Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Nền tảng của những khác biệt văn hóa doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.07 KB, 3 trang )

Nền tảng của những khác biệt văn hóa
Mọi nền văn hóa đều tự phân biệt nó với các nền văn hóa khác bằng cách chọn những
phương án giải quyết riêng đối với các tình huống khó xử. Để thuận tiện, có thể nhìn
những vấn đề này theo ba chủ đề: những việc phát sinh trong quan hệ giữa chúng ta với
người khác; những thứ đến theo thời gian và những thứ liên quan đến môi trường.
Nghiên cứu của chúng tôi, được miêu tả trong những chương tiếp theo, sẽ xem xét văn
hóa theo ba phạm trù này. Từ những phương án mà các nền văn hóa khác nhau lựa chọn
để giải quyết các vấn đề giống nhau này, chúng ta có thể xác định nhiều hơn bảy khía
cạnh chính của văn hóa. Năm trong số đó đến từ phạm trù đầu tiên.
Các quan hệ với con người
Có năm hướng đề cập các cách mà con người giao tiếp với nhau. Chúng tôi đã lấy năm
hướng quan hệ của Parson để làm điểm khởi đầu.
Chủ nghĩa phổ biến và chủ nghĩa đặc trưng. Cách tiếp cận của chủ nghĩa phổ biến rất
mạnh mẽ: “Có thể định nghĩa cái tốt và cái đúng; và có thể luôn luôn áp dụng chúng.”
Trong các nền văn hóa đặc trưng, người ta tập trung nhiều hơn vào các nghĩa vụ của các
quan hệ và các hoàn cảnh riêng. Ví dụ, thay vì giả định rằng cách tốt duy nhất luôn phải
được tuân theo, lý do riêng là tình bạn có những nghĩa vụ đặc biệt và do đó phải được đặt
lên hàng đầu. Người ta ít chú ý đến các quy tắc xã hội trừu tượng hơn.
Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng đồng. Về cơ bản liệu mọi người coi bản thân họ
là những cá nhân hay là một phần của cộng đồng? Hơn nữa, liệu có quan trọng hơn khi
tập trung vào các cá nhân để họ có thể đóng góp cho cộng đồng như họ muốn, hay coi
cộng đồng là trên hết vì nó được chia sẻ bởi nhiều cá nhân?
Trung lập và cảm xúc. Bản chất các mối quan hệ của chúng ta có nên là những mục
đích và cần được giải quyết, hay việc thể hiện cảm xúc là chấp nhận được? Ở Bắc Mỹ và
Tây Bắc Âu các mối quan hệ kinh doanh là những ví dụ điển hình và tất cả chỉ để đạt
được mục tiêu. Bộ não kiềm chế các cảm xúc vì chúng được coi là làm rắc rối thêm các
vấn đề. Sự giả định ở đây là chúng ta nên bắt chước các cỗ máy để có thể vận hành chúng
được hiệu quả hơn. Nhưng ở các nền văn hóa xa hơn về phương Nam++ Chú ý rằng tác
giả cuốn sách này là người Hà Lan. Phía nam mà ông ám chỉ là phía nam châu Âu. và
nhiều nền văn hóa khác, kinh doanh lại là công việc của con người và tất cả các cung bậc
tình cảm được coi là thích hợp. Cười to, nắm tay đập xuống bàn hay rời khỏi phòng họp


trong cơn giận dữ trong một cuộc đàm phán là một phần của việc kinh doanh.
Đặc trưng và phổ biến. Khi một người tham gia vào một mối quan hệ kinh doanh, có
mối tiếp xúc thật sự và cá nhân thay cho mối quan hệ đặc trưng được quy định trong hợp
đồng. Ở nhiều nước một quan hệ phổ biến không chỉ được ưa thích hơn, mà còn cần thiết
trước khi việc kinh doanh có thể tiến triển.
Trong trường hợp một công ty Mỹ đang cố gắng giành được hợp đồng với một khách
hàng Nam Phi (xem Chương 7), xem thường tầm quan trọng của quan hệ, đã mất hợp
đồng đó. Công ty Mỹ đó đã làm một bài giới thiệu khéo léo, được chuẩn bị kỹ càng và hy
vọng nó sẽ minh họa rõ ràng cho sản phẩm vượt trội của công ty với giá thành rẻ hơn.
Đối thủ cạnh tranh Thụy Điển đã dành một tuần để tìm hiểu khách hàng. Trong năm ngày
đầu những người Thụy Điển nói về tất cả mọi thứ, trừ sản phẩm. Ngày cuối cùng, họ giới
thiệu sản phẩm. Mặc dù có vẻ kém hấp dẫn hơn với giá thành cao hơn một chút, mối
quan hệ phổ biến của công ty Thụy Điển đã giành được đơn đặt hàng. Công ty Thụy Điển
đó biết rằng để làm ăn ở các nước đặc biệt cần nhiều hơn là chỉ làm choáng ngợp khách
hàng với những thông số kỹ thuật và bài giới thiệu hấp dẫn.
Thành tích và quy gán. Thành tích có nghĩa là bạn được đánh giá dựa trên những gì bạn
mới đạt được và trên thành tích của bạn. Quy gán có nghĩa là trạng thái gắn với bạn như
ngày sinh, dòng họ, giới tính hay tuổi tác, những quan hệ của bạn (những người bạn biết)
và hồ sơ học bạ của bạn (ví dụ như cử nhân của Đại học Tokyo hay của Đại học Bách
khoa - Haute Ecole Polytechnique).
Trong một nền văn hóa thành tích, câu hỏi đầu tiên chắc chắn là “Bạn đã học cái gì?”
trong khi ở một nền văn hóa mang nhiều tính quy gán hơn, câu hỏi nhiều khả năng sẽ là
“Bạn đã học ở đâu?” Chỉ khi đó là một trường đại học tốt hoặc một trường họ không biết,
những người theo chủ nghĩa quy gán sẽ hỏi bạn đã học gì và nó mới giúp bạn giữ được
thể diện.
Thái độ đối với thời gian
Các xã hội khác nhau nhìn nhận thời gian cũng khác nhau. Ở một vài xã hội những gì mà
người khác đạt được trong quá khứ không quan trọng. Quan trọng hơn là biết được họ đã
phát triển kế hoạch gì cho tương lai. Tại một số xã hội khác bạn có thể gây được nhiều ấn
tượng với những thành tích trong quá khứ hơn là những thành công của hiện tại. Những

