Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả của chủ nghĩa mác – lênin để lý giải nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.13 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA
***

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN

TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN –
KẾT QUẢ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN ĐỂ LÝ GIẢI NGUYÊN
NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY

Họ và tên sinh viên:
Mã sinh viên: ....................
Lớp: ...............
Khóa: ................
Người hướng dẫn khoa học:
Cố vấn chuyên môn:
Hà Nội, tháng 02 năm 2022


2
Mục lục


3
MỞ ĐẦU
Trong sự vận động của hiện thực, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ được lặp
đi lặp lại nhiều nhất, phổ biến nhất. Do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả là một
trong những mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào trong đầu óc của con
người. Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của những quá trình phản ánh những
mối liên hệ được lặp đi lặp lại của đời sống, và trong trường hợp này, phạm trù


nguyên nhân và kết quả là những phạm trù chứng minh cho quan niệm đó.
Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả, hay gọi tắt là mối liên hệ nhân – quả là
mối liên hệ vốn có của thế giới vật chất. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của con người. Chính những tác động của các sự vật hiện tượng trong thế giới vật
chất, nó được phản ánh ở trong nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã làm cho thế giới
vận động, sự tác động đó nếu đặt trong mối quan hệ với kết quả thì đó là nguyên
nhân. Vì vậy, bất kỳ một sự vận động nào ở trong thế giới vật chất suy cho cùng đều
là những mối liên hệ nhân quả, xét ở những phạm vi khác nhau, những thời điểm khác
nhau và những hình thức khác nhau.
Nói một cách khác, nếu như vận động là thuộc tính của thế giới vật chất, là
phương thức tồn tại của vật chất thì vận động ln ln là sự tác động, hoặc là sự tác
động giữa những mặt, bộ phận khác nhau ở trong cùng một sự vật hiện tượng hoặc là
sự tác động lẫn nhau giữa các sự, vật hiện tượng. Tất cả những tác động đó chỉ cần xét
theo định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng của Lơ-mơ-nơ-xốp cũng thấy rằng,
chúng nhất định phải sinh ra từ nguyên nhân nào đó. Vấn đề chỉ là ở chỗ ý thức của
chúng ta có phản ánh được những cấp bậc đó hay khơng?
Theo đó, tội phạm về ma túy không chỉ là hiện tượng tiêu cực trong xã hội của
riêng một quốc gia nào mà đã trở thành một hiện tượng tiêu cực phổ biến toàn cầu. Ở
Việt Nam, tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy cũng là một hiểm họa lớn cho tồn xã
hội. Vì vậy, việc vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả vào việc làm sáng tỏ


4
những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, dự báo để phòng ngừa tội
phạm và cuối cùng là đề xuất hệ thống biện pháp phòng ngừa các tội phạm về ma túy
một cách đầy đủ và biện chứng.


5
CHƯƠNG I: CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

1.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
Kết quả là một phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn
nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra. Nội hàm của
khái niệm nguyên nhân vừa trình bày đưa lại cho chúng ta nhận thức đầu tiên rất quan
trọng, đó là sự vật hiện tượng khơng bao giờ là chính bản thân ngun nhân, chỉ có sự
tác động của các sự vật hiện tượng mới là nguyên nhân. Cho nên, nếu ta ở gần một
thằng lưu manh thì bản thân thằng lưu manh chưa là tai họa cho ta, chỉ khi nó có
những hành động lưu manh xâm hại đến chính bản thân ta, bấy giờ hành động xâm
hại đó mới là nguyên nhân gây ra tai họa cho chúng ta.
Có rất nhiều ví dụ để cho người ta quán triệt được nhận thức sâu sắc này. Ví dụ
bản thân cái nhân chứa ở trong hạt không phải là nguyên nhân của cái mầm, mà
những q trình sinh học và hóa học (q trình sinh học, hóa học này mới chính là
ngun nhân làm nảy sinh nên mầm chứ không phải bản thân cái nhân).
Do đó trong trường hợp này có thể liên hệ sang lĩnh vực khác, một cặp phạm
trù khác đó là khả năng và hiện thực. Trong trường hợp này, cái nhân ở trong hạt mới
chỉ là khả năng mà thôi, chỉ bao giờ nó hóa thành hiện thực là những q trình sinh
hóa ở trong cái hạt, bấy giờ nó mới là sự tác động và nó mới làm nảy sinh mầm.
Tóm lại, cái mầm là kết quả sinh ra từ những q trình sinh học, hóa học ở
trong cái nhân chứ không phải bản thân cái nhân là nguyên nhân của nó. Vấn đề thứ
hai là trong thế giới ln ln có sự tác động qua lại của các sự vật hiện tượng với
nhau. Suy cho cùng, mỗi một sự tác động đều đưa lại những hệ quả nào đó, một kết
quả nào đó, nhưng như vậy mọi tác động của bản thân nó đều chưa được xem xét như
là những nguyên nhân.


6
Nguyên nhân chỉ là nguyên nhân trong mối quan hệ với kết quả. Nếu khơng có
kết quả thì cũng khơng gọi sự tác động đó là nguyên nhân. Hay nói cách khác, nếu

không quy kết quả như là hậu quả của một q trình tác động thì tác động đó cũng
khơng được gọi là ngun nhân. Cịn bây giờ chúng ta nói đến vấn đề kết quả.
Kết quả vốn là sự xuất hiện của một sự vật hiện tượng nào đó. Như vậy, sự xuất
hiện đó chỉ được xem là kết quả nếu xem xét nó sinh ra từ những nhân tố nào. Các
nguyên nhân là sự tác động thì kết quả có thể là sự vật hiện tượng.
1.2. Tính chất của mối liên hệ nhân – quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan,
tính phổ biến và tính tất yếu.
1.2.1. Tính khách quan
Tính khách quan của mối liên hệ nhân – quả thể hiện ở chỗ, mối liên hệ nhân –
quả là cái vốn có của bản thân sự vật, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Chúng ta biết rằng, mọi sự vật trong thế giới là luôn luôn vận động, tác động lẫn nhau
và sự tác động đó tất yếu sẽ dẫn đến một sự biến đổi nhất định. Do đó có thể nói mối
liên hệ nhân – quả ln mang tính khách quan.
1.2.2. Tính phổ biến
Tính phổ biến của mối quan hệ này thì điều đầu tiên chúng ta có thể thấy là mối
liên hệ phổ biến có tính phổ biến như thế nào thì mối liên hệ nhân quả cũng có tính
phổ biến như thế. Chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ nhân quả tồn tại ở khắp mọi
nơi, trong cả tự nhiên, xã hội và trong cả tư duy của con người. Khơng có một hiện
tượng nào khơng có ngun nhân, nhưng vấn đề là ở chỗ nguyên nhân đó đã được
nhận thức hay chưa mà thơi. Ví dụ mối liên hệ nhân – quả được thể hiện trong trường
hợp khi trời mưa, độ ẩm cao, làm cho con chuồn chuồn không bay được lên cao.
Ngược lại, nếu trời nắng, độ ẩm thấp đã tạo điều kiện cho chuồn chuồn bay cao hơn.


