Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.21 KB, 3 trang )

Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo
Điều gì đã làm nên những doanh nhân chiến lược như Steve Jobs của Apple, Jeff Benzos của
Amazon, Pierre Omidyar và Meg Whitman của Ebay hay A.G. Lafley của P&G?

Trong một buổi nói chuyện gần đây với HBR, biên tập viên kì cựu Bronwyn Fryer - người có
nhiều đóng góp cho tạp chí, cùng với các giáo sư Jeff Dyer của ĐH Brigham Young và Hal
Gregersen của Instead đã thảo luận và đưa ra lý giải về cơ chế vận hành DNA của những bộ óc
luôn bùng nổ sáng tạo.

Fryer: Tôi được biết trước đây anh đã từng thực hiện một cuộc nghiên cứu trong 6 năm, khảo sát
3000 nhà điều hành trong lĩnh vực sáng chế, bên cạnh đó là 500 cuộc phỏng vấn cá nhân. Trong
suốt quá trình tiến hành nghiên cứu, anh đã tìm ra 5 "kĩ năng khám phá" làm cho họ trở nên khác
biệt. Vậy anh có thể cho biết những kĩ năng đó là gì được không?

Dyer: Đầu tiên phải kể tới kĩ năng mà chúng tôi gọi là "khả năng liên kết". Nó thuộc dạng kĩ
năng có được sau quá trình tích lũy kinh nghiệm, cho phép một số người có khả năng sáng tạo
hình thành những mối liên kết giữa những câu hỏi, vấn đề hay các ý tưởng dường như chẳng có
mối liên quan nào.

Kế đến phải kể tới là kĩ năng đặt câu hỏi - những câu hỏi mang tính thách thức tình thế hiện tại
và mở ra một bức tranh rộng lớn hơn như "Tình hình sẽ như thế nào nếu ", "Tại sao ", "Tại sao
lại không ".

Nằm thứ ba trong danh sách này là khả năng nhìn thấu các tiểu tiết, đặc biệt là về hành vi, lối
ứng xử của con người. Ngoài ra, khả năng trải nghiệm cũng là một yếu tố cấu thành thiết yếu.
Thực tế chứng minh rằng những người chúng tôi từng nghiên cứu luôn tỏ ra say mê với việc thử
sức các trải nghiệm mới và khám phá thế giới chưa từng biết tới.

Và cuối cùng, những người đột phá thành công thường thực sự giỏi trong việc xây dựng mối
quan hệ với những người ít nhiều có nét tương đồng với họ và chắc chắn có gì đó để họ học hỏi.


Fryer: Vậy theo anh, trong số những nhân tố kể trên thì kĩ năng nào là quan trọng nhất?

Dyer: Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng kĩ năng có sức mạnh gia tốc truyền tác động tới
các kĩ năng còn lại - quan sát, trải nghiệm, tạo dựng mạng lưới quan hệ; tuy nhiên, bản thân kĩ
năng khi đứng biệt lập lại không mang lại những hiệu ứng trực tiếp. Xét cho tới cùng, khả năng
liên kết mới là chìa khóa then chốt bởi những sáng kiến mới không thể thành hình nếu không thể
kết nối các vấn đề/ ý tưởng mà trước đó chưa từng có mối liên hệ nào.

Xét trong mối tương quan giữa năm nhân tố thì bốn khả năng khác được coi là đầu vào tạo đà
cho tính liên kết vấn đề, nói cách khác bốn nhân tố này chính là phương tiện trên con đường đạt
đến cái đích sáng tạo.

Gregersen: Thực ra, theo tôi các bạn có thể tóm tắt tất cả các kĩ năng đã được nhắc tới chỉ trong
một vài từ: "trí tò mò, ham khám phá". Hay nói cách khác đó chính là một mẫu số chung mà tôi
đã tìm ra sau khi dành 20 năm trong đời để nghiên cứu các nhà lãnh đạo lớn trên toàn cầu. Về cơ
bản, sự tò mò đó cũng tương đối giống so với khi bạn còn là những đứa trẻ.

