Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tài liệu CHẾ ĐỘ HIỆN NAY VỀ TRÍCH LẬP, XỬ LÝ VÀ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI, DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.61 KB, 29 trang )


PHẦN 1
CHẾ ĐỘ HIỆN NAY VỀ TRÍCH LẬP, XỬ LÝ VÀ HẠCH TOÁN
CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI, DỰ PHÒNG
GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

1 . Lý luận chung về dự phòng và nguyên tắc lập, hoàn nhập dự phòng
1.1 Khái niệm
Chuẩn mực kế toán quốc tế ( IAS 37 ) định nghĩa một khoản dự phòng là một
khoản nợ phải trả có giá trị và thời gian không chắc chắn trong đó một khoả
n nợ
phảI trả là một nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ những sự kiện
trong quá khứ , viêc thanh toán các nghĩa vụ này được dự tính là sẽ làm giảm
các nguồn lợi kinh tế cử doanh nghiệp gắn liền với các lợi ích kinh tế .
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, hiểu một cách đơn giản và cụ thể thì dự
phòng thực chất là việc ghi nhận trước mộ
t khoản chi phí thực tế chưa thực chi
ra vào chi phí của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những
thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ liền sau .
Như vậy dự phòng mang tính tương đối vì nó được lập dựa trên các ước tính
kế toán .
Dự phòng phải thu khó đòi : Là dự phòng phần giả trị tổn thất của các khoản
nợ phải thu, có thể không đòi được do đơn vị ho
ặc người nợ không co khả năng
thanh toán trong năm kế hoạch . Mục đích của việc lập dự phòng phải thu khó
đòi là để đề phòng nợ phải thu thất thu khi khách hàng không co khả năng trả nợ
và xác định giả trị thực của khoản tiền phải thu tồn trong thanh toán khi lập các
báo cáo tài chính .
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho : Là dự phòng phần gía trị bị tổn thất do
giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá t
ồn kho có thể xây ra trong năm kế hoạch


. Mục đích của nó là để đề phòng hang tồn kho giảm giá so với giá gốc trên sổ
đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, xử ly, thanh lý đồng thời để xác định giá
trị thực tế của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán .
1.2 Thời điểm lập và hoàn nhập
Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính trùng với năm dương lịch
( bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hang năm ) thì việc lập và hoàn nhập các
khoản dự phòng đều được thực hiện ở thời
điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo
tài chính năm .
Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tàI
chính khác với năm dương lịch thì thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng là ngày
cuối cùng của năm tài chính .
1.3 Đối tượng và điều kiện lập dự phòng phảI thu khó đòi, dự phóng giảm
giá hàng tồn kho
1.3.1 Dự phòng phải thu khó đòi
Các khoản nợ phả
i thu khó đòi được lập dự phòng phải có các điều kiện sau :
Thứ nhất: phải có bảng kê về tên, địa chỉ, nội dung tong khoản nợ, số tiền
phải thu của tong đợn vị nợ hoắc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó
đòi .
Thứ hai : phải có các chứng từ gốc hoặc xác nhận của đợn vị nợ hoặc người
nợ về s
ố tiền còn nợ chưa trả, bao gồm : hợp đồng kinh tế ,khế ước vay nợ, bản
thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ …
Thứ ba : các căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi :
Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ hai năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu
nợ được ghi trên chứng từ vay nợ ( Hợp đông kinh tế
, khế ước vay nợ hoặc các
cam kết nợ ), doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ .
Trường hợp đặc biệt, tuỳ thời gian quá hạn chưa tới 2 năm nhưng con nợ đang

trong thời gian xem xét giải thể,phá sản hoặc người nợ có các dấu hiệu khác như
bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử … thì c
ũng được
ghi nhận là khoản nợ nghi ngờ khó đòi .
Thứ tư, doanh nghiệp lập hội đồng để xác định các khoản nợ phảI thu khó đò
và thẩm định mức độ. Hội đòng do giảm đốc thành lập với các thành phần bắt
buộc là: giảm đốc , kế toán trưởng và trưởng phòng kinh doanh.
1.3.2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Theo quy định hiện nay đối tượng lập dự phòng là những hàng tồn kho co giá trị
thuần có thể thực hiện nhỏ h
ơn giá gốc . Số dự phòng giảm gía hàng tồn kho là
số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giả trị thuần co thể thực
hiện được của chúng trong đó :
Hàng tồn kho bao gồm :
Thứ nhất, hàng hoá mua về để bán : hàng hoá tồn kho , hàng mua đang đi trên
đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đI gai công chế biến .
Thứ hai, thành phẩm tồn kho và thành phâmr gửi đi bán .
Thứ ba, sản phẩm dở
dang : sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành
chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm .
Thứ tư, nguyên liệu,vật liệu,công cụ,dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến
và đã mua đang đi trên đường,chi phí dụng cụ dở dang .
Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tinh của hàng tồn kho trong
kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, trừ chi phí ước tính để hoàn thánh sản
ph
ẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng .
Hàng tồn kho được lập dự phòng giảm giá thì phải tuân theo các điề kiện sau :
Một là, phải có biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm tính .
Hai là, có hoá đơn, chứng từ hợp lý pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc

các bằng chứng khác chứng minh giá vốn vật tư hàng hoá tồn kho .
Ba là, hàng tồn kho phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp .
Bố
n là, doanh nghiệp phải lập hội động thẩm định mức giảm giá hàng tồn kho .
Hội đồng thẩm định gồm các thành phần bắt buộc sau : Giám đốc, kế toán
trưởng, trưởng phòng vật tư .
Ngoài ra, trường hợp nguyên vật liệu và cộng cụ dụng cụ dùng cho mục đích sản
xuất sản phẩm có giá trị bị giảm nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất
từ nó không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho .
1.4 Quy trình và phương pháp xác định, tính toán mức dự phòng cần lập
1.4.1 Đối với dự phòng phả thu khó đòi
Khi có bằng chứng chắc ch
ắn về khoản nợ phải thu là khó đòi phù hợp với quy
đinh trong chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp tính toán số dự phòng cần
phải lập theo từng khoản nợ theo một trong các cách sau :
Cách 1 : Có thể ước tính một tỷ lệ nhất định ( theo kinh nghiệm ) trên tổng
doanh số thực hiện bán chịu .
Số dự phòng cần lập = Doanh số phải thu nhân với Tỷ lệ ước tính
Cách 2 : Dựa trên tài liệu hạch toán chi ti
ết các khoản nợ pjải thu của từng
khách hàng, phân loại theo thời hạn thu nợ, các khoản hàng quá hạn được xếp
loại khách hàng nghi ngờ theo quy định . Doanh nghiệp cần thông báo cho
khách hàng và trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng, kể cả bằng phương
pháp xác minh để xác định số dự phòng cần lập theo số % khó thu đã được thẩm
định .
Dự phòng cần lập = % mất nợ có thể * Nợ phải thu khách hàng nghi ngờ
Cách tính thứ hai cho ta biết mức dự phòng cần lập khá sát với thực tế thất thu
có thể xẩy ra, tuy nhiên cần phải mất nhiều công sức để tổ chức hạch toán chi
tiết, phân loại nợ, đối chiếu xác định nợ với từng khách hàng .

Mức dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi được lập không được vượt quá
20% tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời
điểm lập báo cáo tài chính
năm .
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng
hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ váo bảng kê chi tiết làm căn cứ để
hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp .
1.4.2 Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trc tiờn doanh nghip phi c tớnh gi tr thun cú th thc hin c ca
tng loi hng tn kho . Vic c tớnh ny da trờn nhng bng chng tin cy
thu thp c ti thi im c tớnh v phi tớnh n s bin ng ca giỏ c
hoc chi phớ trc tip liờn quan n cỏc s kin din ra sau ngy kt thỳc nm ti
chớnh, m cỏc s kin ny c xỏc nh
n vi cỏc iu kin hin cú thi im
c tớnh ng thi phi tớnh n mc ớch ca vic d tr hng tn kho .
Trờn c s ó bit doanh nghip xỏc nh s d phũng cn lp cho nm tip theo
bng cỏc bc cụng vic sau :
Bc 1 : Kim kờ s hng tn kho hin cú tng loi
Bc 2 : Lp bng kờ hng tn kho v
s lng v giỏ tr mua vo, i chiu vi
giỏ tr thun cú th thc hin c vỏo ngy kim kờ ngy cui niờn bỏo
cỏo .
Bc 3 : Tớnh mc d phũng phi lp cho niờn sau theo tng loi hng tn
kho no m giỏ tr thun cú th thc hin c ca nú nh giỏ gc ( giỏ hch
toỏn trờn s k toỏn )
Mức dự phòng;cần lập cho từng loại;niên độ tiếp theo
=
Số l-ợng; hàng tồn kho;mỗi loại
x
Giá gốc;trên sổ;kế toán

-
Giá trị thuần có thể;thực hiện đ-ợc tại ngày;kết thúc niên độ báo cáo

Bc 4 : Tng hp ton b khon d phũng gi
m giỏ hng tn kho vo bng kờ
chi tit Bng kờ ny l cn c hch toỏn vo giỏ vn hng bỏn .

1.5 X lý cỏc khon d phũng phi thu khú ũi, d phũng gim giỏ hng
tn kho
1.5.1 Vi d phũng phi thu khú ũi
Cui k k toỏn nm, sau khi k toỏn tớnh xỏc nh s d phũng phi thu khú
ũi cn trớch lp nm nay bng vi s d ca khon d phũng phi thu khú ũi
ó trớch lp cu
i niờn trc cha s dng ht thỡ doanh nghip khụng phi
trớch lp thờm .
Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của các
khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng
hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán váo chi phí quản lý doanh nghiệp .
Nếu số dự phòng khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự

phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên đọ trước chưa sử dụng hết, thì số
chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp .
1.5.2 Với dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Cuối kỳ kế toán năm, sau khi tính toán số dụ phòng giảm giá hàng tồn kho cần
trích lập, nếu số dự phòng tồn kho cần trích lập năm nay bằng với khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho đã l
ập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì doanh
nghiệp không phải trích lập thêm .
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế
toấnnmw nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối ky

kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm ghi tăng giá vốn
hàng bán .
Trường hợp khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán
năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế
toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm giá vốn
hàng bán .
2 . Xử lý xoá sổ các khoản nợ không thu hồi được
2.1 Các trường hợp nợ được coi là không có khả năng thu hồi
Theo quy dinh hiện nay các khoản nợ ph
ải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc
một trong các trường hợp sau đây được coi là khoản nợ không có khả năng thu
hồi :
Thứ nhất, khách nợ là doanh nghiệp,
đã hoàn thành việc giải thể, phá sản theo
quy định của pháp luật .
Thứ hai, khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả .
Thứ ba, khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích đang thi hành án phạt tù, hoặc
người thừa kế theo luật, nhưng không co khả năng chi trả theo phán quyết của
toà án .
Thứ tư, khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo
quy định của pháp luật .
Thứ năm, khoản chênh lệch còn lại của khoản nợ không thu hồi được sau khi đã
xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể ph
ải bồi thường vật chất .
Thứ sáu, khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận do
bán nợ phải thu .
Thứ bẩy, các khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị phải
thu .
Thứ tám, các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn từ 3 năm trở lên, tuy khách nợ

