Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 58 trang )

1

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
TRUNG TÂM GIAO DỊCH THÔNG TIN CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
----------------o0o----------------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC
TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ

Người viết chuyên đề: Ks. o Ngc Quang

Hà nội, tháng 12/2010

MC LC
BO CO CHUYấN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trang


2
ĐẶT VẤN ĐỀ

4

I. TỔNG QUAN NGHÀNH

7


1. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nơng nghiệp của
Việt Nam

7

2. Ơ nhiễm mơi trường,thối hố đất nơng nghiệp

9

3. Những điều kiện thuận lợi để sản xuất phân hữu cơ sinh học

10

3.1.Nguyên liệu và canh tác nông nghiệp từ sản phẩm phân bón

10

Hữu cơ
3.2 Cơng nghệ và chất lượng sản phẩm

11

3.3.Mơi trường và giá thành

15

4. Những khó khăn để sản xuất phân hữu cơ sinh học

17


4.1. Thị trường và cạnh tranh

17

4.2. Nhận thức và thói quen sử dụng phân bón

21

II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

23

1. Dự báo thị trường sử dụng phân bón

23

2. Xuất khẩu và nhập khẩu phân bón

25

III .CƠNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG NGHÀNH
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH

26

1. Sản xuất phân bón theo cơng nghệ hố học

26

2. Sản xuất phân bón theo cơng nghệ Sinh học


27

2.1 Cơng nghệ sản xuất phân hữu cơ sinh học từ CTR từ
rác thải sinh hoạt và phế thải nông nghiệp

28

2.2. Công nghệ sản xuất phân bón từ nguồn nguyên liệu

27

khai thác

39

IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG GIÁ THÀNH PHÂN BÓN

44

1. Nguyên liệu và giá thành

44

2. Cơng nghệ sản xuất phân bón

46

3. Quản lý và bình ổn mặt hàng phân bón


47

V.CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN

47

1.Chính sách khuyến khích đầu tư,phát triển nghành phân bón

48

2.Quản lý sản xuất và kinh doanh phân bón

48

BÁO CÁO CHUN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BĨN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


3
3. Chương trình phối hợp

49

VI.CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU

50

VII. CÁC SỰ KIỆN TIÊU BIỂU CỦA NGÀNH NĂM 2009- 2010

54


1.Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Cơng ty cổ

54

phần
2. Cơng ty Phân bón Bình Điền

55

VIII. KẾT LUẬN

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

ĐẶT VẤN ĐỀ
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BĨN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG


4
Thống kê của Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn cho thấy, nước ta cịn
khoảng chín triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai
trên tồn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và hai triệu ha đất đang
được sử dụng bị thối hóa nặng. Bộ Nơng nghiệp&Phát triển nơng thơn đánh giá độ
phì nhiêu của đất đang có nguy cơ bị giảm xuống hoặc bị thối hố nghiêm trọng do
xói mịn, rửa trơi, đá ong hố, chua mặn hố…

Tỷ lệ bón phân N : P2O5 : K2O trung bình trên thế giới là 100 : 33 : 17, còn
ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và kali nghiêm trọng. Việt Nam phấn đấu đến
2010 đất nông nghiệp sẽ đạt 10 triệu ha, trong đó có 4,2 - 4,3 triệu ha lúa, 2,8 - 3
triệu ha cây lâu năm, 0,7 triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo cung ứng
48 - 55 triệu tấn lương thực (cả màu); Đất lâm nghiệp đạt 18,6 triệu ha (50% độ che
phủ), trong đó có 6 triệu ha rừng phịng hộ, 3 triệu ha rừng đặc dụng, 9,7 triệu ha
rừng sản xuất; Cảnh quan tự nhiên (chủ yếu là sông, suối, núi đá,...) còn 1,7 triệu
ha.
Tài nguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể. Nếu như năm 1943 Việt Nam có
tỷ lệ che phủ của rừng là 43%, sau nhiều nỗ lực khắc phục các nguyên nhân mất
rừng suốt 60 năm qua, tỷ lệ che phủ hiện nay mới chỉ là 37,6%.Rừng bị mất làm
tăng diện tích đất hoang hố, kéo theo sự giảm sút đáng kể các hệ sinh thái, làm suy
thoái vùng đầu nguồn.Cùng với sự suy giảm của rừng, ơ nhiễm nguồn nước ngày
càng tăng do tình trạng lạm dụng hố chất trong nơng nghiệp, do quản lý chất thải
công nghiệp và sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh môi trường.Tài nguyên nước ngầm
đang bị cạn kiệt dần về số lượng, suy giảm về chất lượng. Nguy cơ thiếu nước trong
những thập kỷ tới rất cao. Ngoài ra sự cố nứt đất và trượt lở đất cũng xảy ra ngày
một nghiêm trọng hơn, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc và miền
Trung.
Trong gần 40 năm qua, q trình hoang mạc hố do cát di động rất nghiêm
trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động. Ở các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ, thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khơ, lượng mưa
trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700 mm (vùng nóng hạn nhất là
Ninh Thuận và Bình Thuận).

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


5

Việt Nam hiện tại vẫn là một quốc gia có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp.
Rất nhiều loại nông sản của Việt Nam có sản lượng xuất khẩu đứng hàng đầu thế
giới.
Hiện nay, để đảm bảo chiến lược an tồn thực phẩm, các nước đang phát triển
có xu hướng sử dụng ngày càng tăng lượng phân bón hóa học NPK. Theo tính tốn
thì đến năm 2020, các nước châu Á sẽ sử dụng trên 250 kg NPK/ ha, với mức này
so với mức sử dụng trung bình của thế giới thì đã gia tăng lượng sử dụng NPK lên
gấp 2 lần.
Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung của các nước châu Á. Ngồi ra việc
sử dụng phân bón hóa học với lượng cao để nhắm vào mục tiêu gia tăng năng suất
các loại nơng sản đang là thói quen của người nông dân trong mấy thập kỷ vừa qua.
Đặc biệt, việc sử dụng quá nhiều phân đạm (N) tới mức lạm dụng đã làm tăng dần
sự mất cân đối giữa các dưỡng chất trong đất. Điều này sẽ dần hình thành các yếu tố
dinh dưỡng hạn chế đến năng suất và chất lượng nông sản. Mặt khác, việc sử dụng
quá cao lượng N sẽ gây khó khăn trong việc bảo quản nơng sản cũng như việc tích
lũy hàm lượng NO trong rau và các loại cây thực phẩm sẽ là nguy cơ đe dọa sức
khoẻ của con người và vật nuôi.
Một điều cần lưu ý khi sử dụng gia tăng lượng NPK thì lâu dài sẽ xảy ra hiện
tượng hiệu lực của chúng sẽ suy giảm. Điều này dễ hiểu khi chúng ta thấy hàm
lượng chất hữu cơ trong đất nơng nghiệp ở nước ta cịn ở mức từ trung bình đến quá
thấp. Vì vậy việc sử dụng phân hữu cơ đúng phương pháp sẽ khắc phục được sự
mất cân đối dinh dưỡng trong đất, gia tăng hiệu quả của phân hóa học, giảm thiểu
sự ơ nhiễm mơi trường và đặc biệt là việc gia tăng chất lượng nơng sản, đảm bảo
tính bền vững của nơng nghiệp. Nhất là trong xu thế hiện nay, việc sản xuất nông
sản hữu cơ đang được quan tâm ở các nước phát triển, vì vậy việc sử dụng nguồn
hữu cơ thiên nhiên và phân hữu cơ chế biến sẽ đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước
và đảm bảo việc mở rộng, ổn định thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Sản xuất nông nghiệp của nước ta đang quá lạm dụng phân đạm hóa học và là
sự can thiệp thơ bạo nhất vào chu trình tuần hồn tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy
chỉ có 40-50% lượng đạm bón được cây hấp thu, phần cịn lại gây ơ nhiễm mơi

trường đất, nước, khơng khí..Trước nguy cơ đất đai bị thối hóa do lạm dụng quá
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BĨN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG


