Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Lịch sử các học thuyết kinh tế ĐỀ TÀI : Phân tích quan điểm của Keynes về khủng hoảng kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng. Ý nghĩa của quan điểm này đối với nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế suy thoái.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.9 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Lịch sử các học thuyết kinh tế
ĐỀ TÀI : Phân tích quan điểm của Keynes về khủng
hoảng kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng. Ý nghĩa của
quan điểm này đối với nền kinh tế Việt Nam trong điều
kiện nền kinh tế suy thoái.

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Mã sinh viên

: TS. Nguyễn Thị Giang
: Nguyễn Thị Bích
: ECO06A-25
: 23A4010092

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………01
CHƢƠNG 1 : QUAN ĐIỂM CỦA KEYNES VỀ KHỦNG HOẢNG
KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG…………................02
1. Tiểu sử của Keynes………………………………………..………..03
2.Hoàn cảnh ra đời của trường phái Keynes………………………….03
3. Quan điểm của Keynes về khủng hoảng kinh tế trong nền kinh tế thị
trường…………………………………………………………………….…03
3.1 Các lý thuyết mà Keynes đưa ra…………………………….……03


3.2 Cụ thể các biện pháp Keynes đưa ra……..…………………...05
4. Thành tựu và hạn chế của quan điểm của Keynes về khủng hoảng kinh
tế trong nền kinh tế thị trường……………………………………….…….07
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ SUY THOÁI CỦA VIỆT
NAM…………………………………………………………………….....09
1) Nền kinh tế suy thoái……………………………………………….09
2)Thực trạng nền kinh tế Việt Nam với điều kiện suy thoái ( cụ thể trong
năm 2008) ...............................................................................................................09
CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA KEYNES VÀO NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ SUY
THOÁI…………………………………………………………………….11
1.Việt Nam đã vận dụng lý thuyết Keynes để khôi phục nền kinh tế.
……………………………………………………………………..………..11
2. Nền kinh tế sau khi áp dụng các biện pháp. ………………………13
3. Bài học kinh nghiệm rút ra ……………………………….………..14


4. Quan điểm cá nhân : Ứng dụng học thuyết kinh tế Keynes để tạo ra
những biện pháp phòng ngừa sự suy thối có thể xảy ra sau dịch bệnh Covid19……………………………………...........................................…..………14
KẾT LUẬN……………………………………………………………16
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………17


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng mong muốn đất nước mình có 1 nền
kinh tế tăng trưởng, và khơng muốn thời kì “kinh tế suy thoái”.Cho đến tận
ngày nay,nhà nước và các nhà kinh tế vẫn đang loay hoay đi tìm những chính
sách phù hợp để vận hành nền kinh tế. Lý thuyết kinh tế vĩ mô của nhà kinh tế
học John Maynard Keynes vẫn tiếp tục là tâm điểm của các cuộc tranh luận

về chính sách kinh tế tồn cầu. Chúng ra thấy quan điểm của Keynes về suy
thoái kinh tế trong nền kinh tế thị trường của các nước tư bản đã có những tác
dụng nhất định như : đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, hạn chế tỷ lệ thất
nghiệp, suy thối… Vậy thì ý nghĩa của quan điểm này đối với nền kinh tế
Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế suy thối liệu có cịn được phát huy?
Nếu có thì quan trọng hơn hết là chúng ta đã và sẽ sử dụng triết lý kinh tế của
Keynes như thế nào?
Là một sinh viên trường đại học thuộc khối kinh tế, nhận thấy được
tính cấp thiết, quan trọng của vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài “ Phân tích
quan điểm của Keynes về khủng hoảng kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Ý
nghĩa của quan điểm này đối với nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện nền
kinh tế suy thoái.” làm đề tài tiểu luận cho môn học “ Lịch sử các học thuyết
kinh tế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Về kiến thức :
Nắm được quan điểm của Keynes về khủng hoảng kinh tế trong nền kinh
tế thị trường.
Nắm được ý nghĩa của quan điểm này đối với nền kinh tế Việt Nam
trong điều kiện nền kinh tế suy thoái.
Về kỹ năng:
1


Vận dụng các giải pháp mà Keynes đưa ra để giải quyết vấn đề nền kinh
tế Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế suy thoái.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp duy vật
biện chứng. Ngoài ra, sử dụng thêm phương pháp tiếp cận hệ thống, phương
pháp phát triển t ng hợp để nhằm chỉ rõ những thành tựu, những hạn chế
cũng như sự kế thừa, phát triển các quan điểm kinh tế của Keynes.

