Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bai THCT phần 2 HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.37 KB, 15 trang )

1

CHỦ ĐỀ VIẾT THU HOẠCH
Phần I.2: Những vấn đề cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lớp Trung cấp LLCT – HC khóa 90
-----------------------Câu hỏi: Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì
dân. Vận dụng trong xây dựng chính quyền địa phương ( đơn vị) đồng chí hiện
nay.
Trả lời
Phần I: Mở đầu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo
và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là
sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh mang
ý nghĩa hết sức to lớn: khi học tư tưởng của Người đã giúp bản thân tôi trang bị
hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm
lịng u nước hiểu được yêu nước là thế nào? Hiểu hơn về tinh thần phục vụ
nhân dân, đạo đức cách mạng cả mỗi người, để làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho hành động của chúng ta.
Vì vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp ta khám phá và hiểu rõ
hơn những phẩm chất, quan niệm sâu sắc của Người, cũng là qua đó tìm ra cho


2

mình một tấm gương sáng để noi theo và những bài học bổ ích để vận dụng
trong cuộc sống. Đối với Hồ Chí Minh, giữa tư tưởng với đạo đức – phong cách
– lối sống là luôn thống nhất nên việc nghiên cứu tư tưởng của Người không chỉ


cho ta cái nhìn giản đơn về những quan niệm của Người trong các lĩnh vực, mà
mặt khác còn cho ta cảm nhận được phẩm chất, đạo đức cao đẹp của Người.
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cịn là một trong những con đường để
nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về công lao to lớn của Người đối với nhân dân,
đất nước Việt Nam và nhân dân của các nước thuộc địa trên thế giới. Thấm thía
cơng lao của Người cũng sẽ khơi gợi trong mỗi một người dân Việt Nam lòng
biết ơn, lòng tự hào dân tộc, thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc –
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.Hiểu được bản chất của một người cách mạng là
cống hiến, hy sinh và nô bọc của nhân dân. Học tư tưởng của Người để chấn
chỉnh bản thân, rèn luyện đạo đức góp phần gìn giữ đảng trong sạch, tăng sức
chiến đấu chống lại mọi kẻ thù. Cùng nhau xây dựng và hồn thiện thời kì quá
độ của đất nước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội thành cơng. Bởi mục đích đến cuối
cùng của lo người là xã hội khơng cịn bốc lột, khơng cịn áp bức. Là xã hội
chủ nghĩa cộng sản.
Phần 2: Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận:
Xuất phát từ tình u nước bao la và khao khát độc lập tự do, Nguyễn Tất
thành đã ra đi tìm con đường cứu nước, qua bao năm tháng bôn ba học tập và
trãi nghiệm bởi những cuộc chiến tranh, những cuộc cách mạng của các nước
như Pháp, Mỹ, Anh… Người đã hiểu rõ hơn về bản chất bóc lộc của chế độ tư
bản. Đến khi người đọc được luận cương của Lê Nin thì Người đã trở thành một
nhà cách mạng, Từ đây người đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc.


3

Người lấy học thuyết Mác – Lênin làm kim chỉ nam cho con đường giải
phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chi Minh là
kiểu nhà nước xôviết. Là nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin. là nhà nước
công nông. Do xuất phát từ hoàn cảnh Việt Nam với sự tham gia của nhân dân

vào q trình đấu tranh giành chính quyền cách mạng. Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Hồ Chí Minh đã khẳng định:
Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều
của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Nhà nước
của dân, do dân, vì dân có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất
quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Đây cũng là một
kết luận mà Người rút ra khi khảo sát các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nga. Nhà
nước Việt Nam kiểu mới thể hiện khối đại đồn kết dân tộc trong đó cơng, nơng
là gốc và trí thức ngày càng có vị trí quan trọng đặc biệt khi đất nước bước vào
thời kỳ xây dựng. Tất cả mọi người dân Việt Nam, không phân biệt gái trai, giàu
nghèo, nịi giống, dân tộc, tơn giáo... đều là người chủ của Nhà nước, có trách
nhiệm xây dựng Nhà nước. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Hồ Chí
Minh khẳng định: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân
Việt Nam. “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” (1) .
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân, ta thấy
được quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân, rất rõ
rang, đơn giản, dung dị , thiết thực và dễ hiểu:

2.1.1 Nhà nước của dân


4

Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng Nhà nước, cơ quan quyền lực nhà nước
phải là của dân, do dân làm chủ. Nhà nước mới theo Hồ Chí Minh trước hết phải
là Nhà nước của cả dân tộc, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp
được đội ngũ cán bộ, cơng chức có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và tài năng
tham gia vào cơng cuộc xây dựng nhà nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc
lập, thống nhất đất nước không tách rời với tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Do vậy, khi đã tìm được con đường giải phóng dân tộc, lựa chọn một mơ
hình nhà nước mới cho dân ta, Hồ Chí Minh đã cùng Đảng, cùng dân ta bắt tay
ngay vào xây dựng " Nhà nước dân chủ quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân". Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, nhà nước mang bản chất giai cấp cơng
nhân. Đây là điều đối lập hồn tồn với bản chất của các kiểu nhà nước trước đó
trong lịch sử nước ta. Bộ máy nhà nước phải do dân tự lập ra, người đứng đầu
nhà nước cũng phải do dân bầu ra. Nhà nước đó hoạt động vì mục tiêu, quyền
lợi của nhân dân lao động. Nhà nước ở Việt Nam là nhà nước dân chủ nhân dân,
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân " tự quyết định".
Cụ thể, ngay từ những ngày đầu xây dựng Nhà nước kiểu mới, Hồ Chí
Minh đã ký sắc lệnh về bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, tạo cơ sở cho việc
hình thành chính quyền cách mạng ở các cấp, xác định rõ quyền lực nhà nước là ở
tay nhân dân lao động; nhân dân là chủ thể duy nhất của quyền lực nhà nước đó.
Tư tưởng Hồ Chí Minh " Dân là gốc của nước", " nước lấy dân làm gốc"
là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức, xây dựng Nhà nước, là một sự vận
dụng sáng suốt chủ Nghĩa Mác - Lê Nin vào thực tiễn Việt Nam.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân là nhà nước trong đó
nhân dân là chủ; dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn
đề quan trọng nhất của đất nước, dân tộc. Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng


5

định: Nước ta là nước dân chủ; địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ; bao nhiêu
quyền hạn là của dân; quyền hành và lực lượng đều là ở nơi dân.
Trong Nhà nước ta, toàn bộ quyền lực đều thuộc vê nhân dân. Quan niệm
toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện rõ nhất tính dân chủ triệt
để của Nhà nước ta, trở thành nguyên tắc cơ bản tổ chức bộ máy quyền lực nhà
(1)


Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, H.2011, Sđd,
t.5, tr.698.

nước và phải được thể hiện rõ trong các văn bản pháp lý mà đạo luật cao nhất là
Hiến pháp.
Trong Nhà nước ta, dân là chủ thể của quyền lực thì người cầm quyền,
cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được ủy quyền, được nhân dân trao
quyền để gánh vác, giải quyết những cơng việc chung của đất nước.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do nhân dân làm chủ
còn bao hàm một nội dung quan trọng khác đó là nhân dân có quyền kiểm sốt
Nhà nước. Hồ Chí Minh viết: “Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có
một mục đích là phụng sự cho lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng
bào giúp đỡ, đơn đốc, kiểm sốt và phê bình để làm trịn nhiệm vụ của mình là
người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân” (2) .
Hồ Chí Minh gọi người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước là " đầy tớ",
" công bộc" của dân. Làm công bộc của dân là một trách nhiệm rất vẻ vang , nhưng
rất khó khăn và nặng nề. Muốn vậy, người cầm quyền phải gần dân, sát dân, hiểu
dân, thương dân, tín dân và biết sử dụng sức mạnh của dân. Tác phong của người
cầm quyền phải là: Óc nghĩ, mắt thấy, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm.