6
nhiều phân và thuốc bảo vệ thực vật hóa hợp. Bên cạnh đó, ơ nhiễm mơi trường tại
nước ta đã gia tăng, tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước, đất, kéo tỷ lệ bệnh
nhân,thoái hoá đất canh tác ngày càng tăng.Ngồi ra, một trong những tác động lên
mơi trường và sức khỏe cộng động là việc lạm dụng các sản phẩm hóa học sử dụng
trong nơng nghiệp…
Để cải thiện năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập, duy trì độ phì nhiêu cho
đất, bảo vệ mơi trường sinh thái là rất cần thiết, việc sử dụng các loại phân bón hữu
cơ như phân chuồng, phân xanh, phân ủ vi sinh vật từ các nguồn nguyên liệu sẵn có
thay thế,kết hợp một phần phân hóa học để bón cho cây trồng, vừa giúp tăng năng
suất cây trồng, đồng thời góp phần cải tạo đất,bảo vệ được môi trường sinh thái rất
tốt. Sản xuất phân HCSH từ nguồn chất thải hữu cơ sẽ tận dụng được nguồn nguyên
vật liệu rẻ tiền của địa phương,giảm thiểu chất thải bảo vệ môi trường và giảm được
chi phí trong sản xuất nơng nghiệp.
Mặt khác chất thải rắn ở Việt Nam đang là mối lo của các nhà hoạch định mơi
trường ,nhưng thành phần của nó rất có tiềm năng đối với việc chế biến phân
compost,là góp phần giảm nhập khẩu phân bón,nằm trong chiến lược phát triển
nghành . Cũng như việc khai thác than bùn ngày càng cạn kiệt , các bái khai thác
bừa bãi khơng có sự hồn ngun ảnh hưởng mơi trường như sụt lở đất , ô nhiễm
môi trường đất , nước khơng khí . Do đó việc sử dung chất thải hữu cơ làm phân
bón HCSH từ rác thải như múi tên bắn 2 đích cung cấp phân bón phát triển nông
nghiệp hữu cơ bề vững bảo vệ môi trường .
Tỷ lệ chất hữu cơ trong chất thải sinh hoạt nhất là trong rác thải nông thôn và
phụ phẩm nông nghiệp cao là yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện chế biến chất thải
thành phân compost mà nhờ đó có thể giảm thiểu được chi phí tiêu huỷ nếu như sản

xuất được các loại phân bón phù hợp với các điều kiện thị trường, ví dụ để sử dụng
trong nơng nghiệp và cho các đối tượng cộng đồng khác. Cùng với việc thúc đẩy
phát triển thị trường phân compost và thực hiện thành cơng phân loại chất thải tại
nguồn thì chắc chắn hiệu quả triển khai các cơ sở chế biến phân compost tập trung
sẽ tăng lên đáng kể.
Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập tới cơng nghệ xử lý chất thải hữu
cơ làm phân bón hữu cơ sinh học,một việc làm có giá trị cho lợi ích mơi trường,tái
tạo sản phẩm,cân bằng sinh thái và hạn chế tình trạng lạm dụng phân bón hố học
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


7
trong nông nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên báo cáo khơng tránh khỏi thiếu sót mong
được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học , Doanh nghiệp.

I. TỔNG QUAN NGHÀNH
1. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nơng nghiệp của Việt Nam
Phân bón hố học có vai trị vơ cùng quan trọng trong nơng nghiệp cũng như
trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo trên thế giới. Theo tổ chức nông lương thế giới
(FAO), phân bón hố học đã giúp tăng thêm trên 50% sản lượng lương thực trong
100 năm qua. Cũng chính nhờ phân bón hố học mà con người đã đáp ứng phần lớn
nhu cầu lương thực và giảm tỷ lệ đói nghèo trong những năm qua. Tuy vậy trong
thực tế cây trồng chỉ sử dụng được một phần nhỏ phân bón, trong khi phần thất
thốt này đã làm tăng lượng phân bón phải sử dụng và là tác nhân gây ô nhiễm mơi
trường.
Phân hóa học là loại phân bón chủ lực, cung cấp các chất dinh dưỡng đa
lượng: Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K2O) cho cây trồng, là những yếu tố quyết định
tới năng suất và chất lượng nông phẩm.
Trong nước hiện chỉ sản xuất và cung cấp 3 loại phân bón: Đạm urê do nhà

máy đạm Phú Mỹ và nhà máy phân đạm Hà Bắc cung cấp đáp ứng được 50% nhu
cầu và đang đầu tư xây dựng hoàn thiện phân Lân NPK do cơng ty supe photphat và
hố chất Lâm thao,supe photphat Long Thành,Cơng ty cổ phần Phân Lân Ninh
Bình, Công ty cổ phần Phân Lân nung chảy Văn Điển cung cấp đáp ứng được 2/3
nhu cầu và cuối cùng là phân NPK phối trộn.Như năm 2010, tổng nhu cầu phân bón
trong cả nước cần khoảng 9 triệu tấn, trong khi đó sản xuất trong nước chỉ đạt 6
triệu tấn, phần còn lại phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.Từ nay đến hết 2010, mỗi
năm nước ta sẽ phải nhập khoảng trên 500 nghìn tấn phân bón như: DAP, lân, kali
và việc nhập khẩu chỉ có khả năng chấm dứt vào năm 2020 khi các nhà máy trong
nước sản xuất đủ lượng phân bón theo nhu cầu của thị trường. Trước tình hình đó,
ngành nơng nghiệp nước ta đang nghiên cứu ứng dụng các loại phân bón thay thế
DAP như NPK, NEB 26,phân bón hữu cơ sinh học (HCSH)… nhằm giảm sử dụng
phân hoá học trong sản xuất.
Bảng 1.Nhu cầu phân bón trong nước từ các năm 2007- 2010
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


8
Nhu cầu phân bón các loại
(1.000 tấn/năm)
TT

Năm

Sản xuất trong nước
(số liệu của TCTK các
năm 2007-2010)

Nhập khẩu (số liệu của

TCTK năm 2010)

1
2
3
4

2007
2008
2009
2010

2.300
2.700
4.700
6.000

3.800
3.042
3.518

1.9

Tổng cộng
(1.000 tấn/năm)

6.100
5.742
8.500
9.000


(8 tháng đầu năm)

Ghi chú

Dự kiến NK 3Tr
tân

Dự thảo Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt
hàng phân bón giai đoạn 2010 - 2020, có xét đến năm 2025 tổng vốn đầu tư cho cả
hai hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng phân bón trong giai đoạn này vào
khoảng 56.872 tỷ đồng. Theo đó, vốn cho hệ thống sản xuất giai đoạn 2010-2015
khoảng 19.617 tỷ đồng, xây dựng một số cơng trình chính như: nhà máy đạm tại
Thanh Hóa cơng suất 560.000 tấn/năm, nhà máy phân lân nung chảy tại Lào Cai,
200.000 tấn/năm, nhà máy amơn sulfat tại Hải Phịng 300.000 tấn/năm, nhà máy
DAP số 2 tại Lào Cai 330.000 tấn/năm và một số nhà máy khác. Tổng nhu cầu vốn
cho hệ thống sản xuất phân bón giai đoạn 2010-2020 là 56.212 tỷ đồng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường phân bón trong nước cũng như giảm chi
phí nhập khẩu phân bón, thủ tướng chính phủ ra quyết định Số 207/2005/QĐ-TTg
ngày18 tháng 8 năm 2005 phê duyệt chiến lược phát triển nghành hoá chất Việt
Nam đến năm 2020 “Tận dụng các loại phế thải để sản xuất phân hữu cơ sinh học,
góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường chủ động nhập khẩu các chủng vi sinh vật
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


