Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tài liệu Nghiên cứu đề tài "Đánh giá tiềm năng và triển vọng của ngành xi măng sau cuộc khủng hoảng kinh tế” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.89 KB, 39 trang )

Nghiên c ứ u đ ề tài
"Đánh giá tiềm năng và
triển vọng của ngành xi
măng sau cuộc khủng
hoảng kinh tế”
MỤC LỤC
Nghiên cứu đề tài 1
"Đánh giá tiềm năng và triển vọng của ngành xi măng sau cuộc khủng hoảng kinh tế” 1
MỤC LỤC 2
_Lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu xi măng sang Châu Phi 28
Theo ước của VNDirec, CTCP Xi măng và xây dựng Quảng Ninh (QNC) có thể đạt 950
tỷ đồng doanh thu và 59,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2009. Và QNC đã chiếm
lĩnh 70% thị trường tại Quảng Ninh và đang mở rộng hệ thống phân phối tới các tỉnh
miền Trung và miền Nam. Tổng công suất với 3 nhà máy sản xuất xi mặng ước đạt
1.3triệu tấn/năm. Công ty vẫn có thể duy trì lợi thế khi sức cạnh tranh của các công ty xi
amwng có tên tuổi khác như Hoàng Thạch Bỉm Sơn…nhờ giá thành rẻ, giá bán thấp hơn
khoảng 30% 30
Triển vọng mới 37
Đề Tài : Đánh giá tiềm năng và triển vọng xây dựng của ngành xi măng
sau cuộc khủng hoảng.
LỜI MỞ ĐẦU
Xi măng có mối quan hệ chặt chẽ với biến động của ngành xây dựng .
Ngành xây dựng là ngành có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nên chịu tác
động của chu kỳ kinh tế . Xi măng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khác
nhau liên quan đến ngành xây dựng như cơ sở hạ tầng , bất động sản , xây
dựng dân dụng nên sự khủng hoảng của thị trường thế giới đã ảnh hướng
không nhó tới sự phát triển của ngành xi măng , làm ngành xi măng có mức
sụt giảm hơn so với ngành khác . Năm 2008 , lĩnh vực xây dựng có tốc độ
tăng trưởng -4% thì ngành xi măng vẫn tăng trưởng 7,7 %.
Những tháng đầu năm 2009 , trong khi ngành thép đang khó khăn vì tích trữ
nguyên vật liệu giá cao , giá sản phẩm liên tục giảm khiến cho các doanh


nghiệp trong ngành phai đối mặt với nguy cơ thua lỗ . Mặc dù , ngành xi
măng lượng tiêu thụ có sự suy giảm nhưng với mức giá ổn định đã giúp
ngành đứng khá vững . Nhờ nhưng chính sách của chính phủ , cùng với sự lỗ
lực của bản thân nên ngành xi măng đã hồi phục lại hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình , vẫn tự khẳng định ví trí quan trọng của mình trong nền
kinh tế Việt Nam , với những tiềm năng và triển vọng có thể bay cao và xa
hơn nữa . Mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn còn chậm . Chính vì vậy
, qua quá trình học tập môn quản trị chiến lược và theo dõi từ thực tế thị
trường xi măng nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “ Đánh giá tiềm năng và
triển vọng của ngành xi măng sau cuộc khủng hoảng kinh tế” làm đề tài
nghiên cứu .
_Mục tiêu nghiên cứu : Dựa trên cơ sở lý luận về hoạch đinh chiến lược
trong kinh doanh để nghiên cứu thực trạng sản xuất của thị trường xi măng
VN trong bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế thế giới .
Từ đó dánh giá về tiềm năng và triển vọng của ngành xi măng những năm
tiếp theo.
_Phạm vi nghiên cứu : Tập trung đánh giá thị trường xi măng sau cuộc
khủng hoảng kinh tế đến nay . Đồng thời xem xét chiến lược phát triển của
ngành trong chiến lược phát triển chung của đất nước để thoát khỏi sự khủng
hoảng kinh tế .
Dựa trên sự đánh giá những cái đã làm được , những khuyết tật vẫn tồn tại
đưa ra nhận xết về tiềm năng và triển vọng ngành công nghiệp XM.
_Phương pháp nghiên cứu : sử dụng phương pháp khoa học thống kê ,
chú trọng phương pháp lịch sử , phương pháp thống kê mô tả , phương pháp
tổng hợp-phân tích để đánh giá . Từ đó rút ra những kết luận mang tính lý
luận và thực tiễn phù hợp với điều kiện thực tế của ngành.
_Những đóng góp của đề tài : bài làm là hệ thống sơ lược hóa các vấn đề
về ngành xi măng , trên cơ sở phân tích cụ thể , xây dựng chiến lược hoạt
động kinh doanh của ngành xi măng nhằm giúp đề ra những chiến lược cụ
thể cần thiết để phát triển ngành vào những năm tới.

Kết cấu đề tài :
• Lời Mở Đầu .
• Nội Dung .
I ) Tổng quan về hoạt động xi măng :
1_Ngành xi măng trên thế giới .
2_Ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam.
II)Thực trạng hoạt động ngành CNXM hiện nay .
1_Năng lực sản xuất ngành xi măng .
2_Sự ảnh hưởng những nhân tố tới năng lực sản xuất ngành .
3_Phân tích thực trạng ngành CNXM theo mô hình SWOT .
III) Tiềm năng và triển vọng ngành CNXM Việt Nam .
1_Tiềm năng.
2_Triển vọng.
• Kết Luận .
NỘI DUNG :
I )Tổng quan về hoạt động xi măng :
1_Ngành xi măng trên thế giới :
Nền kinh tế thế giới trong trong những năm qua (2000-2007)bước vào giai
đoạn phát triển ổn định và có thiên hướng chú ý vào nền kinh tế Châu Á .
Tiêu dùng xi măng không ngừng được tăng trưởng và là động lực quan trọng
thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển tại một số nước đang phát
triển như : Trung Quốc , Thái Lan , Ấn Độ ,Indonesia….Trên thế giới hiện
nay có khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng .Các nước có ngành công
nghiệp xi măng chiếm sản lượng lớn của thế giới là : Trung quốc , Ấn Độ và
một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á như là Thái Lan , Indonexia .
Nhưng đến năm 2008 do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu do sự đổ vỡ
hàng loạt hệ thống ngân hàng , tình trạng đói tín dụng , tình trạng sụt giá
chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới , và có
nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ đã làm thị trường xi măng
của các nước trở nên bấp bênh . Đã có những công ty , doanh nghiệp kinh

doanh sản xuât xi măng và những ngành nghề có liên quan đứng trên bờ vực
phá sản do lĩnh vực sản xuất suy giảm , dẫn tới các nguyên vật liệu giảm nên
các công ty , DN bị thua lỗ , hầu như kinh tế của tất cả các nước đều phát
triển âm.
Chỉ có 0 USD , chưa tính tiền nhiên liệu và xếp dỡ-đây là mức báo giá rẻ
nhất hiện nay dành cho khách hàng nào đó muốn vận chuyển bằng đương
biển một container từ miền Nam Trung Quốc sang Châu Âu. Vào mùa hè
năm 2007, khách phải trả 1400 USD cho chuyến vận chuyển này. Những
chuyến tàu chở hàng trống một nửa mới chỉ là một trong số những dấu hiệu
cho thấy sự lao dốc của lĩnh vực sản xuất công nghiệp toàn cầu nói chung và
ngành xi măng nói riêng . Ngành công nghiệp đang trong vòng xoay khủng
hoảng.
Thị trường tiêu thụ XM chững lại , tình trạng cung vượt cầu đang đe dọa đẩy
nguyên liệu này xuống dốc . Nhu cầu xi măng của thế giới giảm khoảng 3%
trong đầu năm 2009 , lần giảm đầu tiên sau 25 năm ,do cuộc khủng hoảnh
kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới.
Nhưng do sự cố gắng vượt bậc của các quốc gia, sự hỗ trợ về tiền tệ, với
những chính sách , giải pháp của các chính phủ đưa ra ,có thể nói đó là
những giải pháp chưa từng có trong lịch sử kinh tế thế giới đã làm cho tình
hình kinh tế sau những ngày ảm đạm đã dần khôi phục trở lại, dẫn theo thị
trường xi măng đang chững lại cũng đang dần trở lại quy đạo của nó . theo
hãng tin Reuters, nhu cầu tiêu thụ xi măng thế giới dự kiến tăng 4,7% / năm
từ nay tới 2012 đạt 3,5 tỷ tấn . Tiêu thụ tăng là do tiêu thụ xi măng tăng
mạnh tại các nước đang phát triển , thu nhập gia tăng và phát triển nhiều dự
án cơ sở hạ tầng . Ngoài ra , nhu cầu tiêu thụ xi măng hồi phục tại các nước
công nghiệp Mỹ,Nhật và Đức , sễ đẩy mạnh tiêu dùng hơn nữa.
Vài nét về 2 thị trường sản xuất xi măng lớn nhất thế giới :
• Thị trường xi măng Trung Quốc
Theo tài liệu thống kê chính thức của Trung Quốc , cả nước có trên 6000
công ty sản xuất xi măng, trong đó 5000 công ty sản xuất được hơn 5 triệu