còn tồn tại, còn hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tụ
c và quá khó khăn,
hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các
biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ .
2.2 Chứng từ cần có khi xử lý xoá sổ nợ
Thứ nhất, biên bản của hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp . Trong đó ghi rõ giá
trị của từng khoản nợ phải thu, giá rị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (
sau khi đã trừ
đi các khoản thu hồi được )
Thứ hai, bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xoá để làm căn cứ hạch toán .
Thứ ba, quyết định của toà án cho xử lý phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản
quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với đơn vị nợ .
Thứ tư, giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với ngườ
i nợ đã chết
nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ .
Thứ năm, giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người còn sống
nhưng không có khả năng trả nợ .
Thứ sáu, lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã
bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án nhưng quá thờ
i hạn 2 năm kể từ
ngày nợ .
Thứ bẩy, quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xoá nợ không thu hồi được
của doanh nghiệp .
2.3 Thẩm quyền xử lý nợ
Việc xử lý xóa sổ những khoản nợ không thu hồi được thuộc thẩm quyền của
Hội đồn quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị ) hoặc hội đồng
thành viên (đối với doanh nghiệ
p có hội đồng thành viên ); tổng giám đốc, giám
đốc (đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị ) hoặc chủ doanh nghiệp
căn cứ doanh nghiệp căn cứ vào các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để

quyết định xoá sổ và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước nhà nước
và pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ
hi
ện hành .
2.4 Mức độ tổn thất thực tế và cách xử lý hạch toán
Mức độ tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là phần còn lại
sau khi lấy số dự nợ phải thu ghi trên sổ kế toán trừ đi số nợ đã thu hồi được ( do
người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặ
c người nợ,
do được chia tài sản theo quyết định của toà án hoặc các cơ quan có thẩm quyền
khac ) .
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không thu hồi được cho phép xoá nợ thì bù
đắp bằng nguồn dự phòng phải thu khó đòi, nếu thiếu hoặc chưa lập dự phòng
thi hạch toán phần này vào chi phí quản lý doanh nghiệp .
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xoá nợ, doanh nghiệp vẫn phả
i
theo dõi riêng trên sổ sách trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các
biện pháp để thu hồi nợ . Nếu lại thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ
đi các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu
nhập khác .
3. Kế toán các nghiệp vụ liên quan tới dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá
hàng tồn kho
Theo thông từ số 89/2002/TT- BTC ngày 9/10/2002 thì việc hạch toán các
nghiệp vụ dự phòng phải thu khó đ
òi, giảm giá hàng tồn kho như sau :
3.1 Dụ phòng phải thu khó đòi
3.1.1 Tài khoản sử dụng
TK 139 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Kết cấu nội dung :
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng đã lập thừa ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

Bù đắp tổn thất thực tế xảy ra với phần đã lập dự phòng
Bên Có: Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi ghi chi phí quản lý doanh
nghiệp cho năm báo cáo .
Dư có: Dự phòng đã lập hiện có
TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết cấu nội dung :
Bên Nợ : Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có : Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trừ vào kết quả kinh doanh
TK 642 cuối kỳ kông có số dư và được chi tiết thành các tài khoản từ 6421 đến
6428 . TK 711 – Thu nhập khác
Kết cấu nộ dung :
Bên Nợ : Số thuế GTGT phải nộp ( nếu có ) tính theo phương pháp trực tiếp đối
với các khoản thu nhập khác ( n
ếu có ) (ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính
theo phương pháp trực tiếp )
Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang TK 911 (
Xác định kết quả kinh doanh )
Bên Có : Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
TK 711 ( Thu nhập khác ) không có số dư cuối kỳ .
3.1.2 Phương pháp hạch toán
Cuối ky kế toán năm, so sánh giữa số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập
năm nay với số dư của khoản dự phòng phả
i thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên
độ trước chưa sử dụng hết .
Nếu phải trích lập thêm ghi :
Nợ TK 642
Có TK 139

Nếu được hoàn nhập ghi :

Nợ TK 139
Có TK 642 ( Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi )
Trường hợp các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi
được phép xoá nợ, ghi :
Nợ TK 139 : Phần đã lập dự phòng phải thu khó đòi
Nợ TK 642 : Phần chênh lệch giữa số nợ phải thu khó đòi xoá sổ > số lập
dự phòng
Có TK 131 : Phải thu của khách hàng
Có TK 138 : Phải thu khác
Đồng thời ghi Nợ TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý ( TK ngoài bảng cân đối kế
toán )
Trường hợp xử lý xoá nợ sau đó đã thu hồi được, kế toán căn cứ vào giá tị thực
tế của kho
ản nợ đã thu hồi được, ghi :
Nợ TK 111,112
Có TK 711
Đồng thòi ghi Có TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý
Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ dự phòng phải thu khó đòi

















TK111,138 TK139 TK642
Xoá sổ nợ PTKĐ
Lập DPPTKĐ (Phần chênh lệch giữa
số phải lập năm nay> số dư khoảng
DP năm trước chưa sử dụng
TK711
Hoàn nhập DPPTKĐ (phần chênh lệch giữa số
phải lập năm nay < số dư khoản dự phòng năm
trước chưa sử dụng hết)
Phần chênh lệch lớn hơn giữa số thực tế xoá sổ
với số đã lập dự phòng
TK111,112 TK004
Ghi giảm
khoản nợ
KPKĐ đã xử
lý xoá sổ
Ghi tăng
khoản nợ
PTKĐ đã xử
lý xoá sổ
Nợ đã xử lý xoá sổ lại
thu hồi được
3.2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
3.2.1 Tài khoản sử dụng
TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Kết cấu nội dung :

