Trách nhiệm xã hội, một yếu tố chưa được
chú ý trong kinh doanh!
Các doanh nghiệp ngày càng phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về hành vi của
họ.
Ngày càng có nhiều người dân Châu Âu cho rằng các doanh nghiệp phải chịu
trách nhiệm về đạo đức đối với nhân viên của họ nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Bên cạnh các tiêu chí quan trọng về chất lượng, vệ sinh, độ an toàn và môi
trường đã đề cập ở trên, các vấn đề xã hội ngày càng có tầm quan trọng cao hơn.
Người tiêu dùng ngày càng coi trọng “đạo đức kinh doanh” như một tiêu chí để
lựa chọn.
Hiện tượng này nảy sinh một phần do các phương tiện thông tin đại chúng và
các nhóm hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng đang đòi hỏi các công ty đa quốc gia
phải có trách nhiệm đối với xã hội, tôn trọng nhân quyền và môi trường.
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng phản đối những doanh nghiệp nào không
tôn trọng nhân quyền và môi trường.
Khu vực doanh nghiệp đã nhận thức rõ xu hướng trên.
Các doanh nghiệp ngày càng hiểu rõ là họ sẽ được đánh giá không chỉ bởi sản
phẩm và dịch vụ họ có mà cả bởi trách nhiệm của họ về mặt xã hội.
Ngày nay, các doanh nghiệp đã được quy rõ trách nhiệm này.
Chiến dịch quần áo sạch
Chiến Dịch Quần Áo Sạch hướng tới việc cải thiện điều kiệm làm việc trong
toàn ngành may mặc trên phạm vi toàn cầu.
Các chiến dịch này là nỗ lực chung của các hiệp hội người tiêu dùng, nghiệp
đoàn, các nhà nghiên cứu, nhóm liên kết, hệ thống cửa hàng toàn cầu và các nhà hoạt
động khác.
Chiến dịch thông báo cho người tiêu dùng biết rằng quần áo và trang thiết bị
thể thao của họ được sản xuất trong điều kiện nào? Và buộc các nhà bán lẻ phải chịu
trách nhiệm về các điều kiện này.
Yêu cầu chính được đặt ra là phải có tiêu chí về quy tắc hành xử tốt và hệ thống
giám sát độc lập. Các chiến dịch này phối hợp với các tổ chức trên toàn thế giới, đặc
biệt là các tổ chức tự thành lập của công nhân ngành may mặc (bao gồm cả người lao
động bị bóc lột, lao động tại gia và lao động không có giấy tờ hợp lệ).
Chiến Dịch Quần Áo Sạch (CCC) được khởi xướng ở Hà Lan năm 1990. Ngày
nay, Chiến Dịch Quần Áo Sạch được tiến hành ở Bỉ, Pháp, Đức và Anh, và cũng được
triển khai ở một số nước Châu Âu khác.
Qua Chiến Dịch Quần Áo Sạch, người tiêu dùng đã nâng cao được nhận thức
một cách rõ rệt và các công ty đa quốc gia nhận thấy rõ áp lực này nên đã áp dụng
ngay các tiêu chuẩn mới về hành vi ứng xử, trong đó bao gồm các điều khoản cấm sủ
dụng lao động trẻ em và cải thiện điều kiện lao động.
Có nhiều cách để chứng tỏ một cách rõ ràng với người tiêu dùng là các doanh
nghiệp có trách nhiệm xã hội, có nguyên tắc kinh doanh hay quy tắc hành xử.
Đồng thời các doanh nghiệp có thể đề nghị được chứng nhận về tiêu chuẩn
trách nhiệm xã hội.
Hơn nữa các doanh nghiệp cũng có thể có nhãn mác tương ứng chứng tỏ họ có
trách nhiệm xã hội hay thương mại bình đẳng.
Ví dụ như có thể có nhãn mác thông báo là sản phẩm không sử dụng lao động
trẻ em.
Tác động của hiện tượng này đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát
triển là rất rõ ràng. Là các nhà cung cấp cho các khách hàng Châu Âu, các nhà xuất
khẩu được chuyển giao trách nhiệm xã hội.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp này phải chú trọng đến yếu tố xã hội trong đạo
đức kinh doanh của họ, hoặc phải tuân thủ các yêu cầu theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã
hội hay thương mại bình đẳng.
Với tư cách các nhà cung cấp, họ không chỉ bị đánh giá theo chất lượng hay giá
cả sản phẩm mà còn theo mức độ tác động đối với xã hội.