Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.46 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hơn nhân và gia
đình hiện hành

Họ và tên: Nguyễn Xuân Quỳnh
Mã số sinh viên: 47.01.901.232
Lớp: 2111POLI190302
GVHD: GV Nguyễn Ngọc Hoa Đăng

Tháng 12 năm 2021
MỤC LỤC



Trang

2


I.

LỜI MỞ ĐẦU:
Gia đình là tế bào của xã hội, có đóng góp quan trọng trong sự đi lên của
đất nước, và cũng từ đó cuộc sống con người càng thêm ấm no, sung túc, đủ
đầy và hạnh phúc. Và yếu tố cơ bản đầu tiên cần phải có để hình thành một
gia đình có nền tảng bền vững đó chính là kết hơn. Đây chính là sự kiện pháp
lý quan trọng đánh dấu sự ra đời của một gia đình.


Xác định rõ vai trị của sự kiện này với đời sống xã hội nên trong các văn
kiện của Đảng và trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, kết hôn là vấn
đề luôn được quan tâm sâu sắc. Đặc biệt trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình,
các quy định về kết hôn đã được đề cập khá cụ thể và ngày càng có xu hướng
hồn thiện hơn. Điều đó thể hiện khá rõ tại Luật Hơn nhân và gia đình
(HN&GĐ) năm 2014 được Quốc hội ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2014, có
hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ
pháp luật và hiểu hết các điều kiện để có thể kết hôn hợp pháp, bằng chứng
cho thấy trên thực tế vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế và bất cập như các vấn nạn
tảo hôn, kết hôn không tuân thủ theo pháp luật quy định… gây ra những hậu
quả nghiêm trọng cho xã hội.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Các trường hợp cấm kết
hôn theo quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình hiện hành” cho
bài tiểu luận cuối mơn của mình. Qua đó, giúp mọi người có cái nhìn chính
xác và tồn diện hơn về các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp
luật hơn nhân và gia đình, đồng thời đề xuất phương hướng để hoàn thiện
quy định của pháp luật, giải pháp nhằm hạn chế và xử lý kịp thời các trường

II.

hợp kết hôn trái pháp luật hiện nay.
NỘI DUNG:
1. Khái niệm chung về kết hôn:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“Kết hơn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy
định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
2. Điều kiện kết hôn:
Kết hôn là hiện tượng xã hội có tính tự nhiên nhằm mục đích xác lập
quan hệ vợ chồng, cùng nhau xây dựng gia đình, nuôi dạy con và phát


3


triển kinh tế. Kết hôn là quyền công dân, kết hôn hay không, kết hôn với
ai và kết hôn khi nào là do nam nữ quyết định. Tuy nhiên, khi kết hôn,
công dân phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kết hôn.
2.1.
Độ tuổi kết hôn:
Theo khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tuổi kết hôn
là: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ l8 tuổi trở lên”. Việc quy định
tuổi kết hôn như trên là căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con
người và sự phù hợp với các quy định trong Bộ Luật Dân sự (BLDS) và
Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) Việt Nam về năng lực hành vi dân sự
của cá nhân. Tùy theo hồn cảnh cơng tác, điều kiện sinh hoạt và sở thích
của mỗi người thì hai bên nam nữ có quyền đăng ký kết hôn miễn là đủ
độ tuổi luật định. Quy định này được ban hành dựa trên các nghiên cứu
trong lĩnh vực khoa học, y học lẫn truyền thống đạo đức trong việc xác
định độ tuổi nam, nữ phát triển hồn thiện về mặt tâm sinh lý. Họ có khả
năng sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh về thể chất, trí tuệ cũng như đủ
chín chắn để gánh vác gia đình, thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong mối
quan hệ hơn nhân gia đình nhằm đảm bảo cho quan hệ hơn nhân có thể
tồn tại bền vững.
2.2.
Ý chí tự nguyện:
Theo điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014: “Việc kết hôn do
nam và nữ tự nguyện quyết định”. Sự tự nguyện ở đây được hiểu là
mong muốn gắn bó, cùng chung sống với nhau để thỏa mãn nhu cầu tình
cảm của hai người. Nam, nữ tự quyết đối với việc kết hôn một cách chủ
quan theo ý muốn của họ và không bị tác động bởi bất kỳ ai, bất kỳ yếu
tố nào. Tính tự nguyện sẽ được thể hiện thông qua việc nam, nữ cùng

trực tiếp ký chứng nhận kết hôn và số đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Ngồi ra, Luật HN&GĐ không quy định cơ chế đại diện trong kết hôn
đồng thời cấm hành vi cưỡng ép, lừa dối, cản trở việc kết hôn làm cho
việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện.

