Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Frame Relay, giải pháp cho các doanh nghiệp và tập đoàn (Phần 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.86 KB, 11 trang )

Frame Relay, giải pháp cho các doanh nghiệp và tập đoàn (Phần 1)
Nguồn:quantrimang.com
Frame Relay là gì ?

Frame Relay là một dịch vụ truyền số liệu mạng diện rộng dựa trên công nghệ
chuyển mạch gói. Đây là một chuẩn của CCITT [1] và ANSI [2] định ra quá trình
truyền dữ liệu qua mạng dữ liệu công cộng. Hiện tại Frame Relay phục vụ cho
các khách hàng có nhu cầu kết nối các mạng diện rộng và sử dụng các
ứng
dụng riêng với tốc độ kết nối cao (băng thông tối đa là 44,736 Mbit/s) và phục vụ
cho các ứng dụng phức tạp như tiếng nói, âm thanh và hình ảnh. Đặc điểm của
Frame Relay là truyền thông tin qua mạng diện rộng bằng việc chia dữ liệu thành
những gói tin. Mỗi gói tin đi qua một dãy các thiết bị chuyển mạch trong mạng
Frame Relay để đi đến đích.

Chúng ta đã biết, các công nghệ WAN
được phân chia ra ví dụ như đường dây
thuê bao "leased line" (T1, E1), chuyển mạch kênh (POTS, ISDN), chuyển mạch
gói (X.25, Frame Relay) .v.v. Chính Frame Relay là công nghệ chuyển mạch gói,
hoạt động tại các lớp vật lý và liên kết dữ liệu trong mô hình OSI [3] nhưng
không có cơ chế kiểm soát lỗi, việc kiểm soát lỗi phải nhờ vào các giao thức lớp
trên như TCP [4] chẳng hạn và do đó tốc độ truyền dữ liệu của Frame Relay
nhanh hơn một số công nghệ WAN khác. Ngày nay Frame Relay là m
ột giao
thức chuẩn công nghiệp, nó có thể xử lý nhiều kênh truyền và sử dụng HDLC [5]
để đóng gói dữ liệu giữa các thiết bị kết nối.

Phương thức hoạt động

Frame Relay được xem như giao diện giữa người dùng và thiết bị mạng. Mạng
cung cấp giao diện Frame Relay có thể là mạng của một nhà cung cấp dịch vụ


hay mạng thiết bị do tư nhân quản lý. Một mạ
ng Frame Relay có thể bao gồm
các máy tính, các máy chủ về phía người dùng; các thiết bị truy cấp Frame
Relay như các bộ định tuyến hay các môđem; và thiết bị mạng Frame Relay như
các thiết bị chuyển mạch, các bộ định tuyến, các CDU/CSU [6] hay các bộ dồn
kênh như mô tả trong Hình 1.



Hình 1 : Frame Relay định ra quá trình liên kết giữa bộ định tuyến và thiết bị
chuyển mạch truy nhập cục bộ của nhà cung cấp dịch vụ.

Chúng ta triển khai một dịch vụ Frame Relay công cộng bằng việc đặt thiết bị
chuyển mạch Frame Relay trong tổng đài (central ofice) của nhà cung cấp dich
vụ viễn thông. Trong trường hợp này, khách hàng có được những lợi ích như trả
phí theo tốc độ truyền và không cần phải mất nhiều thời gian vào việc quản trị
hay bảo trì các thiết bị và các dịch vụ mạng. Hiện tại không tồn tại các chuẩn cho
liên kết thiết bị bên trong một mạng Frame Relay. Bởi vậy việc hỗ trợ các giao
diện Frame Relay không nhất thiết là giao thức Frame Relay phải được sử d
ụng
giữa các thiết bị mạng. Như vậy, chuyển mạch kênh truyền thống, chuyển mạch
gói hay một kết hợp lai ghép giữa các công nghệ có thể được sử dụng như mô
tả trong Hình 2.



