Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
Một số vấn đề cơ bản về thuế tiêu dùng
Thuế giá trị gia tăng ( VAT)
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
1.1. Khái niệm, ý nghĩa:
Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh vào việc tiêu
dùng hàng hoá và dịch vụ của mọi đối tượng
trong nền kinh tế xã hội
Động viên 1 phần thu nhập dành cho tiêu
dùng của người dân
Chỉ tác động vào phần thu nhập dành cho
tiêu dùng hiện tại
Điều tiết thu nhập của người mua hàng hoá
và dịch vụ
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
1.2. Đặc điểm:
Điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng
Cơ cấu trong giá bán hh và dvụ
Bình đẳng với mọi đối tượng tiêu dùng. Khi mua
hàng phải chịu thuế, không kể khả năng, hoàn cảnh
của người nộp thuế.
Có ý nghĩa quan trọng trong hướng dẫn sản xuất và
tiêu dùng
Có tính luỹ thoái do xu hướng tăng tiêu dùng chậm
hơn tăng thu nhập
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
1.3.Phân loại thuế tiêu dùng:
a.Theo tính chất hàng hoá:
Thuế tiêu dùng thông thường
Thuế tiêu dùng đặc biệt
b. Theo các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh:
Thuế đánh trên từng giai đoạn: thu thuế ở tất cả các khâu của quá
trình lưu thông SP
Thuế đánh trên tổng thể: chỉ đánh thuế 1 lần cho 1 SP
c. Theo cơ sở đánh thuế
Thuế đánh trên toàn bộ giá trị
Thuế đánh trên giá trị tăng thêm
d. Theo cách xác định giá tính thuế
Thuế đánh trên giá chưa có thuế
Thuế đánh trên giá có thuế
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
2. Thuế giá trị gia tăng ( Value Added Tax)
2.1. Những vấn đề chung
a.Khái niệm:
Giá trị gia tăng: phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ
phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Thuế GTGT là loại thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm
của HH, DV phát sinh trong quá trình từ sản xuất đến lưu
thông, tiêu dùng.
Đối tượng nộp thuế là những cơ sở sxkd hàng hoá, dịch vụ có
GTGT, nhưng người chịu thuế là nguời tiêu dùng, VAT là loại
thuế gián thu .
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
b. Quá trình áp dụng:
Do một người Đức đề xuất từ năm 1918 nhưng không được áp
dụng
Áp dụng đầu tiên tại Pháp năm 1954, Đức năm 1968. Các nước
châu Âu khác áp dụng từ những năm 80
Ở Châu Á, VAT đuợc áp dụng lần đầu tiên tại Hàn Quốc năm
1977, Indonesia 1984, Đài Loan 1986, Philippin, Nhật 1988,
Thái Lan 1992, Trung Quốc 1994, Việt Nam 1999
Loại thuế này đóng góp từ 12-30 % tổng số thuế thu đuợc của
các nước. Riềng đối với Pháp, tỷ lệ này là 40%
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
c. Đặc trưng của thuế GTGT
VAT có tính trung lập cao, không phải là yếu tố chi phí, không
chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp mà chỉ là
một khoản cộng thêm vào giá bán
VAT có tác dụng kk đầu tư, vì thuế nằm ngoài giá trị TSCĐ,
được tách riêng để khấu trừ khi nộp thuế ở giai đoạn sau
VAT không bị ảnh huởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các
chu trình kinh tế
Tổng số thuế VAT thu được ở từng giai đoạn bằng với số thuế
bằng với số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối và tuỳ thuộc
vào giá trị gia tăng.