khác biệt văn hóa đó ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của công ty.
Đôi khi, “Giấc mơ Mỹ” lại là “Cơn ác mộng Pháp”. Người Mỹ nói chung bắt đầu từ con
số không và điều quan trọng là công việc hiện tại của họ và kế hoạch “thành công” của
họ trong tương lai. Đó là gã nhà giàu mới nổi đối với người Pháp, những người ưa người
nghèo khổ từ xưa hơn; họ có một cảm xúc mãnh liệt về quá khứ và tương đối ít tập trung
vào hiện tại và tương lai hơn người Mỹ.
Tại một số nền văn hóa như Mỹ, Thụy Điển và Hà Lan, thời gian được nhận thức là trôi
qua theo một đường thẳng, một tiếp nối của những sự kiện riêng rẽ. Những nền văn hóa
khác lại coi thời gian giống như một vòng quay, các khả năng quá khứ và hiện tại đi cùng
với các khả năng tương lai. Điều này tạo nên các khác biệt đáng kể đến kế hoạch, chiến
lược, đầu tư và các quan điểm về tự đào tạo lấy tài năng, đối lập với việc mua các tài
năng về.
Các thái độ với môi trường
Một khác biệt văn hóa quan trọng có thể thấy trong thái độ đối với môi trường. Một số
nền văn hóa xem điểm tích tụ chủ yếu ảnh hưởng đến cuộc sống của họ cũng như nguồn
gốc tội lỗi và đức hạnh nằm trong bản thân con người. Ở đây, các động cơ và giá trị bắt
nguồn từ bên trong. Các nền văn hóa khác coi thế giới mạnh mẽ hơn các cá nhân. Họ coi
tự nhiên là thứ đáng sợ hoặc là đối thủ của mình.
Chủ tịch Hãng Sony, ông Morita, đã lý giải ông hình dung ra máy nghe nhạc Walkman
như thế nào. Ông yêu thích nhạc cổ điển và muốn nghe nhạc trên đường đi làm mà không
làm phiền đến những người xung quanh. Walkman là cách không áp đặt lên thế giới bên
ngoài mà sống vui vẻ với nó. Đối lập với cách hầu hết những người phương Tây tư duy
về việc sử dụng các thiết bị. “Tôi có thể nghe nhạc mà không bị người khác làm phiền.”
Một ví dụ điển hình nữa là cách sử dụng khẩu trang. Ở Tokyo, bạn thấy nhiều người đeo
chúng, đặc biệt vào mùa đông. Khi hỏi tại sao, bạn sẽ được trả lời rằng khi mọi người bị
cảm lạnh hoặc nhiễm virus, họ đeo khẩu trang để không “gây ô nhiễm” hoặc nhiễm
khuẩn cho người khác. Còn ở London, những người đi xe đạp và các vận động viên đeo
khẩu trang để tránh bị “ô nhiễm” môi trường.
/>Câu hỏi thảo luận:
1. Theo bạn, cách giao tiếp của người ẤN ĐỘ như thế nào (theo 5 hướng quan hệ

của Parson)?HỶ+PHÚ
2. Thái độ đối với thời gian của người ẤN ĐỘ?TRÍ+VỤ CỨT
3. Thái độ đối với môi trường của người ẤN ĐỘ?ĐỆ CỨT+KHUYẾN CỨT
4. Những yếu tố này ảnh hưởng đến phong cách (văn hóa) đàm phán của người ẤN
ĐỘ ra sao?KIỆT CỨT+TUẤN LÙN
TAO PHÂN CÔNG XONG RÙI ĐÓ…TỤI BÂY COI THEO ĐÓ MÀ LÀM TUẦN
SAU LÀ PHAI XONG ĐÓ…MẤY THẰNG CỨT….

×