Hình 2 : Frame Relay được sử dụng như một giao diện với một mạng bằng các
thiết bị chuyển mạch Frame Relay và các bộ định tuyến.

Các đường kết nối các thiết bị ng

ười dùng với thiết bị mạng có thể hoạt động tại
tốc độ truyền được lựa chọn từ nhiều tốc độ dữ liệu. Các tốc độ giữa 56 Kbit/s
và 1.544 Mbit/s là đặc trưng, mặc dù vậy Frame Relay có thể hỗ trợ các tốc độ
thấp và cao hơn.

Sau đây là một số thuật ngữ liên quan đến Frame Relay có sử dụng trong bài
báo:

+Access rate: Tốc độ đồng hồ
(tốc độ cổng) của kết nối đến mạng Frame Relay.
Đây là tốc độ mà tại đó dữ liệu được truyền đi hay đến của mạng.

+DLCI (Data-link connection identifier): DLCI [10] là một giá trị số nhận diện kênh
lôgic giữa thiết bị nguồn và thiết bị đích. Thiết bị chuyển mạch Frame Relay tham
chiếu đến các giá trị DLCI giữa mỗi cặp bộ định tuyến để tạo ra m
ột kênh truyền
ảo cố định (PVC [11]).

+LMI (local management interface): Một chuẩn báo hiệu giữa thiết bị CPE [9] và
thiết bị chuyển mạch Frame Relay có trách nhiệm quản lý kết nối và duy trì trạng
thái giữa các thiết bị. Đây là tập các nâng cao đặc tả Frame Relay cơ sở. LMI
bao gồm hỗ trợ cơ chế "keepalive" (duy trì sự hoạt động) kiểm tra dòng dữ liệu
đang lưu thông; cơ chế "multicast" cung cấp cho máy chủ mạng DLCI c
ục bộ của
nó và DLCI multicast; Định địa chỉ toàn bộ (global addressing) cho các giá trị
DLCI có ý nghĩa tổng thể trong các mạng Frame Relay; và cơ chế "status" cung
cấp một báo cáo trạng thái "on-going" về các DLCI đã biết tới thiết bị chuyển
mạch. Tồn tại ba dạng LMI được hỗ trợ trong các bộ định tuyến của Cisco là
ansi, cisco, và q933a.


+CIR (Committed information rate): là tốc độ đo bằng bit trên giây mà nhà cung
cấp dịch vụ cam kết.

+FECN (Forward explicit congestion notification): Một thiết lập bit trong frame
(khung) thông báo cho một DTE biết rằng thủ tục ngăn chặn tắc nghẽn phải
được khởi tạo bởi thiết bị nhận. Khi một thiết bị chuyển mạch Frame Relay nhận
thấy có tắc nghẽn trong mạng, nó gửi một gói tin FECN đến thiết bị đích, thông
báo rằng có tắc nghẽn xuất hiện.

+BECN (Backward explicit congestion notification)
: Một thiết lập bit trong frame
(khung) thông báo cho một DTE biết rằng thủ tục ngăn ngừa tắc nghẽn phải
được khởi tạo bởi thiết bị gửi. Như trong Hình 2 chỉ ra khi một thiết bị chuyển
mạch Frame Relay nhận thấy có tắc nghẽn trong mạng, nó gửi một gói tin BECN
đến bộ định tuyến nguồn, chỉ dẫn bộ định tuyến giảm tốc độ truyền tại n
ơi mà nó
gửi các gói tin. Nếu bộ định tuyến nhận được bất cứ gói BECN nào trong khe
thời gian hiện thời thì nó giảm tốc độ truyền đi 25%.

+Discard eligibility (DE) indicator: Một thiết lập bit thông báo frame (khung) có thể
bị loại bỏ gói tin khi tắc nghẽn xuất hiện. Trong khi bộ định tuyến phát hiện có tắc
nghẽn trên mạng, thiết bị chuyển mạch Frame Relay sẽ loại bỏ các gói tin với
việc thiết lập bit DE
đầu tiên.