4


Quyền kết hôn là quyền gắn liền với nhân thân của mỗi người, do đó
việc kết hơn phải do người kết hôn tự nguyện quyết định. Yếu tố tự
nguyện là yếu tố quan trọng khởi nguồn cho cuộc hôn nhân hợp pháp, là
cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của hai bên và đặc biệt là đảm bảo
quyền bình đẳng, quyền tự do lựa chọn trong hôn nhân.
2.3.
Không bị mất năng lực hành vi dân sự:
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 luật HN&GÐ 2014 thì người
kết hôn phải là người “không bị mất năng lực hành vi dân sự” và điều
kiện để bị coi là một người mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại
khoản 1 Điều 22 BLDS 2015. Quy định này nhằm đàm bảo tính logic với
quy định về sự tự nguyện kết hôn, bởi một người bị mất năng lực hành vi
dân sự thì khơng thể nào tự nguyện bày tỏ ý chí trong việc kết hơn được.
Về mặt kỹ thuật lập pháp, theo các Luật HN&GĐ trước đây, quy định
về điều kiện kết hôn: Không bị mất năng lực hành vi dân sự được đặt
chung trong một điều bao gồm các trường hợp cấm kết hơn. Có nghĩa,
quy định này thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Tuy nhiên, xét
thấy việc kết hôn phải dựa trên sự tự nguyện hoàn toàn của hai bên nam,
nữ nhằm đảm bảo cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm của mình
mà với những người bị mất năng lực hành vi dân sự, họ không thể hiện
được sự tự nguyện của họ trong việc kết hôn thì chắc chắn họ khơng thỏa

mãn điều kiện kết hơn. Chính vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã tách
quy định này ra khỏi các trường hợp cấm kết hôn và đưa vào một điểm
riêng trong phần điều kiện kết hôn nhằm nhấn mạnh sự cần thiết, quan
trọng của nó. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết buộc các bên
nam nữ phải thỏa mãn khi kết hôn cũng như là yếu tố cơ bản để cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đăng ký kết hôn cho
các bên.

5


Về phương diện pháp lý, khi tham gia vào các giao dịch dân sự nói
chung và quan hệ HN&GÐ nói riêng, chủ thể phải có đủ năng lực hành vi
theo quy định của pháp luật. Nếu một người bị xác định là mất năng lực
hành vi dân sự thì người đó sẽ bị giới hạn rất nhiều quyền lợi trong đó có
quyền kết hơn. Theo Điều 22 BLDS năm 2005 định nghĩa mất năng lực
hành vi dân sự là: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo
u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên
bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám
định”. Trên cơ sở đó, điểm c khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ quy định:
“Nam, nữ kết hôn với nhau phải thỏa mãn điều kiện không bị mất năng
lực hành vi dân sự”. Có thể thấy, quy định này là hoàn toàn đúng đắn và
cần thiết bởi lẽ, đối với những người bị mất năng lực hành vi dân sự, việc
họ thể hiện ý chí tự nguyện - một nguyên tắc quan trọng của Luật
HN&GÐ năm 2014 là không thể xác định được.
2.4.

Kết hôn giữa những người cùng giới tính:
Luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành quy định: “Nhà nước không thừa


nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”, có nghĩa về mặt pháp
lý, Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân của hai người cùng giới
nhưng trên thực tế những người này vẫn có thể tổ chức đám cưới và sống
chung với nhau. Quy định này phần nào thể hiện sự cảm thông, sự tơn
trọng quyền con người và cái nhìn rộng mở hơn của Nhà nước đối với nhu
cầu tự nhiên của một bộ phận những người lưỡng giới biến thể. Vì vậy,
thực trạng chung sống giữa hai người cùng giới tính và xu hướng cơng
khai hóa các mối quan hệ đồng giới diễn ra khá phổ biến trong thời gian
gần đây. Tuy nhiên, cũng từ thực tế chung sống của họ thì việc phát sinh
các vấn đề về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản hoặc về con (ví dụ nhận
con nuôi) là điều tất yếu xảy ra nhưng Luật HN&GÐ hiện hành mới chỉ
dừng lại ở việc cho phép họ sống chung mà chưa có quy định cụ thể nào

6


đề cập đến hậu quả của vấn đề này. Do đó, trong thời gian qua khi một số
vụ việc tranh chấp về tài sản giữa những người đồng tính có quan hệ sống
chung xảy ra thì Tịa án lúng túng trong việc giải quyết vụ việc và thiếu
sót trong việc ra quyết định của mình nên khơng đảm bảo được quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên.
2.5.
Việc kết hơn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết
hôn:
Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định
tại khoản 2 Điều 5 Luật HN&GÐ 2014:
• Thứ nhất, cấm kết hôn giả tạo
Khái niệm “kết hôn giả tạo" được định nghĩa tại khoản 11 Điều 3 Luật
HN&GÐ 2014. Theo đó, việc kết hơn giả tạo khơng vì mục đích xây dựng

gia đình mà nhằm muốn đạt được những lợi ích riêng thơng qua quan hệ
hơn nhân gia đình. Pháp luật HN&GĐ Việt Nam cấm việc kết hơn giả tạo
nhằm loại bỏ những trường hợp đáng tiếc không nên có, như một người
phụ nữ có thể kết hơn với một người nước ngoài hoặc người Việt Nam
định cư tại nước ngoài để nhập quốc tịch nước ngoài nhằm hưởng một số
ưu đãi của Nhà nước. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ hôn
nhân, làm gia tăng số lượng người nhập cảnh “trái phép" một cách hợp
pháp, gây hao hụt ngân sách hay quyền lợi từ các chế độ ưu đãi của Nhà
nước, nghiễm nhiên trở thành công dân của một nước mà không thông qua
bất cứ một bài kiểm tra cũng như chưa đủ tiêu chuẩn để đáp ứng cho một
xã hội hoàn toàn mới. Bên cạnh đó, kết hơn giả tạo có thể làm gia tăng
tình trạng ly hơn sau khi người kết hơn đạt được mục đích của mình.
• Thứ hai, cấm tảo hơn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
- Tảo hôn:
Hiện nay, mặc dù nhận thức người dân đã tăng cao, đa số nam nữa kết
hôn ở tuổi luật định, nhưng vẫn còn trường hợp nam nữa lấy vợ, lấy chồng
rất sớm, hay còn gọi là nạn tảo hôn. Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm
việc tảo hôn bởi lẽ nó sẽ đánh mất đi tương lai của những đứa trẻ - nạn
nhân của tình trạng này, làm mất đi cơ hội học tập, cơ hội làm việc tốt, cơ

7


hội cải thiện điều kiện sơng và chăm sóc sức khỏe của mẹ và trẻ. Không
chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến bản thân và gia đình mà việc tảo hơn còn ảnh
hưởng lớn đến xã hội khi chất lượng dân số bị tác động mạnh bởi tình
trạng này. Các cặp bố mẹ trẻ chưa phát triển đầy đủ tâm sinh lý khiến cho
tỉ lệ những đứa trẻ mang khiếm khuyết về mặt cơ thể tăng cao hơn bình
thường, tạo thêm gánh nặng cho bao vợ chồng, cho xã hội. Vì thế Nhà
nước ta xem đây là một vấn nạn cần phải bài trừ.

