Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Mối quan hệ giữa hoạt động phát triển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trường hợp các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại thành phố hồ chí minh TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------------------NGUYỄN PHI HOÀNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHÀ CUNG
CẤP VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP MUA:
TRƢỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ TẠO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 93.40.101

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021



CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bài báo đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế
Nguyen Phi Hoang (2017). Buiding firm’s competitive advantages
through supplier development. The 12th International Conference of
KODISA. Ho Chi Minh city, Viet Nam, pp. 171-173.
2. Bài báo đăng trên các Tạp chí trong nƣớc
2.1 Nguyễn Phi Hoàng (2020). Mối quan hệ giữa các hoạt động phát triển
nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thu mua. Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế, số 4, tháng 4, từ trang 41 – 48.
2.2 Nguyễn Phi Hoàng (2020). Phát triển nhà cung cấp: Tổng quan và các
hướng nghiên cứu trong tương lai. Tạp chí Cơng Thương, số 5, tháng 3,
từ trang 63 -67.




1
Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1

Lý do chọn đề tài
Với áp lực cạnh tranh khốc liệt của thị trường cũng như sự thay đổi

nhanh chóng về cơng nghệ và vịng đời sản phẩm có xu hướng ngày càng
ngắn, các doanh nghiệp ngày nay có xu hướng quay về tập trung phát triển
chỉ lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình thay vì mở rộng lĩnh vực hoạt
động đa ngành nghề như xu hướng trước đây (Krause và cộng sự, 2000;
Routroy và Pradhan, 2013). Điều này dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp
bắt đầu gia tăng khối lượng mua ngoài các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong một số ngành
cơng nghiệp, tỷ trọng mua ngồi nhiều khi lên đến 60-70% (Chapman và
cộng sự, 1997; Heberling và cộng sự, 1992). Hiện tượng này được hỗ trợ
bởi một loạt các yếu tố như tồn cầu hóa, tiến bộ trong CNTT, giao thông
thuận tiện nên ngày càng trở nên phổ biến trong hầu hết các ngành công
nghiệp. Việc gia tăng khối lượng mua ngoài các yếu tố đầu vào phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh dần đẩy các doanh nghiệp đến chỗ ngày
càng phụ thuộc hơn vào hệ thống các nhà cung cấp từ giá cả, chất lượng sản
phẩm, sự ổn định đến khả năng linh hoạt trong hoạt động (Prahinski, 2001).
Sự phụ thuộc này kéo theo hệ quả là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
ngày càng chịu sự chi phối từ hiệu quả hoạt động của hệ thống các nhà cung
cấp của doanh nghiệp (Wagner, 2006b).
Xuất phát từ thực tế trên, các doanh nghiệp nhận thấy rằng, để tạo

lập và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì nhu cầu tìm kiếm và xây
dựng hệ thống các nhà cung cấp hội đủ năng lực và phẩm chất nhất định là
rất cấp bách (Routroy và Pradhan, 2013). Một trong những cách thức để
thực hiện yêu cầu trên là phát triển nhà cung cấp. Đây là phương án theo đó


2
doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhà cung cấp hiệu quả thông qua việc hỗ
trợ hệ thống nhà cung cấp thực hiện những hoạt động nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của các nhà cung cấp (Wagner, 2006a; Wagner, 2006b;
Wagner, 2010). Các hoạt động phát triển nhà cung cấp nếu được thực hiện
thành cơng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dịch vụ giao hàng, cải tiến chất
lượng sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sản phẩm và cắt giảm chi phí sản xuất
cho hệ thống các nhà cung cấp của doanh nghiệp và từ đó góp phần làm gia
tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp mua với vai trò là khách hàng
của các nhà cung cấp này (Golden, 1999; MacDuffie và Helper, 1997; Dyer
và Nobeoka, 2000; Sako, 1999; Liker và Choi, 2004; Stuart và cộng sự,
2004; Dyer và Hatch, 2006). Những nghiên cứu của Humphreys và cộng sự
(2004), Manzoor và cộng sự (2019), Li (2001), Rotich và cộng sự (2014) và
Al – Abdallah và cộng sự (2014) về mối quan hệ giữa các hoạt động phát
triển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua đã cho thấy
những tác động tích cực của hoạt động phát triển nhà cung cấp đến lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp mua. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa
nghiên cứu đầy đủ các hoạt động phát triển nhà cung cấp mà doanh nghiệp
mua có thể thực hiện trong phát triển nhà cung cấp nhằm tác động đến lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nghiên cứu này cũng chưa trả lời
được câu hỏi là dựa vào đâu để quyết định chọn lựa những hoạt động phát
triển nhà cung cấp thích hợp trong số rất nhiều hoạt động phát triển nhà
cung cấp cũng như chưa nêu được tác động của từng hoạt động phát triển
nhà cung cấp đến lợi thế cạnh tranh của doanh ngiệp mua. Trong bối cảnh

