Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Dạy học môn lý luận dạy học theo hướng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.17 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

NGUYỄN THANH THỦY

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Giáo dục
Mã số: 9.14.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, 2022


Cơng trình được hồn thành tại : Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học :

1. PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ
2. TS. Dương Quang Ngọc

Phản biện 1 : GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Tính
Phản biện 3: PGS.TS. Dương Thị Hồng Yến

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm 2022

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam



DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
[1]. Nguyễn Thanh Thủy (2020), Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm trong
dạy học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ở trường
đại học. Hội thảo khao học quốc gia “Giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho
học sinh phổ thông trong bối cảnh hiện nay” tr. 579- 586. Trường Cán bộ quản
lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh
[2]. Nguyễn Thanh Thủy (2019), Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển
năng lực cho sinh viên sư phạm trong đổi mới giáo dục hiện nay. Tạp chí khoa
học Giáo dục Việt Nam (số 21) tr 34-38
[3]. Nguyễn Thanh Thủy (2019), Một số yêu cầu đối với phát triển năng lực dạy
học cho giáo viên trung học phổ thông đáp ứng dạy học chương trình giáo dục
phổ thơng mới, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội (số 1) tr. 71-79
[4]. Nguyễn Thanh Thủy (2019), Dạy học ngoại ngữ bằng phương pháp phản
biện, Tạp chí Khoa học Quản lý Giáo dục (số 3) tr.111-117
[5]. Nguyễn Thanh Thủy (2018), Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư
phạm thông qua dạy môn Lý luận dạy học bằng phương pháp dạy học vi mơ. Tạp
chí khoa học Quản lý Giáo dục (số 4) Tr. 36-42
[6]. Nguyễn Thanh Thủy (2017), Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình
huống vào dạy học mơn Lý luận dạy học theo định hướng phát triển năng lực
dạy học cho sinh viên sư phạm tại các trường đại học. Tạp chí khoa học trường
Đại học Đồng Nai (số 7) tr.33- 43
[7]. Nguyễn Thanh Thủy (2016), Kích thích tính tự giác học tập, nghiên cứu cho
sinh viên trong quá trình đào tạo nhà giáo tương lai, Tạp chí khoa học Đại học
Đồng Nai (số 02) tr. 12 – 17
[8]. Nguyễn Thanh Thủy (2016), Rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên sư phạm
theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện. Kỹ yếu hội thảo khoa học “đào tạo giáo
viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” tr. 172 -177
[9] Nguyễn Thanh Thủy (2016), Hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên- nhu

cầu thiết yếu trong đào tạo ngành sư phạm, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Nai
(số 03) tr. 10 – 16


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hiện nay dạy học theo hướng phát triển năng lực là xu hướng dạy học đang
được quan tâm, được khuyến khích vận dụng cho tất cả các bậc học ở nhiều quốc
gia trong đó có Việt Nam. Dạy học theo hướng phát triển năng lực không chỉ
được vận dụng đối với giáo dục phổ thơng (GDPT), mà cịn cả đối với giáo dục
đại học. Chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018 là chương trình quy định
dạy học (DH) theo hướng phát triển năng lực HS, thực hiện theo tinh thần của
nghị quyết 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Khóa XI. Chương trình
GDPT mới địi hỏi người giáo viên (GV) phải DH theo hướng phát triển năng
lực và phẩm chất cho HS, do đó ở cơ sở giáo dục đại học có đào tạo GV cũng
phải có sự thay đổi, DH tập trung vào việc rèn luyện và phát triển năng lực dạy
học (NLDH) cho SV sư phạm.
1.2. Môn Lý luận dạy học là một trong những môn nghiệp vụ sư phạm trong
chương trình đào tạo GV của các cơ sở giáo dục đại học. Dạy học môn Lý luận
dạy học nhằm trang bị cho SV sư phạm, kiến thức lý thuyết cơ bản về DH theo
hướng phát triển năng lực thực hành, về tổ chức DH ở trường phổ thơng, nhằm
giúp SV có những hiểu biết về nội dung DH, phương pháp dạy học (PPDH),
nguyên tắc và hình thức tổ chức DH ở phổ thông. Dạy học môn Lý luận dạy học
nhằm hình thành và luyện tập cho SV sư phạm một số NLDH nền tảng, nhằm
giúp SV làm tốt nhiệm vụ DH khi trở thành GV thực sự. Để đạt mục tiêu đó cần
đổi mới việc tổ chức DH môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển NLDH cho
SV sư phạm ở trường đại học.
1.3. Hiện nay vấn đề DH phát triển năng lực nói chung, và DH theo hướng phát
triển NLDH cho SV sư phạm nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, và chưa
có được những giải pháp hiệu quả trong vấn đề này. Vì vậy một trong những

ngun nhân đó là cịn q ít các cơng trình nghiên cứu về DH theo hướng phát
triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học. Xuất phát từ những lý do nêu
trên và đồng thời từ những yêu cầu thực tế đã nêu, tác giả luận án chọn đề tài:
“Dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển năng lực dạy học cho sinh
viên sư phạm ở trường đại học” làm đề tài luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học ở trường đại học, đề xuất
tiến trình dạy học các chủ đề được tích hợp từ nội dung môn Lý luận dạy học
theo hướng phát triển NLDH cho sinh viên sư phạm ở trường đại học
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu là q trình dạy học mơn Lý luận dạy học cho SV sư
phạm ở trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung DH, PPDH
và hình thức tổ chức DH môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển NLDH cho
SV của giảng viên (GiV) và hoạt động học tập của SV sư phạm ở trường đại học.
1


4. Giả thuyết khoa học: Việc dạy học môn Lý luận dạy học cho SV sư phạm ở
trường đại học hiện nay chưa thực sự đạt hiệu quả cao theo hướng phát triển
NLDH. Nếu tổ chức DH môn Lý luận dạy học theo các chủ đề được tích hợp từ
nội dung sẵn có với tiến trình DH năm bước như hoạt động khởi động; hoạt động
hình thành kiến thức và năng lực mới; hoạt động rèn luyện năng lực; hoạt động
vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế; và hoạt động mở rộng kiến thức đã
học thì sẽ phát triển được NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: Xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của DH môn
Lý luận dạy học theo hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm; Điều tra khảo
sát thực trạng DH môn Lý luận dạy học tại các trường đại học; Đề xuất tiến trình
DH mơn Lý luận dạy học theo hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường

đại học; Tổ chức thực nghiệm sư phạm tiến trình DH mơn Lý luận dạy học theo
hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học theo đề xuất, và đánh
giá kết quả nghiên cứu.
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện khảo sát thực trạng tổ chức DH môn Lý luận
dạy học và đánh giá kết quả học tập môn Lý luận dạy học của SV sư phạm ở
trường đại học, đồng thời khảo sát thực trạng nhận thức của GiV về quan điểm
DH theo hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học. Q trình
khảo sát thực trạng về DH mơn Lý luận dạy học được tiến hành với SV sư phạm
năm 3 vào năm học 2017-2018, tại một số trường đại học phía nam như Đại học
sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sài gịn và Đại học Đồng Nai, và tổ
chức thực nghiệm sư phạm tại trường Đại học Đồng Nai
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
- Tiếp cận thực tiễn là việc hiện thực hóa q trình DH với sự tác động từng
thành tố trong thực tế DH môn Lý luận dạy học ở đại học, và đã phát hiện một
số trở ngại, cần chọn những vấn đề cần thiết để phát hiện được thông tin về bản
chất thực tiễn của chúng, nhờ đó giúp người nghiên cứu minh họa cho những
lý thuyết dạy học, khái quát hóa lý thuyết dạy học ấy để tạo thành những quy
luật, nguyên lý mới được vận dụng vào thực hiện quá trình dạy học mới.
-Tiếp cận phát triển là tìm ra quy luật vận động và phát triển của sự kiện liên
quan đến DH, qua những hoạt động cụ thể. Khi nghiên cứu về DH theo hướng
phát triển NL, tác giả tìm ra quy trình tổ chức DH mơn Lý luận dạy học theo
hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học đạt hiệu quả tối ưu.
-Tiếp cận năng lực: Việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội hiện nay của
ngành giáo dục chưa đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động, để thu hẹp
dần khoảng cách đó cần thay đổi cách tổ chức DH ở các cấp học là vấn đề cấp
thiết, cụ thể là phát triển chương trình, đổi mới PPDH và đổi mới quy trình DH
theo hướng phát triển NLDH cho SV. Dạy học môn Lý luận dạy học ở trường
đại học cần xác định rõ hệ thống NLDH có thể phát triển được cho SV, cần phải
2