9
hữu ích để sản xuất phân hữu cơ sinh học và phân theo nhu cầu sử dụng” và quyết
định số 343/2005/QĐ-TTg ngày 26-12-2005 Các sản phẩm phân bón: đầu tư chiều
sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các nhà máy sản xuất phân lân, phân NPK,

phân hữu cơ sinh học, phát triển đa dạng các loại phân hỗn hợp, nâng cao hàm
lượng dinh dưỡng, phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Tập trung
vốn đầu tư các nhà máy sản xuất phân đạm từ khí thiên nhiên và từ than, một số nhà
máy sản xuất NPK theo công nghệ tiên tiến, nhà máy sản xuất DAP. Đảm bảo cung
ứng được 6-7 triệu tấn phân bón các loại/năm cho sản xuất nơng nghiệp.
2. Ơ nhiễm mơi trường,thối hố đất nơng nghiệp
Như trên đã đề cập Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng về sản xuất nông
nghiệp, từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có
dự trữ và còn xuất khẩu (đặc biệt là lúa gạo) nước ta đứng vào hàng thứ hai trên thế
giới,nhưng mặt trái của thành tích đó chúng ta phải thừa nhận là đang q lạm dụng
việc sử dụng phân bón hố học gây mất cân bằng sinh thái và thoái hoá đất canh
tác.Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho
con người.
Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt
động đô thị hố như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất
lượng đất ngày càng bị suy thoái.Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài
nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Nhiều thế kỷ trước đây, chất lượng đất Việt Nam được đánh giá thuộc top
đứng đầu về độ phì nhiêu màu mỡ. Rất đáng tiếc, những năm gần đây, chất lượng
đất Việt Nam diễn ra trái chiều so với trước đây. Đất bị thối hố khơng ngừng tăng
lên và hiện thời đang ở trong tình trạng báo động. Khơng thể khơng lo ngại,khi biết
rằng có hơn 40% đất nơng lâm nghiệp trên địa bàn cả nước bị thoái hoá,tại thời
điểm đầu năm 2006, các địa phương trong cả nước cấp xỉ 9,35 triệu ha đất nơng
nghiệp bị thối hố. Hiện trạng đất thoái hoá giống như một căn bệnh nan y, càng về
sau càng trở nên nghiêm trọng.

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



10

Hình1. Thối hố đất nơng nghiệp

Hình2.Cải tạo đất thối hố

Để giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trường từ nguồn chất thải rắn,đồng thời
tái tạo sản phẩm hữu ích(phân bón HCSH),cân bằng sinh thái mơi trường Chính
Phủ ra Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 về ưu đãi, hỗ trợ
hoạt động bảo vệ mơi trường,trong đó có sản phẩm phân bón HCSH được tái tạo từ
nguồn chất thải rắn sinh hoạt, được trợ giá trong quá trình sản xuất và lưu thông từ
nhà máy tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
3. Những điều kiện thuận lợi để sản xuất phân hữu cơ sinh học
3.1.Nguyên liệu và canh tác nơng nghiệp từ sản phẩm phân bón Hữu cơ
Ở các nước trên thế giới, nông dân từ lâu đã trồng trọt theo phương thức hữu
cơ, trong khi đó canh tác hữu cơ theo hiểu biết quốc tế lại khá mới đối với Việt Nam
Lịch sử quá trình ủ compost đã có từ rất lâu, ngay từ khi khai sinh của nơng nghiệp
hàng nghìn năm trước Cơng ngun, tại Ai Cập từ 3.000 năm trước Công
nguyên,người Nhật,Trung Quốc và người Việt nam ta đã sử dụng compost làm phân
bón trong nông nghiệp từ nhiều thế kỷ trước,như là một q trình xử lý chất thải
nơng nghiệp. Tháng 12/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành
các tiêu chuẩn cơ bản cấp quốc gia đối với sản xuất theo hình thức hữu cơ, có thể áp
dụng làm quy chiếu cho các nhà sản xuất, chế biến và những người khác quan tâm
đến các sản phẩm hữu cơ dành cho thị trường trong nước. Dự án Phát triển Khuôn
khổ cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam do Tổ chức Phát
triển nông nghiệp Châu Á – Đan Mạch (ADDA) tài trợ và do Hội Nông dân Việt
Nam thực hiện là một trong những dự án phát triển hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.
Canh tác Nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh
thái nơng nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BĨN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG


11
nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản
xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, khơng độc hại, và có chất lượng cao… Ngồi ra,
nơng nghiệp hữu cơ cịn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất,
củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng,
bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa
và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương,…
Lợi thế của nước ta là lượng chất hữu cơ phát sinh hàng năm rất lớn và được
liên tục tái tạo: rơm, rạ… không dưới 15 triệu tấn; 2,5 triệu tấn bã mía; 250.000 tấn
bã bùn sau khi ép mía; 250.000 tấn mật rỉ; lục bình (bèo tây) phát triển rất nhanh, có
thể đạt trên 150 tấn/ha/năm. Ngồi việc lấy cọng phơi khơ làm đồ thủ cơng mỹ nghệ
xuất khẩu, các phần cịn lại đem băm, ủ làm phân hữu cơ, bởi trong bèo tây có đến
16 chất dinh dưỡng vơ cùng cần thiết cho cây trồng mà phân hóa học khơng có
được, hàng triệu tấn lá, cỏ các phế thải từ các loại cây ăn trái, cây lấy hạt như: cà
phê, ca cao, điều… đều có thể trở thành phân hữu cơ sinh học…
Ngồi các chất thải phụ phẩm nơng nghiệp chúng ta cịn một lượng chất thải
sinh hoạt khổng lồ phát sinh hàng năm từ các thị thành và rác thải Nông thôn trong
cả nước khoảng 13.000.000 Tấn nếu để xử lý chế biến thành Compost ta được một
khối lượng phân bón lớn không phải nhập khẩu mà đem lại một hệ sinh thái bền
vững cho đất nước.
3.2 Công nghệ và chất lượng sản phẩm
Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2004 Việt Nam Phát sinh
mỗi năm, có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau ở
Việt Nam. Khoảng hơn 80% số này (tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là chất thải
phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh. Hàm lượng
hữu cơ từ 50% cho đến 75% trong rác thải sinh hoạt

Bảng 2 : Thành phần rác thải ở các đô thị: Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hải phịng
Tính theo% khối lượng
TT
Thành phần
1
2
3
4
5

Hữu cơ
Giấy
Cao su và Da
Nhựa
Kim loại

Bắc Ninh
71,4
1,8
6,4
-

Đà Nẵng
66,6
5,9
0,6
20,6
0,2

Hải Phịng

74
3,3
12,3
-

BÁO CÁO CHUN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BĨN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


