Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiêu luận Kĩ năng giao tiếp: Vai trò và ảnh hưởng của ấn tượng ban đàu trong giao tiếp. Vận dụng ấn tượng ban đầu trong cuộc sống và ngành học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.07 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
KHOA KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN
KĨ NĂNG GIAO TIẾP
VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TRONG
GIAO TIẾP. VẬN DỤNG VÀO CUỘC SỐNG VÀ NGÀNH HỌC.

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hương
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Quyên
Lớp: D15KT01 - Mã SV: 1115020604
1


HÀ NỘI: 06/2021

2


MỤC LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Đặt vấn đề
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đẻ đạt được thành công trong công việc, chỉ
số IQ đóng vai trị thứ yếu. Thay vào đó, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xây dựng mối quan
hệ đều trở thành yêu cầu hàng đầu tổ chức, nên tảng phát triển kỹ năng lãnh đạo, kỹ
năng ảnh hưởng, kỹ năng làm việc đồng đội, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải vấn đề…


Biết cách giao tiếp, ứng xử thông minh, khôn khéo. Cuộc sống ngày càng nhiều thay
đổi, đặt ra yêu cầu cho mỗi cá nhân phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết đẻ
hồn thiện chính mình và đáp ứng yêu cầu của từng thời đại. Đất nước ngày càng phát
triển, mỗi chúng ta phải đối mặt với sự hội nhập, sự đổi mới của đất nước, địi hỏi mỗi
người phải có kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp,…làm hài lòng người khác. Trong cuộc
sống hàng ngày chúng ta thường gặp gỡ những người mà mình chưa quen biết, vậy
cần ứng xử như thế nào để tạo ấn tượng tốt, để tạo mối quan hệ trong làm ăn, kinh
doanh, hay trong học tập, cơng việc…thì việc tạo ấn tượng là rất qua trọng. Ấn tượng
đầu tiên có thể làm cho người khác cịn nhớ mãi về con người bạn. Bạn có thể gặp
nhiều thuận lợi từ cuộc gặp gỡ này nếu bạn biết cách tạo ấn tượng. Ấn tượng ban đầu
trong khi giao tiếp là một điều rất quan trọng và thú vị. Khi bạn tạo được ấn tượng tốt
hầu như câu chuyện sẽ suôn sẻ và đi đến hồi kết không thể tuyệt vời hơn. Điều đặc biệt
là nhiều người mặc đã rất cố gắng tạo nên điều này nhưng khơng thành cơng trong khi
đó một số khác chẳng cần làm gì nhiều ngồi việc nhìn ngắm và cười tươi mà lại lấy
lịng được người đang nói chuyện cùng mình. Dưới đây là những điều cơ bản nhất bạn
phải làm được nếu muốn tạo được ấn tượng cho người khác. Có thể nói, ấn tượng ban
đầu là “cửa ngõ” quan trọng của quá trình giao tiếp, nó có tác dụng chỉ đạo, định
hướng nội dung, phương pháp và kết quả giao tiếp. Vì thế, trong giao tiếp ngay từ đầu
chúng ta gây ấn tượng tốt đẹp với đối phương thì sẽ đạt hiệu quả cao trong q trình
giao tiếp, trong cơng việc và ngược lại.

4


Và hơn thế nữa, đóng vai trị là một nhân viên công tác xã hội, chúng ta cần phải
hiểu được tầm quan trọng của việc tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp, để gây thiện
cảm ban đầu cho đối tượng và tạo mối quan hệ tốt đẹp với đối tượng cần giúp đỡ.
Do vậy, em chọn đề tài: “Vai trò và ảnh hưởng của ấn tượng ban đàu trong giao
tiếp. Vận dụng ấn tượng ban đầu trong cuộc sống và ngành học” làm đề tài nghiên cứu
cho tiểu luận cuối kỳ mơn kỹ năng giao tiếp của mình.


5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN BAN ĐẦU TRONG GIAO TIẾP

1.1.Định nghĩa về giao tiếp
Giao tiếp là một phương thức tồn tại cơ bản của con người, do đó những nghiên
cứu về giao tiếp rất đa dạng và phong phú, bao trùm một phạm vi tương đối rộng, từ
lí luận đến những nghiên cứu thực nghiệm, xuất phát từ nhiều quan điểm, quan niệm
khác nhau.
Dưới quan điểm của nhà tâm lí học hoat động thì giao tiếp là một quá trình thiết
lập và thực thi mối quan hệ giữa người với người và trong quấ trình đó thì con người
sáng tạo lẫn nhau. Như vậy, bất kì một hoạt động giao tiếp nào cũng là mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể, trong giao tiếp mỗi người có động cơ của riêng
mình thơng qua các công cụ phương tiện, con người nhận thức được về nhau, về thế
giới xung quanh, tác động qua lại lẫn nhau để sáng tạo qua lại lẫn nhau để sáng tạo ra
nhau. Giao tiếp có bản chất xã hội, suy cho cùng, động cơ mục đích cơng cụ, phương
tiện giao tiếp đều do xã hội quy định. Trong tâm lý học xã hội, giao tiếp là một dạng
thức căn bản của hành vi con người, là “cơ chế để các liên hệ người tồn tại và phát
triển. ”(Cooley-1902 ), thông qua giao tiếp các cá nhân không chỉ chịu ảnh hưởng bởi
các bối cảnh xã hội mà họ phản ứng lại, mà còn tác động lẫn nhau thường xuyên với
những người khác được coi là người đối thoại. Trong các lý luận về giao tiếp xã hội,
tồn tại một quan niệm khá phổ biến coi như giao tiếp như một q trình thơng tin, q
trình này bao gồm việc thực hiện và duy trì sự liên hệ giữa các cá nhân. Theo Osgood
C.E, nhà tâm lý học xã hội người Mỹ thì giao tiếp bao gồm các hành động riêng lẻ nữa
mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thơng tin. Ơng cho rằng giao tiếp là
một quá trình hai mặt: liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau. Theo Sibutanhi (Mỹ) nghiên

cứu liên lạc như một hoạt động mà nó chỉ định sự phối hợp lẫn nhau và sự thích ứng
hành vi của các cá thể tham gia vào quá trình giao tiếp: “Liên lạc trước hết là phương
6