Bên Nợ : Hoàn nhập số dự phòng chênh lệch giữa số phỉa lập năm nay < số đã
lập ở cuối niên độ kế toán năm trước
Bên Có : Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ghi tăng giá vốn hàng bán
Dư có : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện co
TK 632- Giá vốn hàng bán
Kế
t cấu nội dung :
Bên Nợ : Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường
và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ .
Phản ánh khoản hao hụt, mất mất của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường
do trách nhiệm cá nhân gây ra .
Phản ánh chi phí tự xây dựng, chế tạo tài sản cố định vượt trên mức bình
thườ
ng.
Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập
năm nay > khoản đã lập dự phòng năm trước .
Bên Có : Phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (
31/12) ( Chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay < khoản đã lập dự
phòng năm trước )
Kết chuyển giá vốn của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911
TK 632 ( Giá vố
n hàng bán ) không có số dư cuối kỳ .
3.2.2 Phương pháp hạch toán
Cuối năm tài chính, tính toán và so sanh khoản phải lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho năm nay với số đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước .
Nếu phải trích lập thêm, ghi:
Nợ TK 632 : Ct dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 159
Nếu được hoàn nhập, ghi :

Nợ TK 159
Có TK 632 : CT dự phòng giảm giá hàng tồn kho








4. Kế toán Việt Nam so với kế toán Pháp về lập dự phòng phải thu khó đòi,
giảm giá hàng tồn kho
Có thể nói kế toán dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàn tồn kho ở Việt Nam
đi theo xu hướng giống với kế toán Pháp .
Những điểm giống nhau này thể hiện nhiều trên dự phòng giảm giá hàng tồn kho
cuh thể
là về điều kiện trích lập, cách xử lý dự phòng, trích lập thêm hay được
hoàn nhập .
Chi phí dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho cùng
được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuúat kinh doanh . Tuy nhiên, việc
hoàn nhập dự phòng của Pháp được ghi tăng thu nhập trong khi ta lại ghi giảm
chi phí .
Thêm vào đó, việc hạch toán của Pháp rất chi tiêt ( thể hiện trên hệ thống tài
khoản ) đặc biệt là dự phòng phải thu khó đòi . Pháp có riêng tài khoản 416 – (
khách hàng khó đ
òi nghi ngờ đang tranh chấp ) và tài khoản 654- ( lỗ do không
đòi được nợ ) để xử lý các tổn thất thực tế phát sinh do công nợ phải thu thực sự
không đòi được . Điều này cũng tạo nên sự khác nhau trong cách xử lý các
TK159 TK632
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (nếu số phải lập cuối kỳ

kế toán năm nay > Số đã lập cuối kỳ kế toán năm trước)
Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (nếu số phải lập cuối
kỳ kế toán năm nay < số đã lập cuối kỳ kế toán năm trước
khoản phải thu không có khả năng thu hồi giữa kế toán Pháp và kế toán Việt
Nam .
Kế toán Pháp hạch toán như sau :
Nợ TK 654: ( lỗ do không đòi được nợ )
Nợ TK 4455: ( thuế GTGT phải nộp nhà nước )
Có TK 416 : ( khách hàng khó đòi nghi ngờ đang tranh chấp )
Có TK 411: ( trường hợp chưa kịp lập dự phòng giảm giá tài khoản khách
hàng)
Đồng thời phải hoàn nhập số dự phòng ( nếu trước đây đã lập ) của khách hàng
xử
lý xoá sổ :
Nợ TK 491 : ( dự phòng giảm giá các tài khoản khách hàng )
Có TK 781 : ( hoàn nhập khấu hao và dự phòng thuộc thu nhập kinh
doanh)
Việc phân loại khách hàng và khách hàng và hạch toán khách hàng khó đòi nghi
ngờ đang tranh chấp vào riêng một khoản sẽ tiện lợi hơn cho việc theo dõi và xử
lý các khoản nợ nghi ngờ bị mất .
Một điểm khác nhau cơ bản nữa là về cơ sở tính số dự phòng phải thu khó đòi
cần lập. Ở Vi
ệt Nam tính trên số nợ nghi ngờ có cả thuế GTGT, còn ở Pháp tính
số dự phòng trên số nợ ngoài thuế GTGT :

Mức dự phòng Số % có khả Số nợ nghi ngờ
giảm giá tài = năng mất x ngoài thuế giá
khoản khách hàng trị giá tăng

Sở dĩ Pháp tính mức dự phòng giảm giá tài khoản khách hàng trên số nợ nghi

ngờ ngoài thuế vì Pháp cho rằng số thuế khách hàng đang nợ chúng ta là số thuế
thu hộ nhà nước nên n
ếu mất thì nhà nước phải chịu . Thuế không thuộc doanh
thu của doanh nghiệp do đó phải lập dự phòng ngoài thuế, tính trên thu nhập của
doanh nghiệp . Điều nay cho thấy sự chặt chẽ trong hệ thống kế toán Pháp .
PHẦN 2
PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC TRÍCH LẬP, XỬ
LÝ VÀ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI,
DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO HIỆN NAY

