Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

So sánh nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2:1930 và luận cương chính trị tháng 10:1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.97 KB, 13 trang )

lOMoARcPSD|11346942

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: So sánh nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính

trị đầu tiên tháng 2/1930 và Luận cương chính trị tháng
10/1930

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Chinh
Sinh viên thực hiện: Bùi Việt Hà
Mã sinh viên: 23A4050429
Nhóm tín chỉ : 34
Mã đề: 06

Hà Nội, tháng 10 năm 2021


lOMoARcPSD|11346942

PHÂNNANA

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Mỗi bản Cương lĩnh chính trị của Ðảng, ở những mức độ khác nhau, đều được xây
dựng trên cơ sở quán triệt, vận dụng sáng tạo và bổ sung, phát triển các quan điểm cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống tinh hoa văn hóa


dân tộc, phản ánh đúng thực tiễn Việt Nam và có tham khảo kinh nghiệm của thế giới.
Chính vì vậy, nó vừa có tính lý luận khoa học vừa có tính thực tiễn sâu sắc, kết hợp
tính giai cấp và tính dân tộc, đáp ứng đúng yêu cầu bức thiết của cách mạng ở mỗi giai
đoạn và nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân. Việc so sánh luận cương chính trị tháng
10/1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930 nhằm mục đích chỉ rõ ra những
điểm khác và giống nhau của hai văn kiện từ đó tìm được mặt hạn chế cũng như ưu
điểm mà mỗi văn kiện có, từ đó thấy được các luận cương, cương lĩnh đã góp phần thế
nào trong công cuộc đấu tranh giành thắng lợi của nhân dân ta
Tuy nhiên mỗi văn kiện chính trị ra đời ở một thời điểm khác nhau phù hợp với tình
hình, nhận thức của một thời kì lịch sử cụ thể, so với ngày nay có một số tư tưởng đã bị
thực tiễn vượt qua và khơng cịn phù hợp. Việc phân tích nhằm mục đích giúp ta hiểu rõ
đường lối của cha ơng ta từ đó rút ra được những kinh nghiệm bài học quý giá trong
việc quản lý đề ra các chiến lược cho đất nước ngày nay.

2.Mục đích yêu cầu
Hiểu được nội dung của luận cương chính trị tháng 10/1930 và Cương lĩnh chính trị
đầu tiên tháng 2/1930 điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản, mặt ưu và nhược của
hai văn kiện trên

3.Đối tượng nghiên cứu
Hai văn bản Luận cương chính trị tháng 10/1930 và Cương lĩnh chính trị đầu tiên
tháng 2/1930


lOMoARcPSD|11346942

4.Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, logic,…

5.Phạm vi nghiên cứu

Những tài liệu , sách giáo trình liên quan trong giai đoạn đó

6.Kết cấu đề tài:
- Hoàn cảnh ra đời
- Nội dung của luận cương chính trị của đảng tháng 10-1930 và nội dung của
cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2-1930
- So sánh điểm giống và khác nhau và nhận xét những điểm đó


lOMoARcPSD|11346942

NỘI DUNG
I.Hồn cảnh ra đời:
1. Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930:
– Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội nghị hợp nhất của tổ
chức Cộng sản trong nước có ý nghĩa như Đại hội để thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc tế Cộng sản triệu tập và
chủ trì, cùng với sự tham dự chính thức của hai đại biểu Đơng Dương Cộng sản
Đảng (06/1929); 02 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (10/1929) và một số đồng
chí Việt Nam hoạt động ngồi nước.
– Hội nghị họp bí mật ở nhiều địa điểm khác nhau trên bán đảo Cửu Long, từ ngày
06/06 – 07/02/1930, đã thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và
nhất trí thơng qua 07 tài liệu, văn kiện, trong đó có 04 văn bản:
+ Chính cương vắn tắt của Đảng.
+ Sách lược vắn tắt của Đảng.
+ Chương trình tóm tắt của Đảng
+ Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hợp thành nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng. Tất cả các tài liệu, văn kiện
nói trên đều do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo dựa trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác
– Lênin, đường lối Đại hội VI (1928) của Quốc tế Cộng sản; nghiên cứu các Cương

lĩnh chính trị của những tổ chức cộng sản trong nước, tình hình cách mạng thế giới
và Đơng Dương.
– Dù là vắn tắt, tóm tắt, song nội dung các tài liệu, văn kiện chủ yếu của Hội nghị
được sắp xếp theo một logic hợp lý của một Cương lĩnh chính trị của Đảng.
2. Luận cương chính trị tháng 10/1930
- Tháng 4-1930, đồng chí Trần Phú về nước sau quá trình học tập tại trường Quốc
tế Phương Đông.


lOMoARcPSD|11346942

-

Tháng 7-1930 Trần Phú được bầu vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời và

được giao nhiệm vụ cùng với một số đồng chí soạn thảo Luận cương chuẩn bị cho
hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng.
-

Từ ngày 14-30/10/1930, Hội nghị ban chấp hành Trung ương họp lần thứ 1 tại

Hương Cảng (TQ) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thơng qua nghị quyết về tình
hình và nhiện vụ cần kíp của Đảng, thảo luận luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ
Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế CS Hội nghị
quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Hội nghị cử Ban chấp hành Trung ương chính thức và cử Trần Phú làm Tổng bí thư.