tấn /năm , ngành công nghiệp Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng
chưa từng thấy khoảng 10%/năm kể từ cuối năm 1980 và kết quả là Trung
Quốc trở thành quốc gia sản xuất xi măng đứng đầu thế giới . Theo số liệu
thu được , sản lượng xi măng Trung Quốc sản xuất ra chiếm khoảng
50%tổng sản lượng xi măng toàn cầu , trong khi 3 quốc gia sản xuất xi măng
lớn tiếp theo là Ấn Độ ,Nhật Bản và Mỹ chiếm dưới 20% tổng sản lượng xi
măng thế giới .Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế đã làm Trung Quôc bị
ảnh hưởng nghiêm trọng hơn dự đoán như :
_Sản xuất công nghiệp giảm liên tục từ 16% tháng 6/2008 xuống 11,4%
tháng 9/2008 xuống tiếp 8,2%thang 10 sau đó.Trước đó , hầu hết các chuyên
gia tại Bắc Kinh dự báo tỷ lệ sụt giảm nhiều lắm là 0,1 điểm.Đây là mức
công nghiệp tăng trưởng công nghiệp thấp nhất trong 7 năm qua .
Ngày 13/11/2008 : Lần đầu tiên Thủ tướng Ôn Gia Bảo công khai quan điểm
cá nhân của ông về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tới Trung
Quốc .Các nhà sản xuất trung Quốc chịu ba tác động cùng một lúc : Các
nước phát triển bớt nhập khẩu , đồng nhân dân tệ lên giá so với đôla và giá
thành sản xuất lên cao ,và công nghiệp dành cho xuất khẩu của Trung Quốc
gặp khó khăn trong tương lai.
_Các nguyên liệu đầu vào của xi măng cũng bị tác động mạnh .Đầu tư trực
tiếp vào Trung Quốc cũng bớt dồi dào .Hậu quả là tát cả các chỉ số kinh tế
trong ngành xi măng cùng cới tỷ lệ tăng trưởng từ 2 số rơi xuống 9%.
_Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao .
Cùng với sự khó khăn do khủng hoang kinh tế đem lại .Chính phủ Trung
Quốc đã ban hành một loạt các biện pháp nhằm kích thích nền kinh tế :kế
hoạch 586 tỷ USD và cắt giảm lãi xuất ngân hàng…mà các hãng sản xuất x
măng đã dần dần hồi phục .Các hãng thi nhau nâng cao sản lượng ,vì thế mà
dẫn tới ngành xi măng cung vượt qua cầu.Hiện Trung Quốc có khả năng sản
xuất 1,7 tỷ tấn xi măng /năm , hơn số cần 300 triệu tấn
Để giải quyết tình trạng mất cân bằng này ,chủ tịch hiệp hội Vật liệu xây
dựng trung Quốc đã đề nghị các chính quyền địa phương cần đẩy mạnh kiểm

soát tổng sản lượng xi măng và cắt giảm lượng dư thưa đi ,các hãng xi
nghiệp lớn nên mau xí nghiệp nhỏ .Hiện tại khắp Trung Quốc co 5500 hãng
xi măng
• Thị trường xi măng Ấn Độ
Ấn Độ là nước sản xuất xi măng lớn , đứng thứ 2 trên thế giới , chỉ sau
Trung Quốc. Với năng lực sản xuất hàng năm 160 triệu tấn và sản lượng
148 triệu tấn mỗi năm tăng gấp đôi trong vòng 10 năm .Tốc độ tiêu dùng từ
9-10% mỗi năm.
Hơn 2 thập kỷ tăng trưởng liên tục đã hoàn toàn làm thay đổi bộ mặt của
đất nước Ấn Độ .Hiện nay Ấn Độ được xếp vào nước có nền kinh tế lớn thứ
tư trên thế giới,trên cơ sở ngang bằng với sức mua hàng hóa .Dân số Ấn Độ
và mật độ cao là nét đặc thù của nền kinh tế Ấn Độ , tốc độ gia tăng dân số
cao vì thế đó là điều kiện thuận lợi để gia thăng sản lượng ngành XM.
Thị trường XM Ấn Độ chủ yếu gồm có XM loại bao 50kg hơn 96%, với
chủng loại xi măng Portland Pozzulanic tro bay ngày càng được sử dụng
rộng rãi.Ấn Độ đã sản xuất 51% xi măng tro bay và 8% xi măng xỉ lò cao,
vẫn giữ 41% xi măng Portland thông thường,đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa
về sản phẩm Nhãn mác đóng vai trò quan trọng trong thu hút cầu và giá sản
phẩm.Tuy nhiên vì xi măng là một loại hàng hóa có khối lượng lớn , giá trị
thấp , những chi phí vận chuyển đã hạn chế việc lưu thông sản phẩm này.
Ngành xi măng Ấn Độ là một ngành công nghiệp mang tính địa phương với
những chi phí vận chuyển luôn luôn tăng.
Cuộc khủng hoảng tài chính , sự suy giảm về kinh tế đã ảnh hưởng không
tốt tới lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Ấn Độ và thật khó khăn khi đưa bất kỳ
hoạt động nào vào thực hiện . Nhưng bất chấp phải đối mặt với yếu tố đó ,
ngành CNXM vẫn phát triển .Được khuyến khích bởi nhu cầu lớn từ tất cả
các lĩnh vực phụ ,mức tăng trưởng hàng năm là 10%.Ngành còn dự kiến bổ
sung thêm 55-60 triệu tấn sản lượng trong năm tới .Hầu hết các nhà đầu cơ
lớn sẽ bổ sung thêm ssanr lượng trên cơ sở các kế hoạch chi phí vốn của họ.
Đứng đầu nhóm này là Jaypee Cement mới đây đã công bố mở rộng tăng

sản lượng lên 25 triệu tấn. Nhà sản xuất xi măng lớn nhất đất nước này là
ACC đang lập kế hoạch bổ sung thêm 7 triệu tấn vào sản lượng của mình,
đưa công suất lắp đặt của công ty lên 29,4 triệu tấn/năm vào năm 2011.
Ambuja Cement, Madras Cement và UltraTech Cement cũng đang tăng sản
lượng của họ lên 7,5 triệu tấn, 6 triệu tấn và 5 triệu tấn tương ứng.

