HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
------
BÀI TẬP LỚN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chủ đề 02: “Thực hiện báo cáo phân tích về ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam”
Nhóm lớp:
Fin17A26
Nhóm thực hiện:
Nhóm 10
GVHD:
Trần Hải Yến
STT
MSV
HỌ TÊN
1
22A4010139
Dương Minh Nhật
2
365401099
Mai Lê Quỳnh Trang
3
22A4011013
Trần Ngọc Khánh
4
365401068
Phạm Thu Phương
5
22A4011542
Trịnh Cơng Phong
6
365401101
Nguyễn Trí Trung
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2021
1
Tên môn học: Ngân Hàng Thương Mại
Mã lớp : FIN17A26
Số từ: 9900
Ngân hàng lựa chọn tìm hiểu: NHTM CP Cơng Thương Việt Nam - Vietinbank
SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT
MSV
HỌ TÊN
Ghi chú
Phân cơng
1
22A4010139
Dương Minh Nhật
Trưởng nhóm
Phân cơng cơng việc, tổng hợp, góp ý chỉnh sửa nội dung
2
365401099
Mai Lê Quỳnh Trang
Thành viên
Mục I, II
3
22A4011013
Trần Ngọc Khánh
Thành viên
Nội dung về Huy động vốn
4
365401068
Phạm Thu Phương
Thành viên
Nội dung về cho vay
5
22A4011542
Trịnh Công Phong
Thành viên
Nội dung về DVTC khác
6
365401101
Nguyễn Trí Trung
Thành viên
Word + Ppt
Cam kết phân cơng cơng việc trên là hồn tồn chính xác
Nhóm trưởng
Dương Minh Nhật
1
Nội dung yêu cầu bài tập lớn
Nội dung:
Nhóm bạn tham gia được yêu cầu làm một báo cáo đánh giá về ảnh hưởng của Covid19 tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nơi mình làm việc. Hội đồng quản trị yêu
cầu báo cáo cần phải làm rõ các vấn đề sau.
- Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
- Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của NHTM của
nhóm: Huy đơng/Cho vay/Cung ứng các dịch vụ tài chính
- Đề xuất một số chiến lược cơ bản cho NHTM.
3. Yêu cầu đánh giá
Trong bảng sau, sinh viên chỉ dẫn thông tin cụ thể trong bài tập lớn của sinh viên
theo hướng đánh giá đạt chuẩn đầu ra.
Thứ tự
Chuẩn
đầu ra
học
Nội dung yêu cầu đối với Nội dung yêu cầu đối với các tiêu chí đánh giá
Chuẩn đầu ra học phần
theo chuẩn đầu ra học phần
phần
Mô tả đặc trưng của hệ thống
NHTM Việt Nam và một số - Nhận diện tác động của đại dịch Covid-19
CLO2
quốc gia trên thế giới. Nhận đến nền kinh tế
diện một số xu hướng phát - Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến
triển trong hoạt động kinh hoạt động của NHTM
doanh của các NHTM
Thể hiện khả năng làm việc - Thể hiện khả năng làm việc nhóm hiệu quả
CLO5
nhóm hiệu quả và khả năng - Thể hiện tư duy phản biện khả năng tìm kiếm
đưa ra các nhận định về hoạt và sử dụng các thông tin phù hợp để hỗ trợ các
động kinh doanh ngân hàng luận điểm
1
một cách có hệ thống và dựa - Thể hiện khả năng thuyết trình và tư duy
trên các minh chứng phù hợp. phản biện trong bài báo cáo và bài phản biện
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản cho NHTM
dựa trên bối cảnh thay đổi
Tiêu chí đánh giá
Điểm
Trình bày rõ ràng, kết cấu hợp lý, tiêu đề phù hợp với nội dung, trích dẫn đúng
1
yêu cầu
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
2
Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của NHTM
2
của nhóm: Huy đơng/Cho vay/Cung ứng các dịch vụ tài chính
Đề xuất một số chiến lược cơ bản cho NHTM.
2
Thuyết trình hoặc phản biện.
2
Mức độ tham gia hoạt động trên lớp (theo nhóm).
1
Tổng
10
Giảng viên sẽ sử dụng mẫu sau để đánh giá và phản hồi
Khả năng đánh giá các vấn đề được yêu cầu một cách toàn diện
ABCDE
Khả năng đưa ra luận điểm hiệu quả với các nguồn thông tin
ABCDE
Mức độ phù hợp và đa dạng của các nguồn thông tin và minh chứng phù
ABCDE
hợp
Khả năng xây dựng kết cấu bài hợp lý, khả năng thuyết trình, định dạng
ABCDE
văn bản, tham khảo và trích dẫn phù hợp
Khả năng thuyết trình/phản biện
A: Xuất sắc
B: Giỏi
ABCDE
C: Khá
D: Trung bình
2
E: Khơng đạt
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NỀN KINH TẾ ...... 5
1.1. Đối với thế giới ......................................................................................................... 5
1.2. Đối với Việt Nam ..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIETINBANK ...... 7
2.1. Quá trình hình thành và phát triển ......................................................................... 7
2.2.
Hoạt động kinh doanh của Vietinbank ................................................................. 8
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐỐI VỚI CÁC HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH ...................................................................................................... 8
3.1.
Tác động tích cực đối với các hoạt động kinh doanh ........................................... 8
3.1.1. Huy động vốn ................................................................................................... 8
3.1.2. Cho vay ........................................................................................................... 13
3.1.3. Dịch vụ tài chính khác ................................................................................... 14
3.2.
Tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh doanh ........................................ 16
3.2.1. Huy động vốn ................................................................................................. 16
3.2.2. Cho vay ........................................................................................................... 19
3.2.3. Dịch vụ tài chính khác ................................................................................... 21
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC CƠ BẢN CHO VIETINBANK . 22
4.1.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Vietinbank....... 22
4.2.
Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động cho vay của Vietinbank ........................ 23
4.3.
Giải pháp cho các dịch vụ tài chính khác .......................................................... 25
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 27
3
LỜI NÓI ĐẦU
Dịch COVID 19 đã và đang mang đến những thách thức vô cùng to lớn cho mọi
mặt của đời sống và nhạy cảm nhất có thể kể đến là các dịch vụ tài chính của Ngân hàng
khi liên tục phải triển khai nhiều giải pháp về hỗ trợ tín dụng, giảm lãi suất cho vay bằng
chính nguồn lực của ngành ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh,
góp phần kiểm sốt lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Những chính sách này dường như vẫn chưa thể điều hòa được Cơn bão COVID 19 khi
những tác động tiêu cực đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu doanh thu,
lợi nhuận giảm, mà trước mắt cũng còn nhiều thách thức về lạm phát hay tỷ lệ nợ xấu tăng
ở các ngân hàng,....