7
Hay như trong xã hội, nếu như luật pháp càng lỏng lẻo thì an ninh trật tự của xã hội
đó sẽ bất ổn.
1.2.3. Tính tất yếu
Tính tất yếu thể hiện ở một điểm là cùng một nguyên nhân như nhau, trong

những điều kiện giống nhau sẽ nhất định nảy sinh những kết quả như nhau. Ta có thể
lấy một ví dụ là tất cả những cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược ở trong lịch sử nhân
loại dù sớm hay dù muộn đều có kết thúc giống nhau. Kẻ đi xâm lược nhất định sẽ bị
thất bại. Nói riêng về quan hệ nhân quả ở trong trường hợp này thì chúng ta sẽ thấy
được sự thất bại của chiến tranh xâm lược với tư cách là một kết quả bắt nguồn từ
những tác động của những điều kiện kinh tế – xã hội, do tính phi nghĩa của cuộc chiến
tranh đó đem lại.
Cuộc chiến tranh phi nghĩa đó và sự tác động của tính chất đó làm cho nhân
dân ở trong bản thân các nước đi xâm lược đều là chán ghét cuộc chiến tranh, đứng
lên phản đối cuộc chiến tranh dẫn đến quân lính ở trong một đội quân xâm lược cũng
như vậy, sớm muộn họ cũng nhận ra tính chất phi nghĩa của cuộc chiến, và tinh thần
của họ sẽ bị giảm sút. Đó là một trong những lý do làm cho quân xâm lược bị thất bại.
Ở trên chúng ta đã nói rằng, với cùng một nguyên nhân và với cùng những điều kiện
giống nhau, những kết quả sinh ra sẽ giống nhau. Điều này cũng là một nguyên tắc để
chúng ta rút ra một kết luận khác đó là, thực ra ở trong thế giới vật chất khơng bao giờ
có những tác động hồn tồn giống nhau, cũng khơng bao giờ có những điều kiện
hồn tồn giống nhau. Cho nên, thực tế là mỗi một sự vật hiện tượng với tư cách là
kết quả đều được sinh ra từ những nguyên nhân khác biệt, ngay cả khi nguyên nhân
đó có thể giống nhau về mặt chủng loại. Mặt khác, những điều kiện cũng khơng bao
giờ có thể được lặp lại hồn tồn, do đó kết quả bao giờ cũng rất độc đáo.
Nguyên nhân tác động trong những điều kiện, hồn cảnh ít khác nhau bao nhiêu
thì kết quả do chúng gây ra giống nhau bấy nhiêu. Tuy nhiên, sự ít khác nhau lại cực


8
kỳ hiếm, do đó bao giờ cũng như vậy, mỗi một kết quả là một thực tại độc đáo, không
lặp đi lặp lại trong bất kỳ một thời gian, không gian nào. Ví dụ, trong chiến tranh, bộ
đội ta có một kết luận rất thực tế là, rất ít khi hai quả bom rơi vào cùng một chỗ. Vì
vậy, các chiến sĩ ta hay tránh bom địch ở chính những hố bom mà quả bom trước đã
đào lên.

1.3. Phân loại nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu. Nguyên nhân chủ yếu là các
nguyên nhân mà khi thiếu mặt thì kết quả sẽ khơng xảy ra . Cịn nguyên nhân thứ yếu
là các nguyên nhân mà khi có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất
thời, không ổn định, cá biệt của hiện tượng .
Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Nguyên nhân bên trong là
sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay những yếu tố của cùng một kết cấu vật chất
nào đó và gây ra những biến đổi nhất định. Cịn nguyên nhân bên ngoài là sự tác động
lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác và gây ra những biến đổi thích hợp trong
kết cấu vật chất ấy .
Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan
là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập đối với ý thức con người, của các giai
cấp, các chính đảng,… Cịn ngun nhân chủ quan: là ngun nhân xuất hiện và tác
động phụ thuộc vào ý thức con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các
giai cấp, các chính đảng,… nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển,…
các quá trình xã hội.
Nguyên nhân tác động cùng chiều và nguyên nhân tác động ngược chiều.
Nguyên nhân tác động cùng chiều: là các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật
theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả.
Cịn ngun nhân tác động ngược chiều là các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự


9
vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm thì hồn tồn triệt tiêu
tác dụng của nhau.
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận
Vì mối liên hệ nhân – quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của
con người nên chỉ có thể tìm ngun nhân của hiện tượng ở trong chính thế giới của
hiện thực.
Vì ngun nhân ln ln xuất hiện trước kết quả nên khi nguyên nhân của một

hiện tượng nào đó cần tìm trong những mặt, những sự kiện những mối liên hệ đã xảy
ra trước khi xuất hiện.
Vì dấu hiệu đặc trưng của nguyên nhân trong mối liên hệ với kết quả là nguyên
nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt chú ý
đến dấu hiệu đặc trưng ấy.
Vì mối liên hệ nhân – quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác
các loại ngun nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi
trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.
Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả có
thể do nhiều nguyên nhân gây ra nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách
nhìn mang tính tồn diện và lịch sử – cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận dụng
quan hệ nhân – quả.
Vì mối liên hệ nhân – quả mang tính chất tất yếu nên ta có thể dựa vào mối
quan hệ nhân – quả để hành động trong quá trình hành động ấy cần lưu ý:
Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra
nó. Muốn cho hiện tượng xuất hiện cần tao ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần
thiết cho ngun nhân sinh ra nó phát sinh tác dụng. Vì hiện tượng này có thể xuất
hiện do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc đồng thời trong hoạt động thực tiễn


10
cần tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp hành động chứ không
hành động rập khuôn theo một phương pháp nhất định.
Vì các nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân bên trong giữa vai trò quyết định
trong sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng nên trong hoạt động thực
tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân bên trong.
Để đẩy nhanh hay kìm hãm (hoặc loại trừ) sự phát triển của một hiện tượng xã
hội nào đó cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều (hay lệch hoặc
ngược chiều) với chiều vận động của mối liên hệ nhân quả khách quan.
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN

VÀ KẾT QUẢ
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả có thể được khái quát
thành năm vấn đề sau đây
2.1. Nguyên nhân là cái có trước, kết quả là cái có sau
Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn ln có trước kết quả, cịn
kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Ở đây vấn đề là tự
bản thân nó đã rõ ràng, khơng cần phải luận chứng gì thêm, chỉ cần phải phân biệt
khơng phải một sự vật nào đó có trước sự vật thứ hai, thì tác động của nó đã được coi
là nguyên nhân của hiện tượng thứ hai.
Ví dụ, ngày là sự nối tiếp của đêm nhưng không phải là nguyên nhân của đêm.
Ở đây sự phân biệt không phải là thời gian mà là mối liên hệ hiện thực giữa nguyên
nhân và kết quả. Hai hiện tượng, hiện tượng trước không phải là nguyên nhân của
hiện tượng sau chỉ là ở chỗ sự tác động của nó khơng có liên quan gì đến sự xuất hiện
của hiện tượng sau. Cịn trong quan hệ nhân quả, thì bao giờ sự tác động của nguyên
nhân là cái sinh ra kết quả. Sự kế tục giữa các mùa ở trong năm cũng như vậy. Đó là
hậu quả của những vị trí khác nhau của trái đất so với mặt trời trong vòng quay của


11
trái đất xung quanh mặt trời, chứ không phải mùa xuân sinh ra mùa hè, mùa hè sinh ra
mùa thu…
Vấn đề thứ hai cần chú ý là sự kế tiếp nhau của nguyên nhân và kết quả trong
mối quan hệ nhân quả khơng có nghĩa là ngun nhân sinh ra xong rồi thì kết quả mới
nảy sinh. Trái lại, nguyên nhân vừa tác động thì sự hình thành của kết quả đã có thể
được coi như là bắt đầu, cho đến khi kết quả hình thành như một sự vật, hiện tượng nó
vẫn cịn nhận tác động của ngun nhân, và như vậy nó vẫn cịn đang tiếp tục biến đổi
do tác động của ngun nhân.
Tóm lại, người ta khơng thể nhìn quan hệ nhân quả như là sự đứt đoạn mà là
trong sự vận động biến đổi liên tục của thế giới vật chất, của sự tác động qua lại lẫn
nhau giữa các sự vật hiện tượng. Việc nguyên nhân sinh ra kết quả cịn có một yếu tố

nữa, đó là điều kiện. Khơng phải cứ có sự tác động là có ngay kết quả, phải ở trong
những điều kiện nhất định thì có thể mới có kết quả. Ví dụ, trở lại các q trình sinh –
hóa ở trong hạt cây nảy mầm chúng ta thấy rằng, nếu một hạt tốt có đầy đủ khả năng
để sinh ra một cái
mầm tốt, nhưng nếu có được độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ đầy đủ thì cũng khơng
bao giờ có cái mầm xuất hiện.
Điều kiện có vai trị rất quan trọng, làm cho nguyên nhân nào sinh ra kết quả
nào. Có thể cùng một nguyên nhân, cùng một khả năng tác động như nhau, nhưng ở
trong những điều kiện khác nhau thì nó đưa lại những hậu quả khác nhau. Ví dụ, hai
cái nhân tốt như nhau, nhưng với những điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng khác
nhau thì hai cái mầm mọc ra cũng có chất lượng khác nhau. Vấn đề còn trở nên phức
tạp hơn khi có nhiều nguyên nhân cùng tác động một lúc, khi đó thì kết quả ra sao cịn
tùy thuộc ở việc mối quan hệ giữa các nguyên nhân với nhau là như thế nào.
Ví dụ, sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa của chúng ta sẽ hồn thành
trong tương lai, chắc chắn phải chịu sự tác động của các nguyên nhân như quá trình


12
phát triển kinh tế bên trong, đồng thời là nguyên nhân của thị trường thế giới nói
chung, tức là nhịp độ phát triển của kinh tế thế giới, những điều kiện thuận lợi mà
kinh tế thế giới đem lại cho chúng ta, những thách thức mà chúng ta phải vượt qua để
xây dựng nền kinh tế tự chủ trong hòa nhập.
Vì vậy, xem xét kết quả này chúng ta vừa phải xem xét trước hết là sự tác động
qua lại giữa hai nguyên nhân là sự phát triển, vận động của nền kinh tế ở trong nước
và diễn biến của nền kinh tế tồn cầu, mỗi bên có những vai trò riêng biệt. Và đương
nhiên chúng ta khẳng định rằng, nguyên nhân ở bên trong, những tác động nội tại của
nền kinh tế nước ta, tinh thần độc lập tự chủ và những kết quả do bản thân nỗ lực của
nền kinh tế Việt Nam đem lại mới là những nguyên nhân chủ yếu, đóng góp vào sự
phát triển của đất nước, sự hồn thành q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa của
đất nước ta. Xét nền kinh tế trong nước, chúng ta lại cịn có thể tiếp tục phân chia

nguyên nhân đó thành những nguyên nhân như là: sự tác động, vai trò của mỗi thành
phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới và trong thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Hiện nay, năm thành phần kinh tế cơ bản của chúng ta là kinh tế quốc doanh,
kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, trong đó gồm cả tư bản nước ngồi, kinh tế sản
xuất hàng hóa nhỏ và kinh tế tự cung tự cấp ở những vùng còn chưa phát triển được
kinh tế hàng hóa, tất cả những thành phần kinh tế này đều có những vai trị nhất định
trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta thấy rằng, nền kinh tế
quốc doanh bao giờ cũng nắm vai trò chủ yếu do chỗ chúng ta định hướng phát triển
kinh tế và định
hướng xã hội chủ nghĩa, những ngành kinh tế chủ chốt có vai trị cơ bản tác
động đến nền kinh tế quốc dân đều thuộc khu vực quốc doanh, do đó hiển nhiên thành
phần kinh tế này ln đóng vai trị chủ đạo, phát huy những tác dụng của nó làm cho
kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên hiện đại.
2.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân


13
Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hồn tồn thụ động, nó vẫn
có khả năng tác động trở lại nguyên nhân. Cần chú ý là tác động này là hai nghĩa, cả
tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực. Ví dụ, trình độ dân trí thấp là do nền kinh tế
kém phát triển gây ra, nếu khơng đủ đầu tư cho việc nâng cao dân trí của nhân dân,
đầu tư giáo dục không đầy đủ. Đến lượt mình, dân trí thấp với tư cách là kết quả lại
tác động trở lại với quá trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, làm cho kinh tế
kém phát triển và dân trí sẽ lại tiếp tục thấp xuống. Ngược lại, trình độ dân trí cao vốn
là kết quả của sự phát triển xã hội cả về chính trị, kinh tế, văn hóa… làm cho nền giáo
dục quốc dân cũng phát triển đầy đủ, khi đó nó sẽ đem lại một kết quả là tầng lớp trí
thức và một đội ngũ lao động với trình độ cao, tay nghề vững và điều đó chắc chắn
làm cho kinh tế quốc dân càng phát triển tốt hơn.
Vấn đề tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có một ý nghĩa thực
tiễn rất quan trọng. Nó làm cho người ta phải dự kiến rất đầy đủ những hậu quả của

một chính sách xã hội chẳng hạn, đặc biệt trong vấn đề đầu tư, một trong những yếu
tố tạo ra nguyên nhân phát triển nền kinh tế đất nước. Việc đầu tư rất có thể mang lại
những hậu quả lớn, làm cho kinh tế phát triển rất cao nếu đúng đắn. Ví dụ, người ta
đầu tư vào những ngành mũi nhọn có tác dụng làm thay đổi căn bản nền kinh tế, vì
chỉ một thời gian ngắn sau, nền kinh tế quốc dân đã có một động lực lớn như là cơng
nghệ thơng tin, bưu chính viễn thông, công nghệ tin học…
Những kết quả do sự đầu tư đúng đắn đó làm cho các ngành kinh tế như cơng
nghiệp, thủy sản, nơng nghiệp,… có những sự phát triển vượt bậc, khi đó nó lại tạo
điều kiện cho việc tái đầu tư ngày càng tốt hơn với lực lượng tài chính, lực lượng vật
chất ngày càng to lớn hơn. Rồi khi đó, trong một chu kỳ khác, sự đầu tư đúng đắn lại
làm cho các ngành khoa học mới ra đời, cứ như thế một chu trình đầu tư mang lại một
kết quả và bản thân kết quả đó làm cho q trình đầu tư ngày càng có ý nghĩa kinh tế
xã hội sâu sắc hơn.


14
Trong những năm vừa qua, chúng ta đã có những hiện tượng đầu tư bất hợp lý.
Sự đầu tư bất hợp lý như vào một nhà máy mía ở vùng khơng có ngun liệu, những
nhà máy xi măng lị đứng với hàng chục triệu đô la đã gây ra những hậu quả tai hại.
Những hậu quả này lại làm cho bản thân những ngành đó khơng phát triển hoặc phát
triển rất chậm, thậm chí có những bước thụt lùi. Ngày nay tồn bộ chiến lược xi măng
đang phải tính tốn lại cơ cấu đầu tư. Nhà máy mía cũng phải lựa chọn những vùng có
nguyên liệu lâu bền, vừa làm thay đổi bộ mặt của một vùng nông thôn, vừa đem lại
những bước tiến vững chắc cho ngành mía đường tồn quốc.
2.3. Ngun nhân và kết quả có thể hốn đổi vị trí cho nhau
Ngun nhân – kết quả có thể hốn đổi vị trí cho nhau. Ngun nhân và kết quả
có thể hốn đổi vị trí cho nhau theo hai ý nghĩa dưới đây:
Thứ nhất, nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân nguyên nhân khi sinh ra
kết quả lại đã là kết quả ở một mối quan hệ nhân – quả trước đó. Ngược lại, kết quả
với tư cách là kết quả được sinh ra từ một ngun nhân nhưng bản thân nó khơng

dừng lại. Nó lại tiếp tục tác động, và sự tác động của nó lại gây ra những kết quả
khác. Nói một cách khác, có thể tóm lại trong chuỗi nhân – quả: A sinh ra B, B sinh ra
C, C sinh ra D… thì mỗi cái đều là nguyên nhân ở trong một mối quan hệ này, nhưng
đồng thời lại là kết quả ở một mối quan hệ khác. Ví dụ, sự phân phối thu nhập không
công bằng dẫn tới mâu thuẫn trong xã hội. Những mâu thuẫn xã hội làm nảy sinh
những tệ nạn xã hội. Những tệ nạn xã hội lại làm cho nền kinh tế xã hội phát triển
chậm lại.
Thứ hai, đó chính là ý nghĩa đã được xét ở khía cạnh trên, tức là nguyên nhân
sinh ra kết quả, nhưng kết quả lại có khả năng tác động trở lại đối với nguyên nhân.
Trong mối quan hệ này, khi kết quả tác động trở lại với nguyên nhân thì kết quả lại có
tư cách là ngun nhân chứ khơng phải là kết quả nữa. Do đó có thể nói có sự hốn
đổi vị trí giữa ngun nhân và kết quả ngay trong cùng một mối quan hệ nhân – quả.


15
Chúng ta có thể lấy lại những ví dụ về dân trí và giáo dục đối với sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân vừa được dẫn ra ở trên. Vì vậy, Ph. Ăng – ghen nói rằng, ngun
nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi
được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Hay nói cách khác, một hiện
tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ
xác định cụ thể.
2.4. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại, một
kết quả có thể được ra đời từ rất nhiều ngun nhân
Ví dụ trường hợp chặt phá rừng bừa bãi ở trên đầu nguồn có thể sinh ra nhiều
kết quả. Sự thay đổi sinh thái ở bản thân vùng đó làm cho quỹ gen động vật và thực
vật bị biến đổi, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ gây ra sự thay đổi khí hậu ở chính bản
thân vùng rừng đầu nguồn. Thứ hai, nó là nguyên nhân gây ra những trận lụt, thậm chí
là những trận lũ quét gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống kinh tế – xã hội khơng chỉ
ở vùng cao mà cịn ở vùng đồng bằng. Thứ ba, nó gây ra những hậu quả làm xáo trộn
đời sống xã hội của cư dân, làm ảnh hưởng đến tình hình xã hội chung của tồn quốc.

