Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN NGỮ VĂN KINH NGHIỆM DẠY ONLINE MÙA COVID

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.46 KB, 26 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS

KINH NGHIỆM DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
CHO HỌC SINH THCS QUA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC:

Cấp học: THCS
Lĩnh vực: Chuyên môn
Môn: Ngữ văn

Người thực hiện:
Chức vụ: TỔ TRƯỞNG TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

, ngày tháng năm 20


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn/ thực hiện sáng kiến
Từ thực tế trước tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng nguy hiểm và phức
tạp việc cho học sinh nghỉ học là việc cấp thiết. Ngày 12/3/2020, Bộ GD&ĐT
ban hành Công văn số 793/BGDĐT-GDTrH về việc tăng cường dạy học qua
Internet, trên truyền hình trong thời gian học trị nghỉ đến trường để phòng,
chống Covid-19. Tuy nhiên, thực trạng triển khai ở các địa phương, trường học
rất khác nhau. Với mục đích để các em học sinh khơng bị gián đoạn kiến thức,
các thầy cô tiếp tục nhiệt huyết với nghề và các bậc phụ huynh yên tâm về con
cái, dạy học trực tuyến trong những ngày nghỉ học được coi là giải pháp tối ưu
khi đối phó với bệnh dịch. Đây là điều trăn trở không chỉ riêng tôi mà cịn nhiều
các thầy cơ giáo tâm huyết, u nghề khác. Là một giáo viên dạy văn, vì những
lý do đó đã thúc đẩy tơi chọn đề tài “Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học
sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”


2. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, áp dụng thực tế.
- Phân tích.
- Tổng hợp
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 9 bậc THCS.
4. Mục đích của sáng kiến:
Có thể nói, việc dạy và học trực tuyến là hình thức khá mới mẻ đối giáo
viên và học sinh nhất là vùng nông thôn dân tộc thiểu số, miền núi. Tuy nhiên,
bằng nhiều giải pháp quyết liệt, hợp lí và hiệu quả, việc dạy học trực tuyến và
dạy học trên truyền hình đang được khẩn trương triển khai thực hiện và bước
đầu có kết quả khá tốt ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Qua đó, giúp học sinh được học theo chương trình giáo dục phổ thông trong
thời gian nghỉ học ở trường để phòng chống Covid-19; phát triển năng lực tự
học của học sinh và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua internet, trên truyền
hình của giáo viên; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong
việc tổ chức, hỗ trợ học sinh trong học tập; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 trong ngành Giáo dục.

2/25


PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG GIẢI PHÁP CẦN NGHIÊN CỨU

1.Cơ sở lí luận
Một là yếu tố cơng nghệ nền tảng và phần mềm học tập. Việc đầu tư cơng
nghệ nền tảng phải tính tốn đến những u cầu có liên quan đến số người dùng,
các tính năng đa dạng và liên thông. Việc xem xét để xử lý dữ liệu dùng chung

