ nhiệm vào làm việc ở các hội đồng, cơ quan của Chính phủ,
cơ hợi theo đuổi các vụ đầu tư mạo hiểm hoặc những sở thích cá nhânbởi vì các Chủ tịch HĐQT thường chỉ phải làm việc 2 đến 3 ngày mợt
tuần. Thêm vào đó, các Chủ tịch HĐQT thường có nhiệm kỳ tới hơn
10 năm vì vậy có mợt vị trí bảo đảm hơn là các CEO ln có thể bị
thay thế. Rất nhiều CEO ở Anh nhìn nhận việc được bầu làm Chủ tịch
HĐQT của công ty là đỉnh cao của một sự nghiệp thành công


CHƯƠNG III: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀO TÌNH HÌNH KINH TẾ
Ở VIỆT NAM



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×