6

Từ quan điểm chung về vị thế của người cầm quyền, Hồ Chí Minh ý thức
rất rõ vị trí của người trong hệ thống quyền lực Nhà nước Việt Nam. Người
nhiều lần nhắc nhở: ở nước ta từ Hồ Chí Minh trở xuống đều là đầy tớ của nhân
dân, dân đặt ở đâu thì làm ở đó; người làm chủ tịch nước cũng là nhân sự trao
quyền, ủy thác của nhân dân.
2.1.2 Nhà nước do dân
Theo Hồ Chí Minh, nhà nước do dân là dân làm chủ nhà nước; nhà nước

phải tin dân và dựa vào dân. Nội dung quyền làm chủ nhà nước của dân rất
rộng , trước hết thể hiện ở chỗ: Nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan Nhà
nước từ trung ương đến địa phương thông qua thực hiện chế độ tổng tuyển cử
phổ thơng, trực tiếp, bỏ phiếu kín bầu các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan
quyền lực nhà nước,..
Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử thì cũng có quyền thực hiện chế độ bãi
miễn theo ba mức độ từ thấp đến cao: bãi miễn đại biểu, bãi miễn các cơ quan
nhà nước; bãi miễn nội các chính phủ nếu các đại biểu đó, các cơ quan nhà nước
và nội các chính phủ khơng cịn phù hợp với nhân dân, đi ngược lại lợi ích của
nhân dân..
Là người làm chủ Nhà nước, nhân dân có quyền, thơng qua cơ chế dân
chủ thực thi quyền lực, nhưng đồng thời nhân dân phải có nghĩa vụ xây dựng và
bảo vệ Nhà nước, làm cho Nhà nước ngày càng hoàn thiện, trong sạch, vững
mạnh. Hồ Chí Minh ln địi hỏi với tư cách là chủ nhân của một nước độc lập,
tự do, quyền và nghĩa vụ cơng dân gắn bó chặt chẽ với nhau.
Nhà nước do dân có một nội dung quan trọng là nhân dân có quyền tham
gia cơng việc quản lý nhà nước; sao cho các quyết định của cơ quan nhà nước
đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.


7

Nhà nước do dân nghĩa là dân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp trí tuệ,
sức người, sức của tổ chức, xây dựng, bảo vệ và phát triển nhà nước.
Nhà nước do dân còn bao hàm một nội dung quan trọng: Nhân dân có
quyền tham gia vào cơng việc quản lý nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm sốt,
(2)

Giáo trình Tư tưởng HCM, Nxb Chính trị - Hành chính, H.2011, Sđd, t.7,


tr.391-362
giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, của các đại biểu do mình bầu cử
ra. Mọi nguồn lực mà nhà nước có để hoạt động đều được huy động từ sự đóng
góp của nhân dân.
Hồ Chí Minh khẳng định chân lý đó:
“ Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” (3)
“ Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân.
Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân” (4)
Sự thành bại của cách mạng đều gắn với vai trò của quần chúng nhân dân
lao động. Thực tế lực lượng của nhân dân rất lớn, khả năng của nhân dân là phi
thường. Trong mọi vấn đề của cách mạng, nếu có dân là có tất cả, ngược lại
khơng có dân thì thất bại trong tầm tay.
“ Dễ mười lần khơng dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
Nhà nước muốn là của dân thì phải làm tốt bổn phận là người đại biểu
thay mặt nhân dân, quyền hành nơi Nhà nước là nhân dân giao phó. Có nghĩa là
quyền hành của nhân dân là quyền hành được thông qua người đại diện, người


8

đại biểu do dân cử ra. Năm 1946, trả lời phóng vấn báo nước ngồi Hồ Chí
Minh nói “ Tơi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào, bây
giờ gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tơi phải gánh sức làm, cũng
như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ
đồng bào cho tơi lui thì tơi rất vui lịng lui..” (5)
(3)
(4)


Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H2011,t5,tr502
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H2011,t10,tr453

Trong xây dựng nhà nước dân chủ Hồ Chí Minh ln u cầu nhà nước
phải thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình, lắng nghe ý dân, làm công
tác quản lý nhà nước sao cho tốt hơn.
Nhà nước muốn cơng việc của mình mang hiệu quả cao thì Nhà nước bắt
buộc phải dựa vào dân và phải thực hiện “ Dân biết, dân làm, dân kiểm tra”, để
người dân tham gia vào công việc nhà nước một cách đầy đủ và thực sự.
Nhà nước do dân, dân làm chủ Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sự
thống nhất biện chứng của cả quyền và nghĩa vụ làm chủ; nó thể hiện bản chất
dân chủ triệt để của nhà nước kiểu mới.
2.1.3 Nhà nước vì dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước dân chủ nhân dân là nhà nước
phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân. Mọi hoạt động của chính quyền
phải nhằm mục tiêu mang lại quyền lợi cho nhân dân và lấy con người làm mục
tiêu phấn đấu lâu dài như Hồ Chí Minh từng nêu rõ trách nhiệm của Nhà nước
trước hết là nhằm thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu nhất của nhân dân, trong đó
phải:
“ Làm cho dân có ăn


