Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Công ty TNHH BHNT Prudential Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.2 KB, 11 trang )

1.Tổng quan môi trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam
1.1. Môi trường vĩ mô
a. Yếu tố kinh tế
Theo ông Klaus Rohland - Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, tỷ lệ tăng
trưởng GDP đạt khoảng 7% trong năm 2003 đã đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng
trưởng cao trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Tỷ lệ tăng trường kinh tế cao được duy trì một
phần là nhờ xuất khẩu tăng khoảng 20%, lạm phát giảm xuống mức hơn 2%, dự trữ ngoại
hối tăng trong năm 2003 lên khoảng 4,6 tỷ USD, thâm hụt thương mại khoảng 5,6% GDP
trong năm 2003. Mức tăng trưởng này có tác dụng tạo ra một nền tảng cơ bản cho những
bước phát triển tiếp theo và góp phần nâng cao mức sống của người dân.
Việt Nam tiếp tục đạt được tỷ lệ tăng trưởng và giảm nghèo nhanh. Theo số liệu khảo sát
hộ gia đình gần đây của WB cho thấy, năm 2002, chi còn 29% dân số Việt Nam có mức chi
tiêu ở ngưỡng đói nghèo quốc tế so với tỷ lệ 37% năm 1998 và 58% năm 1993. Điều này
tương ứng với việc đưa 20 triệu người thốt khỏi cảnh đói nghèo trong chưa đầy một thập
kỷ.
Tuy nhiên, việc chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng đầu năm 2004 ở mức cao (8,6%) đang là điều
đáng lo ngại đối với quá trình phát triển kinh tế và ổn định đời sống xã hội, nhất là khi mà
kể từ ngày 19/6/2004 giá xăng dầu đã tăng lên 17% - một mặt hàng tăng giá có tính chất
dây chuyền, thêm vào đó các ngân hàng thương mại đã có những động thái tăng lãi suất,
thì chỉ số giá cả của cả năm nay có thể lên mức 10- 12%.
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2004, Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn mạnh,
mặc dù nền kinh tế liên tiếp phải đối mặt với nhiều khó khăn phát sinh, song tốc độ tăng
trường vẫn đạt mức cao, quý III tốc độ tăng trường GDP tăng 8%; tính chung cả 9 tháng
năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt gần 7,4%, cao hơn so với cùng kỳ 0,3% và
xấp xỉ bằng mức kế hoạch đề ra. Công nghiệp 9 tháng tăng 15,5%, cao hơn so với kế hoạch
năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng cao. 9 tháng tăng 27.2% so với cùng kỳ.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, môi trường đầu tư hiện nay ngày càng sôi động
hơn với những bộ luật khuyến khích đầu tư, các dự án đầu tư nâng cấp cơ s ở hạ t ầng, các
biện pháp kích cầu đầu tư, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước,…của chính phủ
tạo ra một kênh thu hút vốn đầu tư. Mơi trường đầu tư thuận lợi này chính là một trong
những cơ sở tồn tại của ngành bảo hiểm nhân thọ


b. Yếu tố chính trị, luật pháp


- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII Đảng CSVN có nêu: “Khuyến khích phát
triển đa dạng hóa hoạt đợngo kinh doanh bảo hiểm của các thành phần kinh tế và mở
ra hợp tác với nước ngoài”.
- Nghị định 100CP của chính phủ ngày 18/12/1993 khẳng định bước phát triển một thị
trường bảo hiểm Việt Nam gồm nhiều thành phần kinh tế qua quy định:
“ Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty bảo
hiểm tương hỗ, công ty liên doanh bảo hiểm, chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngồi
và cơng ty 100% vốn nước ngồi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam”. Điều này tái khẳng
định và cam kết tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động trong dự
thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (điều 5).
- Nghị định 100CP của chính phủ c ũng quy định các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vốn
nhàn rỗi theo các quy định của pháp luật. Riêng các khoản dự phòng nghiệp vụ chỉ được
đầu tư tại Việt nam và cho các lĩnh vực sau:


Mua trái phiếu, tín phiếu kho bạc nhà nước



Mua chứng khốn (cổ phiếu, trái phiếu,…)



Cho vay theo pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và cơng ty tài chính ngày 23/ 05/
1990.