- Cưỡng ép kết hôn:
Kết hôn là một quyền nhân thân của cá nhân mà lần đầu tiên trong lịch
sử lập hiến của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 36 Hiến
pháp năm 2013 đã ghi nhận: “Nam, nữ có quyền kết hơn, ly hơn. Hôn
nhân theo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình
đẳng, tơn trọng lẫn nhau”. Do vậy, nam, nữ có quyền kết hơn khi đến tuổi
luật định song phải thỏa mãn điều kiện về sự tự nguyện mới được phép kết
hôn. Nếu việc kết hôn mà thiếu đi sự tự nguyện của hai bên nam, nữ như
kết hơn do bị cưỡng ép hoặc lừa dối thì cuộc hơn nhân đó sẽ khơng được
pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Luật HN&GĐ khoản 9 Điều 3 năm 2014 quy định: “Cưỡng ép kết
hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của
cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn
của họ.”. Như vậy, nếu một bên đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, đối xử
tàn tệ; hoặc yêu sách của cải hoặc sử dụng hành vi khác để cưỡng ép kết
hôn. Hiện nay, mặc dù tình trạng này khơng cịn thường xun diễn ra
nhưng vẫn có thể dễ dàng bắt gặp thơng qua việc “cha mẹ đặt đâu con
ngồi đấy" của những cặp phụ huynh vì hồn cảnh gia đình hay vì “mơn
đăng hộ đối" mà ép buộc hoặc ngăn cản con mình kết hôn. Tất cả việc này
đều trái với tinh thần tự nguyện của pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện
nay. Tuy nhiên trong một số trường hợp như cha mẹ ép buộc hoặc ngăn
cản con mình kết hơn mà con khơng hợp ý nhưng sau một thời gian nghe
cha mẹ mình khuyên nhủ, thuyết phục, người con đã thuận theo mà tiến

8


đến hơn nhân thì đây khơng thể coi là kết hơn khơng tự nguyện vì người
con có thời gian cũng như sự tự quyết để có thể từ chối việc kết hơn đó.
Do vậy, để xem xét một cuộc hơn nhân có sự cưỡng ép hay khơng, hồn

tồn dựa vào ý chí chủ thể tham gia mong muốn hay khơng mong muốn
việc kết hơn đó.
- Lừa dối kết hơn:
Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu
khơng có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn. Tuy
nhiên, đề xác định lừa dối thì phải xem đây là lừa dối hồn tồn, bởi lẽ
người bị lừa dối ở đây cũng có thể đang vì mục đích riêng của mình, nhằm
đạt những lợi ích cụ thể mà đồng ý kết hơn, hồn tồn khơng phải vì tình
u. Và việc xác định như vậy không phải là dễ.
Đề xử lý những trường hợp này, pháp luật Việt Nam cũng khá linh hoạt
và mềm dèo. Cơ bản tất cả mọi sự việc đều phải được giải quyết một cách
thấu tình đạt lý, khơng thể cứ cứng nhắc theo pháp luật mà cịn phải vì
quyền lợi của đôi bên và cả con cái của họ. Tịa án phải xem xét hơn nhân
từ lúc kết hơn cho tới lúc đưa ra xem xét, giải quyết, lựa chọn phương án
tốt nhất và tối ưu nhất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người
vợ, người chồng và con của họ.
- Cản trở kết hôn:
Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi,
yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hơn của người có
đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này. Các hành vi được sử
dụng để “cản trở kết hôn” cũng giống như các hành vi được sử dụng để
“cưỡng ép kết hôn” như: Đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi,
yêu sách của cải hoặc hành vi khác song về mục đích cuối cùng lại khác
nhau bởi, “cưỡng ép” là bắt ép người khác phải kết hôn cịn “cản trở” là
khơng cho người khác kết hơn khi họ có đủ điều kiện kết hơn theo luật
định. Tất cả các hành vi này đều khiến cho người kết hơn bị rơi vào tình
trạng thiếu sự tự nguyện, khơng thể quyết định được hơn nhân của mình