1. Phân tích và nhận xét về trích lập, xử lý và hạch toán dự phòng phải
thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho hiện nay
1.1 Những thay đổi tích cực trong thông tư 89/2002 về hướng dẫn hạch
toán dự phòng nợ phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho
Từ nă
m 1997 đến nay, Bộ Tài chính liên tục cho ra các thông tư : Thông tư
64/1997, Thông tư 33/1998, Thông tư 107/2001 và Thông tư 89/2002 hướng
dẫn việc trích lập, xử lý và hạch toán các khoản dự phòng . Tuy nhiên các
thông tư 64/1997, 33/1998 và 107/2001 phần lớn là giống nhau chưa thực sự
sát với các chuẩn mực kế toán, còn nhiều bất cập giữa chế độ tài chính và chế
độ kế toán . Vì vậy nó gây hạn chế khó khăn cho công tác dự phòng . Thông
tư mới đây nhất 89/2002 hướng dẫn vi
ệc hạch toán dự phòng theo các chuẩn
mực kế toán hiện hành vì thế nó khắc phục được một số nhược điểm của các
thông tin trước đồng thời giảm bớt khó khăn cho việc quản lý và sử dụng
nguồn dự phòng của doanh nghiệp . Điều này được thể hiện trên một số khía
cạnh sau :
Thứ nhất, việc trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng
tồn kho ghi nhận tăng chi phí nào thì khi được hoàn nhập dự phòng cũng ghi
giảm chính chi phí đó . Điều này thể hiện sự nhất quán trong việc hạch toán

đồng thời giúp cho việc xác định chi phí, thu nhập của từng hoạt động chính
xác hơn . Vì thế, nó khắc phục được hạn chế của các cách hạch toán trước
đây ( khi trích lập thì ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng khi hoàn
nhập lại ghi tăng thu nhập khác)
Thứ hai, xoá bỏ cách trích l
ập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào chi phí
quản lý doanh nghiệp bằng cách ghi tăng giá vốn hàng bán và khi được hoàn
nhập dự phòng thì giảm giá vốn hàng bán . Điều này là phù hợp với qui định
của chuẩn mực kế toán số 02- Hàng Tồn Kho : ( Tất cả các khoản chênh lệch
giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán
năm trước, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ . Trường
hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ k
ế toán
năm nhỏ hơn khảon dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế
toán năm trước,thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi
phí sản xuất, kinh doanh). So với trước kia, sự thay đổi này đã tránh được bất
cập giữa chế độ tài chinh bà chế độ kế toán .
Thứ ba, việc xử lý giá trị tổn thất thực tế phát sinh do công n
ợ không đòi
được .
Thông tư 89/2002 qui định : trường hợp các khoản phải thu khó đòi thực sự
là không đòi được, giá trị tổn thất thực tế được bù đắp bằng nguồn dự phòng
phải thu khó đòi , nếu thiếu thì hạch toán tiếp vào chi phí quản lý doanh
nghiệp ( phần chênh lệch giữa số nợ phải thu khó đòi xoá sổ lớn hơn số lập
dự phòng ) . Cách làm này phản ánh được mục
đích của việc lập dự phòng
phải thu khó đòi là để bù đắp các khoản tổn thất khi khách hàng không có
khả năng trả nợ đông thời nó cũng phù hợp với qui định của chuẩn mực kế
toán hiện hành ( các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không
đòi được thì phải được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi -

đoạn 14 và đoạn 18 ) .
Đây là một ưu điểm lớn trong cách hạch toán mới này.
Cách hạch toán trên cũng khẳng dịnh được rõ hơn vai trò của việc lập dự
phong, tránh được trường hợp có thể hiểu nhầm chi phí bị tính trùng nhiều
lần như các cách hạch toán trước đây . Bởi vì trước kia chúng ta trích lập dự
phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho là những khoản làm tăng chi
phí quản lý doanh ngiệp ( năm N ) và khi thực tế tổn th
ất xẩy ra kế toán cũng
hạch toán tăng chi phí quản lý doanh nghiệp ( năm N+1) toàn bộ phần tổn
thất thực tế .Nếu như ta không nhận thấy quá trình hoàn nhập dự phòng sẽ
làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp thì sẽ hiểu là chi phí bị tính trùng .
Thứ tư, hiện nay số trích lập thêm hay được hàon nhập dự phòng phải thu
khó đòi là số chênh lệch giữa mức cần phải trích lập năm nay với số dư của
khoản dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết ( số dư
khoản dự phòng trước thời điểm khoá sổ năm nay ) . Còn trước kia số trích
lập thêm hay được hoàn nh
ập là chênh lệch giữa mức cần phải trích lập năm
nay với số dư của khoản dự phòng đã trích lập năm trước .
Sự thay đổi này nhằm khắc phục hạn chế của qui định cũ đó là chưa tình dến
các trường hợp xoá nợ khó đòi phát sinh trong năm khi xác định số trích lập
dự phòng thêm cho các khoản nợ phải thu khó đòi . Bởi vì nếu trong năm có
xử lý xoá s
ổ khoản phải thu khó đòi nào thì số dư khoản dự phòng này đã
thay đổi giảm không còn như số đã trích lập năm trước nữa .
Điều đó cho thấy việc trích lập, hoàn nhập và xử lý các khoản tổn thất thực
sự phát sinh do giảm giá hàng tồn kho, công nợ không đòi được nhìn chung
đã được theo dõi trên các tài khoản dự phòng . Do đó tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp trong việc quản lý ( kiểm tra, kiểm soát ) xét duy
ệt và thẩm định
nguồn dự phòng đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp công tác hạch