Kinh doanh bất động sản



Góp vốn liên doanh



Gởi ngân hàng, các tổ chức tín dụng kho bạc nhà nước

Quy định này đã tạo điều kiện, cơ hội bình đẳng trong vấn đề đầu tư đối với các doanh
nghiệp bảo hiểm.
- Thông tư 71 (sửa đổi) hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm sẽ được ban hành
vào quý IV/2004 sẽ tạo một cơ chế mở cho ngành bảo hiểm. Dù còn những quan điểm khác
nhau, song các ý kiến tại hội thảo đều tập trung vào việc xây dựng một cơ chế h ợp lý,
theo hướng mở c ửa thị trường bảo hiểm trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian tới. Cụ
thể là việc tham gia xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung 11 vấn đề trong Thơng tư 71. Đó là
vấn đề thủ t ục thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;
hoạt động của đại lý
và văn phòng đại diện, đăng ký và phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm; quy định về khai thác
bảo hiểm nhân thọ; công khai hóa thơng tin doanh nghiệp; tái bảo hiểm, hoa hồng bảo
hiểm và chi phí đề phịng hạn chế tổn thất.


Như vậy, về hệ thống văn bản pháp luật bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay, nhìn chung đã khái
quát được những trường hợp cơ b ản trong rất nhiều những tình huống đa dạng xung
quanh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Điểm qua các quy tắc, điều khoản bảo hiểm
đang lưu hành trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, có thể thấy là các nhà bảo hiểm Việt
Nam cũng đã chú ý đưa ra các điều khoản cụ thể bên cạnh những quy định chung của luật

pháp về bảo hiểm.
Tuy nhiên, hiện có 3 hạn chế cần phải sửa đổi. Trước hết là các quy định về thủ tục, hồ sơ
xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động của các DN bảo hiểm nằm rải rác trong nhiều
văn bản pháp luật, gây khó khăn cho các nhà đầu tư tìm hiểu và áp dụng; một số quy định
hiện khơng cịn phù hợp với thực tế. Thứ hai, một số vấn đề nảy sinh
chưa được pháp luật điều chỉnh. Ví dụ như việc chứng minh năng lực tài chính bằng hồ s ơ
xác định giá trị bất động sản hoặc cách thức xác định năng lực tài chính của các chủ đầu tư
là thể nhân… Thứ ba là phải từng bước áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế vào
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
c. Yếu tố văn hóa – xã hội
- Sự hiểu biết: BHNT ở Việt nam chỉ m ới xuất hiện trong 5 năm lại đây nên chưa tạo được
thói quen mua bảo hiểm trong dân chúng. Mức độ hiểu biết về bảo hiểm nói chung và BHNT
nói riêng cịn khá mơ hồ. Người ta thường nói về bảo hiểm và các vấn đề liên quan như sự
không may, rủi ro, tai nạn, chết,… với một thái độ dè dặt và tâm lý là khơng muốn nói đến
những điều đó. Đây là một trở ngại mà các doanh nghiệp BHNT cần phải vượt qua. Tuy
nhiên với sự xuất hiện của các doanh nghiệp BHNT nước ngoài, người dân đã được thơng tin
nhiều hơn về lợi ích của BHNT, nhu cầu về BHNT cũng dần hình thành.
- Thói quen tiết kiệm và chăm lo giáo dục: Cũng giống như những người dân Châu Á khác,
người dân Việt nam có thói quen lo xa, tiết kiệm phịng ngừa khi có việc. Ngoài ra, việc giáo
dục - học hành của con cái luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các gia đình, hơn thế nữa
đó là truyền thống từ bao đời của người Việt nam.
- Yếu tố lòng tin: “Tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam thật ấn tượng”. Hầu hết các
nhà phân tích đều có một nhận xét chung như vậy khi đánh giá về sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam trong năm 2003. Họ cho rằng, năm 2004 Việt Nam hồn tồn có khả n ăng
tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong trung hạn. Kết quả đó tạo cho người
dân một lòng tin, tuy nhiên việc chỉ số giá tiêu dùng tăng tới 8,6% trong chín tháng đầu
năm nay cùng với sự biến động liên tục của giá vàng, đơ-la Mỹ đã phần nào khiến lịng tin
đó bị lung lay. Họ khơng cịn mạnh dạn đưa tiền của ra để đầu tư. Ngoài ra, đối với những