9

Làm cho dân có mặc
Làm cho dân có chỗ ở
Làm cho dân có học hành” (6)
Nhà nước quan tâm, chăm lo cho đời sống của nhân dân bằng cách hướng
dẫn nhân dân tự chăm lo thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích của mình, chứ khơng
phải làm thay dân.

Nhà nước vì dân, do dân tự xây dựng nên, điều này phải hiểu là Nhà nước
tồn tại và hoạt động vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động, chứ khơng vì
quyền lợi của một nhóm người hay một tập đồn xã hội nào đó như Nhà nước ở
các chế độ xã hội khác.
Một nhà nước đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, nhà nước đó phải có đường
lối chủ trương và các chính sách đều phục vụ lợi ích của nhân dân. Cơng việc gì
của nhà nước mà có lợi cho nhân dân thì phải làm ngay, việc có hại thì
(5)

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H2011,t4,tr161

phải tránh. Năm 1945, Người từng viết thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh
huyện và làng để dặn dị:
“ Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh” (7)
Bên cạnh đem lại lợi ích cho dân, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân.
Nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh các loại lợi ích khác nhau giữa các giai
cấp, tầng lớp xã hội, các bộ phận dân cư để luôn được mọi người dân ủng hộ,
xây dựng. Và điều đặc biệt quan trọng là để phục vụ tốt nhân dân thì bộ máy nhà
nước phải thật sự liêm khiết, trong sạch, tránh quan liêu, tham nhũng đặc quyền,
đặc lợi…
2.2 Đánh giá thực trạng vấn để:


10

* Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do
dân, vì dân trong xây dựng chính quyền tại đơn vị:
- Đặc điểm tình hình đơn vị: Trường mầm non Hoa Sen xã Nam Bình
huyện Đắk Song là trường đóng chân tại trung tâm xã. Số lượng học sinh gần

400 học sinh. Về công tác chuyên mơn là chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non,
đối tượng tiếp xúc làm việc là các cháu và phụ huynh. Tuy nhiên vẫn cịn một ít
phụ huynh và giáo viên vẫn còn chưa thống nhất về phương pháp giáo dục trẻ,
nên chất lượng cịn bị ảnh hưởng, nhưng Tơi và đồng nghiệp luôn làm theo đúng
quy định của ngành, chuẩn đạo đức của một nhà giáo;
Trong những năm gần đây với sự quan tâm của chính quyền các cấp
trường mầm non Hoa Sen đã thay da đổi thịt, trường lớp khang trang, khn
viên sạch đẹp thống mát, chất lượng luôn đứng đầu trong các trường của huyện.
tất cả các bộ giáo viên đồng lòng, thống nhất và quyết tâm xây dựng trường đạt
chuẩn mức độ 2.
- Chính vì lẽ đó việc vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước
của dân, do dân, vì dân trong xây dựng chính quyền tại đơn vị được đơn vị rất
chú trọng và đặt ra là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác, cụ thể:
+ Trường đã thường xuyên tổ chức cuộc họp để quán triệt, tuyên truyền,
phổ biến tư tưởng Hồ Chi Mính, các Nghị định của chính phủ về quy chế thực
hiện dân chủ cơ sở gắn với triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, các
chỉ thị, Nghị quyết về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác dân vận, các
cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước để từng bước nâng cao hơn nữa
công tác tiếp công dân tại đơn vị.
+ Kiên quyết đấu tranh chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Xây
dựng đội ngũ cơng chức vững mạnh, trong sạch, có đạo đức, phẩm chất, có năng
lực; Thái độ phục vụ nhân dân lễ phép, không hách dịch, cửa quyền; Đảm bảo


11

công khai minh bạch thông tin, quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin
của mọi tầng lớp nhân dân tại đơn vị; Cán bộ công chức trong đơn vị thực hiện
cơng tác của mình theo phương châm “Ươm mầm tương lai, trao nụ cười, gieo
yêu thương”.