pháp hoạt động làm đơn giản hố sự thích ứng hành vi lần nhau của con người. Những
cử chỉ âm điệu khác nhau trở thành liên lạc, khi con người sử dụng vào các tình thể để
tác động qua lại”. Cịn nhà xã hội học người Anh M.Argule mơ tả quá trình ảnh hưởng
mà né tránh được biểu hiện bằng những phương tiện giao tiếp (ngơn ngữ lời nói hay cử
chỉ) từ nhiều người đến một người giống như một việc tiếp xúc thân thể của con người
trong quá trình tác động qua lại về vật lý và dịch chuyển khơng gian ”. Như vậy, có thể
hiểu giao tiếp là một q trình tiếp xúc và trao đổi thơng tin, thơng qua đó người ta
tương tác lẫn nhau, làm tăng cường hay giảm bớt khả năng thích ứng hành vi lẫn
nhau .
1.2 . Khái niệm và đặc điểm về ấn tượng ban đầu
1.2.1 . Khái niệm về ấn tượng ban đầu
Ấn tượng ban đầu là hình ảnh tâm lý tổng thể các đặc điểm diện mạo, lời nói, cử
chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ ... Sau lần tiếp xúc đầu tiên ta thường có ấn
tượng nhất định. Con người nhận thức về nhau nhờ quá trình tri giác xã hội: họ quan
sát, phân tích vẻ mặt, dáng điệu, lời ăn tiếng nói, hành động ... của nhau, để từ đó mà
nhận thức được người khác. Từ nhận thức đó mà chủ thể giao tiếp xác định những
phương thức ứng xử của mình: cách xưng hơ, thái độ, cử chỉ, hành vi cho phù hợp với
đối tượng .
Cũng có khá nhiều cách hiểu khác nhau về ấn tượng ban đầu. Bùi Tiến Quý cho
rằng: ấn tượng ban đầu là cái mà “khi gặp nhau đồng thời người ta vừa nhận xét, vừa
đánh giá, vừa có thiện cảm hay có ác cảm ngay từ giây phút đầu tiên khơng phải chờ
nghiên cứu hay khảo sát hay thí nghiệm lại những đánh giá ấy " . Hoặc một định nghĩa
khác: “ấn tượng ban đầu thường là một hình ảnh, một nhận xét, một thái độ về đối
tượng được hình thành ngay từ phút đầu gặp gỡ ".
1.2.2. Đặc điểm của ấn tượng ban đầu

- Đặc điểm nổi bật của ấn tượng ban đầu là có được sau lần tiếp xúc đầu tiên.
Nghĩa là trong hoàn cảnh hai bên chưa hề quen nhau, chưa hề gặp gỡ nhau một lần nào
cả, có thể đã có một số thơng tin về nhau hoặc thậm chí chưa hề có một thơng tin gì về
7


nhau. Những thơng tin này có được có thể thơng qua bạn bè, từ những người xung
quanh, đơi khi có những trường hợp hai bên đã biết khá rõ về nhau qua nghiên cứu hồ
sơ. Trên cơ sở những thông tin ấy, họ sẽ dùng làm cơ sở để đánh giá phân tích tổng
hợp về đối tượng. Vì là buổi tiếp xúc đầu tiên, thời gian chỉ giới hạn trong một buổi
tiếp xúc mà chủ thể có những ấn tượng rõ nét hay mơ hồ về đối tượng.
- Ấn tượng ban đầu là những là những ấn tượng chung, tổng thể về đổi tượng, là
những nét khái quát nhất về đối tượng chứ không phải là những nét riêng lẻ về đối
tượng, chẳng hạn như không phải là một nụ cười rạng rỡ hay một bộ dạng lôi thôi, mà
là những nét khái quát nhất trên cơ sở ta nhìn nhận tồn diện về họ, chẳng hạn như đó
là một người cởi mở hay lạnh lùng, điềm đạm hay nóng nảy, thơng minh hay ngốc
nghếch... Như vậy có thể nói ấn tượng ban đầu mang tính khái quát cao, là những hình
ảnh chung nhất về đối tượng sau lần tiếp xúc đầu tiên.
- Ấn tượng ban đầu mang tính chủ quan cảm tính. Đây cũng là một nhược điểm
khó tránh khỏi của ấn tượng ban đầu. Do điều kiện thiếu thông tin, thời gian tiếp xúc
lại qúa ngắn, cả hai bên sẽ khơng thể bộc lộ hết mọi tính cách của mình, sẽ khó khăn
hơn khi nhận diện đối tượng. Chỉ dựa vào sự quan sát bề ngoài như tác phong, cử chỉ,
lời nói.... Rồi dựa vào kinh nghiệm để phán đốn đối tượng sẽ khơng trách khỏi sự chủ
quan phiến diện. Trong khi đó đối tượng ở đây lại là con người, hết sức phức tạp, hành
động với những động cơ khác nhau, lời nói và suy nghĩ đơi khi khơng khớp nhau,
hịng đánh lừa sự cảm nhận của người khác, nhằm nhưng mục đích này hay mục đích
khác. Do đó việc đưa ra những đánh giá về người khác tốt hay không tốt, hay người
này là thông minh người kia là ngây thơ... ngay từ buổi tiếp xúc đầu tiên một cách
chính xác quả thật là rất khó. Cái khó khơng chỉ nằm trong điều kiện chủ quan của
người tri giác: kém nhạy cảm, ít kinh nghiệm, bị chi phối bởi nững động cơ khác

nhau... nó cịn nằm ở hồn cảnh thiếu hụt thơng tin về đối tượng, gị bó về thời gian để
quan sát đối tượng và cịn khó hơn ở chỗ các đối tượng thường cố tình nguy trong
những khuyết điểm của mình. Thơng thường những người nhạy cảm, những người có
nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp thường có những ấn tượng ban đầu khá chính xác,
hơn là những người ít va vấp từng trải trong giao tiếp.

8


-Ấn tượng ban đầu thể hiện sự đánh giá, thái độ của chủ thể về đối tượng.
Thường thường ấn tượng ban đầu mang đậm màu sắc chủ quan, vì chủ thể khơng có
điều kiện soi xét đối tượng từ nhiều phía. Ấn tượng ban đầu chứa đựng sự nhận thức
về đối tượng, kèm theo đó là những xúc cảm, tình cảm: q mến hay gét, thích hay
khơng thích, hài lịng hay khơng hài lịng. Từ thái độ đó sẽ chỉ phối cách ứng xử của
những quá trình giao tiếp về sau. Nếu có ấn tượng ban đầu là tốt thì họ sẽ hào hứng
tiếp tục quan hệ cịn nếu khơng thi quan hệ tiến triển sẽ rất khó khăn hoặc khơng quan
hệ nữa, vì người ta thường tìm kiếm những thơng tin phù hợp với thái độ sẵn có về đối
tượng .