II. Nội dung
1.Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930
- Cương lĩnh đã nêu “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách

mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đó là mục đích lâu dài, cuối cùng của Đảng và
cách mạng Việt Nam.
- Mục tiêu trước mắt về xã hội làm cho nhân dân được tự do hội họp, nam nữ
quyền, phổ thơng giáo dục cho dân chúng; về chính trị đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam hồn tồn độc lập, lập chính phủ,
quân đội của nhân dân (công – nông – binh); về kinh tế là xóa bỏ các thứ quốc trái,
bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc giao chính phủ
nhân dân quản lý, thu hết ruộng đất chiếm đoạt của đế quốc làm của công chia cho
dân cày nghèo, phát triển công, nông nghiệp và thực hiện lao động 8 giờ. Những
mục tiêu đó phù hợp với lợi ích cơ bản của dân tộc, nguyện vọng tha thiết của nhân
dân ta.
- Sách lược của Đảng nêu rõ Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, thu
phục giai cấp, lãnh đạo dân chúng nơng dân; liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung
nơng; tranh thủ, phân hóa trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc, đoàn kết với các dân
tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới để hình thành mặt trận thống nhất đánh đuổi
đế quốc, đánh đuổi bọn địa chủ và phong kiến, thực hiện khẩu hiệu nước Việt Nam
độc lập, người cày có ruộng.


lOMoARcPSD|11346942

- Tồn bộ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng tốt lên tư tưởng lớn là cách mạng dân tộc
dân chủ Việt Nam tất yếu đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp đó là của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam – Đảng Mác – Lênin.
- Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng nêu chính xác tên
Đảng, tôn chỉ của Đảng, hệ thống tổ chức của Đảng từ chi bộ, huyện bộ hay khu bộ;
tỉnh bộ, thành bộ hay đặc biệt bộ và Trung ương.
2.Luận cương chính trị tháng 10/1930
*Xác định mâu thuẫn cơ bản trong xã hội:

- Xác định mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt ở Đông Dương: giữa một bên là thợ
thuyền , dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến , tư bản
và đế quốc chủ nghĩa Pháp.
- Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam từ một xã hội phong kiến trở
thành xã hội thuộc địa. Dù tính chất phong kiến vẫn được duy trì, những tất cả các
mặt về chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội, vẫn mang phương hướng thuộc địa, trong
lịng xã hội Viêt Nam hình thành những mâu thuẫn cơ bản và ngày càng trở nên gay
gắt là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. Với sự áp bực
bóc lột của thực dân Pháp ngày càng tăng, thì mâu thuãn dân tộc cũng trở nên quyết
liệt và mạnh mẽ, đặc biệt là sự phản kháng của dân tộc để giành độc lập cho tồn
dân. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa các giai cấp, xung đột về mặt quyền lợi riêng
của giai cấp đã giảm bớt, không trở nên quyết liệt như phương Tây
- Bản luận cương chính trị nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp như vậy là chưa phù hợp
với thực tiễn của xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở phương Đông. Trong đánh giá
mâu thuẫn văn kiện này có mặt hạn chế, khi chỉ nhìn thấy một mặt giữa những
người về mặt giai cấp. Đặt địa chủ phong kiến và tư sản Việt Nam đứng 1 phe với
đế quốc điều này khơng hợp lý vì chỉ 1 bộ phận nhỏ đại địa chủ làm tay sai cho đế
quốc, còn phần lớn tất cả giai cấp Việt Nam đều mâu thuẫn với thực dân Pháp
*Phương hướng chiến lược của cách mạng:
- Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền và có tính chất
thổ địa và phản đế. “Tư sản dân quyền cách mạng là thời kì dự bị để làm xã hội cách
mạng”, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thành công sẽ tiếp tục “phát triển bỏ


lOMoARcPSD|11346942

qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa, đi thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Trong bản
luận cương này thổ địa cách mạng nằm trong cách mạng tư sản dân quyền và là
nhiệm vụ của cách mạng từ sản dân quyền.
* Nhiệm vụ cách mạng:

- Đánh đổ phong kiến để thực hành cách mạng ruộng đất triệt để
- Đánh đổ đế quốc Pháp để Đơng Dương hồn tồn độc lập
Hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau, được đặt ngang nhau. Vì có
đánh đổ đế quốc chủ nghĩa thì mới phá được giai cấp địa chủ, muốn đập tan chế độ
phong kiến thì phải đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, muốn Đơng Dương độc lập thì phải
cách mạng ruộng đất triệt để. Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân
quyền, là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
* Lực lượng cách mạng:
-

Giai cấp vô sản là động lực chính. Dân cày là động lực mạnh cách mạng. Văn

kiện này nhấn mạnh khả năng cách mạng của nông dân, công nhân
-

Tư sản thương nghiệp, tư sản công nghiệp đứng về phe đế quốc chống lại cách

mạng
- Giai cấp tiểu tư sản:
+Thủ cơng nghiệp có thái độ do dự, có ác cảm với cách mạng
+ Tiểu tư sản thương gia không tán thành cách mạng.
+ Tiểu tư sản tri thức có xu hướng quốc gia chủ nghĩa, đại biểu cho quyền lợi tất cả
các giai cấp tư sản bản xứ, nên nếu có tham gia chỉ hăng hái chống dế quốc trong
thời kì đầu, và khi phong trào cách mạng lên cao thì sẽ theo đế quốc chống lại cách
mạng
Có thể nói luận cương chính trị chỉ nhấn mạnh khả năng của giai cấp công
nhân, nông dân. Không thấy được khả năng tham gia cách mạng của các tầng lớp
giai cấp khác, cũng nhưu chưa đề ra được chiến lược tập hợp các lực lượng này
* Phương pháp cách mạng:
- Sử dụng bạo lực cách mạng. Xem võ trang bạo động để giành chính quyền là một

nghệ thuật, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”


lOMoARcPSD|11346942

*Quan hệ cách mạng thế giới:
- Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thế
giai cấp vơ sản Đơng Dương phải đồn kết gắn bó, liên lạc mật thiết với vơ sản thế
giới, trước hết là vô sản Pháp
- Theo quốc tế cộng sản Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phụ thuộc vào
thắng lợi cách mạng vô sản ở chính quốc, đây là mối quan hệ lệ thuộc, chính phụ.
Nhưng Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng thuộc địa trong mối quan hệ ấy là bình
đẳng. Trong mối quan hệ với cách mạng vơ sản ở chính quốc, do nhận thức được
vai trị, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa đánh giá đúng được sức mạnh dân
tộc ở thuộc địa, Người đã dự đoán cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả
năng giành chiến thắng trước cách mạng vơ sản ở chính quốc
*Lãnh đạo cách mạng:
-

Đảng Cộng sản có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung , liene hệ

mật thiết với quần chúng.
- Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản , lây chủ nghĩa Mác Leenin làm nền
tảng tư tưởng
-

Đảng là đại biểu chung cho quyền lợi của gia cấp vô sản ở Đông Dương đấu

tranh để đạt được mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản
 Đảng Công sản lãnh đạo là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi cách mạng

Luận cương chính trị khẳng định là nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược
cách mạng mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Ngồi ra bản luận cương chính trị cịn
hạn chế trong giải quyết vấn đề dân tộc, việc đổi tên nước từ Đảng Cộng sản Việt
Nam sang Đảng Cộng sản Đông dương 3 nước, dù có mối quan hệ chung về nhiều
mặt vẫn có những đặc điểm riêng khác nhau, nên Đảng phải là Đảng riêng của mỗi
dân tộc để dựa vào tình hình của từng nước đề đề ra nhiệm vụ giải quyết vấn đề sao
cho phù hợp. Những người cộng sản trẻ tuổi Việt Nam bị ảnh hưởng quan điểm của
quốc tế Cộng sản, quyết định đổi tên Đảng, dẫn đến không phát huy được quyền tự
quyết của mỗi dân tộc, các dân tộc phải tự đấu tranh để giành độc lập cho chính
mình


lOMoARcPSD|11346942

III. So sánh điểm giống và khác nhau
1. Giống nhau
-

Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được

tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách
mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm
vụ cách mạng nối tiếp nhau khơng có bức tường ngăn cách. Phương hướng chiến
lược đã phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt
Nam.
- Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất
và giành độc lập dân tộc.
- Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng
nịng cốt và cơ bản đơng đảo trong xã hội góp phần to lớn vào cơng cuộc giải phóng
dân tộc nước ta.

- Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam
cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ
đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay cơng nơng.
- Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng
thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngồi, tìm đồng minh cho mình.
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp cơng nhân thơng qua Đảng cộng sản.
2. Khác nhau
a. Tính chất xã hội
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên: xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong
kiến, bao gồm 2 mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế
quốc Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ yếu là nơng dân)
với địa chủ phong kiến, trong đó, mâu thuẫn cơ bản nhất, gay gắt nhất là mâu thuẫn
giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và bọn tay sai.
- Luận cương chính trị 10/1930: Xã hội Đông Dương gồm 2 mâu thuẫn dân tộc và
giai cấp, trong đó mâu thuẫn giai cấp là cơ bản nhất


lOMoARcPSD|11346942

b. Tính chất cách mạng.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên: cách mạng trải qua 2 giai đoạn: cách mạng tư sản
dân quyền và cách mạng thổ địa để tiến lên chũ nghĩa cộng sản. Hai giai đoạn kế
tiếp nhau, khơng bức tường nào ngăn cách.
- Luận cương chính trị 10/1930: cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư
sản dân quyền, sau khi thắng lợi tiến thẳng lên XHCN khơng qua giai đoạn phát
triển TBCN. Hồn thành thắng lợi của giai đoạn này mới làm tiếp giai đoạn khác.
c. Kẻ thù cách mạng
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản
cách mạng. Cương lĩnh đã xác định rõ kẻ thù khơng phải tồn bộ là phong kiến và
tư sản

- Luận cương chính trị 10/1930: Đế quốc và phong kiến, luận cương không phân
biệt rõ trong hàng ngũ giai cấp phong kiến cịn có bộ phận tiến bộ, Luận cương cũng
không đề cập đến bộ phận tư sản mại bản.
d. Nhiệm vụ cách mạng
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản
phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập. Dựng lên chính phủ cơng nơng
binh, tổ chức ra qn đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp của đế quốc, tịch thu
ruộng đất,… chia cho dân nghèo, tiến hành cải cách ruộng đất.
- Luận cương chính trị 10/1930: Đánh đổ thế lực phong kiến, đánh đổ ách áp bức
bóc lột tư bản, thực hành cách mạng thổ địa và đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho
Đơng Dương hồn tồn độc lập.
e. Vai trị lãnh đạo
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là
Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Luận cương chính trị 10/1930: giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng
sản Đông Dương


lOMoARcPSD|11346942

g. Lực lượng cách mạng
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Giai cấp công nhân, nông dân là động lực là gốc
của cách mạng cần phải liên minh với giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung và
tiểu địa chủ.
- Luận cương chính trị 10/1930: Chỉ gồm cơng nhân và nông dân, không đề cập tới
các giai cấp khác.

IV.Nhận xét
– Về phương pháp cách mạng và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới,
cả Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị 10/1930 đều xác định

giống nhau.
– Song hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị 10/1930 chưa vạch rõ được mâu
thuẫn chủ yếu của 1 xã hội thuộc địa nên k nêu cao được vấn đề dân tộc lên hàng
đầu mà nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp, chưa xác định được mâu thuẫn dân tộc
hay mâu thuẫn giai cấp là chủ yếu, kẻ thù nào là chủ yếu. Đánh giá không đúng khả
năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, trung và tiểu địa chủ…. và khả năng liên
minh với giai cấp tư sản dân tộc; không thấy được khả năng phân hóa và lơi kéo 1
bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.
– Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên thể hiện ở việc xác định đúng đắn
mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, xác định đúng lực lượng và kẻ thù cách mạng,
đây là 1 cương lĩnh cách giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo của Đảng đã soi
đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho độc lập tự do.


lOMoARcPSD|11346942

KẾT LUẬN
Nhìn chung, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đúng đắn và hoàn thiện
hơn so với Luận cương. Nguyễn Ái Quốc có cái nhìn liền mạch hơn khi chỉ rõ được
mâu thuẫn cấp thiết nhất. Còn Trần Phú tuy khởi thảo chi tiết hơn nhưng chỉ tập
trung vào vấn đề giai cấp.Cả hai văn kiện tuy có nhiều điểm khác biệt, song, đều
đóng vai trị rất lớn. Đó là sự chuẩn bị tất yếu. Đồng thời là nền tảng cho việc xây
dựng lí luận, tư tưởng đến tận bây giờ. Qua đây bài tiểu luận sẽ làm rõ sự sáng suốt
cũng như điểm thiếu sót của đảng với mỗi hoàn cảnh với những kẻ địch muốn xâm
chiếm nước ta.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, bài tiểu luận của em khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cơ để bài tiểu luận
được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


Downloaded by Quang Tr?n ()


lOMoARcPSD|11346942

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “ Lịch sử Đảng”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội 2019
2. Tài liệu Internet

Downloaded by Quang Tr?n ()



×