Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Tài liệu Đề tài: Lịch sử các học thuyết kinh tế docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 36 trang )

KHOA KINH TẾ
BÀI THẢO LUẬN:
GVHD: TRẦN VĂN TÀI
SVTH: NHÓM 8- LỚP ĐHQT4A2
Thành viên Nhóm 8
1) Trần Thị Trang
2) Phan Thị Nga
3) Phạm Thị Kiều Trang
4) Nguyễn Thị Quỳnh Trang
5) Tạ Thị Hài Xuyến
6) Lưu Xuân Trường


I) CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Đối tượng của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là:
a.Các quan điểm kinh tế
b.Hệ thống các quan điểm kinh tế của các giai cấp trong lịch sử
c.Các hệ thống quan điểm của các đại biểu tiêu biểu của các giai cấp trong lịch sử
d.Ý kiến khác

Đáp án: c
Câu 2: Đối tượng của môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là một bộ phận cấu thành
đối tượng của môn:
a.Lịch sử kinh tế chính trị
b.Lịch sử tư tưởng kinh tế
c.Kinh tế học
d.Lịch sử kinh tế

Đáp án: b
Câu 3: Phương pháp nghiên cứu môn Lịch sử các học thuyết kinh tế là:
a.Duy vật biện chứng


b.Thực hiện triệt để nguyên tắc lịch sử
c.Phê phán, phân tích, tổng hợp
d.Tiếp cân có hệ thống
e.Cả a, b, c, d
 Đáp án: e

Câu 4: Việc nghiên cứu môn Lịch sử các học thuyết kinh tế có ý nghĩa:
a.Hiểu sâu sắc và hoàn chỉnh Kinh tế chính trị
b.Mở rộng và nâng cao hiểu biết về kinh tế thị trường
c.Hiểu và nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng hiện nay
d.Cả a, b và c

Đáp án: d
Câu 5: Chủ nghĩa trọng thương là học thuyết kinh tế kinh tế đầu tiên của:
a.Giai cấp quý tộc phong kiến ở Tây Âu
b. Chính phủ Tư Sản
c.Những người đứng đầu giai cấp thống trị trong xã hội TBCN
d.Hệ tư tưởng tư sản trong kinh tế chính trị
e.Ý kiến khác

Đáp án: e
Câu 6: Điểm xuất phát của chủ nghĩa trọng thương là:
a.Tiền hay vàng và bạc.
b.Thương nghiệp.
c.Ngoại thương.
d.Lợi nhuận.
 Đáp án: a
Câu 7: Theo quan điểm của chủ nghĩa trọng thương, tiền là:
a.Nội dung căn bản của của cải.
b.Tài sản thật sự của một quốc gia.

c.Phương tiện để làm tăng thêm hàng hóa.
d.Ý kiến khác.

Đáp án: d
Câu 8: Theo chủ nghĩa trọng thương, để có nhiều của cải cần phải:
a.Mở rộng sản xuất.
b.Nhập siêu.
c.Xuất siêu.
d.Phát hành thêm tiền.

Đáp án: c
II: Tự luận.
Câu 9: Trình bày những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng
thương và những nhận xét về học thuyết này?
Trả lời:
Trình bày những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương:
Tư tưởng xuất phát của CNTT cho rằng tiền tệ (vàng, bạc) là của cải, là sự giàu
có. Do đó, mục đích chủ yếu trong các chính sách kinh tế của mỗi nước là gia
tăng khối lượng tiền tệ. Một nước càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có. Còn
hàng hóa chỉ là phương tiện gia tăng thêm khối lượng tiền tệ mà thôi. Những
người theo CNTT đã đứng trên quan điểm coi tiền là đại biểu duy nhất của của
cải, là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức nghề nghiệp. Những hoạt động nào
mà không dẫn đến tích lũy tiền tệ là những hoạt động tiêu cực, không có lợi. Họ
coi nghề nông không làm tăng thêm mà cũng không làm tiêu hao của cải. Hoạt
động công nghiệp không thể là nguồn gốc của của cải ( trừ công nghiệp khai thác
vàng bạc), chỉ có hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thực sự của của cải.
Khối lượng tiền tệ chỉ có thể gia tăng nhờ thương mại, chủ yếu là ngoại thương:
“ Nội thương là ống dẫn, ngoại thương là máy bơm”.Trong hoạt động ngoại
thương phải thực hiện chính sách xuất siêu ( xuất nhiều, nhập ít).


Những người trọng thương cho rằng, lợi nhuận thương nghiêp là kết quả
của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt. Họ cho rằng, không một
người nào thu được lợi mà không làm thiệt kẻ khác. Dân tộc này làm giàu
bằng cách hi sinh dân tộc khác. Trao đổi phải có một bên thua bên kia
được.
Đặc điểm lí luận của CNTT là họ chưa biết và không thừa nhận quy luật
kinh tế. Họ đánh giá cao các chính sách kinh tế của nhà nước, dựa vào
chính quyền nhà nước vì họ cho rằng dựa vào nhà nước mới có thể phát
triển kinh tế.
Coi trọng lợị ích của quốc gia, dân tộc
Những nhận xét về học thuyết này:
Những luận điểm của CNTT có rất ít tính chất lí luận và thường được nêu
lên dưới hình thức những lời khuyên thực tiễn về chính sách kinh tế. Lý
luận mang nặng tính chất kinh nghiệm.
So sánh với những nguyên lý trong chính sách kinh tế của thời kì trung cổ
thì quan niệm của CNTT là một bước tiến bộ lớn. Nó cắt đứt hẳn với
những truyền thống chủ yếu thời Trung cổ, trước hết là những truyền thống
tự nhiên. Nó đã từ bỏ việc tìm kiếm công bằng xã hội, những lời giáo huấn
luận lý được trích dẫn trong kinh thánh.

Tuy nhiên chúng ta không nên đánh giá quá cao những thành tựu về lý
luận của CNTT. Những thành tựu đó rất bé nhỏ. CNTT chưa thoát ra khỏi
lĩnh vực lưu thông. Đánh giá CNTT, K. Marx viết: “ Công trình nghiên
cứu lý
luận đầu tiên về phương thức sản xuất hiện đại- tức học thuyết trọng
thương- nhất định phải xuất phát từ những hiện tượng bề ngoài của quá
trình lưu thông, khi những hiện tượng đó trở thành độc lập trong sự vận
động của tư bản thương nghiệp. Vì vậy học thuyết đó chỉ nắm cái vỏ bên
ngoài của những hiện tượng. Cái đó một phần do tư bản thương nghiệp là
hình thái tồn tại tự do đầu tiên của tư bản nói chung,,,khoa học thực sự

của nền kinh tế hiện đại, chỉ bắt đầu từ việc nghiên cứu lý luận chuyển từ
quá trình luuw thông sang quá trình sản xuất”.
K. Marx còn chỉ ra rằng , chủ nghĩa trọng thương thế kỉ XV- XVI đã đi
theo “ Cái hình thái chói lọi của giá trị trao đổi và đã đứng trên lĩnh vực
thô sơ của lưu thông hàng hóa để xem xét nền sản xuất TBCN”
Câu 10
Phân tích lịch sử ra đời và đặc điểm của chủ
nghĩa trọng nông. Trình bày lí luận sản
phẩm thuần túy và hạn chế của lí luận này?
Lịch sử ra đời của chủ nghĩa trọng nông (CNTN)
Cũng như CNTT, CNTN xuất hiện trong khuôn khổ thời
kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ TBCN nhưng ở
gian đoạn phát triển kinh tế trường thành hơn
Vào giữa thế kỷ XVIII, chủ nghĩa tư bản nói chung và chủ
nghĩa tư bản nước Pháp nói riêng đă nhận ra một vấn đề thực
tế là chỉ dựa vào thuyết trọng thương thì́ không thể giải quyết
được vấn đề phát triển kinh tế. Hơn nữa, chủ nghĩa trọng
thương ở Pháp với những chính sách trọng thương của
Kolbert đă làm phá sản nền sản xuất nông nghiệp, đọ̀i hỏi
phải có một cách mới, một lập luận mới mở đường cho kinh
tế nói chung, nông nghiệp nói riêng phát triển.
Đó là những đ̣òi hỏi bức xúc cho chủ nghĩa trọng nông Pháp ra đời.
Mác đă đánh giá về các nhà tư tưởng của chủ nghĩa trọng nông: công
lao to lớn của họ là xem xét các h́ình thức của phương thức sản xuất
như những hình thức sinh lưc học của xă hội, bắt nguồn từ chính bản
chất của sản xuất và độc lập với í chí, với chính trị, v.v… Chủ nghĩa
trọng nông đă ra đời dựa trên những tiền đề kinh tế xă hội cơ bản như
sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản sinh ra trong lòng chủ
nghĩa phong kiến, tuy chưa làm được cách mạng

tư sản lật đổ chế độ phong kiến, nhưng sức mạnh
kinh tế của nó đă rất to lớn, đặc biệt nó muốn
cách tân kinh doanh trong nông nghiệp…, đ̣i hỏi
có lư luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho
lực lượng sản xuất phát triển.
Thứ hai, sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày
càng tỏ ra lỗi thời và mâu thuẫn sâu sắc với xu thế
đang lên của chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi phải có lập
luận giải quyết mâu thuẫn đó.
Thứ ba, học thuyết trọng thương với tư tưởng
chủ đạo là đề cao vai tṛò của tiền và thương
nghiệp đă tỏ ra lỗi thời, bế tắc, cản trở tư bản
sinh lời từ nội địa, từ sản xuất,v.v… đ̣i hỏi cần
phải đánh giá lại những quan niệm đó.
Thứ tư, ở nước Pháp đấu tranh chống chủ
nghĩa trọng thương sẽ mở đường cho công
trường thủ công phát triển th́ lại khuyến khích
cho chủ nghĩa trọng nông ra đời, mở đường
cho nông nghiệp phát triển theo hướng kinh tế
chủ trại, kinh doanh nông nghiệp theo lối tư
bản, không bó hẹp kiểu kinh doanh phát canh
thu tô theo lối địa chủ như trước đó
Đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông ( CNTN)
Chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực nông nghiệp. Đánh giá
cao vai trò của nông nghiệp, coi đó là lĩnh vực duy nhất để tạo ra của
cải, coi nông nghiệp là ngành sản xuất còn các ngành khác là phi sản
xuất
Chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động có ích, tạo ra sản phẩm
thặng dư cho xã hội
Chống lại CNTT , cho rằng trao đổi không có giá trị. Tài sản được

tạo ra trong sản xuất, còn trao đổi chỉ có thay đổi giá trị sử dụng này
sang giá trị sử dụng khác
Cho rằng tiền chỉ là phương tiện kỉ thuật trao đổi, chống lại việc tích
trữ tiền
Coi trọng ngoại thương, thương mại hỗ trợ cho sự phát triển nền
kinh tế năng động( nghĩa là buôn bán lúa gạo sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc mở rộng nông nghiệp)
- Nhà nước không nên can thiệp vào các hoạt động kinh tế
Bảo vệ tự tưởng tự do kinh tế, cho rằng các quy luật khách
quan chi phối hoạt động của con người. Đồng nghĩa với
quy luật hoạt động trong xã hội với luật tự nhiên
=> Qua đây cho ta thấy được CNTN đóng góp đáng kể
nhất của những nhà kinh tế học theo trường phái trọng
nông là tạo nên một hệ tư tưởng về sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Khác với trường phái ra đời sớm hơn - trường phái
trọng thương, trong đó cho rằng sự giàu có gắn liền với
tích lũy vàng hay kết quả khả quan của cán cân thương
mại
+ Những đại biểu tiêu biểu của trường phái:
Francois Quesney (1694 - 1774),
Turgot (1727 - 1781), Boisguillebert
(1646 - 1714).
Trong các đại biểu có F.Quesney với
tác phẩm “Biểu kinh tế” (1758) đã đạt
đến sự
phát triển rực rỡ nhất, những quan
điểm của
ông thật sự đặc trưng cho trường phái
trọng nông. C.Mác gọi ông là cha đẻ
của