cho một khối lượng tri thức khổng lồ và số cơ sở giáo dục tổng thể là điều cần
cân nhắc. Đây cũng là cơ sở quan trọng để quản lý big data - một chìa khóa quan
trọng trong thời kỳ cách mạng 4.0. Hai là yếu tố kịch bản sư phạm trực tuyến
cho khóa học, bài học hay chương, chủ đề... Là nhà giáo dục, thầy cơ giáo,
khơng thể thiếu yếu tố này bởi đó mới chính là cơ sở quan trọng để bảo đảm
việc dạy học hay đào tạo một cách có cơ sở, có quy chuẩn dẫu là đơn giản. Có
kịch bản sư phạm trực tuyến tốt, nghĩa là chân đế của việc dạy E-Learning sẽ
bảo đảm tính hiệu quả... Và hàng loạt câu hỏi có liên quan xuất hiện trở thành
các cơ sở quan trọng để tiến hành chuẩn bị, xây dựng và hồn thiện khóa học
trực tuyến: Cách thức chọn trọng điểm để quay hình video; Đâu là nền tảng để
chuyển thể từ kịch bản sư phạm thành kịch bản sư phạm trực tuyến; Từ thời
lượng của chương trình dạy trực tiếp (30 tiết chẳng hạn), làm thế nào để có thể
quy đổi sang dạy học trực tuyến với thời lượng phù hợp và đâu là cơ sở của sự
quy đổi này (sẽ là bao nhiêu tiết lên hình, bao nhiêu tiết người học tự học...)?
Người học sẽ rèn kỹ năng của mình thế nào để bảo đảm chuẩn đầu ra đã xác lập
theo ma trận của chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của học phần?...Ba là yếu tố
các vấn đề có liên quan đến cơ sở đánh giá. Khi đã gọi là học thì phải có đánh
giá. Đánh giá khác với thi cử nhưng đánh giá bắt đầu từ việc chúng ta sẽ thiết
lập mục tiêu gì để đánh giá, triển khai gì để có thể đạt kết quả đánh giá và đánh
giá bằng cách thức thế nào để có thể đánh giá hiệu quả, đúng thực chất, khách
quan và cơng bằng...Ngồi ra, các u cầu về kỹ thuật của cơ sở hạ tầng, các yêu
cầu có liên quan về phần mềm VLE, các yêu cầu ở kỹ năng người học, người
dạy và các nhóm hỗ trợ đào tạo, học tập, tư vấn... đều là những vấn đề không
kém phần quan trọng để bảo đảm dạy học E-Learning hiệu quả. Nền tảng cơng
nghệ thơng tin và các điều kiện có liên quan giúp cho người học học tập, khám
phá, tìm hiểu và theo dõi khóa học cũng được bảo đảm song song với các yêu
cầu định hướng học tập, cố vấn học tập. Ngoài ra, yêu cầu đáp ứng sự hài lòng
của người học, đánh giá người học: Đánh giá quá trình, đánh giá kết thúc cũng
như việc kiểm tra sự tham gia của người học trên bình diện chuyên cần, thái độ,
làm việc nhóm, phản hồi học tập... đều được bảo đảm….

2. Cơ sở thực tiễn
3/25


Nhằm giúp học sinh duy trì nền nếp học tập, ôn tập, củng cố kiến thức cũ
và tiếp thu kiến thức mới đảm bảo nội dung chương trình năm học theo hướng
dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền
núi đã thực hiện các giải pháp tổ chức dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền
hình phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong tình hình cao điểm
phịng chống dịch Covid-19.Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn điều chỉnh khung kế
hoạch thời gian năm học, hướng dẫn về dạy học qua internet, trên truyền hình và
hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ 2 năm học 2019-2020
để đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục và kết thúc năm học. Trên cơ sở
hướng dẫn của Bộ và căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, các Sở Giáo
dục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường rà soát, tinh giản các nội dung kiến
thức trùng lặp, sắp xếp, kết hợp các bài học có nội dung liên quan thành một bài
học/chủ đề đảm bảo các yêu cầu về nội dung cốt lõi của chương trình giáo dục
phổ thơng hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đồng thời khẩn trương xây dựng kế hoạch
triển khai việc dạy học qua Intrenet, qua trên truyền hình, thơng báo lịch phát
sóng cụ thể trên truyền hình đối với từng mơn học, lớp học và phổ biến tới tồn
thể học sinh, giáo viên và gia đình học sinh. Các nhà trường đã hướng dẫn giáo
viên, học sinh theo dõi lịch phát sóng các bài học (do Bộ Giáo dục và Đào tạo
phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng) trên Kênh truyền hình giáo
dục quốc gia (kênh VTV7 và một số kênh truyền hình khác được cơng bố trên
Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn
nhưng các địa phương vùng dân tộc, miền núi đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm
các giải pháp duy trì nền nếp học tập cho học sinh và tổ chức dạy học trên
truyền hình, dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện của địa phương.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Từ những cơ sở lí luận nêu trên và đặc biệt sau khi tìm hiểu và gia giảng
dạy trực tuyến đối với HS lớp 9 các trường trên địa bàn về việc tổ chức dạy học
trực tuyến cũng như qua thăm dò nhu cầu của học sinh về sự cần thiết của việc
dạy học trực tuyến. Với quan điểm cá nhân, tôi ủng hộ lớp học trực tuyến.
Nhưng như tơi đã nói, đó phải là các lớp học trực tuyến có tầm, có tâm, có chất
lượng. Và tại sao khơng phải là lớp học được kiểm định. Những nghiên cứu của
chúng tôi về giáo dục thông minh, giáo dục trực tuyến được công bố ở các hội
thảo thế giới cho thấy đây là vấn đề đầy sức hấp dẫn, mới mẻ và cũng đầy thách
thức... Trong thời gian nghỉ học từ ngày 3/2-7/2/2020, để duy trì thói quen và nề
nếp học tập của học sinh không khác nhiều so với học tập trên lớp, BGH đã đưa
4/25