Bên cạnh những thách thức, các ngân hàng cũng phát triển nhiều lối đi sáng tạo,
biến thời điểm khó khăn này thành cơ hội cho hoạt động dịch vụ như chuyển đổi số hay
nhiều chính sách hỗ trợ SX-KD trong mùa dịch....
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm quyết định lựa chọn làm “Báo cáo phân tích về
ảnh hưởng của Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của Vietinbank”. Báo cáo này bên
cạnh những nét chung về dịch bệnh, sẽ tập trung đánh giá về hoạt động của Vietinbank,
các tác động tích cực và tiêu cực từ Covid-19 đến ngân hàng này và đưa ra một số đề xuất,
kiến nghị trong giai đoạn tiếp theo để thích ứng và phát triển.
4
CHƯƠNG 1. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NỀN KINH TẾ
Đại dịch Covid- 19, là một cuộc khủng hoảng sức khỏe mà hệ lụy của nó là nỗi đau khổ to
lớn và thiệt hại đó là, mạng sống con người. Đại dịch Covid- 19, cũng là thách thức kinh
tế nghiêm trọng nhất, thậm chí cịn sâu rộng hơn cả cuộc khủng hoảng Tài chính Tồn cầu
năm 2008 - 2009.
1.1. Đối với thế giới
Đại dịch Covid 19 đã gây ra những hậu quả sâu rộng ngoài khả năng lây lan của dịch
bệnh và những nỗ lực để kiểm dịch. Khi COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, các mối quan
tâm đã chuyển từ các vấn đề sản xuất từ phía cung ứng sang việc giảm kinh doanh trong
lĩnh vực dịch vụ. Gây ra suy thối kinh tế tồn cầu lớn nhất trong lịch sử, với hơn ⅓ dân
số thế giới vào thời điểm đó bị phong tỏa.
Khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh COVID-19 gây ra phần lớn là do sự suy giảm nhu
cầu, khi khơng có nhiều người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ. Sự suy giảm này thể
hiện rõ ở một số ngành và lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, như vận tải và du lịch. Nhằm
ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, nhiều nước đã hạn chế sự lưu thông trong
nước cũng như hạn chế mở cửa biên giới đã ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng tồn cầu. Các
cơng ty hoạt động trì trệ, phải cắt giảm nhân sự để bù đắp cho khoản doanh thu bị sụt giảm
nên sẽ tạo ra một vịng xốy suy giảm kinh tế, khi những người lao động rơi vào tình trạng
thất nghiệp.
Thương mại tồn cầu - gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng và dòng vốn FDI toàn cầu cũng đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Vào ngày 4-8-2020, Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) dự báo thương mại toàn cầu giảm 13% trong năm 2020. Cấu
trúc sản xuất toàn cầu mang tính tập trung cao độ, một số trung tâm lớn trên thế giới cung
ứng đầu vào, đóng vai trị quan trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất tồn cầu. Vì thế,
cú sốc COVID-19 tác động đến các trung tâm sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, một số quốc gia chuyển sang “tự
cung tự cấp” trong thời kỳ dịch bệnh như một biện pháp phản ứng trước đại dịch COVID19 sẽ càng làm cho thương mại tồn cầu thêm tồi tệ.
Tóm lại, đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền
kinh tế thế giới. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm; đầu tư và
5
thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Trong khó khăn do dịch bệnh mang lại, cũng có những cơ hội xuất hiện, nhất là các hoạt
động kinh tế - xã hội trực tuyến như bán hàng trực tuyến, học trực tuyến, họp trực tuyến
và thậm chí có những doanh nghiệp có kế hoạch dài hạn cho nhân viên làm việc trực tuyến
tại nhà. COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình ứng dụng và cho ra đời những sản phẩm mới
từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đại dịch đem đến cho thế giới những khó khăn,
thách thức; nhưng đồng thời cũng đem đến cơ hội. Quốc gia nào biết tận dụng cơ hội sẽ có
khả năng vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Và ngược lại, quốc gia nào khơng tận dụng tốt
cơ hội sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ “hậu COVID-19”.
1.2. Đối với Việt Nam
Mặc dù Việt Nam vẫn được xem là quốc gia có nền kinh tế vững nhất trong ASEAN
hiện nay, đợt dịch Covid mới và các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để phòng chống dịch
đang ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay. Đại dịch tại Việt Nam
cũng sẽ phần nào gây xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tại Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2020, COVID-19 tác động lên nền kinh tế và làm
cho tăng trưởng kinh tế nước ta rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Tưởng chừng,
cơn bão đại dịch COVID-19 đã qua đi và nền kinh tế sẽ phục hồi sau giai đoạn đầy khó
khăn đó, tuy nhiên sau 99 ngày khơng có ca lây nhiễm trong cộng đồng, những ca nhiễm
vi-rút SARS-CoV-2 lại được phát hiện tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam và lan ra
các tỉnh, thành phố khác trong cả nước (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đắk
Lắk…), đe dọa đến tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp và thu nhập của người lao
động.
Mặc dù đại dịch COVID 19 tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, nhưng
thể hiện tập trung ở hai yếu tố chính là cung và cầu. Đối với yếu tố cầu, dịch bệnh Covid
19 cùng với việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội cần thiết, bắt buộc theo Chỉ thị số
16/ CT- TTg, ngày 31/1/2020, của thủ tướng chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp
bách phòng chống dịch Covid 19 làm tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh. Trong khi đó,
các nền kinh tế lớn ( Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Trung Quốc) cũng chịu ảnh hưởng
lớn bới dịch bệnh và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế
6
suy giảm, kéo theo sự sụt giảm về cầu nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập khẩu Việt
Nam.
Đối với đầu tư, 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3,4% so với cùng kỳ
năm trước - mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó khu vực nhà nước
tăng 7,4 %, khu vực ngoài nhà nước tăng 4,6% và khu vực FDI giảm 3,8%. Trong 6 tháng
đầu năm 2019, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu
vực nhà nước tăng 3%, khu vực ngoài nhà nước tăng 16,4% và khu vực FDI tăng 9,7%.