Thứ tư, nó làm cho ngân sách quốc gia bị ảnh hưởng do phải chi trả cho những thiệt
hại mà thiên nhiên và xã hội đã đưa đến. Như thế là một nguyên nhân có thể sinh ra
nhiều kết quả. Một kết quả cũng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.
Ví dụ, thành cơng của cơng cuộc đổi mới ở trên đất nước ta bắt nguồn từ rất
nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng. Khi thực tiễn
đã nảy sinh những hiện tượng mới, khi cảm thấy nền kinh tế quốc dân đang bị trì trệ,
khơng cịn lối thốt, chúng ta đã nghiên cứu lý luận, đúc kết thực tiễn và đề ra chính
sách đổi mới. Chính sách này cịn được bắt nguồn từ những thúc ép của đời sống xã
hội, nền kinh tế với cơ chế hành chính quan liêu bao cấp đã làm cho sức sản xuất của
xã hội Việt Nam bị cản trở rất lớn, thậm chí có những khi đẩy đất nước đến bờ vực
thẳm, như tình trạng năm một985. Đồng thời, ngày đó chúng ta cũng thực hiện một
công việc ở tầm vĩ mô rất sai lầm, đó là liên tiếp thực hiện những cuộc đổi tiền. Điều


16
này đã làm cho nền tài chính quốc gia bị đảo lộn, càng ngày càng mất cân bằng thu –
chi, làm cho đồng tiền Việt Nam ngày càng mất giá và sức sống của toàn bộ nền kinh
tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tất cả những cái đó đã dồn ép chúng ta và bắt buộc chúng ta phải thay đổi một
cách cơ bản đường lối kinh tế của đất nước. Và kết quả là sự ra đời của đường lối đổi
mới. Thành cơng của cơng cuộc đổi mới cịn bắt nguồn trực tiếp từ sự chỉ đạo tầm vĩ
mô của Đảng và Chính phủ rất đúng đắn và kịp thời. Đặc biệt là còn bắt nguồn từ
những hoạt động kinh tế của một cộng đồng cư dân sáu, bảy chục triệu người, quyết
tâm ra khỏi tình trạng khủng hoảng, quyết tâm thốt nghèo, thốt đói, thốt nghèo
nàn, lạc hậu.
Ngày nay chúng ta thấy tất cả các ngành, các cấp đều có sự tổng kết về đổi mới,
và chúng ta cịn có thể, nếu muốn có thể kể rất nhiều nguyên nhân khác đưa đến thắng
lợi của công cuộc đổi mới, kể cả tri thức ngoại giao rộng mở của chúng ta, chính sách
làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, độc lập
lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Do đó, thành cơng

của cơng cuộc đổi mới cũng còn phải được xem xét như là tác động của nền kinh tế
toàn cầu tới đời sống kinh tế ở đất nước chúng ta. Hơn 15 năm nay, nền kinh tế Việt
Nam đã có những bước chuyển rất lớn xét riêng về mặt công nghệ, những quy trình
cơng nghệ mới đã được du nhập vào nước ta thay thế cho những quy trình cơng nghệ
có từ thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX, những giống mới được tạo ra và những phương
pháp canh tác mới cũng được xuất hiện làm cho nền công nghiệp của chúng ta từ một
nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, có thể nói là độc canh cây lúa đã trở thành nền nơng
hàng hóa rất phong phú, đa dạng. Nó đã góp rất lớn vào thành cơng trong sự nghiệp
đổi mới của toàn thể dân tộc Việt Nam trong những thập kỷ của thế kỷ XX và hiện
nay còn đang tiếp tục phát triển.
Rõ ràng là một kết quả có thể có rất nhiều nguyên nhân sinh ra. Trong quá trình
hoạt động thực tiễn, chúng ta càng phải chăm chú nghiên cứu những tác động này để


17
phối hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp và những thắng lợi mới trong cơng cuộc cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
2.5. Kết quả khơng bao giờ được lớn hơn nguyên nhân
Đây là một vấn đề rất quan trọng. Vấn đề này đã được Hê-ghen đề cập đến
trong cuốn logic của ơng, đó là một phát hiện rất tài tình. Kết quả khơng bao giờ lớn
hơn ngun nhân, chỉ cần dựa vào định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của
Lơ-mơ- nơ-xốp cũng có thể đi đến kết luận này. Một kết quả được xem xét như là cái
được sinh ra từ sự tác động thì bản thân nó khơng thể nào lại lớn hơn tác động được.
Do đó, nếu chúng ta đun nước ở ngồi nắng thì nước sẽ nhanh sơi hơn, nhanh nóng
hơn bởi vì nó cịn được tiếp thu ánh sáng mặt trời.
Điều này có nghĩa, thực tiễn rất quan trọng. Bởi vì trong thực tế, khi chúng ta
nhìn thấy về mặt hình thức, nhận được kết quả lớn hơn sự tác động thì chúng ta biết
rằng phải đi tìm những nguyên nhân khác để bổ sung cho kết quả đó. Qua q trình
đó, chúng ta phát hiện thêm được những mối liên hệ mới. Và những lần hoạt động
tiếp theo, chúng ta có thể sử dụng những nguyên nhân mới mà chúng ta phát hiện

được vào quá trình hoạt động của chúng ta.
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT
QUẢ VÀO LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
3.1. Khái qt tình hình tội phạm về ma túy
Khi xem xét các sự vật và hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phát triển
và phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng. Liên quan đến vấn
đề này, V.I. Lênin viết: “Logic biện chứng đòi hỏi phải phán xét sự vật trong sự phát
triển, trong “sự tự vận động” (...) trong sự biến đổi của nó”. Để cơng tác phịng ngừa
tình hình tội phạm về ma túy có hiệu quả, cần thiết phải nghiên cứu, khái quát khái


18
niệm “tình hình tội phạm”, dấu hiệu và các thuộc tính của nó, cũng như các thơng số
về lượng và những chỉ số về chất của tình hình tội phạm về ma túy.
Khái niệm tình hình tội phạm là một thuật ngữ khoa học và từ được dùng trong
ngôn ngữ thơng dụng. Đó chính là khái niệm cơ bản đầu tiên của khoa học tội phạm
học. Cũng như mọi khái niệm khoa học khác, khái niệm tình hình tội phạm có những
chức năng như: Chức năng logic, chức năng nhận thức, chức năng đánh giá. Nghiên
cứu về tình hình tội phạm và các thơng số về tình hình tội phạm, tác giả đồng tình với
quan điểm nghiên cứu lý luận về tình hình tội phạm và khái niệm về tình hình tội
phạm: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý tiêu cực, được thay đổi
về mặt lịch sử, mang tính giai cấp, bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội
phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và khoảng thời gian nhất định”.
Tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm về ma túy nói riêng chính
là một phạm trù cơ bản của tội phạm học. Tình hình tội phạm về ma túy gồm tất cả
các dấu hiệu của tình hình tội phạm này với tính cách là một hiện tượng xã hội có sự
thống nhất biện chứng. Nghiên cứu về tình hình tội phạm về ma túy trong thời gian
qua, trước hết, cần tìm hiểu các dấu hiệu và thuộc tính của nó. Vậy, nó có các dấu
hiệu và thuộc tính như thế nào? Tình hình tội phạm, trước hết là một hiện tượng xã