Việt Nam với xuất phát điểm là một quốc gia có trình độ cơng nghệ cịn
thấp, mức độ cơng nghiệp hóa khơng cao, qui mô doanh nghiệp chủ yếu là
nhỏ và siêu nhỏ đưa đến thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam không thể là
đầu tàu của các chuỗi cung ứng ngành hàng, vẫn mang nặng tính chất gia
cơng, lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài, chưa chiếm được những vị trí vững
chắc trong chuỗi cung ứng và thiếu nền tảng cơ bản để phát triển độc lập


3
(Tổng cục Thống kê, 2021), đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành sản xuất,
chế tạo nói chung và tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng, trong khi Nghị quyết
số 23-NQ/TW ngày 22/03/2018 của Bộ Chính trị xem chế biến chế tạo là
động lực tăng trưởng chính cho cơng nghiệp quốc gia. Tình trạng Covid -19
thời gian qua đã cho thấy sự lệ thuộc nguồn cung từ nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam từ dệt may, da giày cho đến điện tử là rất đáng báo
động (Nguyên Long, 2020). Nghiên cứu về phát triển nhà cung cấp trong
tương quan với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các
doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất chế tạo tại Việt Nam sẽ thật sự cần
thiết và ý nghĩa trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp FDI, thường là các
doanh nghiệp có nền tảng kỹ thuật cơng nghệ cao và tài chính vững mạnh
thực hiện các hoạt động phát triển nhà cung cấp tại Việt Nam để tiến tới
giảm dần tỷ trọng nhập khẩu từ nhà cung cấp nước ngồi. Điều này sẽ mang
tới lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp
FDI hoạt động tại Việt Nam nói riêng trong việc hạn chế phụ thuộc nguồn
cung từ nước ngoài, cắt giảm chi phí, rút ngắn thời gian giao hàng đồng thời
góp phần quan trọng trong việc xây dựng nên mạng lưới các doanh nghiệp
Việt trong lĩnh vực sản xuất chế tạo đủ sức thay thế các nhà cung cấp ngoại
và chủ động tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu với những sản phẩm
có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao. Các doanh nghiệp Việt này,
sau khi được tiếp nhận các hoạt động phát triển nhà cung cấp từ các doanh

nghiệp mua sẽ đến lượt mình nỗ lực để xây dựng nên một hệ thống các nhà
cung cấp hiệu quả cho doanh nghiệp và từ đó hình thành nên một chuỗi
cung ứng hiệu quả với đa phần các doanh nghiệp trong chuỗi hoạt động tại
Việt Nam. Chính vì tầm quan trọng nêu trên của phát triển nhà cung cấp đối
với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua, đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp trong lĩnh vực kinh tế mũi nhọn là sản xuất chế tạo tại TP. Hồ Chí
Minh nên đề tài “Mối quan hệ giữa các hoạt động phát triển nhà cung cấp
và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua: Trường hợp các doanh nghiệp


4
sản xuất chế tạo tại TP. Hồ Chí Minh” được chọn làm đề tài của luận án
này.
1.2

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:

1.2.1

Mục tiêu nghiên cứu

i.

Kiểm định mối quan hệ giữa những hoạt động gián tiếp phát triển
nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong lĩnh
vực sản xuất chế tạo tại TP. Hồ Chí Minh,

ii.

Kiểm định mối quan hệ giữa những hoạt động trực tiếp phát triển

nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong lĩnh
vực sản xuất chế tạo tại TP. Hồ Chí Minh,

iii.

Đề xuất hàm ý quản trị đối với các doanh nghiệp mua trong lĩnh
vực sản xuất chế tạo tại TP. Hồ Chí Minh nhằm gia tăng lợi thế
cạnh tranh thông qua phát triển nhà cung cấp.

1.2.2
i.

Câu hỏi nghiên cứu
Các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp tác động như thế
nào đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong lĩnh vực
sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ Chí Minh và mức độ tác động của từng
hoạt động là như thế nào?

ii.