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
d. Các phương pháp tính thuế
+ Phương pháp cộng trực tiếp:
+ Phương pháp cộng gián tiếp
Nhận xét: Cách tính này mặc dù cho thấy rõ thuế chỉ đánh trên
phần giá trị tăng thêm của hh & dv nhưng làm cho người nộp
thuế có cảm giác thuế đánh vào LN của họ và tiền công của họ
trả cho người lao động, do vậy gây khó khăn cho việc thu thuế
VAT phải nộp= ( Lợi nhuận + Tiền công) x Thuế suất
VAT phải nộp = ( LN x thuế suất) + ( tiền công x TS)
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
d. Các phương pháp tính thuế
+ Phương pháp trừ trực tiếp:
+ Phương pháp trừ gián tiếp
Nhận xét: hai cách này thuận lợi cho việc tính thuế, không gây
tâm lý nặng nề cho người nộp thuế, do thuế đã ẩn vào trong
giá. Cần chú ý DS tính theo giá chưa có thuế.
VAT phải nộp= (Doanh số bán ra- Doanh số mua vào) x Thuế
suất
VAT phải nộp = ( DS bán ra x TS đầu ra) - (DS mua vào x TS
đầu vào)
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
d. Các phương pháp tính thuế
Từ công thức trên, có thể viết lại như sau:
Trong đó:
VAT đầu vào căn cứ vào hoá đơn chứng từ ở
khâu trước đó
VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào
VAT đầu ra = Giá bán HH, DV x Thuế suất
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
Ví dụ về phương pháp tính thuế
DN A bán cho DN B một lô hàng trị giá 200.000đ, DN B bán lại
lô hàng đó cho DN C trị giá 250.000đ. DN C bán cho người tiêu
dùng cuối cùng với giá 300.000đ ( tất cả các giá trên đều chưa
có thuế). Thuế suất ở mỗi khâu đều là 10%. Bảng tính thuế
được lập như sau:
Tiêu thức DN A DN B DN C Ng tiêu dùng
Giá bán 200 250 300 300
VAT đầu ra 20 25 30 30
VAT phải nộp 20 5 5 30
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
e. Điều kiện áp dụng:
Nền kinh tế phát triển ổn định, giá cả ổn định và giá
khâu sau luôn cao hơn khâu truớc để hạn chế viẹc
hoàn thuế
NN phải quản lý nền kinh tế bằng pháp luật. Nếu
không sẽ không thu đuợc thuế và còn bị mất do phải
hoàn thuế
Các cơ sở kinh doanh phải áp dụng chế độ ghi chép
hoá đơn chứng từ đầy đủ và thống nhất trong mọi
giao dịch
Quan hệ thanh toán qua hệ thống NH phải phát triển
Trình độ cán bộ thuế và trình độ dân trí cao
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
2.2. Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
Trước 1999 VN áp dụng thuế doanh thu, đánh vào DT tất cả
các hh, dv lưu thông trên thị trường. Thuế DT đánh vào giá bán
ra ở từng khâu lưu thông, bao gồm cả thuế và giá mua ở khâu
trước nên gây ra sự trùng lặp, khó khăn cho khâu quản lý thuế
Ngày 22-05-1997, QH đã thông qua luật thuế giá trị gia tăng
thay thế cho thuế doanh thu và chính thức áp dụng từ ngày 01-
01-1999. Ngày 17-06-2003, luật thuế GTGT được bổ sung sửa
đổi.
CP đã ban hành các nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10-12-
2003, NĐ 148/2004/NĐ-CP ngày 23-7-2004, NĐ 156/2005/NĐ-
CP ngày 15-12-2007 triển khai thực hiện luật thuế này.
Hiện nay, thông tư của BTC số 32/2007/TT-BTC ngày 09-04-
2007 hướng dẫn thi hành các nghị định trên
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
3.1. Những vấn đề chung:
a. Khái niệm: thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại
thuế tiêu dùng đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ
đặc biệt nằm trong danh mục do NN qui định.