toán cũng như quản trị chi phí – thu nhập .
1.2 Một số hạn chế còn tồn tại trong dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá
hàng tồn kho hiện nay
1.2.1 Về xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Thông tư 89/2002 vẫn qui định mức dự phòng trích lập thêm hay hoàn nhập
là số chênh lệch gi
ữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối
kỳ kế toán năm nay với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối
kỳ kế toán năm trước nghĩa là không tính đến trường hợp các khoản giảm giá
hàng tồn kho thực tế xảy ra . Mặt khác thông tư cũng không hề đề cập tới vấn
đề xử lý giả trị tổn thất x
ảy ra do hàng tồn kho thực sự bị giảm giá như thế
nào .
Nếu theo như chuẩn mực kế toán sô 02 – hàng tồn kho thì xử lý khoản tổn
thất này có thể ghi :
Nợ TK 159
Có TK : 151,152,…,156
Khi đó qui định trên sẽ không còn hợp lý vì số dư khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho đã bị giảm so với mức đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước . Vậy
thông tư cần có sự giải thích, qui định rõ rằng cụ thể hơn về vấn đề này .
1.2.2 Quan điểm hiện nay vê chi phí dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá
hàng tồn kho
Chế
độ hiện nay ( thông tư và chuẩn mực kế toán hiện hành ) qui định : chi
phí dự phòng phải thu kho đòi được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
còn chiphí dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hang bàn .
Tuy nhiên nếu xét về bản chất nội dung nghiệp vụ trích lập dự phòng, hoàn
nhập dự phòng là các nghiệp vụ chỉ được phát sinh vào cuối năm khi đủ điều
kiện được phép trích lập . Còn đối với nghiệp vụ xử lý xoá sổ n
ợ thì phải

được Hội đồng quản trị giám đốc quyết định, nghiệp vụ này không xảy ra
thường xuyên trong năm.
Hơn nữa, việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí quản lý doanh
nghiệp thì rất có thể nguyên tắc ( thận trọng ) trong kế toán không được đáp
ứng bởi vì nếu tháng cuối năm doanh nghiệp không có sản phẩm tiêu thụ
hoặc tiêu thụ với khối lượng rất ít … thì khi đó chi phí quả
n lý doanh nghiệp
không được kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả, có nghĩa là chi phí dự
phòng có thể không được thực hiện vào cuối năm .
Do đó , co hay không nên để chiphí dự phòng hai khoản trên trong nội dung
của chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ .
1.2.3 Vấn đề xử lý dự phòng ở ba loại công cụ quản lý Tài chính - Thuế -
Kế toán
Xử ly các khoản dự phòng không phải là một vấn đề đơ
n giản nhất là khi đặt
nó rong mối quan hệ vốn đã phữc tập giữa các công cụ quản lý Tài chính -
Thuế - Kế toán, bởi lẽ nó trực tiếp liên quan đến doanh thu, chi phí, kết quả
lợi nhuận và số thuế thu nhập phải nộp của doanh nghiệp .
Theo em, cách xử lý dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng
tồn kho hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập sau trong mối quan hệ giữa
các công cụ quản lý Tài chính - Thuế - Kế toán :
Về điều kiện lập dự phòng đối với nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
dùng cho sản xuất sản phẩm .
Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho, đoạn 22 có qui đị
nh : ( nguyên
liệu, vật liệu, và công cụ dụng cụ dự trữ để sử dung cho mục đích sản xuất
snả phẩm không được đánh giá thấp hơn giá thành sản xuất của sản phẩm của
sản phẩm khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà
giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống

bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chung ) .
Nội dung đoạn này có thể hiểu chỉ khi nào giá bán sản phẩm giảm xuống
thấp hơn giá thành sản xuất của nó thì mới thực hiện trích lập dự phòng cho
số nguyên, vật liệu tồn kho ( cấu tạo nên sản phẩm
đó ) có sự giảm giá .
Nhưng chế độ tài chính mới theo thông tư 89/2002 lại không có qui định như
vậy, nghĩa là vẫn áp dụng qui định : ( trường hợp nguyên liệu, vật liệu, công
cụ, dụng cu dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất nếu có giá trị thuần có
thể thực hiện được giảm so với gía gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được
s
ản xuất từ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ này không bị giảm giá thì
không được trích lập dự phòng giảm giá cho số nguyên vật liệu tồn kho ) .
Điều này có thể hiểu là chỉ cần có sự giảm giá bán của sản phẩm thì đã có thể
lập dự phòng cho số vật tư kho nếu chúng bị giảm giá, mà không cần phải
giảm đến mức thấp hơn giá thành sản xuất .
Sự khác nhau này có thể sẽ gây ra nhiều phiền phức cho doanh nghiêpj khi
thực hiện trích lập dự phòng cũng như cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp
với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và thuế bởi nó sẽ ảnh hưởng
đến chi phí và thu nhập của doanh nghiệp . Đây là khe hở không có cơ sở
hợp lý để tồn tại .
Về mức lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi .
Chế độ tài chính qui định : ( tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu
khó đòi tối đa bằng 20% tổng số dư nợ phải của doanh nghiệp tại thời điểm
báo cáo tài chính năm ) . Những chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thi và thu
nhập khác không qui định tỷ lệ trích lập đối với nh
ững khoản nợ phải thu khó
đòi và cũng sẽ không có chuẩn mực nào khác qui định chế về mức lập dự
phòng cho khoản nợ phải thu khó đòi .
Có thể hiểu chế độ tài chính muốn khống chế mức lập dự phòng đối với
khoản nợ phải thu khó đòi ở một mức độ nhất định náo đó trong phạm vi