Hình 3 :Một thiết bị chuyển mạch Frame Relay gửi các gói tin BECN để ngăn
chặn tắc nghẽn.


Sự dồn kênh và DLCI

Đóng vai trò như giao diện giữa người dùng và thiết bị mạng, Frame Relay cung
cấp cách thức để dồn kênh nhiều cuộc trao đổi dữ liệu lôgic (kênh ảo), thông qua
một môi trường vật lý chia xẻ nhờ gán các giá trị DLCI (xem giải thích phần trên)
cho mỗi đôi DTE/DCE [7,8] của các thiết bị.

Với việc dồn kênh trong Frame Relay bạn có thể sử dụng băng thông sẵn có một
cách năng động và hiệu quả hơn. Khác với ISDN [14] (băng thông trong mỗi
kênh là không thay đổi), với Frame Relay, từng kênh có thể sử dụng phần băng
thông mà các kênh khác không sử dụng đến, miễn là tổng băng thông của chúng
không đổi. Chính vì lý do đó Frame Relay cho phép người dùng chia xẻ băng
thông với chi phí giảm. Chẳng hạn có một WAN sử dụng Frame Relay và Frame
Relay tương đươ
ng với một nhóm các đường truyền thuê bao. Công ty điện
thoại thường là chủ và có trách nhiệm bảo toàn và duy trì các đường truyền này.
Bạn có thể chọn một đường để thuê giành riêng cho công ty của bạn hay bạn có
thể trả chi phí thấp hơn khi thuê một kênh trên đường chia xẻ đó. Tất nhiên
Frame Relay có thể cũng chạy hoàn toàn trên các mạng cá nhân, nhưng nó rất ít
khi được sử dụng theo cách này.

Các chuẩn Frame Relay hướng đến các PVC [11] mà chúng được cấu hình bởi
người quản trị và được quản lý trong một mạng Frame Relay. Một PVC
(permanent virtual circuit) được hiểu ở đây là một kênh ảo được thiết lập cố định.
Ví dụ như trong Hình 4 chúng ta có ba PVC, PVC từ A
đến B có giá trị DLCI ở A
là 325 và giá trị DLCI ở B là 44, từ B đến C có các giá trị DLCI tương ứng là 52
và 417, từ C đến A là 52 và 910. Trong đặc tả Frame Relay cơ sở (không mở
rộng), các DLCI có một ý nghĩa cục bộ : bản thân các giá trị DLCI là không duy
nhất trong WAN Frame Relay. Hai thiết bị DTE được nối với nhau bởi một kênh

ảo có thể sử dụng một giá trị DLCI khác để tham chiếu đến cùng một kết nối như
mô tả trong Hình 4.



Hình 4: Các thi
ết bị đầu cuối tại hai đầu của một kết nối có thể sử dụng các số
DLCI khác nhau để tham chiếu đến cùng một kết nối này.

Cuối cùng, thiết bị chuyển mạch của nhà cung cấp dịch vụ xây dựng một bảng
các giá trị DLCI tham chiếu đến các cổng ra (outbound port). Khi mà một frame
(khung) nhận được, thiết bị chuyển mạch phân tích nhận diện kết nối và chuyển
giao frame (khung) t
ới cổng ra liên quan. Một kênh truyền trọn vẹn được thiết lập
trước khi frame (khung) đầu tiên được gửi.

Định dạng frame (khung)

Định dạng khung Frame Relay được mô tả trong Hình 5. Các trường Flag cho
thấy điểm bắt đầu và kết thúc của khung Frame Relay. Kế theo trường Flag
đánh dấu đầu khung là 2 byte thông tin về địa chỉ. Mười bit của hai byte này tạo
thành ID của kênh hiện thời (chính là giá trị DLCI).