Các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp tác động như thế
nào đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong lĩnh vực
sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ Chí Minh và mức độ tác động của từng
hoạt động là như thế nào?

iii.

Những hàm ý quản trị nào mà các doanh nghiệp mua trong lĩnh vực
sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ Chí Minh có thể vận dụng để nâng cao
lợi thế cạnh tranh thông qua các hoạt động phát triển nhà cung cấp?


1.3

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa các hoạt

động phát triển nhà cung cấp bao gồm gián tiếp và trực tiếp và lợi thế cạnh
tranh của các doanh nghiệp mua trong lĩnh vực sản xuất chế tạo tại


5
TPHCM. Phạm vi nghiên cứu của luận án này tập trung vào mối quan hệ
giữa các hoạt động phát triển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp mua trong lĩnh vực sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng
khảo sát bao gồm các nhà quản lý của doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại
TPHCM trong các lĩnh vực thu mua, logistics, kế hoạch, vật tư, marketing,
cung ứng và sản xuất.
1.4

Phƣơng pháp nghiên cứu: Gồm hai giai đoạn

1.4.1

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm thực hiện việc tổng quan lý

thuyết về phát triển nhà cung cấp và phương pháp phỏng vấn chuyên gia
nhằm khám phá, xác định và khẳng định lại các biến quan sát (thang đo)
của các khái niệm thành phần của hai biến độc lập trong mô hình nghiên
cứu

1.4.2

Giai đoạn 2: Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

Một số kỹ thuật sau được sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính :
phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy thang đo,
phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đánh giá giá trị thang
đo, phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA: nhằm kiểm định thang
đo trong bước nghiên cứu định lượng chính, phương pháp phân tích mơ
hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm kiểm định mơ hình lý thuyết với giả
thuyết của luận án và phương pháp Bootstrap: nhằm ước lượng lại mơ hình
lý thuyết.
1.5

Ý nghĩa của đề tài
Luận án thực hiện nhằm bổ sung về mặt lý thuyết trong lĩnh vực

phát triển nhà cung cấp những vấn đề còn tranh cải như liệu các hoạt động
trực tiếp và gián tiếp phát triển nhà cung cấp tác động như thế nào đến lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sẽ
hướng đến xây dựng hệ thống các hoạt động phát triển nhà cung cấp một
cách đầy đủ cùng với hệ thống thang đo cho từng hoạt động phát triển nhà


6
cung cấp. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này cung cấp cho các doanh nghiệp
trong lĩnh vực sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các nhà
quản lý doanh nghiệp những ý nghĩa, lợi ích của các hoạt động phát triển
nhà cung cấp cũng như cơ chế và mức độ tác động của từng hoạt động phát
triển nhà cung cấp tác động đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngồi

ra, ở góc độ vĩ mơ, nghiên cứu này cũng có ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự
phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho Việt Nam thơng qua việc thúc
đẩy hoặc khuyến khích chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp sản
xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI cho hệ thống các nhà cung cấp nội
địa thông qua các hoạt động phát triển nhà cung cấp.
1.6

Điểm mới và đóng góp của luận án
Về mặt học thuật, nghiên cứu này đã tiến hành tổng hợp một cách

đầy đủ các hoạt động phát triển nhà cung cấp từ những nghiên cứu trước,
trong đó có bổ sung thêm một số thang đo mới và trên cơ sở đó tiến hành tái
kiểm định mối quan hệ giữa các hoạt động phát triển nhà cung cấp này với
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua tại một thị trường đang chuyển đổi
là Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ tích cực giữa
một số các hoạt động thuộc nhóm gián tiếp và trực tiếp phát triển nhà cung
cấp tác động đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp mua trong lĩnh
vực sản xuất chế tạo tại TPHCM.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này cung cấp cho các nhà quản lý
doanh nghiệp một bộ đầy đủ các hoạt động phát triển nhà cung cấp cũng
như tác động của từng hoạt động để trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể cân
nhắc chọn lựa thực hiện nhằm làm gia tăng hay cải thiện lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động tích
cực của hoạt động chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp mua sang nhà
cung cấp đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua. Kết quả này sẽ góp
phần động viên các doanh nghiệp sở hữu các nguồn lực công nghệ cao như
các doanh nghiệp FDI thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ cho


7

nhà cung cấp nội địa và điều này sẽ tác động tích cực đến Việt Nam trong
việc thúc đẩy xây dựng thành công ngành công nghiệp phụ trợ và thúc đẩy
doanh nghiệp Việt tham gia nhiều hơn ở các công đoạn có giá trị gia tăng
cao trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.