12
6
7
8

Vải -Dệt
Khoáng chất
Loại khác
Cộng

0,6
18,4
1,3
100

3,1
1,1
1,9
100

2,0

6,2
1,4
100

Nguồn : Báo cáo nghiên cứu khả thi : Quản lý chất thải rắn sử dụng mô hình CDM
tại thành phố : Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hải phịng tháng 2 năm 2008 do Tổng cơng ty
KAJIMA ( Nhật Bản) - Trung tâm ( CTC)thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia về cung cấp nước
sạch và môi trường

Triển khai nghị định 04/2009/N Đ-CP, cả nước xúc tiến các hoạt động công
tác bảo vệ môi trường: xây dựng một số khu xử lý chất thải tập trung cùng với việc
xây dựng các cụm điểm nhỏ làm Compost(hộ gia đình,cụm dân cư…),kết hợp việc
xây dựng một số nhà máy sản xuất phân bón vơ cơ theo chủ trương của quyết định
Số 207/2005/QĐ-TTg thì chắc chắn chúng ta khơng phải nhập khẩu phân bón của
nước ngồi
Năm 2001,Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã hỗ trợ cho một chương trình thử
nghiệm về thực hiện phân loại chất thải tại nguồn đối với chất thải từ các hộ gia
đình ở Gia Lâm, một quận ngoại thành Hà Nội do Xí nghiệp Mơi trường đơ thị Gia
Lâm thực hiện. Khoảng hơn 13.000 hộ dân thuộc 3 xã Sài Đồng, Đức Giang và Yên
Viên đã tham gia trong dự án thử nghiệm này từ năm 2001. Chất thải được phân
loại thành 2 loại chính là hữu cơ và vô cơ Chất thải hữu cơ sẽ được vận chuyển tới
bãi rác Kiêu Kỵ của Hà Nội để chế biến thành phân compost. Chương trình này khá
thành cơng do chỉ có 5% lượng chất thải được chuyển đến cơ sở chế biến phân là
các thành phần vô cơ. Các cư dân đơ thị có vẻ ít nhiệt tình hơn trong việc tham gia
các hoạt động phân loại chất thải tại nguồn. Một chương trình thử nghiệm tương tự
cũng đã được thực hiện ở Phường Phan Chu Trinh Quận Hoàn Kiếm, trung tâm Hà
Nội,Phường Nguyễn Du Quận Hai Bà trưng,Phường Giảng Võ Quận Ba
Đình,Phường Thành Cơng Quận Đống Đa.

Hình 3.Xử lý rác làm Compost cụm dân cư Hình 4.Nhà máy Xử lý rác làm Compost

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


13
Bảng 3. Hiện trạng của một số nhà máy chế biến phân compost tập trung ở Việt Nam

Nguồn

Địa điểm

Công suất

Bắt đầu hoạt

của nhà máy

(tấn/ngày)

động

140

1992;

Chất thải từ các

Đang hoạt động. Bán 3

Mở rộng năm 2002


khu chợ, đường

loại sản phẩm có chất

phố

lượng khác nhau với

Cầu Diễn, Hà
Nội

chất thải

Hiện trạng

hữu cơ

giá 800, 1200, and

Thành phố

250

2003

Nam Định
Phúc Khánh,
Thái Bình
Thành phố Việt


Chất thải sinh

2000 đ/kg.
Đang hoạt động. Cung

hoạt chưa phân

cấp phân compost sản

loại

xuất được miễn phí cho

75

2001

Khơng rõ

nơng dân
Đang hoạt động.

35,3

1998

Khơng rõ

Đang hoạt động. . Bán

3 loại sản phẩm có chất

Trì , tỉnh Phú

lượng khác nhau với

Thọ

giá 200, 250 and 900

Hóc Mơn,

240

Thành phố Hồ
Chí Minh
Phúc Hịa –

1982; đóng cửa năm

Chất thải sinh

đ/kg
Đóng cửa do khó bán

1991

hoạt chưa phân

sản phẩm


loại
30

Không rõ

Không rõ

Đang hoạt động.

50

2004 mở rộng C/S

Bùn, rác nạo vét

Đang hoạt động.

năm 2007 200T/ngày

được từ hệ thống

Tân Thành, Bà
Rịa-Vũng Tàu
Tràng Cát,
thành phố Hải

cống rãnh và chất

Phòng


thải sinh hoạt

Ninh Thuận

100

1998

chưa phân loại
Chất thải sinh

Đang hoạt động.

hoạt chưa phân

Thuỵ Phương,

159

2004

Huế (với công
nghệ seraphin)
Kiêu kỵ Gia

150

2008


loại
Chất thải sinh

Đang hoạt động. Bán

hoạt chưa phân

phân với giá 1100 đ/kg

loại

cho nông dân trồng cà

Chất thải từ các

phê và cao su.
Đang hoạt động.

khu chợ, đường

Lâm
Thái Bình

150 tấn/ng.đ

2005

phố
Chất thải từ các


Đang hoạt động.

khu chợ, đường

CtyViestaTP

600 -1.200

2009

phố
Chất thải sinh

Đang hoạt động.

hoạt chưa phân

HCM
Đông Vinh-

200 tấn/ng.đ

2004

loại
Chất thải sinh

Đang hoạt động.

hoạt chưa phân


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


14
Nghệ An,
Sơn Tây- Hà

loại

200 tấn/ng.đ

2008

Chất thải sinh

Đang hoạt động.

hoạt chưa phân

Nội
Quy Nhơn -

100 tấn / ngđ

Bình Định

2006


loại
Chất thải sinh

Đang hoạt động.

hoạt chưa phân

loại
Ngồi ra cịn một số nhà máy khác đang bắt đầu triển khai bằng các nguồn vốn ODA(Hội An,Hải Dương,Sơn La…), xã
hội hố về mơi trường(Kiên Giang,Sóc Trăng,Vĩnh Long,Tiền Giang, Đồng Tháp….)

Việc đề xuất một cơng nghệ thích hợp để xử lý các chất hữu cơ thành phân
bón hữu cơ sinh học chất lượng cao, thay thế được phân bón hóa học, nâng cao
năng suất cây trồng là một trong những vấn đề cần phải quan tâm và triển khai trong
tương lai.
Công nghệ xử lý rác làm phân compost ủ lên men bằng phương pháp sinh
học hiếu khí và kỵ khí:Cơng nghệ này có ưu điểm là giảm thiểu ô nhiễm,dễ thực
hiện,tiết kiệm quỹ đất và tận dụng được nguồn ngun liệu làm phân bón cho nơng
nghiệp.Từng gia đình, từng nhóm đều có thể tự sản xuất phân hữu cơ sinh học bằng
những phế liệu phát sinh trên mảnh đất, kênh rạch của mình trước hết là xử lý ô
nhiễm môi trường và phân hủy chất hữu cơ dễ bay hơi.
Phương pháp ứng dụng vi sinh vật rất quan trọng trong quá trình ủ compost.
Thực tế, hệ vi sinh vật cần thiết cho quá trình ủ compost đã có sẵn trong vật liệu
hữu cơ, tự thích nghi và phát triển theo từng giai đoạn của quá trình ủ compost. Các
thành phần bổ sung thơng thường có thể là sản phẩm sau ủ compost hay các thành
phần giúp điều chỉnh dinh dưỡng (C/N). Việc bổ sung các chế phẩm có bản chất là
vi sinh vật ngoại lai hay enzyme là khơng cần thiết mà vẫn có thể ủ compost thành
cơng. Kiểm sốt tốt các điều kiện mơi trường ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh
vật chính là nhân tố quyết định sự thành cơng của q trình ủ compost. Kiểm sốt
tốt q trình ủ compost cũng giúp giảm phát sinh mùi ô nhiễm và loại bỏ các mầm

vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy các giải pháp kỹ thuật trong công nghệ ủ compost hiện
đại đều hướng tới mục tiêu kiểm sốt tối ưu các điều kiện mơi trường cùng với khả
năng vận hành thuận tiện.
Chất lượng phân hữu cơ vi sinh, cần phải được kiểm nghiệm, phân tích khoa
học để xác định cụ thể lượng dinh dưỡng (NPK) cũng như các nguyên tố vi lượng
khác trong phân. Từ đó điều chỉnh hỗn hợp sao cho đạt chất lượng tốt nhất. tất
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