9


1.3 Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp có nhiều chức năng khác nhau, nhưng cơ bản nhất là các chức năng
thông tin liên lạc, chức năng điều chỉnh điều khiển và chức năng kích động liên lạc.
-Chức năng thơng tin liên lạc:
Chức năng này bao quát tất cả quá trình truyên nhận thông tin. Bên cạnh giao
tiếp phi ngôn ngữ, với sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai. Chức năng này được
phát huy tối đa, có thể truyền đạt được mọi thông tin, phản ánh được sự vật hiện tượng
hoặc cảm xúc tâm trạng… một cách rất phong phú đa dạng, vì mọi linhx vực khía cạnh

trong đời sống con người.
-Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi:
Chức năng này chỉ có ở con người với sự tham gia của q trình nhận thức, ý chí,
tình cảm… Khi tiếp xúc trao đổi với nhau, các chủ thẻ giao tiếp đã hoặc đang ý thức
được cả kết quả của quá trình giao tiếp. Để đạt được mục tiêu đeè ra, chủ thể thường
linh hoạt heo tình huống, thời cơ của mình để đạt hiệu quả một cách tối đa. Hơn thế
nữa các cá nhân không chỉ điều chỉnh hành vi của mình mà cịn có thể điều chỉnh đượ
hành vi của người khác.
-Chức năng kích động liên lạc:
Trong q trình giao tiếp, con người khơng chỉ truyền thơng tin cho nhau hay
điều chỉnh tác động lẫn nhau, mà cịn có yếu tố quan trọng là xác định trạng thái cảm
xúc của con người, mức độ cũng thẳng của cản xúc được xác định bởi các điều kiện
giao tiếp mà trịn các điều kiện đó sự làm chủ cảm xúc được thực hiện. Chính trong sự
liên hệ với sự cần thiết thay đổi trạng thái cảm xúc của mình làm xuất hiện nhu cầu
giao tiếp, kích động con người liên lạc với nhau.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành ấn tượng ban đầu.
Ảnh hưởng của ấn tượng ban đầu đến giao tiếp .

10


Ấn tượng ban đầu có vai trị quan trọng như vậy cho nên làm thế nào để tạo ấn
tượng tốt ở người khác là vấn đề chúng ta quan tâm. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu vấn
đề này, chúng ta cần nắm một số đặc điểm về quá trình hình thành ấn tượng ban đầu.
1.4.1 . Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành ấn tượng ban đầu.
Qúa trình hình thành ấn tượng ban đầu là một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng
của nhiều yêu tố. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản:
- Các yếu tố thuộc đối tượng giao tiếp .
Ấn tượng ban đầu là hình ảnh về đối tượng giao tiếp cho nên trước hết phụ thuộc
vào đặc điểm của đối tượng giao tiếp, đặc biệt là những đặc điểm bề ngoài như: đầu

tóc, ăn mặc, cử chỉ, tư thế, điệu bộ, nói năng... chẳng hạn, trong lần gặp đầu tiên,
người Anh đặc biệt chú ý nhiều phần từ cổ trở lên (cổ áo, cà vạt, đầu tóc, mặt mũi ra
sao), những từ đầu tiên người đó nói (là từ gì, có từ xin lỗi hay cảm ơn khơng, phát âm
có chuẩn khơng ?) những bước đi đầu tiên (bước đi ngắn hay dài, nhanh hay chậm, tư
thế đi, xách cặp tay trái hay tay phải )....
Ví dụ: Trong buổi phỏng vấn về cơng việc, ngoại hình là yếu tố đầu tiên và cũng
vô cùng quan trọng để các nhà tuyển dụng lựa chọn:
Về trang phục: lựa chọn những trang phục gọn gàng, lịch sự, gọn gàng, phù hợp
hoàn cảnh, thoải mái và giúp bạn cảm thấy sự tự tin hơn, không sử dụng trang phục có
tơng màu tối như nâu, đen, xám…phụ kiện dườm dà, cầu kỳ.
Về vấn đề vệ sinh cá nhân: Hãy đảm bảo mọi thứ sạch sẽ, đặc biệt là đầu tóc và
móng tay. Nếu tóc hoặc râu đã quá dài, bạn nên cạo râu cắt tóc, chỉnh trang lại một
gọn gàng.
Ưu tiên về ngoại hình, trang phục cũng gây ấn tượng không nhỏ đến sự đánh giá
sự chuyên nghiệp của bạn và cũng là yêu cầu để đưa ra quyết định có tuyển dụng bạn
hay khơng. Ngoại hình, trang phục cũng đánh giá sự tôn trọng của bạn đối với các nhà
tuyển dụng và quý công ty.

11


- Các yếu tố ở chúng ta
+ Tâm trạng, tình cảm
Khi chúng ta đang ở trạng thái thoải mái, vui vẻ thì cảnh vật cũng như con người
xung quanh dường như đẹp hơn, dễ mến hơn, thân thiện, gần gũi hơn. Ngược lại, khi
chúng ta buồn bã, căng thẳng, cáu gắt, thì cảnh có đẹp, có nhộn nhịp cũng trở nên ảm
đạm, người có tốt, có tử tế cũng khơng dễ gây ấn tượng tốt cho chúng ta. Đúng như
Nguyễn Du đã từng đúc kết như trong truyện Kiều: “Người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ”. Chính vì vậy khi có cơng chuyện quan trọng đối với một người, người ta thường
chọn thời điểm mà người đó có tâm trạng thoải mái để tiếp xúc, gặp gỡ, tránh những

thời điểm dễ gây cảm xúc khó chịu , phiền hà (ví dụ giờ nghỉ trưa hoặc đêm khuya).
Tình cảm với một người cũng chi phối mạnh hình ảnh về người đó trong chúng
ta. Những tình cảm dương tính thường đưa đến những đánh giá thiên vị, tức là diễn ra
tô hồng hình ảnh đối tượng giao tiếp. Ngược lại, những tình cảm âm tính lại thường
làm trầm trọng thêm những khuyết điểm của đối tượng giao tiếp. Người xưa nói: "yêu
nên tốt, ghét nên xấu” là vì vậy .
+ Nhu cầu, sở thích thị hiếu
Người ta nói rằng, con người thường chỉ thấy những cái mà người ta muốn thấy.
Hơn nữa, cái hợp với nhu cầu, sở thích, thị hiếu của con người thì dễ gây ấn tượng tích
cực. Ngược lại, ấn tượng tiêu cực. Ví dụ: Một người đánh giá cao nét đẹp truyền thống
của người phụ nữ Việt Nam thì dễ có cảm tình với phụ nữ để tóc dài, ăn mặc đoan
trang, đúng đắn. Điều này có nghĩa là trong giao tiếp cần chú ý nhu cầu, thị hiếu, sở
thích…của đối tượng giao tiếp để biết cách ăn mặc, nói năng, ứng xử cho phù hợp.
+ Tâm thể và sự hình dung về đối tượng giao tiếp
Tâm thế của chúng ta trong giao tiếp là cái mà chúng ta đang chờ đợi hoặc cho
rằng sẽ xảy ra trong giao tiếp. Nói một cách vơ thức, biểu hiện nhu cầu, mong muốn
của chúng ta, cái mà chúng ta quan tâm. Dưới sự chi phối của tâm thế và nhiều yếu tố
khác, chẳng hạn kinh nghiệm, chúng ta tưởng tượng ra đối tượng giao tiếp – con người
mà chúng ta sẽ tiếp xúc đầu tiên. Nhiều cơng trình nghiên cứu tâm lý học cho thấy
12


rằng, tâm thể và sự tưởng tượng của chúng ta về một người trước khi tiếp xúc có ảnh
hưởng khơng nhỏ đến đánh giá, nhận xét của chúng ta về người đó.
+ Tình huống hồn cảnh giao tiếp
Tình huống hồn cảnh giao tiếp cũng ảnh hưởng đến ấn tượng về người khác
trong chúng ta.
Ví dụ: Nếu đồng nghiệp của bạn đi dự một đám ma, bạn ăn mặc quá lòe loẹt, mặc
gam màu quá nổi bật, thì chắc bạn phải lắc đầu ngán ngẩm. Còn ngược lại nếu bạn
mặc bộ đồ đó đến dự đám cưới thì điều đó là quá phù hợp.