vấn đề liên quan đến tài chính, tín dụng… người dân thường tin tưởng vào các doanh
nghiệp nhà nước (ví dụ như g ởi tiền vào các ngân hàng quốc doanh thì an tâm
hơn) vì các yếu tố phát triển ổn định không chạy theo lợi nhuận trong hoạt động, tình hình
tài chính lành mạnh và ln được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước. Điều này là
một bất lợi đối với Prudential.
- Yếu tố dân số: dân số Việt nam hiện nay khoảng 78 triệu người, tốc độ gia tăng tự nhiên
là 1,53 %. Tại các thành phố l ớn, kinh tế phát triển nhanh, thu nhập và tích lũy cao nên
nhu cầu an tồn và được bảo vệ tài chính cho bản thân và gia đình cũng cao hơn các vùng
khác. Thêm vào đó, tỷ l ệ người trong độ tuổi 30 – 50 cao, đây là độ tuổi đang có thu nhập
ổn định, quan tâm nhiều đến tương lai, gia đình và con cái. Những điều này là tiền đề thuận
lợi cho ngành BHNT phát triển.
1.1.2 Môi trường vi mô
a. Các đối thủ cạnh tranh
Từ cuối năm 1999, thị trường BHNT đã trở nên đa dạng với sự góp mặt của 5 đơn vị kinh
doanh BHNT, đó là Bảo Việt nhân thọ, Manulife (Đài Loan – Canada), Prudential (Anh), Bảo
Minh-CMG (Việt nam – Úc), AIA (Mỹ). Trong đó hoạt động của Prudential trên thị trường Việt
nam tương đối mạnh với ưu thế có cơng ty “mẹ” đã tồn tại hàng trăm năm, có khả năng tài
chính lớn, giàu kinh nghiệm cả về tổ chức hoạt động khai thác, quản lý rủi ro và bồi thường,
có uy tín trên thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm trên thế giới, đội ngũ nhân viên quản lý
giỏi. Việc phân tích hoạt
động các đơn vị này được thể hiện qua các mặt sau:



Hệ thống phân phối sản phẩm:

Do ngành BHNT tại Việt nam còn khá mới mẻ nên hệ thống phân phối chủ yếu vẫn qua các
đại lý. Ngồi cơng ty Bảo Việt, việc chi trả quỹ hoa hồng cho các đại lý được thực hiện từng
năm theo toàn bộ thời gian hiệu lực của hợp đồng; Các cơng ty BHNT cịn lại đều chi trả
phần lớn quỹ hoa hồng cho đại lý ngay trong 3 năm đầu tiên của hợp đồng, điều này giúp

thu nhập các đối tượng này tuy không ổn định nhưng rất cao vì vậy đã nhanh chóng thu hút
một lực lượng đại lý với số l ượng lớn dẫn đến tốc độ phát triển nhanh chóng số lượng hợp
đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Prudential cũng như các công ty bảo hiểm
nhân thọ nước ngồi đều ''có vẻ như g ặp vấn đề'' do sự phát triển quá nóng này: sau một
thời gian triển khai rộng đã bắt đầu đến giai đoạn quản lý thu phí định kỳ và phục vụ khách
hàng.


Nhưng do mạng lưới phục vụ h ạn chế nên chất lượng phục vụ giảm, gây khó khăn
cho khách hàng cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, thậm chí đã bị
phản ứng nhiều về chất lượng phục vụ.