Như vậy, nhu cầu đầu tư của 2 khu vực: khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt giảm
trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư khu vực FDI giảm mạnh
nhất, từ tăng trưởng 9,7% 6 tháng đầu năm 2019 xuống tăng trưởng 3,8% so với cùng kỳ
năm 2020; tăng trưởng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước sụt giảm từ 16,4% 6 tháng
đầu năm 2019 xuống còn 7,4% năm so với cùng kỳ 2020. Tuy nhiên, điểm sáng duy nhất
là vốn đầu tư của khu vực nhà nước tăng từ 3% 6 tháng đầu năm 2019 lên 7,4% so với
cùng kỳ 2020. Trong thời điểm nền kinh tế gặp khó khăn và tổng cầu suy giảm, Nhà nước
đã đóng vai trị quan trọng nhằm hạn chế sự suy giảm của tổng cầu.
Covid 19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao
động. Tuy nhiên, đứng trước cú sốc này, Nhà nước nhanh chóng thực hiện các giải pháp
mạnh, trước hết là để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, sau đó là để phát triển kinh tế. Các
giải pháp đã chứng tỏ thành công bước đầu khi chống chế được dịch bệnh, không để lây
lan trong cộng đồng trong thời gian dài ( trên 3 tháng) và các hoạt động kinh tế - xã hội,
nhất là hoạt động du lịch cũng đang bắt đầu trên con đường khởi sắc trở lại trước khi dịch
bệnh bùng phát lần nữa vào cuối tháng 7/2020.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIETINBANK
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Vietinbank được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Đây là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân
hàng Việt Nam. Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu
bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
7
Đến nay Vietinbank có hệ thống mạng lưới phát triển mạnh mẽ với 148 chi nhánh, 7
Công ty thành viên, 3 Đơn vị sự nghiệp, hơn 1000 PGD trên 63 tỉnh thành phố trong cả
nước.
Trải qua 31 năm hình thành và phát triển Vietinbank đã ghi dấu ấn trong lòng khách
hàng với những dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời cũng như cách Ngân hàng tạo chỗ
đứng trong nền kinh tế nước nhà. Cụ thể: Vietinbank đã thực hiện kết quả định hướng
chuyển dịch mạng cơ cấu thu nhập sang thu ngồi lãi. Theo đó, 9 tháng đầu năm 2019, thu
thuần dịch vụ của Vietinbank tăng 53%, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ hơn 120% so với
cùng kỳ.
2.2.
Hoạt động kinh doanh của Vietinbank
Hoạt động chính của Vietinbank:
Thực hiện các giao dịch ngân hàng gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài
hạn từ các tổ chức và cá nhân.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính
chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân.
Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu
thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và dịch vụ ngân hàng khác được Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐỐI VỚI CÁC HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH
3.1.
Tác động tích cực đối với các hoạt động kinh doanh
3.1.1. Huy động vốn
Hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh khác. Khơng có hoạt động huy động vốn, NHTM sẽ không đủ nguồn
vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thơng qua hoạt động huy động vốn NHTM
8
có thể do lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.
Chính vì vậy, mà NHTM CPCT Việt Nam luôn chú trọng phát triển hoạt động này.
Tình hình huy động vốn của Vietinbank từ năm 2019 cho đến quý II/2021
Đơn vị: triệu đồng
31/12/2019
31/12/2020
30/06/2021
Tiền gửi của KH
892.785.228
990.331.285
1.039.512.563
Phát hành giấy tờ có giá
57.066.353
59.875.570
64.960.567
Tiền gửi và vay các TCTD
109.483.059
128.519.115
164.527.010
TỔNG
1.059.334.640
1.178.725.970
1.269.000.140
(Nguồn: BCĐKT Vietinbank)
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy, nguồn vốn huy động qua các năm
đều tăng, tốc độ tăng trưởng khá cao. Tính đến ngày 30/06/2021, tổng nguồn vốn huy động
9
của Vietinbank đạt 1.269.000.140 triệu đồng, tăng 106.89% so với thời điểm đầu năm
( Quý I/2021: 1.187.173.784 triệu đồng) và đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của
ngân hàng. Trong đó Tiền gửi khách hàng tiếp tục đà tăng trưởng, đạt 1.039.512.563 triệu
đồng, tăng 103,57 % so với đầu năm 2021, Tiền gửi và vay các TCTD khác đạt 164.527.010
triệu đồng, tăng 133.11% so với đầu năm, Số dư phát hành giấy tờ có giá là 64.960.567
triệu đồng, tăng 108,49% so với đầu năm 2021.
Có thể nói, Covid xuất hiện ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2020, tuy nhiên, với sự cố
gắng nỗ lực cả ở phía Chính Phủ, NHNN, và các tổ chức kinh tế, NHTM, Việt Nam vẫn
tăng trưởng dương. Và đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, từ năm 2019 2020 vẫn tiếp tục đà tăng trưởng.
Theo Báo cáo của Ban Điều Hành Kết quả HĐKD năm 2020, định hướng và kế
hoạch năm 2021, trong một cuộc họp Đại Hội đồng Cổ đông thường niên năm 2021 diễn
ra vào ngày 15/04/2021 thì năm 2020, Vietinbank đã xuất sắc hồn thành các mục tiêu của
ĐHĐCĐ giao với những kết quả hết sức ấn tượng.
Đơn vị : Tỷ đồng %
Chỉ tiêu
31/12/2019 31/12/2020 31/12/2020
so
hoạch So với
ĐHĐCĐ năm kế
31/12/2019
+/-
với Kế
+/- %
2020
hoạch
năm
2020
Tổng
tài 1.240.711
1.314.436
100.725
8.1%
990.331
97.546
10.9%
sản
Nguồn huy 892.785
động
từ
Tăng trưởng 5- Đạt
10%
TCTK,
dân cư
Dư nợ KH
953.178
1.027.542
74.364
7.8%
Tăng
trưởng Đạt
4%-8.5%
10
Tỷ lệ nợ 1.2%
0.9%
< 1.5%
Đạt
xấu/ dư nợ
tín dụng
LNTT
11.461
16.449
4.988
43.5%
10.080
163%
LNTT hợp 11.781
17.085
5.304
45.0%
10.400
164%
riêng lẻ
nhất
(Nguồn: BCTC hợp nhất và riêng lẻ đã kiểm toán năm 2020)
Huy động vốn được cân đối tối ưu với tốc độ tăng trưởng tín dụng, chi phí vốn được
tiết giảm mạnh trong bối cảnh thu nhập lãi gặp nhiều khó khăn.
Nguồn vốn huy động đạt 990 nghìn tỷ đồng, tăng 10.9% so với năm 2019. Tỷ lệ LDR
được đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN.
Doanh số vốn huy động tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động
kinh doanh của NH. Có thể thấy NH đã cố gắng và thành công lớn trong việc nâng cao uy
tín với khách hàng, thu hút được nguồn vốn huy động trong tình hình cạnh tranh gay gắt
giữa các ngân hàng khác và sự ảnh hưởng của Covid 19.