Nhà sản xuất Sản xuất (08-
09) (triệu tấn)
Sản lượng
(tháng 4/2009)
(triệu tấn)
Sản lượng sau khi việc
mở rộng được đề xuất/
đang tiến hành (triệu
tấn)
Ambuja
Cement
18 18,3 24,3
Grasim
Industries
16,3 18 25,5
Ultra-Tech 15,8 19,5 23
Cement 9,1 10,7 13
Jaypee Group 8 10 35
Shree Cement 7,7 9 11,5
Century 7,2 7,8 11,4
Madras
Cement
6,2 7 12
Birla

Corporation
5,2 5,7 10


Mối quan tâm sát sao của Chính phủ tới việc phát triển cơ sở hạ tầng
và sự bùng nổ kinh doanh bất động sản đã làm tăng nhu cầu xi măng ở Ấn
Độ. Phần lớn dân chúng vẫn sống tại các làng quê mặc dù nhiều người đang
chuyển đến sinh sống ở các thành phố và trong những năm tới có thể có một
đợt di cư từ các làng quê ra các thành phố mà sẽ dẫn đến sự tăng trưởng
mạnh cho ngành công nghiệp xi măng trong các giai đoạn ngắn hạn và trung
hạn
2_Ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam :
2.1_Vị trí ngành công nghiệp xi măng trong nền kinh tế Việt Nam .
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở
nước ta ( cùng với các ngành than , dệt , đường sắt ).
• Ngày 25/12/1889 khới công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên
của ngành xi măng Việt Nam tại Hải Phòng .
• Đến nay Việt Nam đã có khoảng 90 công ty , đơn vị tham gia trực
tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước , trong đó :
khoảng 33 thành viên thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam , 5
công ty liên doanh , và hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác
• Xi măng đã đóng góp không nhỏ vào tôc độ tăng trưởng kinh tế ,
chính vì thế mà chính phủ nước ta xác định xi măng là ngành phát
triển chiến lược nhằm hỗ trợ kinh tế .
2.2_Các loại sản phẩm chính và các công nghệ xi măng hiện nay đang
được áp dụng tại Việt Nam.
Hiện nay xi măng trên thị trường có nhiêu loại , tuy nhiên thông dụng trên
thị trường Việt Nam gồm 2 loại sản phẩm chính :
• Xi măng portland : chỉ gòm thành phần chính là clinker và phụ gia
thạch cao như : PC30 , PC40 , PC50

• Xi măng portland hỗn hợp vẫn với thành phần chính là clinker và
thạch cao , ngoài ra còn một sồ thành phần phụ gia khác như đá
pudoolan , xỉ lò . Ở thị trường các loại xi măng này có tên gọi như
PCB 30 , PCB40 .
Các công nghệ sản xuất xi măng hiện nay đang được áp dụng ở Việt Nam
• Công nghệ xi măng lò đứng
• Công nghệ xi măng lò quay Châu Âu
• Công nghệ xi măng lò quay Trung Quốc
II)Thực trạng hoạt động ngành CNXM Việt nam hiện nay :
1_Năng lực sản xuất ngành xi măng :
Ngành công nghiệp xi măng hiện nay đã có khoảng 14 nhà máy xi măng lò
quay với tổng công suất thiết kế là 21,5 triệu tấn/ năm , 55 cơ sở xi măng lò
đứng , lò quay chuyển đổi tổng công suất thiết kế 6 triệu tân/năm , khoảng
18 triêu tấn xi măng được sản xuất từ nguồn clinker trong nước ứng với
14,41 triệu tấn clinker.
Hầu hết các nhà máy sản xuất xi măng sử dụng phương pháp kỹ thuật thô ,
ngoại trừ những nhà máy có lò trộn xi măng đứng với thiết bị và kỹ thuật lạc
hậu , thì những nhà máy còn lại có năng suất trộn xi măng từ 1,4 triệu đến
2,3 triệu tấn mỗi năm với thiết bị và trình độ kỹ thuật tương đương với
những nhà máy khác ở Đông Nam Á.
*) Kết quả sản xuất – kinh doanh xi măng qua 2 năm 2008 và 2009 :
Năm 2008 :
• Tiêu thụ sản phẩm đạt 16,100 triệu tấn trong đó tiêu thụ xi măng
14,900 triệu tấn còn tiêu thụ clinker là 1,200 triệu tấn .
• Doanh thu : 17,661 tỷ đồng .
• Lợi nhuận : 1,389 tỷ đồng.
Năm 2009 :
• Tiêu thụ sản phẩm đạt 17,35 triệu tấn trong đó tiêu thụ 17,13 triệu
tấn xi măng và 0,22 triệu tấn clinker .
• Doanh thu : 20,781 tỷ đồng .

• Lợi nhuận : 2,134 tỷ đồng .
2_Sự ảnh hưởng những nhân tố tới năng lực sản xuất ngành
2.1_Ảnh hưởng môi trường kinh tế ( môi trường vĩ mô )
2.1.1_Nhân tố kinh tế :
a)Sự ảnh hưởng môi trường kinh tế thế giới
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang diễn biến phức tạp , lan rộng tới nhiều
nước và đã dẫn tới suy thoái kinh tế thế giới .Sự tác động này tới tình hình
kinh tế xi măng của Việt Nam tuy không tác động trực tiếp nhưng sự tác
động gián tiếp là rất lớn . Đến nay,tình hình tế đã dần hồi kinh phục nhưng
những vết sẹo , thương tích sau cuộc khủng hoảng để lại là không nhỏ.Cuộc
khủng hoảng này như thách thức với tình hình kinh tế Việt Nam nói chung
và thị trường xi măng nói riêng, điều đó được thể hiện:
_Luồng vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp kỳ này có phần chững lại ,chính xác
hơn là tốc độ chậm do lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thoái kinh tế toàn
cầu vẫn còn dư âm .Các nước phát triển như Hàn Quốc , Nhật Bản và một số
quốc gia khác của Châu Á là những nước đầu tư trực tiếp và chiếm tới 80%
dòng vốn đầu tư vào Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề.Công việc huy
động vốn trên thế giới gặp nhiều khó khăn do chi phí vốn trở nên đắt đỏ
hơn,tiến độ giải ngân vốn đầu tư chậm.Và các nước cũng đang trong quá
trình hồi phục , cần nhiều vốn để phát triển.
Mặt khác , sự phát triển của ngành xi măng chủ yếu phát triển dựa trên vốn
đầu tư nước ngoài nên do ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư đã ảnh hưởng
lớn đến hoạt động của thị trường xi măng.
_Cuộc khủng hoảng dẫn tới suy giảm tín dụng toàn cầu , trong thời gian cuối
năm 2008 ,tất cả các dự án đầu tư phải gồng mình chịu cơn bão giá khốc liệt
của thời kỳ lạm phát .Các ngân hàng liên tục tăng lãi suất cho vay với mức
giá kỷ lục .Hầu hết các gói thầu sắp ,đang và sẽ triển khai đều xin cơ chế
điều chỉnh đơn giá.
Phải nói rằng cuộc khủng hoảng như một cơn lốc đã làm cho các tổ chức tín
dụng quốc tế rệu rã .Các cam kết cho vay hoặc các hợp đồng tín dụng đã kí

kết cho nhiều dự án công nghiệp xi măng ở Việt nam đều bị từ chối giai
ngân hoặc có cho vay thì công nghiệp cũng bị co cụm lại .Ngoài ra ,việc cấp
bảo lãnh các khoản vay nước ngoài của chính phủ cũng bị siết chặt lại.Các
hình thức thế chấp băng đất đai , bất động sản ,cổ phiếu đã không còn giá trị
như trước .Điều đó dẫn tới hầu hết các chủ đầu tư không có tiền mặt do
doanh thu giảm sút. Tình hình xi măng lúc này đang bị quay lưng lại.
_Một trong những hậu quả khó chịu , phức tạp ,khó giải quyết và gây ra
những hậu quả phụ khác của cuộc khủng hoảng là tình trạng thất nghiệp
cũng ảnh hưởng đến CNXM Việt Nam.Cường độ lây lan mạnh mẽ của tình
trạng thất nghiệp không khác gì một trân đại dịch.Khởi đầu ở Mỹ,sau đó lan
rộng ra Tây Âu ,Châu Á .Các nước đang phát triển ,các nước nghèo ở Trung
Á và Châu Phi cũng không thoát khỏi.Trong phạm vi mỗi nước ,con virus
mất công ăn việc làm tác động tới một ngành nghề sẽ kéo theo hàng loạt sự
ảnh hưởng các khu vực khác của nền kinh tế ,và đều dẫn tới một tình trạng là
tiêu dung,sản xuất ,trượt dài vào con dốc suy thoái kinh tế chưa thấy điểm
dừng.Theo báo cáo lao động ngành công nghiệp ,đặc biệt là CNXM tỷ lệ
thất nghiệp tăng 1,3% so với 2008.Tuy ngành đã có sự lỗ lực trong việc
giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp.
_ Do thực hiện gói kích thích kinh tế ở các nước, một lượng tiền lớn được đổ
vào nền kinh tế, thâm hụt ngân sách tăng làm cho nguy cơ tăng lạm phát, giá
cả sản phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao sẽ tác động lớn tới những
ngành sản xuất của Việt Nam đang phụ thuộc vào nguyên liệu, thành phẩm
nhập khẩu ở nước ngoài.
Đối với ngành xi măng ,dự kiến sản lượng clinker nhập khẩu năm 2010
khoảng 0,5 triệu tấn có nguy cơ tăng giá .Tác động không nhỏ đến ngành xi
măng Việt Nam
_ Việt Nam là khu vực tiền tệ chưa bền vững, rủi ro cao. Các thị trường
chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đã có dấu hiệu phục
hồi, song còn chứa đựng nhiều rủi ro, chưa ổn định; thị trường vàng trên thế
giới còn biến động nhiều cũng tác không nhỏ tới ổn định tiền tệ và các cân

