Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu CHƯƠNG 1 VAI TRÒ, VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.51 KB, 20 trang )

CHƯƠNG 1
VAI TRÒ, VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG PHÁT
TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thủy
sản phát triển và cũng là nước có lịch sử nuôi trồng thủy sản lâu đời. Trải qua hàng
ngàn năm lịch sử cho đến nay nuôi trồng thủy sản đã trở thành một bộ phận quan
trọng đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Nuôi trồng thủy sản đã trở
thành một hoạt động sản xuất chủ yếu đối với rất nhiều ngư dân ở Việt Nam. nuôi
trồng thủy sản không những là nhân tố đóng vai trò chính trong ngành thủy sản mà
còn đóng một số vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng tích
lũy vốn, xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nhà nước, cung cấp nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp và ngành y, dược, tạo việc làm cho lao động.
Với hơn 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng
ngàn đảo lớn nhỏ ven biển, lại thêm hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt cùng
với các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện, nước ta có một tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy
sản với trên dưới 2 triệu ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản.
Trong 15 năm gần đây 1990-2005 diện tích nuôi trồng thủy sản đã phát triển cả ba
vùng nước: lợ, mặn, ngọt, đang mở rộng ở nước lợ và vươn ra biển. Với tốc độ
nhanh bình quân tăng khoảng 4÷5% năm. Năm 1996 diện tích nuôi trồng thủy sản
chỉ đạt 585.000 ha trong đó có khoảng 270.000 ha diện tích nuôi nước lợ, mặn
nhưng đến năm 2005 đã sử dụng 959.900 ha để nuôi thủy sản.(đối tượng nuôi chủ
yếu là tôm với diện tích là 580.465 ha) Trong nuôi trồng thủy sản đối tượng nuôi
phong phú, hình thức nuôi đa dạng. Nhiều giống loài thủy sản nuôi đã trở thành
sản phẩm hàng hóa, xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Nhiều hình thức nuôi như bán
thâm canh, thâm canh xuất hiện đã trở thành mô hình sản xuất tiên tiến, đã và đang
được mở rộng trong cả nước.
Tỉ lệ giữa đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản như sau: Năm 1991 khai
thác thủy sản đạt 714.253 tấn chiếm 67,2%; nuôi trồng thủy sản đạt 347.910 tấn
chiếm 32,8%. Năm 1995 khai thác thủy sản đạt 928.860 tấn chiếm 69,1%; nuôi
trồng thủy sản đạt 415.280 tấn chiếm 30,9 %. Năm 2000 khai thác thủy sản đạt
1.280.570 tấn chiếm 63,9 %; nuôi trồng thủy sản đạt 723.123 tấn chiếm 36,1%. Do


cơ cấu ngành thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào khai thác thủy sản nên dẫn đến việc
khai thác quá mức nguồn lợi tự nhiên và phá hoại nghiêm trọng đến nguồn sinh
vật ven biển cùng như trong nôi địa. Hậu quả của những việc làm trên đã dẫn đến
sản lượng khai thác giảm sút và các loại thủy sản kinh tế ngày càng cạn kiệt. Mặt
khác nguồn tài nguyên thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản như:
các vùng nước sông ngòi, hồ ao trong đất liền, các vùng ven biển, bãi bồi, cửa
sông, rừng ngập mặn, vũng vịnh và các vùng ven đảo chưa được khai thác một
cách có hiệu quả. Suốt trong một thời gian dài, giữa cung và cầu các mặt hàng
1
thủy sản ở Việt Nam luôn mâu thuẫn sâu sắc. Người dân ở vùng thành thị lẫn nông
thôn vẫn trong tình trạng không đủ sản phẩm thủy sản để tiêu dùng.
Từ năm 1987 trở lại đây, do tình hình xã hội Việt Nam đang tiến hành cải
cách mở cửa mà ngành thủy sản Việt Nam đã áp dụng hàng loạt các phương án và
chính sách mới nhằm khích lệ phát triển nghề nuôi trồng thủy sản dựa trên cơ sở
đã tổng kết và học tập những kinh nghiệm trong công tác thủy sản. Ngành thủy sản
đã lấy việc phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản làm chiến lược trọng điểm để
phát triển ngành thủy sản và làm giàu kinh tế nông thôn. Nghề nuôi trồng thủy sản
qua đó đã có được những sự phát triển vượt bậc và bước sang một thời kỳ lịch sử
phát triển mới. Cụ thể là năm 2005, tổng sản lượng sản phẩm thủy sản ở Việt Nam
đạt 3.432.800 tấn, trong đó sản lượng sản phẩm khai thác thủy sản đạt 1.995.411
tấn (so với năm 2004 tăng 2,86%) và sản lượng sản phẩm nuôi trồng đạt 1.437.355
tấn (so với năm 2004 tăng 19,53%). Tỉ lệ giữa khai thác thủy sản và nuôi trồng
thủy sản là 58,1 % và 41,9 %. Hơn nữa nghề nuôi trồng thủy sản phát triển với
mức độ tăng bình quân hàng năm khoảng 90.000 -100.000 tấn. Tỉ xuất tăng trưởng
hàng năm của ngành khai thác thủy sản rõ ràng đã thấp hơn so với tỉ xuất tăng
trưởng hàng năm của ngành nuôi trồng thủy sản. Việc này đánh dấu ngành thủy
Việt Nam đã bước vào một thời kỳ phát triển tốt.
Năm
Tổng sản
lượng

Khai thác Nuôi trồng
Sản lượng Tỷ lệ % Sản lượng Tỷ lệ %
1991
1.062.163
714.253 67,2 347.910 32,8
1995
1.344.140
928.860 69,1 415.280 30,9
2000
2.003.693
1.280.570 63,9 723.123 36,1
2005 3.432.766 1.995.411 58,1 1.437.355 41,9
2006
2007
Thực tiễn đã chứng minh, nghề cá muốn có sự phát triển tốt phải dựa trên
tiền đề của nghề nuôi. Cho nên, cùng với sự gia tăng nhu cầu về lượng các sản
phẩm thủy sản, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế xã hội không
ngừng phát triển, nghề nuôi trồng thủy sản phải giữ vai trò chủ đạo đối với ngành
thủy sản.
Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam thì đến
năm 2010 tổng sản lượng các sản phẩm thủy sản nuôi trồng thủy sản sẽ lên đến 2
triệu tấn, tăng tỉ trọng sản lượng ngành nuôi chiếm giữ trong tổng sản lượng các
mặt hàng thủy sản lên đến 50-60%. Ngành nuôi trồng thủy sản sẽ phát huy được
vai trò to lớn của mình trong ngành thủy sản nói riêng và nông nghiệp nói chung.
2
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Ngành nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên như đất đai diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu…để sản xuất
ra các loại sản phẩm thủy sản phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Căn
cứ vào độ mặn của vùng nước người ta phân ngành nuôi trồng thủy sản thành nuôi