Mặc dù, trong điều kiện dịch bệnh Covid 19 vẫn diễn ra căng thẳng, cùng với sự
cạnh tranh gay gắt của các NHTM, TCTD khác, NH ln bám sát tình hình dịch bệnh, theo
dõi những chỉ đạo của Chính phủ, NHNN để kịp ứng phó với những tác động của Đại dịch.
Trong những năm qua, NH đã không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như
sản phẩm tiền gửi tiết kiệm thông minh, tiền gửi lãi suất bậc thang, sản phẩm tiết kiệm tích
lũy, tiền gửi tiết kiệm trúng thưởng,… Do đó, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng
khá cao, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Lợi thế mạng lưới được phát huy cao độ, tu sửa các
phòng giao dịch để làm cơ sở mở rộng nguồn vốn huy động.
Diễn biến Đại dịch Covid 19 vẫn diễn ra căng thẳng, một bộ phận lớn những dân cư
thất nghiệp, khơng được đi làm vì lý do giãn cách, chính vì vậy, nguồn thu nhập hầu như
khơng có, họ phải lên kế hoạch chi tiêu một cách ổn định và hoàn hảo vừa phục vụ cho nhu
cầu cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Mặt khác, họ sẽ lên kế hoạch tiết kiệm, thu nhỏ từng
khoản chi tiêu, để tiết kiệm gửi vào ngân hàng, vì có thể sẽ khơng xác định được thời gian,
mọi người có thể quay trở lại làm việc, nên việc gửi tiết kiệm hay gửi tiền vào ngân hàng
11
để phịng cho những vấn đề cấp thiết có thể diễn biến xấu trong tương lai. Hơn nữa, cũng
chính vì sự căng thẳng của dịch bệnh, tâm lý “bức bối” của người dân những vùng dịch,
họ bị áp lực trong cuộc sống dẫn đến những tệ nạn có thể tăng lên như trộm cướp tài sản.
Hiểu được những diễn biến có thể xảy ra, cho nên, mặc dù, nguồn thu nhập không tốt như
trước, nhưng người dân vẫn gửi tiền giữa đại dịch Covid 19, vừa để phòng cho những
khoản tương lai, vừa để đảm bảo cho tài sản của mình. Do đó, lượng tiền gửi tiết kiệm từ
bộ phận dân cư vẫn khá cao.
Hơn nữa, với sự phát triển của KHKT, Vietinbank là một trong những ngân hàng
luôn đi đầu trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ. Các sản phẩm dịch vụ được
ngân hàng ngày càng hoàn thiện, đa dạng và tiện lợi hơn. Đối với ngân hàng này, KH hồn
tồn có thể gửi tiền tiết kiệm online thông qua app Vietinbank Ipay vô cùng tiện lợi, phù
hợp với nhu cầu của KH, có thể chủ động gửi và tất toán khi cần. Đặc biệt, giữa thời điểm
dịch bệnh, KH hay NH đều muốn hạn chế tiếp xúc nhất có thể để đảm bảo sức khỏe, vì thế
mà, KH càng thấy tiện lợi và ấn tượng với NH, lựa chọn NH Vietinbank để gửi những
khoản tiền của mình. Đồng hành và tối đa hóa lợi ích cho KH gửi tiền và khuyến khích KH
gửi tiết kiệm trực tuyến để hạn chế lây lan dịch bệnh; VietinBank áp dụng chính sách ưu
đãi LS cho KH gửi tiết trên VietinBank iPay hoặc tại ATM.
Theo đó, kỳ hạn gửi tiền linh hoạt từ 1 tuần đến 36 tháng (gồm các khoản tiền gửi
mới và tái đáo hạn). LS cố định trả lãi sau sẽ được cộng thêm biên độ LS ưu đãi hấp dẫn
cao hơn so mức LS hiện áp dụng tại quầy. Ngoài ra từ nay đến 6/9/2021, KH gửi tiền theo
2 kênh trên sẽ có cơ hội nhận được quà tặng đặc biệt là Sổ tiết kiệm VietinBank trị giá
333.333.333 đồng.
Chính những sự ưu đãi và tiện lợi này, Vietinbank đã gây ấn tượng và nâng uy tín
trong lịng khách hàng, đã thu hút được nguồn vốn cao phục vụ cho hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng.
Năm 2019, Vietinbank đã tăng cường huy động vốn thông qua phát hành GTCG,
trong đó bao gồm 04 đợt phát hành Chứng chỉ tiền gửi với tổng khối lượng 19.450 tỷ đồng
và 05 đợt phát hành trái phiếu tăng vốn câp 2 với tổng khối lượng là 5.550 tỷ đồng. Số dư
phát hành GTCG đến 31-12-2019 là 57.066 tỷ đồng, tăng 23.5% so với 31-12-2018. Điều
này giúp Vietinbank đa dạng hóa nguồn vốn và nâng cao năng lực tài chính.
12
3.1.2. Cho vay
Dịch Covid-19 đã khiến nhiều thành phố và các trung tâm kinh tế lớn phải đóng
cửa, các cửa hàng, nhà hàng, công ty hay chung cư phải tuân thủ hướng dẫn phịng chống
dịch Covid-19: tạm thời khơng thu gom. và thu nhập của người dân cũng bị giảm sút.
VietinBank nhận thức được những khó khăn này và đã chủ động, tích cực trong việc giúp
đỡ khách hàng. Khách hàng chịu tác động của COVID19 thông qua các chương trình ưu
đãi giảm lãi suất cho vay và phí dịch vụ để lãi suất cho vay luôn dưới mức thấp nhất trên
thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn vay, các sản phẩm,
dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Với các biện pháp thực hiện từ đầu năm 2020 đến ngày 30/6/2021, VietinBank đã
hỗ trợ khoảng 590 tỷ đồng cho vay mới và cắt giảm lãi suất cho gần 7.500 khách hàng bị
ảnh hưởng bởi dịch bệnh, dư nợ. 260 nghìn tỷ đồng, tổng số tiền lãi thực giảm cho khách
hàng bị ảnh hưởng từ khi dịch bệnh bùng phát là gần 4 nghìn tỷ đồng. Điều kiện để doanh
nghiệp, cá nhân tiếp cận vốn tín dụng và các sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Cho vay là hoạt động kinh doanh sinh lời quan trọng nhất của ngân hàng. Sau đây
là kết quả hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong những
năm qua:
Đơn vị: triệu đồng
31/12/2019
31/12/2020
30/06/2021
Cho vay KH
935.270.945
1.015.333.270
1.076.580.794
Cho vay TCTD
6.303.760
9.904.573
13.160.765
Tổng cho vay
941.574.705
1.025.237.843
1.089.741.559
(Theo BCĐKT của Vietinbank)
13
Trên thực tế, hoạt động của các khoản cho vay tăng khá cao trong những năm qua,
31/12/2020 đã tăng 108,89% so với 31/12/2019. Tính tới thời điểm quý II/2021, tăng
107,66% so với đầu năm 2021 (1.012.179.080 triệu đồng). 1.076.580 triệu đồng là khoản
cho vay khách hàng đạt được và tăng 107.31% so với đầu năm. Cho vay TCTD đã đạt
13.160.765 triệu đồng tương đương tăng 147,04% so với đầu năm.