đối vĩ mô của Việt Nam.
Vấn đề “nóng” hiện nay là đẩy mạnh tiêu thụ xi măng như thế nào trong khi
các công trình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách và thị trường bất động sản gần
như đóng băng. Không riêng gì các doanh nghiệp trong ngành Xi măng mà
các các doanh nghiệp của ngành khác như ngành Thép cũng cực kỳ khó
khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
b)Sự ảnh hưởng môi trường kinh tế trong nước
_Dưới sự tác động không nhỏ của tình hình kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt
Nam gặp không ít những khó khăn, thách thức, thiên tai xảy ra liên tiếp
nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đã vượt mục tiêu, tăng 5,32% so
với kế hoạch đề ra. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng đạt tốc độ tăng
cao hơn mức chung, đó là điều hòa nhiệt độ, khí hóa lỏng, xà phòng, xi
măng, thép tròn, than sạch, dầu thô, bia Mặc dù nguồn vốn đầu tư từ bên
ngoài giảm sút nhưng đầu tư trong nước đã được khơi thông nên tính chung
vốn đầu tư phát triển cả năm đã đạt hơn 700.000 tỉ đồng.
_Lạm phát ở Việt Nam một phần là do chi phí đẩy lên, đặc biệt là giá xăng
dầu trên thị trường thế giới. Sự tăng giá của loại vật tư chiến lược này đã
làm tăng chi phí vận tải tăng một cách nhanh chóng. Làm giá thành sản xuất
xi măng cũng tăng đáng kể. Ảnh hưởng không ít đến quá trình vận chuyển,
xuất khẩu xi măng.
Đặc biệt với sự tăng giá của các nguyên liệu đầu vào.Từ ngày 1/3/2009,giá
điện bình quân tăng 8,92% lên mức 948,5 đồng/KWh. Tiếp theo, sau khi Bộ
Tài chính cho phép Tập đoàn Than-khoáng sản Việt Nam (TKV) điều chỉnh
tăng giá bán than áp dụng từ cuối tháng 9 đối với ngành hàng xi măng, trên
thị trường đã xuất hiện những dự báo về việc giá xi măng có xu hướng tăng.
Một số nhà phân phối dự báo, với việc tăng giá bán than đối với sản xuất xi
măng lên 25% sẽ đặt các doanh nghiệp vào tình thế khó khăn khi phải điều
chỉnh lại giá bán, do chi phí sản xuất tăng lên. Đến thời điểm này, mặc dù
giá xi măng chưa có biến động nhưng theo các nhà phân phối, bước sang
thời kỳ tới, rất có thể giá những mặt hàng này sẽ tăng do chi phí đầu vào

tăng và nhu cầu xây dựng cao vào cuối năm.
_bội chi ngân sách tăng lên cả về con số tuyệt đối lẫn theo tỷ lệ GDP, nợ
chính phủ và nợ nước ngoài tăng lên, nhập siêu và cán cân thanh toán tài
khoản vãng lai bị thâm hụt, gây sức ép lên tỷ giá đồng tiền Việt Nam. Những
biến động về tỷ giá, về giá vàng đã gây ra xáo động không đáng có trước khi
được xử lý bằng những biện pháp mạnh mẽ được báo chí mô tả là “giật cục”.
Nhìn chung, các can thiệp hành chính với những thay đổi thiếu tính dự báo,
thậm chí trái ngược với những lời khẳng định mạnh mẽ của những người có
trách nhiệm được đưa ra trước khi thay đổi chỉ ít ngày (như về tỷ giá) làm
ảnh hưởng đến lòng tin của doanh nghiệp và người dân. Điều này cũng ảnh
hưởng không nhỏ tới việc sản xuất xi măng.
_ Nhưng theo nhận đinh của một số chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt
Nam đã đạt tốc độ phát triển mạnh nhất trong quý IV/2009 và dự đoán trong
năm 2010 có thể đạt mức tăng trưởng 7% .
Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khá mạnh trong thời gian
qua, nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng sẽ ngày càng gia tăng, mở ra cho
ngành công nghiệp xi măng những dấu hiệu khả quan trong thời gian tới.
_Về cơ chế thị trường :Tính đến hết năm 2009, Việt Nam đứng trong “top”
10 quốc gia có sản lượng ximăng lớn nhất thế giới. Theo dự báo của Hiệp
hội Ximăng Việt Nam, lượng ximăng tiêu thụ trong năm 2010 sẽ tăng thêm
4-5 triệu tấn, lên 48-50 triệu tấn.
Nếu các nhà máy chạy hết công suất thì Việt Nam có thể dư thừa hơn 10
triệu tấn xi măng trong năm 2010. Do vậy, việc xuất khẩu ximăng sẽ là "cái
van" để điều tiết thị trường.
Trong khi đó, Bộ Xây Dựng cũng dự đoán sang năm 2010, khả năng sản
xuất của ngành ximăng sẽ cao hơn nhu cầu tiêu thụ trong nước khoảng 5-7
triệu tấn. Đây có thể là nối thoát cho bài toán khó giải thị trường xi măng
cung lớn hơn cầu.
2.1.2_Nhân tố chính trị pháp luật:
_Gói kích cầu với trọng tâm là xây dựng cơ bản cùng với mặt bằng lãi suất

thấp của chính phủ là điều kiện tốt cho thị trường xây dựng sôi động trở lại và
đây là yếu tố quan trọng nhất hỗ trợ cho các công ty sản xuất XM trong thời
gian qua . Trong 9 tháng đầu năm 2009 sản lượng xi măng tiêu thụ ước tính
tăng 11 % so với cùng kỳ năm 2008.
_Khi chi phí nguyên vật liệu có chiều hướng gia tăng nên Chính Phủ đã điều
chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với mặt hàng xi măng từ 10%
xuống 5% đến hết ngày 31/12/2009 . Đồng thời các công ty đã nâng mức giá
bán trước thuế lên để mức giá xuất kho tại nhà máy tương đương với mức
giá Tổng Công ty xi măng quy định về việc giữ nguyên giá bán xi măng cho
khách hàng. Việc nâng giá cùng với ưu đãi về thuế đã giúp giá xi măng tăng
5% và đủ bù đắp các ảnh hưởng từ việc tăng giá của nguyên nhiên vật liệu.
_ Dự kiến đến năm 2010, sản lượng xi măng sản xuất trong nước sẽ đạt
khoảng 102 triệu tấn, cao hơn nhu cầu trong nước khoảng 7 triệu tấn. Vì
vậy,chính phủ đã đưa ra thông báo trong năm 2010 sẽ hạn chế ký duyệt các
dự án đầu tư cho ngành xi măng
Thêm vào đó Chính Phủ vừa có chủ trương làm đường bê tông xi măng cho
một số dự án đường cao tốc, đặc biệt là các dự án khu vực ở phía Bắc và
miền Trung. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu xi
măng sang một số thị trường các nước lân cận như Lào, Campuchia Những
chính sách này đã tạo ra một hàng rào lớn đối với các nhà đầu tư mới. Còn
đối với các doanh nghiệp trong ngành tuy được chính phủ tạo điều kiện
thuân lợi nhưng nếu không có hướng đi rõ ràng , lộ trình cụ thể thì sẽ sớm
dẫn đến tình trạng thừa xi măng, lãng phí nguyên liệu, máy móc và giảm lợi
nhuận.
2.1.3 Nhân tố công nghệ
_Trình độ công nghệ của ngành lạc hậu cũ kỹ thừa hưởng của Nga, Pháp,
Trung Quốc những năm 50 của thế kỷ trước vẫn còn được sử dụng. (Không
riêng gì VN, Trung Quốc cũng đang lâm vào tình trạng này). Hiện này với
các dự án dây chuyền, nhà máy xi măng lớn đang triển khai hy vọng sẽ thay
thế công nghệ cũ, giúp năng lực sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần

_Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu vào máy móc thiết bị ngành xi măng là rất
lớn, đó là sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành khi muốn
gia tăng công suất, đổi mới công nghệ.
_Lò đứng
Chúng ta cũng không thể bỏ qua vai trò của xi măng lò đứng trong một thời
kỳ nhất định, loại hình xi măng địa phương từng đóng vai trò trong việc thúc
đẩy phát triển kinh tế, cải tạo điều kiện cơ sở hạ tầng của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại như vậy, chúng ta cũng phải gánh
chịu những hậu quả đem lại bởI loại hình sản xuất xi măng theo công nghệ
lò đứng. Đó là việc tiêu thụ năng lượng quá cao, năng suất thấp, chất lượng
xi măng tạo ra không đồng đều và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường vớI
các yếu tố như bụi, CO2…
Bởi vậy, cần có một giải pháp phù hợp trong chiến lược phát triển của ngành
nhằm đảm bảo cung cấp đủ xi măng cho thị trường và giảm thiểu tác động
tới môi trường
_Vật liệu mới :
Ông Trần Văn Lượng (Nhật Tựu, Kim Bảng, Hà Nam) vừa nghiên cứu
thành công công nghệ sản xuất bê tông siêu nhẹ theo một quy trình riêng.
Nguyên liệu làm bê tông là hóa chất (làm từ nhựa thông, keo da trâu được
nấu và cô đặc từ da trâu), xi măng PC40, cát hoặc xỉ than, mùn cưa hoặc trấu
bổi rơm, rạ, lõi bắp ngô
Các nguyên liệu này trộn với dung dịch tạo bọt và nước để tạo thành vữa bê
tông nhẹ. Cách làm này vừa tận thu được các sản phẩm phế thải của nông
nghiệp, sạch môi trường sống vừa hạ giá thành sản phẩm (có giá từ 900.000
- 950.000đ/m3. Trong khi đó, giá nhập ngoại là từ 1,3 - 1,8 triệu đồng/m3).
Qua thử nghiệm cho thấy, loại bê tông siêu nhẹ này có ưu điểm cách nhiệt,
cách âm tốt, không gây tải trọng ngang, không thấm nước, không dẫn điện,
khả năng chống cháy cao
Ngoài ra, loại bê tông nhẹ này giúp giảm khoảng 25 - 30% chi phí xây dựng
so với các vật liệu khác, giảm 20 - 50% kết cấu móng ban đầu, giảm 70%

lượng vữa xây so với gạch thông thường Các loại này có thể dùng để xây
vách ngăn, chống nóng cho nhà
2.1.4_Nhân tố tự nhiên , môi trường .
_Các DN miền Bắc có vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác nguyên vật
liệu đầu vào do đó chủ động được về năng lực sản xuất. Doanh nghiệp miền
Nam thì ngược lại. Do đó hiện nay các doanh nghiệp lớn phân bố không
đồng đều chủ yếu ở miền bắc và miền trung, nguồn cung xi măng ở MB dư
thừa trong khi MN thiếu hụt.
_Nước ta có vị trí địa lý sát với quốc gia sản xuất xi măng lớn nhất thế giới
là Trung Quốc, do đó phải cụ thể hóa thị trường xuất khẩu khi nhu cầu trong
nước đã tạm thời ổn định.
_Trên thực tế, hiên nay nhiều nhà máy xi măng đang trong quá trình xây
lắp ,nên mặt bằng sản xuất ,trên đường giao thông còn nhiều đất đá rơi vãi
,nên lượng bụi mang tính cơ học tại khu vực sản xuất đang gây ô nhiễm môi
trường ,điều này dẫn tới tăng chi phí sản xuất về vấn đề bảo vệ môi
trường.Mặt khác ,một số nhà máy xi măng do quá cũ hoặc chưa nâng cấp
công nghệ ,không có quá trình sử lý chất thải,xả khói bụi vào trong không
khí làm ô nhiễm nặng nề sinh thái và người hứng chịu ở đây là người
dân.Điển hình như nhà máy xi măng Pom Hán của công ty xi măng Lào Cai
(sản xuất theo công nghệ lò đứng kiểu cũ của Trung Quốc,công suất 95000
tấn/năm) phả khói suốt đêm ngày từ nhiều năm nay ra khu vực phía nam
thành phố Lào Cai.Và hiện nay
Chưa thể di giời do không đủ vốn để di chuyển nó.Thời gian di giời chuyển
đến 2015
_Mức tiêu thụ ,sản xuất của xi măng Việt Nam trong thời gian qua cũng bị
ảnh hưởng nhiều do con bão số 7 và cơn bão số 9 đã càn quét.Hay nói chính
xác hơn do sự biến đổi khí hậu mà đã tác động tới ngành xi măng nói riêng và
kinh tế Việt nam noi chung .Vì thế mà ngành CNXM cần phải hướng đến một
nền công nghiệp ít phát thải.
2.2_Ảnh hưởng môi trường ngành kinh doanh

2.2.1_Các nhà cung ứng
_Ở nước ta các mỏ đá vôi , thạch cao nhiều nhưng phân bố không đồng đều và
chưa khai thác được hết giá trị nên chúng ta vẫn phải nhập khẩu clinker
nguyên liệu chính của xi măng với trữ lượng lớn.
Năng lực sản xuất clinker chiếm 70%-80% nguyên liệu sản xuất xi măng_
chỉ đáp ứng 55% nhu cầu trong nước( phần thiếu hụt này phải nhập khẩu chủ
yếu cho các trạm nghiền, nhà máy xi măng phía nam ).Chính vì vậy mà thị
trường xi măng rất dễ bị tác động phụ thuộc vào mặt hàng này.
_Việc cung ứng thạch cao của Cty CP Thạch cao XM bị ảnh hưởng nặng nề
do cước vận tải tăng cao, phương tiện vận chuyển thạch cao từ Lào về rất khó
khăn nên chỉ đạt 72% so với ngân sách 2008.
_Các Cty SX vỏ bao đầu năm đã phải chịu ảnh hưởng rất lớn của giá dầu thế
giới (giá các loại vật tư giấy, hạt nhựa nhập khẩu tăng cao) làm cho giá thành
tăng cao; vào cuối năm 2008 giá đã xuống, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ XM lại
sụt giảm nên cũng không đạt mục tiêu đề ra.
_Tiếp theo đến sự tác động của các nhà cung ứng khác với những mặt hàng
liên quan như giá, than , điện.Nếu những mặt hàng này ổn định , thì thị
trường xi măng sẽ tăng.
Do Việt Nam còn hạn hẹp trong quá trình phân phối nguồn cung ứng khiến
cho các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả,nên sự sụt giảm về sản lượng
cũng như giá của xi măng bấp bênh là không tránh khỏi .
2.2.2_Khách hàng
_Hiện nay cơ sở hạ tầng Việt Nam đang đ ược chú trọng xây dựng và hoàn
thiện. Mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi chièu dài so với
năm 1990,chất lượng đường cải tiến rõ rệt .Mỗi năm có khoảng 1 triệu người
từ các vùng nông thôn chuyển đến các thành phố, để đối phó với dòng người
đổ vào đô thị ,cần phải kiém soát tốt hơn những nhu cầu xây dựng nhà ở
không theo quy hoạch và cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản trước khi tiến hành
xây dựng
_Cùng với quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế Việt Nam sẽ xây