8
Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Các lý thuyết cơ sở cho mối quan hệ giữa phát triển nhà cung cấp
và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua
Có ba lý thuyết nền làm cơ sở cho các hoạt động phát triển nhà cung
cấp bao gổm: lý thuyết nguồn lực (RBV), kinh tế học về chi phí giao dịc
(TCE) và quan điểm nguồn cung khan hiếm. Cả ba lý thuyết này đều cho
thấy việc tạo lập quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhà cung cấp, biến các mối
quan hệ này thành các tài sản chiến lược của doanh nghiệp chính là nền
tảng của việc tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và các hoạt động
phát triển nhà cung cấp chính là một trong những cách thức hiệu quả nhằm
xây dựng và bồi đắp các mối quan hệ chiến lược giữa doanh nghiệp mua và
nhà cung cấp.
2.2 Khái niệm về phát triển nhà cung cấp
Theo Krause (1995), phát triển nhà cung cấp là bất kỳ nỗ lực nào từ
phía doanh nghiệp mua nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động và/hoặc năng lực
hoạt động của nhà cung cấp nhằm đáp ứng các nhu cầu cung ứng ngắn hạn
cũng như dài hạn của doanh nghiệp mua.
2.3 Các hoạt động phát triển nhà cung cấp
Tùy thuộc mức độ tham gia của doanh nghiệp mua vào các hoạt
động phát triển nhà cung cấp mà những hoạt động phát triển nhà cung cấp

được phân thành 2 nhóm: những hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung
cấp và những hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp (Monczka và cộng
sự, 1993; Krause và cộng sự, 2000; Krause và cộng sự, 2007; Wagner,
2006b; Li, 2001).


9
Bảng 2.1a Các hoạt động phát triển nhà cung cấp
Mức độ tham gia thấp của DN mua

Mức độ tham gia cao của DN mua

Tạo sụ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp
Đánh giá nhà cung cấp khơng chính thức
Phản hồi kết quả đánh giá nhà cung cấp
Gia tăng kỳ vọng về hiệu quả
Hứa hẹn về lời ích hiện tại
Hứa hẹn về lợi ích trong tương lai
Đánh giá nhà cung cấp chính thức
Viếng thăm nhà cung cấp
Chứng nhận nhà cung cấp
Ghi nhận và tường thường nhà cung cấp
Trao đổi nhân viên
Huấn luyện và đào tạo
Tư vấn tại chỗ đối với nhà cung cấp
Chuyển giao kiến thức
Đầu tư tài chính trực tiếp vào NCC
Nguồn: Tổng hợp có điều chỉnh từ (Krause, 1995; Li (2001), Wagner,
2006a, 2006b, 2010; Wagner và Krause, 2009; Asare và cộng sự, 2013)
2.4 Các nghiên cứu trƣớc về phát triển nhà cung cấp

Bảng 2.2 Tóm lƣợc một số nghiên cứu trƣớc về quan hệ giữa các hoạt
động phát triển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua
Tác giả

Kết quả chính của nghiên cứu

Ngành
nghiên cứu

Humphreys

Các hoạt động phát triển nhà cung cấp bao Ngành điện

và cộng sự

gồm cả gián tiếp và trực tiếp có tác động tích tử

( 2004)

cực đến hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh


10
tranh của doanh nghiệp mua.
Manzoor và

Nghiên cứu cho thấy các hoạt động gián tiếp Ngành điện

cộng sự


phát triển nhà cung cấp (niềm tin và phối hợp tử dân dụng

(2019)

hành động) có tác động tích cực đến lợi thế tại Karachi
cạnh tranh của doanh nghiệp mua.
Nghiên cứu chỉ ra sự cải thiện lợi thế cạnh Ngành điện

Li (2001)

tranh của doanh nghiệp mua chịu sự tác động

tử Hong

tích cực của các hoạt động trực tiếp phát triển Kong
nhà cung cấp.
Kết quả cho thấy các hoạt động trực tiếp phát Ngành điện
Li và cộng sự

triển nhà cung cấp khơng có mối quan hệ gì tử Hồng

(2007)

với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua Kông
và yếu tố kỳ vọng của doanh nghiệp mua đối
với hiệu quả hoạt động của nhà cung cấp có
tác động ngược chiều đến lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp mua.