• Khách hàng cá nhân
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp
trên cả nước, đặc biệt là tại vùng kinh tế trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ
cận; Đầu quý III / 2021, VietinBank tích cực đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế,
giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19 lên
đến 1%/năm.
• Khách hàng doanh nghiệp
Tháng 8/2021, riêng các doanh nghiệp có trụ sở/cơ sở sản xuất, kinh doanh ở 19 tỉnh, thành
phố phía Nam đang bị giãn cách, VietinBank đã bổ sung gói nợ 20.000 tỷ đồng với lãi suất
cho vay chỉ từ 4,0%/năm cho các ngành, nghề bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như: dệt may,
giày dép, dược phẩm, y tế; Phân phối thương mại, bán lẻ; Gạo, thủy sản, vật tư nông nghiệp,
vận tải và hậu cần; hàng tiêu dùng thiết yếu, v.v.
3.1.3. Dịch vụ tài chính khác
Đại dịch covid 19 đã tác động rất lớn, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh
của nhiều doanh nghiệp. Trước hồn cảnh đó, Vietinbank đã triển khai nhiều biện pháp để
hỗ trợ khách hàng, tạo ra tác động tích cực đến những dịch vụ tài chính khác:
• Đẩy mạnh số hố dưới hình thức ngân hàng số Viettinbank eFAST
Trong 8 tháng đầu năm 2021, đã có 67.630 khách hàng mới đăng ký eFAST, gấp 3 lần so
với số liệu cả năm 2020. Hiện nay, Vietinbank ưu đã miễn phí 100% phí chuyển tiền và
các phí khác dành cho khách hàng cá nhân đăng ký. Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích
KHDN chuyển sang kênh ngân hàng điện tử, từ ngày 18/8, KHDN gửi tiền có kỳ hạn onl
sẽ được cộng thêm lãi suất lên tới 0.3%/năm.
• Dịch vụ xác nhận số dư tiền gửi.
14
Loại tiền tệ xác nhận đa dạng, gồm VND và các loại ngoại tệ tiền gửi được huy động theo
quy định của NHCT trong từng thời kỳ. Khách hàng được xác nhận số dư tiền gửi và các
giao dịch phát sinh tại thời điểm và/hoặc trong khoảng thời gian nhất định. KH có thể sử
dụng tại bất cứ Điểm giao dịch nào trong hệ thống NH tại Việt Nam. Được cập nhập và
xác nhận số dư tiền gửi/ giấy tờ có giá ghi danh ngay trong ngày làm việc. Đảm bảo bí mật
về thơng tin và số tiền gửi của khách hàng.
• Dịch vụ tài chính phi tín dụng.
Để thích ứng với tình hình mới, các ngân hàng đang có những chuyển hướng mạnh mẽ
trong cơ cấu hoạt động bằng việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, hạn chế sự phụ thuộc
quá nhiều vào tín dụng, giảm thiểu những tác động tiêu cực của nền kinh tế. Năm 2020 –
năm vượt thách thức, đón thời cơ của ngân hàng Viettinbank. Thu thuần dịch vụ tăng 7%
so với năm 2019. Lợi nhuận từ HĐKD chứng khoán đạt hơn 962 tỷ đồng, cải thiện mạnh
mẽ so với năm 2019, tăng trưởng ở tất cả các nghiệp vụ, từ HĐKD lãi suất trên thị trường
LNH, kinh doanh trái phiếu chính phủ, phái sinh lãi suất, phái sinh hàng hóa
• Dịch vụ chuyển tiền, thanh tốn nộp NSNN.
Chuyển tiền tự động nhanh chóng tới các tài khoản mở tại trong và ngoài hệ thống
VietinBank.
Lợi ích dành cho doanh nghiệp: Chuyển khoản tự động tới các tài khoản được mở
tại trong và ngoài hệ thống VietinBank; linh hoạt hình thức chuyển khoản theo lệnh đơn lẻ
hoặc theo file; chủ động đề nghị VietinBank bán ngoại tệ và thanh tốn hàng hóa nhập
khẩu nhanh chóng. VietinBank cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán tiện lợi, tính
bảo mật cao.
VietinBank cung cấp cho khách hàng dịch vụ nộp thuế nội địa và thuế hải quan online, rút
ngắn thời gian nộp thuế, từ đó nhanh chóng thơng quan hàng hóa.
•
Dịch vụ hỗ trợ và trợ giúp.
Vietinbank cung cấp dịch vụ hỗ trợ và trợ giúp tương tác trực tiếp giữa khách hàng
và ngân hàng. Dễ dàng quản lý danh bạ người thụ hưởng theo cách kênh thực hiện giao
dịch. Dễ dàng tra cứu thông tin doanh nghiệp và hoạt động điện tử của chính tài khoản
người dùng. Khách hàng có thể tương tác trực tiếp với ngân hàng thơng qua hịm thư bảo
mật.
15
3.2.
Tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh doanh
3.2.1. Huy động vốn
• Tiền gửi khách hàng
Vốn huy động của khách hàng cá nhân: sự bùng phát của dịch bệnh làm cho thị
trường hàng hoá, tiêu thụ thu hẹp, nhà nước thực hiện các chỉ thị giãn cách xã hội , hạn chế
người dân buôn bán, làm việc. Điều đó dẫn đến thu nhập của cá nhân giảm và khơng có
tiền dư. Do đó mà khả năng huy động vốn từ khách hàng cá nhân bị tác động bởi covid-19
là rất lớn.
Tổng cục Thống kê vừa công bố, thu nhập bình quân (TNBQ) 1 người/1 tháng của
Việt Nam năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm khoảng 1% so với
năm 2019. Trong năm 2020, dịch bệnh covid-19 đã kéo dài và làm cho thu nhập bình quân
giảm so với năm 2019 khi đất nước vẫn kiểm sốt dịch tốt . Điều đó cho thấy, tiền mỗi cá
nhân có đã giảm nhưng chi tiêu trong thời kì dịch bệnh khá nhiều.