dựa yêu cầu của năng lực đầu ra của SV sư phạm, từ đó xây dựng được quy trình
dạy học theo hướng phát triển NLDH phù hợp.
- Tiếp cận học tập trải nghiệm là trải qua những tình huống mới mẻ, người
học tiếp nhận kiến thức mới, phân tích, suy ngẫm, tích lũy kinh nghiệm về điều
đó. Vận dụng tiếp cận trải nghiệm trong dạy học môn Lý luận dạy học cho SV
sư phạm là thực hiện tổ chức dạy học thực hành cho SV vận dụng kinh nghiệm
của bản thân vào việc tiếp xúc trực tiếp với học liệu, với tình huống học tập thực
tiễn, học hỏi kinh nghiệm của SV khác, từ đó đúc kết lại kinh nghiệm mới cho
bản thân.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp nghiên cứu lý luận là
phương pháp khai thác thông tin về khoa học giáo dục, được thực hiện bằng việc
nghiên cứu tài liệu, giáo trình, luận án, bài báo từ tạp chí khoa học có liên quan
đến cơng trình của bản thân, dựa vào đó tác giả phát triển lý luận đã có, xây dựng
lý luận mới, bao gồm lập danh mục các tài liệu liên quan đến đề tài theo từng
vấn đề, các công trình trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tổng hợp,
đánh giá tư liệu đã thu thập, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức đi đến xác
định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp: Sử dụng bảng
hỏi đối với GiV và SV để khảo sát thực trạng dạy học môn Lý luận dạy học.
Phỏng vấn GiV trực tiếp giảng dạy môn Lý luận dạy học, và SV đã học mơn Lý
luận dạy học để tìm hiểu nhận thức về vấn đề liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các bài tập về
lý luận dạy học của SV dưới dạng bài kiểm tra, bài tập, phiếu đánh giá mà GiV
đã sử dụng, và nghiên cứu kết quả học tập của SV
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Thu thập ý kiến của GiV dạy học môn Lý
luận dạy học và các nhà khoa học nghiên cứu về Giáo dục học để tìm ra hướng

nghiên cứu đạt hiệu quả tối ưu cho luận án
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm tiến trình tổ chức dạy học
mơn Lý luận dạy học theo hướng phát triển NLDH nhằm khẳng định tính khả
thi, hiệu quả của tiến trình dạy học đã xây dựng.
7. Luận điểm cần bảo vệ luận án
7.1. Để có thể phát triển được NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học qua DH
môn Lý luận dạy học, thì nội dung DH phải được tích hợp lại thành các chủ đề
từ nội dung môn Lý luận dạy học, tổ chức DH lý thuyết gắn liền với DH thực
hành trải nghiệm trong môi trường thực tại lớp học
7.2. Để tổ chức DH các chủ đề của môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển
NLDH có hiệu quả cao cho SV sư phạm, thì việc vận dụng các PPDH chiếm ưu
thế như PPDH thực hành trải nghiệm, PPDH bằng tình huống, PPDH theo chủ
3


đề, PPDH vi mô là một số trong các biện pháp hữu hiệu trong dạy học môn Lý
luận dạy học cho SV sư phạm ở trường đại học.
7.3. Để kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Lý luận dạy học của SV sư phạm,
có phù hợp với mục tiêu DH theo hướng phát triển NLDH hay khơng, thì việc
đánh giá phải thực hiện thông qua kết quả DH lý thuyết và DH thực hành môn
Lý luận dạy học, bao gồm kết quả bài kiểm tra sau khi kết thúc các chủ đề, kết
quả phiếu đánh giá năng lực thực hành thông qua tập giảng trải nghiệm tại lớp.
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Đã hồn thiện được một số khái niệm liên quan đến tổ chức hoạt động dạy
học như khái niệm về năng lực dạy học, về phát triển NLDH, về dạy học theo
hướng phát triển năng lực dạy học.
8.2. Mơ tả được bức tranh tồn cảnh về thực trạng tổ chức DH môn Lý luận dạy
học hiện nay ở các trường đại học, làm cơ sở thực tiễn cho việc tổ chức DH môn
Lý luận dạy học theo hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học.
8.3. Đề xuất quy trình tổ chức DH các chủ đề môn Lý luận dạy học theo hướng

phát triển NLDH theo các bước: Bước 1, xây dựng chủ đề dạy học; bước hai,
xây dựng bảng câu hỏi và bài tập vận dụng cho tiến trình dạy học; bước ba, thiết
kế tiến trình DH theo chủ đề; bước bốn, tổ chức thực hiện dạy học các chủ đề;
bước năm, phân tích q trình thực hiện và rút kinh nghiệm.
8.4. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Lý luận dạy học
của SV sư phạm theo hướng phát triển NLDH. Thiết kế một số kế hoạch bài
giảng minh họa cho dạy học các chủ đề của môn Lý luận dạy học theo hướng
phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học. Sản phẩm này có thể dùng
làm tài liệu tham khảo cho GiV giảng dạy môn Lý luận dạy học ở trường đại học
có đào tạo ngành sư phạm.
9. Bố cục của luận án: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, luận
án được chia làm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng
phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học.
Chương 2: Thực trạng dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển
năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học.
Chương 3: Tổ chức dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển năng
lực dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học.
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC MÔN LÝ LUẬN
DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Trong chương này luận án trình bày một số vấn đề cơ bản sau: Tổng quan các
cơng trình khoa học liên quan đến đề tài; Cơ sở lý luận của việc dạy học môn Lý
luận dạy học theo hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học

1.1. Tổng quan các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài: Trên cơ sở
những cơng trình nghiên cứu các vấn đề về năng lực và NLDH, dạy học theo
hướng phát triển năng lực cho phép tác giả luận án rút ra một số nhận định sau:
- Một số cơng trình khoa học thực hiện trước đã xác định cấu trúc của năng
lực, NLDH theo các hướng nghiên cứu khác nhau, mỗi cơng trình đều đề xuất
một số biện pháp liên quan đến rèn luyện và phát triển năng lực trong từng lĩnh
vực khác nhau, trong đó có một số cơng trình tuy rất hạn chế, nhưng cũng có đề
cập đến rèn luyện và phát triển NLDH cho SV ngành sư phạm.
- Một số cơng trình khoa học khác tập trung vào giải pháp bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm cho GV phổ thơng, đề xuất những quy trình DH cụ thể nhằm rèn
luyện và phát triển NLDH cho GV theo một số hướng tiếp cận khác nhau.
- Một số cơng trình khoa học khác nghiên cứu thực trạng DH ở các trường phổ
thông, đề xuất biện pháp để nâng cao chất lượng DH, đề xuất những giải pháp về
đổi mới phương thức thực hiện trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên chưa có cơng
trình khoa học nào chú trọng nghiên cứu đến việc đổi mới phương thức tổ chức
dạy học theo hướng phát triển NLDH, ngay khi đào tạo SV ở trường đại học theo
đúng tinh thần của Nghị quyết 29 đã ban hành.
- Các cơng trình chưa nghiên cứu về dạy học theo hướng phát triển năng lực
cho SV sư phạm ở trường đại học, chưa chú trọng phát triển chương trình dạy
học thực hành, chưa đổi mới hình thức tổ chức trong dạy học, cũng như nội dung
chương trình đào tạo đại học chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới và sự phát triển
của XH hiện nay.
Khi nghiên cứu thực hiện luận án tác giả nhận thấy rằng, có một số cơng trình
nghiên cứu về phát triển NLDH cho SV, nhưng còn rất hạn chế và hiện tại tác
giả chưa tìm thấy cơng trình nào đã nghiên cứu sâu về DH theo hướng phát triển
NLDH, thông qua DH các môn nghiệp vụ ở trường đại học, đặc biệt về tổ chức
DH môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường
đại học. Do đó trong q trình thực hiện luận án, tác giả sẽ kế thừa cơ sở lý luận
từ các cơng trình trước để phát huy thành tựu của các cơng trình đó, đồng thời
dựa vào các cơ sở lý luận để giải quyết mục tiêu của luận án đề ra

1.2. Cơ sở lý luận của việc dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng phát
triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học
5


1.2.1. Làm rõ nội hàm các khái niệm như khái niêm về NLDH, khái niệm phát
triển NLDH, khái niệm dạy học theo hướng phát triển NLDH; Làm rõ vai trò của
việc dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm;
Cụ thể hóa việc tổ chức dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển năng
lực cho SV sư phạm ở trường đại học.
1.2.2. Xây dựng chuẩn đầu ra môn Lý luận dạy học: Chuẩn đầu ra của môn Lý
luận dạy học là những quy định mức độ cần đạt kiến thức về dạy học, về NLDH,
về thái độ và hành vi của SV, là khả năng thực hiện những công việc quy định
thuộc lĩnh vực dạy học sau khi hoàn thành môn Lý luận dạy học.
 Về mục tiêu chung: Dạy học môn Lý luận dạy học nhằm trang bị cho SV
sư phạm ở trường đại học hiểu biết về quy trình DH cho HS, giúp SV bước đầu
rèn luyện năng lực thực hành nghề (NLDH), q trình DH mơn Lý luận dạy học
ở trường đại học, góp phần hình thành ở SV thái độ nghiêm túc với nghề dạy
học, có tình cảm với nghề và tự giác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp
 Về kiến thức: Có hiểu biết cơ bản về lý luận dạy học như hiểu về các quan
điểm dạy học, các phạm trù, quy luật dạy học, các lý thuyết học tập và mơ hình
dạy học; Hiểu về đối tượng DH, mục tiêu DH, nhiệm vụ DH, động lực và logic
của quá trình DH. Hiểu và phân tích được cách thực hiện các nguyên tắc dạy
học, cách thức vận dụng các PPDH, hình thức tổ chức DH; Nhận thức rõ về vai
trò của lý luận dạy học đối với nghề làm GV, hiểu và làm tốt được nhiệm vụ của
GV trong lao động sư phạm.
 Về kỹ năng: Lựa chọn nội dung DH, vận dụng các nguyên tắc, phương
pháp và hình thức phù hợp với mục tiêu vào tổ chức hoạt động DH; Lựa chọn
hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập phù hợp với DH theo hướng phát
triển NLDH; Xử lý các tình huống nảy sinh trong DH, có những năng lực cơ