Asare và cộng Kết quả nghiên cứu này cho thấy các hoạt Các doanh

sự (2013)

động trực tiếp phát triển nhà cung cấp có tác nghiệp sản
động tích cực đến hiệu quả hoạt động của xuất
doanh nghiệp mua

Rotich và

Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động Ngành viễn

cộng sự

gián tiếp phát triển nhà cung cấp có tác động thơng,

(2014)

tích cực đến hiệu quả cạnh tranh của doanh Kenya
nghiệp mua thông qua các biến như thời gian
giao hàng, chi phí giao hàng và chất lượng.

Al – Abdallah

Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động Đa ngành,

và cộng sự

gián tiếp phát triển nhà cung cấp có tác động liên quốc

(2014)


tích cực đến lợi thế cạnh tranh của doanh gia (Nhật,


11
nghiệp mua với các biến như chi phí, giao Hàn, Mỹ và
hàng, chất lượng,thời gian đưa sản phẩm ra

Ý)

thị trường và tính linh hoạt
Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả
2.5 Khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu trước cho thấy một số khoảng trống nghiên
cứu sau: Chưa có sự thống nhất giữa các tác giả về tác động của các hoạt
động trực tiếp và gián tiếp phát triển nhà cung cấp đến lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp mua; Những nghiên cứu trước chưa trả lời được câu hỏi
là làm cách nào để chọn lựa những hoạt động phát triển nhà cung cấp thích
hợp trong số rất nhiều hoạt động phát triển nhà cung cấp để giúp doanh
nghiệp mua hiện thực hóa được các mục tiêu mong muốn trong phát triển
nhà cung cấp; Các nghiên cứu trước đã chưa tổng hợp đầy đủ các thành
phần của các hoạt động phát triển nhà cung cấp mà doanh nghiệp mua có
thể thực hiện nhằm phát triển hệ thống nhà cung cấp như luận án này đã
tổng hợp trong Bảng 2.1a hoặc việc phân loại các hoạt động gián tiếp và
trực tiếp phát triển nhà cung cấp của các tác giả trong các nghiên cứu trước
cịn chưa thống nhất. Ngồi ra, phần lớn các cơng trình nghiên cứu trước
đây về phát triển nhà cung cấp chỉ được xem xét trong các ngành sản xuất
chế tạo tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Hà
Lan, Áo,…Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nơi mà hoạt
động kêu gọi đầu tư xây dựng các chuỗi cung ứng với mong muốn gắn kết
chặt chẽ hơn giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng đang trở nên cấp

bách thì việc thực hiện một nghiên cứu về vấn đề này thiết nghĩ là cần thiết
và hữu ích.
2.6 Các giả thuyết nghiên cứu
2.6.1 Tác động của các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp
đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua
H1: Tao sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp tác động tích cực đến lợi thế


12
cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ
Chí Minh.
H2: Đánh giá nhà cung cấp tác động tích cực đến lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ Chí Minh.
H3: Phản hồi kết quả đánh giá nhà cung cấp tác động tích cực đến lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ
Chí Minh.
H4: Gia tăng địi hỏi về hiệu quả của nhà cung cấp tác động tích cực đến
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế tạo tại
Tp. Hồ Chí Minh.
H5: Hứa hẹn về lợi ích trong hiện tại và tương lai với nhà cung cấp tác
động tích cực đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành
sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ Chí Minh.
H6: Viếng thăm nhà cung cấp tác động tích cực đến lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ Chí Minh.
H7: Chứng nhận nhà cung cấp tác động tích cực đến lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ Chí Minh.
H8: Ghi nhận và tưởng thưởng cho nhà cung cấp tác động tích cực đến lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế tạo tại Tp.
Hồ Chí Minh.
2.6.2 Tác động của các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp

đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua
H9: Huấn luyện và đào tạo nhân viên cho nhà cung cấp có tác động tích
cực đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế
tạo tại Tp. Hồ Chí Minh.
H10: Tư vấn tại chỗ đối với nhà cung cấp có tác động tích cực đến lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ
Chí Minh.
H11: Trao đổi nhân viên giữa doanh nghiệp mua và nhà cung cấp có tác
động tích cực đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành
sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ Chí Minh.