9



và phải đồng ý kết hôn hoặc từ bỏ ý định kết hôn ban đầu. Vs dụ như họ
thường xuyên bị đối xử áp bức về thể xác cũng như tinh thần; họ bị đe dọa
bằng vũ lực gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản của
bản thân hoặc thân nhân của họ.... Do vậy, cản trở kết hôn là hành vi vi
phạm pháp luật, đáng lên án mà Luật HN&GĐ Việt Nam nghiêm cấm
nhằm đảm bảo cho việc kết hôn cũng như xây dựng gia đình hồn tồn
trên tinh thần tự nguyện, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công
dân cũng như quyền kết hôn, quyền được sống trong hạnh phúc và bền
vững của mỗi cá nhân trong xã hội. Đây cũng là sự kế thừa quy định cấm
cản trở hôn nhân tự nguyện của Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật
HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung thêm phần định nghĩa thế nào là cản trở
kết hôn để việc hiểu luật và áp dụng luật được rõ ràng, minh bạch và thống


nhất trong thực tiễn.
Thứ ba, kết hơn với người đang có vợ hoặc chồng
Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013
quy định hôn nhân phải theo nguyên tắc một vợ một chồng. Cụ thể hóa
nguyên tắc này, khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ hiện hành quy định: “Cấm
người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng
với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung
sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Và để hiều như thế
nào là phù hợp về “Người đang có vợ, có chồng” sẽ căn cứ theo khoản 4
Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016. Theo nguyên tắc đó, chỉ những
người chưa kết hôn hoặc những người tuy đã kết hôn nhưng vợ hoặc
chồng họ đã chết hoặc vợ chồng đã ly hơn thì mới có quyền kết hơn. Quy
định này nhằm xóa bỏ tận gốc chế độ đa thê phong kiến, xóa bỏ sự đối xử
bất bình đẳng đối với phụ nữ, phù hợp với thực tiễn xã hội bởi lẽ, chỉ có

hơn nhân một vợ một chồng mới đảm bảo gia đình bền vững, hạnh phúc
và vợ chồng mới thực sự yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn
nhau.

10


Tuy nhiên, có những trường hợp người có nhiều vợ hoặc nhiều chồng
nhưng vẫn được Nhà nước thừa nhận. Đó là trường hợp cán bộ, bộ đội
miền Nam đã có vợ hoặc chồng ở miền Nam, tập kết ra Bắc (1954) lại lấy
vợ hoặc chồng khác. Sau khi đất nước thống nhất thì họ trở về đồn tụ gia
đình và thực tế đã tồn tại một người có hai vợ hoặc hai chồng. Đây là
những trường hợp do ảnh hưởng của chiến tranh, hồn cảnh đất nước thay
đổi nên khơng được coi là trái pháp luật. Khi giải quyết các trường hợp
này, quyền và lợi ích của tất cả các bên đều được pháp luật quan tâm, bảo
vệ.
Đối với trường hợp người bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo Điều 71
BLDS 2015, sau khi tuyên bố chết thì quan hệ hôn nhân của họ sẽ chấm
dứt, tức là vợ hoặc chồng của họ có quyền kết hơn với người khác. Tuy
nhiên, trong trường hợp người bị tuyên bố chết đó trở về và được Tịa án
hủy bỏ tun bố chết mà vợ hoặc chồng của họ đã kết hơn với người khác
thì quan hệ hơn nhân được xác lập sau vẫn có hiệu lực pháp luật và khơng
bị coi là kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, kết hôn đối với người đang có vợ hoặc có chồng là một
trường hợp cấm kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại vẫn
có một số trường hợp cố tình vi phạm với nhiều lý do khác nhau và để giải
quyết thì cần xem xét một cách cụ thể nhằm bảo tồn quyền và lợi ích của


các bên.

Thứ tư, kết hơn với những người có cùng dịng máu về trực hệ, những
người có họ trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thân thích
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ hiện hành thì
cấm hành vi: “Kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người
cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với
con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con
riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”. Những người cùng dịng
máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người