Thuế TTĐB được áp dụng phổ biến ở nhiều nước với
nhiều tên gọi khác nhau: thuế tiêu dùng đặc biệt,
thuế đặc biệt, thuế hàng hoá,…
Việc coi một hh có thuộc diện đặc biệt hay không tuỳ
thuộc vào từng nước xuất phát từ các khía cạnh kinh
tế xã hội như: CS điều tiết, hướng dẫn sx và td, CS
phân phối , phong tục tập quán tiêu dùng,…
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
b. Đặc điểm:
Có mức thuế suất cao, thể hiện quan điểm
điều tiết của NN. Việc quản lý loại thuế này
không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế mà
còn liên quan đến vấn đề xã hội, phân phối
thu nhập.
Danh mục các hh, dv chịu thuế không nhiều
và thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã
hội và mức sống của dân cư
Là một loại thuế bổ sung làm giảm tính lũy
thoái của thuế tiêu dùng
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
c. Mục đích:
Hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng các hh, dv
được coi là đặc biệt: kk tiêu dùng hh nội địa,
hạn chế tiêu dùng hh, dịch vụ không có lợi
cho nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện mục
tiêu này cần xây dựng 1 hệ thống thuế suất
có phân biệt đối với từng loại hh,dv
Điều tiết thu nhập của các tầng lớp có thu
nhập cao. Phải xác định rõ ràng ranh giới
giữa hh, dv đặc biệt và hh,dv thông thuờng
Động viên 1 phần thu nhập cho NSNN
Chương 2: Thuế Tiêu Dùng
3.2. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam
Văn bản pháp lý: Luật thuế TTĐB đuợc QH
khoá 10 ban hành ngày 20-5-1998, chính
thức áp dụng từ 1-1-1999. Luật sửa đổi bổ
sung luật thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành
ngày 17-6-2003, NĐ 149/2003/NĐ-CP ban
hành ngày 04-12-2003, thông tư
119/2003/TT-BTC ngày 12-12-2003, thông tư
18/2005/TT-BTC ngày 08-3-2005, thông tư
115/2005 ngày 16-12-2005
Nội dung:
Câu hỏi
1.Sự khác nhau giữa hàng hóa, dịch vụ không
chịu thuế và hàng hóa xuất khẩu được áp
dụng thuế suất 0%?
2. Ưu điểm của thuế GTGT so với thuế doanh
thu
3.Hãy nêu tên các loại hóa đơn hiện nay đang
sử dụng khi áp dụng luật thuế GTGT ở nước
ta?Thế nào là một hóa đơn bán hàng hợp
pháp
Câu hỏi trắc nghiệm
1.Máy móc thiết bị nhập khẩu để sử dụng trực
tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học
thuộc diện:
a. Không chịu thuế GTGT
b. Chịu thuế GTGT
c. Không chịu thuế GTGT nếu thuộc loại trong
nước đã sản xuất được
d. Không chịu thuế GTGT nếu thuộc loại trong
nước chưa sản xuất được
Câu hỏi trắc nghiệm
2.Đối với sản phẩm cơ sở kinh doanh xuất kho để tiêu dùng không
phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì
a. Không phải tính thuế GTGT đầu ra, không được khấu trừ
thuế GTGT đầu vào dùng để sản xuất số hàng hóa này
b. Phải tính thuế GTGT đầu ra, được khấu trừ thuế GTGT đầu
vào dùng để sản xuất số hàng hóa này
c. Phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế
GTGT đầu vào dùng để sản xuất số hàng hóa này
d. Không phải tính thuế GTGT đầu ra, nhưng không được khấu
trừ thuế GTGT đầu vào dùng để sản xuất số hàng hóa này
Câu hỏi trắc nghiệm
3.Doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu đã có xác nhận của cơ
quan hải quan nhưng không thanh toán qua ngân hàng thì
a. Doanh nghiệp không phải tính thuế GTGT nhưng không được
khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà tính vào chi phí
b. Doanh nghiệp không phải tính thuế GTGT, không được khấu
trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí
c. Doanh nghiệp phải tính thuế GTGT như tiêu thu nội địa và
được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
d. Doanh nghiệp phải tính thuế GTGT như tiêu thụ nội địa và
không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào