ĐỀ TÀI: So sánh nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu
tiên tháng 2/1930 và Luận cương chính trị tháng 10/1930.
Giảng viên hướng dẫn:
THS. Phạm Văn Toản
Sinh viên thực hiện:
Trần Ngọc Lâm
Mã sinh viên:
23A4010324
Nhóm tín chỉ:
PLT10A45
Mã đề:
06
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2021
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...............................................
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đê tai......................................................
NỘI DUNG...........................................................................................................
I.
Lý luận..............................................................
1.1.Sự ra đời và nội dung
1.2.Sự ra đời và nội dung
II.
Thực tiễn..........................................................
2.1.Điểm giống nhau giữa
2.2.Điểm khác nhau giữa
2.3.Nhận xét.....................
KẾT LUẬN.........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Vì mỗi bản Cương lĩnh ở các thời kì khác nhau đều được xây dựng trên cơ sở lý
thuyết, cơ sở lý luận khoa học, có tính thực tiễn sâu. Và kết hợp, phát triển cùng
với quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nên
mỗi bản Cương lĩnh đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết của cách mạng lúc bấy
giờ là cần phải giải phóng dân tộc khỏi chế độ áp bức nô lệ và đi lên chế độ xã
hội chủ nghĩa; mọi người, mọi nhà đều bình đẳng với nhau về giai cấp, chế độ
và quyền làm chủ cuộc đời.
Việc so sánh Luận cương chính trị tháng 10/1930 với Cương lĩnh chính trị đầu
tiên 2/1930 nhằm mục đích chỉ rõ ra những điểm khác và giống nhau của hai
bản Cương lĩnh từ đó tìm được mặt hạn chế cũng như là ưu điểm mà mỗi văn
kiện có. Qua đây thấy được mỗi bản Cương lĩnh chính trị đã góp phần như thế
nào trong cơng cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân ta.
Việc phân tích nhằm mục đích hiểu rõ hơn đường lối cách mạng đúng đắn cần
có quan điểm và phương pháp thực hiện như nào. Để từ đó áp dụng vào công
cuộc đổi mới đất nước đang ngày càng hiện đại và phát triển như ngày nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Hiểu được nội dung của luận cương chính trị tháng 10/1930 và Cương lĩnh
chính trị đầu tiên 2/1930 2/1951 điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản, mặt
ưu và nhược của hai văn kiện trên.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hai văn bản Luận cương chính trị tháng 10/1930 và
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam 2/1951.
1
- Phạm vi nghiên cứu: Những tài liệu , sách giáo trình liên quan trong giai đoạn
đó.
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh.
- Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
logic,…
5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đê tai
- Ý nghia ly luân: Hiểu được hoàn cảnh ra đời và nội dung của cương lĩnh chính
trị 3/2/1930 và luận cương chính trị 10/1930.
- Ý nghia thưc tiên: Tìm ra điểm giống và khác nhau giữa cương lĩnh chính trị
3/2/1930 và luận cương chính trị 10/1930. Từ đó rút ra ưu điểm và nhược điểm
giữa cương lĩnh và luận cương.
NỘI DUNG
I.Lý luận
I.1. Sự ra đời và nội dung của Cương lĩnh 3/2/1930
Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là
phái viên của Quốc tế Cộng sản, ngày 23-12-1929, Nguyễn Ái Quốc đến Hồng
Kông (Trung Quốc) triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An
Nam Cộng sản Đảng đến họp tại Cửu Long (Hồng Kông) tiến hành hội nghị hợp
nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của Việt Nam. Hội
nghị thảo luận, tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc.
Trong các văn kiện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại
Hội nghị thành lập Đảng, có hai văn kiện, đó là: Chánh cương vắn tắt của Đảng
2
và Sách lược vắn tắt của Đảng đã phản ánh về đường hướng phát triển và những
vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, hai
văn kiện trên là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: “chủ trương làm tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong
kiến”, “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”.
Cương lĩnh đã xác định: Chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ
bản để giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế
quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt ở vị trí hàng đầu.
Về phương diện xã hội: Một là, Dân chúng được tự do tổ chức. Hai là, Nam nữ
bình quyền,v.v... Ba, Phổ thơng giáo dục theo cơng nơng hố.
Về phương diện kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết sản nghiệp lớn
(như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp
để giao cho Chính phủ cơng nơng binh quản lý; thâu hết ruộng đất của đế quốc
chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo;
mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm tám giờ...