Do đó, ngân hàng Vietinbank huy động vốn từ phân khúc khách hàng cá nhân có
thể bị hạn chế và vốn huy động không nhiều. Theo số liệu của NH Nhà nước vừa cơng bố,
tính đến cuối tháng 6-2021, trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống NH đạt
5,11 triệu tỉ đồng, tăng 4,78% so với cuối năm ngối, thì tiền gửi của dân cư đạt 5,29 triệu
tỉ đồng, tăng 2,94% so với cuối năm ngoái. Trong những tháng đầu năm nay, tiền gửi của
dân cư vào hệ thống NH không có sự tăng trưởng đáng kể. Đây là mức tăng trưởng thấp
nhất của tiền gửi dân cư vào hệ thống NH.
Tính đến 30/06/2020, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank đạt 1.078,3 nghìn
tỷ đồng, tăng 1,8% so với thời điểm đầu năm và đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn
của Ngân hàng. - lãi suất huy động vốn. Khách hàng khi gửi tiết kiệm sẽ được nhận lãi suất
từ 3,1%/năm đến 5,6%/năm với kỳ hạn 1 tháng trở lên. Mức lãi suất cao nhất tại VietinBank
là 5,6%/năm, áp dụng cho khoản tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Tuy khơng có
biến động về lãi trong tình hình dịch bệnh nhưng Vietinbank là ngân hàng có mức lãi suất
huy động vốn cao nhất trong các ngân hàng có vốn nhà nước. Các ngân hàng lớn đang có
chính sách giảm lãi suất huy động vốn để giảm thiểu chi phí trong khi dịch bệnh. Trong đó,
ngân hàng Vietinbank vẫn giữ nguyên mức lãi suất sẽ làm cho chi phí tăng lên trong tình
hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay có thể chịu nhiều rủi ro lớn.
16
Khách hàng cá nhân rút tiền hàng loạt. Ở góc độ khác, dịch Covid-19 kéo dài cũng
ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập và dòng tiền nhàn rỗi của người dân. Nhiều người phải
dùng tiền tích lũy để chi tiêu, ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi tiết kiệm ở NH. Năm 2021,
khoảng 30% hộ gia đình có thu nhập thấp hơn so với năm ngoái. Hàng loạt cá nhân rút tiền
gửi tiết kiệm để chi tiêu trong dịch bệnh.
Bên cạnh đó, do Covid-19 nhiều người quan tâm đến các lĩnh vực đầu tư khác mang
lại thu nhập mà không phải trực tiếp tiếp xúc với nhiều người, đầu tư qua online. Khách
hàng có tiền gửi ở ngân hàng khơng có thu nhập chuyển vốn sang các kênh đầu tư khác để
thu lời cao hơn như đầu tư vàng, chứng khoán, bất động sản… và mức lãi có thể cao hơn
so với gửi ngân hàng.
Sau khi dịch bệnh kiểm soát, khách hàng doanh nghiệp rút tiền gửi để tiếp tục hoạt
động sản xuất kinh doanh, đầu tư của mình. Các khách hàng doanh nghiệp gửi tiền nhiều
thì có thể rút ra nhiều. Tuy nhiên , covid-19 đã khiến cho rất nhiều khách hàng khơng có
khả năng trả nợ ngân hàng. Do đó khi tình hình dịch bệnh được kiểm sốt , ngân hàng có
thể chịu rủi ro về khó khăn trong thanh khoản đối với khách hàng rút tiền lớn.
• Vay các tổ chức tín dụng, NHTW
Các ngân hàng thương mại phải tính tốn tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi ( dự trữ của
ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi
an toàn tối thiểu
Hiện nay, Ngân hàng trung ương đang duy trì mức lãi suất thấp hơn so với thị trường.
Lãi suất cho vay tái chiết khấu là 2,5% và lãi suất tái cấp vốn là 4%. Do đó với mức lãi
suất này, ngân hàng trung ương có thể cho các ngân hàng thương mại tiếp tục vay vốn.
Tuy nhiên, do tác động của covid -19 khiến cho toàn bộ nền kinh tế suy giảm, hàng doạt
doanh nghiệp sụp đổ cần nguồn vốn vay để duy trì hoặc xây dựng lại doanh nghiệp. Nhưng
việc cung tiền vào lưu thơng nhiều sẽ có thể dẫn đến tình trạng lạm phát, tiền mất giá. Vì
vậy , ngân hàng trung ương sẽ có những chính sách phù hợp khi cho các ngân hàng vay
vốn. Vì khả năng huy động vốn từ thị trường còn nhiều hạn chế, nên các ngân hàng đã huy
động vốn từ NHNN.
Cụ thể ngân hàng Vietinbank theo bảng cân đối kế toán : Khoản mục nợ chính phủ
và ngân hàng nhà nước Trong quý II/2021 là 79.885.745 triệu đồng tăng so với quý I là
17
46.768.494 triệu đồng. Theo các chuyên gia kinh tế việc cung tiền lớn vào thị trường vào
thời điểm dịch Covid-19 còn nhiều phức tạp cần phải hết sức thận trọng, sẽ có thể gây suy
thối kinh tế.
• Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư
VietinBank nhận quản lý các danh mục đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, các công cụ
nợ trên thị trường tiền tệ, góp vốn vào các doanh nghiệp, dự án trên cơ sở ủy thác của khách
hàng với triết lý đầu tư bảo toàn vốn, hiệu quả. Do đó đầu tư của ngân hàng mang lại sẽ
thấp thì rủi ro càng thấp và bảo tồn vốn càng có hiệu quả. Tuy nhiên, dịch bệnh tác động
khiến cho nhiều lĩnh vực có biến động, các kinh đầu tư cũng chịu nhiều rủi ro rất lớn như
chứng khoán vàng bất động sản…
Thời gian qua, thị trường chứng khoán trong nước phải liên tục điều chỉnh, giảm
điểm do việc bán rịng của các nhà đầu tư nước ngồi. Các tổ chức tài chính - chi nhánh
hoặc cơng ty con đang hoạt động ở Việt Nam rút vốn về nước. Dịch bệnh cũng tạo tâm lý
bảo toàn vốn, tâm lý nắm giữ tiền mặt hơn là cổ phiếu của các Nhà đầu tư. Những hoạt
động này tạo hiệu ứng tâm lý tiêu cực khiến thị trường chứng khoán trong nước gặp nhiều
khó khăn.