Sức ép từ quảng cáo và hỗ trợ bán hàng:

Với khả năng tài chính hùng hậu, Prudential đã dùng lượng tiền khá lớn cho công tác quảng
cáo và khuyến mãi dưới nhiều hình thức (quảng cáo qua báo đài, tài trợ cho các chương
trình học đường, văn nghệ thiếu nhi, chương trình từ thiện,…). Mức chi phí cho quảng cáo
từ cao đến thấp là: Prudential, Manulife, AIA, Bảo Minh – CMG, Bảo Việt. Theo kết quả một
nghiên cứu thị trường Prudential thực hiện vào tháng 4/2004, mức độ nhận biết thương hiệu
Prudential đang dẫn đầu với 90 %.
b. Khách hàng
Khách hàng là yếu tố trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh và đặc biệt là yếu tố sống
còn của BHNT; vì muốn giữ vững, phát triển thị phần, muốn đảm bảo sự tồn tại và có lợi
nhuận cao địi hỏi cơng ty phải duy trì việc thu hút được ngày càng nhiều khách hàng tham
gia BHNT với công ty.
Đặc điểm của ngành là lượng khách hàng đông nên công ty không phải chịu sức ép từ một
vài khách hàng. Tuy nhiên, đây là ngành dịch vụ kinh doanh một loại sản phẩm vơ hình,
khách hàng khó có thể biết sản phẩm tốt như thế nào nên sự đánh giá chỉ dừng lại ở những
mặt có thể thấy và đánh giá như: danh tiếng của công ty, cung

cách phục vụ khách hàng, chương trình chăm sóc khách hàng,…

2. Cơng ty TNHH BHNT Prudential Việt nam
2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
a.. Tập đồn Prudential tồn cầu (PLC)
Tập đồn Prudential được thành lập tại Ln Đơn, Vương quốc Anh. Ngày nay, tập đoàn
Prudential là một trong những tập đồn dịch vụ tài chính hàng đầu trên thế giới.
Thông qua mạng lưới hoạt động kinh doanh rộng khắp tại Châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Á, tập
đoàn Prudential đã cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân cho hơn 16 triệu khách
hàng trên toàn thế giới.
Hiện nay, tập đoàn Prudential cung cấp danh mục sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng,
bổ trợ lẫn nhau, gồm bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, ngân hàng, quản lý
đầu tư và bảo hiểm phi nhân thọ với hơn 22 000 nhân viên trên toàn cầu.


Tập đoàn Prudential hiện quản lý các thương hiệu Prudential UK & Europe (Anh), M&G
(Anh), Jackson National Life (Mỹ), Egg (Châu Âu), Prudential Châu Á.
b. Prudential Châu Á (PCA)
Năm 1921, tập đoàn Prudential thành lập chi nhánh đầu tiên ở Châu Á tại Ấn Độ. Từ đó cho
đến nay, Prudential đã không ngừng mở rộng hoạt động ở các nước khu vực Châu Á và trở
thành một trong những tập đoàn BHNT hàng đầu tại khu vực này với hơn 21 đơn vị kinh
doanh đang hoạt động hiệu quả t ại 12 quốc gia trong vùng.
Nhìn tổng quan, chiến lược của Prudential Châu Á là củng cố v ững chắc vị thế trên thị
trường và tiếp tục tập trung vào việc đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và đạt lợi nhuận
cao.
c. Công ty TNHH BHNT Prudential Việt nam
Tháng 1/1995 tập đồn Prudential tồn cầu đã chính thức khai trương văn phòng đại diện
thứ nhất tại Hà nội. Đến tháng 1/1997, tập đồn lại tiếp tục khai trương văn phịng đại diện
thứ hai tại Tp. Hồ Chí Minh với số vốn ban đầu là 10 triệu đô la Mỹ.
Thời gian này Prudential chưa chính thức đi vào hoạt động kinh doanh BHNT tại Việt nam