Lực lượng cách mạng: phải đồn kết cơng nhân, nơng dân - đây là lực lượng cơ
bản, trong đó giai cấp cơng nhân lãnh đạo; đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả
các giai cấp, các lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay
sai. Đảng “phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình”, “phải thu phục
cho được đại bộ phận dân cày,... hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung
nơng... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Cịn đối với bọn phú nơng, trung,
tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi
dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”.
3
Phương pháp cách mạng: bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng,
trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thoả hiệp “không khi nào nhượng
một chút lợi ích gì của cơng nơng mà đi vào đường thoả hiệp”. Có sách lược đấu
tranh cách mạng thích hợp để lơi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nơng về phía
giai cấp vơ sản, nhưng kiên quyết:“bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng
(Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ”.
Đoàn kết quốc tế: trong khi thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đồng thời
tranh thủ sự đồn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế
giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp, cách mạng Việt Nam liên lạc mật thiết và là
một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
Vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu
phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo
được dân chúng”. “Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn
của giai cấp cơng nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng”.
I.2. Sự ra đời và nội dung của cương lĩnh 10/1930
Tháng 4-1930, Trần Phú từ Liên Xô về nước. Tháng 7-1930, ông được bổ sung
vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời và tham gia chuẩn bị cho Hội nghị lần
thứ nhất của Trung ương.
Từ ngày 14 đến 31-10-1930, Ban Chấp hành Trung ương họp hội nghị lần thứ
nhất tại Hương Cảng tức Hồng Kông (Trung Quốc), quyết định đổi tên Đảng
Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Trần Phú được bầu làm
Tổng Bí thư của Đảng.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đơng Dương có các nội dung chính
sau:
4
“Xác định mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và
Cao Miên là “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên
thì địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”.
Về phương hướng chiến lược của cách mạng, Luận cương nêu rõ tính chất của
cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, “có
tính chất thổ địa và phản đế”. Sau đó sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư
bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”
Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải “tranh đấu để đánh
đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tiền tư bổn và
để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp, làm cho Đơng Dương hồn tồn độc lập”. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có
quan hệ khăng khít với nhau: “... có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được
cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có phá tan chế
độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”. Luận cương nhấn
mạnh: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, là cơ sở để
Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
Giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng tư sản dân
quyền, trong đó giai cấp vơ sản là động lực chính và mạnh.
Về lãnh đạo cách mạng, Luận cương khẳng định: “điều kiện cốt yếu cho sự
thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có
một đường chính trị đúng có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng,
và từng trải tranh đấu mà trưởng thành”.
Về phương pháp cách mạng, Luận cương nêu rõ phải ra sức chuẩn bị cho quần
chúng về con đường “võ trang bạo động”. “giành lấy chính quyền cho cơng
nơng”. Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật, “phải tuân
theo khuôn phép nhà binh”.
5
Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vơ sản thế giới, phải
đồn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp,
và phải mật thiết liên hệ với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa
thuộc địa.
II. Thực tiễn
II.1. Điểm giống nhau giữa 2 cương lĩnh a.
Quan hệ quốc tế
Cả Cương lĩnh và Luận cương đều chỉ ra phải hoà nhập với thế giới. Bác nói
muốn người ta giúp mình thì ta phải hịa mình vào phong trào đó. Muốn các
nước giúp ta giải phóng dân tộc thì ta phải tham gia vào cơng cuộc giải phóng
dân tộc trên tồn thế giới. Do đó ta phải đồn kết với cơng nhân trên tồn thế
giới, đặc biệt giai cấp công nhân xâm lược nước ta và đồn kết với nhân dân
thuộc địa. Ví dụ như việc Bác làm phụ buôn trên tàu Pháp và đến Châu Phi vào
năm 1911-1920 để thiết lập nên mối quan hệ giữa người dân Việt Nam và người
dân Châu Phi. Rồi khi Bác trở thành quốc tế cộng sản, Bác đã lập ra: “Liên hiệp
thuộc địa trên thế giới”. Bác đã thiết lập được quan hệ Việt Nam với các nước
Châu Phi và đến nay chúng ta vẫn thừa kế di sản này.
b. Phương diện xã hội
Cả hai đều chỉ ra nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách
mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Như vậy
mục tiêu của Cương lĩnh và Luận cương xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn
độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, cuộc sống bình đẳng.
c. Lực lượng cách mạng
Phải đến 5-10 năm trở lại đây, nước ta mới phát triển công nghiệp và công nghệ
vào trong đời sống. Trước đó là một nước nơng nghiệp của những người cơng
nhân và nông dân, lực lượng chiếm đông đảo tỉ trọng của nước ta. Nên cả Trần
6
Phú và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều chọn đây là đơn vị nòng cốt trong cuộc kháng
chiến của nước ta .