trồng thủy sản nước ngọt, nuôi trồng thủy sản nước lợ và nuôi trồng thủy sản nước
mặn; căn cứ vào đối tượng nuôi trồng mà người ta chia thành các ngành: Nuôi cá,
nuôi giáp xác, nuôi nhuyễn thể và trồng các loại rong biển. Ngành nuôi trồng thủy
sản có khả năng sản xuất nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho nhân loại,
cung cấp nhiều loại nguyên liệu, dược liệu cho các ngành công nghiệp, làm thức
ăn cho chăn nuôi gia súc. Trong lịch sử phát triển của nghề cá, sự xuất hiện và
phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản đã đánh dấu khả năng khai thác và chinh
phục rất nhiều vùng nước tự nhiên của nhân loại. Cùng với sự bùng nổ dân số trên
thế giới một cách nhanh chóng, nhu cầu về các loại động vật thuỷ sản ngày càng
tăng mạnh và chỉ có phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản thì mới đáp ứng
được nhu cầu tăng cao về các loại sản phẩm thủy sản.
II. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
1. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
1.1. Nuôi trồng thủy sản cung cấp sản phẩm giầu chất đạm cho nhân dân
Sản phẩm thuỷ sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng rất được mọi người yêu
thích. Từ xưa tới nay, con người luôn coi sản phẩm thuỷ sản là thực phẩm lý
tưởng nhất. Trong nó có các đặc điểm như hàm lượng protein cao, lượng mỡ và
colexteron thấp, có rất nhiều loại vitamin, dễ tiêu hoá và hấp thụ đối với con
người, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất. Đây là đặc điểm khiến cho các loại thịt
không thể so sánh được với sản phẩm thuỷ sản.
Hơn nữa, sản phẩm thuỷ sản còn là nguồn cung cấp protein thích hợp nhất
cho sức khoẻ của con người. Rất nhiều nước trên thế giới luôn coi việc sử dụng
mặt nước biển là khởi nguồn quan trọng để cung cấp protein cho con người. Theo
tính toán khoa học, trong các loại chất protein của động vật mà con người dễ hấp
thu nhất, khoảng gần một nửa có nguồn gốc từ sản phẩm thuỷ sản. Theo kết quả
phân tích, cứ mỗi cân cá trắm đen chứa 195 gram hàm lượng protein, trong khi 1
kg thịt lợn chỉ chứa 95 gram hàm lượng protein; 1 kg thịt gà có chứa 136 gram
hàm lượng protein; 1 kg thịt vịt có chứa 147 gram hàm lượng protein. Các loại
tôm và sinh vật nhuyễn thể, tảo cũng đều là những loại thực phẩm thủy sản hàm
lượng protein cao và hàm lượng chất béo thấp. Trong các loại sinh vật nhuyễn thể

thì loài Hàu được coi là “ sữa bò biển”. Hàm lượng protein có trong thịt của loài
Hàu lên đến 45%-57%. Một số động vật thủy sản kinh tế khác như: ba ba, rùa,
tôm, cua, ếch…là những thực phẩm bổ dưỡng.
Việt Nam là một nước đang phát triển, đất chật, người đông, tài nguyên ít.
Lương thực vẫn là thức ăn chính cho người dân Việt Nam, Tỷ lệ chất protein và
3
lipid động vật trong thức ăn vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân trên
thế giới.
Hiện nay mức tiêu dùng của người Việt Nam đối với các loại thủy sản ước
tính chiếm khoảng 50% về tiêu dùng thực phẩm chứa Prôtêin. Riêng về cá đã cung
cấp khỏang 8kg/người /năm, trong đó nuôi trồng chiếm khoảng 30%. Những năm
tới xu thế đời sống nhân dân ngày một khá lên, mức tiêu dùng thực phẩm sẽ tăng.
Điều đáng quan tâm là ngày nay nhân dân có su thế thiên về sử dụng thực phẩm ít
béo. Do đó tôm, cá và các sản phẩm có nguồn gốc thủy sản được dùng làm thực
phẩm chiếm phần quan trọng. Trong đó các sản phẩm cá nuôi cung cấp tại chỗ, chi
phí vận chuyển ít, đảm bảo được tươi sống lại càng có vai trò quan trọng hơn.
Theo chiến lược phát triển kinh tế –xã hội của ngành thủy sản, đến năm 2010
tổng sản lượng thủy sản Việt Nam sẽ đạt khoảng trên 3,5 triệu tấn. Trong đó ưu
tiên cho xuất khẩu khoảng 40% và theo số liệu của FAO sản phẩm thủy sản dành
cho chăn nuôi 30%, thì sản lượng còn lại dành cung cấp thực phẩm cho người.
Nếu so với lượng tiêu dùng thủy sản bình quân đầu người trên thế giới theo ước
tính của FAO là 19,1 kg/người vào năm 1994 và so với mức 27 kg/người /năm của
các nước đang phát triển hiện nay thì ở nước ta chưa đáp ứng được.
1.2. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp
Sản phẩm phụ của ngành nuôi trồng thủy sản (các loại tôm cá tạp ), các phụ,
phế phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản làm nguyên liệu cho các nhà máy
chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và một số loại thức ăn cho tôm cá và theo số liệu
của FAO sản phẩm thủy sản dành cho chăn nuôi chiếm khoảng 30%. Hàng năm ở
Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 40.000-50.000 tấn bột cá làm nguyên liệu cho các
nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và thức ăn cho tôm cá.

1.3. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm, dược
phẩm, mỹ nghệ
Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản có thể cung cấp nguyên vật liệu cho các
ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, y dược và công nghiệp quốc phòng,
thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan
Các sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản ngoài chức năng làm thực phẩm
cho con người còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khác. Rất nhiều mặt hàng
thủy sản là nguyên liêu cho các nhà máy chế biến đông lạnh như: tôm, cá, nhuyễn
thể. v. v…, nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩm như: Rong mơ, rong câu
rong thuốc giun. v. v… sản xuất keo alginate, Aga aga, Iod, cồn, thuốc tẩy giun
sán. Hải mã, hải long, vỏ bào ngư là nguồn dược liệu quý và nổi tiếng, rất nhiều
loại vỏ sinh vật nhuyễn thể có thể làm nguyên liệu để sản xuất đồ mỹ nghệ xuất
khẩu như: sản phẩm khảm trai, Ngọc trai, đồi mồi. Cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì các sản phẩm
nuôi trồng thủy sản ngày càng có su hướng được sử dụng rộng rãi hơn. Đồng thời,
sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản cũng kéo theo sự phát triển của các
4
ngành liên quan. Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản không chỉ hoàn thiện được cơ
cấu sản xuất nông nghiệp, duy trì cân bằng hệ sinh thái mà còn hình thành lên
chiến lược khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam.
Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản khuyến khích các vùng nông thôn ven
biển thực hiện việc kinh doanh tổng hợp như: nông-lâm-chăn nuôi-nuôi trồng thủy
sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả
trong sản xuất kinh doanh
Đồng thời, sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng kéo theo sự phát
triển của các ngành liên quan như công nghiệp chế biến thức ăn, công nghiệp cơ
khí, chế biến thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm, du lịch chữa bệnh, và các hoạt động
dịch vụ. v. v…
1.4. Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất
nước