nhưng Công ty đã tổ chức những cuộc hội thảo về BHNT, tổ chức đào tạo về bảo hiểm ở
nước ngoài cho các quan chức nhà nước, kết hợp chính phủ Anh tài trợ “học bổng
Prudential – Chevening” cho cán bộ Việt nam và tổ chức nhiều chương trình học bổng cho
sinh viên. Với những hoạt động này, Prudential đã dần dần làm quen với đất nước, con
người Việt nam, từ đó từng bước chuẩn bị cho sự ra đời chính thức của Cơng ty BNHT
Prudential tại Việt nam.
Ngày 29/10/1999, Chính phủ Việt nam cấp giấy phép đầu tư với số vốn đầu tư là 15 triệu
đôla Mỹ.
Ngày 19/11/1999 Công ty TNHH BHNT Prudential khai trương với trụ sở chính ở Tp. Hồ Chí
Minh và chi nhánh ở Hà nội.Từ đó đến nay, Prudential Việt nam đã 3 lần điều chỉnh tăng
vốn đầu tư: 40 triệu đô la Mỹ (06/2001), 60 triệu đô la Mỹ (10/2002), 75 triệu đô la Mỹ
(11/2003). Việc tăng vốn này khẳng định Prudential Việt nam khơng chỉ là doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng mà cịn là
một trong những nhà đầu tư nước ngồi tại Việt nam có tiềm lực mạnh nhất về nguồn vốn.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh BHNT của Prudential Việt nam
a. Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian qua:
bảng 1.1 - kết quả hoạt động kinh doanh của Prudential:


Chỉ tiêu

1999

2000

2001

2002

2003


06/04

2

5

12

20

64

65

Tổng số nhân viên (người)

80

352

675

101

1,203

1,22

Tổng số đại lý (người)


21

687

1,701

36,41

37,95

8

0

0

257

830

1,635

2,579

1,450

0

10


102

85

756

677

0

2,8

11

19,4

31,7

24,4

0

0

0

0,1

57,2


72,7

Tổng số trung tâm và điểm
phục vụ khách hàng

Tổng số doanh thu phí bảo
hiểm (tỷ đồng)
Tổng sồ trường hợp đền bù
quyền lợi bảo hiểm
Tổng số tiền đền bù bảo
hiểm (tỷ đồng)
Tổng số tiền chi trả quyền lợi
bảo hiểm Phú – Tích lũy Định

36,998

kỳ (tỷ đồng)
Kể từ năm 1999, năm đầu tiên được cấp phép hoạt động đến nay, Prudential Việt Nam đã
3 lần điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Mở đầu với số vốn 12 triệu USD, Prudential Việt nam đã
lần lượt tăng lên 40 triệu (06/2001), 61 triệu (10/2002) và 75 triệu USD (11/2003) - với số
vốn này Prudential Việt nam khơng chỉ là doanh nghiệp có vốn đầu tư n ước ngoài lớn nhất
trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng mà cịn là một trong những nhà đầu tư n ước
ngồi có tiềm lực mạnh nhất về nguồn vốn.
Biểu đồ 1.1

Biểu đồ 1.2

Về lượng khách hàng, ngay từ khi đặt chân vào thị trườngViệt nam, Prudential đã gặt hái
những thành công thần kỳ.



Tháng 3/2000

10,000



Tháng 12/2000

100,000




Năm 2002

1,000,000



Năm 2003

1,600,000

 Tháng 03/2000 10,000
 Tháng 12/2000 100,000
Năm 2002 1,000,000
Năm 2003 1,600,000
Sau gần 5 năm hoạt động, Prudential đã thu hút được trên 1.8 triệu khách hàng với tổng

doanh thu ước đạt gần 7,000 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2004 này được đánh giá là giai đoạn thành công và làm ăn hiệu quả trong
hồn cảnh khó khăn nhất của Tập đoàn Prudential. Tổng doanh thu từ hoạt động kinh
doanh bảo hiểm tăng 13% so với nửa đầu năm 2003, trong đó lợi nhuận đạt được từ hoạt
động kinh doanh tăng 55%. Song song với việc phát triển thần kỳ này, để tạo thuận lợi cho
khách hàng trong giao dịch, Prudential đã không ngừng thành lập và mở rộng mạng lưới
phục vụ khách hàng thơng qua ba hình thức:


Hệ thống trung tâm phục vụ khách hàng



Hệ thống văn phòng tổng đại lý



Hệ thống thu phí bảo hiểm tại nhà

• Hệ thống Trung tâm Phục vụ Khách hàng
• Hệ thống Văn phịng Tổng đại lý
• Hệ thống thu phí bảo hiểm tại nhà
Hiện nay, Prudential Việt nam có 23 Trung tâm Phục vụ Khách hàng và 42 Văn phòng Tổng
đại lý tại 45 tỉnh thành trên cả n ước. Ngoài ra, Prudential cịn tổ chức thu phí bảo hiểm tại


nhà tại 7 địa phương khác. Tổng số nhân viên và đại lý cũng tăng lên rất nhanh với gần
37,000 đại lý và hơn 1,200 nhân viên


Theo Bộ Tài Chính, Prudential Việt nam là một trong những doanh nghiệp tài chính
có vốn đầu tư n ước ngồi thực hiện nghiệm túc nhất về tiến độ góp vốn. Bộ Tài
Chính cũng khẳng định rằng, sau năm năm hoạt động tại Việt nam, bằng kinh nghiệm lâu
năm trong lĩnh vực vảo hiểm nhân thọ và đầu tư tài chính cộng với tiềm lực tài chính vững
mạnh của tập đồn Prudential tồn cầu, Prudential Việt nam đã chú trọng đầu tư vào cơ sở
hạ tầng mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm,… đồng thời khơng
ngừng tìm kiếm và đẩy mạnh các chương trình đầu tư tài chính một cách hiệu quả. Điều
này không chỉ mang lại lợi ích cao cho khách hàng của Prudential Việt nam mà cịn mang
lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế Việt nam.
Prudential được các cơ quan chính quyền và cơng luận nhìn nhận, đánh giá cao. Bằng khen
của UBND Tp. HCM, Đà nẵng, Hải Phịng, Cần Thơ,… về những đóng góp của Prudential Việt
nam trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương là những minh chứng cho sự công
nhận này. Đặc biệt, Prudential là doanh nghiệp duy nhất trong ngành BHNT Việt nam giành
giải thưởng Rồng Vàng 2003 và là một trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu nhất của khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Prudential
Việt nam vinh dự được nhận giải thưởng Rồng Vàng với danh hiệu: “Dịch vụ được người
tiêu dùng ưa chuộng nhất”. Giải thưởng này do Thời báo Kinh tế Việt nam và Economic
Times bình chọn cùng với một Ban giám khảo uy tín gồm các thành viên là đại diện từ các
cơ quan quản lý của chính phủ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ
thương mại và đại diện của Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật Việt nam.
b. Đánh giá vị thế cạnh tranh của Prudential tại thị trường Việt nam
Theo Vụ B ảo hiểm thuộc Bộ Tài chính, tốc độ t ăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân
thọ đã chững lại trong sáu tháng đầu năm 2004 với mức tăng trưởng chỉ đạt 17% so với
cùng kỳ năm ngoái.


Trong 6 tháng đầu năm 2004, giá tiêu dùng liên tục tăng cùng với sự biến động của giá
vàng và ngoại tệ ảnh hưởng đến những quyết định sử d ụng các khoản tiền tiết kiệm để
mua sản phẩm bảo hiểm dài hạn cùa người dân. Số hợp đồng khai thác mới phát triển
chậm lại, đạt hơn 400.000 hợp đồng, chỉ bằng 41% so với năm 2003.

Tính đến cuối tháng sáu, thị trường có 3,17 triệu hợp đồng có hiệu lực, với tổng doanh thu
phí đạt 3.346 tỉ đồng, trong đó Bảo Việt chiếm 43,3%, Prudential 41%, Manulife 9,1%, AIA
3,8% và Bảo Minh CMG 2,8%. Tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động để đầu
tư trở lại nền kinh tế trong sáu tháng qua đạt 17.565 tỉ đồng
Bảng 1.2 – thị phần các công ty BHNT VN ước tính qua 6 tháng đầu năm 2004:
Chỉ tiêu/ DN
Doanh
thu