II.2. Điểm khác nhau giữa 2 cương lĩnh
a. Mục tiêu cách mạng
Trong khi Luận cương nêu lên rằng nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân
quyền là phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách
bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và
“đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đơng Dương hồn tồn độc lập”.
Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy có quan hệ khăng khít với nhau nhưng vẫn chưa
xác định được nhiệm vụ nào cơ bản, nhiệm vụ nào là chủ yếu, kẻ thù nào cần
phải hạ gục trước.
Thì trong Cương lĩnh chính trị 3/2/1930 đã xác định được kẻ thù, nhiệm vụ của
cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản
cách mạng. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và
bọn phong kiến”, “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Cương lĩnh đã
xác định: Chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giành độc
lập cho dân tộc và giành lại ruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc,
giành độc lập cho dân tộc được đặt ở vị trí hàng đầu. Nhiệm vụ dân tộc được coi
là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề
dân tộc để giải quyết. Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho Việt
Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng
đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ cơng
nơng binh và tổ chức cho qn đội cơng nơng, thi hành chính sách tự do dân chủ
bình đẳng phổ thơng giáo dục theo hướng cơng nơng hóa.
Cụ thể là:
7
Nhiệm vụ chính trị: đánh đế quốc, giành độc lập dân tộc và lập ra nhà nước mà
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân lao động. Đảng ta ưu tiên đánh đế quốc
Nhiệm vụ về kinh tế: lấy tài sản đế quốc, địa chủ phong kiến đưa vào làm của
cơng. Bởi vì tải sản đấy ở là nó cướp đạt của Việt Nam. Pháp sang Việt Nam cấu
kết với địa chủ phong kiến cướp ruộng đất, bây giờ ta phải lấy lại và chia cho
người dân nghèo.
Nhiệm vụ văn hố – xã hội: người dân bình đẳng, tồn dân được giáo dục. Thời
pháp thì chỉ có con nhà giàu đi cịn nhà nghèo, nơng dân khơng được đi học.
Bây giờ địa phương nào cũng tạo điều kiện cho mọi người đi học.
Đúng vậy, đến bây giờ Đảng ta vẫn đi theo đường lối này. Mọi nghị quyết, quyết
định của Đảng là mang lại lợi ích cho số đơng.
Thổ địa và tư sản cách mạng là cuộc cách mạng đấu tranh lật đổ áp bức, bóc lột.
Ta có thể thấy người dân Việt Nam khốn khổ, nhục nhã qua các tác phẩm văn
học miêu tả về chế độ xã hội, con người lúc bấy giờ.
Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, người ta không thể không nghĩ đến cái làng
quê nghèo Việt Nam thời Pháp thuộc mà tiếng thúc dồn của hàng năm đe dọa
người nông dân nhân như một tai họa khủng khiếp. Tiếng nói văn học của Ngơ
Tất Tố khơng chỉ là tiếng kêu cấp cứu địi cơm áo cho những người nơng dân
cùng khổ mà cịn là tiếng nói đanh thép, dõng dạc khẳng định nhân phẩm cao
đẹp của người dân trong bùn nhơ của xã hội thực dân phong kiến.
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi sáng tác năm 1952 đề cập tới số phận
hai nhân vật Mị và A Phủ, thông qua việc lên án tố cáo sự tàn bạo của giai cấp
thống trị ở miền núi; đồng thời bênh vực, cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh,
khổ đau của họ. Bên cạnh đó, Tơ Hồi cịn trân trọng những khát vọng sống và
đồng tình với tinh thần phản kháng mở ra một con đường mới. Đó là biểu hiện
của lịng yêu nước thương nòi, lên án tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con
người.
8
Hay tác phẩm “Lão Hạc" của Nam Cao lên án, tố cáo chế độ thời đó chịu sự đàn
áp của 2 chế độ phát xít và thực dân khiến dân chúng chịu cảnh khốn khổ.
Nhưng con người lúc bấy giờ lại hiền hậu, giàu lòng tự trọng, họ thà chết chứ
không làm bậy.
Cương lĩnh 3/2/1930 hướng người dân Việt Nam lập ra chế độ xã hội mới và
mang lại lợi ích cho số đông, hướng đến nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chế độ chủ nghĩa xã hội đang bảo đảm lợi ích
cho người dân, cho tất cả mọi người nhưng có 1 đối tượng được ưu tiên nhiều
hơn là người nghèo vì chế độ chúng ta xố khoảng cách giữa giàu và nghèo.
Thành tựu ta đạt được bây giờ là tỉ lệ người nghèo đang giảm dần vì được
hưởng chính sách ưu đãi. Hộ nghèo là người hưởng chính sách nhiều hơn những
người khác, họ được ưu đãi các gói dịch vụ thấp hơn người khác như là được
ngân hàng cho vay với lãi suất không phần trăm để đi làm, đi học; y tế được bảo
hiểm 100%. Nên ta có thể thấy đây là một chế độ xã hội quan tâm tới đối tượng
yếu thế.
b. Lực lượng cách mạng
Với Luận cương thì xác định giai cấp vơ sản và nơng dân là hai động lực chính
của cách mạng mạng tư sản dân quyền. Trong đó giai cấp vơ sản là động lực
chính và mạnh nhất, là giai cấp lãnh đạo cách mạng; nơng dân có số lượng đơng
đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng. Còn những giai cấp và tầng lớp
khác ngồi cơng-nơng như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống
cách mạng, cịn tư sản cơng nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi
cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Điều đó cho thấy ta chưa phát
huy được khối đoàn kết dân tộc, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của
tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định
của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia
mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
9
Cịn với Cương lĩnh thì nịng cốt là cơng – nơng dân trí thức nhưng phải có
Đảng lãnh đạo. Đối với Bác Hồ: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh thất bại vì
chưa đồn kết được lực lượng, chưa đưa 2 giai cấp vào lực lượng cách mạng.
Cương lĩnh là đoàn kết tồn dân, vì tồn dân sẽ tạo ra sức mạnh to lớn. Như Lê
nin đã nói cách mạng là sứ mệnh tồn dân, Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng
cha ông chúng ta về lực lượng cách mạng, lực lượng toàn dân, biết ca ngợi sức
mạnh toàn dân. Có thể kể đến 1 số ví dụ ghi trong sử sách như là cha ông chúng
ta : Trần Quốc Tuấn với chính sách “khoan thư sức dân”, chúng ta bắt người dân
đóng góp thuế phí phù hợp thì ta sẽ làm cho nước sẽ mạnh thì dân sẽ giàu và
theo ông, kế sâu rễ bền để giữ nước lâu dài. Hay Nguyễn trãi Vua Lê nói dân
mạnh như nước: “đẩy thuyền là dân, làm thuyền là dân”, khuyên vua Lê Lợi
quan tâm đến dân để người dân vùng sâu vùng xa cùng tin tưởng vào nhà vua, đi
theo nhà vua. Và truyền thống của ta “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”; trong
chiến tranh, sức mạnh của đàn ông tuy là lớn nhưng khơng có nghĩa là sức mạnh
của chị em phụ nữ đồn kết với nhau thì khơng đáng kể. Ta có thể lấy ln ví dụ
về Bà Trưng – Bà Triệu, 2 người đã dẫn dắt cả đất nước đứng lên chống lại
chính quyền đơ hộ của Đơng Hán.
Cương lĩnh chính trị đã xác định lực lượng cách mạng chính là giai cấp cơng
nhân, nơng dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đồn kết với tiểu tư sản,
lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam
chưa rõ mặt phản cách mạng.
c. Phương pháp cách mạng
Luận cương xây dựng là bạo lực, khởi nghĩa vũ trang giành độc lập chính
quyền. Đánh nhau là 1 nghệ thuật nhưng nghệ thuật ở đây là uyển chuyển, mềm
dẻo, khi có thời cơ là phải biết chớp lấy chứ không phải lúc nào cũng xơng lên.
Cịn đối với chủ tịch Hồ Chí Minh, ngăn chặn được chiến tranh là thượng sách,
Người cố gắng dùng các phương thức ít đổ máu để giành và giữ chính quyền.
Khi đã phải dùng chiến tranh thì sự hi sinh mất mát là không tránh khỏi. Do đó,
10
Người thường xuyên nhắc nhở các cấp, các ngành, toàn dân phải ghi ơn những
người đã ngã xuống cho độc lập tự do của Tổ quốc, phải chăm sóc gia đình
thương binh liệt sĩ và đối xử khoan hồng tù, hàng binh địch. Tư tưởng nhân văn
trong quân sự của Hồ Chí Minh được kết tinh trong truyền thống “Đại - Nghĩa Trí - Tín - Nhân”, “mở đường hiếu sinh” cho kẻ thù của truyền thống Việt Nam,
nó độc lập hoàn toàn với tư tưởng hiếu chiến, tàn ác của thực dân, đế quốc xâm
lược.
d. Lãnh đạo cách mạng
Luận cương có lãnh đạo là giai cấp vơ sản với đội tiên phong là Đảng Cộng Sản.