dựng các công trình,dự án, nhà máy sản xuất kinh doanh . Đẩy mạnh quá
trình sản xuất ,thị trường tiêu thụ xi măng, đây chính là diều kiện thuận lợi
để phát triển ngành xi măng.
_Ngành xi măng đã chú trọng tới khách hàng không chỉ trong nước mà còn
cả ở ngoài nước . Đã có những đối sách cụ thể để gia tăng lượng khách hàng
và giữ chân khách hàng.
Ví dụ như : ngành xi măng VN đã xuất khẩu xi măng sang Châu Phi điều
nay đã tạo điêu kiện mở rộng thị trường khách hàng. Rồi công ty cổ phần xi
măng Thăng Long đã mở hội nghị khách hàng tại Bình Định và Gia Lai với
hơn 400 khách mời nhăm giới thiệu về chất lượng , mẫu mã , tiếp thu các ý
kiến của khach hàng để phát triển thương hiệu xi măng của mình .Đây là
một chiến lược nhăm khẳng định tên tuổi sự có mặt của XM Thăng Long và
tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu này.
2.2.3_Đối thủ cạnh tranh
• Cạnh tranh thị trường nước ngoài và trong nước.
_Việt Nam đã gia nhập các tổ chức thương mại của thế giới,khu vực,thuế
nhập khẩu xi măng sẽ giảm chỉ còn từ 0%-5%, khi đó các doanh nghi ệp xi
măng phải đối mặt trực tiếp với xi măng nhập khẩu từ các quốc gia khác và
sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay găt từ xi măng nhập khẩu.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng giữa những mất cân đối vĩ mô ,nhưng
lại tụt hạng trong năng lực cạnh tranh.Theo xếp hạng về môi trương kinh
doanh thê giới ,Việt Nam tụt hạng 5 bậc từ 70/134 xuống 75/133 nền kinh tế
so với năm trước trong bảng xếp hạng. Nếu so sánh chỉ tiêu năng lực cạnh
tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc trong 6 năm qua cho thấy khoảng cách
giữa Trung Quốc ngày càng xa , trong khi Trung Quốc liên tục tăng hạng thì
Việt Nam liên tục tụt hạng từ 2007 đến nay.
_Vốn đầu tư cho nhà máy xi măng rât lớn,chi phí cố định chiếm trên 65%
tổng chi phí ,các công ty tìm mọi cách sử dụng 100% công suất nhà máy để
đưa chi phí sản xuất ở mức thấp nhất.vì vậy các công ty tìm mọi cách giành
giật thị phần lẫn nhau ,điều này dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh

nghiệp trong ngành.
• Sản phẩm thay thế
_sản phẩm bê tông chịu lửa ít xi măng cho các lò xi măng đã thay thế các
sản phẩm ngoại với các chỉ tiêu kỹ thuật vượt trội và tính ổn định của sản
phẩm
_Cenocell-có những thuộc tính bao gồm độ cứng cao,trọng lượng nhẹ,
không cần sử dụng tới xi măng ,một thành phần cơ bản của xi măng thông
thường, cách điện tốt,chịu nhi t có thể thay thế xi măng .Sản phẩm này được
tạo ra từ tro bay hoặc tro đáy trong 1 phản ứng với các hoá chất hữu
cơ,không đòi hỏi xi măng hoặc các hỗn hợp thô, sản phấm này được coi là
thân thiện với môi trường, cạnh tranh với bê tông đặc biệt là bê tông nhẹ
nhưng cứng
2.3_Ảnh hưởng nội bộ doanh nghiệp
2.3.1_Nguồn nhân lực
_Hiện nay ,nguồn nhân lực Việt Nam thừa lao động mà vẫn như thiếu .Do
nguồn lao động ở nông thôn ứ đọng nhiều và nguồn lao động này lại không có
trình độ, trong thời đại bây giờ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh sự đòi hỏi
về trình độ trí óc , tay nghề , kinh nghiệm là rất lớn. Nhu cầu lao động trong
ngành xi măng dự báo sẽ tăng cao trong những năm tới khi nhiều dự án xi
măng đi vào hoạt động. Chuyển đổi công nghệ sản xuất từ lò đứng sang lò
quay cũng đòi hỏi đào tạo nâng cao tay nghề NLĐ phù hợp yêu cầu.
_Theo tính toán, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, ngành công nghiệp xi
măng sẽ cần khoảng 10.000 người phục vụ vận hành các dây chuyền sản xuất,
trong đó cán bộ có trình độ ĐH trở lên khoảng 3500 người (chiếm 35%), số
còn lại là công nhân kỹ thuật .Năm 2009 đưa vào sản xuất 10 dự án: Xi măng
Chinfon 2, xi măng Hoàng Thạch 3, Dây chuyền 2 xi măng Bút Sơn, xi măng
Bỉm Sơn mở rộng, xi măng Bình Phước, Dây chuyền 2 xi măng Nghi Sơn, xi
măng Sông Thao, xi măng Vĩnh Phúc, Dây chuyền 2 xi măng Holcim, xi
măng Hà Tiên 2-2. Với tiến độ đầu tư như hiện nay, hết năm 2010 sẽ có 45
nhà máy xi măng lò quay đưa vào sản xuất với tổng công suất thiết kế 60,51

triệu tấn, chưa kể 6 triệu tấn xi măng của các trạm nghiền độc lập và 3 triệu
tấn xi măng lò đứng chưa chuyển đổi . Các dây chuyền sản xuất theo công
nghệ mới sẽ giảm đáng kể số lượng lao động, tuỳ thuộc vào công suất của
từng loại lò quay (loại trung bình, loại lớn) .Chẳng hạn một dây chuyền sản
xuất xi măng lò đứng cần khoảng 250 - 300 lao động khi chuyển sang lò quay
chỉ cần 150 - 200 lao động, sẽ không cần những lao động phổ thông, bán cơ
khí. Sẽ rất cần đội ngũ công nhân vận hành thiết bị, công nhân công nghệ lành
nghề. Thực tế đó dẫn đến tình trạng của ngành hiện nay là thừa lao động phổ
thông, thiếu lao động có chất lượng đáp ứng yêu cầu .Việc chuyển đổi công
nghệ buộc doanh nghiệp phải cắt giảm , đào tạo lại , đào tạo mới lao động
.Đối với những lao động phổ thông , thời gian để bắt kịp công nghệ mới có
khi phải mất 3-4 năm , với đội ngũ CNKT mất khoảng 6 tháng – 1 năm đào
tạo lại .
Để bảo đảm nguồn nhân lực, các doanh nghiệp đã chủ động tìm hướng đi
chẳng hạn Tổng công ty xi măng Việt Nam liên kết với các cơ sở đào tạo mở
các khoá đào tạo nâng cao, xây dựng kế hoạch đăng ký nhu cầu đào tạo
chuyên ngành với Bộ GDĐT để có chỉ tiêu đào tạo cụ thể hàng năm đối với
trình độ ĐH, nâng cấp cơ sở vật chất cho trường CNKT của ngành, áp dụng
hình thức đào tạo chuyển đổi từ các nghề khác sang vận hành các thiết bị sản
xuất xi măng. Ngoài ra, các DN tìm cách đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng các
ngành nghề phụ nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động.
2.3.2_Chính sách tài chính
_DN thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất . Trong bối cảnh thị trường xi măng
trong nước cung vượt cầu thì yếu tố nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm
phải đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp phải chủ động tiết kiệm chi phí, nâng
cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh đối với sản
phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Để đạt được mục tiêu này có một
số nhóm giải pháp sau: Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng
số ngày chạy lò lên 320 - 330 ngày/năm, giảm thời gian dừng lò để sửa chữa
nhằm đạt và vượt công suất thiết kế; nâng cao chất lượng và mác xi măng, sản