15
nhiên để trở thành hàng hóa cần phải có những trang thiết bị cần thiết như: máy
băm, máy nghiền, thiết bị đo độ ẩm, cân tạ, thiết bị sấy…
Chất lượng của phân HCSH ngoài chỉ tiêu chất hữu cơ, hàm lượng NPK cần
phải có các chỉ tiêu đặc trưng như: Acid Humic; các humate hoặc
polyhumate;polysaccarite; các Amino acids, Vitamin; các enzym vá các vi sinh vật
hữu ích.
- Phân HCSH có thể chỉ cần sử dụng với một liều lượng nhỏ nhưng vẫn đạt
được hiệu suất cao.
- Phân HCSH có dạng rắn và dạng lỏng, có loại dùng cho bón dưới đất và có
loại dùng xịt lên lá (Bón phân qua lá)
- Phân HCSH phải đảm bảo các chỉ tiêu về an tồn vệ sinh thực phẩm, an
tồn về mơi trường
Hiệu quả của các cơ sở chế biến phân compost tập trung có thể sẽ tăng lên
đáng kể. Các cơ sở chế biến phân compost tập trung là các nhà máy quản lý chất
thải quy mô lớn được xây dựng gần các khu đơ thị, là nơi cung cấp chính các loại
chất thải hữu cơ làm nguyên liệu đầu vào. Hiện nay ở Việt Nam đã có một vài cơ sở
thuộc dạng này đang hoạt động , nhưng hiện tại còn chưa có các số liệu đánh giá về
tính chi phí - hiệu quả của các nhà máy đang hoạt động này. Phân compost do các
nhà máy này sản xuất thường là có lẫn nhiều vụn thuỷ tinh, kim loại và do đó khó

tiêu thụ.
Ở nhiều nước châu Á khác các nhà máy chế biến phân compost tập trung
thường là bị thất bại do nguyên liệu đầu vào chủ yếu phụ thuộc vào nguồn chất thải
sinh hoạt lẫn lộn nhiều loại chất thải khác nhau. Do vậy, hiện nay ở Việt Nam đang
triển khai nhiều sáng kiến về phân loại chất thải tại nguồn. Ví dụ ở Hà Nội, chất thải
rắn từ chợ và các loại chất thải sinh hoạt gia đình đã được phân loại tại các khu vực
nghiên cứu(chương trình 3R), được sử dụng làm nguồn nguyên liệu sạch để sản
xuất phân compost .
3.3.Môi trường và giá thành
Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nguyên liệu thải bỏ mang lại lợi ích:
- Giảm tiền mua,nhập khẩu phân bón hóa học.

BÁO CÁO CHUN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BĨN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


16
- Có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực mơi trường, nâng cao độ màu
mỡ của đất, giảm ô nhiễm mơi trường…Đó chính là thiết thực góp phần “phát
triển nơng nghiệp bền vững”.Mặt khác đem lại hiệu quả kinh tế về mặt xã hội
cũng như giảm các chi phí khác.
Chế biến phân compost (phân hữu cơ) là một hình thức tái chế rất hữu hiệu
các chất thải hữu cơ và có tiềm năng để sản xuất các loại sản phẩm làm màu mỡ đất,
khơng gây ơ nhiễm và có khả năng làm tăng tỷ lệ tận thu các loại chất thải có thể tái
chế được. Chính vì thế mà phương thức này có thể góp phần quản lý hiệu quả hơn
chất thải rắn sinh hoạt đem lại lợi ích cho mơi trường và tái tạo thành sản phẩm
phân bón phục vụ nơng nghiệp
Lợi ích trước mắt của việc sản xuất phân compost từ phế phẩm nơng
nghiệp,rác thải đơ thị có lợi là làm cho đất ngày càng tơi xốp,biến chúng thành phân
bón sẽ giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, hạn chế khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính

gây ra sự biến đổi khí hậu: mưa, bão, ngập lụt, hạn hán, nước biển dâng cao…Đồng
thời tạo ra nguồn phân bón có thể thay thế 30 – 70% phân hóa học, với giá rẻ..
Ngược lại, nếu dùng phân hóa học, dùng lâu ngày đất sẽ bị chai cứng, bạc màu mất
dần các loại cơn trùng có ích trong đất, nên phải dùng ngày càng nhiều hơn, hậu quả
là dư lượng phân hóa học ngày càng nhiều trong rau, quả, lúa….. Khi đời sống xã
hội nâng cao, yêu cầu vệ sinh thực phẩm, dùng rau, trái cây... khơng có dư lượng
hóa chất cũng ngày càng cao. Do đó, yêu cầu thay dần phân bón, thuốc trừ sâu hóa
học bằng các sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học được đặt ra rất cấp thiết.
Song song đó, người dân được thu lợi từ việc giảm giá thành sản xuất từ việc
sử dụng phân compost ít tốn kém. Thơng qua đó,cơng tác bảo vệ môi trường được
đảm bảo khi các phế phẩm được xử lý và không phải đốt bỏ. Đồng thời, bảo vệ sức
khoẻ cả cộng đồng cũng như làm giảm quá trình biến đổi khí hậu. Sản xuất phân
bón HCSH có thuận lợi thực hiện đơn giản tại hộ gia đình,các cơ sở tập trung
xã,huyện,thị tứ và đáp ứng nguồn phân bón tại chỗ giảm chi phí vận chuyển,giá
thành phù hợp người tiêu dùng và hơn thế nữa là môi trường sinh thái tốt hơn(giảm
hiệu ứng nhà kính,chống sói mịn đất…)
4. Những khó khăn để sản xuất phân hữu cơ sinh học
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


17
4.1. Thị trường và cạnh tranh

Năm 2009 thị trường phân bón biến động phức tạp, nhất là cuối năm 2008,
đầu năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế tồn cầu, giá cả phân bón biến
động lớn ( Có lô hàng giá biến động xuống tới 70% chỉ trong vịng 3 tuần lễ). Các
chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng, nới lỏng tỉ giá hối đoái, …
của Nhà nước cũng đã tác động mạnh đến hoạt động SXKD nói chung và tác động
đến kinh doanh mặt hàng phân bón nói riêng.