Vì vậy, có thể bị đầu tư thua lỗ. Điều này dẫn đến các khách hàng có thể mất niềm
tin về phía ngân hàng từ đó dừng việc ủy thác đầu tư cho ngân hàng. Điều đó dẫn đến ngân
hàng sẽ mất đi một kênh dẫn vốn lớn. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đối mặt với rất nhiều
rủi ro trong thua lỗ đầu tư. Theo đó ngân hàng ViettinBank huy động vốn từ vốn tài trợ ủy
thác đầu tư mà ngân hàng chịu rủi ro trong quý II /2021 là 2.654.011 triệu đồng giảm so
với quý I/2021 2.685.092 triệu đồng (giảm 31.091 triệu đồng).
• Phát hành giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá quy định nghĩa vụ của ngân hàng phải trả cho người nắm giữ (người
cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể và phải
hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi đáo hạn.
Tuy nhiên trong tình hình dịch bệnh các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng
gặp rất nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng lớn của covid-19 . Chính vì vậy việc chi trả các
khoản chi phí cho các khách hàng mua giấy tờ có giá của ngân hàng rất lớn, vì thế ngân
hàng có thể gặp nhiều rủi ro trong thanh khoản. Trong tình hình dịch bệnh, ngân hàng nhà
18
nước khuyến khích các ngân hàng giảm thiểu chi phí để bù đắp cho các khoản hỗ trợ các
khách hàng. Vì vậy việc huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm dịch bệnh
các ngân hàng cần phải xem xét.
3.2.2. Cho vay
• Khách hàng cá nhân
Trong thời buổi đại dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp, người dân khơng
có thu nhập hoặc thu nhập của họ bị giảm do thực hiện các chính sách kiểm sốt dịch bệnh
của nhà nước. Do đó, các cá nhân và hộ gia đình đã có những điều chỉnh kinh tế và hợp lý
đối với việc chi tiêu và sử dụng nguồn tiền của họ. Do nguy cơ xảy ra dịch Covid rất cao
nên người dân hạn chế sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Từ đó, số tiền cho vay của ngân
hàng giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, vẫn có những khách hàng đang vay để chi tiêu, tiêu xài,… Điều đó sẽ
tạo ra vấn đề, sự bất cân xứng giữa chính sách tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho
vay, ngân hàng chịu rủi ro và chi phí để bù đắp cho sự chênh lệch này. Ngoài ra, cấp tín
dụng cho khách hàng cá nhân là khoản vay rủi ro nhất. Rất khó để phân tích hoạt động tài
chính của khách hàng. Trong khi đó, Covid 19 đang có tác động rất lớn đến hiệu quả tài
chính của mọi người. Ngoài ra, khi cho vay khách hàng tư nhân, cán bộ cho vay phải thẩm
định dự án, phương án đầu tư, hồ sơ bảo đảm … và chi phí để thực hiện hoạt động trên là
rất cao.
Một bộ phận lớn dân cư không thể làm việc trong vùng nhiễm bệnh nên nguồn thu
nhập hiện tại để sống là thu nhập trước đây, thu nhập mới trong tương lai. Nó vẫn là con
số X vì tình hình của tình hình dịch bệnh vẫn khá căng thẳng, hơn hết là để đảm bảo an
toàn nên người dân chưa thể trở lại sinh hoạt bình thường như trước. Do diễn biến quá
nhanh, đột ngột nên nhiều hộ gia đình, cá nhân không kịp phản ứng, trường hợp xấu nhất
là không kịp chi trả các khoản chi phí hiện tại hoặc tương lai. Vốn sử dụng lao động đã
tăng lên vì các chi phí cần thiết khơng giảm. Một gia đình dù trước khi có dịch hay trong
đợt dịch thì nhu cầu về tiền ăn, tiền ở, tiền điện, tiền nước vẫn cịn do người dân phải tự
ni sống trong một tháng. Do nhu cầu chi tiêu hiện nay cũng ngày càng cao nên nhu cầu
vay vốn ngân hàng của khách hàng tương đối cao.
19
• Khách hàng doanh nghiệp
Covid-19 đã tác động đến khả năng tiếp cận khách hàng, tiếp theo là dòng tiền và
nhân viên. Chuỗi cung ứng của nhiều công ty bị gián đoạn. Ngồi ra cịn có thêm chi phí
phịng cho các công ty. Nhiều công ty cho biết họ đã bị gián đoạn, tạm ngừng hoạt động,
thậm chí ngừng sản xuất do tình hình dịch bệnh và đứng trước bờ vực phá sản do nhu cầu
trên thị trường giảm đột ngột.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước có 98.954 doanh nghiệp khởi nghiệp, giảm
3,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên số lượng công ty khởi nghiệp giảm
trong 9 tháng đầu năm 2015-2020 ... 78,3 nghìn cơng ty rút khỏi thị trường, tăng 27,2%
so với cùng kỳ năm 2019, trong đó 38,6 nghìn cơng ty đăng ký ngừng kinh doanh, tăng
81,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Chính sách hỗ trợ khách hàng về lãi suất và chi phí lớn của Vietinbank đã làm
giảm lợi nhuận của ngân hàng một cách nghiêm trọng. Trong khi đó, để huy động vốn từ
khách hàng, các ngân hàng phải áp dụng các chính sách ưu đãi để thu hút vốn. Điều này
làm cho chi phí thanh tốn cho khách hàng rất cao và giảm chi phí hỗ trợ lãi suất
cho khách hàng vay, làm cho lợi nhuận của khách hàng rất nhỏ và ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng thanh tốn của ngân hàng.
• Giãn nợ cho khách hàng
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc quy định cụ thể việc giãn nợ, miễn, giảm
lãi suất đối với nhóm nợ không thay đổi về thời hạn cụ thể và khẩn trương chỉ đạo cụ thể.
Việc giãn các khoản nợ của khách hàng có thể kéo theo rủi ro lớn cho ngân hàng. Điều
này tạo ra áp lực cho ngân hàng về khả năng thanh khoản cho khách hàng. Vì nguồn tiền
cho vay vẫn chưa thể thu hồi lại để trả cho khách hàng gửi tiền. Người gửi tiền Việc gia
hạn hoặc không gia hạn nợ sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng. Trong q trình đánh giá
việc xem xét cho khách hàng giãn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì phía khách hàng
phải thẩm định thẩm tra lại khách hàng, xem xét khách hàng có đủ tiêu chí để ngân hàng
giãn nợ hay khơng sẽ làm tăng chi phí cho ngân hàng.