Thế nên với lãnh đạo này, chủ chốt nhiệm vụ là giải phóng tự do mọi người,
đánh đổ chủ nghĩa đế quốc xâm lược để đưa và đi đến xã hội chủ nghĩa. Với lý
tưởng cao quý thì là vậy nhưng khi độc lập rồi thì đất nước sẽ sao? Họ sẽ thiếu
đi đồn kết của nhân dân vì trong một xã hội sẽ ln có giai cấp thống trị, kiểm
sốt nền kinh tế đất nước và chắc chắn sẽ nảy sinh ra mâu thuẫn trong xã hội sau
này. Do đó đồn kết là cơng cụ chính trong chiến lược cách mạng và cho tương
lai sau này.
Nên theo Cương lĩnh, người lãnh đạo Việt Nam phải là Đảng cộng sản, là người
duy nhất lãnh đạo cách mạng. Và để lãnh đạo được thì phải có đường lối phải
đúng. Đối với cán bộ đảng viên thì ta phải đặt lợi ích dân tộc lên đầu, dám hi
sinh cho cách mạng và giữ được đạo đức, phẩm chất tư cách. Ông Nguyễn Phú
Trọng rất quyết liệt trong chống tham nhũng để lấy lại vị thế của đảng, lòng tin
của dân cho Đảng. Lúc người dân tin tưởng Đảng thì cách mạng sẽ thành cơng.
Bác Hồ đã từng ví quan hệ giữa Đảng và dân như máu và thịt, máu xa thịt thì sẽ
đơng lại và biến mất, còn thịt sẽ thối. Trong thời chiến tranh chống Pháp, Đảng
luôn nhận được sự ủng hộ, dân nuôi và che giấu Đảng viên khỏi kẻ xâm lược.
Thế nên các nghị quyết của Đảng luôn là hướng đến điều tốt nhất cho nhân dân,
không phân biệt giai cấp. Nhằm mục đích đồn kết đất nước để hướng tới thắng
lợi cho cách mạng và tương lai sau này.
11
II.3. Nhận xét
Về phương diện xã hội và mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với thế giới, cả
Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị 10/1930 đều xác định
giống nhau.
Song hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị 10/1930 là chưa vạch rõ được
mâu thuẫn chủ yếu của 1 xã hội thuộc địa. Nên không nêu cao được vấn đề dân
tộc lên hàng đầu mà đặt nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp, chưa xác định được
mâu thuẫn dân tộc hay mâu thuẫn giai cấp là chủ yếu, kẻ thù nào là chủ yếu.
Đánh giá khơng đúng khả năng phân hóa hay lơi kéo được bộ phận giai cấp địa
chủ vào trong cách mạng giải phóng dân tộc. Nhưng đã chỉ ra được con đường
đốt cháy giai đoạn là không đi qua tư bản nữa mà đi đến ln xã hội chủ nghĩa.
Cịn ở Cương lĩnh tuy còn sơ lược và đơn giản nhưng lại thể hiện đúng đắn ở
việc xác định mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, xác định đúng lực lượng và
kẻ thù cách mạng. Đây là cương lĩnh đầu tiên và cũng là cương lĩnh chủ chốt,
đặt ra nền móng cho các bước đi Đảng trong việc dẫn dắt nhân dân sau này.
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận trên đã khái quát được sự ra đời và nội dung của Cương lĩnh đầu
tiên 2/1930 và Luận cương chính trị tháng 10/1930. Và rồi so sánh điểm giống
và khác nhau giữa mỗi bản Cương lĩnh chính trị. Qua đó để nhận thấy được ưu
và nhược điểm là gì, có đường lối và hướng đi đúng đắn như nào.
Sau khi làm xong bài tiểu luận này đã giúp cho em, sinh viên Học viện Ngân
Hàng, huấn luyện được tư tưởng vững chắc để tin vào đường lối cách mạng của
Đảng và cùng với đó nhận ra mình cần làm gì để có ích cho mai sau.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu học tập và bài tập thực hành mơn Lịch sử Đảng, khoa lí
luận chính trị, Học viện Ngân hàng.
2. Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc
gia
13