13
H12: Đầu tư trực tiếp vào nhà cung cấp có tác động tích cực đến lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế tạo tại Tp. Hồ
Chí Minh.
H13: Chuyển giao kiến thức hoặc cơng nghệ cho nhà cung cấp có tác động
tích cực đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất
chế tạo tại Tp. Hồ Chí Minh.
2.7 Mơ hình nghiên cứu

Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu về quan hệ giữa các hoạt động phát triển
nhà cung cấp với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua


14
Chƣơng 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan chƣơng trình nghiên cứu
3.1.1


Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý thuyết và đề ra mơ hình nghiên cứu

Thực hiện lấy ý kiến chun gia và đã bổ sung thêm một số các biến
quan sát cho các khái niệm thành phần thuộc khái niệm gián tiếp phát triển
nhà cung cấp bao gồm PHKQ3, DHHQ4, VTCC3, TTCC3 và 2 biến
DTHL4 và TVTC4 thuộc khái niệm trực tiếp phát triển nhà cung cấp.
3.1.2

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ với 75 mẫu

3.1.3

Giai đoạn 3: Nghiên cứu định lượng chính với 386 mẫu
Qui trình nghiên cứu được thể hiện qua Hình 3.1

Nguồn: Tác giả đề xuất


15
3.2 Thang đo các khái niệm nghiên cứu
3.2.1

Thang đo các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp

Bảng 3.1 Thang đo các khái niệm thành phần của biến độc lập các hoạt
động gián tiếp phát triển NCC
Khái niệm

Thang đo


Mã hóa

Nguồn
gốc

Tạo sự

Chúng tơi mua từ hai nhà cung cấp cho

cạnh tranh

cùng một chủng loại sản phẩm nhằm tạo

giữa các

sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp

nhà cung

Chúng tôi mua từ ba nhà cung cấp cho

cấp

cùng một chủng loại sản phẩm nhằm tạo

CTCC1

CTCC2


Krause
(1995)

sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp
Chúng tôi mua từ bốn nhà cung cấp trở lên

CTCC3

cho cùng một chủng loại sản phẩm nhằm
tạo sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp
Chúng tôi thực hiện việc đánh giá nhà
Đánh giá

cung cấp một cách bất chợt

nhà cung

Chúng tôi thực hiện việc đánh giá nhà

cấp

cung cấp một cách định kỳ và có kế hoạch
Chúng tơi có các qui trình chuẩn về đánh

DGCC1

(1995)
DGCC2
DGCC3


giá nhà cung cấp
Phản hồi

Chúng tôi phản hồi bằng lời nói với nhà

kết quả

cung cấp về các kết quả đánh giá nhà cung

đánh giá

cấp

nhà cung

Chúng tôi phản hồi bằng văn bản với nhà

cấp

cung cấp về các kết quả đánh giá nhà cung

Krause

Li
(2001)

PHKQ1

Krause
(1995)


PHKQ2

cấp
Chúng tôi phản hồi đồng thời bằng văn

PHKQ3

Khảo sát


16
bản và lời nói với nhà cung cấp về các kết

chuyên

quả đánh giá nhà cung cấp
Chúng tôi đưa ra những địi hỏi bằng lời
Gia tăng

nói về việc nhà cung cấp phải gia tăng khả

địi hỏi về

năng đáp ứng của mình

hiệu quả

Chúng tơi đưa ra những địi hỏi bằng văn


của nhà

bản về việc nhà cung cấp phải gia tăng

cung cấp

khả năng đáp ứng của mình
Chúng tơi đưa ra các kỳ vọng của chúng

gia
DHHQ1
Krause
DHHQ2

DHHQ3

tôi về hiệu quả đối với nhà cung cấp
Gia tăng yêu cầu NCC cung cấp các

(1995)

Li
(2001)

DHHQ4

Khảo sát

chứng chỉ về an toàn cho nhân viên vận


chuyên

hành, giấy phép kiểm định/an tồn…cho

gia

các máy móc thiết bị, cơng cụ/ dụng cụ
vận hành của nhà cung cấp.
Hứa hẹn

Chúng tôi đưa ra các hứa hẹn về việc sẽ

lợi ích

gia tăng sản lượng thu mua từ nhà cung

Krause

trong hiện

cấp trong hiện tại

(1995)

tại và

Chúng tôi đưa ra các hứa hẹn về việc tăng

tương lai


cường hợp tác trong tương lai giữa hai bên

với nhà

Chúng tôi ký các hợp đồng dài hạn với

cung cấp

nhà cung cấp
Chúng tôi định kỳ thăm nhà cung cấp

HHLI1

HHLI2
HHLI3

Li
(2001)