Sản phẩm thuỷ sản thương phẩm là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt
Nam, có tỉ xuất thu đổi ngoại tệ cao. Theo dự tính của các ngành hữu quan, nếu
thu đổi được 1 USD đối với các sản phẩm công nông nghiệp bình thường giá
thành bình quân thu đổi từ 0,7-0,9 USD, trong khi đó giá thành thu đổi các mặt
hàng nuôi trồng thủy sản tương đối thấp từ 0,3-0,5 USD. Cùng với các chính sách
cải cách và mở cứa của nền kinh tế, mối quan hệ giữa sự phát triển ngành thủy sản
Việt Nam và thị trường quốc tế ngày càng trở nên mật thiết. Các ngành nuôi trồng
thủy sản địa phương đã chủ trương phát triển kinh tế hướng ngoại để tham gia vào
thị trường cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhằm
tạo ra ngoại tệ mạnh cho đất nước.
Hiện nay hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng
ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 1997 đã xuất khẩu sang 46
nước, năm 1998 là 50 nước, năm 2004 là 60 nước, năm 2005 là 105 nước, năm
2007 là 150 nước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào các thị trường lớn cũng ngày
một tăng. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản đạt 761,5 triệu
USD, năm 2005 đạt 2.650 triệu USD và năm 2006 đạt 3.400 triệu USD.
Đáng quan tâm trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu, nhóm sản phẩm tôm
vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ lệ ngày càng cao, trong đó tôm nuôi chiếm tỷ
trọng tương đối cao. Năm 2004 tỷ lệ tôm chiếm 27,5% về khối lượng và 53% về
giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Các đối tượng khác như: nhuyễn thể, cá song, cá hồng, cá ba sa, cá sặc rằn,
cá quả, lươn, ba ba, ếch. v. v… xuất sống, phi lê đông lạnh cũng được các thị
trường ưa chuộng
Ở Nhật xu thế tiêu dùng hàng thủy sản thay cho thịt bình quân 71,5
kg/người và còn tiếp tục tăng. Thị trường Mỹ và EU cũng có su thế như vậy
5
Bảng 1- 1: Sản lượng và giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính ngạch
Năm 1997-2005
Năm Sản lượng (tấn) Giá trị (USD)
1997 206.397,7 761.457.413

1998 200.555,9 817.989.276
1999 229.963,6 938.871.697
2000 291.922,7 1.478.609.549
2001 375.490,7 1.777.485.754
2002 458.657,9 2.022.820.916
2003 482.066,8 2.199.576.806
2004 531.325,8 2.400.781.114
2005 2.650.000.000
2006 3.400.000.000
2007
Dự kiến năm 2005-2010 cơ cấu sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang
Nhật sẽ là 32÷34%, châu Á (kể cả Trung Quốc) là 20÷22%, Bắc Mỹ 20÷22%, EU
16÷18%, thị trường khác là 8÷10%.
Dưới góc độ biến động về giá hàng thủy sản trên thế giới cho thấy giá tôm
và các loài cá đáy dự kiến tiếp tục tăng vào năm 2005 và 2010.
1. 5. phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế–xã hội
Nghề nuôi trồng thuỷ sản tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động,
giúp bà con nông dân và ngư dân xoá đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu cho bản
thân và cho quê hương. Nguồn lao động ở các vùng nông thôn hết sức phong phú
nhưng do chịu sự hạn chế về thực lực cũng như quy mô và tốc độ phát triển công
nghiệp Việt Nam khiến cho một loạt lao động trẻ mới rất khó được tiếp nhận. Hiện
nay, ở nông thôn Việt Nam cùng với sự nâng cao về năng xuất lao động và trình
độ thâm canh hoá sản xuất, hàng loạt lao động nông thôn đã chuyển hướng sang
sản xuất phi nông nghiệp. Ngoài việc phát triển công nghiệp cho huyện thị nông
thôn và làm nghề phụ tay trái thì nghề nuôi trồng thủy sản với ưu thế diện tích sản
xuất lớn, đầu tư ít, đạt hiệu quả kinh tế cao đã kích thích những người nông dân
“rời đất chứ không xa quê” đã mở ra cánh cửa vươn lên làm giầu ngay trên chính
mảnh đất quê hương mình.
Với đặc thù nông thôn, ven biển mật độ dân số cao, trình độ dân trí thấp,
hàng năm dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng lao động dư thừa. Bên cạnh đó

một bộ phận lớn ngư dân làm nghề khai thác ven bờ do nguồn lợi cạn kiệt, khai
thác kém hiệu quả, từng bước chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra còn một
bộ phận nông dân vừa sản xuất nông nghiệp, vừa nuôi trồng thủy sản, làm phong
phú thêm cho nền văn minh lúa nước, đưa nền văn minh lúa nước lên cao hơn,
hiện đại hơn.
6
Phát triển nuôi trồng thủy sản làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo
việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nông ngư dân. Góp phần xây
dựng trật tự xã hội, an ninh nông thôn, vùng biển, biên giới, vùng sâu, vùng xa
2. Vị trí của ngành nuôi trồng thủy sản
Những năm gần đây, do việc khai thác quá mức ngư trường truyền thống và
việc khu đặc quyền kinh tế cách bờ 200 hải lý của các nước được mở rộng khiến
cho ngành khai thác thủy sản của rất nhiều quốc gia phải giảm năng lực khai thác.
Đánh bắt xa bờ đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu về sản phẩm thủy sản đối với
người dân của nhiều nước. Chính vì vậy, rất nhiều quốc gia đã rất coi trọng việc
phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Tổ chức lương thực thế giới (FAO) cho rằng:
Nuôi trồng thủy sản đã trở thành cách làm nhanh nhất để tăng thêm nguồn đạm
thủy sản cho nhân loại
Để tăng thêm nguồn thực phẩm thủy sản cho nhân loại. Đặc biệt là những
quốc gia có nghề cá phát triển như nước Mỹ và Nhật Bản đã tập trung chuyển
hướng sang phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Ngay từ những năm 60, Nhật Bản
đã đề ra khẩu hiệu " Chuyển sự phát triển từ nghề khai thác thủy sản sang nghề nuôi
trồng thủy sản", sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 1957 của Nhật Bản chỉ đạt
200.000 tấn đến năm 1986 đã lên đến 1.284.000 tấn. Theo thống kê của tổ chức
lương thực thế giới (FAO), Dự kiến sản lượng nuôi trồng thủy sản sẽ chiếm
khoảng 30% trong tổng sản lượng sản phẩm thủy sản.
Lấy nuôi trồng là chính, kết hợp nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản,
đây không chỉ là yêu cầu khách quan của việc phát triển ngành thủy sản hiện nay ở
Việt Nam mà còn là một xu hướng phát triển tất yếu của ngành thủy sản trên thế
giới. Trong lịch sử phát triển ngành thủy sản, ngành khai thác được coi là phát

triển sớm nhất. Sự xuất hiện và phát triển của ngành nuôi trồng đã đánh dấu một
bước nhảy vọt trong lĩnh vực thủy sản, từ việc con người chỉ chờ đợi thiên nhiên
ban tặng nguồn tài nguyên đến việc tự chủ động giành lấy các nguồn tài nguyên.
Đây chính là biểu hiện của sự tiến bộ xã hội. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
đã đem đến cho nhân loại viễn cảnh có thể dựa vào ý trí của con người sản xuất ra
sản phẩm thủy sản: tận dụng hết mức sức sản xuất của tài nguyên nước, sản xuất
càng nhiều các sản phẩm thủy sản có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu sử dụng
của con người.
Thực tiễn trong và ngoài nước đã chứng minh, nếu biết coi trọng việc phát
triển nuôi trồng thủy sản trong nước và trong khu vực thì sản xuất thủy sản luôn
đạt được sự phát triển ổn định và liên tục. Vì vậy, việc phát triển mạnh mẽ ngành
nuôi trồng thủy sản là con đường tất yếu cho sự phát triển ngành thủy sản. Tốc độ
phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản khiến cho vai trò và vị trí
của ngành này trong nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng ngày
càng thu hút được sự quan tâm của mọi người. Chính vì vậy ngành nuôi trồng thủy
sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư-công
nghiệp và dịch vụ ở các vùng nông thôn ven biển.
7
III. ĐẶC ĐIỂM NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộng khắp đất nước ta và tương đối
phức tạp hơn so với các ngành sản xuất vật chất khác
Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng là các loại động vật máu lạnh, sống
trong môi trường nước, chụi ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều các yếu tố môi
trường như thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh do đó muốn cho các đối tượng nuôi trồng
phát triển tốt con người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho từng đối
tượng. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh
thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của các đối tượng
nuôi trồng thì mới giúp đối tượng nuôi phát triển tốt, đạt được năng suất, sản
lượng cao và ổn định. Hơn nữa, hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản
xuất ngoài trời, các điều kiện sản xuất như khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi trường