+ Đơn vị đã nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ:
nghiên cứu thực đơn theo mùa, xây dựng kế hoach dạy học phù hợp với địa
phương, từng cụm phân hiệu sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của các cháu
tại địa phương.
+ Lãnh đạo đơn vị cũng như Chi bộ thường xuyên tiến hành các cuộc họp
và quán triệt các đồng chí trong trường, cùng thống nhất các biện pháp tuyên
truyền nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm mục đích hiểu
hơn về tâm tư nguyện vọng của cha mẹ học sinh, tìm ra gải pháp tốt nhất và
cùng với phụ huynh giáo dục và dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất..
+ Tiếp tục thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”. Thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình theo lời dạy của Hồ
Chí Minh “Chúng ta không sợ sai lầm, mà sai phải quyết tâm sửa chữa. Muốn
sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê
bình.”
+ Tiếp tục rà sốt, sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế, quy định của
đơn vị cho phù hợp với quy định của pháp luật, gắn việc thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở với nhiệm vụ chính trị của cơ quan; giải quyết nhanh và hiệu quả
những thắc mắc yêu cầu của phụ huynh.
+ Đẩy mạnh công tác dạy và học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nâng cao chất lượng tạo sự hứng thú
cho trẻ khi dạy học, tận dụng các nguyên vật lieuj tạo và làm những đồ ùng dạy
học vừa hiệu quả vừa tiết kiệm.


12

+ Xây dựng phong cách, lề lối làm việc của cán bộ công chức trong giao
tiếp, ứng xử với phụ huynh, học sinh, đồng nghiệp theo yêu cầu nhiệm vụ được
giao, xem đây là tiêu chí để đánh giá, xếp loại cán bộ công chức, đảng viên hàng
năm.

+ Những vấn đề “dân biết, dân bàn, dân giám sát” phải được cụ thể hóa
thực hiện nghiêm túc trên mọi lĩnh vực của đơn vị và của đời sống. Mở rộng và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân đi đôi với giữ gìn kỷ cương, trật tự được
thể hiện qua cơng tác kiểm tra đánh giá của ban thanh tra nhân dân hàng năm,
phải kiểm tra, báo cáo, thực hiện công khai tài chính và các hoạt động của ban
giám hiệu nhà trường.
+ Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền với việc đề cao
trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu đơn vị trong việc lãnh đạo thực hiện
công tác tuyên truyền kịp thời nắm bắt phản ảnh và thắc mắc của người dân, kết
hợp thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, đưa nội dung
này vào để xét tổ chức đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh hàng năm. Do
ban giám hiệu và chi bộ làm tốt nên những kết quả đạt được rất đáng mừng và
khả quan: từ một ngôi trường cũ kỹ, học nhờ nay trường đã có trụ sở chính
khang trang: trường vừa được cơng nhận đạt trường chuẩn quốc gia cấp độ 1
năm học 2020-2021. Chi bộ luôn là chi bộ đạt trong sạch vững mạnh trong 5
năm liền.
+ Ngay từ đầu năm công tác đơn vị đã ban hành quy chế dân chủ trong
nhà trường, quy chế phối hợp với cơng đồn. Phối hợp các đồn thể cùng nhau
xây dựng một tập thể đoàn kết, kết quả đã từng bước nâng cao nhận thức, trách
nhiệm thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
+ Thực hiện mối quan hệ trong phối hợp công tác giữa cấp ủy, chính
quyền và các đồn thể với nhân dân thường xuyên và chặt chẽ hơn trong công
tác vận động nhân dân, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận


13

động, trong xây dựng nông thôn mới. Phát huy nội lực, huy động sự ủng hộ, đầu
tư của phụ huynh để cùng tham gia các phong trào của cấp trên như hội thi giáo
viên giỏi các cấp, hội thi hội thao của bé, hội thi bé khỏe măng non… trong các

hội thi nhà trường luôn đầu tư, tâm huyết, luôn đạt được những kết quả cao như:
năm học 2020-2021 trường đạt giải nhất hội thi xanh, sạch, đẹp; giải nhất hội thi
“Họa sĩ nhí”; giải nhất hội thi “Hội thao của bé”, gải ba “đồ dung mầm non”…
các đảng viên luôn gương mẫu về hỗ trợ hộ nghèo, tham gia chương trình 3
đảng viên giúp một hộ thốt nghèo… cơng tác tham gia dọn dẹp, vệ sinh môi
trường trường lớp thơn xóm cũng được các đồng chí đảng viên và nhân dân
đồng lòng thực hiện.
Tồn tại: Cơ quan vẫn còn biểu hiện xa rời nhân dân, chưa sâu sát, còn cửa
quyền. Đơi lúc cịn e dè chưa mạnh dạn đấu tranh, một số vẫn còn cả nể dĩ hòa
vi quý, ngại va chạm…
Giải pháp: Nâng cao tinh thần tự phê và phê bình: phải thực sự thẳng thắn
nhìn nhận, góp ý xây dựng khơng mang tính chất trù dập, đè ép, hạ bệ… sẵn
sang đấu tranh chống lại tư tưởng sai lệch, chây ì, tư tưởng cửa quyền, hống
hách, tham nhũng.
Dám đấu tranh không sợ uy quyền, không sợ mất chức, khơng sợ mất
“chân đứng”, dám nói dám làm như đồng chí Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng).
Dám đề xuất ý kiến, đem hết trí lực đề góp phần xây dựng cơ quan, xây
dựng tổ chức và góp phần xây dựng đất nước.
3. Kết Luận:
Đất nước Việt Nam là một đất nước đáng sống. bởi là đất nước giàu lòng
nhân ái, giàu tài nguyên, giàu sự đoàn kết và giàu tinh thần học hỏi. Một đất
nước như thế lại được kế thừa những tư tưởng vô cùng uyên bác, sâu sắc đi đúng
theo quy luật của Người. xây dựng một đất nước: của dân, do dân và vì dân.


14

Thực tế là, thành viên trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở
đều do Nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua đại diện) bầu ra và bãi miễn
khi họ khơng cịn xứng đáng. Mọi hoạt động của nhà nước đều hướng tới: dân

giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh; chính sách và chất lượng các
lĩnh vực: y tế, giáo dục, an sinh xã hội,... ngày càng hồn thiện, nâng lên. Hiếm
có quốc gia nào, mà Nhà nước phát động phong trào thi đua “Cả nước chung tay
vì người nghèo - khơng để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉ lệ xóa đói, giảm nghèo, các
mục tiêu thiên niên kỷ đều đạt và vượt chỉ tiêu được thế giới ca ngợi. Để hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid -19 và thảm họa thiên tai ở các tỉnh miền
Trung năm 2020, Nhà nước chi hàng trăm nghìn tỷ đồng hỗ trợ nhân dân, lao
động mất việc, khắc phục hậu quả thiên tai, v.v. Việc cải cách hành chính, xây
dựng Chính phủ điện tử “liêm chính, kiến tạo”, chuyển đổi số,... đã và đang giúp
người dân trực tiếp tương tác với Chính phủ ngày càng nhiều hơn, Chính phủ
quản lý, điều hành, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn. Mọi người được tham
gia đóng góp ý kiến vào các văn bản hoạch định đường lối lãnh đạo trình Đại
hội của Đảng, cũng như quá trình xây dựng, sửa đổi bổ sung Hiến pháp, pháp
luật. Nhân dân ta ngày càng phát huy vai trò, trách nhiệm trong kiểm tra, giám
sát hoạt động của hệ thống chính trị, phát hiện, tố giác những hành vi vi phạm
của tổ chức, cá nhân, góp phần giữ vững kỷ cương, tăng cường pháp chế. Công
tác điều tra, xét xử bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, cơng khai,
bình đẳng “khơng có vùng cấm”, góp phần giữ vững niềm tin của Nhân dân với
Đảng, Nhà nước và chế độ.
Xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh
đạo của Đảng là quá trình vận động, phát triển hợp quy luật, phù hợp tiến bộ xã
hội đã được thực tiễn Việt Nam kiểm nghiệm, mọi luận điệu trái với đường lối
này đều cần nhận diện, đấu tranh bác bỏ.


15




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×