Ngồi việc giá phân bón Quốc tế lên xuống thất thường khó xác định thì giá
phân bón trong nước bị chi phối bới hàng Phú Mỹ và hàng tiểu ngạch sang từ biên
giới Trung Quốc.
Mặt khác, năm 2009 thiên tai liên tiếp xẩy ra, hết bão lụt lại đến hạn hán, dịch cúm
gia cầm, cúm lợn, giá nông sản thấp… đã ảnh hưởng lớn đến sức mua
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, mặc dù năm 2010, lượng phân bón cung
cấp cho vụ đơng xn và vụ hè thu đủ, nhưng giá phân bón urê, NKP… vẫn có khả
năng tăng do tác động từ nhiều phía. Phân bón giả, kém chất lượng cũng được dịp
trà trộn “ăn theo” gây ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp sản xuất
Trên cả nước hiện có hơn 200 cơ sở sản xuất, nhưng số doanh nghiệp uy tín,
có thương hiệu đầu tư nhà máy 15 - 20 tỷ đồng để có sản phẩm chất lượng khơng
nhiều, trong khi đó, phân bón chất lượng thấp thường xuất phát từ các doanh nghiệp
quy mô sản xuất nhỏ, phương tiện đơn giản (máy trộn với cuốc, xẻng) với chi phí
25-30 triệu đồng. Phần lớn số này kinh doanh theo kiểu chụp giật, hoạt động thời
gian rất ngắn, làm ra hàng giả, kém chất lượng sau đó giải thể rồi lại thành lập
doanh nghiệp mới để tiếp tục làm giả. Để khắc phục tình trạng này, hầu hết các tỉnh,
thành trong cả nước đang dấy lên phong trào “phịng chống phân bón giả”. Tuy
nhiên, do chưa có sự thống nhất quản lý chặt chẽ nên công tác thanh tra, kiểm
nghiệm và đánh giá chất lượng phân bón đang gây nhiều tranh cãi.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân bón. Những loại phân bón
thường bị làm giả nhất là NPK, một loại phân bón tổng hợp, được sản xuất từ
nguyên liệu là các loại phân đơn, được nghiên cứu pha trộn từ nhiều nguồn dinh
dưỡng khác nhau để thích hợp với từng loại đất, loại cây trồng và từng thời kỳ tăng
trưởng của cây.
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


18
Song hành cùng hiện tượng phân bón giả thì cơng tác thanh tra, kiểm

nghiệm, chất lượng phân bón hiện nay chưa có sự thống nhất. Mỗi địa phương giao
cho một tổ chức khác nhau. Có địa phương giao cho Sở Nơng nghiệp-Phát triển
nơng thơn, có địa phương giao cho Sở Khoa học-Cơng nghệ, có địa phương thì lại
giao cho lực lượng quản lý thị trường… Điều này rất dễ dẫn đến cung cách làm việc
khác nhau, cách đánh giá cũng không nhất quán về một vấn đề hết sức nhạy cảm,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín doanh nghiệp và thị trường phân bón hiện
nay.Theo giới chun mơn, việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm, lưu mẫu và phân
tích mẫu rất cần được kiểm sốt chặt chẽ và có sự giám sát kỹ càng. Bởi đây là vấn
đề hết sức quan trọng, nó dễ dàng làm sai lệch kết luận của thanh tra. Các mẫu phân
bón do thanh tra cung cấp phải được các đơn vị có chức năng và đủ điều kiện tiếp
nhận để tiến hành phân tích mẫu. Đơn vị này phải là những đơn vị có kinh nghiệm
về phân tích các yếu tố về dinh dưỡng cây trồng, có đủ trang thiết bị để phân tích
theo tiêu chuẩn đã quy định đối với phân bón NPK, và các cán bộ phân tích phải
được định kỳ nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, vấn đề
cấp bách hiện nay mà hiệp hội đang tiến hành là tăng cường vai trị của mình trong
việc bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực hiện
tốt nhiệm vụ này, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có biện pháp cứng rắn đối
với các doanh nghiệp cố tình làm trái, đã tới lúc phải siết chặt công tác quản lý đối
với hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón. Nếu doanh nghiệp nào khơng có
phịng kiểm nghiệm, khơng đảm bảo tiêu chuẩn về thiết bị máy móc sản xuất và con
người thì phải buộc đình chỉ sản xuất.
Đối với các nhà phân phối phân bón cũng cần phải được kiểm tra, nếu bị phát
hiện tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng phải kiên quyết đình chỉ kinh doanh.
Riêng các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra thì phải lấy mục tiêu xây
dựng, chấn chỉnh quá trình sản xuất của doanh nghiệp làm nền tảng. Vì thế cần có
sự hợp tác với các đơn vị sản xuất trong việc phát hiện ra các trường hợp, các doanh
nghiệp có vấn đề về phân bón giả, kém chất lượng để qua đó tìm ra ngun nhân,
đưa ra biện pháp xử lý sao cho thích hợp.


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


19

Phân bón giả
Hiện nay do giá phân bón tăng cao nên số lượng các đơn vị làm hàng giả
cũng đang ngày càng nhiều hơn. hàng loạt thương hiệu phân bón lớn của Cty XNK
Hà Anh (Thanh Hoá); TSC (Cần Thơ); Vinacam (An Giang)... đều bị làm giả, gây
thiệt hại lớn cho doanh nghiệp,nhiều vụ án về làm phân bón giả như vụ án Cty CP
thương mại Tân Trường Sinh, HTX Bắc Băng Vương... đã có quyết định khởi tố
của Bộ Công an và VKSND. Mới đây, lực lượng cảnh sát điều tra tỉnh Bình Dương
đã bắt một cơ sở làm phân bón giả gắn tên các thương hiệu phân bón đang nổi tiếng
trên thị trường, và cơ sở này cũng đã tự in ln bao bì, nhãn mác của các thương
hiệu đó lên sản phẩm giả của mình. Một số tỉnh có tỷ lệ phân bón giả, kém chất
lượng cao như Vĩnh Long (37,03%), Tiền Giang (48,27%). Đặc biệt, có những tỉnh
tỷ lệ phân bón giả, kém chất lượng nhiều hơn phân bón thật như An Giang (63,6%),
Long An (55,5%). Tại một số tỉnh ở phía Bắc như: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và
các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh... cũng xảy ra tình trạng tương tự.Đây là
vấn đề hết sức nghiêm trọng, cần phải xử lý thật nghiêm khắc, vì phân bón giả sẽ
dẫn đến sự thiệt hại rất lớn, khơng những cho lợi ích của bà con nơng dân, mà cịn
ảnh hưởng đến cả uy tín của các doanh nghiệp, gây tác động xấu trên thị trường.
Tuy nhiên, việc phát hiện, bắt giữ và xử lý phân bón giả cịn q nhiều bất
cập. Đầu tiên là các văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, nghiêm minh
chưa cao. Đặc biệt, chưa có một văn bản có tính pháp lý cao để xử phạt lĩnh vực
này.Việc xử phạt phân bón giả chưa kiên quyết, phạt nhẹ nên thiếu tính răn đe, đề
phịng. Biện pháp mạnh nhất là thường xuyên kiểm tra đột xuất và kiểm tra ngay tại
các cơ sở kinh doanh phân bón.
Cần có chế tài mạnh để xử phạt

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


20
Hiện nay tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý và giám sát lĩnh vực phân
bón cịn nhiều bất cập. Thanh tra ngành trồng trọt cũng như tổ chức bộ máy ở các
địa phương chưa phải thanh tra chun ngành, lại khơng có chức năng kiểm tra, xử
phạt, nên các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón giả đã qua mặt. Mặc dù sản xuất
phân bón là ngành sản xuất, kinh doanh có điều kiện, nhưng việc cấp phép vẫn tràn
lan.
Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh
doanh và sử dụng phân bón.Khi cấp phép sản xuất phân bón thì cần phải tham vấn
ý kiến chun ngành về trồng trọt, phân bón ở địa phương. Các cơ sở sản xuất phân
bón phải có đủ cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trang thiết bị cần thiết như
phòng kiểm nghiệm và các quy định bắt buộc của Nhà nước đối với một cơ sở sản
xuất
Trước thực trạng đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2010/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
phân bón với mức phạt rất nặng từ 1-150 triệu đồng.
Một biện pháp quan trọng nữa là phải nâng cao năng lực lựa chọn phân bón
của người dân để làm giảm nạn phân bón giả.:bằng các buổi hội thảo chuyên đề lựa
chọn sử dụng phân bón hợp lý,các cách nhận biết phân bón giả,kém chất lượng….
Bảng 4.Các cơ sở,doanh nghiệp vi phạm