Tiếp theo đây là các trường trong khung Frame Relay :

Flag
: Chỉ ra điểm bắt đầu và kết thúc của khung Frame Relay
A
ddress : Chỉ ra độ dài của trường địa chỉ. Mặc dù các địa chỉ Frame Relay hiện
tại có độ dài 2 byte, các bit địa chỉ cũng tính đến khả năng mở rộng của độ dài

địa chỉ trong tương lai. Tám bít của mỗi byte trong trường Address được sử
dụng để chỉ ra địa chỉ. Địa chỉ bao gồm thông tin sau:
- Giá trị DLCI : chỉ ra giá trị DLCI bao gồm 10 bit của trường Address
- Congestion Control (
điều khiển tắc nghẽn) : Ba bit cuối cùng trong trường
A
ddress để điều khiển cơ chế thông báo tắc nghẽn trong Frame Relay. Những
bit này là các bit FECN, BECN và DE (xem giải thích các thuật ngữ ở phần trên).
Data : Trường này có thể thay đổi độ dài có chứa dữ liệu đóng gói lớp trên
FCS (Frame check sequence) : Được sử dụng để đảm bảo toàn vẹn dữ liệụ đã
truyền.



Hình 5 : Các trường Flag giới hạn điểm đầu và cuối của frame
Phương thứ
c định địa chỉ

Trong Hình 6, giả sử hai PVC [11], một giữa Atlanta và Los Angeles và một giữa
San Jose và Pittsburgh. Los Angeles sử dụng DLCI 22 để tham chiếu đến PVC
của nó với Atlanta, trong khi Atlanta tham chiếu đến cùng PVC bằng số DLCI 82.
Tương tự San Jose sử dụng số DLCI 12 để tham chiếu đến PVC của nó với
Pittsburgh và Pittsburgh sử dụng DLCI 62. Mạng sử dụng các cơ chế trong
(internal mechanism) để lưu giữ hai bộ nhận diện PVC có ý nghĩa cục bộ khác
bi
ệt.



Hình 6: Một ví dụ về việc sử dụng các DLCI trong mạng Frame Relay.


Vùng địa chỉ DLCI có giới hạn là 10 bit (xem phần sau). Như vậy là nó có khả
năng tạo ra 1024 địa chỉ DLCI. Phần có thể sử dụng được của các địa chỉ này
được xác định bởi kiểu LMI được sử dụng. Kiểu LMI của Cisco hỗ trợ một phạm
vi các địa chỉ DLCI từ 16 đến 992 cho d
ữ liệu người dùng. Phần còn lại giành
cho nhà cung cấp dịch vụ. Nó bao gồm các thông điệp LMI và các địa chỉ
multicast.

LMI : Bổ sung của Cisco vào Frame Relay

Sự phát triển chính trong lịch sử phát triển Frame Relay là năm 1990 khi mà
Cisco Systems, StraCom, Northern Telecom và Digital Equipment Corporation
cùng thành lập một nhóm tập chung vào việc phát triển công nghệ Frame Relay
và thúc đẩy việc đưa ra các sản phẩm của nó có thể hoạt động cùng nhau.
Nhóm này đã phát triển một đặc tả tuân theo giao thức Frame Relay cơ sở. Họ
c
ũng mở rộng nó qua việc bổ sung các khả năng phục vụ môi trường kết nối
mạng phức tạp. Các mở rộng Frame Relay đều quy tụ về LMI (local
management interface).

Các mở rộng LMI

Ngoài các chức năng giao thức Frame Relay cơ sở cho truyền dữ liệu, đặc tả
Frame Relay bao gồm các mở rộng LMI cho phép hỗ trợ những kết nối mạng lớn
và phức tạp một cách dễ dàng hơn. Sau đây là tóm tắt các mở rộng LMI:

- Virtual circuit status messages (common) – Cung cấp sự liên lạc và sự đồng bộ
hoá giữa mạng và thiết bị người dùng, báo cáo theo định kỳ sự tồ
n tại của các

PVC [11] mới, xoá các PVC đang tồn tại và thông tin chung về tính toán vẹn
PVC. Các Virtual circuit status message ngăn ngừa việc gửi dữ liệu qua các
PVC không tồn tại lâu.