ra Thời khóa biểu Online cho học sinh với các môn học trên các hệ thống online
như Microsoft Office 365 Teams, tôi thấy để dạy học trực tuyến cho học sinh
qua môn Ngữ văn cần thực hiện qua các bước như sau:
1. Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1.1. Đối với ban giám hiệu nhà trường:
- Trước hết, Ban Giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm
lớp thống kê số phụ huynh học sinh sử dụng điện thoại thơng minh, ipad, máy
tính để bàn hoặc máy tính xách tay hay những thiết bị có thể kết nối mạng
internet. Trước đó, mỗi lớp đã có forum riêng của mình (nhóm zalo) vì vậy việc
thống kê này hết sức đơn giản.
- Giáo viên chủ nhiệm sẽ dựa vào số phụ huynh đã xem tin nhắn để thống
kê. Nếu phụ huynh dùng Zalo nhưng không dùng Facebook hoặc ngược lại.Vì
vậy nhà trường quyết định sẽ đăng tải video bài giảng trên mọi kênh mạng xã
hội như: nhóm zalo lớp, Messenger facebook, Youtube, Fanpage trường, Web
trường. Nhà trường tận dụng đa dạng các cách tiếp cận học sinh, phụ huynh học
sinh để có thể truyền tải video bài giảng.

- Đồng thời, Ban Giám hiệu trường cần họp hội đồng đào tạo (hoặc Hội đồng
sư phạm) của trường để quán triệt mục đích của việc dạy học trực tuyến.Tăng
cường tổ chức các hoạt động giáo dục trong thời gian học sinh nghỉ học phịng,
chống dịch.Đa dạng hóa, tăng cường tổ chức các hình thức dạy học trực tuyến
của giáo viên trên nền tảng công nghệ thông tin.Bên cạnh đó, các nhà trường
tiến hành nhìn nhận, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của từng lớp trong việc
thực hiện dạy học trực tuyến và tìm ra phương hướng giải quyết. Cần có phân
cơng cụ thể cơng việc đối với từng bộ phận. Chẳng hạn:Ban giám hiệu nhà
trường cần thường xuyên cập nhật thông tin, các văn bản chỉ đạo của cấp trên để
chỉ đạo kịp thời các bộ phận các tổ chuyên môn trong nhà trường; Lập kế hoạch
chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể đến các tổ chun mơn, các tổ chức đồn thể
trong nhà trường; Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các tổ
chuyên môn, các bộ phận, các cá nhân trong nhà trường và có rút kinh nghiệm,
khen thưởng kịp thời.
1.2. Đối với giáo viên:
- Cần phải có thiết bị dạy học đối với giáo viên, thiết bị tương tác đối với
phụ huynh, học sinh và được kết nối mạng Internet.
- Các thầy cô cần nghiên cứu nội dung bài học thật kĩ để lựa chọn phần kiến
thức trọng tâm. Các thầy cô cần dành thời gian tương tác với học sinh mọi lúc, mọi
nơi, công suất làm việc gấp nhiều lần bình thường, giáo viên chấm, trả bài kịp thời
(bởi nếu giáo viên dạy nhiều nhiều lớp sẽ có nhiều học sinh gửi bài, hỏi bài). Để
5/25


phát triển tối đa khả năng tự học của học sinh thì quá trình hướng dẫn tự học phải
thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá của giáo viên và phụ
huynh học sinh. Nội dung các nhiệm vụ được giao cho học sinh phải đảm bảo tính
vừa sức, khơng mang tính hình thức, bài giảng có thể mang tính chất “Học mà
chơi, chơi mà học” giữa cơ và trị nhưng mang hàm lượng kiến thức cao.
- Giáo viên chủ nhiệm phải rà soát và đảm bảo kết nối với 100% phụ