11


này nảy sinh ra người kia kế tiếp nhau như cha mẹ đối với con; ông bà đối
với cháu nội và cháu ngoại. Cịn những người có họ trong phạm vi ba đời
là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị,
em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh,
chị, em con chú, con bác, con cơ, con cậu, con dì là đời thứ ba. Theo đó,
những người bị cấm kết hơn cụ thể là: Giữa cha mẹ với con; giữa ông bà
với cháu nội, ngoại; giữa anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ
khác cha với nhau; giữa bác ruột, chú ruột, cậu ruột với cháu gái, cơ ruột,
dì ruột với cháu trai; giữa anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu,
con di với nhau.
Chưa bàn đến chuyện trái với thuần phong mỹ tục của người Việt
Nam, việc kết hôn giữa những người trong trực hệ sẽ làm gia tăng tỷ lệ
khiếm khuyết ở những đứa trẻ được sinh ra là kết quả của mối quan hệ
này. Do đó, pháp luật hôn nhân cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng giữa những người có cùng dịng máu về trực hệ, những người có họ
trong phạm vi ba đời với nhau đề đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe
mạnh, nòi giống phát triển lành mạnh, đảm bảo lợi ích gia đình và lợi ích

xã hội. Xét về quy chuẩn đạo đức thì việc kết hơn trong trực hệ, giữa
những người cùng họ trong phạm vi ba đời là một việc đi ngược với tập
quán tốt đẹp của dân tộc. Không chỉ cấm kết hôn giữa những người có
quan hệ huyết thống, Luật HN&GĐ cịn cấm kết hơn giữa những người có
quan hệ cha, mẹ ni với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với
con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rề, cha dượng với con
riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Cơ bản những người này
khơng có quan hệ máu mủ với nhau nhưng để bảo vệ quan hệ trong gia
đình, tơn trọng thứ bậc trên dưới, cũng như để phù hợp với đạo đức xã hội
nên luật pháp Việt Nam quy định cấm các hành vi này. Bên cạnh đó, điều
kiện cấm này cịn giúp ngăn ngừa các hành vi lợi dụng các mối quan hệ
phụ thuộc mà ép buộc hay cưỡng ép kết hôn.
3. Xử lý việc kết hôn trong trường hợp bị cấm:

12


3.1.

Nguyên tắc xử lý chung
Về nguyên tắc, các trường hợp kết hôn khi không đủ điều kiện được

quy định tại Điều 8 Luật HN&GÐ 2014 đều là trái với pháp luật và sẽ bị
Tịa án tun hủy nếu như có yêu cầu và có đầy đủ các căn cứ việc kết hơn
đó khơng đủ điều kiện. Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền và lợi ích của
các bên liên quan thì Tịa án phải có trách nhiệm đánh giá đúng hồn cảnh,
tình hình thực tế, xem xét về mối quan hệ tình cảm giữa các bên từ đó đưa
ra phương án xử lý đúng đắn nhằm bảo đảm sự thấu tình đạt lý, đạt hiệu
quả cao trong việc áp dụng pháp luật chứ khơng chỉ xử lý một cách tuyến
tính.

Theo quy định của Luật HN&GĐ, tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu
cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hơn đã có đủ các
điều kiện kết hôn theo luật định và hai bên yêu cầu cơng nhận quan hệ hơn
nhân thì Tịa án cơng nhận quan hệ hơn nhân đó từ thời điểm các bên đủ
điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN&GÐ [Điều 11, Khoản 2].
Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận
quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký
kết hôn để ghi vào số hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ
quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Và
để quy định này đi vào cuộc sống, Luật giao cho Tòa án nhân dân tối cao
chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng
dẫn chi tiết nội dung này.
3.2.
Hậu quả của việc xử lý hủy kết hơn trái pháp luật:
• Quan hệ nhân thân:
Theo khoản 1 Điều 12 Luật HNGÐ 2014 quy định: “Khi việc kết hơn
trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ
chồng". Về nguyên tắc, hôn nhân trái pháp luật sẽ không được Nhà nước
thừa nhận và bào vệ, do đó ngay từ khi bắt đầu quan hệ sống chung như
vợ chống thì hai bên nam, nữ đã không phát sinh và tồn tại quan hệ vợ
chồng hợp pháp. Luật HNGÐ 2014 đã quy định rõ hậu quả pháp lý của
hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với quan hệ nhân thân là buộc hai bên

13


kết hôn trái pháp luật phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Nếu trước khi
Tòa án tuyên bố hủy kết hơn trái pháp luật mà các bên có thực hiện quyền
và nghĩa vụ đối với nhau, thì quyền và giữa vụ đó sẽ bị chấm dứt khi Tịa
án ra quyết định tuyên bố hủy.