- Multicasting (optional) – Cho phép thực thể gửi truyền một frame (khung) đơn
nhưng chuyển giao qua mạng tới nhiều thực thể nhận. Như vậy multicasting hỗ
trợ việc vận chuyển hiệu quả các thông điệp giao thức định tuyến và các giao
thức giải pháp địa chỉ mà chúng phải được gửi đồng thời tới nhiều đích.

- Global addressing (optional) – Đem lại cho kết nối nhận biết một cách tổng thể
(global), cho phép chúng được sử dụng để nhận diện một giao diện cụ thể với
mạng Frame Relay. Global addressing làm cho mạng Frame Relay giống mạng
LAN về cách định địa chỉ. Các giao thức giải pháp địa chỉ (Address resolution
protocol) vì thế th
ực hiện qua Frame Relay cũng chính xác như chúng thực hiện
qua mạng LAN.

- Simple flow control (optional) - Chuẩn bị đầy đủ cho một cơ chế điều khiển lưu
lượng XON/XOFF được áp dụng vào giao diện Frame Relay toàn bộ.

Sau đây chúng ta sẽ khảo sát một số đặc tính của LMI :

+Global addressing: Ngoài các đặc tính chung (common) của LMI, các mở rộng
LMI tuỳ chọn (optional) đặc biệt được sử dụng hữu ích trong môi trường kết nối
m
ạng. Mở rộng LMI tuỳ chọn quan trọng đầu tiên là Global Addressing. Với mở
rộng này, các giá trị được chèn vào trong trường DLCI của một frame là những
địa chỉ có ý nghĩa tổng thể của các thiết bị người dùng cuối riêng lẻ (ví dụ các bộ
định tuyến).


Như đã đề cập, đặc tả Frame Relay cơ sở (không mở rộng) chỉ hỗ trợ các giá trị
cho trường DLCI mà nó nhận diện các PVC [11] v
ới ý nghĩa cục bộ. Trong
trường hợp này, không có các địa chỉ nhận diện các địa chỉ mạng hoặc các node
gán cho các giao diện này. Bởi vì các địa chỉ này không tồn tại, nên chúng không
thể bị phát hiện bởi giải pháp địa chỉ truyền thống và các kỹ thuật khám phá.
Điều đó có nghĩa rằng với việc định địa chỉ Frame Relay bình thường, chúng ta
phải sử dụng cấu hình tĩnh (static map) để tham chiếu tới chúng. Các cấu hình
tĩnh này cho các bộ định tuyến biết các DLCI nào được sử dụng để tìm ra một
thiết bị ở xa và những địa chỉ kết nối mạng có liên quan.

Trong Hinh 6, chú ý rằng mỗi giao diện có một bộ nhận diện riêng. Giả sử rằng
Pittsburgh phải gửi một frame tới San Jose. Giá trị DLCI tại đầu cuối San Jose
của VC là 12 và b
ằng 62 tại đầu cuối Pittsburgh. Như vậy Pittsburgh chiếm chỗ
giá trị 62 trong trường DLCI và gửi frame (khung) vào trong mạng Frame Relay
để đi tới San Jose. Mỗi giao diện bộ định tuyến có một giá trị phân biệt như bộ
nhận diện nút mạng của nó, như vậy các thiết bị riêng lẻ có thể phân biệt với
nhau. Điều đó cho phép định tuyến trong những môi trường tổng thể. Global
addressing cung cấp nhữ
ng lợi ích có ý nghĩa trong một mạng lớn và tổng thể.