VTCC1

nhằm giúp nhà cung cấp cải thiện hiệu quả

Krause
(1995)

hoạt động của mình
Viếng

Chúng tơi bất chợt tổ chức các chuyên đi


thăm nhà

đến cơ sở sản xuất của nhà cung cấp nhằm

cung cấp

giúp nhà cung cấp cải thiện hiệu qủa hoạt

VTCC2

Li
(2001)


17
động của mình
Chúng tơi viếng thăm nhà cung cấp vừa

VTCC3

Khảo sát

định kỳ vừa đột xuất nhằm giúp nhà cung

chuyên

cấp cải thiện hiệu qủa hoạt động của mình

gia


Chúng tơi có các chương trình chứng nhận

CNCC1

nhà cung cấp

Asare và
cộng sự

Chứng

(2013)

nhận nhà

Chúng tơi thực hiện việc chứng nhận nhà

cung cấp

cung cấp về qui trình sản xuất nhằm đảm

CNCC2

bảo chất lượng sản phẩm từ nhà cung cấp
Chúng tôi thực hiện việc chứng nhận nhà

Krause
CNCC3


(1995)

cung cấp về chất lượng sản phẩm nhằm
giảm thiểu thời gian kiểm tra sản phẩm từ
nhà cung cấp
Chúng tôi thực hiện các hoạt động ghi
Ghi nhận

nhận thành tích của nhà cung cấp

và tưởng

Chúng tôi thực hiện việc tưởng thưởng

thưởng

cho các nhà cung cấp đạt thành tích cao.

cho nhà

Các hoạt động ghi nhận thành tích và

cung cấp

tưởng thưởng cho NCC diễn ra định kỳ

TTCC1

Krause
(1995)


TTCC2

Li
(2001)

TTCC3

Khảo sát
chuyên
gia

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.2.2

Thang đo các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp

Bảng 3.2 Thang đo các khái niệm thành phần của biến độc lập các hoạt
động trực tiếp phát triển NCC
Khái niệm

Thang đo

Mã hóa

Nguồn
gốc

Chúng tơi cung cấp các khóa đào tạo


DTHL1


18
cho nhân viên sản xuất của NCC
Huấn luyện

Chúng tôi cung cấp các khóa đào tạo

và đào tạo

cho nhân viên quản lý của NCC

nhân viên

Chúng tơi tài trợ các khóa đào tạo cho

cho nhà cung
cấp

DTHL2

Car



cộng sự
DTHL3

(2008)


DTHL4

Khảo sát

nhân viên của NCC
Chúng tôi phổ biến các tài liệu về nội
qui an toàn vệ sinh môi trường cho các

chuyên

nhân viên của NCC
Chúng tôi thực hiện các chương trình tư

gia
TVTC1

vấn tại chỗ cho các nhà cung cấp nhằm
Tư vấn tại

cải thiện qui trình sản xuất

chỗ đối với

Chúng tơi thực hiện các chương trình tư

nhà cung cấp

vấn tại chỗ cho các nhà cung cấp về


TVTC2

Wagner
(2010)

quản lý chất lượng sản phẩm
Chúng tơi thực hiện các chương trình tư

TVTC3

vấn tại chỗ cho các nhà cung cấp về lắp
đặt máy móc
Chúng tơi thiết kế các chương trình tư

TVTC4

vấn tại chỗ cho các nhà cung cấp

Khảo sát
chuyên
gia

Chúng tôi mời nhân viên nhà cung cấp
Trao đổi

đến cơ sở của chúng tôi để họ có sự

nhân viên

nhận thức đầy đủ về việc sản phẩm của


giữa doanh

họ sẽ được sử dụng như thế nào

nghiệp mua

Chúng tơi gởi nhân viên của mình đến

và nhà cung

cơ sở sản xuất của nhà cung cấp để biết

cấp

được qui trình sản xuất, các khó khăn
của nhà cung cấp

TDNV1

Krause
(1995)

TDNV2

Li (2001)