xuất clinker chất lượng cao PC50, PC60, tăng tỷ lệ pha phụ gia puzolan, tro xỉ
nhiệt điện, xỉ hạt lò cao để giảm tỷ lệ clinker, giảm lượng khí thải CO2, NOx,
SO2. Triển khai việc xây dựng các trạm sử dụng nhiệt thải lò nung để sản xuất
điện, phấn đấu tự cung cấp đến 30% nhu cầu sử dụng điện của nhà máy và
giảm lượng phát thải ô nhiễm môi trường. Tận dụng, tái chế phế thải làm
nhiên liệu cho ngành xi măng, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.
2.3.3_Quảng cáo, marketing
_ Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có mạng lưới và phương thức kinh doanh
riêng, nhưng thực tiễn thời gian qua cho thấy mạng lưới kinh doanh xi măng
theo phương thức bán hàng thông qua các nhà phân phối chính, các Công ty
thương mại và các đại lý là tương đối hiệu quả. Phương thức này giảm chi
phí lưu thông, chi phí bán hàng. Tuy nhiên, cần tăng cường công tác kiểm
tra về thực hiện cam kết trách nhiệm giữa các khâu trong hệ thống.
_ Để nâng cao hiệu quả tiêu thụ, đổi mới phương thức bán hàng là cần thiết.
Ngoài ra, cần nghiên cứu giảm chi phí vận chuyển clinker từ Bắc vào Nam
để có giá bán hợp lý, mới cạnh tranh được clinker nhập khẩu từ các nước
Đông Nam Á. DN cũng cần tăng cường xây dựng và quảng bá thương hiệu
sản phẩm, điều này đặc biệt quan trọng đối với những nhà máy mới đưa vào
sản xuất. Cùng với việc đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, DN đã xúc tiến tìm
kiếm thị trường xuất khẩu clinker, thị trường Nga, các nước Đông Âu như
Ba Lan, Ucraina và Châu Phi, nhất là những thị trường mà ảnh hưởng của sự
suy thoái kinh tế ít rõ nét. DN tăng cường kiểm tra, chống xi măng Trung
Quốc nhập lậu qua đường biên giới.
_Nền kinh tế nước ta hiện nay đang đi vào quá trình hồi phục và phát triển,
nhu cầu xây dựng công nghiệp, dân dụng và hạ tầng đô thị ngày càng tăng
đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xi măng phát triển sản xuất kinh doanh
trong nước.
Mặc dù nhu cầu nguyên liệu cho xây dựng tăng cao nhưng sản lượng xi
măng do Việt Nam sản xuất còn chưa để lại ấn tượng với người sử dụng .Để
duy trì và gia tăng thị phần trên các địa bàn và doanh nghiệp hiện có, các

công ty trong ngành ximăng thường xuyên quảng bá thương hiệu bằng cách:
đặt các panô quảng cáo tấm lớn, tài trợ biển quảng cáo cho các đại lý, cửa
hàng bán lẻ thuộc địa bàn tiêu thụ sản phẩm của các công ty trong ngành;
thực hiện quảng cáo trên các đài, báo, trên truyền hình trung ương và địa
phương; tổ chức tốt các kênh phân phối sản phẩm: kênh phân phối gián tiếp
(thông qua hệ thống các cửa hàng đại lý), kênh phân phối trực tiếp (đưa sản
phẩm đến tận tay người tiêu dùng) đồng thời áp dụng chính sách giá cả linh
động phù hợp với từng thời điểm, từng khu vực tiêu dùng, đồng thời, liên tục
tham gia các Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.
2.3.4_Vấn đề nghiên cứu phát triển
_Dự báo, nhu cầu xi măng trong nước từ nay đến giai đoạn 2015 - 2020 liên
tục tăng do tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhu cầu xây dựng ngày càng lớn.
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, nhu cầu xi măng của Việt Nam năm 2015
vào khoảng 62,5 triệu tấn. Để giải quyết vấn đề này, việc nghiên cứu, chế
tạo và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất là nhiệm vụ hết sức cấp
bách. Điều này sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển và đáp
ứng được nhu cầu trong nước, tiến tới xuất khẩu.
Dự án “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống lò quay cho dây chuyền sản
xuất xi măng lò quay công suất 2.500 tấn klinke/ngày, thay thế ngoại nhập,
thực hiện tiến trình nội địa hóa” thành công đã giải quyết những khó khăn
trước mắt của ngành xi măng.
Đồng thời, nó tạo tiền đề thúc đẩy công nghiệp sản xuất xi măng ngày càng
phát triển. Dự án do Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) chủ trì và
thực hiện.
Trong quá trình triển khai đề tài, Việt Nam đã làm chủ việc thiết kế dây
chuyền công nghệ với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 75 - 80% khối lượng thiết bị
và 45 - 50% giá trị dây chuyền sản xuất.
Trong khi đó, chất lượng của dây chuyền tương đương sản phẩm Trung
Quốc và Đức. Nhiều thiết bị quan trọng có giá trị lớn đã được chế tạo và đưa
vào lắp đặt tại nhiều nhà máy xi măng như: thiết bị lọc bụi công suất

430.000 m
3
/h được lắp đặt tại nhà máy xi măng Hạ Long, Bút Sơn; hệ thống
đóng bao tự động tại nhà máy xi măng Sông Thao; hệ thống trao đổi nhiệt,
tháp điều hòa, thiết bị làm nguội klinke của hệ thống lò quay dây chuyền xi
măng đã được triển khai ở nhà máy xi măng Sông Thao
Với những thành công trên, Việt Nam đã từng bước làm chủ công nghệ sản
xuất xi măng có công suất lớn, đồng thời tiết kiệm trên 70% phí thuê chuyên
gia nước ngoài trong việc quản lý dự án, lắp đặt, vận hành và sửa chữa.
Bên cạnh đó, việc này cũng tạo được công việc ổn định, duy trì đội ngũ cán
bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và chế tạo thiết bị cho một số trung
tâm, viện nghiên cứu chuyên ngành và phát triển năng lực cho nhiều nhà
máy cơ khí chế tạo.
3_Phân tích thực trạng ngành CNXM theo mô hình SWOT
3.1_Điểm mạnh (những thành tích đã đạt được của CNXM Việt Nam)
_CNXM là một trong nhưng ngành công nghiệp được sự ưu tiên của chính
phủ.Vì nó đóng vai trò trong việc định hình nền kinh tế của VN ta.
_Sự thuận lợi về vị trí địa lý cũng là một phần trong những điểm mạnh của
ngành CNXMVN.Nó tác động không nhỏ tới tình hình sản xuất cung như
sản lượng của ngành.
_Sự phấn đấu vượt khó trong công tác sản xuất và tiêu thụ của ngành
• Ngành CNXM Việt nam trong năm 2008 và 2009 đã hoàn thành kế
hoạch sản lượng nhà nước định hướng cho ngành.Củng cố sâu một
bước hệ thống phân phối xi măng , yêu cầu các đơn vị xây dựng
phương án kiểm soát nhà phân phối và nguồn xi măng tiêu thụ.
• Sự phân bổ ,giao quyền cho các đơn vị thành viên được quyền quyết
định giá bán theo nguyên tắc đầu nguồn cộng đủ chi phí và cơ chế
khuyến mại phù hợp với tình hình thị trường , đảm bảo hiệu quả kinh
doanh và lợi nhuận được giao
• Ngành CNXM tuy bị ảnh hưởng không nhỏ về sự khủng hoảng nhưng