• Nợ xấu tăng cao
20
Dư nợ xấu tại VietinBank tăng đột biến với mức tăng 90% so với đầu năm và đạt
18.097,5 tỷ đồng vào cuối quý III / 2021. Nợ xấu nhóm 4 tăng hơn bảy lần lên 11.630. 6
tỷ đồng và nợ nhóm 5 của Vietinbank đã giảm tới 41,5%. Tại thời điểm cuối tháng 9/2021,
tổng tỷ lệ nợ xấu của VietinBank đạt 1,67%, tăng mạnh từ 0,94% đầu năm, tỷ lệ bao phủ
nợ xấu cũng giảm nhẹ từ 132% cuối năm 2020 xuống chỉ còn 118,6% cuối năm của quý
3 năm 2021.
3.2.3. Dịch vụ tài chính khác
Trong 8 tháng đầu năm 2021, dịch covid 19 lần thứ 4 vẫn diễn ra phức tạp, nhiều
tỉnh thành phố trên cả nước vẫn tiếp tục thực hiện giãn cách, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
đọng sản xuất, thị trường, thu nhập người dân giảm mạnh. Tín dụng tăng trưởng chậm do
các NHTM thận trọng cho vay vì thị trường, doanh nghiệp biến động mạnh. Nợ xấu ngày
càng tăng, khả năng thanh toán hạn chế do doanh nghiệp ứ đọng hàng hoá đã ảnh hưởng
trực tiếp đến các NHTM.
Việc Vietinbank sử dụng Vietinbank eFAST đã mang lại những lợi ích to lớn trong
tình hình hiện nay. Nhưng điều đó chỉ đúng với những khách hàng sử dụng những thiết bị
smartphone, còn một lượng khách hàng đã quen với hình thức gửi tiền hoặc thanh tốn trực
tiếp thì eFAST là vơ cùng khó khăn.
21
Theo đánh giá bước đầu, tổng dư nợ của các khách hàng (KH) chịu ảnh hưởng bởi
dịch Covid-19 là 104.970 tỷ đồng, chiếm 11,39% tổng dư nợ toàn hệ thống VietinBank.
Các dòng vốn đầu tư biến động mạnh theo hướng tiêu cực, thị trường chứng khoán bị tác
động do ảnh hưởng lớn. Không mở rộng được quy mô cho vay vì tính rủi ro cao. Những
điều đó đã ảnh hưởng tới chiến lược quản lý và đầu tư của Vietinbank.
Hoạt động liên kết chuỗi kinh doanh các sản phẩm bị gián đoạn, đứt gãy hoạt động
tạm thời, làm giảm đáng kể số lượng khách hàng cũ và mới. Lãi suất, giá vàng, ngoại tệ
trên thị trường biến động khó lường, tạo bất lợi cho thị trường kinh doanh ngoại hối.
Lợi nhuận trước thuế trong quý 1 của Vietinbank khoảng 3.100 tỷ đồng, giảm 1,7%
so với cùng kỳ, dựa trên tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt giảm 1,2% và 1,5% so
với đầu năm. Ngân hàng đã tăng chi phí dự phịng đáng kể trong q để chuẩn bị tốt cho
việc tăng nợ xấu trong quý tới. Việc VietinBank đẩy mạnh dự phòng diễn ra trong bối cảnh
nợ nghi ngờ của nhà băng này tăng mạnh trong quý 3/2021, ở mức 11.631 tỉ đồng (tại ngày
30/9), tăng 7 lần so với đầu năm và 9,5 lần so với quý liền trước. Trong khi đó, nợ có khả
năng mất vốn của VietinBank lại giảm mạnh, đạt 3.543 tỉ đồng, chưa bằng 1/3 so với cuối
quý 2/2021.
Đại dịch gây ra tâm lý tiêu cực trong và sau đại dịch khiến khách hàng tiêu dùng và
nhà đầu tư có trạng thái tâm lý trì hỗn tiêu dùng, Các hoạt động đầu tư, liên kết góp vốn
mua cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược vào hệ thống ngân hàng trong nước giảm, ảnh
hưởng đến chiến lược tăng trưởng vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại cổ phần,
qua đó ảnh hưởng đến q trình đổi mới cơng nghệ, phát triển dịch vụ, quản trị, quản lý
ngân hàng hiện đại của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Tác động này mang tính tạm
thời, ngắn hạn.
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC CƠ BẢN CHO VIETINBANK
4.1.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Vietinbank
Thứ nhất, triển khai chính sách thu hút khách hàng. Với xu thế mở cửa hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực tài chính, các NHTM khơng chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong
nước mà cả đối thủ nước ngoài. Tuy nhiên, với việc am hiểu thị trường và tâm lý khách
22
hàng trong nước, các ngân hàng trong nước thường có nhiều lợi thế hơn. Các chính sách
thu hút khách hàng mà áp dụng để phục vụ cho công tác huy động vốn bao gồm: Marketing,
lãi suất, danh mục dịch vụ và các chính sách khác liên quan đến mối quan hệ giữa ngân
hàng và khách hàng.
Thứ hai, nâng cao sức cạnh tranh trên địa bàn bằng chiến lược lãi suất hấp dẫn. Để
thực hiện được điều này VietinBank phải nắm bắt những thông tin, nhu cầu của thị trường,
mức lãi suất của các đối thủ cạnh tranh… một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Thơng
qua đó Vietinbank sẽ có được mức lãi suất phù hợp cho từng chương trình huy động.
Thứ ba, phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, đồng thời chú
trọng đến lượng khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua lượng
khách hàng tiềm năng này VietinBank sẽ tranh thủ được một nguồn vốn huy động lớn và
có lãi suất thấp. Cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ
nhân viên. Thực hiện các chương trình thi đua và khen thưởng đối với cán bộ nhân viên có
thành tích tốt trong công tác huy động vốn.
Thứ tư, để nâng cao khả năng huy động vốn thì VietinBank cần phải xúc tiến các
hoạt động quảng cáo, chiêu thị, tặng quà, kèm theo những chính sách hậu mãi khác với
những khách hàng gắn bó với ngân hàng, những khách hàng mới và những khách hàng gửi
với số lượng tiền lớn. Ngân hàng phải ln nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ hiện
có và tiềm kiếm thêm các loại hình dịch vụ mới.
Mặt khác, VietinBank nên khuyến khích những khoản tiền gửi có kỳ hạn từ các
thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư. VietinBank cũng cần lắp đặt thêm nhiều máy
giao dịch tự động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc rút tiền, đó cũng là một
cách nâng cao hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam VietinBank
4.2.
Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động cho vay của Vietinbank
VietinBank đã sớm nhận diện rủi ro và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kiểm
soát chất lượng danh mục đầu tư, tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó
khăn, khơi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát tốt các chỉ tiêu chất lượng nợ
và tác động của kết quả phân loại nợ trên kết quả của ngân hàng. tình hình tài chính. Với
23