+ Thời gian hình thành ấn tượng ban đầu
Theo các nhà tâm lý học người Mỹ, trong giao tiếp quá trình hình thành ấn tượng
ban đầu bắt đầu ngay khi người ta có sự tiếp xúc (nhìn thấy, nghe thấy) và diễn ra chủ
yếu ở những giây phút đầu tiên của cuộc tiếp xúc. Nói cách khác, những giây phút đầu
tiên của cuộc gặp gỡ là những giây phút quyết định hình ảnh của chúng ta trong con
mắt người khác. Tạo ấn tượng tốt cịn là việc tơn trọng khách, bạn phải đúng giờ, nếu
tiếp tại văn phòng của bạn, nên chấm dứt ngay các công việc khác ngay trước giờ hẹn
và trong khi tiếp xúc. Nếu tiếp tại văn phòng của khách, bạn phải đến sớm trước giờ
hẹn khoảng 5 phút. Bạn phải trù tính thời gian, lộ trình đến nơi. Nếu chưa biết rõ văn
phịng của khách, nên gọi điện hỏi đường trước. Mọi lời cáo lỗ do đến trễ dù hợp lý
cách mấy vẫn làm mất đi ấn tượng tốt về bạn.
1.4.2 . Ảnh hưởng của ấn tượng ban đầu đến giao tiếp
Ấn tượng ban đầu thường là diện mạo dễ nhìn và tác phong nhanh nhẹn, tự tin
khiến đối tác nghĩ ngay là chúng ta thạo công việc, lành nghề. Như vậy, việc đại diện
cho công ty để giao tiếp mới dễ dàng thành cơng. Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa lớn
trong giao tiếp. Nếu chúng ta tạo được ấn tượng tốt ở người khác ngay trong lần đầu
tiên tiếp xúc thì điều đó có nghĩa là họ có cảm tình với chúng ta, họ muốn gặp chúng ta
ở những lần sau. Đó chính là điều kiện thuận lợi để chúng ta xây dựng, phát triển mối
quan hệ tốt đẹpvà lâu dài với họ. Ngược lại, nếu ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ mà
chúng ta có những sơ suất và để lại những ấn tượng k tốt, thì chúng ta thường khó
13


khăn trong những lần gặp sau đó và phải mất khơng ít cơng sức mới có thể xóa được
ấn tượng đó .
Ấn tượng ban đầu trong khi giao tiếp là một điều rất quan trọng và thú vị. Khi
bạn tạo được ấn tượng tốt hầu như câu chuyện sẽ suôn sẻ và đi đến hồi kết, giao tiếp
hiệu quả hơn rất nhều, nếu suốt buổi nói chuyện bạn ln thao thao bất tuyệt về một
hoặc nhiều chủ đề khác nhau nhưng có một đặc điểm chung là tất cả những gì bạn chia
sẻ đều hướng tới những điều ấn tượng về chính bản thân mình, bạn ln coi mình là

trọng tâm, là cốt lõi trong mọi sự việc. Bạn tự tạo những nút thắt trong câu chuyện.
Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp là một yếu tố vô cùng quan trọng để thành
công. Chỉ cần những cử chỉ, hành động hay lời nói của bạn cũng có thể làm hài lịng
hoặc gây khó chịu với người đối diện những ấn tượng ban đầu về một người gần như
rất khó thay đổi, vậy nên những lần gặp đầu tiên vô cùng quan trọng, bởi chúng ta là
những viên gạch đầu tiên trong tiến trình xây dựng mối quan hệ giữa hai bên và quyết
định sắc thái của mối quan hệ này. Cứ mỗi khi gặp một người mới, bạn sẽ luôn luôn bị
đặt lên bàn cân và bị soi xét, đánh giá và để rồi từ đây, ấn tượng của bạn trong mắt
người đối diện sẽ được hình thành dựa trên số điểm bạn đạt được. Vì thế, cho dù là
trong sự nghiệp hay đời sống xã hội, biết cách tạo ra một ấn tượng ban đầu tốt đẹp là
điều quan trọng.

CHƯƠNG 2.
VAI TRÒ CỦA ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TRONG CUỘC SỐNG VÀ
NGÀNH HỌC.

2.1 Tạo dựng mối quan hệ trong cuộc sống ngành học.
14


Để xây dựng được mối quan hệ thành cơng thì chắc chắn cần nhiều thời gian và
cũng có nhiều hạn chế, nhiều rào cản. Có thể nhắc đến một vài trường hợp tiêu biểu
nhất khi xây dựng mối quan hệ với một người, khi người này quá tự ti, hoặc quá tự
kiêu, hoặc quá bảo thủ. Mỗi một kiểu người quá độ thế này đều tự dựng lêm trước mặt
họ một bức tường cản, để chúng ta không thể đến gần họ, hoặc là có ác cảm ngay từ
ban đầu, hoặc là khơng bao giờ mình cảm thấy được tơn trọng trong mối quan hệ. Đầu
tiên, bạn cần xác định rằng, chúng ta khơng thể phát triển khi chỉ có một mình, mà
phải trong một sự liên kết với một nhóm người nào đó. Mối quan hệ thành cơng quyết
định thành công của bạn . Đặt câu hỏi: Bạn cần biết mình là ai? Cần hiểu rõ mình là
ai? Bạn sẽ ứng xử như thế nào với những người xung quanh ? Điều gì làm bạn hài