Fryer: Theo đánh giá cá nhân, anh cho rằng điểm khác biệt giữa những doanh nghiệp đột phát
thành công mình từng nghiên cứu so với các vị điều hành thường thường bậc trung là gì?

Dyer: Trong quá trình khảo sát, chúng tôi từng yêu cầu tất cả các nhà quản lý kể về việc những
sáng kiến đổi mới hay chiến lược đến với họ như thế nào. Đối với một người sáng tạo, câu hỏi
này chẳng có gì khó khăn. Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên, một số nhà điều hành mang phong
cách truyền thống hơn một chút lại gặp phải khó khăn khi đối diện với tình huống này.

Điều thú vị là tất cả những nhà doanh nghiệp đột phá sáng tạo đều gặp nhau ở cùng cảm giác thôi
thúc hay những khoảnh khắc chúng ta vẫn thường gọi là "eureka". Khi chia sẻ về quá trình họ
đến với những ý tưởng kinh doanh/ sản phẩm mới, họ đều dùng những câu đại loại như "Lúc
nhìn thấy ai đó đang làm điều này, hay nghe thấy ai đang nói điều kia cũng chính là lúc sáng
kiến mới đến với tôi".


Fryer: Nhưng thực tế hầu hết mọi nhà điều hành đều rất thông minh và sảnh sỏi, tại anh không
cho rằng họ không hoặc không thể có con mắt tò mò đối với mọi thứ xung quanh?

Dyer: Quan điểm của chúng tôi cho rằng trong bất kì một công ty nào, số lượng các cá nhân có
thiên hướng khám phá đều lớn hơn con số mà mọi người có thể nhận diện. Kết quả tìm kiếm cho
thấy 15% các CEO thực sự rất sáng tạo, nói cách khác những người này đều từng cho ra đời một
sản phẩm mới hay khởi đầu một vụ đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ dù một người
có sáng tạo đến đâu thì họ vẫn thường ít nhiều tỏ ra cẩn trọng trong việc đặt câu hỏi do sợ trông
ngốc nghếch hoặc đôi khi chỉ bởi họ biết rằng mọi người không đánh giá cao nó.

Gregersen: Nếu nhìn vào một đứa trẻ 4 tuổi, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng chúng liên tục đặt câu
hỏi hoặc trình bày băn khoăn về mọi thứ xung quanh chúng hoạt động ra sao. Nhưng tới thời
điểm chúng khoảng sáu tuổi rưỡi, việc đặt câu hỏi có xu hướng dừng lại bởi chúng nhận thức rất
nhanh rằng giáo viên thường đánh giá cao câu trả lời đúng hơn là những câu hỏi khiêu khích.

Khi vào trung học thì gần như bọn nhỏ không thể hiện tính tò mò của mình nữa. Và đứa trẻ đó
khi trưởng thành và ở trong một môi trường tập thể thì dường như niềm kích thích khám phá đã
dần dần rời xa chúng. 80% những người đang ở cương vị điều hành chỉ dành 20% quỹ thời gian
để tìm kiếm các sáng kiến mới. Tất nhiên, Apple và Google là những trường hợp ngoại lệ.

Chúng tôi cũng tin rằng những nhà doanh nghiệp bùng nổ sáng kiến nhất hiện nay đã hết sức
may mắn khi được nuôi dưỡng trong một môi trường mà trí tò mò luôn được khuyến khích.
Chúng tôi thích các câu chuyện họ kể về cảm giác được truyền lửa như thế thế nào từ tấm gương
những người luôn muốn thử thách và khám phá. Đôi khi, những người này lại chính là họ hàng,
thậm chí là hàng xóm, thầy giáo hay những bạn trẻ đầy nhiệt huyết khác.

Một số lượng lớn các doanh nghiệp trẻ đã tới trường Montessori để học hỏi cách theo dấu trí tò
mò của mình. Tôi xin được khép lại cuộc trò chuyện này bằng chiến lược quảng bá rất nổi tiếng
của Apple: Những người sáng tạo không chỉ học cách tư duy khác biệt, mà hơn thế họ học cách

hành động khác biệt (và thậm chí là đối thoại khác biệt).

×