tổng số dư nợ phải thu củ
a doanh nghiệp là để dễ dàng cho việc kiểm soát .
Chính sách thuế có thể tuân thủ chính sách tài chính nhưng không vì vậy mà
đòi hỏi kế toán cũng phải tuân theo . Bởi lẽ nguyên tắc ( trung thực) , ( khách
quan ) , và nguyên tắc ( nội dung kinh tế hơn hình thức pháp lý ) đòi hỏi việc
ghi chép các nghiệp vụ và các sự kiện kinh tế phải đúng theo thực tế phát
sinh của các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế ấy . Điều này có thể gây ra sự khác
nhau giữ
a lợi nhuận kế toán trên báo cáo tài chính với lợi nhuận tính thuế
trên bản khai thuế . Tuy nhiên, sự khác biệt này mang tính khách quan nên có
thể chấp nhận được .
Tóm lại, mối quan hệ giữa các chính sách Tài chính - Thuế - Kế toán là mối
quan hệ thống nhất biện chứng . Điều đó có nghĩa là mối quan hệ giữa các
chính sách Tài chính - Thuế - Kế toán đối với doanh nghiệp là thống nhất
nhưng đồng thời cũng phải chấp nh
ận tồn tại ngay trong đó có những sự khác
nhau mang tính bản chất và khách quan của các công cụ qunả lý . Phải làm
thế náo để mỗi loại chính sách khi xử lý một vấn đề cụ thể nào đó có liên
quan đến loại công cụ quản lý kjác đạt được sự thống nhất cao nhất, nhưng
không chấp nhận nhau một cách vô nguyên tắc, chấp nhận những sự khác
nhau nhưng đó phải là sự khác nhan về bản ch
ất, khách quan chứ không phải
tạo ra sự khác nhau về hình thức, chủ quan .
2. Một số kiến nghị hoàn thiện dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm
giá hàng tồn kho
Dựa vào các phân tích và nhận xét ở trên, em xin đửa ra một số kiến nghị sau :
Thứ nhât, vấn đề xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho .
Như đã phân tích ở mục 1.2.1- phần 2, để khắc phục nhược điểm đó thông tư
cần có sự giải thích,
qui định rõ ràng cụ thể hơn về vấn đề này .

Riêng em nghĩ, chúng ta nên trích lập thêm hay hoàn nhập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho là số chênh lệch giữa khoản dự phòng cần trích lập ở cuối kỳ kế
toán năm nay với số dư khoản dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước
chưa sử dụng hết . Khi đó việc xử lý tổn thất thực t
ế xảy ra do hàng tồn kho bị
giảm giá sẽ hạch toán như sau:
Nợ TK 159
Có TK : 151,152,…,156
Với cách xử lý như trên thì giá trị tổn thất thực tế phát sinh do hàng tồn kho bị
giảm giá đã được tính đến và các khảon tổn thất thực tế này cũng được bù đắp
bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho . Vì thế nó tạo điều kiện thuân lợi
hơn cho doanh nghiệp trong việc theo dõi, sử dụng nguồ
n dự phòng .
Thứ hai, điều kiện lập dự phòng đối với nguyên vật liệu, cộng cụ, dụng cụ dùng
cho sản xuất sản phẩm nên thống nhất theo chuẩn mực kế toán nghĩa là khi sản
phẩm bị bàn thấp hơn giá thành sản xuất thì thực hiện trích lập dự phòng cho số
nguyên vật liệu tồn kho bị giảm giá có tham gia cấu thành sản phẩm ấy .
Bởi vì, lậ
p dự phòng đối với hàng tồn kho là thực hiện nguyên tắc ( thận trọng )
nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp khi hàng tồn kho
bị hư hỏng, kém, mất phẩm chất hoặc giảm giá trên thị trường mà giá trị thu hồi
của nó không có khả năng bù đắp được chi phí đã bỏ ra . Đối với nguyên liệu,
vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm không phải để bán ngay thì giá g
ốc của nó
được bù đắp từ doanh thu bán hàng chứ không phải từ việc bàn nguyên, vâtl liệu
ấy . Nếu giá bán sản phẩm lơn hơn hoặc bằng giá thành sản xuất thì vốn dự trữ
không bị mất do vậy chưa phải lập dự phòng cho số nguyên liệu, vật liệu mặc dù
giá của chúng bị giảm .
Thứ ba, đối với mức lập dự phòng phải thu khó đòi
Em nghĩ, có lẽ không nên khống chế mức dự phòng ở mức tối đa bằng 20 %

tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
Đứng trên ph
ương diện lí luận, nếu đã cho rằng dự phòng là việc xác nhận trước
về một khoản tổn thất sẽ xảy ra trong tương lai, thế thì khoản tônr thất này phải
phụ thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra chứ không thể phụ thuộc vào mức khồng
chế 20 % . Hơn nữa, trên thực tế qui định này có thể sẽ gây khó khăn cho doanh
nghiệp trong việc phân loại công nợ, lựa chon, quyế
t định mức lập dự phòng .
Thứ tư,về chi phí dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho .
Với những hạn chế như đã phân tích ở mục 1.2.2 - phần 2 theo em nên xác định
chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho vào nội dung của
chi phí hoạt động khác, không nên tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, giá
vốn hàng bán như một khoản chi phí thường xuyên .
Trong trường hợp được hoàn nhập dự phòng thì số chênh lệch hoàn nhập
được
ghi giảm chi phí khác .
Các khoản tổn thất thực tế phát sinh do hàng tồn kho bị giảm giá hay nợ khó đòi
là không thể đòi được phép xoá sổ theo qui định thì phải được bù đắp bằng
nguồn dự phòng đã trích lập, nếu thiếu thì hạch toán tiếp phần chênh lệch vào
chi phí hoạt động khác .
Trường hợp nợ đã xoá sổ nhưng lại thu hồi được, giá trị thực tế của khoản thu
h
ồi được hạch toán vào thu nhập khác .
Có thể tóm tắt việc hạch toán các nghiệp vụ như sau :
Các tài khoản sử dụng :
TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi
TK 159 : dự phòng giảm giá hàng tồn kho
TK 711 : thu nhập khác
TK 811 : chi phí khác
TK 004 : nợ khó đòi đã xoá sổ