…và sinh vật có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau đồng thời luôn có sự biến
đổi khôn lường. Sức lao động cùng bỏ ra như nhau nhưng chỉ gặp năm thời tiết
thuận lợi (mưa thuận, gió hòa) mới có thể đạt được năng suất, sản lượng cao. Mặt
khác bờ biển Việt Nam khá dài, điều kiện khí hậu thời tiết của từng vùng có sự
khác nhau do đó cùng một đối tượng nuôi nhưng ở những địa phương khác nhau
thì mùa vụ sản xuất khác nhau và hiệu quả kinh tế của nó cũng không giống nhau,
hơn nữa mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cũng quyết định khả năng sản xuất và trình
độ thâm canh của nghề nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, trong quá trình sản xuất,
ngành nuôi trồng thủy sản vừa chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, vừa phải
chịu sự chi phối của quy luật kinh tế. Do đó nuôi trồng thủy sản là một hoạt động
sản xuất rất phức tạp.
Tính chất rộng khắp của ngành nuôi trồng thủy sản thể hiện nghề nuôi trồng
thủy sản phát triển ở khắp các vùng trong nước từ đồng bằng, trung du, miền núi
cho đến các vùng ven biển, ở đâu có đất đai diện tích mặt nước là ở đó có thể phát
triển nghề nuôi trồng thủy sản: từ hồ ao sông ngòi đến đầm phá eo, vịnh … Mỗi
vùng có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau, do đó dẫn tới sự khác
nhau về đối tượng sản xuất, về quy trình kỹ thuật, về mùa vụ sản xuất. Do đó trong
công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành cần lưu ý đến các vấn đề như: xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, chính sách giá cả,
đầu tư cho phù hợp đối với từng khu vực, từng vùng lãnh thổ.
2. Trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ
yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được
Đất đai diện tích mặt nước là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản
xuất, nhưng nội dung kinh tế của chúng lại rất khác nhau. Trong các ngành kinh tế
khác, đất đai chỉ là nền móng xây dựng nhà máy công xưởng, trụ sở phục vụ cho
việc sản xuất kinh doanh. Trái lại trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt
nước là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế
được, không có đất đai diện tích mặt nước thì chúng ta không thể tiến hành nuôi
trồng thủy sản được.
8

Đất đai là tư liệu sản xuất, song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với các
tư lệu sản xuất khác là: Diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng cố định,
sức sản xuất của chúng thì không có giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai
diện tích mặt nước không bị hao mòn đi mà còn còn tốt hơn nên (tức là độ phì
nhiêu, độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nước ngày một tăng) mặt khác đất đai
diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất về chất lượng do cấu tạo
thổ nhưỡng, địa hình, vị trí dẫn đến độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nước
giữa các vùng thường là khác nhau. Chính vì vậy khi sử dụng đất đai diện tích mặt
nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý chặt chẽ đất đai diện tích mặt nước trên
cả ba mặt, pháp chế, kinh tế, kỹ thuật.
Về mặt pháp chế: Phải quản lý chặt chẽ các loại đất đai diện tích mặt nước có
khả năng nuôi trồng thủy sản, phân vùng quy hoạch đưa vào sản xuất theo hướng
thâm canh và chuyên canh
Về mặt kỹ thuật: Cần xác định đúng đắn các đối tượng nuôi trồng,cho phù
hợp với từng vùng, đồng thời cần quan tâm đến việc sử dụng, bồi dưỡng và nâng
cao độ phì nhiêu của đất đai diện tích mặt nước.
Về mặt kinh tế: Mọi biện pháp quản lý sử dụng đất đai diện tích mặt nước
phải đưa đến kết quả đất đai diện tích mặt nước cho năng xuất cao và không ngừng
được cải tạo.
Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản không những không chiếm dụng đất
nông nghiệp mà còn có thể tác động trợ giúp cho sự phát triển của các ngành khác
như nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Những năm gần đây, các tỉnh
thuộc vùng duyên hải Việt Nam đã áp dụng cách thức “đào ao, cải tạo ruộng” để
tiến hành khai thác tổng hợp. Việc làm này không phải lấn chiếm đất canh tác mà
còn tạo ra đất canh tác, coi việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản làm động lực
kéo theo các ngành khác cùng phát triển như: ngành trồng cây công nghiệp, ngành
trồng cây ăn quả, ngành chăn nuôi gia súc và công nghiệp phụ trợ. Những bãi bồi
ven biển và những vùng đất trũng phèn sau một số năm được cải tạo để nuôi trồng
thủy sản đã biến thành những đồng ruộng màu mỡ, phì nhiêu có thể phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp.

3. Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao.
Trong nuôi trồng thủy sản ngoài sự tác động trực tiếp của con người, các đối
tượng nuôi còn chụi sự tác động của môi trường tự nhiên. Vì vậy trong nuôi trồng
thủy sản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên,
thời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất do đó nghề
nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ rất rõ rệt. Theo Lê- nin: “Thời gian mà lao
động có tác dụng đối với sản phẩm, thời gian đó gọi là thời gian lao động, còn
thời gian sản xuất tức là thời gian mà sản phẩm đang trong lĩnh vực sản xuất, nó
bao hàm cả thời gian mà lao động không có tác dụng đối với sản phẩm ”
9
Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ là quy luật sinh trưởng và phát triển
của các đối tượng nuôi trồng, những biểu hiện chủ yếu của tính thời vụ trong nuôi
trồng thủy sản là:
- Đối với mỗi đối tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển diễn
ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất đòi hỏi thời gian,
hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng khác nhau. Có
thời gian đòi hỏi lao động căng thẳng, có thời gian ít căng thẳng.
- Cùng một đối tượng nuôi trồng thủy sản nhưng ở những vùng có điều kiện
khí hậu thời tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khác nhau.
- Các đối tượng nuôi trồng thủy sản khác nhau có mùa vụ sản xuất khác nhau.
Tính thời vụ của nuôi trồng thủy sản có su hướng dẫn tới tính thời vụ trong
việc sử dụng các yếu tố sản xuất nhất là sức lao động, công cụ lao động và đất đai
diện tích mặt nước.
Do điều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến bất
thường, tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản càng gây lên nhiều vấn đề phức tạp
trong tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh. Để giảm bớt tính chất thời vụ trong
nuôi trồng thủy sản chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:
- Nghiên cứu đặc điểm địa hình, khí hậu, thời tiết từng vùng để bố trí sắp xếp
các đối tương nuôi trồng cho phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai diện tích
mặt nước, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật …

- Mở mang thêm ngành nghề, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động
để thực hiện việc chuyên môn hóa sản xuất đi đôi với viêc phát triển tổng hợp các
ngành sản xuất trong nuôi trồng thủy sản.
- Vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đăc biệt các thành tựu trong lĩnh
vực sinh học như: Vận dụng quy luật tổng nhiệt cho cá đẻ tái phát dục, kỹ thuật
nuôi tôm cắt mắt, kỹ thuật cấy ghép tinh cho tôm mẹ… để tăng thời gian sản xuất
trong năm.
Mặt khác tính thời vụ của ngành nuôi trồng thủy sản còn ảnh hưởng và đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt việc thu hoạch,
tiêu thụ sản phẩm (bao gồm cả xác định giá bán theo mùa cho phù hợp)
4. Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống
Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống- là
các loại động thực vật thủy sản chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển và phát
dục theo các quy luật sinh học nên con người phải tạo được môi trường sống phù
hợp cho từng đối tượng mới có thể thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát triển của
nó. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất của con người chỉ khi nào phù hợp với quy
luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của động thực vật thủy sản mới có thể thu
được năng suất và sản lượng cao. Do đó trong quá trình sản xuất các đối tượng
nuôi luôn luôn đòi hỏi sự tác động thích hợp của con người và tự nhiên để sinh
10
trưởng và phát triển. Vì thế có hàng loạt các vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết để
nâng cao năng xuất các đối tượng nuôi trồng thủy sản như: Nâng cao chất lượng
con giống, quản lý tốt các yếu tố môi trường và xây dựng các quy trình sản xuất
tiên tiên cho năng suất cao.
5. Một số sản phẩm thủy sản sản xuất ra được giữ lại làm giống để tham gia vào quá
trình tái sản xuất sau
Trong nuôi trồng thủy sản một số sản phẩm như: Đàn cá thịt, tôm thịt được
bình tuyển lựa chọn làm cá bố mẹ hoặc tôm bố mẹ để cho đẻ trong quy trình sản
xuất tiếp theo. Do đó trong sản xuất kinh doanh và trong qúa trình phát triển các
doanh nghiệp phải có chế độ lựa chọn sản xuất và nhân ra các loại giống tốt, đồng

thời bộ thủy sản phải chủ trương xây dựng được một hệ thống giống quốc gia, hệ
thống giống cho từng vùng từng khu vực. Hệ thống giống quốc gia bao gồm:
1. Các trung tâm tâm giống trực thuộc bộ có nhiệm vụ:
- Chọn tạo giống, lưu giữ, nuôi dưỡng giống gốc để nhân ra giống ông bà cấp
cho các trung tâm, trại giống của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Chuyển giao giống mới, công nghệ mới về giống, về thức ăn, phòng trị
bệnh, quản lý môi trường cho các tỉnh, thành phố.
2. Các trung tâm giống khu vực thuộc Sở Thủy sản –Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn làm nhiệm vụ.
- Nhận giống thuần chủng từ các trung tâm giống trực thuộc bộ lưu giữ và
nhân ra, chuyển giao giống mới, công nghệ mới cho người sản xuất.
Chọn lọc, lưu giữ và nhân ra các dòng, các phẩm giống của địa phương
6. Ngoài những đặc điểm chung nói trên, nuôi trồng thủy sản Việt Nam còn có một
số đặc điểm riêng đó là:
6.1. Ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam có từ lâu đời song hiện tại vẫn trong tình
trạng của một nền sản xuất nhỏ, phân tán, lao động chủ yếu còn là thủ công.
- Cơ cấu ngành thủy sản đang chuyển dịch theo yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa–hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó ngành nuôi trồng thủy sản phải thấy hết
những tồn tại khó khăn của nền sản xuất nhỏ đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật còn
thấp, trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật và quản lý của cán bộ nông dân ở nhiều
nơi nhất là các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn quá yếu kém, tâm lý người
sản xuất nhỏ phân tán bảo thủ lạc hậu. v. v… Để quản lý sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả cao.
- Phải nhận thức đúng tính tất yếu của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu trong
ngành nuôi trồng thủy sản, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thực
hiện tốt những quy định của nhà nước về đổi mới quản lý kinh tế trong nuôi trồng
thủy sản nhất là các doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp tập thể.
11
6.2. Trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước phân bố không đều giữa

các vùng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý các doanh nghiệp nuôi trồng thủy
sản.
Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản phải có kế hoạch
khai thác, sử dụng đầy đủ các loại đất đai diện tích mặt nước hiện có, mặt khác
phải tiến hành cân đối lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ lao động, đặc biệt
là ở các vùng sâu và vùng xa.
6.3. Nghề nuôi trồng thủy sản Việt Nam chụi ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm có
pha trộn ít khí hậu vùng ôn đới.
Tài nguyên khí hậu một mặt tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy
sản: Có thể nuôi trồng được nhiều đối tượng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ( cá
tra, cá basa, cá tai tượng, cá bống tượng, cá mè vinh, cá sặc rằn, tôm càng xanh. v.
v…) và cả những đối tượng có nguồn gốc từ các vùng ôn đới ( cá mè, cá trôi, cá
trắm, cá chép. v. v…), đồng thời lại có thể nuôi trồng được nhiều vụ trong năm.
Mặt khác khí hậu nước ta cũng gây ra những khó khăn phức tạp cho ngành nuôi
trồng thủy sản như: bão lụt, gió mùa đông bắc, sương muối, các vùng ven biển
sóng gió thủy triều, sóng thần.v.v…Do đó doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản cần
có những phương án đề phòng để chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đảm bảo năng
xuất sản lượng cao và ổn định.
Tóm lại việc nghiên cứu các đặc điểm của nghề nuôi trồng thủy sản cho thấy
chúng tác động một cách tổng thể đến toàn bộ công tác tổ chức và quản lý sản xuất
trong các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu vận dụng chúng để kinh
doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
III. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN Ở NƯỚC TA
1. Thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
1.1. Sử dụng diện tích mặt nước
Với 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch hàng ngàn
đảo lớn nhỏ ven biển, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cùng với các hồ chứa
nước thuỷ lợi, thuỷ điện, tạo cho nước ta có một tiềm năng lớn về diện tích mặt nước nuôi
trồng thủy sản -hàng triệu ha.

Trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển một cách
vượt bậc tốc độ tăng diện tích nuôi trồng từ 1989-1998 đạt khoảng 4-5%/năm. Diện tích
vùng triều đã đưa vào sử dụng đạt trên 70%.
Bảng 1-2: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, Năm 2001-2005
Vùng 2001 2002 2003 2004 2005
1. Đồng bằng Sông Hồng 71.333 77.069 81.149 84.763 90.215
2. Đông Bắc 31.289 35.874 40.967 42.134 45.225
3. Tây Bắc 3.821 4.433 4.687 4.974 5.120
12
4. Bắc Trung Bộ 32.716 36.298 39.806 45.356 45.593
5. Nam Trung Bộ 19.245 20.447 21.566 22.151 24.086
6. Tây Nguyên 5.643 5.684 6.175 6.642 6.955
7. Đông Nam Bộ 44.409 47.623 52.083 55.521 57.501
8. Đồng bằng Sông cửu Long 546.722 570.318 621.180 658.548 685.250
Tổng số 755.178 797.744 867.613 920.088 959.945
Đồng bằng sông cửu Long là vùng có tiềm năng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy
sản lớn nhất chiếm gần 60% tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của cả nước.
1.2. Hình thức và đối tượng nuôi
+ Nuôi tôm nước lợ: Những năm gần đây tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven
biển trong cả nước, nhất là tôm sú. Diện tích nuôi tôm năm 2005 khoảng 604.479
ha, chiếm hơn 90% tiềm năng nuôi trồng thủy sản vùng triều. đối tượng nuôi chủ
yếu là các loài trong giống tôm he (Penaeus), tôm Rảo (Metapenaeus). tôm chân
trắng ( Litopenaeus) Tôm được nuôi trong ao đầm theo mô hình khép kín, nuôi
trong ruộng (1vụ tôm +1 vụ lúa) và nuôi tôm trong rừng ngập mặn.
Song nhìn chung hình thức nuôi tôm hiện nay chủ yếu vẫn là nuôi quảng
canh và quảng canh cải tiến. Diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh cồn ít và
năng xuất thấp. Đến năm 2005 diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và
thâm canh là 67.516 ha, năng xuất đạt 2÷5 tấn/ha.
Năng xuất quảng canh đạt bình quân 150÷200 kg/ha, nuôi quảng canh cải
tiến 250÷500kg/ha, xen canh tôm lúa năng xuất đạt 200÷300kg/ha. Nuôi bán thâm