4. Cấu trúc tiểu luận
Chương 1: Quan điểm của Keynes về khủng hoảng kinh tế trong nền
kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng nền kinh tế suy thoái tại Việt Nam.
Chương 3: Vận dụng quan điểm của Keynes vào nền kinh tế Việt Nam
trong điều kiện nền kinh tế suy thoái.

2


CHƢƠNG 1 : QUAN ĐIỂM CỦA KEYNES VỀ KHỦNG HOẢNG
KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG.
1. Sơ lƣợc về Keynes.
John Maynard Keynes (1883 –1946) sinh ra trong một gia đình trí thức
điển hình. Là một chun gia trong lĩnh vực tài chính, tín dụng và lưu thơng
tiền tệ, làm cố vấn cho nhà vua và chính phủ Anh về ngân khố quốc gia.
* Các tác phẩm : “Tiền tệ Ấn Độ và tài chính” (1913), “Cải cách tiền tệ”
(1923),…Và n i tiếng nhất là tác phẩm: “Lý thuyết chung về việc làm, lãi
suất và tiền tệ” (1936).
2.Hoàn cảnh ra đời của trƣờng phái Keynes.
Thời gian: Những năm 30 – TK XX (Thống trị đến năm 70 – TK XX).
+Ở các nước phương Tây suy thoái kinh tế, thất nghiệp thường xuyên,
nghiêm trọng ( 1929 –1933). Điều đó chứng tỏ các lí thuyết ủng hộ tự do
kinh của trường phái c điển và c điển mới khơng cịn sức thuyết phục.
+ Chủ nghĩa tư bản (CNTB) phát triển cao hơn nữa, lực lượng sản xuất
phát triển cao đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế.
+ Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội (phát triển đến những năm 70 của
thế kỉ XX ngày càng mạnh mẽ.
=> Đòi hỏi khách quan phải có một lí thuyết kinh tế mới có khả năng
thích ứng với tình hình mới và học thuyết của Keynes đáp ứng được, đó là

lí thuyết kinh tế CNTB có điều tiết.
3. Quan điểm của Keynes về khủng hoảng kinh tế trong nền kinh tế
thị trƣờng.
3.1 Các lý thuyết mà Keynes đưa ra.
a)Lý thuyết chung về việc làm

3


- Với sự tăng thêm của việc làm sẽ tăng thu nhập, do đó tăng tiêu dùng.
Tuy nhiên, do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng tăng chậm hơn
tăng thu nhập, cịn tiết kiệm tăng nhanh. Điều đó làm giảm tương đối dẫn đến
giảm cầu có hiệu quả và ảnh hưởng đến sản xuất và việc làm.
- Để tăng cầu có hiệu quả phải tăng chi phí đầu tư, tăng tiêu dùng sản
xuất. Song, do hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút nên giới hạn đầu tư chật
hẹp khơng kích thích được doanh nghiệp đầu tư.
- Để khắc phục, nhà nước phải có chương trình đầu tư quy mô lớn để thu
hút số tiền nhàn rỗi và lao động thất nghiệp. Số người này khi có thu nhập sẽ
tham gia vào thị trường sản phẩm làm cầu hàng hóa tăng. Khi đó doanh
nghiệp sẽ tăng đầu tư và sản xuất tăng (theo mơ hình số nhân). Suy thối và
thất nghiệp sẽ được ngăn chặn.
- Cơng thức liên quan:
+ Mối tương quan giữa thu nhập tiết kiệm và đầu tư:
Thu nhập (R) = Giá trị sản lượng (Q) = Tiêu dùng (C) + Đầu tư (I)
Tiết kiệm (E) = Thu nhập (R) – Tiêu dùng (C)
Như vậy: R = Q = C + I , E = R – C => E = I
E, I là 2 đại lượng quan trọng, theo Keynes việc điều tiết vĩ mơ nhằm
giải quyết việc làm, tăng thu nhập địi hỏi khuyến khích tăng đầu tư và giảm
tiết kiệm, có như vậy mới giải quyết được suy thoái và thất nghiệp.
+ Lãi suất chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là: khối lượng tiền trong tiêu

dùng (tỷ lệ nghịch) và sự ưa chuộng tiền mặt (tỷ lệ thuận). Đây là điểm quan
trọng để Keynes đưa ra chính sách điều chỉnh kinh tế của Nhà nước .
b). Lý thuyết về sự điều chỉnh kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
- Để điều tiết nền kinh tế, tư tưởng trung tâm là đưa ra những giải pháp
kích thích tiêu dùng và đầu tư. Nhà nước cần phải tiến hành:
4


+ Đầu tư nhà nước.
+ Sử dụng hệ thống tài chính – tín dụng để điều tiết kinh tế vĩ mơ.
+ Tiến hành các hình thức tạo việc làm.
+ Khuyến khích tiêu dùng.
3.2 Cụ thể các biện pháp Keynes đưa ra.
Ta có đẳng thức kinh tế vĩ mơ theo lý thuyết t ng cầu của J.M. Keynes:
Y = C + I + G + NX
Trong đó:
Y: T ng cầu của nền kinh tế (thu nhập quốc dân)
C: Tiêu dùng của hộ gia đình
I: Đầu tư
G: Chi tiêu của chính phủ
NX: Xuất khẩu dòng
NX= EX( Xuất khẩu ) - IM (Nhập khẩu)
Nhìn vào đẳng thức trên ta thấy muốn thốt khỏi suy thối kinh tế tức
tăng t ng cầu (Y) thì ta cần tăng C, I, G ,NX.
Theo nhà kinh tế học J. Keynes, sự giảm sút t ng cầu chính là nguyên
nhân dẫn đến suy thoái, khủng hoảng và do đó kích thích kinh tế là 1 giải
pháp hiệu quả. Theo ơng, tình trạng suy thối là do chính sách kinh tế lỗi thời,
bảo thủ, thiếu sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế. Nếu Nhà nước can thiệp
vào kinh tế bằng những chính sách kinh tế thích hợp thì nền kinh tế sẽ giữ
được cân bằng. J.Keynes đã đưa ra các chính sách để Nhà nước tác động vào

nền kinh tế thông qua việc tác động tới I, C, G.
Một là, tác động vào I: đảm bảo đầu tư nhà nước và kích thích đầu tư tư
nhân.
5


Trước hết, để đảm bảo cho sự cân bằng kinh tế, khắc phục suy thối
khơng thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp
vào nhà nước. Vì vậy, ơng đề nghị nhà nước phải duy trì cầu đầu tư, kể cả đầu
tư của nhà nước và đầu tư của tư nhân. Khái niệm về số nhân đầu tư của
Keynes là mối quan hệ tỷ lệ giữa sự gia tăng thu nhập so với gia tăng đầu tư,
nó cho chúng ta biết khi có một sự gia tăng về đầu tư thêm một đơn vị thì thu
nhập sẽ gia tăng lên bao nhiêu lần, ta có:
k = R/ I (k: số nhân đầu tư, R: gia tăng thu nhập, I: gia tăng đầu tư).
Để duy trì đầu tư tư nhân, ơng chủ trương phải sử dụng ngân sách nhà
nước đặt hàng cho tư nhân, thực hiện trợ cấp về tài chính, tín dụng từ ngân
sách nhà nước để tạo sự n định về lợi nhuận và kích thích sự ham muốn, sở
thích đầu tư của tư bản độc quyền.Để đảm bảo đầu tư của nhà nước, ông cho
rằng, nhà nước cần dành một phần ngân sách xây dựng các doanh nghiệp nhà
nước và tăng chi tiêu nhà nước.
Hai là, tác động vào C: ông chủ trương khuyến khích tiêu dùng.
Để mở rộng tiêu dùng, ơng khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với các
nhà tư bản, tầng lớp giàu có cũng như đối với người nghèo. Đối với người lao
động, ông cũng khuyến khích tăng tiêu dùng..
Ba là, tác động vào G: Ơng cho rằng Chính phủ có thể can thiệp vào nền
kinh tế thơng qua cơng cụ chính sách tài khóa, bao gồm thuế và chi tiêu ngân
sách.
Keynes nhấn mạnh vấn đề chi ngân sách và cho rằng chính phủ nên cung
ứng những kích thích ban đầu bằng những chương trình kinh tế cơng cộng.
Những chương trình kinh tế cơng cộng đó, một mặt tạo ra việc làm, mặt khác

dẫn đến tăng cầu về tư liệu sản xuất. Nhu cầu tiêu dùng của cá nhân có khả
năng thanh tốn tăng tạo lực đẩy kích thích khu vực kinh tế tư nhân phát triển,
khôi phục niềm tin kinh doanh. Cách thức can thiệp của chính phủ như vậy sẽ
dẫn đến hiệu ứng số nhân cho nền kinh tế. Theo một hướng khác, nhà nước có
6


thể kích thích cầu đầu tư bằng cách tăng số cung về tiền tệ, hay là chấp nhận
lạm phát “có kiểm sốt.” Để làm tăng cung tiền tệ, chính phủ có thể tăng
nguồn vốn cho vay, giảm lãi suất và do đó kích thích sự gia tăng của đầu tư.
Sự gia tăng này cũng nhân bội sản lượng và thu nhập của nền kinh tế quốc
dân.
4. Thành tựu và hạn chế của quan điểm của Keynes về suy thoái
kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng.
4.1 Thành tựu
Một là, học thuyết kinh tế của Keynes góp phần thúc đẩy kinh tế của các
nước tư bản phát triển, hạn chế được khủng hoảng và thất nghiệp, nhất là
trong những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, tốc độ phát triển kinh tế của nhiều
nước rất cao (Nhật, Tây Đức, Pháp,Thụy Sĩ,...). "Nó là liều thuốc chữa cho
chủ nghĩa tư bản Tây Âu khỏi ốm và nền kinh tế Mỹ lành mạnh".
Hai là, học thuyết này là cơ sở chủ đạo của các chính sách kinh tế vĩ mơ
ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thậm chí
nước Đức dựa vào học thuyết Keynes ban hành đạo luật có tên "Luật về n
định hóa nền kinh tế" tạo khung pháp lí cho chính phủ toàn quyền điều hành
nền kinh tế .
Ba là, chỉ ra vai trò của nhà nước trong điều tiết kinh tế . Đây là một
quan điểm đúng đắn mở đường cho các biện pháp can thiệp của nhà nước .
Bốn là, các nhà kinh tế sau Keynes coi quan điểm của Keynes là nguồn
gốc trong hệ thống lý luận của họ. Sau này đã tiếp thu và phát triển tư tưởng
cơ bản của Keynes gắn với điều kiện cụ thể của mỗi nước nhằm điều tiết vĩ

mô nền kinh tế.
4.2 Hạn chế
Lý thuyết Keynes ra đời có tác dụng lịch sử nhất định đối với nền kinh
tế. Song đó chỉ là sự cân bằng tạm thời.Tiếp tục vận dụng lý thuyết Keynes để
7


điều tiết kinh tế, một số nước tư bản chủ nghĩa đã thất bại vì có một số hạn
chế :
Hạn chế thứ nhất là phương pháp phân tích đại lượng trong kinh tế vĩ
mơ của Keynes cịn giản đơn, sự phân tích kinh tế dựa vào tâm lý xã hội chứ
không dựa vào sự vận động khách quan của các quy luật kinh tế .
Hai là, lý thuyết kinh tế của Keynes đã quá đề cao vai trò Nhà nước can
thiệp vào đời sống kinh tế - xã hội nên khơng nhận thấy hết vai trị khách
quan của các nhân tố thị trường.
Ba là, học thuyết Keynes có hiệu quả khi nền kinh tế còn ở dạng tiềm
năng, nghĩa là các yếu tố sản xuất và tài nguyên chưa khan hiếm.

8


CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ SUY THOÁI CỦA VIỆT
NAM
1) Nền kinh tế suy thoái
Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy
giảm của T ng sản phẩm quốc nội thực hay là sự tụt giảm hoạt động kinh tế
trên cả nước, kéo dài nhiều tháng. Đại suy thoái (2008) – cơn địa chấn kinh tế
lớn nhất đầu thế kỷ XXI.
2)Thực trạng nền kinh tế Việt Nam với điều kiện suy thoái ( cụ thể
trong năm 2008)

Kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2007 với mức thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) đạt kỷ lục 17,8 tỉ USD và tăng trưởng kinh tế đạt 8,4%.
Tâm lý chung là lạc quan và phấn khởi. Tuy nhiên năm 2008 suy thoái xuất
phát từ một kinh tế hùng mạnh như Mỹ, lan nhanh, rất nguy hiểm, tràn ra
khắp thế giới. Tác động bởi sự suy thối tồn cầu, đã đảo lộn và ảnh hưởng
đến các nước, rõ nhất vẫn là hệ thống tài chính, ngân hàng của mỗi nước. Tại
Việt nam, phần lớn hoạt động sản xuất phục vụ cho lĩnh vực xuất khẩu gặp rất
nhiều khó khăn.
+ Việt Nam chìm trong vịng xốy tăng trưởng chậm. Cả giai đoạn này,
tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn
5,03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng.
+ Lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008. Cuối
tháng 6-2008, chỉ số giá so với kỳ gốc 2005 là 144,30%. Trong quý III-2008,
tốc độ tăng CPI giảm dần. Tính cả quý, CPI chỉ tăng 4,18 điểm phần trăm.
+ Các dự án đầu tư nói chung và FDI nói riêng, phần vốn vay thường
chiếm tỷ trọng lớn trong t ng số vốn đầu tư, nên khi các t chức tài chính, các
ngân hàng gặp khó khăn, nhiều hợp đồng vay vốn sẽ không được ký kết hoặc
không thể giải ngân được.
9


+ Việt Nam từng là điểm đầu tư hấp dẫn nhất của Đông Nam Á, nhưng
từ năm 2008-2009 , đầu tư đã suy giảm mạnh.
+ Thị trường tài chính tiền tệ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn; tỷ giá, giá vàng
biến động mạnh, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
+ Tình hình sản xuất trì trệ, khó khăn trong thanh tốn và tín dụng.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam gặp rất nhiều khó khăn nợ
xấu ngân hàng ngày càng có xu hướng gia tăng.
+ T ng kim ngạch xuất khẩu Nông, Lâm ,Thủy sản… Việt nam giảm
15%.


10


CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA KEYNES VÀO NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ SUY
THOÁI
1.Việt Nam đã vận dụng lý thuyết Keynes để khôi phục nền kinh tế.
Trên lập trường vận dụng các biện pháp khơi phục nền kinh tế vĩ mơ nói
chung và biện pháp của Keynes nói riêng , Nghị quyết 30/2008/NĐ-CP ngày
11/12/2008 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy
giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, Quyết định số
443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã được đưa ra.
a)Tác động vào I: đảm bảo đầu tư nhà nước và kích thích đầu tư tư nhân
- Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án,
công trình có quy mơ lớn được tạo điều kiện thuận lợi tối đa về đất đai, tiếp
cận nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, lãi suất, …
- Đối với các dự án, cơng trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước:
cho phép tiếp tục giải ngân số vốn còn lại của năm 2008 đến hết 6/2009.
- Kêu gọi doanh nghiệp trong nước và doanh nhân nước ngoài thành lập
doanh nghiệp hoạt động phải tốt hơn, nhằm thu hút vốn đầu tư và nâng cao
năng lực sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và các sản phẩm sản
xuất, bình n thị trường.
- Tận dụng cơ hội để thu hút vốn đầu tư. Dòng vốn trên thế giới sẽ tập
trung vào những nơi có mơi trường chính trị và kinh doanh n định. Việt Nam
đang có lợi thế này và vì vậy cần tận dụng tốt cơ hội.
b) Tác động vào C: khuyến khích tiêu dùng.
Về thực chất, chúng ta đã vận dụng các nguyên lý tăng trưởng của
Keynes thơng qua việc kích cầu nội địa để bù đắp sự giảm mạnh của thị
trường xuất khẩu.