Các bút toán :
Cuối kỳ kế toán năm, sau khi tính xác định mức dự phòng phải thu khó đòi,
giảm giá hàng tồn kho cần lập cho năm tiếp theo, kế táon so sánh mức dự phòng
phải lập năm nay với số dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho đã
lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết .
Nếu bằng nhau thì không phải trích lập thêm .
Nếu m
ức dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng còn lại thì số chênh
lệch này được ghi tăng chi phí khác .
Nợ TK 811
Có TK 139, 159
Nếu mức dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng còn lại thì số chênh
lệch này được hoàn nhập ghi giảm chi phí khác :
Nợ TK 139, 159
Co TK 811
Trong năm, khi các khoản tổn thất thực sự phát sinh do hàng tồn kho bị giảm giá
hay nợ khó đòi là không thể đòi được phép xoá s
ổ theo qui định thì hạch toán
như sau :
Nợ TK 139, 159: phần tổn thất đã được trích lập dự phòng
Nợ TK 811 : phần chênh lệch giữa số thực xoá sổ lớn hơn số đã lập dự
phòng
Có TK 131,138 ( với dự phòng phải thu khó đòi )
Có TK 151,152,…156
Đồng thời ghi nợ tài khoản 004 : ( nợ khó đòi đã xử lý sổ )
Trường hợp nợ đã xoá sổ nhưng lại thu hồi được, giá tr
ị thực tế của khoản thu
hồi được ghi tăng thu nhập khác :
Nợ TK 111,112
Có TK 711

Đồng thời ghi có 004
Thứ năm, Bộ Tài chính nên có qui định cụ thể hơn về nội dung của tài khoản dự
phòng 139, 159 cho phù hợp với những qui định mới của chế độ hiện nay, đồng
thời có thêm một tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán để theo dõi riêng nguồn
vốn dự phòng tổn thất tài sản, thuận tiện cho việc theo dõi quản lý nguồn dự
phòng .
Thứ sáu, về bản thân doanh nghiệp
Khả năng giá tr
ị tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất xẩy ra nợ phải thu khó đòi,
giảm giá hàng tồn kho có thế do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ
quan .
Nguyên nhân chủ quan là do các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp gây ra
như :
Bộ phận lập định mức dữ trữ, cung cấp vật tư hàng hoá không khoa học, không
phù hợp với thực tiễn thị trường và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp gây ra khả
năng ứ động, giảm giá v
ật tự, hàng hoá … hoặc chiến lược tiêu thụ sản phẩm với
chính sách tín dụng quá cởi mở không kiểm soát được khả năng trả nợ của các
khách hàng mua chịu .
Còn nguyên nhân khách quan là do những biến động bất thường trong môi
trường kinh doanh của doanh nghiệp xảy ra như thiên tai, hoả hoạn, khách nợ bị
phá sản, thay đối khí hậu, chính sách vĩ mô thay đổi, biến động của giá cả …
Như vậy, những nguyên nhân chủ quan phụ
thuộc vào năng lực quản lý, tổ chức
của bản thân doanh nghiệp còn những nguyên nhân khách quan là những hiện
tượng bất thường có thể xảy ra không phụ thuộc vào doanh nghiệp . Vì thể, để
tăng cường hiệu lực quản lý cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quá trình sản
xuất, kinh doanh, thiết nghĩ mỗi doanh nghiệp cần phải giảm thiểu đến mức tối
đa có thẻ những khoản dự phòng ph
ải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho do

những nguyên nhân chủ quan gây ra .


KẾT LUẬN

Qua nhiều thay đổi và điều chỉnh, dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm
giá hàng tồn kho ngày một hoàn thiện hơn . Hiện nay, nhìn chung việc trích lập,
xử lý và hạch toán hai loại dự phòng này đã đi sát với chuẩn mực kế toán, thể
hiện sự hợp lý và nhất quán cao hơn nhất là đối với dự phòng phải thu khó đòi .
Tuy nhiên, chúng vẫn còn tồn tại một số hạn chế và những đ
iểm qui định chưa
rõ ràng .
Với lợi ích và vai trò của mình, dự phòng giúp cho quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp được lien tục nhất là trong cơ chế nền kinh tế như
hiện nay . Lợi ích của nó đối với doanh nghiệp được thể hiện trên cả ba phương
diện kinh tế, tài chính và thuế . Trên góc độ quản lý Nhà nước, dự phòng và
những lợi ích của nó được nhìn nhận như một đối sách tài chính cầ
n thiết để duy
trì doanh nghiệp, tạo thu lâu dài vào ngân sách nhà nước . Chính vì thế mà nó
thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau, từ những nhà nghiên cức
ban hàng các chính sách chế độ quản lý đến các doanh nghiệp khi thực hiện các
chính sách chế độ và các cơ quan, nhân viên thuế khi thực hiện thu thuế cho nhà
nước cũng như các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểt soát, kiểm toán …
Vì vậy, để công tác dự phòng được thực hiện tốt phải có sự quan tâm, cố gắng từ

nhiều phía . Không phải chỉ phụ thuộc vào vai trò của các nhà ra chính sách mà
còn đòi hỏi phải có sự cố gắng hoàn thiện của bản thân doanh nghiệp trong việc
vận dụng tổ chức, quản lý và sử dụng nguồn dự phòng của mình .








DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

×