bản như năng lực làm việc nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực lập kế hoạch DH,
năng lực điều khiển quá trình DH cho HS, năng lực lãnh đạo và quản lý HS
 Về thái độ: Có tình cảm với nghề sư phạm, có tinh thần học hỏi, tích cực
vận dụng tri thức và năng lực tích lũy vào rèn luyện tay nghề; Có thói quen hoạt
động lành mạnh, có tác phong sinh hoạt mẫu mực làm gương cho HS
1.2.3. Xây dựng nhóm năng lực dạy học có thể phát triển được cho sinh viên ở
trường đại học, thông qua dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển
năng lực dạy học: Tổ chức DH theo hướng phát triển năng lực cho đa dạng đối
tượng HS phổ thơng, địi hỏi một hiện tượng DH mới là vừa DH tích hợp vừa
DH phân hóa là điều khơng tránh khỏi.Vì vậy tác giả luận án đề xuất nhóm
NLDH mà SV sư phạm cần rèn luyện trong quá trình đào tạo, để đáp ứng DH
chương trình GDPT mới trong thời gian sau năm năm tiếp theo là thiết thực,
đồng thời đề xuất một hệ thống NLDH mới, được xem như là mục tiêu cần đạt
để SV tập luyện trong học tập môn Lý luận dạy học, cụ thể sau:

6


 Năng lực thiết kế kế hoạch bài học: Kế hoạch bài học là minh chứng cho
việc giám sát thực hiện DH, có thể dựa vào đó để điều chỉnh quá trình thực hiện,
bao gồm năng lực chuẩn bị thiết kế kế hoạch bài học, năng lực thiết kế bài học.
 Năng lực điều khiển quá trình tổ chức dạy học, là năng lực tổ chức hoạt
động nhận thức, kích thích suy nghĩ tích cực cho HS, tạo hứng thú trong giờ dạy;
là năng lực thể hiện sự hiểu biết thấu đáo trong việc chọn lựa và thể hiện PPDH,
chọn hình thức vận dụng chúng phù hợp với nội dung dạy học, bao gồm:
+ Năng lực thực hiện mục tiêu dạy học (NL1), là năng lực khởi động lớp
học trước mỗi buổi DH, năng lực biểu đạt mục tiêu bài học qua hoạt động khởi
động, năng lực thể hiện những yêu cầu sư phạm về năng lực cần đạt cho HS;
Năng lực chuẩn bị đồ dùng dạy học.
+Năng lực thực hiện phương pháp dạy học (NL2), là khả năng vận dụng

thao tác vào hoạt động DH theo định hướng mục tiêu, để giải quyết các nhiệm
vụ DH bao gồm năng lực sử dụng các phương pháp và phương tiện trong dạy
học, năng lực trình diễn thao tác và giải thích
+ Năng lực tổ chức các hoạt động dạy học (NL3), đòi hỏi GV phải chuẩn
bị kỹ lưỡng nội dung dạy học, PPDH, thiết bị đảm bảo cho HS hoạt động hiệu
quả gồm: Năng lực tạo hứng thú học tập, năng lực tổ chức hoạt động hình thành
kiến thức mới, năng lực tổ chức hoạt động nhóm cho HS
+Năng lực giao tiếp, xử lý tình huống sư phạm (NL4), giao tiếp là khả
năng biểu đạt bằng ngơn ngữ nói, kết hợp với biểu đạt phi ngôn ngữ như ánh
mắt, nét mặt của GV trong quá trình tương tác DH bao gồm năng lực tạo ngữ
cảnh giao tiếp, năng lực sử dụng ngơn ngữ, năng lực xử lý tính huống phát sinh
trong lớp học
+ Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS (NL5), bao gồm:
năng lực củng cố bài học, năng lực đánh giá hoạt động trí tuệ của HS, đòi hỏi
GV phải biết thiết kế và sử dụng cơng cụ đánh giá, phân tích và xử lý kết quả
đánh giá, biết chọn phương pháp đánh giá trong kiểm sốt và điều chỉnh việc
thực hiện q trình dạy học.
1.2.4. Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn Lý luận dạy học theo
hướng phát triển NLDH của SV, dựa trên cơ sở chuẩn đầu ra, thực hiện các
phương thức: 1. Đánh giá lý thuyết lý luận dạy học, dựa theo thang đánh giá của
Bloom để thiết kế bài kiểm tra theo các mức độ nhận thức từ nhận biết, lĩnh hội,
vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Việc đánh giá tổ chức thực hiện cho
các lớp ĐC và TN qua các bài kiểm tra lý thuyết lý luận dạy học, nhằm đánh giá
mức độ thay đổi về nhận thức của SV được thực hiện ở 03 mức là nhận biết, lĩnh
hội, và vận dụng; 2. Đánh giá thực hành lý luận dạy học, đánh giá từng năng lực
theo tiêu chí phiếu đánh giá gồm đánh giá các năng lực thành phần trong năng
lực thiết kế kế hoạch bài học, đánh giá năng lực thực hiện dạy học.
1.2.5. Vận dụng một số phương pháp dạy học có ưu thế vào dạy học mơn Lý luận
dạy học theo hướng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên
7



- Vận dụng PPDH bằng tình huống đặt SV vào hoàn cảnh phải giải quyết
được những yêu cầu đặt ra trong tình huống, tạo điều kiện cho SV có thể trao đổi
ý kiến với nhau về các vấn đề trong tình huống, SV có cơ hội trình bày những
suy nghĩ của bản thân, rèn luyện trau dồi năng lực diễn đạt từ các vấn đề trong
tình huống, từ đó SV có khả năng tạo ra những tri thức mới, và phát triển năng
lực và phương pháp hoạt động mới cho bản thân.
- Vận dụng PPDH vi mô vào DH môn Lý luận dạy học nhằm trang bị năng
lực riêng biệt cho SV sư phạm, việc vận dụng có ý tưởng về mục tiêu học tập
cần đạt, có tiêu chuẩn về thành tích cần đạt, nhằm phát triển NLDH hiệu quả hơn
so với PPDH truyền thống.
- Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vừa phát huy được vai trị chủ động,
tự giác, tích cực của SV trong hoạt động nhóm, vừa rèn luyện năng lực tự giải
quyết vấn đề học tập, mạnh dạn đưa ra quyết định.
- Vận dụng PPDH trải nghiệm vào DH môn Lý luận dạy học cho SV cần dựa
vào kinh nghiệm của SV làm nền tảng tổ chức DH, tạo điều kiện để SV tham gia
trực tiếp vào q trình DH trải nghiệm, tạo mơi trường SV vận dụng kinh nghiệm,
GiV giữ vai trò định hướng và nhận phản hồi từ SV thông qua các hoạt động trải
nghiệm, để đánh giá đúng mức độ phát triển NLDH của họ.
- Vận dụng PPDH theo chủ đề là PPDH mới sử dụng cho hoạt động lớp học
với đặc trưng là những loại bài học tích hợp, GV giữ vai trò trung tâm điều khiển
các hoạt động, chú trọng nội dung học tập có tính tổng qt, liên quan đến nhiều
lĩnh vực, với tập trung vào SV, vào nội dung đã được tích hợp với những hoạt
động thực hành gắn liền với thực tiễn.
1.2.6. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức dạy học môn Lý luận dạy học
theo hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học, những yếu tố
ảnh hưởng đến DH theo hướng phát triển năng lực được xem là cơ sở để khắc
phục khi tổ chức DH môn Lý luận dạy học theo quy trình mới. Từ những nghiên
cứu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tế về DH, tác giả rút ra được nhận định về yêu

cầu cấp thiết của việc đổi mới cũng chính là cơ sở cho tổ chức tiến trình DH các
chủ đề mơn Lý luận dạy học theo hướng phát triển NLDH cho SV hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Luận án đã làm rõ khái niệm về phát triển NLDH: Phát triển NLDH là tổ
chức rèn luyện năng lực thực hiện DH theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn và
hiệu quả hơn, là tạo lập sự thích ứng giữa năng lực sư phạm của GV với những
yêu cầu cao về trình độ tri thức và NLDH mà XH đặt ra. Luận án đã xác lập được
hệ thống cấu trúc NLDH cần phát triển cho SV sư phạm bao gồm:
1. Năng lực chuẩn bị kế hoạch bài học gồm năng lực chuẩn bị trang thiết bị
dạy học, năng lực viết kế hoạch bài học, xác định mục tiêu dạy học
2. Năng lực thực hiện dạy học cụ thể là năng lực tổ chức các hoạt động trên
lớp, nhằm chuyển hóa kiến thức thành sự hiểu biết của HS, sử dụng PPDH, sử
dụng ngôn ngữ và giao tiếp, xử lý tình huống sư phạm; Năng lực đánh giá kết
8


quả học tập trong quá trình DH. Để phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường
đại học cần có mục tiêu DH theo hướng phát triển sát thực tế, có nội dung phát
triển cụ thể, quy trình thực hiện hợp lý, và phải xây dựng hệ thống tiêu chí đánh
giá kết quả phát triển NLDH trong DH môn Lý luận dạy học, luận án cũng đã
xác lập những yếu tố cần thiết đó để thực thực hiện tiến trình dạy học nêu trên.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH
VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC.
Để có cơ sở thực tiễn cho quá trình tổ chức dạy học môn Lý luận dạy học theo
hướng phát triển NLDH cho SV, tác giả luận án tiến hành khảo sát thực tế. Chương
này được trình bày 2 phần: Khái quát về khảo sát thực tế; Kết quả khảo sát thực tế
2.1. Khái quát khảo sát thực tế
 Mục đích khảo sát: Đánh giá thực trạng DH môn Lý luận dạy học tại trường
đại học, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất quy trình tổ chức DH mơn Lý luận

dạy học theo hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học
 Đối tượng và địa bàn khảo sát: Khảo sát 70 cán bộ và GiV tham gia quản lý
chuyên môn giảng dạy môn Lý luận dạy học. Khảo sát 400 SV năm 3 thuộc các
khoa sư phạm ở 03 trường đại học có đào tạo ngành sư phạm, làm địa bàn nghiên
cứu đại diện cho các trường đại học phía nam gồm Đại học sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh, Đại học Sài gịn và Đại học Đồng Nai.
 Phương pháp khảo sát: Sử dụng PP khảo sát bằng phiếu hỏi, PP phỏng vấn,
PP quan sát và PP nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục.
 Nội dung khảo sát
- Thực trạng nhận thức của GiV về dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng
phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học
- Thực trạng tổ chức dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển NLDH
cho sinh viên sư phạm ở trường đại học
- Thực trạng NLDH của SV sư phạm ở trường đại học sau khi học môn Lý
luận dạy học
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức dạy học môn Lý luận dạy học
theo hướng phát triển năng lực sư phạm ở trường đại học
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên về dạy học môn Lý luận dạy học theo
hướng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học
Qua khảo sát thực trạng nhận thức của GiV về DH theo hướng phát triển
NLDH cho kết quả sau: GiV nhận thức đầy đủ ý nghĩa về khái niệm DH theo
hướng phát triển NLDH; GiV nhận thức chưa đúng hoàn toàn về bản chất DH
theo hướng phát triển NLDH; GiVchưa nhận thức đúng đắn về vai trò của DH
9


theo hướng phát triển NLDH, và chưa vận dụng DH theo hướng phát triển năng
lực vào các môn học trong chương trình đào tạo ở trường đại học.
2.2.2. Thực trạng tổ chức dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển năng

lực dạy học cho sinh viên ở trường đại học
Qua khảo sát cho kết quả là GiV chưa xác định mục tiêu DH môn Lý luận
dạy học đúng và đầy đủ, theo hướng phát triển NLDH; GiV chưa hiểu đầy đủ ý
nghĩa của tính hiệu quả của các PPDH chiếm ưu thế hiện nay, và chưa biết cách
vận dụng PPDH vào công tác giảng dạy để đạt hiệu quả cao; GiV chưa quan tâm
đến chọn hình thức tổ chức DH hiệu quả hiện nay, chưa quan tâm đến việc thay
đổi thói quen sử dụng PPDH hiện đại trong dạy học; GiV đánh giá kết quả học
tập môn Lý luận dạy học của SV chỉ đạt được mục tiêu về kiến thức, nhưng năng
lực thực hành vận dụng kiến thức vào tình huống mới và nhiệm vụ mới cịn rất
hạn chế, chính điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tổ chức DH theo hướng phát triển
NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học
2.2.3. Thực trạng năng lực dạy học của SV sau khi học môn Lý luận dạy học
Kết quả khảo sát cho thấy SV sư phạm có khả năng tổ chức DH sau khi học
mơn Lý luận dạy học theo hướng phát triển NLDH, nhưng SV chưa có năng lực
xác định được mục tiêu đánh giá kết quả học tập của HS nhất là mục tiêu đánh
giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực người học, đây là một trong
số điểm yếu về năng lực của SV, có nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả DH môn Lý
luận dạy học theo hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học.
2.2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức dạy học môn Lý luận dạy
học theo hướng phát triển năng lực ở đại học
- Các yếu tố khách quan: qua kết quả khảo sát cho thấy do phân phối chương
trình, nên GiV chỉ lên lớp DH lý thuyết, nội dung môn học chưa phù hợp với DH
theo hướng phát triển NLDH. Phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
SV chưa thống nhất, GiV chưa hướng tới việc hướng dẫn SV vận dụng lý thuyết
vào giải quyết tình huống cụ thể.
- Các yếu tố chủ quan: Kết quả khảo sát cho thấy năng lực tiếp cận các PPDH
hiện đại của GiV còn rất hạn chế, một bộ phận lớn GiV chưa xác định tiêu chí rõ
ràng cho việc đánh giá kết quả học tập của SV, chưa tổ chức DH thực hành vận
dụng kiến thức cho SV; GiV chưa quan tâm đến việc thường xuyên vận dụng
quan điểm DH theo hướng phát triển NLDH trong giảng dạy; GiV chưa sẵn sàng

với sự thay đổi bản thân trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ và triển khai thực hiện
chiến lược dạy học theo xu hướng mới.
 Nhận định chung về khảo sát thực tế
1 Những mặt đạt được: GiV giảng dạy môn Lý luận dạy học đều nhận thức
khá rõ ràng và đầy đủ, về đặc trưng của DH theo hướng phát triển năng lực chính
là q trình tạo ra môi trường trải nghiệm cho SV, phát triển năng lực nhận thức
về lý thuyết DH, đồng thời tạo điều kiện phát triển năng lực vận dụng và thực
hành DH của SV; Xác định những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển
10


NLDH của SV; xây dựng tiến trình DH vận dụng những PPDH có ưu thế,
nhằm đạt mục tiêu phát triển nhóm NLDH cho SV
2. Những tồn tại: Trong DH mơn Lý luận dạy học vẫn còn một bộ phận GiV
chưa thật sự quan tâm đến việc vận dụng những PPDH chiếm ưu thế vào giảng
dạy. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Lý luận dạy học của SV
vẫn còn nặng nề về nội dung và điểm số, GiV thường tổ chức cho SV làm bài tự
luận hay trắc nghiệm vào kiểm tra giữa kỳ và thi cuối khóa, phương pháp đánh
giá tập trung vào phần kiến thức lý thuyết hơn cách thực hiện con đường học tập
của SV để đi đến kết quả, SV chỉ cần nhớ thuộc lòng và ghi chép lại.
Kết luận chương 2
Từ kết quả khảo sát cho thấy GiV nhận thức rất rõ về DH theo hướng phát
triển NLDH cho SV, điển hình là GiV xác định được mục tiêu DH theo hướng
phát triển NLDH, tuy nhiên một vài yếu tố quan trọng chưa được nhận thức đầy
đủ; GiV chưa thật sự quan tâm sử dụng PPDH có ưu thế, nên GiV thường sử
dụng PPDH truyền thống cho phù hợp với nội dung mơn Lý luận dạy học hiện
tại mang tính hàn lâm. Những mặt còn tồn tại của thực trạng DH ở đại học cần
khắc phục có thể liệt kê như:
- Việc xác định mục tiêu DH theo phát triển NLDH của SV cịn thiếu tính cụ
thể, chưa hướng vào chuẩn đầu ra, phương thức DH chưa xác định hệ thống

NLDH cần phát triển cho SV, chưa xác định quy trình cụ thể trong DH môn Lý
luận dạy học.
- Vận dụng các PPDH chủ yếu là thuyết trình, tổ chức DH theo hướng tiếp
cận nội dung vẫn tồn tại, nên SV nắm vững được kiến thức lý thuyết dạy học, lại
yếu về năng lực thực hành DH chính là những hạn chế về năng lực thực hiện của
người học để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Đánh giá kết quả học tập cho SV chưa có tiêu chí cụ thể dựa chuẩn đầu ra
của mơn học, đánh giá cịn mang tính phiến diện, thiếu tiêu chuẩn đánh giá từng
nội dung cần thiết để phát triển NLDH. Để khắc phục thực trạng này GiV cần
phải vận dụng, và phát huy tất cả các ưu thế của PPDH tích cực vào tổ chức DH
môn Lý luận dạy học, tổ chức DH thực hành đáp ứng những đòi hỏi đổi mới của
XH về năng lực của người lao động, đó là mục tiêu rèn luyện của SV để phục vụ
cho cơng cuộc đổi mới tồn diện giáo dục quốc gia
CHƯƠNG 3:TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN
SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn trình bày ở chương 1 và chương 2, trong
chương này tác giả luận án đề xuất quy trình tổ chức DH môn Lý luận dạy học
theo hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học
11


3.1. Nguyên tắc tổ chức dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển
năng lực dạy học
Tổ chức dạy học trong luận án chính là đề xuất cách thức, trình tự tiến hành
việc dạy học mơn Lý luận dạy học cho SVsư phạm ở trường đại học, dựa trên cơ
sở các nguyên tắc như đảm bảo tính mục tiêu; đảm bảo phát huy tính tích cực ở
SV; đảm bảo tính thực tiễn; đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả.
3.2. Quy trình tổ chức dạy học mơn Lý luận dạy học theo hướng phát triển
năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm

- Tích hợp nội dung môn Lý luận dạy học hiện hành bao gồm các nội dung
được sắp xếp thành từng chủ đề dạy học.
- Xây dựng quy trình dạy học các chủ đề mơn Lý luận dạy học theo hướng
phát triển NLDH, gồm 5 bước thể hiện qua sơ đồ sau:

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Bước 5

Tổ chức

Phân tích

Bước 1

Xây dựng

Thiết kế

Xây

bảng câu

tiến trình

thực


và rút ra

dựng

hỏi và bài

dạy học

hiện dạy

bài học

tập vận

các chủ

học các

dụng

đề

chủ đề

kinh
nghiệm

chủ đề
dạy học


Sơ đồ 3.1. Quy trình dạy học các chủ đề
3.2.1. Bước 1- Xây dựng các chủ đề dạy học là việc tập hợp các đơn vị kiến thức
có mối liên hệ về lý luận và thực tiễn, từ đó sắp xếp lại nội dung dạy học thành
các chủ đề.
Bảng 3.1. Phân tích nội dung mơn Lý luận dạy học thành các chủ đề
ND môn
Yêu cầu cần đạt
NL ứng
LLDH
dụng
Kiến thức
Năng lực của SV
Chương 1
Quá trình
dạy học

- Hiểu bản chất cơ bản
các thành tố của
QTDH.
- Hiểu những nhu cầu
về động cơ học tập,
động lực và logic của
QTDH.
- Hiểu nhiệm vụ cần
thực hiện trong QTDH
để đạt MT, kết quả DH.

- Tổ chức cho HS hoạt
động nhóm.

-Tổ chức các HĐ tương
tác trong QTDH gồm
gián tiếp, trực tiếp
- Tổ chức hoạt động lên
lớp với các loại bài học:
hình thành kiến thức
mới, luyện tập, ơn tập,
DH hình thành KNKX
12

1. NL tổ chức
các hoạt động
học tập và
hoạt
động
DH trên lớp
theo mơ hình
lớp học vi mơ


Có khả năng tổ chức
hoạt động dạy và học
Chương 2 - Hiểu được hệ thống -Thực hiện DH theo NL vận dụng,
Nguyên
các nguyên tắc dạy học yêu cầu của nguyên tắc NL GQVĐ,
tắc
dạy - Hiểu nội dung và yêu -Vận dụng đúng NT đảm bảo đặc
học
cầu của từng nguyên vào QTDH trên lớp học trưng
NT

tắc, cách thực hiện giả định cũng như ở trong DH
trong QTDH
DHPT
Chương 3 - Hiểu được các thành - Có thể XD và phát NL thiết kế
Nội dung phần cơ bản của triển CT; Chuẩn bị thiết kế hoạch bài
dạy học
NDDH, biết cấu trúc kế kế hoạch bài học
học, tổ chức
chương trình mơn học -Biết thực hiện kế thực hiện ở
- Hiểu kế hoạch DH, hoạch DH, lựa chọn lớp, và tổ
Chương trình DH, NDDH phù hợp với chức
các
SGK và giáo án DH
MTDH
HĐDH
Chương 4 - Hiểu khái niệm từng - Biết lựa chọn, sử dụng NL vận dụng
Phương
PP trong hệ thống PPDH cho từng HĐDH PPDH vào
pháp dạy PPDH
- Biết lựa chọn và sử các loại bài
học
và - Biết sử dụng khi nào dụng PTDH cụ thể từng phù hợp với
Phương
và biết phối hợp với bài phù hợp với MT và hình thức tổ
tiện dạy các PTDH phù hợp
NDDH
chức QTDH
học
- Hiểu các mối quan hệ - Biết phối hợp các
giữa PPDH với các PPDH có ưu thế

thành tố khác trong
QTDH
Chương 5 - Biết các mơ hình tổ - Vận dụng PP, HT DH NL vận dụng
Hình thức chức DH hiện đại
vào mơn học cụ thể
các hình thức
tổ chức - Biết phối hợp hệ - Tổ chức lớp học theo tổ chức DH
dạy học
thống các mơ hình tổ hướng tích cực hóa HS, vào
tình
chức DH theo hướng đảm bảo lớp học an huống phù
phát triển năng lực HS tồn và hiệu quả
hợp
Dựa vào bảng phân tích nội dung và một số năng lực có thể vận dụng từ các
đơn vị kiến thức, môn Lý luận dạy học có thể tích hợp thành 2 chủ đề chính, gồm
chủ đề 1 “Tổ chức quá trình dạy học”, chủ đề 2 “Nguyên tắc dạy học”
3.2.2. Bước 2- Xây dựng bảng câu hỏi và bài tập vận dụng vào chủ đề: Trên cơ
sở mục tiêu chung của chủ đề cụ thể hóa mục tiêu cho từng nội dung theo cấp độ
nhận thức, bài tập xây dựng phục vụ cho việc vận dụng thực hành trong dạy học
theo quy trình mới đề xuất
3.2.3. Bước 3- Thiết kế tiến trình dạy học các chủ đề: Việc tổ chức các hoạt động
thực hiện nhiệm vụ học tập cho SV, thông qua vận dụng một số PPDH có ưu thế
nhằm đạt hiệu quả DH tích cực gồm: Xác định mục tiêu của chủ đề dạy học; Tổ
13


chức các hoạt động trên cơ sở lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức DH thích
hợp; Tổ chức các hoạt động dạy học theo tiến trình DH các chủ đề; Củng cố và
đánh giá kết quả học tập của SV
3.2.4. Bước 4- Tổ chức thực hiện dạy học, bao gồm giao nhiệm vụ học tập cho

SV; tổ chức hoạt động thực hiện nhiệm vụ học tập; Đánh giá kết quả thực hiện.
3.2.5. Bước 5- Phân tích và rút kinh nghiệm: Phân tích việc thực hiện dạy học,
và đánh giá kết quả học tập của SV.
3.3. Thực hiện tiến trình dạy học các chủ đề: Tiến trình DH các chủ đề môn Lý
luận dạy học theo hướng phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học,
vận dụng một số PPDH có ưu thế nhằm mang lại hiệu quả tích cực cho dạy học
ở trường đại học, gồm các bước sau đây: Bước 1- Xác định mục tiêu của chủ đề
dạy học; Bước 2- Tổ chức các hoạt động trên cơ sở lựa chọn PPDH và hình thức
tổ chức dạy học thích hợp; Bước 3- Củng cố và đánh giá kết quả học tập của SV
sư phạm. Tiến trình thể hiện qua sơ đồ sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của chủ đề dạy học

Bước 2: Tổ chức các hoạt động trên cơ sở lựa
chon PPDH và hình thức tổ chức DH thích hợp

Hoạt động
khởi động

Hình thành KT
& NLDH mới

Luyện tập
NLDH

Hoạt động
vận dụng

Hoạt động
mở rộng


Bước 3: Củng cố và đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Sơ đồ 3.2 Tiến trình thực hiện dạy học theo chủ đề

 Bước 1- Xác định mục tiêu chủ đề dạy học: Từ nội dung mới được tích hợp

sẽ xác định NLDH cần phát triển cho SV trong từng chủ đề dạy học.
 Bước 2- Tổ chức các hoạt động dạy học, lựa chọn PPDH và hình thức tổ
chức dạy học thích hợp, tiến trình thực hiện gồm tổ chức 5 dạng hoạt động trong
tiến trình DH, nhằm giúp SV vừa lĩnh hội kiến thức và năng lực mới, vừa thực
tập cách tổ chức dạy học, SV có thể tận dụng kinh nghiệm tích lũy được vào q
trình DH của người GV tương lai.
 Hoạt động khởi động là hoạt động sẽ kích thích ở SV sự hứng thú, óc tị
mị, tạo tâm thế sẵn sàng vào đầu tiết học. Các hình thức phổ biến tổ chức hoạt
14


động này như: khởi động bằng tổ chức trò chơi; khởi động bằng hình thức thư
giãn, giải trí; khởi động bằng tạo tình huống học tập
 Hoạt động hình thành kiến thức mới,năng lực dạy học mới cho SV: SV
hoạt động cùng nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập, lĩnh hội tri thức và các năng
lực mới; Rèn luyện cách học tập kiến tạo kiến thức mới, cách tổ chức q trình
DH; Hướng dẫn sử dụng PPDH có ưu thế để chuyển hóa nội dung DH hiệu quả
nhất như cách thực hành từng thao tác với các bài tập vận dụng,vừa hình thành
năng lực mới cho SV, vừa quan sát, điều khiển vận dụng các năng lực sẵn có như
năng lực giao tiếp, năng lực dùng ngơn ngữ nói, ngơn ngữ hình thể, năng lực
quản lý cảm xúc, năng lực xử lý tình huống của SV vào quá trình dạy học.
 Hoạt động luyện tập năng lực dạy học cho SV: Vận dụng những kiến thức
vừa tiếp thu vào giải quyết những nhiệm vụ học tập cụ thể; khắc sâu kiến thức
đã học qua thực hành và vận dụng hiểu biết đã gạt hái vào thực tiễn và biến thành

năng lực thực hiện; Tổ chức hoạt động dạy học thực hành, vận dụng ngân hàng
bài tập ứng dụng vào rèn luyện trau dồi năng lực làm việc hợp tác, năng lực giao
tiếp, ứng xử sư phạm trong thực hành dạy học cụ thể:
 Giao nhiệm vụ học tập cho SV: 1. Xác định nhiệm vụ học tập cụ thể, và
mức độ cần đạt qua các tiêu chí đã xây dựng; 2. Giao tài liệu cần đọc đến SV,
yêu cầu thực hiện; 3. Chuẩn bị những việc cần thiết cho bước tiếp theo
 SV thực hiện nhiệm vụ được giao:1. Tự tổ chức nhóm, phân chia nhiệm
vụ giải quyết vấn đề được giao trong khuôn khổ năng lực từng cá nhân; 2.Tự
phân công thành viên thực hiện nhiệm vụ, thành viên còn lại quan sát và đánh
giá bằng phiếu theo từng tiêu chí cụ thể, ghi lại clip hoạt động của nhóm và hỗ
trợ những cơng việc khác; 3. SV nhóm thực hiện sẽ vận dụng kiến thức, xây
dựng kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ được giao; 4. SV chuẩn bị và thực hiện kế
hoạch bài học bằng cách tạo lập lớp học giả định, thể hiện năng lực vận dụng
kiến thức vào thực hiện dạy học theo lớp học mini với HS giả định.
 Phản hồi ý kiến:1. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tập giảng theo yêu cầu,
SV được nghe ý kiến đóng góp từ GiV và thành viên trong nhóm, xem lại hình
ảnh của mình qua clip được ghi lại, tự điều chỉnh kế hoạch bài giảng, thực hiện
lại theo góp ý, thậm chí thực hiện nhiều lần cho đến khi được đánh giá là đạt yêu
cầu; SV nhóm quan sát tiếp tục hỗ trợ SV thực hiện như lần đầu tiên.
 Đánh giá kết quả thực hiện:1. SV tự đánh giá những gì đạt được và chưa
đạt;2. GiV đánh giá kết quả đạt được của SV thông qua lần thực hành đạt kết quả
cao nhất, và đánh giá qua một số sản phẩm hoạt động trí tuệ của SV
 Hoạt động vận dụng kiến thức: tạo điều kiện SV vận dụng toàn bộ kiến
thức, kỹ năng, những thể nghiệm giá trị đã học được vào thực tiễn nghề nghiệp,
tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân qua trải nghiệm các hoạt động dạy học ở lớp,
SV có thể tổ chức hoạt động vận dụng được thực hiện ngay trong lớp học, ngồi
lớp học GiV có thể hỗ trợ khi cần thiết
15



 Hoạt động mở rộng: giúp SV có thói quen nghiên cứu sâu với những lĩnh
vực liên quan gần với mơn học; giúp SV hiểu rằng ngồi kiến thức đã học trong
nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi và khám phá; định hướng
cho SV liên hệ thực tế để hoạt động có trọng tâm vào phát triển NLDH, có giám
sát, đánh giá qua kết quả báo cáo.
 Bước 3- Củng cố hoạt động dạy học và đánh giá kết quả học tập của SV:
khái quát hóa các vấn đề trong nội dung học tập của SV, thực hiện đánh giá khả
năng SV vận dụng sáng tạo kiến thức lý luận dạy học đã học vào những tình
huống ứng dụng khác nhau; Đánh giá mức độ đạt về NLDH của SV khi giải
quyết vấn đề học tập trong tình huống mang tính thực tiễn nhất định; đo lường
mức độ tiến bộ của SV sau quá trình được tác động so với chính họ.
Kết luận chương 3
Để dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng phát triển NLDH cho SV sư
phạm ở trường đại học đạt hiệu quả cần thiết phải thực hiện một số việc sau:
1. Thiết kế lại nội dung môn Lý luận dạy học thành 2 chủ đề theo hướng tích
hợp đơn mơn gồm: Chủ đề 1 “tổ chức quá trình dạy học”; Chủ đề 2 “nguyên tắc
dạy học”
2. Thiết kế quy trình tổ chức dạy học gồm 5 bước: Bước 1. Xây dựng chủ đề
dạy học; Bước 2. Xây dựng bảng câu hỏi và bài tập vận dụng; Bước 3. Thiết kế
tiến trình dạy học các chủ đề; Bước 4. Tổ chức thực hiện dạy học các chủ đề;
Bước 5. Phân tích q trình thức hiện và rút kinh nghiệm. Trong đó tiến trình
dạy học được thực hiện thơng qua cách tổ chức một số hoạt động như hoạt động
khởi động, hoạt động hình thành kiến thức và năng lực mới cho SV, hoạt động
luyện tập, hoạt động vận dụng và hoạt động mở rộng kiến thức.
3. Những minh họa nêu ra trong quá trình vận dụng tiến trình dạy học các chủ
đề, là tài liệu tham khảo cho GiV trong dạy học môn Lý luận dạy học theo hướng
phát triển NLDH cho SV sư phạm ở trường đại học. Để đánh giá kết quả kết quả
học tập của SV theo hướng phát triển NLDH cần có sự thay đổi về phương thức
đánh giá trước tiên là xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá về dạy học lý
thuyết và đánh giá về dạy học thực hành. Thứ hai, thiết kế công cụ đánh giá như

các phiếu đánh giá cụ thể theo mức độ đạt được của từng năng lực thực hành của
SV sư phạm
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Để kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu quả của quy trình tổ chức dạy học các
chủ đề của môn Lý luận dạy học theo hướng phát NLDH cho SV sư phạm ở
trường đại học, tác giả luận án đã tổ chức thực nghiệm sư phạm với 2 vòng, và
kiểm định kết quả thực nghiệm dạy học
4.1. Khái quát về thực nghiệm sư phạm
16


 Mục đích thực nghiệm: Mục đích thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính

hiệu quả, tính khả thi của tiến trình dạy học các chủ đề mơn Lý luận dạy học theo
hướng phát triển năng lực dạy học cho SV sư phạm ở trường đại học.
 Giả thuyết thực nghiệm: Nếu dạy học môn Lý luận dạy học theo tiến trình đã
được đề xuất đạt hiệu quả, thì sẽ hình thành và phát triển được NLDH cho SV sư
phạm ở trường đại học.
 Đối tượng và địa điểm thực nghiệm
- Địa điểm thực nghiệm: Thực nghiệm tại Trường Đại học Đồng Nai
- Đối tượng thực nghiệm: Chọn 2 lớp thực nghiệm có ký hiệu là DH07A
(TN1), DH08A (TN2) và 2 lớp đối chứng ký hiệu DH07C (ĐC1), DH08B (ĐC2).
SV của các lớp này có trình độ học tập tương đương nhau, là SV hệ đại học từ
các khoa sư phạm Khoa học Tự nhiên, sư phạm Khoa học Xã hội, Ngoại ngữ,
Hóa, Lý, Ngữ văn, Lịch sử và sư phạm Tiểu học thuộc các khóa 7 và khóa 8 của
trường Đại học Đồng Nai
 Tiến trình thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm 2 vịng tác động có kiểm
chứng, so sánh các kết quả thực nghiệm nhằm khẳng định tính khả thi của quy
trình dạy học mới, đánh giá kết quả thực nghiệm dạy học thực hành NLDH cho
SV sư phạm ở trường đại học, rút kinh nghiệm sau thực nghiệm.

 Thực hiện thực nghiệm sư phạm
- Đối với lớp đối chứng: Dạy học môn Lý luận dạy học theo phân bổ chương
trình theo phương pháp truyền thống.
- Đối với lớp thực nghiệm: Dạy học môn Lý luận dạy học theo các chủ đề với
tiến trình dạy học đã đề xuất.
 Đánh giá kết quả đầu ra: bằng kiểm định T- test kết quả dạy học lý thuyết;
kết quả dạy học thực hành từng năng lực thành phần trong nhóm năng lực dạy
học cần phát triển cho SV sư phạm ở trường đại học
4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm
4.2.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1
4.2.1.1. Kết quả khảo sát đầu vào trước thực nghiệm
Bảng 4.1. Kiểm định T-test kết quả đánh giá đầu vào
N
TN1 (35)
ĐC1 (34)

Mean
6.34
6.26

Std.
Deviation
1.57
1.56

Variance
2.47
2.44

Levene’s Test for

Equality of Variance
F= 0.36
Sig. = 0.850

Sig.(2 tailed)
0.837

Kiểm định T-test lớp TN1 có phương sai bằng 2.47, lớp ĐC1 bằng 2.44; có
SigEqual variances assumed = 0.850 > 0.05, nên có phương sai tương tự nhau; Điểm trung
bình lớp TN1 bằng 6.34 và lớp ĐC1 bằng 6.26, có Sig2-tails Equal variances not assumed =
0.837 > 0.05, khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α = 5%, về giá trị trung
bình kết quả khảo sát đầu vào lớp TN1, ĐC1 là đáng tin cậy.
4.2.1.2. Kết quả thực nghiệm dạy học lý thuyết lý luận dạy học cho sinh viên sư phạm
ở trường đại học
17


Bảng 4.2. Kiểm định T-test kết quả thực nghiệm dạy học lý thuyết
N

Mean

TN1 (35)
ĐC1 (34)

7.17
6.0

Std.
Deviation

1.15
1.45

Variance
1.32
1.21

Levene’s Test for
Equality of Variance
F = 0.103
Sig. = 0.749

Sig.(2 tailed)
0.000

Kiểm định T-test lớp TN1có phương sai bằng 1.32, lớp ĐC1bằng 1.45, có
SigEqual variances assumed = 0.749 > 0.05, cho thấy 2 lớp TN1và ĐC1 có phương sai
tương đương nhau. Điểm trung bình lớp TN1 bằng 7.17 và lớp ĐC1 bằng 6.0, có
Sig2-tails Equal variances not assumed = 0.000 < 0.05 có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α =
5%, kết quả thực nghiệm dạy học lý thuyết của lớp TN1 và ĐC1 đáng tin cậy
4.2.1.3. Kết quả thực nghiệm thực hành thiết kế kế hoạch bài học cho sinh viên
sư phạm ở trường đại học
Bảng 4.3. Kiểm định T-test kết quả TN thực hành thiết kế kế hoạch bài học
N

Mean

TN1 (35)
ĐC1 (34)


6.77
5.44

Std.
Deviation
1.26
1.37

Variance
1.59
1.89

Levene’s Test for
Equality of Variance
F = 0.263
Sig. = 0.610

Sig.(2 tailed)
0.000

Kiểm định T-test lớp TN1 có phương sai bằng 1.59, lớp ĐC1 bằng 1.89, có
SigEqual variances assumed = 0.610 > 0.05, nên phương sai TN1 và ĐC1 là tương đương
nhau. Điểm trung bình lớp TN1 bằng 6.77, lớp ĐC1 bằng 5.44, Sig2-tails Equal variances
not assumed = 0.000 < 0.05, có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α= 5%, kết quả thiết kế
kế hoạch bài học của lớp TN1và ĐC1 là đáng tin cậy, cho thấy lớp TN1 thực
hiện tốt hơn ĐC1.
4.2.1.4. Kết quả thực nghiệm dạy học thực hành Lý luận dạy học cho sinh viên sư
phạm ở trường đại học
 Kết quả TN dạy học thực hành năng lực thực hiện mục tiêu dạy học (NL1):
Bảng 4.4 Kiểm định T-test kết quả thực nghiệm dạy học thực hành NL1

N

Mean

TN1 (35)
ĐC1 (34)

3.21
2.57

Std.
Deviation
0.52
0.42

Variance
0.27
0.18

Levene’s Test for
Equality of Variance
F = 0.725
Sig. = 0.397

Sig.(2 tailed)
0.000

Kiểm định T-test lớpTN1có phương sai bằng 0.27, lớp ĐC1 bằng 0.18, có
SigEqual variances assumed = 0.397 > 0.05, do đó lớp TN1 và ĐC1 có phương sai tương
đương nhau. Điểm trung bình lớp TN1 bằng 3.21, ĐC1 bằng 2.57, Sig2-tails Equal

variances not assumed = 0.000 < 0.05 có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α = 5%, kết quả
thực nghiệm dạy học thực hành năng lực thực hiện mục tiêu dạy học của TN1và
ĐC1 là đáng tin cậy.
 Kết quả TN dạy học thực hành năng lực thực hiện phương pháp (NL2)
Bảng 4.5 Kiểm định T-Test kết quả TN dạy học thực hành NL2
N

Mean

Std.
Deviation

Variance

18

Levene’s Test for
Equality of Variance

Sig.(2 tailed)


TN1 (35)
ĐC1 (34)

3.64
3.16

0.36
0.47


0.13
0.23

F = 4.811
Sig. = 0.032

0.000

Kiểm định T-test lớp TN1có phương sai bằng 0.13, ĐC1 bằng 0.23, có SigEqual
variances assumed = 0.032 > 0.05, nên TN1và ĐC1 có phương sai là tương đương nhau.
Điểm trung bình lớp TN1 bằng 3.64, lớp ĐC1 bằng 3.16, có Sig2-tails Equal variances not
assumed = 0.000 < 0.05 có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α= 5%, về giá trị trung
bình kết quả thực nghiệm dạy học thực hành năng lực thực hiện phương pháp
của TN1và ĐC1 là đáng tin cậy.
 Kết quả TN dạy học thực hành năng lực tổ chức các hoạt động dạy học (NL3)
Bảng 4.6. Kiểm định T-Test kết quả thực nghiệm dạy học thực hành NL3
N

Mean

TN1 (35)
ĐC1 (34)

3.8
3.14

Std.
Deviation
0.51

0.23

Levene’s Test for
Equality of Variance
F = 4.778
Sig. = 0.000

Variance
0.26
0.05

Sig.(2 tailed)
0.000

Kiểm định T-test lớp TN có phương sai bằng 0.26, ĐC1 bằng 0.05, có SigEqual
= 0.000 < 0.05, do đó TN1 và ĐC1 có phương sai khác nhau. Điểm
trung bình lớp TN1 bằng 3.8, lớp ĐC1 bằng 3.14, có Sig2-tails Equal variances not assumed
= 0.000 < 0.05 có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α= 5%, kết quả thực nghiệm dạy
học thực hành năng lực tổ chức các hoạt động dạy học của lớp TN1và ĐC1 đáng
tin cậy.
 Kết quả TN dạy học thực hành NL giao tiếp, xử lý tình huống sư phạm (NL4):
Bảng 4.7. Kiểm định T-Test kết quả TN dạy học thực hành NL4
variances assumed

N

Mean

TN1 (35)
ĐC1 (34)


3.56
3.21

Std.
Deviation
0.70
0.71

Variance
0.49
0.51

Levene’s Test for
Equality of Variance
F = 0.344
Sig. = 0.559

Sig.(2 tailed)
0.046

Kiểm định T-test lớp TN1có phương sai bằng 0.49, lớp ĐC1 bằng 0.51, có
SigEqual variances assumed = 0.559 > 0.05, nên lớp TN1 và ĐC1 có phương sai tương
đương nhau; Điểm trung bình lớp TN1 bằng 3.56, lớp ĐC1 bằng 3.21. Có Sig2tails Equal variances not assumed = 0.046 < 0.05 có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α= 5%,
kết quả thực nghiệm dạy học thực hành năng lực giao tiếp, xử lý tình huống sư
phạm của TN1và ĐC1 là đáng tin cậy.
 Kết quả thực nghiệm dạy học thực hành năng lực đánh giá kết quả học tập
của HS ở SV (NL5):
Bảng 4.8. Kiểm định T-Test kết quả TN dạy học thực hành NL5
N

TN1 (35)
ĐC1 (34)

Mean
3.27
2.71

Std.
Deviation
0.66
0.61

Variance
0.61
0.37

Levene’s Test for
Equality of Variance
F = 0.855
Sig. = 0.358

Sig.(2 tailed)
0.001

Kiểm định T-test lớp TN1 có phương sai bằng 0.44, lớp ĐC1 bằng 0.37, có
SigEqual variances assumed = 0.358 > 0.05, do đó lớp TN1và ĐC1 phương sai tương
19


đương nhau. Điểm trung bình lớp TN1 bằng 3.27, ĐC1 bằng 2.71. Sig2-tails Equal

variances not assumed = 0.001 < 0.05 có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α = 5%, kết quả
thực nghiệm dạy học thực hành năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh
ở sinh viên của TN1và ĐC1 là đáng tin cậy.
4.2.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 2
4.2.2.1. Kết quả khảo sát đầu vào trước thực nghiệm
Bảng 4.9. Kiểm định T-Test kết quả khảo sát đầu vào
N
TN2 (36)
ĐC2 (34)

Mean
6.39
5.94

Std.
Deviation
1.36
1.55

Variance
1.84
2.41

Levene’s Test for
Equality of Variance
F = 0.543
Sig. = 0.464

Sig.(2 tailed)
0.202


Kiểm định T-test lớp TN2 có phương sai bằng 1.84, lớp ĐC2 bằng 2.41, có
SigEqual variances assumed = 0.464 > 0.05, nên phương sai lớp TN2 và ĐC2 tương đối
giống nhau. Điểm trung bình lớp TN2 bằng 6.39, lớp ĐC2 bằng 5.94, Sig2-tails
Equal variances not assumed = 0.201 > 0.05, khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α=
5%, kết quả khảo sát đầu vào của lớp TN2 và ĐC2 đáng tin cậy, đủ điều kiện tổ
chức thực nghiệm
4.2.2.2. Kết quả thực nghiệm dạy học lý thuyết
Bảng 4.10. Kiểm định T-test kết quả thực nghiệm dạy học lý thuyết
N

Mean

TN2 (36)
ĐC2 (34)