11


- Điều hành giá theo cơ chế thị trường đối với các mặt hàng: điện, than,
nước sạch,…
- Chống gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá, bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là kinh doanh trái phép,
trốn lậu thuế, liên kết độc quyền nhằm thao túng thị trường và giá cả.
- Khuyến khích các doanh nghiệp t chức các đợt hạ giá bán hàng để
kích thích tiêu dùng.
c) Tác động vào G: Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế thơng
qua cơng cụ chính sách tài khóa, bao gồm thuế và chi tiêu ngân sách.
- Để kích cầu tiêu dùng, đã miễn, giảm, giãn hoãn thời gian nộp một số
loại thuế, với t ng số khoảng 20.000 tỷ đồng (miễn giảm 13.700 tỷ đồng, giãn
là 6.300 tỷ đồng) .Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý
IV năm 2008 .
- Ngân hàng nhà nước ( NHNN) đã sử dụng tất cả các cơng cụ chính
sách tiền tệ theo hướng thắt chặt để kiềm chế lạm phát: (i) tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc và mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc ở tất cả các kỳ hạn; (ii)
Phát hành bắt buộc 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN và quy định các tín phiếu
NHNN không được sử dụng để vay tái cấp vốn tại NHNN; (iii) Lãi suất cơ
bản được điều chỉnh lên mức 12 rồi 14%.
- Chính phủ cũng đã giảm 25% kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu
Chính phủ, riêng trái phiếu giáo dục điều chỉnh giảm 5,6% so với mức Quốc
hội quyết định.
-Ngày 15/01/2009 Chính phủ đã quyết định các phương án sử dụng

khoản kích cầu 1 tỷ USD (17.000 tỷ VND)
d) Tác động vào NX
- Nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới.

Kích thích phát triển thị trường trong nước. Đẩy mạnh việc chống buôn lậu,
12


hàng giả và gian lận thương mại. Đ i mới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và thị
trường xuất khẩu.
- Chọn lọc nhập khẩu: Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tranh thủ nhập
khẩu các mặt hàng, công nghệ hiện đại mà các nước phát triển phải bán đi do
kinh tế của họ khó khăn.
2. Nền kinh tế sau khi áp dụng các biện pháp.
a) Thành tựu
Nền kinh tế Việt Nam đang vượt qua cuộc suy thoái kinh tế tồn cầu
tương đối tốt. Đó là nhận định thận trọng nhưng cũng rất lạc quan của các
chuyên gia kinh tế nước ngoài.Tiêu biểu là :
- Ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá và
tăng được nguồn lực đầu tư trong điều kiện kinh tế thế giới suy thối.
- T ng vốn đầu tư tồn xã hội ước đạt 708,5 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2%
GDP, tăng 16% so với năm 2008.
- Tỷ lệ giải ngân đạt 67,3%, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
- T ng thu ngân sách nhà nước năm 2009 dự kiến đạt khoảng 390,65
nghìn tỷ, bằng 100,2% kế hoạch dự toán; bội chi ngân sách được khống chế ở
mức 6,9% GDP. Tỷ lệ dư nợ quốc gia so với GDP khoảng 29,7%, vẫn trong
giới hạn an toàn.
b) Tồn tại
Mặc dù việc vận dụng lý thuyết tăng trưởng của Keynes được thể hiện
trong các chính sách của Chính phủ Việt Nam đã mang lại những hiệu quả rõ
rệt, tuy nhiên, những chính sách này đang gây ra một số hệ quả tiêu cực đòi
hỏi các nhà hoạch định cần lưu tâm:
-Thâm hụt ngân sách có nguy cơ tăng cao, theo đánh giá của các chuyên
gia kinh tế, nếu Việt Nam thực hiện kích cầu theo đúng kế hoạch đã đề ra,

13


mức thâm hụt ngân sách có thể lên tới 8- 12%, gây mất cân đối nghiêm trọng
cho nên kinh tế.
-Nhập siêu tăng trở lại và có thể trầm trọng hơn trong những năm tới; thị
trường bất động sản lại có biểu hiện tăng trưởng bong bóng, thị trường vàng
và ngoại tệ mất cân đối cung cầu.
- Tăng trưởng chủ yếu vẫn theo chiều rộng, cơ cấu kinh tế kém hiệu quả,
năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp.
3. Bài học kinh nghiệm rút ra khi vận dụng quan điểm của Keynes về
khủng hoảng kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng đối với nền kinh tế Việt
Nam trong điều kiện nền kinh tế suy thoái.
Quan điểm của Keynes về khủng hoảng kinh tế trong nền kinh tế thị
trường vẫn còn hết sức phù hợp.Việc áp dụng vào Việt Nam cũng như các
nước tư bản khác đã giúp chúng ta rút ra được các bài học trong việc điều
hành nền kinh tế như sau:
-Hết sức lưu tâm khi đưa ra các gói kích cầu. Bởi hệ lụy của chúng là
khiến nền kinh tế rơi vào trạng thái tái lạm phát; thâm hụt ngân sách; thị
trường ngoại hối, thị trường vàng, thị trường bất động sản xáo trộn.
-Duy trì tăng trưởng kinh tế là một điều kiện cần thiết nhưng lại phải đi
đôi và gắn chặt với n định kinh tế vĩ mô.
- Chú trọng hơn nữa đến thị trường nội địa, ngăn chặn nhập siêu thái quá,
hoàn thiện nhanh thể chế kinh tế thị trường.
4. Quan điểm cá nhân: Ứng dụng học thuyết kinh tế Keynes để tạo ra
những biện pháp phịng ngừa sự suy thối có thể xảy ra sau dịch bệnh
Covid-19.
Tôi nhận thấy nền kinh tế Việt Nam 2021 và Covid-19 chúng ta đã rất lạc
quan những tháng đầu năm song Denta đã đảo lộn tất cả.Một cách thận trọng,
chúng ta phải có những biện pháp phịng ngừa nền kinh tế suy thối trong thời