hội – dấu hiệu này nói lên bản chất xã hội của tình hình tội phạm. Chính từ những
hành vi phạm tội do con người sống trong xã hội thực hiện, chống đối lại tồn bộ xã
hội hay một cơng dân, một bộ phận xã hội hoặc một bộ phận người thống trị xã hội,
mà suy cho cùng chống đối lại chính cả bản thân họ, hình thành một hiện tượng xã
hội. Vì thế, tình hình tội phạm là một hiện tượng với tính cách là một biểu hiện tiêu
cực, là mặt trái của xã hội và có tính độc lập tương đối.
Nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy thể hiện dấu hiệu về khơng gian và
thời gian của tình hình tội phạm, xác định rõ quy mô của hiện tượng trên địa bàn một
đơn vị hành chính cấp tỉnh và khoảng thời gian nhất định, thể hiện một giai đoạn phát
triển nhất định của nó. Nói cách khác, ngồi những dấu hiệu, đặc điểm chung của tình


19
hình tội phạm, sự thống nhất biện chứng của tất cả các yếu tố cấu thành tình hình tội
phạm về ma túy cịn biểu hiện ở các thơng số về lượng, về chất và cơ cấu, tính chất
của nó. Tình hình tội phạm về ma túy là một hình thức biểu hiện cụ thể, riêng, đặc
trưng của một nhóm tội phạm quy định trong BLHS. Chỉ có thể đánh giá đúng hiện
thực của tình hình tội phạm về ma túy trên cơ sở nắm vững các thông số phản ánh về
tình trạng, cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm về ma túy trong sự vận động
theo thời gian ở một địa bàn hành chính – lãnh thổ nhất định. “Khái niệm tình hình tội
phạm được hình thành bằng cách chuyển mức độ nhận thức từ sự kiện, hành vi và
khái niệm tội phạm đơn nhất đến một khái niệm chung hơn, khái quát hơn, phức tạp
hơn - tình hình tội phạm, tức là đi từ mức độ nhận thức thấp đến mức độ nhận thức
cao hơn, khái quát những nhận thức đã đạt được”.
Và như vậy, trước hết, cần xác định việc nghiên cứu theo hướng tình hình tội
phạm về ma túy là nghiên cứu tình hình nhóm tội phạm về ma túy. Tình hình tội phạm
về ma túy là một hiện tượng xã hội, pháp lý - hình sự, bị tác động và thay đổi về mặt
lịch sử, mang tính giai cấp, bao gồm tổng thể các tội phạm về ma túy thực hiện trên
một địa bàn nhất định nói riêng và các địa bàn khác (có liên quan) nói chung trong
khoảng thời gian được xác định. Khái niệm này cần được nhận thức trước hết nó phản

ánh hiện thực của đời sống xã hội đặc thù của một khu vực, địa bàn, đồng thời chỉ ra
những mâu thuẫn tồn tại trong hiện thực của hiện tượng xã hội, pháp lý tiêu cực,...gắn
kết với tình hình tội phạm. Thơng qua đó, cụ thể là các dấu hiệu, đặc tính của nó mà ta
hiểu được, nhận thức được bản chất, nội dung, nguồn gốc mối liên hệ của nó với các
hiện tượng xã hội khác, biết được những thay đổi về chất, về lượng của hiện tượng đó
là tình hình tội phạm về ma túy trong đời sống xã hội, nắm bắt được mối đe dọa đối
với các giá trị của đời sống xã hội, những thiệt hại cho xã hội, kể cả chính người
phạm tội và mức độ cần thiết phải tác động đến tình hình tội phạm về ma túy trên một
khu vực, địa bàn. Khái niệm này bao hàm cả mặt bản chất, nghĩa là gồm quy luật của
sự phạm tội và cả mặt biểu hiện của bản chất đó. Bản chất của tình hình tội phạm về


20
ma túy trên một khu vực, địa bàn được nghiên cứu trên cơ sở khái quát hóa lý luận về
tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
Trong những năm gần đây, những vụ mua bán, vận chuyển trái phép ma túy
tăng cả về số vụ và khối lượng ma túy. Từ năm 2007 đến 31/5/2018, Cơ quan điều tra
đã khởi tố mới 159.924 vụ và 201.775 bị can (chiếm 20% trên tổng số các vụ án mới
khởi tố trong toàn quốc ở giai đoạn này). Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, cơ
quan điều tra đã khởi tố 8.969 vụ, tăng 765 vụ (9,3%) so với cùng kỳ năm 2017. Tội
phạm ma túy tiếp tục tăng, phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi; tính
chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, manh động, liều lĩnh; trang bị các loại vũ khí
“nóng”, phương tiện hiện đại, chống trả quyết liệt lực lượng chức năng khi bị phát
hiện, bắt giữ.
Các đối tượng phạm tội trong và ngồi nước ln tìm cách câu kết với nhau,
hình thành đường dây tội phạm xuyên quốc gia. Các cơ quan chức năng đã phát hiện
nhiều vụ với số lượng ma túy lớn, như: Vụ Vừ A Nhìa (tỉnh Điện Biên) và Giàng Nhìa
Cấu (tỉnh Tạ, Thái Lan) vận chuyển trái phép 131 bánh heroin và 2.280 túi Hồng
Phiến; vụ Vừ Chù Sếnh và Mùa Thị Đớ (tỉnh Điện Biên) vận chuyển trái phép 489
bánh heroin (trọng lượng 171kg); vụ Trần Văn Bằng (tỉnh Vĩnh Phúc) vận chuyển trái

phép 288 bánh heroin và 438 viên ma túy tổng hợp; vụ Lý Chái Thào, Vàng A Cho và
Lý A Khoa (tỉnh Điện Biên) vận chuyển trái phép 77 bánh heroin và 300 gói ma túy
tổng hợp). Đáng lưu ý, đã khởi tố, điều tra nhiều vụ án sản xuất trái phép ma túy, như:
Vụ Lưu Trường San (tỉnh Lạng Sơn) cùng đồng phạm mua thu gom thuốc thú y loại
Ket-A-100 rồi tách chiết và bổ sung thêm moocphin để điều chế trái phép thành
Ketamine; đã thu giữ 207 lọ Ket- A-100, 236 lọ Lidocain, 04 lọ Ketamine,… Ma túy
được vận chuyển chủ yếu từ Lào, Campuchia và Trung Quốc vào Việt Nam bằng
đường bộ qua biên giới giáp hai nước để tiêu thụ trong nước hoặc vận chuyển sang
nước thứ ba (qua các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh,…).