• Quan hệ tài sản:
Việc hai người kết hôn trái pháp luật sẽ không làm phát sinh quan hệ
vợ chồng hợp pháp, do đó tài sản mà họ tạo ra trong thời gian chung sống
không phải là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng mà là tài
sản chung theo phần.
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Luật HNGĐ 2014 thì: "Quan hệ tài sản,
nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều
16 của Luật này". Theo đó, tại Điều 16 Luật HNGĐ 2014, trường hợp kết
hơn trái pháp luật sẽ giải quyết tương tự trường hợp nam nữ chung sống
với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Lúc này, pháp luật sẽ
ưru tiên giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng theo thỏa thuận
của các bên, trong trường hợp không có thỏa thuận thì sẽ theo quy định
của BLDS và các quy định khác của pháp luật.
Theo đó, tài sản riêng sẽ thuộc quyền sở hữu của mỗi người. Tài sản
chung sẽ chia theo phần và cơng sức đóng góp của các bên trong khối tài
sản được chia, đóng góp nhiều thì sẽ được hưởng phần tài sản nhiều hơn
so với người đóng góp ít, nếu khơng đóng góp thì khơng được chia tài sản.
Trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh được bên nào đóng góp nhiều
hơn thì tài sản sẽ được chia đôi. Tuy nhiên cần lưu ý một điểm mới của
Luật HNGĐ 2014 đó là, nguyên tắc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo
đàm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; cơng việc nội trợ và
cơng việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao
động có thu nhập. Bên cạnh đó, đối với trường hợp hủy kết hôn trái pháp
luật do nam, nữ không phải là vợ chồng nên giữa họ sẽ không phát sinh
quan hệ cấp dưỡng, nhưng pháp luật không cấm nếu hai bên có thỏa thuận
tự nguyện hỗ trợ giúp đỡ nhau.
• Quan hệ giữa cha mẹ và con:

14



Theo đó, tài sản riêng sẽ thuộc quyền sở hữu của mỗi người. Tài sản
chung sẽ chia theo phần và cơng sức đóng góp của các bên trong khối tài
sản được chia, đóng góp nhiều thì sẽ được hưởng phần tài sản nhiều hơn
so với người đóng góp ít, nếu khơng đóng góp thì khơng được chia tài sản.
Trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh được bên nào đóng góp nhiều
hơn thì tài sản sẽ được chia đơi.
Tuy nhiên cần lưu ý một điểm mới của Luật HNGĐ 2014 đó là,
nguyên tắc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đàm quyền và lợi ích hợp
pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan
để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật do nam,
nữ không phải là vợ chồng nên giữa họ sẽ không phát sinh quan hệ cấp
dưỡng, nhưng pháp luật không cấm nếu hai bên có thỏa thuận tự nguyện
hỗ trợ giúp đỡ nhau.
4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kết hôn:
Pháp luật phải luôn phản ánh được đầy đủ bản chất khách quan của
các mối quan hệ xã hội hiện thời. Trước sự phát triển của đất nước, các
quan hệ xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp, pháp luật ngày càng phải
hồn thiện hơn. Đề có thể hồn thiện hệ thống pháp luật HNGĐ thì ta có
những phương hưrớng và giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, các quy định của pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp
luật nên được hồn thiện trên cơ sở tơn trọng và có cơ chế pháp lý đầy đủ
để đàm bảo thực hiện tốt hơn quyền con người trong lĩnh vực kết hơn;
bình đẳng giới; bảo vệ phụ nữ, trẻ em; quyền và lợi ích của cá nhân, tổ
chức khác có liên quan; lợi ích của gia đình, Nhà nước và xã hội. Các
quan điểm về chế định kết hôn phải thể hiện rõ chủ trương của Đảng và
Nhà nước là hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội.
Thứ hai, hoàn thiện các chế định trên cơ sở kế thừa, phát huy các quy