phải nói có tinh thần vượt khó là rất cao . Ngành đã xây dựng cho
mình một chiến lược phát triển đến năm 2020 và định hướng đến năm
2050 phát triển như thế nào về chất lượng sản phẩm các công ty luôn
đảm bảo tiêu chuẩn và ổn định,không ngừng cải thiện để tạo sức cạnh
tranh trên thị trường, và tạo long tin cho người tiêu dùng
_Ngành xi măng đã tổ chức nhiều chương trình khảo luận đẻ nâng cao nhận
thức , kiến thức trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các công ty thành
viên.Tổ chức các hội nghị thị trường xi măng tại từng khu vực , để thống
nhất cơ chế bán hàng trên địa bàn .Đây chính là một chiến lược tốt để hạn
chế sự cạnh tranh không lành mạnh , làm minh bạch hóa và tăng hiệu quả
hoạt động của thị trường XM Việt Nam.
_Ngành CNXM đã triển khai áp dụng được các hệ thống thông tin quản trị
doanh nghiệp.Đã biết phối hợp với các công ty liên doanh để ổn định sản
xuất , đáp ứng được nhu cầu thị trường .
_Một điểm mạnh nữa của XMVN: đó là thị trường xi măng được mở rộng ,
nhiều nhà máy , dự án được thành lập (tuy đến năm 2010 do tổng sản lượng
xi măng cung lớn hơn cầu nên nhà nước đã cho dừng việc đầu tư các dự án
XM) điều này nâng cao mức độ sản xuất cung như sản lượng xi măng VN.
3.2_Điểm yếu (nhưng bất cập còn tồn tại)
_Trong nội bộ của ngành sự điều hành chưa kinh hoạt ,khi nhu cầu thị
trường biến động các đơn vị chưa có sự phối hợp thống nhất nên cạnh tranh
nội bộ vẫn diễn ra tại nhiều địa bàn. Hệ thống phân phối sơ khai chưa làm
được chức năng nắm bắt và điều phối thị trường . Việc giám sát , quản lý các
nhà phân phối chưa được thực hiện ở phần lớn các công ty thành viên. Các
hình thức hỗ trợ thị trường , hỗ trợ người tiêu dùng chưa đều và thiếu đồng
bộ .
_Một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo , điều hành của công ty
trong thời điểm cần xử lý nhanh của biến động thị trường , ý thức cục bộ
manh mún và vị kỷ của các đơn vị còn khá nặng nề.Cạnh tranh nội bộ ở khu
vực miền Bắc , miền Trung diễn ra gay gắt.

_Các công ty kinh doanh XM sau khi cổ phần , cũng chưa thực sự thích ứng
với cơ chế thị trường suy giảm sản lượng tiêu thụ.
_Các công ty thành viên chưa tạo được sự kỷ cương , thực hiện đúng định
hướng của công ty về giá , cơ chế khuyến mại và minh bạch.
_Sự tác động của nguồn nguyên vật liệu như thiếu nguồn clinker rồi thiếu
phương tiện vận tải đã làm năng lực của ngành XM cũng bị giảm đi phần
nào.
_Công tác dự báo dài hạn cũng như ngắn hạn chưa sát với thực tế , do đó
ảnh hưởng trực tiếp với việc điều hành của công ty.Các công tác về cấu trúc
hệ thống tiếp thị - bán hàng , áp dụng tiến bộ khoa học trong quản lý ,nâng
cao may moc thiết bị vẫn chưa được thực hiện mạnh mẽ dẫn tới nhiều bất
cập như ô nhiễm môi trường…
3.3_Cơ hội
_Việt Nam với dân số trẻ , tỷ lệ dân thành thị thấp và xu hướng đô thị hóa
đang tăng mạnh mẽ , nhu cầu xây dựng nhà ở , đường xá ,cầu cống ,khu
công nghiệp , trung tâm thương mại ngày một tăng. Điều này tạo cơ hội cho
gia tăng sản lượng thị trường xi măng.
_Nền kinh tế thế giới đang trong xu thế hồi phục sau khi chạm đáy vào quý
2/2009 và điều này sẽ giúp thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu và giảm bớt
áp lực thâm hụt ngân sách . Cộng thêm thị trường xây dưng, bất động sản
thời gian qua đang ấm dần lên là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong
ngành.
_Sau nhiều lần tăng giá kể từ đầu năm , thời gian gần đây tổng công ty thép
VN liên tục hạ giá thép nội theo xu hướng giảm giá thép thế giới giữa mùa
cao điểm hoạt động xây dựng – thì đây là cơ hội tốt với các hợp đồng xây
dựng của ngành xi măng làm tăng lợi nhuân, doanh thu của ngành. Tiếp theo
với mối quan hệ tốt đối với các doanh nghiệp xây dựng đó là điều kiện
thuận lợi trong việc tìm kiếm đầu ra của ngành xi măng.
_Với chính sách vĩ mô đã chú trọng hơn vào chất lượng tăng trưởng đây là
cơ hội tạo nền tảng cho doanh nghiệp xi măng phat triển dài hạn.

3.4_Nguy cơ , thách thức
_Các doanh nghiệp xi măng ngay càng tăng về số lượng tạo ra sức cạnh
trang không chỉ trong nước và ngoài nước ,mặt khác đòi hỏi các chủ đầu tư
ngày càng cao chính vì thế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong ngành không
ngừng nâng cao năng lực sản xuất, hoạt động để cạnh tranh, đứng vững và
tạo uy tín trên thị trường .
_Sang năm mới việc chính phủ các nước coa thể rút lại các biện pháp kích
cầu khổng lồ như đã áp dụng trong thời gian qua . Thì câu hỏi đặt ra ở đây
tốc độ hồi phục của các nền kinh tế sẽ như thế nào , tăng hay giảm. Cộng với
tỷ lệ thất nghiệp cao ở các nước phát triển , thị trường xuất khẩu XM của
Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng do người tiêu dùng các nước này không mạnh tay
chi tiêu ,họ sẽ tính với chi phí tối ưu nhất và cần thiết cho họ .
_Mặc dù theo dự báo từ thị trường xi măng ít biến động tuy nhiên trong thời
gian tới sự biến động là khó kiểm soát do đó vấn đề kiểm soát chi phí , hạ
giá thành của sản phẩm là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong
ngành.
_Mặt khác , theo dự báo sản lượng xi măng hiện nay trong năm 2010 thừa
nhiều ,Vì thế tạo nên một bài toán khó cho ngành xi măng tìm lối thoát cho
sự tồn kho về sản phẩm. Ngoài ra một số công ty có dự án mới đưa vào hoạt
động sẽ chịu áp lực lên lợi nhuận do chi phí khấu hao tăng và khó khăn về
dòng tiền do bắt đầu phải trả nợ vay.
• Biểu thị tình hình tiêu thụ xi măng 2 năm 2008 và 2009
Hình 1: biểu đồ thể hiện tình hình tiêu thụ XM 2008 so với 2007
Tương quan Thị phần xi măng năm 2008 so với 2007 :
Tương quan thị phần 2009 so với 2008
III)Tiềm năng và triển vọng ngành CNXM
Việt Nam
1_Tiềm năng .
1.1_hướng tới một nghành công nghiệp xi măng
xanh.

_Sự tăng trưởng không ngừng của các nền kinh tế
then chốt trên thế giới khiến nhu cầu vật liệu xây
dựng ngày càng tăng. Sản lượng xi măng toàn cầu
năm 2030 được dự tính cao gấp 5 lần so với năm
1990. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến tổng lượng
phát thải khí nhà kính trên toàn cầu vì cứ mỗi tấn xi
măng được sản xuất ra thì khoảng 1,89 tấn CO2
được phát thải. Để hướng tới một ngành công
nghiệp xi măng “xanh”, các chuyên gia nhấn mạnh
sự thay đổi cần phải diễn ra đồng thời trên cả hai mặt: sản xuất và tiêu dùng.
Đối với sản xuất xi măng, các biện pháp cần thiết là cải thiện hiệu suất nhiệt
của các lò nung, gia tăng tỷ lệ sinh khối trong nhiên liệu lò nung, cải thiện
hiệu quả sử dụng điện của các nhà máy, và phát triển công nghệ Thu - Giữ
các bon. Chính những thay đổi này tạo cho ngành xi măng một tiềm năng
tiếp cận hơn với tự nhiên ,giảm thiểu được ô nhiễm môi trường từ đó giảm
thiểu được các chi phí phát sinh,ngoài ra còn giúp các doanh nghiệp tiến gần
hơn đến các công nghệ khoa học xử lý phát thải.Dưới đây là sơ lược về
những biện pháp.
Cải thiện hiệu suất nhiệt của các lò nung
Giải pháp hiệu quả nhất trong sản xuất clinke xi măng trong các lò nung mới
(các lò luyện xoay mới) ngày nay đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới.
Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng tất cả những nhà máy mới xây dựng
phải được áp dụng công nghệ mới nhất có thể. Đối với các nhà máy cũ, tính
hiệu quả của các nhà máy dạng này có thể được tăng cường thông qua việc
nâng cấp công nghệ. Các công nghệ lỗi thời phải bị thải loại do tính hiệu quả
thấp vì các nhà máy sử dụng những công nghệ này thường gây ô nhiễm nặng
nề và sản xuất ra xi măng kém chất lượng.

×