21
Những vụ án có tang vật vài trăm bánh heroin trở lên phổ biến, xuất hiện nhiều
phương thức thực hiện hành vi mới, tinh vi hơn (lợi dụng việc xuất, nhập khẩu hàng
hóa; lợi dụng hoạt động của các quán bar, vũ trường, nhà hàng, khách sạn; sử dụng
công nghệ cao, mạng xã hội để giao dịch, mua bán trái phép chất ma túy, nhất là ma
túy tổng hợp,... rất phức tạp và khó kiểm sốt), với thủ đoạn phạm tội liều lĩnh và tính
chất ngày càng nguy hiểm hơn. Vừa qua, sau khi các cơ quan chức năng triệt phá
đường dây ma túy đặc biệt nguy hiểm tại xã Lóng Lng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La,
hoạt động của các đường dây ma túy qua tuyến biên giới Sơn La có xu hướng giảm,
chuyển qua các khu vực khác. Các đối tượng phạm tội sử dụng nhiều thủ đoạn hoạt
động mới, tinh vi hơn
Nếu xem hiện trạng của tình hình tội phạm về ma túy và thực trạng cơng tác
phòng ngừa tội phạm về ma túy là khách thể nghiên cứu, thì đối tượng nghiên cứu
chính là “quy luật” của sự phạm tội về ma túy - quy luật này được làm rõ thông qua
việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy. Trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi nghiên cứu, trình bày nội dung tổng hợp, khái quát
những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy.
3.2. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả để kết hợp làm

sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy được lý giải trên cơ
sở tiếp cận phương pháp luận về mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết
quả của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong triết học Mác – Lênin. Vì mọi
hiện tượng đều có ngun nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu vong, nên khơng có vấn đề
có hay khơng có ngun nhân của một hiện tượng nào đấy, mà chỉ có vấn đề các
nguyên nhân ấy đã được phát hiện hay chưa được phát hiện mà thơi. Nhiệm vụ của
nhận thức nói chung, của nhận thức khoa học nói riêng, chính là đi tìm cho được
những ngun nhân cịn chưa được phát hiện đó. Vì mối liên hệ nhân quả mang tính
tất yếu, nên ta có thể dựa vào mối liên hệ nhân quả để hành động. Sở dĩ tội phạm có


22
thể trở thành khách thể của khoa học vì tội phạm là hiện tượng xã hội. Hiện tượng xã
hội xuất phát (nguồn gốc) từ các quan hệ và điều kiện xã hội, phát triển theo những sự
thay đổi của các điều kiện đó. Ở mức độ tồn xã hội, tội phạm phải được coi là một bộ
phận, một yếu tố được đặt trong mối liên hệ mật thiết với các q trình và các hiện
tượng khác, trong đó có cả hiện tượng tích cực và tiêu cực. Ở những tầng nấc xã hội
đều có những cơ chế ở những mức độ khác nhau của quá trình phát sinh nhân - quả
của tội phạm.
Tội phạm học Việt Nam cũng như các khoa học pháp lý hình sự khác, khơng có
lý luận riêng về quan hệ nhân - quả, mà chỉ cụ thể hóa nội dung cặp phạm trù nhân quả của triết học Mác-xít vào lĩnh vực nghiên cứu của mình. Vận dụng quan điểm
này, việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy phải
dựa trên nền tảng cơ sở lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
nói chung và đặc thù tình hình tội phạm về ma túy nói riêng. Tình hình tội phạm về
ma túy là một hiện tượng xã hội, sẽ bị đẩy lùi và tiến tới bị triệt tiêu khi mà các
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh ra nó bị hạn chế hoặc khơng cịn tồn tại.
Về mặt lý luận, mối quan hệ giữa tình hình tội phạm và các tội phạm cụ thể là
mối quan hệ tuân theo quy luật giữa toàn thể và bộ phận, cái chung và cái đơn nhất,
giữa hệ thống và bộ phận. Theo trình tự vận động của nhận thức bắt nguồn từ nhận

thức sự vật cá biệt và riêng biệt rồi mới tiến gần đến nhận thức sự vật nói chung. Đầu
tiên, người ta nhận thức bản chất riêng biệt của nhiều sự vật khác nhau, rồi sau mới có
thể tiến tới việc khái quát và nhận thức bản chất chung của các loại sự vật. Sau khi đã
nhận thức bản chất chung đó, dùng nhận thức chung đó để chỉ đạo, tiếp tục nghiên
cứu những sự vật cụ thể chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu sâu và tìm ra bản chất
riêng biệt của nó. Như thế mới có thể bổ sung, làm phong phú và phát triển sự nhận
thức về bản chất chung đó và làm cho sự nhận thức về bản chất chung đó khỏi thành
cái khơ khan, cứng nhắc. Đó là hai q trình của nhận thức: Một cái từ riêng đến
chung, một cái từ chung đến riêng. Lý luận về tội phạm học Việt Nam nghiên cứu, lý


23
giải nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung và nguyên nhân của
tội phạm cụ thể, các tội phạm cụ thể trong BLHS được quy định theo Chương, tương
ứng với nhóm tội phạm. Có thể thấy rằng, trong nhóm tội phạm về ma túy quy định
tại BLHS năm 1999 vừa có các tội danh cụ thể quy định tại một số điều luật, vừa có
tội danh ghép như quy định tại Điều 194. Mặc dù điều luật quy định tội danh ghép,
nhưng trong quá trình xử lý trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xử
lý người phạm tội về hành vi tương ứng. BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) quy định các tội phạm về ma túy tại 13 điều luật, từ Điều 247 đến Điều 259. So
với BLHS năm 1999 tăng 04 điều (được tách ra từ Điều 194 và Điều 200 của BLHS
năm 1999): Tách tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy (Điều 194 BLHS năm 1999) thành 04 tôi danh đôc lâp; tách tôi cưỡng bức, lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200 BLHS năm 1999) thành 02 tơi
danh độc lập, bỏ hình phạt tử hình đối với tơi tàng trữ và tơi chiếm đoạt chất ma t;
cụ thể hóa mơt số tình tiết định tơị , định khung tăng năng trách nhiêm hình sự.
GS.TSKH. Đào Trí Úc cho rằng mối quan hệ giữa tình hình tội phạm và các tội
phạm cụ thể là mối quan hệ tuân theo quy luật giữa toàn thể và bộ phận, cái chung và
cái đơn nhất, giữa hệ thống và bộ phận. Các quan niệm khác nhau về tội phạm và kẻ
phạm tội cũng như nguyên nhân của tội phạm, của việc hình thành con người phạm