định hợp lý; nâng cao các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của cha
ông ta; căn cứ trên thực tiễn để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh

15


trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình. Các quy định mới ban hành phải
đảm bảo giải quyết được các quan hệ xã hội mới phát sinh.
Thứ ba, Nhà nước cần đặt ra các chế tài cụ thể, nghiêm khắc hơn nữa
nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong
việc tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ sở, tránh thủ tục đăng ký rườm rà.
Đồng thời, cần chú trọng, đẩy mạnhcông tác tuyên truyền pháp luật tới
các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, đề người dân có thể hiểu pháp luật
một cách đúng đắn và chính xác nhất.
Thứ tư, phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp
luật có liên quan. Bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp luật trên
thực tế và bảo đảm các quyết định của Tịa án được thi hành. Có như vậy,
việc điều chỉnh của pháp luật mới đạt được hiệu quả và việc áp dụng mới
thuận lợi và có tính khà thi cao.
Thứ năm, đáp ứng xu thế hội nhập thế giới, phải tiếp thu có chọn lọc
kinh nghiệm quốc tế về hơn nhân và gia đình. Trên cơ sở đó, học hỏi
những tiến bộ của văn hóa nhân loại nhưng vẫn bảo đảm giá trị truyền
thống của pháp luật Việt Nam.
III.

KẾT LUẬN:
Kết hơn là sự kiện pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình
thành của gia đình và sự phát triển của xã hội. Với sự vận động và phát
triển của đời sống HN&GÐ, khi các vấn đề liên quan đến kết hôn ngày
càng nhiều và phức tạp trong khi các quy định của pháp luật về kết hôn

vẫn tồn tại nhiều bất cập. Do đó, địi hỏi pháp luật phải cụ thể hơn, những
người thực thi pháp luật phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình
trong giải quyết vụ việc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của
các bên.
Trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay, trước sự mở cửa hội nhập,
giao thoa của nhiều nền văn hóa, dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác
nhau nên đã hình thành nên nhiều suy nghĩ và phong cách sống khác
nhau. Những quan điểm mới mẻ về tình u và hơn nhân đã làm ảnh

16


hưởng không nhỏ đến những quan niệm truyền thống về gia đình của
người Việt Nam.
Qua việc nghiên cứu đề tài “Các trường hợp cấm kết hôn theo quy
định của pháp luật hơn nhân và gia đình hiện hành” ta có thể đánh giá
được vấn đề này trên nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Qua đó nhận
thấy đây là một vấn đề pháp lý quan trọng với đời sống xã hội và cần có
sự quan tâm hơn nữa đối với vấn đề này.
Đế giải quyết được tình trạng này, bản thân mỗi người - đặc biệt là
những người đang muốn cùng nhau xây dựng một mái ấm đúng nghĩa thì
cần nhận thức sâu sắc hơn về việc kết hôn, về pháp luật để không phải
gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng khơng chi đến bản
thân, gia đình mà còn cả xã hội. Nhưng để hạn chế việc này, khơng chỉ
địi hỏi ở một phía các chủ thể tham gia vào mối quan hệ hơn nhân mà
cịn cần phải kết hợp với việc giáo dục, vận động, tuyên truyền mọi người
thực hiện đúng pháp luật đặc biệt là ở những nơi mà trình độ dân trí cịn
kém.
Kết hơn là một việc rất thiêng liêng và cao quý, vì vậy, hãy là một
người văn minh, sáng suốt để có thể xây dựng một gia đình hạnh phúc,

một đất nước phát triên vững mạnh.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ngày
28/11/2013.
2. Bộ luật Dân sự năm 2005 (Số 33/2005/QH11) ngày 14//06/2005.
3. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015.
4. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 (Số 52/2014/QH13) ngày
19/06/2014.
5. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 (Số 22/2000/QH10) ngày

09/06/2000.
6. Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ về quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành
chính tư pháp, hơn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã.

17


7. Thơng tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Tịa án nhân dân tối cao về

việc hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hơn nhân và gia đình
của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ,
lấy chồng khác.

18




×