Bí quyết tăng trưởng trong kinh doanh
Bất kỳ doanh nhân hay người chủ doanh nghiệp nào cũng mong muốn
công ty của mình tăng trưởng và phát triển, bởi có thế, lợi nhuận sẽ ngày một
nhiều hơn. Tuy nhiên, để có đạt được mức tăng trưởng vững chắc cũng như bằng
cách nào để công ty của mình tăng trưởng thì không phải bất cứ người chủ doanh
nghiệp nào cũng biết.
Tăng trưởng như thế nào và để thực hiện tăng trưởng, doanh nghiệp phải cần có
những điều kiện gì? Đó là những vấn đề mà các nhà doanh nghiệp cần biết và tìm hiểu.
Dưới đây là 10 nguyên tắc cần thiết mà doanh nghiệp phải lư¬u ý mỗi khi ra một
quyết định liên quan đến vấn đề tăng trưởng.
1. Doanh nghiệp phải có một cơ sở lành mạnh.
Một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện tăng trưởng, mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh khi có đủ các điều kiện, nền tảng cơ sở cho tăng trưởng. Tr¬ước hết cần
xem xét tiềm năng thị trư¬ờng, tiềm năng khách hàng của doanh nghiệp. Không thể
mở rộng sản xuất kinh doanh khi trên một địa bàn hoặc thị trư¬ờng mà cung đã v¬ượt
cầu. Đội ngũ cán bộ quản lí và nhân viên đã làm tốt công việc của mình hiện nay
chư¬a? Liệu họ có đủ khả năng đảm nhiệm thêm công việc khi cần có mức tăng
trưởng đáng kể?
2. Doanh nghiệp phải có chiến lược tăng trưởng và phát triển.
Một chiến lược tăng trưởng lành mạnh luôn xuất phát từ một mục tiêu kinh
doanh rõ ràng và một hệ thống các biện pháp và phư¬ơng thức triển khai phù hợp cho
từng giai đoạn. Chiến lược tăng trưởng cũng được xây dựng trên các nghiên cứu phân
tích thị trường kỹ l¬ưỡng, trong đó phải chú ý tới khả năng của các nhà cung cấp có
đáp ứng được khi tăng trưởng của doanh nghiệp hay không.
3. Luôn luôn nắm rõ các số liệu và tiêu chí của doanh nghiệp, trong đó đặc
biệt quan trọng là các số liệu, chỉ tiêu tài chính. Các bảng biểu cân đối, tập hợp tài
chính, đồng tiền thu chi phải được điều chỉnh phù hợp với mức độ tăng trưởng.
4. Bảo đảm các nguồn vốn để doanh nghiệp hoạt động.
Tuỳ theo tính chất và nguồn gốc có được của vốn hoạt động mà có những đánh
giá khác nhau về tình hình hoạt động, tính hiệu quả của doanh nghiệp. Đặc biệt phải
xem xét các mục tiêu cụ thể đạt được có tương xứng với nguồn vốn bỏ ra hay không.
Một chiến lược tăng trưởng, mở rộng qui mô chỉ có thể khả thi khi có được nguồn vốn
thích hợp. Ngược lại không thể bỏ thêm vốn để mở rộng kinh doanh khi chư¬a có
chiến lược tăng trưởng rõ ràng, rủi ro không lường hết được.
5. Nên xem xét các cơ hội liên doanh, hợp tác.
Nhà doanh nghiệp cần phải xem xét đến cả khả năng liệu có thể từ nguồn lực
của chính mình để thực hiện tăng trưởng không hay có thể hợp tác, liên doanh, liên kết
với các đối tác khác? Như vậy doanh nghiệp vẫn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng
nhưng có thể giảm bớt rủi ro hoặc nhanh chóng đạt được mục tiêu hơn.
6. Đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động.
Khi xây dựng chiến lược tăng trưởng cho doanh nghiệp, cũng như lên kế hoạch
tài chính cho chiến lược đó, nhà doanh nghiệp luôn phải chú ý đến việc bảo vệ tính tự
chủ của doanh nghiệp. Cần cân nhắc xem doanh nghiệp có bị phụ thuộc vào một
doanh nghiệp khác hoặc một cá nhân khác hay không? Nếu chấp nhận phụ thuộc trong
chừng mực nào đó thì nhà doanh nghiệp cũng phải suy tính cẩn trọng, nếu không thì
việc đạt mục tiêu tăng trưởng chỉ có ý nghĩa hình thức, không bền vững.
7. Có chính sách nhân sự đúng đắn.
Một doanh nghiệp chỉ có thể tăng trưởng lành mạnh trên cơ sở một đội ngũ
nhân sự vững mạnh, doanh nghiệp có khả năng sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân sự đó
trong các hoạt động để thực hiện tăng trưởng. Ví như marketing, bán hàng, quản lí
nhân sự, kế toán Không phải chỉ đơn giản mở rộng qui mô sản xuất, gia tăng sản
phẩm xuất xư¬ởng là có ngay một tỉ lệ tăng trưởng. Nhiều ý tư¬ởng, kế hoạch tăng
trưởng đã thất bại, không thành công như mong muốn, không phải vì do thiếu vốn,
thiếu năng lực sản xuất mà là các yếu tố về tổ chức, quản lí, marketing.
8. Th¬ường xuyên theo dõi việc triển khai kế hoạch tăng trưởng.
Hàng tuần, hàng tháng, doanh nghiệp phải theo dõi, kiểm tra các hoạt động
triển khai kế hoạch tăng trưởng. Các chỉ tiêu chính như doanh số, số lư¬ợng hợp đồng,
số khách hàng, lợi nhuận, tình hình sẵn sàng chi trả phải được so sánh giữa số đạt
được và kế hoach đề ra để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
9. Kiên trì theo đuổi mục tiêu tăng trưởng.
Một kế hoạch tăng trưởng tốt đến đâu cũng cần kiên trì triển khai thực hiện thì
mới đảm bảo thành công. Đã là một chiến lược tăng trưởng thì khó có thể đòi hỏi có
ngay những kết quả thành công. Những thay đổi liên tục một cách vội vã sẽ làm hỏng
kế hoạch tăng trưởng của doanh nghiệp.
10. Tăng trưởng đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, quản lí điều hành với một quyết
tâm cao, nhanh nhạy và quyết đoán trong xử lí công việc. Một kế hoạch tăng trưởng dù
được chuẩn bị tốt đến mấy cũng chẳng giải quyết được gì, nếu không triển khai thực
hiện ngay và bị các đối thủ khác cạnh tranh.