+Multicasting và inverse ARP: Multicasting là một đặc tính LMI tuỳ chọn khác.
Các nhóm Multicast được thiết kế một dãy bốn giá trị DLCI giành riêng (1019
đến 1022). Các frame được gửi bởi một thiết bị có sử dụng một trong những
DLCI giành riêng này được tạo thêm một bản sao bởi mạng và được gửi đến tất
cả các điểm ra trong tập (bộ) đã thiết kế. Sự mở
rộng multicasting cũng định
nghĩa các thông điệp LMI mà nó thông báo cho các thiết bị người dùng về sự
thêm, xoá và sự hiển diện của các nhóm multicast. Trong các mạng có nắm lấy

lợi thế của định tuyến động, thông tin về định tuyến phải được trao đổi giữa các
bộ định tuyến với nhau. Các thông điệp định tuyến có thể được gửi một cách
hiệu quả bởi vi
ệc sử dụng các frame với một DLCI multicast. Điều đó cho phép
thông điệp được gửi tới những nhóm bộ định tuyến cụ thể.



Hình 7 : Inverse ARP.

Cơ chế Inverse ARP [13] cho phép bộ định tuyến tự động xây dựng Frame Relay
map, như được mô tả trong hình vẽ. Bộ định tuyến nhận được các DLCI mà
chúng được sử dụng trong thiết bị chuyển mạch trong thời gian trao
đổi LMI lúc
ban đầu. Bộ định tuyến sau đó gửi một Inverse ARP request tới mỗi DLCI cho
mỗi giao thức được cấu hình trên giao diện nếu giao thức được hỗ trợ. Thông tin
phản hồi từ Inverse ARP được sử dụng sau đó để xây dựng Frame Relay map

+Frame Relay map: Địa chỉ bộ định tuyến tiếp sau được xác định từ bảng định
tuyến phải được dùng để xác định DLCI nhu mô t
ả trong Hình 8. Gioải pháp
được thực hiện thông qua một cấu trúc dữ liệu gọi là một Frame Relay map.
Bảng định tuyến sau đó được sử dụng để cung cấp địa chỉ giao thức bộ định
tuyến tiếp sau hay DLCI cho lưu lượng đi. Cấu trúc dữ liệu này có thể được cấu
hình tĩnh trên bộ định tuyến hoặc đặc tính Inverse ARP được sử dụng để cài đặt
tự động cho Frame Relay map.



Hình 8: Frame Relay map


+ Frame Relay switching table (bảng chuyển mạch Frame Relay): Frame Relay
switching table bao gồm bốn đầu vào: hai cho cổng đến (incoming port) và DLCI,
và hai cho cổng đi (outgoing port) và DLCI như được mô tả trong hình vẽ. Cho
nên DLCI có thể được sắp xếp lại trong khi nó đi qua mỗi thiết bị chuyển mạch.



Hình 9 : Bảng chuyển mạch Frame Relay

Đến đây chúng ta đã biết một số phương thức hoạt động cơ bản c
ủa Frame
Relay và bây giờ có thể tóm tắt việc thực hiện Frame Relay là như sau.

Các bước thực hiện Frame Relay

Bước 1
: Đăng ký dịch vụ Frame Relay với một nhà cung cấp dịch vụ (ở Việt nam
là Công ty VDC).
Bước 2
: Kết nối mỗi bộ định tuyến, hoặc trực tiếp hoặc thông qua một CSU/DSU
tới thiết bị chuyển mạch Frame Relay.
Bước 3
: Khi bộ định tuyến CPE [9] đã có thể hoạt động, hãy gửi một thông điệp
“status inquiry” (điều tra trạng thái) đến thiết bị chuyển mạch Frame Relay.
Thông điệp này sẽ thông báo cho thiết bị chuyển mạch về trạng thái của bộ định
tuyến và yêu cầu thiết bị chuyển mạch cung cấp trạng thái kết nối của các bộ
định tuyến ở xa khác mà nó muốn trao đổi dữ
liệu.
Bước 4