14


điểm nhạy cảm này.Việc vận dụng quan điểm của Keynes về khủng hoảng
kinh tế trong nền kinh tế thị trường là điều cần thiết. Tuy nhiên sau những bài
học rút ra từ việc vận dụng các biện pháp của Keynes vào khơi phục nền kinh
tế suy thối 2008, lần này, Chính phủ, Đảng nhân dân cần linh hoạt trước mọi
tình huống xảy ra. Chúng ta không cần một Keynes mới; chúng ta cần một
Keynes cũ, được cập nhật một cách thích hợp.Một số biện pháp cá nhân đề
xuất để tránh mắc sai lầm cũ đó là :
Một là, tiếp tục kích cầu đầu tư của khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất
khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường các nước trên thế giới mở lại
bình thường và tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng
8/2020.
Hai là, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020
Ba là, sớm ban hành Thông tư sửa đ i Thông tư 01/2020/TT-NHNN với
hai điểm chính: (i) Cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ
nguyên nhóm nợ đến hết 31/12/2020; (ii) B sung các khoản nợ giải ngân sau
23/01/2020 đến 10/6/2020 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm
nợ.

15


KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu đề tài tiểu luận “Phân tích quan điểm của
Keynes về khủng hoảng kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Ý nghĩa của quan
điểm này đối với nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế suy thoái.”
sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về ý nghĩa của quan điểm ở mỗi xã hội, mỗi
thời điểm cũng như mỗi quốc gia khơng giống nhau. Đến nay, chúng ta có thể

khẳng định rằng, lý thuyết của Keynes có vai trị quan trọng trong việc khắc
phục suy thoái, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều
nguyên lý có ý nghĩa và vai trò trường cửu, chúng ta cũng cần thẳng thắn chỉ
ra những hạn chế, những hệ quả tiêu cực trong việc vận dụng lý thuyết của
ông.Ý nghĩa quan điểm Keynes đối với nền kinh tế Việt Nam trong điều kiên
suy thối tạo tiền đề cho các chính sách kinh tế, tránh việc lạm dụng.
Ngày nay, nhiều chính phủ sử dụng các ý tưởng của lý thuyết này để làm
hạn chế những chu kỳ bùng n và phá sản của nền kinh tế; các nhà kinh tế kết
hợp các nguyên tắc của Keynes với kinh tế vĩ mơ và chính sách tiền tệ để xác
định quá trình hành động cần phải thực hiện.Sinh viên chuyên ngành Kinh tế
cần nghiên cứu kĩ những quan điểm của Keynes . Bởi nó khơng chỉ có ý nghĩa
chung cho quốc gia mà nó cịn có ý nghĩa riêng với việc đầu tư các nhân.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết 30/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về các
giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo
đảm an sinh xã hội.
2. Tài liệu học tập và bài tập thực hành Lịch sử các học thuyết kinh tế,
Học viện Ngân hàng, Khoa Lí luận chính trị, Hà Nội, 2020.
3. John Maynard Keynes, Lý thuyết t ng quát về việc làm, lãi suất và
tiền tệ; Nxb Giáo dục - Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội
4. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB. Tài chính, Hà Nội
2008.
5. />6. />
17




×