19
Việc trao đổi nhân viên này được thực


TDNV3

hiện định kỳ
Chúng tôi đầu tư trực tiếp vào các nhà

DTTT1

cung cấp chọn lọc nhằm giúp cải thiện
năng lực của nhà cung cấp
Đầu tư trực

Chúng tôi đầu tư trực tiếp vào các nhà

tiếp vào nhà

cung cấp chọn lọc nhằm gia tăng tính

cung cấp

DTTT2

chủ động của mình

Li (2001)

Chúng tơi cung cấp các trang thiết bị

DTTT3


cho nhà cung cấp nhằm giúp cải thiện
qui trình hoạt động
Chúng tơi đầu tư tài chính vào các nhà

DTTT4

cung cấp
Chúng tôi chuyển giao công nghệ cho

CGKT1

nhà cung cấp nhằm giúp cải thiện năng

Wagner
(2006a)

Chuyển giao

lực của nhà cung cấp.

kiến thức

Chúng tôi hỗ trợ về mặt công nghệ

hoặc công

nhằm giúp nhà cung cấp cải thiện năng

cộng sự


nghệ cho nhà

suất hoạt động

( 2013)

cung cấp

Chúng tôi hỗ trợ về mặt công nghệ

CGKT2

CGKT3

Asare và

Wagner

nhằm giúp nhà cung cấp cải thiện chất



lượng sản phẩm

Krause
(2009)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.2.3


Thang đo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua

Bảng 3.3 Thang đo các khái niệm thành phần của biến lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp mua


20

Khái niệm

Thang đo

Mã hóa

Nguồn gốc

Chúng tơi có thể chào bán sản

GBSP1

Li và cộng

phẩm với mức giá cạnh tranh
Giá sản phẩm bán

Chúng tơi có thể chào bán với

ra của doanh nghiệp

mức giá bằng hoặc thấp hơn đối


mua

sự (2004)
GBSP2

Li và cộng
sự (2004)

thủ cạnh tranh
Chúng tơi có thể duy trì chi phí

GBSP3

sản xuất ở mức thấp
Chúng tơi có thể cạnh tranh dựa

Chi và cộng
sự (2009)

CLSP1

trên chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản

Chúng tơi có thể chào bán sản

phẩm của doanh

phẩm có chất lượng cao cho


Li và cộng

khách hàng

sự (2004)

nghiệp mua

Chúng tơi có thể chào bán sản

CLSP2

CLSP3

phẩm có độ bền cao cho khách
hàng
Chúng tơi có thể chào bán sản

CLSP4

phẩm có độ tin cậy cao cho
khách hàng
Chúng tơi có khả năng giao
Hiệu quả giao hàng
của doanh nghiệp
mua

HQGH1


hàng theo yêu cầu của khách

Li và cộng

hàng

sự (2004)

Chúng tôi có khả năng giao hàng HQGH2
đúng hạn
Khả năng giao hàng của chúng

HQGH3

tơi đáng tin cậy
Chúng tơi có khả năng cung cấp
Khả năng cải tiến

sản phẩm theo yêu cầu của

CTSP1


21
sản phẩm của doanh

khách hàng

Li và cộng


nghiệp mua

Chúng tôi phản hồi nhanh và

CTSP2

sự (2004)

phù hơp với các đòi hỏi của
khách hàng về tính năng mới
của sản phẩm
Chúng tơi có thể thay đổi chào

CTSP3

hàng cho phù hợp với yêu cầu
của khách hàng
Chúng tơi có khả năng là người

TGTT1

Thời gian đưa hàng

đầu tiên tung sản phẩm mới ra

Li và cộng

đến thị trường của

thị trường


sự (2004)

doanh nghiệp mua

Chúng tôi đưa sản phẩm ra thị

TGTT2

trường nhanh
Thời gian đưa sản phẩm ra thị

TGTT3

trường của chúng tơi nhanh hơn
mức bình qn ngành

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.3 Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu là 75 các doanh nghiệp
trong ngành sản xuất chế tạo tại TPHCM và đối tượng phỏng vấn là những
người quản lý của doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại TPHCM trong các lĩnh
vực thu mua, logistics, kế hoạch, kế toán, vật tư, marketing, cung ứng và
lĩnh vực sản xuất với phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
qua email. Kết quả chương trình nghiên cứu định lượng sơ bộ cho thấy tất
cả các thang đo về cơ bản đạt được độ tin cậy cần thiết cũng như cho thấy
có sự phân nhóm phù hợp với 8 nhóm cho các hoạt động gián tiếp phát triển
nhà cung cấp, 5 nhóm cho các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp
và 5 nhóm cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua.



×