Số cơ
sở,doanh
TT


Năm

Số lượng

nghiệp làm

Xử lý vụ vi

phân tạm

phân bón

phạm

giữ và xử

giả,kém

Ghi chú

lý(tấn)

chất lượng
1
2
3

2008
2009
2010


61
5
110

61
5

2.000
1.000

Phân N,P,K
Phân bón VS

CHẤT LƯỢNG PHÂN BĨN GIẢ
1) Cty Phân bón Nơng nghiệp (Thủ Dầu Một – Bình Dương)
Sản phẩm

Kiểm tra tại

Chất lượng cơng bố

Chất lượng phân tích

BÁO CÁO CHUN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


21
NPK

NPK + TE

Lâm Đồng
Long An
Bến Tre

N-P-K: 14-8-6
N-P-K-SiO2: 30-1-0-23
N-P-K-SiO2: 30-1-0-23

N-P-K: 10,7-2,4-4,8
N-P-K-SiO2: 25,3-0-0-25
N-P-K-SiO2: 26,6-1,8-0,063

2) Cty Việt Tranh Đề (Quận 1- TP HCM)
Phân lân
IndoGuano

An Giang
Vĩnh Long

P2O5: 16%
P2O5: 16%

2,5%
13,3%

3) Cty Phân bón Lạc Hồng (Thủ Dầu Một – Bình Dương)
NPK
NPK+TE


Bà rịa Vũng tàu
Bà rịa Vũng tàu
Long An

N-P-K: 16-16-8-13S
N-P-K: 20-20-15+TE
N-P-K: 20-20-15+TE

N-P-K: 15,5-8,06-6,7
N-P-K: 14,5-9,9-17,3
N-P-K: 18-10,8-10,4

.

Bên cạnh việc đầu tư một lượng vốn lớn cho cả hai hệ thống sản xuất và phân
phối phân bón này, Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hoá cần làm thật tốt cơng tác quản lý chất lượng phân bón và nhất là khâu cấp
phép sản xuất cho các cơ sở nhỏ lẻ:
+ Ưu tiên đầu tư hạ tầng cho sản xuất phân bón.
+ Cơng tác kiểm sốt phân bón giả, kém chất lượng cần phải siết chặt,
nhất là phân bón hỗn hợp NPK.
+ Cơ sở đánh giá sự khác nhau giữa chất lượng phân bón NPK tạo hạt
bằng đĩa quay so với công nghệ sản xuất NPK bằng hơi nước.
+ Chính sách siết chặt việc sản xuất NPK bằng đĩa quay. Để hạn chế
tình trạng phân bón NPK kém chất lượng.
+ Hạn chế cấp phép một số cơ sở sản xuất NPK cơng suất nhỏ.
4.2. Nhận thức và thói quen sử dụng phân bón
Năng lực lựa chọn phân bón của người dân Việt Nam cịn thấp do trình độ và

thiếu vốn. Việc thiếu thông tin và thiếu tiền đã buộc người dân phải mua chịu ở các
đại lý và gặp nhiều sản phẩm kém chất lượng với giá rẻ hơn là điều dễ hiểu. Nhận
thức của người sử dung cũng như một số cán bộ chưa quên sử dung phân bón hưũ
cơ chế biến từ rác thải sinh hoạt cịn e ngại thành phần tạp chất có trong rác thải
Do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao, đòi hỏi con người sử dụng nhiều
biện pháp khác nhau để tăng năng suất sản lượng sản phẩm.Những hoạt động nhằm
mục đích kinh tế này cũng là nguyên nhân cơ bản làm ô nhiễm môi trường,ngành
nông nghiệp ở Việt nam hiện nay chủ yếu sử dụng phân bón hố học,vì thế dư
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


22
lượng các chất hoá học trong các loại phân này gây ô nhiễm môi trường đất,nước và
ảnh hưởng nhiều tới hệ vi sinh vật cũng như con người.Phải thừa nhận rằng nhu cầu
sử dụng phân hóa học tăng nhanh là xu thế tất yếu để bảo đảm lương thực thực
phẩm cho sự bùng nổ dân số trên hành tinh. Tuy nhiên, thói quen và việc lạm dụng
phân hóa học đã bộc lộ mặt trái của nó là gây ơ nhiễm mơi trường, làm suy thối độ
phì nhiêu đất, gia tăng tồn dư chất độc lên nông sản thực phẩm. Thực trạng này đã
xảy ra phổ biến ở phạm vi toàn cầu và trở thành nghiêm trọng ở các nước đang phát
triển.
Trước các mục tiêu vừa phải bảo đảm an ninh lương thực, vừa phải duy trì và
cải thiện độ phì nhiêu quỹ đất canh tác có hạn đồng thời khơng ngừng nâng cao chất
lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế và an tồn bền vững về mơi trường, nền nông
nghiệp thế giới đã mở ra theo hướng kết hợp nông nghiệp thâm canh cao với nông
nghiệp hữu cơ mà hạt nhân là ứng dụng cơng nghệ sinh học. Vì vậy, ngay sau thành
công của “cuộc cách mạng về công nghiệp phân hóa học” thì cuộc “cách mạng về
cơng nghệ sinh học” đang phát triển với gia tốc lớn trên quy mơ tồn cầu.
Ngành Cơng nghệ sinh học (CNSH) là tập hợp của nhiều ngành khoa học và
công nghệ nhằm tạo ra các quy trình cơng nghệ mới trong các lĩnh vực y tế, công

nghiệp và nông nghiệp ở quy mô lớn phục vụ cho đời sống, phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ mơi trường. Trong đó, ứng dụng cơng nghệ vi sinh để sản xuất phân
bón đã tạo ra một hướng đi mới trong chiến lược quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng
hợp.
Để giúp bà con nơng dân thấy được lợi ích và quen dần với việc sử dụng
phân bón hữu cơ sinh học, trước tiên cần tránh tình trạng độc quyền phân phối sản
phẩm như hiện nay, gây nghi ngại, khó khăn trong tiếp cận nguồn hàng với người
dân. Mặt khác, theo phản ánh của nhiều người, tuy tiết kiệm chi phí sản xuất, nhưng
giá thành phân bón vẫn cao, thậm chí có hiện tượng chênh lệch giá. Chưa có chính
sách khuyến khích, song điều khiến người dân chưa yên tâm sử dụng chủ yếu do kỹ
thuật sử dụng, pha chế và chăm bón phân hữu cơ sinh học phức tạp hơn, trong khi
đây mới là q trình thử nghiệm, do đó địi hỏi chú trọng tập huấn kỹ thuật cho
người dân.