canh năng xuất 1000÷1500kg/ha, có nơi nuôi thâm canh đã đạt
3000÷6000kg/ha/vụ.
+ Nuôi cá biển: Những năm gần đây hình thức nuôi lồng bè đang hình thành
và phát triển ở một số tỉnh như: Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Phú
Yên, Bà Rịa –Vũng Tầu. Với các đối tượng nuôi như: cá giò, cá song, cá hồng, cá
cam. năm 2005 tổng số lồng nuôi trên biển khoảng 16.360 cái với tổng sản lượng
đạt 3.556 tấn.
+ Nuôi Nhuyễn thể: đối tượng được nuôi chủ yếu hiện nay là ngao, nghêu, sò
huyết, trai ngọc.
Nuôi sò huyết tập trung ở Kiên Giang, nuôi nghêu, ngao tập trung ở Bến Tre,
Tiền Giang, Huyện Cần Giờ T.p HCM và một số vùng ở huyện Giao Thủy tỉnh
Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh. Năm 2005 sản lượng nhuyễn thể loại 2 mảnh
vỏ đạt 114.570 tấn. Tuy nhiên nghề nuôi nhuyễn thể vẫn trong tình trạng quảng
canh năng xuất thấp. Sản lượng chủ yếu là ngao, nghêu còn sản lượng sò huyết, sò
lông là chưa đáng kể.
13
+ Nuôi cua biển: Năm 2005 diện tích nuôi khoảng 108.168 ha, sản lượng
khoảng 22.285 tấn. Trong đó chủ yếu là ở Miền Nam từ 75÷80%, Miền Bắc
khoảng 13÷15%. Hình thức nuôi gồm nhiều dạng:nuôi cua thịt, nuôi cua vỗ béo,
nuôi cua lột, nuôi cua gạch.
+ Rong biển, năm 2005 diện tích nuôi 2.600 ha, sản lượng đạt 20.257 tấn và
1.800 tấn rong sụn tươi (Ninh Thuận ) rong câu được trồng ở Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Thừa-Thiên -Huế, rong sụn được trồng ở Ninh
Thuận, Khánh Hoà
+ Nuôi trai ngọc ở Quảng Ninh, Phú Yên và kiên giang. Riêng ở Quảng Ninh
có 8 doanh nghiệp nuôi trai cấy ngọc, trong đó công ty liên doanh TNHH Hạ Long
đóng một vai trò quan trọng, sản lượng ngọc trai năm 2000 đạt 500kg, năm 2001
đạt 600kg và năm 2002 khoảng 800 kg
+ Nuôi cá ao hồ nhỏ nước ngọt: là nghề nuôi có truyền thống gắn với các hộ
gia đình, từ phong trào ao cá Bác Hồ đến nay là phong trào VAC. Ở Miền Nam

đối tượng nuôi trồng là: Tôm càng xanh, cá ba sa, cá tra, cá trê lai, cá mè vinh,cá
tai tượng, cá bống tượng, cá sặc rằn, năng xuất bình quân khoảng 2,5÷3 tấn/ha. Ở
các tỉnh Miền Bắc đối tượng nuôi trồng là: Chép, chép lai 3 máu, rô phi đơn tính,
rô phi thuần, cá trôi, trắm cỏ, rô hu, Mrigal, Catla, cá trê lai, cá mè…năng xuất
bình quân 1,5÷1,8 tấn/ha.
Theo thống kê chưa đầy đủ đến năm 2005 diện tích nuôi trồng thủy sản nước
ngọt trong toàn quốc là 318.900 ha, sản lượng đạt trên 890.640 tấn. Trong đó tập
trung nhiều ở Đồng bằng Sông hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long.
+ Nuôi thủy sản ruộng trũng: Những năm gần đây do phong trào chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ruộng trũng cấy lúa bấp bênh và ruộng cấy lúa có mức
nước ổn định cũng đã được sử dụng vào nuôi trồng thủy sản, với các hình thức
luân canh, xen canh tôm lúa, cá lúa. Ở Miền Bắc đối tượng nuôi trồng chủ yếu là
cá chép, cá trôi, rô phi thuần, rô hu, nuôi xen canh năng xuất bình quân
200÷250kg/ha. Nuôi luân canh năng xuất đạt 300÷500kg/ha. Ở Miền Nam đối
tượng nuôi trồng chủ yếu là mè vinh, rô phi, cá Sặc rằn, cá mùi, cá lóc, tôm càng
xanh. Năng xuất bình quân về cá 300÷350kg/ha,về tôm 300÷400kg/ha. Đến nay
diện tích ruộng trũng đưa vào nuôi thủy sản khoảng 154.200 ha chiếm 26,6%.
Trong đó tập trung nhiều ở Đồng bằng Sông hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long.
+ Nuôi cá trên sông, hồ chứa: Hình thức nuôi chủ yếu là lồng, bè và kết hợp
với khai thác cá trên sông. Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo
được việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống của những người sống
trên sông, ven hồ. Ở các tỉnh phía Bắc và Miền Trung đối tượng nuôi trồng chủ
yếu là Trắm cỏ, quy mô lồng nuôi khoảng 12÷24 m
3
, năng xuất bình quân
450÷600 kg/lồng. Ở các tỉnh phía Nam đối tượng nuôi trồng chủ yếu là cá ba sa,
cá lóc, cá bống tượng, cá he. Quy mô lồng, bè nuôi lớn trung bình khoảng
100÷150m
3
/bè, năng xuất bình quân 15÷20 tấn/bè.