6.92
6.03

Std.
Deviation
1.20
1.27

Variance
1.45
1.62

Levene’s Test for
Equality of Variance

F = 0.048
Sig. = 0.827

Sig.(2 tailed)
0.004

Kiểm định T-test lớp TN2 có phương sai bằng 1.45, phương sai của lớp
ĐC2 bằng 1.62,có Sig Equal variances assumed= 0.827 > 0.05, do đó lớp TN2 và ĐC2
có phương sai tương đương nhau. Điểm trung bình lớp TN2 bằng 6.92, ĐC2
bằng 6.03. Sig2-tails Equal variances not assumed = 0.004 < 0.05 có sự khác biệt ý nghĩa
thống kê α= 5%, kết quả thực nghiệm dạy học lý thuyết lớp TN2, ĐC2 là đáng
tin cậy.
4.2.2.3. Kết quả thực nghiệm thực hành thiết kế kế hoạch bài học
Bảng 4.11. Kiểm định T-test kết quả TN thực hành thiết kế kế hoạch bài học
N

Mean

TN2 (36)
ĐC2 (34)

6.94
5.71

Std.
Deviation
1.26
1.15

Variance

1.60
1.33

Levene’s Test for
Equality of Variance
F = 0.218
Sig. = 0.642

Sig.(2 tailed)
0.000

Kiểm định T-test lớp TN2 có phương sai bằng 1.60, lớp ĐC2 có phương sai
bằng 1.33, Sig Equal variances assumed = 0.642 >0.05, nên TN2, ĐC2 phương sai tương
đồng nhau. Điểm trung bình lớp TN2 bằng 6.94, lớp ĐC2 bằng 5.71, Sig 2-tails
Equal variances not assumed = 0.000 < 0.05, có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α =5%, kết
quả thực nghiệm thực hành thiết kế kế hoạch bài học của lớp TN2- ĐC2 là
đáng tin cậy.
20


4.2.2.4. Kết quả thực nghiệm dạy học thực hành
 Kết quả TN dạy học thực hành năng lực thực hiện mục tiêu dạy học (NL1):
Bảng 4.12. Kiểm định T-test kết quả thực nghiệm dạy học thực hành NL1
N

Mean

TN2 (36)
ĐC2 (34)


3.92
2.72

Std.
Deviation
0.58
0.54

Variance
0.34
0.29

Levene’s Test for
Equality of Variance
F = 0.718
Sig. = 0.400

Sig.(2 tailed)
0.000

Kiểm định T-test lớp TN2 có phương sai bằng 0.34, lớp ĐC2 bằng 0.29, có
SigEqual variances assumed = 0.400 >0.05, nên TN2-ĐC2 có phương sai tương đương
nhau. Điểm trung bình lớp TN2 bằng 3.92, lớp ĐC2 bằng 2.72, Sig2-tails Equal
variances not assumed = 0.000 < 0.05 có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α = 5%, kết quả
thực nghiệm dạy học thực hành năng lực thực hiện mục tiêu dạy học của lớp
TN2 và ĐC2 là đáng tin cậy.
 Kết quả TN dạy học thực hành năng lực thực hiện phương pháp (NL2)
Bảng 4.13. Kiểm định T-Test kết quả thực nghiệm dạy học thực hành NL2
N


Mean

TN2 (36)
ĐC2 (34)

3.86
2.96

Std.
Deviation
0.49
0.46

Variance
0.24
0.21

Levene’s Test for
Equality of Variance
F = 0.329
Sig. = 0.568

Sig.(2 tailed)
0.000

Kiểm định T- test lớp TN2 có phương sai bằng 0.24 lớn hơn lớp ĐC2 bằng
0.21, có SigEqual variances assumed = 0.568 > 0.05, nên TN2 và ĐC2 có phương sai
giống nhau. Điểm trung bình lớp TN2 bằng 3.86, lớp ĐC2 bằng 2.96, Sig2-tails
Equal variances not assumed = 0.000 < 0.05 có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α = 5%, về
kết quả thực nghiệm dạy học thực hành năng lực thực hiện phương pháp dạy

học của lớp TN2 và ĐC2 là đáng tin cậy.
 Kết quả TN dạy học thực hành năng lực tổ chức các hoạt động dạy học (NL3)
Bảng 4.14. Kiểm định T-Test kết quả thực nghiệm dạy học thực hành NL3
N

Mean

TN2 (36)
ĐC2 (34)

3.88
3.19

Std.
Deviation
0.41
0.34

Variance
0.17
0.12

Levene’s Test for
Equality of Variance
F = 1.336
Sig. = 0.252

Sig.(2 tailed)
0.000


Kiểm định T-test lớp TN2 có phương sai bằng 0.17, lớp ĐC2 bằng 0.12,
SigEqual variances assumed = 0.252 > 0.05, nên 2 lớp TN2 và ĐC2 có phương sai giống
nhau. Điểm trung bình lớp TN2 bằng 3.88, lớp ĐC2 bằng3.19, Sig2-tails Equal
variances not assumed = 0.000 < 0.05, có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α = 5%, kết quả
thực nghiệm dạy học thực hành năng lực tổ chức các hoạt động dạy học của
lớp TN2 và ĐC2 đáng tin cậy.
 Kết quả TN dạy học thực hành NL giao tiếp, xử lý tình huống sư phạm (NL4)
Bảng 4.15. Kiểm định T-Test kết quả thực nghiệm dạy học thực hành NL4
N

Mean

Std.
Deviation

Variance

21

Levene’s Test for
Equality of Variance

Sig.(2 tailed)


TN2 (36)
ĐC2 (34)

4.39
3.56


0.49
0.68

0.24
0.46

F = 0.278
Sig. = 0.599

0.000

Kiểm định T-test lớp TN2 có phương sai bằng 0.24, lớp ĐC2 bằng 0.46,có
Sig Equal variances assumed = 0.599 >0.05, nên TN2 và ĐC2 có phương sai giống
nhau. Điểm trung bình lớp TN2 bằng 4.39, ĐC2 bằng 3.56, Sig 2-tails Equal variances
not assumed = 0.000 < 0.05 có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α = 5%, kết quả thực
nghiệm dạy học thực hành năng lực giao tiếp, xử lý tình huống sư phạm của 2
lớpTN2 và ĐC2 là đáng tin cậy.
Kết quả thực nghiệm dạy học thực hành năng lực đánh giá kết quả học tập
của HS ở SV (NL5)
Bảng 4.16. Kiểm định T-Test kết quả thực nghiệm dạy học thực hành NL5
N
TN2 (36)
ĐC2 (34)

Mean
3.81
2.91

Std.

Deviation
0.67
0.78

Variance
0.45
0.61

Levene’s Test for
Equality of Variance
F = 0.782
Sig. = 0.380

Sig.(2
tailed)
0.000

Kiểm định T-test lớp TN2 có phương sai bằng 0.45, lớp ĐC2 bằng 0.61, có
Sig Equal variances assumed = 0.380 > 0.05, nên có phương sai giống nhau. Điểm trung
bình lớp TN2 bằng 3.8, lớp ĐC2 bằng 2.91. Sig 2-tails Equal variances not assumed = 0.000
< 0.05, có sự khác biệt ý nghĩa thống kê α = 5%, kết quả thực nghiệm dạy học
thực hành năng lực đánh giá kết quả học tập của HS ở SV của lớp TN2 và ĐC2
là đáng tin cậy.
4.3. Đánh giá thực nghiệm về định tính
Để khẳng định tính khách quan cho quy trình dạy học mới thiết kế, tác giả
đã sử dụng các phương pháp đánh giá sau:
- Đánh giá qua quan sát: Đánh giá thái độ tích cực học tập của SV các lớp
TN luôn tự giác tham gia nghiên cứu bài học, tích cực quan sát hoạt động của
GiV và bạn cùng nhóm, tự điều chỉnh hoạt động của bản thân, tích giác tổ chức
triển khai hoạt động giải quyết những vấn đề học tập. Ngược lại lớp ĐC với biểu

hiện trên kém hơn, thực hiện nhiệm vụ học tập một cách thụ động, thiếu tự tin
trong giao tiếp, thiếu tự nguyện hoạt động, khơng có nhiều cơ hội để SV thể hiện;
- Đánh giá tinh thần thực hiện nhiệm vụ học tập lớp TN chủ động tìm hiểu
thơng tin từ nhiều kênh khác nhau, có trách nhiệm, tự giác lên kế hoạch giải
quyết nhiệm vụ theo đúng yêu cầu, tự giác tham gia chuẩn bị thiết kế bài học,
thực hành tập giảng trên lớp học giã định. Các lớp ĐC thụ động vì quen với cách
tiếp nhận thơng tin một chiều, ít hoạt động nhóm, khó biểu lộ cảm xúc.
- Đánh giá khơng khí lớp học ở lớp TN ln sôi động, SV vừa học vừa sinh
hoạt cởi mở trong chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm có được, ở lớp ĐC thì trầm
lặng, sinh hoạt khá rời rạc, khơng tương tác với chủ thể khác, thực hiện nhiệm
vụ học tập một cách độc lập cứng chắn.
- Về phiếu hỏi ý kiến: Sau khi tổ chức dự giờ và đánh giá các nội dung đã xác
định vận dụng cho thực nghiệm, tác giả luận án tiến hành họp tổ chuyên môn
22


×