: Khi thiết bị chuyển mạch Frame Relay nhận được yêu cầu, nó trả lời với
một thông điệp “Status” (trạng thái) có chứa cả các DLCI của các bộ định tuyến
ở xa cho bộ định tuyến muốn truyền dữ liệu.
Bước 5
: Cho mỗi một DLCI mà bộ định tuyến nhận được thông qua một thông
điệp Inverse ARP (nếu Inverse ARP không hoạt động hoặc nếu các bộ định
tuyến ở xa không hỗ trợ Inverse ARP bạn cần phải cấu hình các giá trị DLCI và
các địa chỉ IP cho các bộ định tuyến ở xa), một đầu vào tham chiếu được tạo ra
trong bảng Frame Relay map. Nó bao gồm DLCI cục bộ, địa chỉ lớp mạ
ng của
bộ định tuyến ở xa và trạng thái của kết nối. Chú ý rằng giá trị DLCI là DLCI đã
được cấu hình cục bộ của bộ định tuyến, chứ không phải DLCI mà bộ định tuyến
ở xa đang sử dụng. Có ba trạng thái kết nối được thể hiện trọng bảng Frame
Relay map :

+Active state : Chỉ ra rằng kết nối đang hoạt động và các bộ định tuyến có thể
trao đổi dữ liệu
+Inactive state : Chỉ ra rằng kết nối cục bộ tới thiết bị chuyển mạch Frame Relay
đang hoạt động, nhưng kết nối của bộ định tuyến ở xa tới thiết bị chuyển mạch
Frame Relay thì không hoạt động.
+Deleted state : Chỉ ra rằng không nh
ận được LMI từ thiết bị chuyển mạch
Frame Relay hay không có dịch vụ giữa bộ định tuyến CPE và thiết bị chuyển
mạch Frame Relay xuất hiện.

Bước 7
: Cứ mỗi 60 giây, các bộ định tuyến lại trao đổi các thông điệp Inverse
ARP một lần.
Bước 8
: Mặc định, cứ 10 giây (hay theo cấu hình), bộ định tuyến CPE (9) gửi

một thông điệp “keepalive” cho thiết bị chuyển mạch Frame Relay. Mục đích của
thông điệp “keepalive” này là kiểm tra xem thiết bị chuyển mạch Frame Relay có
còn đang hoạt động.



Hình 10 : Các bước thực hiện Frame Relay

Lời kết

Hiện Công ty VDC đã có thêm 5 đối tác cung cấp dịch vụ Frame Relay là NTT,
Equant, KDDI, REACH và VITC mở rộng khả năng cung cấp d
ịch vụ này đến
500 điểm trên toàn cầu. Dịch vụ Frame Relay do công ty cung cấp đã đạt tốc độ
trên 15 Mb/s với khoảng 150 kênh thuê bao của khách hàng trên toàn quốc.Tính
tới thời điểm này, VDC và NTT Communications đã có khoảng 30 khách hàng
đang sử dụng dịch vụ Frame Relay, trong đó có nhiều doanh nghiệp trong và
ngoài nước tại các khu chế xuất ở Việt Nam. Trong tương lai gần, băng thông
quốc tế giữa hai nhà cung cấp dịch vụ Frame Relay, VDC và NTT
Communications, sẽ đượ
c nâng cấp nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng dịch vụ
ngày càng tăng của các doanh nhiệp trong và ngoài nước. Frame Relay đang trở
thành một trong những giải pháp công nghệ hàng đầu cho các doanh nghiệp và
tập đoàn lớn - những tổ chức cần có một mạng lưới truyền số liệu trên diện rộng,
tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Hoàng Hiệp
Chú thích