14
Đến năm 2003 toàn quốc có khoảng 63.989 lồng nuôi với thể tích là
1.681.641 m
3
. Đã sử dụng 98.980 ha hồ vào nuôi và khai thác, song do chưa thả
thêm giống bổ sung nên năng xuất bình quân thấp 9÷12 kg/ha, sản lượng cá hồ
chứa ngày càng suy giảm, thời gian đến cần có biện pháp để khắc phục.
1.3. Dịch vụ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
Sản xuất giống thủy sản : Đây là khâu quan trọng nhất trong nuôi trồng thủy
sản, chủ động sản xuất được nguồn giống tốt, đảm bảo được chất lượng sẽ giúp
cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
Ở nước ta, hầu hết các loài cá nước ngọt -các loài cá nuôi truyền thống đã
sản xuất được con giống nhân tạo đáp ứng nhu cầu của người nuôi. Hiện nay cả
nước có khoảng 300 cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt, hàng năm sản xuất được
trên 12 tỷ cá bột cung cấp cho nhu cầu trong và ngoài nước .
Sản xuất tôm giống ( chủ yếu tôm sú), cả nước năm 2005 có 4.281 trại sản
xuất tôm giống tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ. Năm 2005
đã sản xuất được 28,805 tỷ P
15.
Sản xuất giống cá biển mới chỉ được phát triển trong những năm gân đây tuy
nhiên tốc độ phát triển còn chậm, một số đối tượng cá giò, cá chẽm, cá mú… đã
sản xuất được giống nhân tạo nhưng giá thành cao người nuôi chưa chấp nhận
Sản xuất thức ăn công nghiệp: Hiện tại trong cả nước có 21 cơ sở sản xuất
thức ăn công nghiệp, trong đó có 5 công ty nước ngoài ( Đài Loan, Thái Lan, Anh,
Mỹ )và 16 doanh nghiệp trong nước sản xuất thức ăn công nghiệp với sản lượng
năm 2005 đạt 62.890 tấn. Tuy nhiên hiện tại thức ăn công nghiệp mới chỉ đáp ứng
được khoảng 50-60% nhu cầu số còn lại phải nhập thêm của nước ngoài và sử
dụng thức ăn tươi và thức ăn chế biến tại chỗ.
Bên cạnh những thành tựu, trong nuôi trồng thủy sản cũng còn nhiều mặt hạn
chế, đó là:

+ Thiếu quy hoạch tổng thể và cụ thể cho từng vùng để xác định rõ hướng
phát triển lâu dài. Sự phát triển ồ ạt diện tích nuôi tôm trong thời gian qua đã dẫn
đến nhiều bất cập.
+ Công tác quản lý chất lượng côn giống chưa chặt chẽ
+ Diện tích nuôi trồng thủy sản theo mô hình thâm canh và bán thâm canh
còn ít. Công nghệ sản xuất giống, thức ăn và công nghệ dịch vụ nuôi chưa tiến kịp
nhu cầu, năng suất tôm nuôi còn thấp.
+ Chưa chủ động cảnh báo và kiểm soát được tình hình bệnh tôm…
+ Vốn và chất lượng lao động chưa đáp ứng nhu cầu của sản xuất
2. Khả năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta
2.1. Tiềm năng về diện tích mặt nước
15
Theo số liệu thống kê của bộ thủy sản, tổng diện tích mặt nước có khả năng
khai thác và nuôi trồng thủy sản ở nước ta đến năm 2010 là 3.000.000 ha. Trong
đó diện tích mặt nước nuôi là 1.700.000 ha được phân bổ theo cơ cấu như sau:
Bảng 1-3: Tiềm năng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
STT Loại mặt nước Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Diện tích ao hồ nhỏ, mương vườn 120.000 7,1
2 Diện tích mặt nước lớn 340.000 20,0
3 Diện tích ruộng trũng 580.000 34,1
4 Diện tích vùng triều nước mặn lợ 660.000 38,8
Tổng cộng 1.700.000 100,0
Ngoài ra còn có diện tích sông, các vũng, vịnh quanh đảo có thể nuôi trồng
thủy sản ước khoảng 300.000÷400.000 ha.
2.2. Về nguồn lợi thủy sản
2.2. 1. Nguồn lợi thủy sản nước ngọt được chia ra làm hai vùng chính
+ Khu hệ cá phía Bắc: Đã thống kê được khoảng 240 loài thuộc khu hệ cá
Hoa Nam–Trung Quốc. Trong đó có khoảng 30 loài có giá trị kinh tế, có 15 loài cá
nuôi đã thuần hóa và nhập nội. Đặc sản có ba ba, lươn, ếch…
+ Khu hệ cá nước ngọt phía Nam: Đã thống kê được 255 loài cá thuộc hệ cá

An Độ–Mã Lai. Trong đó có 42 loài có giá trị kinh tế và phần lớn thuộc nhóm cá
ăn động vật. Đặc sản có tôm càng xanh, rùa, bống tượng.
2.2.2. Nguồn lợi hải sản nước lợ nước mặn.
Nguồn lợi hải sản rất phong phú, đa dạng vì các bãi triều cửa sông và rừng
ngập mặn là bãi dinh dưỡng và sinh sản của phần lớn các giống thủy sản của hai
nguồn gốc nước ngọt và nước mặn.
+ Nguồn lợi tôm biển
Miền Bắc: giống tôm nuôi chủ yếu là tôm sú (Penaeus monodon) tôm bạc
(Penaeus merguiensis), tôm rảo (Metapenaeus ensis), …
Miền Trung: giống tôm nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm bạc, tôm he Ấn Độ
(Penaeus indicus), tôm hùm (Panulirus…)
Miền Nam: giống tôm nuôi chủ yếu là tôm rằn (Penaeus semisulcatus) tôm
he Ấn Độ, tôm sú, tôm thẻ và tôm rảo.
+ Các loại cua biển
Cua xanh (Scylla serrata), cua bùn (S. paramamosain); ghẹ xanh ( Portunus
pelagicus), ghẹ ba chấm (P. sanguinolentus), ghẹ đốm ( P. trituberculatus), cua
huỳnh đế (Rarina rarina)…
+ Nguồn lợi cá biển
16
Có khoảng 186 loài chủ yếu gốc biển, rộng muối, rộng nhiệt quan trọng là
các loài: cá đối, cá dìa, bống, bớp, vược, măng biển, song, cam, tráp, hồng, chình,
chẻm, mú, nhiều loài thích nghi độ mặn vùng cửa sông.
+ Nguồn lợi nhuyễn thể:
Nhuyễn thể hầu hết các bãi triều trong cả nước đều có, tùy theo vị trí địa lý
và môi trường sống thành phần loài có sự thay đổi như trai, bào ngư, hầu, điệp,
nghêu, sò, ốc hương…
+ Nguồn lợi rong tảo biển:
Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu biển ở nước ta có khoảng 794 loài
rong tảo biển. Trong đó có 90 loài có giá tị kinh tế, chủ yếu là các loài rong câu,
rong mơ, rong kỳ lân, rong sụn phân bố phần lớn ở vùng triều Miền Bắc, Miền

Nam và Miền Trung.
2.3. Tiềm năng về lao động.
Lao động trong nuôi trồng thủy sản Việt Nam giầu về số lượng, nhưng chưa
đảm bảo về chất lượng. Năm 2005 lao động nghề cá có khoảng 5 triệu người,
trong đó nuôi trồng thủy sản 1.215.952 người chiếm 24,31 % tổng số lao động
nghề cá. Dự kiến Năm 2010 tổng số lao động nghề cá ước tính khoảng 6 triệu
người, trong đó nuôi trồng thủy sản 1,5 triệu chiếm 25% tổng số lao động nghề cá.
III. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở NƯỚC
TA,
1. Chiến lược chung
1.1. Căn cứ xây dựng chiến lược
Để có được một chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản đúng đắn, cần căn
cứ vào các điều kiện sau:
- Nguồn tài nguyên nuôi trồng thủy sản của đất nước (đất đai, diện tích mặt
nước, khí hậu, thời tiết …)
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành nuôi trồng thủy sản (thủy lợi, cơ khí, điện,
điều kiện giao thông …)
- Lao động và trình độ người lao động trong nuôi trồng thủy sản.
- Trình độ phát triển của khoa hoc và kỹ thuật.
- Nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế đối với sản phẩm nuôi trồng
thủy sản.
1.2. Chiến lược
Căn cứ vào những điều kiện trên của ngành nuôi trồng thủy sản, chúng ta có
thể chọn chiến lược sau đây:
17
“ Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản toàn diện, đạt trình độ thâm canh cao, và
theo hướng sản xuất hàng hóa”
+ Phát triển nuôi trồng thủy sản toàn diện: có nghĩa là chúng ta nuôi trồng tất
cả các đối tượng mà điều kiện tự nhiên, môi trường cho phép và sản phẩm của
chúng thị trường trong và ngoài nước đang cần.