Bảo Việt
1,465,505

Bảo Minh
95,000

Prudential
1,358,000

Manulife
304,000

AIA
128,000

đồng)
Số hợp đồng khai

159,718

15,000


156,600

32,800

36,400

thác mới
Số hợp đồng hiệu

1,625,273

70,500

1,032,000

244,300

170,000

(tỉ

lực
Nguồn: Vietnam Net 14/7/2004
Biểu đồ 1.7 - thị phần các công ty BHNT tính theo doanh thu



Trong số các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, chỉ có Cơng ty Bảo hiểm quốc tế Mỹ
(AIA) có số hợp đồng khai thác mới tăng trong nửa đầu năm 2004 (ước 36.400 hợp đồng so

với 28.382 của sáu tháng đầu năm 2003. Số liệu sáu tháng đầu năm nay là ước tính, có tính
tương đối để tham khảo; số liệu năm ngoái là của Bộ Tài chính).
Ở các cơng ty khác như B ảo Việt Nhân thọ, Bảo Minh CMG, Prudential, Manulife số hợp
đồng khai thác mới sáu tháng đầu năm 2004 đều giảm từ 15 - 30% so với nửa đầu năm
2003. Mức giảm mạnh nhất thuộc về Prudential, từ 240.812 hợp đồng xuống 156.600 157.000 (ước tính); Bảo Minh CMG từ 21.310 xuống khoảng 15.000 - 16.000. Bảo Việt Nhân
thọ và Manulife có mức giảm thấp hơn.


Bảo Việt Nhân thọ hiện vẫn đang dẫn đầu thị trường cả v ề doanh thu và số hợp đồng còn
hiệu lực. Doanh thu nửa đầu năm 2004 của Bảo Việt Nhân thọ ước đạt 1.465 tỉ đồng với
gần 1,63 triệu hợp đồng còn hiệu lực. Thị phần của Bảo Việt Nhân thọ tính theo doanh thu
bằng 43,6% tồn thị trường, tăng 2,1% so với cuối năm 2003. “Đại gia” này cũng chiếm
khoảng 52% thị phần tính theo số lượng hợp đồng còn hiệu lực, tăng 0,6% so với mức
51,4% của năm ngoái.
Để giành thêm và giữ thị phần, các công ty bảo hiểm không ngừng đưa ra sản phẩm mới,
đồng thời liên kết với các ngân hàng để tạo kênh phân phối sản phẩm rộng khắp như
Manulife hợp tác với Ngân hàng Đông Á; Prudential với Vietcombank, Á Châu; Bảo Việt Nhân
thọ v ới Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn…
Người mua bảo hiểm bây giờ có thể đóng phí bảo hiểm qua máy ATM hay trích từ tài khoản
ở ngân hàng. Việc sút giảm hợp đồng mới tuy chưa ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu hiện
tại của các doanh nghiệp bảo hiểm nhờ s ố h ợp đồng còn hiệu lực đã được ký kết từ những
năm trước. Nhưng về lâu dài, nó sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu của những năm sau,
và qua đó đến lợi nhuận của các cơng ty và quyền lợi của khách hàng.
Kết luận:
Sau bốn năm tăng trưởng nhảy vọt của tất cả các công ty BHNT mà thành công nhất là
Prudential, tốc độ khai thác hợp đồng mới của năm 2004 đã hạ thấp dần. Thị trường BHNT
Việt nam trong những tháng đầu năm 2004 đã phát triển với một tốc độ bình thường so với
những năm trước. Giai đoạn phát triển đều đặn này cũng là một cơ hội cho công ty
Prudential Việt nam củng cố lại những cơ cấu nội bộ quan trọng để có thể mang lại cho
khách hàng những dịch vụ tài chính hồn hảo hơn.

Để nối tiếp thành cơng vượt bậc đã đạt được và để đẩy mạnh một giai đoạn phát triển mới,
Prudential Việt nam cần phải tiếp tục xây dựng những chiến lược kinh doanh mới, đầy tính
sáng tạo dựa trên những đặc tính của thị trường BHNT Việt Nam và tận dụng sự hỗ trợ
mạnh mẽ của Prudential Châu Á. Đó là một nhiệm vụ bao quát và khó khăn, cần sự quyết
tâm, đồng lòng, nỗ l ực của ban giám đốc công ty và của từng thành viên.



×