[1] CCITT (Consultative Committee for International Telegraph and Telephone) : Uỷ

ban tư vấn về điện báo và điện thoại quốc tế.
[2] ANSI (American National Standards Institute) : Học viện chuẩn quốc gia Hoa kỳ.
[3] OSI (Open System Interconnection) :Mô hình kết nối hệ thống mở.
[4] TCP (Transmission Control Protocol) : Giao thức điều khiển truyền trong họ giao
thức TCP/IP có cơ chế phát hiện lỗi và sau đó phát lại những gói tin đã bị mất.
[5] HDLC (High-Level Data Link Control) : Đây là một chuẩn đóng gói dữ liệu trên
mạng diệ
n rộng (WAN) của ISO; HDLC hỗ trợ cả hai cấu hình (point-to-point) (điểm-
điểm) và multipoint (nhiều điểm).
[6] CDU/CSU (Channel service unit/ Data service unit) : Một thiết bị giao diện số kết nối
thiết bị người dùng cuối với đường dây điện thoại cục bộ.
[7] DTE (Data terminal equipment) : Một thiết bị về phía người dùng cuối thuộc một
giao diện giữa người dùng và mạng được xem như thiết bị g
ửi hay nhận dữ liệu hay cả
hai (thường là bộ định tuyến). Một DTE nối với một mạng dữ liệu thông qua một DCE
(ví dụ một môđem) và đặc biệt sử dụng tín hiệu đồng hồ được tạo ra bởi DCE đó. Các
DTE bao gồm cả các thiết bị như máy tính, bộ chueenr đổi giao thức, bộ dồn kênh.
[8] DCE (Data circuit-terminating equipment) : Thiết bị được sử dụng để chuyển
đổi dữ
liệu người dùng từ DTE sang một dạng có thể chấp nhận được cho dịch vụ Wan Thiết bị
DCE thường được sử dụng là môđem.
[9] CPE (customer premises equipment) : Thiết bị kết cuối như các thiết bị đầu cuối, điện
thoại hay môđem được cung cấp bởi công ty điện thoại, được cài đặt tại nơi khách hàng
và được kết nối với mạ
ng của công ty điện thoại.
[10] DLCI (Data-link connection identifier) : Một giá trị chỉ ra một PVC hay một SVC
trong một mạng Frame Relay. Trong đặc tả Frame Relay cơ sở, các DLCI có ý nghĩa cục
bộ (điều đó được hiểu : các thiết bị đã kết nối có thể sử dụng giá trị khác nhau đề chỉ ra
cùng một kết nối. Trong đặc tả mở rộng LMI, các DLCI có ý nghĩa tổng thể (điều đó
đượ

c hiểu : các DLCI chỉ ra các thiết bị cuối riêng biệt).
[11] PVC (Permanent virtual circuit) : Một kênh ảo được thiết lập cố định. Các PVC tiết
kiệm băng thông có liên quan đến thiết lập kênh.
[12] SVC (switched virtual circuit) : Một kênh ảo được thiết lập động theo yêu cầu kết
thúc khi việc truyền đã song. Các SVC được sử dụng trong hoàn cảnh khi mà việc truyền
dữ liệu không thường xuyên.
[13] Inverse ARP (Inverse Address Resolution Protocol)
[14] ISDN (Integrated Services Digital Network) : Đây là một công nghệ mạng diện rộng
dựa trên cơ sở chuyển mạchk kênh cho phép các mạng điện thoại có thể truyền dữ liệu và
tiếng nói .
[15] MUX : Trong các hệ thống truyền thông, MUX là viết tắt của multiplexing (bộ dồn
kênh), một thiết bị gửi nhiều tín hiệu trên một kênh truyền trong cùng thời điểm dưới
dạng một tín hiệu đơn, phức đến một thiết bị khác có thể thu lại (phục hồi lạ
i) các tín hiệu
riêng biệt vốn có về phía thiết bị nhận. Thiết bị nhận đôi khi còn được gọi DEMUX.
[16] PBX (private branch exchange) : Tổng đâì nhánh riêng, hệ thống chuyển mạch dùng
trong các công ty và tổ chức để xử lý các cuộc gọi đi và đến. PBX là thiết bị cung cấp
dịch vụ chuyển mạch thoại nội bộ tư nhân và các dịch vụ liên quan đến thoại trong một
mạng tư nhân.

×