+ Nuôi trồng thủy sản đạt trình độ thâm canh cao: có nghĩa là nghề nuôi trồng
thủy sản đã được công nghiệp hóa, thủy lợi hóa …nhờ đó mà năng xuất các đối
tượng nuôi trồng thủy sản được nâng cao
+ Nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa: có nghĩa là các sản
phẩm do ngành nuôi trồng thủy sản sản xuất ra là để cung cấp cho thị trường, chứ
không phải để tự cấp tự túc. Muốn vậy chúng ta phải tính đến thế mạnh của từng
vùng cũng như thế mạnh của cả nước.
2. Chiến lược cụ thể giai đoạn 2000- 2010
Phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn
hàng xuất khẩu và nguyên liệu chế biến hàng thủy sản xuất khẩu. Phấn đấu đến
năm 2010 đạt tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên 2.000.000 tấn, giá trị kinh
ngạch xuất khẩu đạt trên 2.500. triệu USD, tạo việc làm cho khoảng 2 triệu người.
Bảng 1-4: Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản năm 2010-2020
Chỉ tiêu
Năm
2001 2005 2010
1. Diện tích nuôi trồng (ha)
887.500 959.945 1.300.000
- Nước mặn lợ 478.800 641.045 750.000
- Nước ngọt 408.700 318.900 550.000
2. Sản lượng nuôi trồng (tấn) 884.100 1.437.356 2.000.000
- Cá nước ngọt 421.000 890.640 870.000
- Tôm 155.000 324.680 420.000
- Cá biển 2.635 3.556 200.000
- Nhuyễn thể 108.554 114.570 380.000
- Sản phẩm khác 196.911 103.910 130.000
Sử dụng diện tích mặt nước: Điều tra quy hoạch, bố trí sắp xếp các đối tượng
nuôi phù hợp đối với từng vùng, vừa thâm canh vừa mở rộng diện tích. Trên cơ sở
đó kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Trong đó:
+ Giai đoạn 2006- 2010 sử dụng khoảng 60% tiềm năng diện tích nuôi trồng

thủy sản nước ngọt, lợ, mặn. Trong đó nuôi thâm canh mặt nước ao hồ nhỏ, nuôi
tôm công nghiệp vùng cao triều.
+ Giai đoạn 2010- 2020 sử dụng khoảng 70% -80% tiềm năng về diện tích
mặt nước, mở rộng nuôi trồng thủy sản trên eo, vịnh, đầm phá ven biển, vùng cửa
sông, ruộng trũng hồ chứa. Đồng thời triển khai nuôi thâm canh trên diện rộng ở
các dạng diện tích đã nuôi ở giai đoạn 2005- 2010.
18
Đối tượng nuôi trồng: Phát triển nuôi các đối tượng cá có gía trị kinh tế cao
tạo sản phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nuôi tôm sú, tôm càng
xanh, cá biển, nhuyễn thể tạo sản phẩm xuất khẩu, di giống, thuần hóa giống, chọn
và lai tạo giống nuôi mới có chất lượng và gía trị cao hợp thị hiếu người tiêu dùng
bổ sung vào cơ cấu đàn giống nhằm nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản
và đa dạng hóa giống loài nuôi:
+ Nhóm tôm: Các loài trong họ tôm he (Penaeus) như: tôm sú (P. monodon),
tôm bạc (P. merguiensis), tôm bạc thẻ (P. indicus), tôm nương (P. orientalis), tôm
raỏ (Metapenaeus ensis) tôm càng xanh, tôm hùm.
+ Nhóm cá biển: cá mú, cá giò, cá hồng, cá tráp, cá vược, cá măng, cá chim
+ Nhóm cá nước ngọt: ba sa, cá chép, cá rô phi, bống tượng, cá tra, rô hu,
Catla, tai tượng, sặc rằn, cá quả, cá rô, cá trôi, cá trắm cỏ, cá mè…
+ Nhóm nhuyễn thể: Nghêu, ngao, sò, trai ngọc, hầu, vẹm, điệp, ốc hương,
+ Nhóm rong tảo: Rong câu, rong sụn.
Công nghệ nuôi trồng
Trên cơ sở đặc điểm sinh thái và tiềm năng của từng vùng địa lý, từng vùng
mặt nước để xác định các đối tượng nuôi, công nghệ nuôi và quy mô phù hợp, phát
triển nuôi trồng thủy sản năng xuất, hiệu quả kinh tế cao và bền vững
- Đẩy mạnh nuôi thâm canh các đối tượng có giá trị xuất khẩu cao như tôm
sú, tôm càng xanh, cá biển, nhuyễn thể, cá ba sa, cá rô phi, cá lóc và các đặc sản
khác.
- Đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật của thế giới và khu vực vào Việt Nam theo
hướng du nhập những công nghệ mới về giống, nuôi, thức ăn, quản lý môi trường

nước đặc biệt là các công nghệ về nuôi tôm, nuôi cá biển và nuôi nhuyễn thể đồng
thời hoàn thiện các công nghệ hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản
- Tăng cường đầu tư một cách đồng bộ và hiện đại cho hệ thống nghiên cứu.
Đồng thời đổi mới công tác nghiên cứu theo hướng gắn nghiên cứu với ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ với sản xuất.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nuôi trồng thủy sản
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: quy hoạch thiết kế thủy lợi, xây dựng các
công trình tưới tiêu, kênh mương nội đồng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản bền
vững. Nâng cấp và xây dựng các trung tâm giống thủy sản quốc gia và các trại
giống cấp I, các cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp, thuốc phòng trị bệnh, diệt tạp,
sử lý môi trường và các trạm quan trắc về môi trường để dự báo dịch bệnh và bảo
vệ nguồm lợi.
19
Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững
Xây dựng một ngành nuôi trồng thủy sản bền vững đó là su hướng tất yếu
của tiến trình phát triển. Nội dung của nuôi trồng thủy sản bền vững là:
- Một ngành nuôi trồng thủy sản biết giữ gìn, phát triển, bồi dưỡng và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là đất
đai diện tích mặt nước và nguồn nước ngọt dùng cho nuôi trồng thủy sản.
- Một ngành nuôi trồng thủy sản có trình độ thâm canh cao, biết kết hợp một
cách hài hòa giữa việc sử dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nhất là công
nghệ sinh học với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của người ngư dân để tạo
ra ngày một nhiều sản phẩm nuôi trồng thủy sản có chất lượng cao.
- Một ngành nuôi trồng thủy sản sạch, biết hạn chế một cách tối đa việc sử
dụng các chất hóa học có hại đến môi sinh, môi trường và sức khỏe con người. Kết
hợp hài hòa việc phát triển sản xuất với bảo vệ và tôn tạo môi trường. Các sản
phẩm do nuôi trồng thủy sản làm ra và cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng phải
là những sản phẩm sạch, có tác dụng tăng cường nhanh sức khỏe cho con người.
- Một ngành nuôi trồng thủy sản có cơ cấu các đối tượng nuôi hợp lý, phù
hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của mỗi vùng, đảm bảo cho nuôi trồng thủy

sản khai thác được tối đa lợi thế so sánh, đảm bảo nuôi trồng thủy sản phát triển
nhanh, mạnh và vững chắc.
20

×