kinh tế chính trị học.
Sản phẩm ròng (hay sản phẩm thuần tuý) là sản phẩm do đất đai
mang lại sau khi trừ đi chi phí lao động và chi phí cần thiết để tiến
hành canh tác:
Sản phẩm ròng = Sản phẩm xã hội – Chi phí sản xuất
(Chi phí sản xuất là: chi phí về lao động như lương công nhân,
lương của tư bản kinh doanh trong nông nghiệp và chi phí cần
thiết để tiến hành canh tác như: chi phí về giống, sức kéo, … ).
+ Sản phẩm ròng là quà tặng của tự nhiên cho con người, không
phải do quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp mang lại.
+ Chỉ ngành sản xuất nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng các
ngành khác như công nghiệp, thương mại không thể sản xuất ra
sản phẩm ròng.
+ Có hai nguyên tắc hình thành giá trị hàng hoá khác nhau giữa
công nghiệp và nông nghiệp:
Trong công nghiệp giá trị hàng hoá bằng tổng chi
phí sản xuất như: tiền lương, nguyên vật liệu và sự
quản lý của các nhà tư bản…
- Trong nông nghiệp giá trị hàng hoá bằng tổng
chi phí sản xuất tương tự như trong công nghiệp
nhưng cộng thêm với sản phẩm ròng mà công
nghiệp không có, bởi vì chỉ có nông nghiệp mới có
sự giúp sức của tự nhiên làm sinh sôi nẩy nở nhiều
của cải mới.
+ Từ lý luận về sản phẩm ròng đi đến lý luận về
giá trị lao động. Theo họ lao động tạo ra
sản phẩm ròng mớilà lao động sản xuất , còn các
lao động khác không sinh lời và không tạo ra sản
phẩm ròng.
+ Từ lý luận lao động sản xuất, chủ

nghĩa trọng nông(CNTN) đưa ra lý
luận giai cấp trong xã hội, trong xã
hội chỉ có ba giai cấp: giai cấp sản
xuất (tạo ra sản phẩm ròng hay sản
phẩm thuần tuý) gồm có tư bản và
công nhân nông nghiệp, giai cấp sở
hữu (giai cấp chiếm hữu sản phẩm
thuần tuý tạo ra) là chủ ruộng đất
và giai cấp không sản xuất gồm có
tư bản và công nhân ngoài lĩnh vực
nông nghiệp.
Những hạn chế của lí luận này:
+ Họ chưa hiểu được thực tế giá trị tự
nhiên nên chưa hiểu giá trị thặng dư, chỉ
dừng lại ở sản phẩm ròng do đất đai đem
lại mà thôi.
+ Họ hiểu sai vấn đề sản xuất và lao động
sản xuất hàng hoá, chỉ tập trung nghiên
cứu sản xuất giản đơn và coi ngành công
nghiệp không phải là ngành sản xuất tạo
ra giá trị tăng thêm.
Câu11:
trình bày nội dung của học thuyết bàn tay vô hình của
A.Smith.học thuyết này có vai trò như thế nào trong
học thuyết kinh thuyết kinh tế tư sản hiện đại.
Trả Lời:
Adam Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển ở Anh và
trên thế giới,là tiền bối lớn nhất của Mác.Ông có nhiều lý
luận rất có giá trị trong đó chúng ta phải nhắc đến lý thuyết
“bàn tay vô hình” của ông.

Bàn tay vô hình là một phép ẩn dụ,một tư tưởng kinh
tế học Adam Smith đưa ra vào năm 1776.Trong tác phẩm
vĩ đại bàn về tải sản quốc gia(Inquiry in to the Nature and
Causes of the Wealth of Nations) và những bài viết khác
Smith đã tuyên bố rằng,trong thị trường nền kinh tế tự do mỗi
cá nhân theo đuổi một mối quan tâm và xu hướng lợi ích
riêngcho cá nhân mình,và chính các hành động của những cá
nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích
cho toàn cộng đồng thông qua một “bàn tay vô hình”.
Ông biện luận rằng, mỗi một cá nhân đều muốn thu lợi
lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa hóa lợi ích của cả cộng
đồng,điièu này giióng như việc cộng toàn bộ tất cả lợi ích của
từng cá nhân lại.Smith chỉ sd thuật ngữ “bàn tay vô hình” ba lần
trong ba tác phẩm của ông.Nhưng sau này,thuật ngữ này đã đc
sd rộng rãi trở thành một lý luận kinh tế học.
Adam Smith cho rằng “bàn tay vô hình”có nghĩa là:Trong nền
kinh tế thị trường,các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi
nhuận cho mình.Ai cũng muốn thế cho nên vô tình chung đax
thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng.Theo
Adam Smith,chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp
vào mỗi cá nhân và DN,cứ để nó tự do hoạt động kinh
doanh,ông kết luận: “sự giàu có của mỗi quốc gia đạt dc không
phải do những quy định chặt chẽ của nhà nước,mà do bởi tự do
kinh doanh”-tư tưởng này đã chế ngự trong suốt thế kỉ IX
Theo lý luận này,thì hoạt động của mỗi thành viên trong
xã hội chỉ mang mục đích bảo vệ lợi ích của riêng mình;thonog
tường,không có chủ định củng cố lợi ích
Công cộng và cũng không biết mình đang củng cố
lợi ích nàyở mục độ nào.Tuy nhiên khi đó,hệ thống
thị trường và cơ chế giá cả sẽ hoạt đọng một cách

tự phát vì lợi ích của tất cả mọi người như thể có
một bàn tay vô hình đày thiện ý điều khiển toàn bộ
quá trình xã hội và đieèu khiển tự phát này còn có
hiệu quả hơn cả khi có ý định làm việc này.

Thuyết của Smith chống lại tư tưởn của chủ nghĩa trọng thương(yêu cầu
có sự can thiệp cảu nhà nước vào kinh tế),là mồng mống cho đòi hỏi
được tự do kinh doanh,có sự thích hợp với chử nghĩa tư bản trong một
thời kì dài.tuy nhiên sau này,thực tế đã cho thấy những điểm chưa hoàn
toàn hợp lý cảu thuyết này,và người ta vãn phải dùng đến nhà nước là
“bàn tay hữu hình” thông qua luật pháp,thuế và các chính sách kinh tế để
thúc đẩy sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước.
Vai trò:
Tôn trọng quy luật kinh tế khách quan
Tôn trọng tư tưởng tự do kinh tế(tự do knih
doanh,tự do sản xuất,tự do cạnh tranh,thị
trường tự do….)
Nhà nước cần tham gia vào điều tiết nền
kinh tế ở tầm vĩ mô.
Câu 12: Trình bày những quan điểm cơ bản của D.RICADO?
Trả lời
*Tiểu sử của D.Ricado:
David Ricardo(1772-1823):ông sinh ra trong 1 gia đình thương gia ở
châu âu, năm 12 tuổi ông học trung học thương nghiệp sau đó ông làm trong
lĩnh vực buôn bán,chứng khoán và rất giàu có và làm nghiên cứu trong nhiều
lĩnh vực như các môn khoa học xã hội.
Ông là 1 trong những người sáng lập ra ngành địa chất học,sở trường là
kinh tế chính trị học.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của D.Ricardo là:Những nguyên lý của kinh tế
chính trị và thuế khóa(1817).Ricardo đưa ra trong chương đầu tiên với một

công bố về thuyết giá trị lao động.
*Về phương pháp luận của D.Ricardo
K.MARX nhận xét: nếu A.SMITH còn dao động giữa phương pháp
khoa học và tầm thường thì Ricardonhất quán kết cấu toàn bộ khoa học kinh
tế chính trị bằng 1 nguyên lý thống nhất:thời gian lao động quyết định giá trị.
Ông đã đứng trên lập trường duy vật “ chủ nghĩa duy vật máy móc ‘’ để
đi tìm quy luật kinh tế.

×