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


23
Phân hữu cơ sinh học là sản phẩm phân bón được tạo thành thơng qua q
trình lên men vi sinh vật các lớp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau, có sự tác
động của vi sinh vật hoặc các hợp chất sinh học được chuyển hóa thành mùn. Trong
loại phân này có đầy đủ các thành phần là chất hữu cơ, có phối chế thêm tác nhân
sinh học như vi sinh, nấm đối kháng, bổ sung thêm thành phần vô cơ đa lượng NPK
và vi lượng.
Tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất, bà con trộn phân hữu cơ cùng các loại phân
nguyên liệu để bón lót hoặc bón thúc, sao cho cây trồng phát triển tốt nhất. Phân
phức hợp hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi bón trộn đều với
đất.
II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

1.Dự báo thị trường sử dụng phân bón
Phân bón là nghành hỗ trợ quan trọng trong nơng nghiệp,có mối liên hệ mật
thiết với tính mùa vụ và mật độ diện tích gieo trồng cây nông nghiệp. Ở nước ta,
cây nông nghiệp có diện tích gieo trồng lớn nhất và là cây lương thực chính của
nghành đó là cây lúa với diện tích gieo trồng tập chung tại hai vựa lúa chính của cả
nước là đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sơng Hồng.Vì thế,thị trường tiêu
thụ phân bón cũng phân hoá mạnh và tập trung tại hai thị trường miền Bắc và miền
Nam.
Nhu cầu sử dụng phân bón hàng năm vẫn ở mức khá cao: ure khoảng 2 triệu
tấn,phân Lân NPK ước tính vào khoảng 2,5 triệu tấn,phân Lân 1,3 triệu
tấn….nhưng các doanh nghiệp thuộc nghành chỉ đáp ứng được khoảng 50% còn lại
phải nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc,Nga,Hàn Quốc,indonesia …….Cá biệt có
những sản phẩm phải nhập 100% như DAP,Kali,SA.Thêm vào đó nguồn nguyên
liệu đầu vào để sản xuất phân bón chủ yếu là khí khơ.Vì thế giá cả trong nước sẽ
chịu tác động trực tiếp từ giá dầu thơ,giá lương thực thế giới,ngồi ra cũng chịu ảnh
hưởng bởi sự thay đổi tỷ giá cũng như tình hình biến động giá than,giá điện trong
nước và những chi phí đầu vào chủ yếu của nghành.
Công văn 2199/TTg-KTN Thủ tướng Chính phủ về việc cân đối và đảm bảo
phân bón cho sản xuất nông nghiệp năm 2010. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công
Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) theo dõi
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


24
sát diễn biến thị trường phân bón trong và ngồi nước, chỉ đạo, đôn đốc các doanh
nghiệp nhập khẩu đủ phân bón, nhất là cho vụ Đơng Xn 2009-2010, song song
với chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước thuộc Tập
đồn Dầu khí Việt Nam, Tổng cơng ty Hóa chất Việt Nam đẩy mạnh sản xuất nâng
mức tối đa công suất nhà máy, tăng thêm nguồn phân bón phục vụ sản xuất.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chỉ đạo hướng dẫn, khuyến cáo nông dân sử dụng hợp lý các
loại phân bón tổng hợp, phân bón NPK, phân bón vi sinh, phân bón hữu cơ; đẩy
mạnh phong trào "3 tăng, 3 giảm" (tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế;
giảm lượng giống gieo sạ, phân đạm, thuốc trừ sâu) trong sản xuất nơng nghiệp để
sử dụng tiết kiệm phân bón; tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ,
ngành có liên quan tăng cường cơng tác chỉ đạo, kiểm tra các doanh nghiệp kinh
doanh phân bón trên địa bàn về chất lượng, giá cả, phương thức bán hàng; phát
hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi bn bán phân bón giả, phân
bón kém chất lượng, đầu cơ bán phá giá thị trường.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại bảo đảm
ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón.
Theo dự kiến sản xuất trong nước năm nay, Urea khoảng 950 ngàn tấn, còn
lại nhập khẩu 750 ngàn tấn. Phân bón DAP dự kiến sản xuất được 150 - 160 ngàn
tấn từ dự án DAP Hải Phòng còn lại phải nhập khẩu khoảng 600 - 650 ngàn tấn. Về
phân chứa lân (supe lân, lân nung chảy) và phân hỗn hợp NPK, trong nước có khả
năng sản xuất đáp ứng cơ bản nhu cầu (dự kiến 1,6 triệu tấn NPK).9 tháng đầu năm
2009, nhập khẩu phân bón của cả nước đã lên đến 3,36 triệu tấn với trị giá 1 tỷ
USD, so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù tăng mạnh 27,46% về lượng song do giá
nhập khẩu luôn duy trì ở mức thấp nên về trị giá giảm 18,05%.
2 . Xuất khẩu và nhập khẩu phân bón
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Hạc
Thúy, cho biết: Việc Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công Thương tạm dừng cấp phép

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


25

xuất khẩu phân bón trong thời điểm hiện nay chỉ là biện pháp xử lý tình thế, chứ
khơng phải là chủ trương lâu dài.
Trên thực tế, trong khi giá phân bón thế giới tăng đột biến, nhất là sau khi
Trung Quốc tăng giá xuất khẩu phân bón lên 135% (từ 24/4/2008 đến 30/9/2008) thì
nên tạm dừng xuất khẩu đến thời điểm đó, để có thể đảm bảo phân bón trong nước
khơng chảy ra bên ngồi, gây nên cơn sốt trong nước.Sau đó sẽ căn cứ vào tình hình
cụ thể để điều chỉnh, bởi chúng ta sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn do nhiều loại
phân bón chưa sản xuất được, như DAP, SA, Kali... phải nhập khẩu 100%.
Việc dừng xuất khẩu hay tạm nhập tái xuất các loại phân bón SA, Kali, DAP
và Ure tại thời điểm này là rất đúng, nhưng không nên tạm dừng xuất khẩu các loại
phân hữu cơ mà Việt Nam đang phát triển mạnh và các doanh nghiệp (DN) cũng
đang khai thác thị trường xuất khẩu các loại phân này.
Cần có quy định rõ tạm dừng xuất khẩu những loại phân bón nào. Chẳng hạn
như phân bón nhập khẩu chính ngạch thì dừng là đúng, vì sau đó khơng bán trong
nước mà lại xuất khẩu ra ngoài, nếu tiếp tục xuất khẩu sẽ dẫn tới thiếu hụt và giá
tăng cao. Còn đối với NPK hay một số loại phân hữu cơ, vi sinh chúng ta đang xuất
khẩu sang thị trường một số nước như Lào, Campuchia thì khơng nên dừng bởi nó
khơng chỉ gây khó khăn cho các DN mà cịn gây ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
mặt hàng này trong nước.
Các DN đã phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng một thị trường và khi
khơng được phép xuất khẩu thì nguy cơ mất thị trường là rất lớn. Bên cạnh đó, giá
nhập khẩu tăng cao đặt các DN vào tình thế bất lợi. Đơn cử, trước đây với 200 USD
có thể nhập được một tấn phân bón, nhưng hiện nay 500 USD mới nhập được một
tấn. Điều này đòi hỏi vốn kinh doanh của các DN phải tăng lên, trong khi đó các
DN chủ yếu là đi vay.
Thời gian qua chúng ta nhập khẩu là chính, xuất khẩu khơng đáng kể, một
năm khoảng vài trăm ngàn tấn. Riêng tình trạng “xuất khẩu ngược” là do một số
nước đưa thuế xuất khẩu phân bón lên cao, do đó giá phân bón trong nước thấp hơn.
Bên cạnh đó, việc xuất lậu cũng có nhưng ở mức độ nhỏ, lẻ, chủ yếu ở những đơn
vị nhỏ.Thế nhưng, khơng phải vì thế mà chúng ta khơng có biện pháp cụ thể, nếu

việc này khơng được ngăn chặn thì sẽ rất nghiêm trọng. Bởi giá xuất cao DN lợi
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
SẢN XUẤT PHÂN BÓN HCSH TỪ CHẤT THẢI HỮU CƠ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


×