tội được hiểu một cách khác nhau và do đó ta có thể nói tới những mơ hình nhận thức
lịch sử khác nhau. Nhưng qua nghiên cứu cho thấy, các mơ hình nhận thức đó đều qua
những bước như sau: Những quan niệm về chuẩn mực (mơ hình) về con người; xác
định những cái mà con người cụ thể khơng có được, tức là sự thiếu tính chất của nó;
xác định ngun nhân của cái thiếu đó; xác định phương pháp đưa con người trở lại
mơ hình cần có, tức là phản ứng với hiện trạng; xác định mục đích của việc phải sử
dụng phương pháp đó.
GS.TS. Võ Khánh Vinh cho rằng “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm được hiểu là hệ thống các hiện tượng xã hội tiêu cực trong hình thái kinh tế - xã


24
hội tương ứng quyết định sự ra đời của tình hình tội phạm như là hậu quả của mình”
và “Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm tạo thành một hệ thống gồm
nhiều bộ phận cấu thành nó”8. Nghiên cứu về tội phạm học Mác xít, có quan điểm
cho rằng “...tìm ra mối liên hệ nhân - quả giữa tình hình tội phạm và các hiện tượng,
các quá trình kinh tế - xã hội khác vì mục đích phịng ngừa tội phạm, tức là ngăn ngừa
tội phạm và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
Tựu chung lại, tội phạm học với tính cách là đối tượng nghiên cứu khoa học,
được các nhà nghiên cứu về tội phạm học nhìn nhận trong tổng thể xã hội “rộng hẹp
khác nhau” nhằm lý giải khoa học và có cơ sở thực tiễn. Nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm được các nhà khoa học về tội phạm học lý giải dựa trên những
hiện tượng và q trình xã hội. Cịn ngun nhân và điều kiện của các tội phạm cụ thể
được lý giải dựa trên cơ chế tâm lý xã hội của hành vi tội phạm. Từ những đánh giá
chung về quy luật hình thành và phát triển của tội phạm, có thể thấy những quy luật
đó biểu hiện ở các tầng nấc cụ thể như sau: Quy luật xã hội hóa cá nhân, trong đó có
chứa khả năng của sự đi lệch ra khỏi quỹ đạo phát triển nhân cách bình thường; quy
luật hình thành, duy trì và phát triển của các nhóm xã hội, các loại vi mơi trường,
trong q trình tương tác giữa các nhân cách có sự hình thành và ảnh hưởng của lối
sống phạm tội; các quy luật phát sinh và phát triển của những quá trình lớn trong xã

hội có ảnh hưởng đến tình hình phạm tội nói chung và đến từng cá nhân nói riêng; các
quy luật của quá trình vận hành hệ thống kiểm tra, giáo dục xã hội.
3.3. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả kết hợp với mơ
hình, cơ chế hành vi phạm tội cụ thể để tiếp cận, lý giải nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội phạm về ma túy
Dựa vào cơ chế hành vi của con người trong tâm lý học, tội phạm học,... cụ thể
là tội phạm với tính cách là hành vi phạm tội, PGS.TS Phạm Văn Tỉnh đã xây dựng và
đưa ra mơ hình S-X-R. Mơ hình này được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng khi nghiên
cứu về tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay. Trong mối quan hệ nhân - quả


25
(nguyên nhân - điều kiện - kết quả), thì quả ở đây, chỉ có thể là hiện tượng (tình hình
tội phạm) hoặc hành vi - hành vi phạm tội, còn nhân thì khơng thể là một hiện tượng
hay một yếu tố nào, mà nhân chỉ có thể là sự tác động qua lại của nhiều hiện tượng,
nhiều yếu tố. Sự tác động qua lại này không phải là sự tác động trực tiếp (S-R) mà là
sự tác động gián tiếp, tức là phải thơng qua đầu óc con người, tâm lý học gọi là kích
thích phương tiện, được ký hiệu là X. Cụ thể:
Mơ hình cơ chế hành vi tội phạm cụ thể
Như vậy, mơ hình cơ chế tâm lý - xã hội của hành vi phạm tội cụ thể được xây
dựng theo quy luật cơ bản của sự phạm tội với cơ chế vận hành S-X-R, trong mối
quan hệ nhân - quả (nguyên nhân - điều kiện - kết quả): thì S là những yếu tố mơi
trường bên ngồi (Kích thích khách thể); X là những yếu tố làm phát sinh tình hình tội
phạm thuộc chủ thể hành vi phạm tội, xét trên góc độ hẹp hơn là con người với những
đặc điểm nhân thân đặc trưng (Kích thích phương tiện); R là sự trả lời các kích thích,
gồm các q trình động cơ hố hành vi phạm tội, kế hoạch hố và hiện thực hố hành
vi. Nói cách khác, cơ chế tâm lý - xã hội của hành vi phạm tội gồm 3 khâu cơ bản, đó
là: Quá trình hình thành tính động cơ của tội phạm; việc kế hoạch hóa các hoạt động
của tội phạm; việc trực tiếp thực hiện tội phạm. Mơ hình cơ chế hành vi phạm tội
cũng thừa nhận mối quan hệ giữa tình hình tội phạm và hành vi tội phạm là mối quan

hệ của cặp phạm trù chung - riêng. Từ đó, các nhà nghiên cứu về tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm đã khái quát một số nhóm cơ chế của hành vi phạm tội, như sau:
(1)

Cơ chế của hành vi phạm tội liên quan tới sự biến dạng các nhu cầu và

lợi ích của cá nhân.
(2)

Cơ chế của hành vi phạm tội có liên quan tới mâu thuẫn giữa các nhu

cầu, lợi ích và các khả năng của chủ thể.
(3)

Cơ chế của hành vi phạm tội có liên quan tới sự biến dạng các quan niệm

về đạo đức, về pháp luật, về các định hướng giá trị và mục đích xã hội của cá nhân.


×