lịng ? Ai là người bạn muốn tiếp xúc, xây dựng mối quan hệ, đó sẽ là những người có
đặc điểm gì? Bạn có thể giúp được gì cho người khác trong các mối quan hệ khác
nhau? Tất cả những điều này đều là những điều mà bạn có thể lựa chọn, và chịu trách
nhiệm với sự lựa chọn sau đó. Nếu bạn sai lầm từ bước này, thì bạn có thể mất nhiều
thời gian để cân đối lại số lượng, cũng như chất lượng của những mối quan hệ về sau.
Dành thời gian cho nhau: tất cả các mối quan hệ đều cần có thời gian ni dưỡng mà
đó khơng phải là thời gian tự ni dưỡng, mà bạn cần đóng vai trị chủ động ni
dưỡng mối quan hệ đó .
Ví dụ như một thiệp chúc mừng, một voucher giảm giá của một danh nghiệp mỹ
phẩm nào đó gửi tặng bạn vào ngày sinh nhật bạn làm bạn cảm thấy sung sướng, hài
lòng thì phản ứng tương tự cũng sẽ xảy ra nếu bạn có thể làm như vậy với một bạn
đồng nghiệp, một người bạn cũ. Tất cả mọi người đều mong muốn mình được nhìn
nhận là quan trọng, hãy ln nhớ điều này tạo nên một ấn tượng tốt lúc ban đầu rất
quan trọng đối với việc xây dựng mối quan hệ đối với mọi người. Trong việc làm ăn,
một ấn tượng lúc đầu sẽ mang tính quyết định với những lợi nhuận thu được sau này,
uy tín và mối quan hệ đối tác lâu bền. Đồng thời cũng giúp xây dựng mối quan hệ làm
ăn và khiến họ phát triển thịnh vượng. Thể hiện ấn tượng tốt khi gặp gỡ, qua điện
thoại, cách fax, email hoặc các cuộc họp qua mạng ... rất quan trọng để tạo nên một cái
nhìn tích cực, đặc biệt là ấn tượng đầu tiên gặp mặt. Nói một cách rõ ràng: Hãy chắc
rằng bạn đã trao đổi một cách rõ ràng với những người mà bạn gặp gỡ. Một điều gây
khó chịu khơng kém đó là khi lắng nghe người khác mà không thể hiểu họ đang nói gì
15


vì cách diễn đạt của bạn khơng rõ ràng. Tập chung vào việc trò chuyện với một nhịp
độ vừa phải và một giọng nói diễn cảm. Đừng quá sợ hãi, căng thẳng với việc giao
tiếp. Thêm vào đó bạn nên sử dụng văn phạm đúng đắn khi nói và tránh và tránh
những từ nóng nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt lúc ban đầu. Nhớ rằng, nếu người đối
diện không hiểu bạn đang nói gì thì họ sẽ khơng quan tâm đến bạn và công ty của bạn.
Hơn nữa, hãy luôn tỏ ra lịch sự và nhã nhặn.

2.2 Những điểm cần chú ý để tạo ấn tượng ban đầu với đối tượng.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên cả hai bên đều đều có sự chuẩn bị nhất định về mặt tâm lí,
vì đây là giây phút rất quan trọng. Cả hai đều có những căng thẳng nhất định để thăm
dị tìm hiểu nhau. Không chỉ tập trung 1 tưởng để thăm dị tìm hiểu đối phương mà cịn
căng thẳng khi biết đối phương cũng làm như vậy đối với mình. Dù đã biết ít nhiều về
người mình sắp gặp thì cũng khơng tránh khỏi tâm lý đề phịng. Tuy vậy, chúng ta cần
hiểu rằng: lo lắng, hồi hộp đề phịng khơng là tâm trạng của riêng ta mà là người trước
mặt ta cũng có tâm trạng đó. Nếu rụt rè, nhút nhát sẽ dễ chuốc lấy thất bại, vì đối
phương có thể lợi dụng tâm lí hồi hộp của đối phương để chiếm ưu thế cho mình.
Muốn gặt hái thành cơng trong lần đầu gặp gỡ, điều cốt yếu là phải tạo thế chủ động,
tự tin. Phải chủ động trong mọi tình huống, trong mọi điều mình nghĩ, trong mỗi việc
mình làm. Bình tĩnh trước giao tiếp của đối phương khi giao tiếp. Người mà ta sắp gặp
có thể là người có danh tiếng, ai cũng biết đó là người quyền cao chức trọng. Khơng
những thế, rất có thể khi mới gặp ta sẽ bị tấn công phủ đầu. Nếu không có sự chuẩn bị
trước về tâm lí ta dễ bị hồn xiêu phách lạc và mất hết nhuệ khí. Trong bối cảnh đó cần
bình tĩnh . Đừng nên đánh giá đối phương quá cao, như vậy sẽ gây ra tâm lí hoang
mang dao động, rất bất lợi. Cần nhớ rằng một người dù nổi tiếng đến mấy cũng không
bao giờ là người hoàn mỹ, toàn vẹn. Ẩn trong cái danh tiếng nhất định phải có khuyến
khuyết. Vì thế phải tự chủ. Hãy tự nhủ rằng, ta kém cạnh họ là đương nhiên, nhưng
không phải là tất cả. Hãy quan sát đối tượng giao tiếp một cách kĩ lưỡng cả nét mặt
trang phục, cách nói năng và tìm ra nhược điểm của đối tượng giao tiếp. Khi đã tìm ra
khuyết điểm rồi, bạn sẽ được tiếp thêm sức mạnh, có thể từ thế bị động chuyển thành
thế chủ động. Trạng thái hồi hộp do sức ép ban đầu mất đi, nhường lại cho cảm giác tự
tin trong giao tiếp. Những tác động làm tăng lòng giao tiếp. Những khi lần đầu tiếp
xúc nơi đông người, lần đầu tiên phát biểu trước đám đông, trước những người quyền
16


cao chức trọng hầu như ai cũng thấy hồi hộp , tim đập mạnh, ý nghĩ lộn xộn và không
nhớ gì cả. Hãy hạn chế những dao động cơ học đó bằng các tác động sau đây:

1. Hít sâu, thở ra từ từ, ghì nhịp tim khơng để cho nó đập nhanh.
2. Khơng để cho đối phương nhìn thấy bàn tay của mình bằng cách để tay trên
đùi, dưới gầm bàn hay là bám vào mép bàn. Cố giữ chặt tay và bn ra một vài lần rồi
nhanh chóng có câu mở đầu hợp lí, tự nhiên. Động thái này có hai tác dụng: vừa là để
bớt căng thẳng, vừa là để tạo thế chủ động thăm dò đối tượng giao tiếp.
3. Cần tạo ra nghị lực để đừng trách mặt đối phương, nếu chưa đủ nghị lực để
nhìn vào mắt họ.
4. Nếu có thể được hãy dùng ánh mắt để kêu gọi sự đồng cảm và thuyết phục
người tiếp chuyện.
5. Nếu tất cả các biện pháp trên không hiệu quả, hãy thú nhận sự hồi hộp của
mình. Tạo cho tâm hồn mình thanh thản tự nhiên lần đầu gặp gỡ cố gắng tạo cảm giác
vui vẻ, chủ động đón tiếp một cách tự nhiên thoải mái, điều đó sẽ xua đi sự hồi hộp, lo
âu ban đầu. Cùng với phong cách đĩnh đạc, lịch sự , chỉnh tề cũng sẽ làm cho con
người tự tin, mạnh dạn hơn.
Tuy nhiên tất cả các điều đó chưa đủ tạo ra bản lĩnh mà cần phải có tâm trạng
thực sự bình tĩnh, thanh thản. Bởi vì, tâm trạng là cơ sở vững chắc tạo nên sắc mặt.
Sắc mặt là thứ có sức mạnh lớn lao hơn tất cả. Qua sắc mặt người ta đọc được nhiều
hơn trong tâm hồn bạn. Điều gì có thể giấu được những sắc mặt khơng giấu được. Vì
thế cần phải” sửa sang” cho sắc mặt bằng cách làm cho tâm hồn thanh thản, tự nhiên.
Người đời thường khuyên rằng “ sửa sang sắc mặt còn quan trọng sửa sang nét mặt ”.
-Trang phục nam- nữ
Một trang phục đẹp được mọi người đánh giá và ghi nhận những đặc điểm của
người chủ nó, phụ thuộc vào địa điểm, thời điểm mà chủ nhân nó sử dụng, trên cơ sở
một số yếu tố cụ thể. Đó là: nước da, dáng vóc, lứa tuổi, tính cách và mơi trường tiếp
xúc. Chính vì vậy khi một mẫu trang phục nào đó xuất hiện, được nhiều người cho là
17


mới, là đẹp, là khơng có nghĩa là đẹp cho bất kỳ ai, bất kỳ thời điểm và mọi người ai
mặc cũng đẹp, cũng phù hợp.

- Trang phục và trang sức
Mỗi người khi đi mua sắm cho mình một bộ trang phục mới cần suy nghĩ nó có
thể kết hợp với trang phục nào của mình trước đó. Vì trang phục đẹp cần có sự hài hịa,
ẩn ý giữa chúng với nhau trong một tổng thể của nó. Với nguồn tài chính có hạn, ta
phải cân nhắc và có sự lựa chọn cho phù hợp.
Ví dụ: Đi giày thể thao, đeo túi qua vai không thể đi với bộ đồ bà ba. Mặc veston
tối kỵ đi dép dù là dép cho quai sau, cần phải đi giày màu thẫm. Cái nhìn đầu tiên và
lâu nhất là nhìn vào khn mặt. Vậy nên, cố và ngực là rất quan trọng. Cổ áo, ve áo rất
quan trọng trong trang phục. Đối với nữ, quan trọng là và ve áo. Đối với nam giới
quan trọng là ngực và ve áo. Trước khi giao tiếp lần đầu hãy tham khảo lời khuyên của
người có kinh nghiệm về việc phục sức. Nếu bản thân còn nghi ngại thì tốt, nhất là ăn
vận giản dị, nhưng gọn gàng sạch sẽ. Vì ăn mặc phổ thơng nhưng gọn gàng sạch sẽ
luôn hay hơn cách ăn mặc cầu kỳ nhưng lạc lõng và tạo ra tị mị khơng đáng có của
mọi người. Quần áo đi xa nên chọn vải ít nhãn, phịng khi đến nơi chưa kịp ủi. Nên
chọn những quần áo, trang sức sao cho chúng phối hợp được với nhau về màu sắc,
chất liệu. Như vậy sẽ giảm được khối lượng quần áo được mang đi. Trang phục nam
giới khơng cầu kì, diêm dúa mà có phần cứng cáp chững chạc hơn trang phục nữ giới.
Lịch sự mà phổ thông hiện nay của nam giới vẫn là quần âu, áo sơ mi, giày hay dép có
quai sau. Bộ comple, veston thường được ghi nhận là lịch sự, trọng thị trong môi
trường công sở, các nghi lễ ngoại giao và các hoạt động quan trọng khác. Chú ý là
trong môi trường cổ điển, trang trọng hay comple, veston nên màu sẵn, cịn trong mơi
trường khác có thể dùng những màu sáng sủa hơn.
- Đồng phục và diện mạo
Đồng phục là một loại trang phục đặc biệt mang tính chun dùng cho một nhóm
người và chỉ sử dụng khi làm việc. Mặc đồng phục khi đi làm việc (về hình thức) là
thể hiện nề nếp, quy củ, thống nhất và nghiêm túc của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi
nhóm người. Nếu như một bộ trang phục đẹp phụ thuộc vào năm yếu tố (nước da,
18



dáng vóc, tính cách, lứa tuổi và mơi trường tiếp xúc) thì một bộ đồng phục đúng nghĩa
của nó phải đảm bảo tính thống nhất: đồng nhất về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng và
đặc biệt phải phù hợp với tính chất cơng việc của người sử dụng nó .
Như vậy, mỗi loại cơng việc sẽ có một loại đồng phục riêng. Trong một nhóm
người làm việc cụ thể phải có cùng một loại đồng phục như nhau, nhưng đồng phục
của nhóm cơng việc này, ở đơn vị này khơng nhất thiết phải giống đồng phục của
nhóm cơng việc đó ở đơn vị khác (nhất là trong các doanh nghiệp du lịch).
Đồng phục là một phần quan trọng tạo nên diện mạo của con người khi làm việc.
Và nó là yếu tố ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu cho các chủ thể trong giây phút lần
đầu gặp gỡ. Thông qua bộ đồng phục của đội ngũ dưới quyền, bước đầu người khách
có thể đánh giá được chủ nhân của nó là người thế nào, cộng đồng ở đơn vị đó làm
việc ra sao. Do vậy, phải tạo ấn tượng tốt cho đối tương tiếp xúc mọi người khi đến cơ
quan làm việc của mình cần hết sức lưu tâm đến việc chính trang đồng bộ cá nhân. Bởi
chính nó là một bộ mặt của cơ quan, đơn vị nơi bạn làm việc. Hiện nay việc sử dụng
đồng phục nơi làm việc của các công sở thuộc mọi lĩnh vực đều được các tổ chức quan
tâm chú ý. Việc sử dụng đồng phục nơi làm việc đã tạo ra được tính thống nhất , nề
nếp và nghiêm túc trong cơ quan doanh nghiệp. Nhờ đó, đã tạo ra được ấn tượng tốt
đẹp cho mọi người trong khi giao tiếp công vụ. Hơn thế nữa, đồng phục của một cơ
quan, doanh nghiệp cịn là cơng cụ quảng cáo hữu hiệu trong mọi hoạt động kinh
doanh .
-Diện mạo
Diện mạo chính là dáng vẻ bên ngoài (tác phong thái độ, trang phục, đồng
phục) ... của một con người. Các thành viên trong doanh nghiệp cần tạo ra được diện
mạo khỏe khoắn, đĩnh đạc, tươi tắn, lịch sự và vệ sinh trong hoạt động giao tiếp kinh
doanh. Thông qua phong cách, diện mạo và sự phục vụ của người lãnh đạo hoặc nhân
viên, khách hàng có thể đánh giá được nề nếp, quy củ và khả năng tổ chức kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp. Từ đó tạo ra được niềm tin bước đầu của khách hàng đối với
người phục vụ nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Đây chỉ là ấn tượng ban đầu,
nhưng đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định hay từ chối việc mua và sử dụng
hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

19


Diện mạo người phục vụ ảnh hưởng rất lớn tới ấn tượng ban đầu của khách hàng.
Hãy lưu tâm chú ý đến diện mạo, nếu muốn gây được thiện cảm với họ ngay từ giây
phút đầu. Bởi vì: ”Diện mạo khi gặp mặt, tấm lòng lúc chia tay”. Muốn gây ấn tượng
tốt trong lần đầu tiếp xúc, là sinh viên khi đi xin việc với các nhà tuyển dụng cần chú ý
tuân thủ các yêu cầu sau: Trong giao tiếp, bạn luôn mong sẽ tạo ấn tượng tốt cho mọi
người, nhưng điều quan trọng ngay từ đầu phải làm cho người khác thích bạn, thường
đối phương chỉ cần mất vài giây để đánh giá bạn trong lần đầu tiên. Với thời gian ngắn
như vậy, ngoại hình, ngơn ngữ cơ thể, cử chỉ, thái độ và cách ăn mặc của bạn chính là
yếu tố tác động chủ yếu. Gây ấn tượng tốt đẹp trong lần đầu tiên quả thật rất quan
trọng đối với bất kì ai, dù đang thiết lập một mối quan hệ xã giao hay đi phỏng vấn.
-Đúng giờ
Nên nhớ, chẳng ai hài lòng khi bạn trễ hẹn với bất kì lí do lí trấu ” gì. Hãy thu
xếp đến sớm vài phút và nhớ trừ hao thời gian kẹt xe hay lạc đường .
- Tự tin và thoải mái
Nếu bạn q căng thẳng , tự nhiên khơng khí của gặp gỡ sẽ bị căng thẳng theo và
điều đó thì chẳng tốt chút nào. Khi bạn tự tin và bình tĩnh, người đối diện cũng sẽ cảm
thấy thoải mái và bắt đầu cuộc trò chuyện một cách dễ dàng.
-Thể hiện một cách thích hợp
Tất nhiên ngoại hình là một trong những tác nhân rất quan trọng. Ai đó mới gặp
bạn lần đầu chẳng có cơ sở gì để đánh giá bạn ngồi ngoại hình cả. Nhưng cũng khơng
có nghĩa bạn phải ăn mặc giống người mẫu để " tấn công ” thị giác của đối phương
(trừ khi bạn đang được mời phỏng vấn với nhà tuyển dụng người mẫu).
Chính xác cách thể hiện bản thân mới là chìa khóa mở cửa thành cơng cho bạn.
Người ta thường nói “ trăm nghe không bằng một thấy ” và hiển nhiên cách bạn thể
hiện bên ngoài sẽ làm cho người ta” thấy” nhiều về bạn. Liệu bạn đã chuẩn bị xuất
hiện một cách thích hợp ?
-Cá tính

20


Tin vui là giữa cá tính và việc chuẩn bị tốt cho lần đầu gặp mặt đầu tiên khơng có
gì liên quan và mâu thuẫn với nhau. Chỉ l , bạn nên điều chỉnh một vài thứ cho thích
hợp với hồn cách. Nếu bạn đang có một cuộc hẹn làm ăn quan trọng, mặc một bộ
comple là hồn tồn thích hợp. Còn nếu bạn tham dự một sự kiện xã hội, mặc một bộ
dạ tiệc sẽ hồn tồn thích đáng. Và rồi hãy thể hiện mình một cách thích hợp với hồn
cảnh đó. Mỉm cười “ Hãy mỉm cười và thế giới sẽ cười lại với bạn ”. Vậy tại sao phải
tiết kiệm nụ cười trong lần gặp đầu tiên. Hãy tạo ra một khơng khí thân thiện cho cả
hai bằng một nụ cười tự tin và ấm áp . đừng quá lạm dụng bởi có thể bạn có thể bị
nhầm tưởng là thành người giả tạo hoặc hơi "có vấn đề ” đấy. Cởi mở và tự tin Có thể
nói trong việc tạo ấn tượng đầu tiên , ngơn ngữ cở thể như vẻ ngồi chính là yếu tố
hiệu quả hơn cả . Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tôn lên vẻ tự tin của bạn. Đứng
thẳng, mỉm cười, mắt nhìn thẳng và bắt tay thật chặt. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn
tại ra tự tin và giúp tạo ra khơng khí thoải mái giữa hai người .
Hầu như mọi người đều lo lắng khi gặp gỡ ai đó lần đầu tiên, dẫn đến căng thẳng
và ra mồ hôi tay. Kiềm chế một chút sẽ khiến bạn tự tin hơn và khiến đối phương cảm
thấy dễ chịu .
-Tạo bầu khơng khí thân mật, hữu nghị :
Ngay trong những giây phút đầu tiên tiếp xúc, chúng ta phải tạo được bầu khơng
khí thân mật, gần gũi, hữu nghị. Trong bầu khơng khí đó, người đối thoại sẽ cảm thấy
tự tin, yên tâm, tin tưởng, nghĩa là chúng ta nên đặt nền móng cho việc xây dựng hình
ảnh tích cực về mình. Muốn vậy, trước hết chúng ta cần chú ý đến những biểu hiện bề
ngoài của mình như: ánh mắt, nét mặt, nụ cười, tư thế, lời nói, thậm chí cả kiểu bàn
ghế được dùng và cách bố trí chúng trong cuộc gặp gỡ, khoảng cách giữa chúng ta với
người tiếp xúc... Chẳng hạn, khi khách hàng đến, chúng ta cần nhanh nhẹn đứng dậy,
mời khách ngồi, cịn bản thân thì chủ động ngồi ở vị trí ngang tầm, khơng q xa. Khi
trị chuyện, cần tỏ ra nhiệt tình, chân thành, cởi mở, khơng được làm cho bầu khơng
khí trở nên nặng nè, căng thẳng mà phía tạo ra được sự thân mật ấm cúng vui vẻ .

- Ngôn từ giao tiếp phải rõ ràng và dễ tiếp.

21


Đây là một điểm quan trọng nhất để người khác có hứng thú khi nghe bạn nói
một điều gì đó. Để có thể nhấn mạnh điều muốn nói thì trước tiên bạn phải biết thể
hiện thật rõ ý. Khơng cịn khó chịu hơn là việc phải ngồi nghe một người nào đó nói
các vấn đề mà bạn khơng hiểu gì. Việc diễn tả ý, lời không hiểu là do người đó ln
cắt xén từ ngữ khi nói, vì vậy khi nói bạn nên vận dụng ngữ pháp và câu cho thích
hợp. Tuyệt đối nên tránh những từ tiếng lóng và những từ mang hàm nghĩa chửi đồng.
Hãy lịch sự và nhã nhặn trong mọi huống và mọi thời gian. Hãy bỏ ra vài phút để
nhớ một cách rõ ràng tên người bạn đang nói chuyện. Nếu bạn gặp một người nào đó
mà người ta nhớ tên bạn lần sau lần gặp đầu tiên thì rõ ràng bạn rất vui và thích bắt
chuyện. Hơn thế nữa, khi bạn nhớ được tên người đó thì bạn thể hiện cho người đó
biết rằng bạn rất quan tâm đến họ và họ có một phần rất quan trọng với bạn. Hãy nhớ
tên người ta ngay lập tức, bạn sẽ thích nhớ và có ấn tượng với người đó ln.
- Bắt đầu bằng cách nói về những vấn đề mà hai bên quan tâm .
Trong cuộc sống, có một số người , khi tiếp xúc với người khác, chỉ quan tâm
đến những đề tài mà họ cảm thấy hứng thú, không để ý đến yêu cầu của người đối
thoại. Những người này thường khó chịu được cảm tình cáu người khác vì thực ra họ
khơng quan tâm đến người khác. Ngược lại, cũng có những người chỉ lo thỏa mãn
người đối thoại, gạt bỏ hứng thú của cá nhân mình, do đó khơng thể phát huy được ưu
thế của bản thân. Cách tốt nhất để mở đầu cuộc gặp gỡ là chọn vấn đề mà cả hai cùng
quan tâm. Nhưng làm thế nào để xác định được vấn đề mà người đối thoại quan tâm
trong lần đầu trong lần đầu tiếp xúc với họ? Ở đây bạn phải phải sử dụng thủ thuật.
Bạn có thể chọn những câu chuyện đời thường để "ném đá dọn đường”, và khi đã tìm
được vấn đề ăn ý nhau thì tiếp tục đưa câu chuyện đi sâu hơn nữa .
- Tận dụng sự hài hước.
Hài hước là một điều gì đó rất tuyệt vời giúp bạn hấp dẫn được người khác,

nhưng tất nhiên đó phải là những lời nói hài hước thơng minh. Một câu nói hài hước
và hóm hỉnh có thể mở ra cho người giao tiếp một suy nghĩ về một hiện tượng và có
thể gợi ra một cuộc gặp gỡ lần tiếp theo. Hài hước thông minh là một điều rất hay, tuy
nhiên nếu bạn không cẩn thận trong khi nói thì sẽ dẫn đến những hậu quả trái với
22


mong muốn. Nếu khơng khéo léo để hài hước thì bạn có thể gây ra một sự khó chịu
cho người khác. Nếu tình bạn hay đùa thì hãy cố gắng đừng đụng chạm hoặc xúc phạm
tới người đó.
- Nếu vững thời cơ và giây phút quyết định của cuộc tiếp xúc.
Sau khi đã chọn được vấn đề hai bên cùng quan tâm, chúng ta tiếp tục đầy câu
chuyện theo hướng đó. Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện dạo đầu nhằm tạo khơng khí
tiếp xúc và tìm hiểu tâm lí người đối thoại, chúng ta không để cho cuộc tiếp xúc trơi
mãi theo hướng đó. Chúng ta gặp gỡ người đối thoại khơng chỉ để trị chuyện cho vui
mà là vì cơng việc, nghĩa là chúng ta phải biết nắm lấy những giây phút quyết định,
chọn thời điểm thích hợp để nêu ra vấn đề và giải quyết .
Nói chung, những giây phút đầu tiên là bước đầu tiên là bước then chốt, thường
quyết định thành công hay thất bại của cả q trình tiếp xúc sau đó. Trong khoảng thời
gian gần gũi này, chúng ta vừa phải tìm hiểu người đối thoại, tạo sự sẵn sàng hợp tác
với họ, với phải biết chớp thời cơ để đạt mục đích. Điều này chứng tỏ năng lực của
chúng ta. Trong trường hợp ngược lại, chúng ta có thể bị đánh giá là "dễ mến nhưng
thiếu năng lực” .

23


Bên cạnh đó cần phải có những phương pháp giải quyết
-Trong quá trình giao tiếp cần phải lắng cần phải lắng nghe ý kiến, tiếp thu, nâng
cao kiến thức cho mình

-Đặc biệt giao tiếp với ai, giao tiếp như thé nào cho đúng, cho phù hợp để đạt
được hiệu quả cao.
-Mở lớp đào tạo chuyên về giao tiếp kết hợp với các mơn khác.
-Tạo mọi điều kiện mọi người có thể giao tiếp.
-Quan sát, học hỏi những cử chỉ điệu bộ; thường xuyên tổ chức buổi hội thảo vè
giao tiếp học hỏi kinh nghiệm.

24


CHƯƠNG 3.
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN ẤN TƯỢNG TRONG
GIAO TIẾP ĐỐI VỚI SINH VIÊN

3.1. Thực trạng
Tạo ấn tượng đầu tiên trong giao tiếp cũng có có nhiều mục đích và con người
chính là chủ thể thực hiện hành vi trao đổi giao tiếp với nhau. Đặc biệt đối với sinh
viên khoa Kế tốn thì tạo ấn tượng trong giao tiếp là rất cần thiết trong giao tiếp hàng
ngày và ứng dụng vào công việc theo ngành học mang lại nhiều lợi ích to lớn.
-Thực trạng đối vơi sinh viên theo suy nghĩ của bản thân: Do xuất thân trong
những hồn cảnh khác nhau, mỗi người có q trình nhận thức và tiếp thu khác nhau
nên phân làm 2 loại thái độ tích cực và thái độ tiêu cực trong nhận thức


Thái độ tích cực
-Tập trung:
+ Có sự tập trung cao độ trong việc lắng nghe và tiếp thu thông tin từ người đối
diện. Điều này cũng tạo ấn tượng khá tốt đối với việc để lại ấn tượng đầu tiên cho
người khác.
+ Có sự nhiệt tình khéo léo lấy được thiện cảm trong lần gặp đầu tiên. Sự nhiệt

tình trong cuộc giao tiếp đầu tiên của sinh viên là yếu tố quan trọng trong việc quyết
định ảnh hưởng cái nhìn của người khác về bạn nhất là về ấn tượng đối với nhà tuyển
dụng khi đi xin việc. Một số lưu ý nhỏ là có vài điều mang lại ấn tượng về sự nhiệt
tình khơng chân thành .

25


×