huynh, học sinh và các giáo viên bộ máy trong lớp chủ nhiệm; Nhận bài giảng
video từ các giáo viên bộ môn, gửi vào forum của lớp; Nhận các phản hồi, kết
quả học tập của học sinh; Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học
tập của con em. Giáo viên bộ mơn cần đảm bảo những kiến thức trọng tâm của
bài dạy để truyền đạt đến học sinh; Chuẩn bị và thực hiện các video bài giảng
theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng; Lựa chọn những hình thức giảng dạy, tương
tác để thu hút học sinh hào hứng tham gia học tập; Kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh; Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học
sinh để nắm bắt tình hình học tập của các em. Khi tạo liên kết và sự tương tác
trực tiếp, thường xuyên giữa giáo viên với học sinh, học sinh và học sinh trong
cùng thời điểm thì việc đảm bảo tiến độ thực hiện khung chương trình đào tạo
theo kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 sẽ diễn ra như dự định.
- Trong thời điểm tâm lý cộng đồng hoang mang về dịch bệnh và thời
điểm quay lại trường của học sinh chưa được đảm bảo chắc chắn, điều quan
trọng nhất là tạo lập được tinh thần học tập ổn định và hứng thú học bài tại nhà
cho học sinh. Đồng thời, giữ vững được sự tin tưởng và nhiệt tình phối hợp từ
phía phụ huynh. Do hạn chế lớn nhất của công cụ Online là giáo viên không thể
quản lý, đốc thúc trực tiếp học sinh tham gia các hoạt động học tập như ở trên
lớp. Nên giáo viên cần tập trung vào việc tạo động lực học tập chủ động cho các
em. Một số phương pháp tạo động lực học tập Online có thể áp dụng là: Tạo ra
một thử thách vừa phải để thu hút sự chú ý của học sinh ngay khi bắt đầu lớp
học bằng cách đặt các câu hỏi thú vị, đưa ra một vấn đề cần giải quyết gần gũi
với cuộc sống…;Thay đổi không gian giao tiếp và tương tác với không gian mới
đó để học sinh khơng bị nhàm chán về mặt thị giác, âm thanh; Để học sinh làm
giáo viên, tìm hiểu trước bài học và giảng lại Online cho các bạn khác trong lớp;
Thường xuyên tạo ra các tình huống hài hước và tiếng cười; Tạo ra các cuộc
thảo luận nhóm Online để học sinh tự tương tác với nhau ngoài lớp học…
- Giáo viên cần hết sức lưu ý lắng nghe và trao đổi thường xuyên với phụ
huynh để kịp thời điều chỉnh và hỗ trợ các em trong q trình tương tác với cơng
cụ, việc “tương tác với người" là quan học hơn bất kỳ hình thức học tập nào.

Công cụ không thể thay thế giáo viên mà chỉ đóng vai trị kết nối GV và HS ở xa
nhau. Do đó, GV cần ln sáng tạo nên các trải nghiệm học tập thú vị như các
6/25


trị chơi, tình huống…để tối đa sự tương tác giữa người dạy với người học thông
qua công cụ kết nối.
- Việc chuẩn bị, triển khai và quản lý học tập online sẽ làm tăng lượng
công việc và thời gian của giáo viên so với ngày thường rất nhiều. Do đó, bản
thân các thầy cơ cũng cần chú ý giữ gìn sức khoẻ, sinh hoạt hợp lý và sắp xếp
thời gian khoa học để đảm bảo chất lượng công việc và cuộc sống.
- Cũng có thể thấy những khó khăn, đó là: khi thầy cơ khơng trực tiếp ở
bên để khích lệ và tương tác thì khó có thể cảm nhận cảm xúc phản hồi của học
sinh qua ánh mắt, thái độ tức thời để điều chỉnh nội dung cũng như cách dạy như
khi học trực tiếp; giáo viên chuẩn bị một bài giảng trực tuyến mất nhiều thời
gian, đòi hỏi sự đầu tư cơng phu; địi hỏi giáo viên phải biết sử dụng và khai
thác tốt các thiết công nghệ cần thiết cho việc dạy học; không được tương tác
với học sinh nên sẽ có sự hạn chế về cộng hưởng cảm xúc khi dạy học; đồng
thời, đòi hỏi học sinh phải thực sự tự giác và chủ động, có sự chuẩn bị trước về
mặt tâm thế và kiến thức trước khi nghe thầy cô giảng dạy; không thể phản hồi
và được giải đáp tức thời như học tập trên lớp và khó tổ chức thảo luận nhóm
trực tiếp..
Do vậy, để dạy học trực tuyến hiệu quả, cần luôn thay đổi cách thức tổ
chức để học sinh không bị nhàm chán: khi đưa đến cho học sinh đường link để
có thể xem clip tài liệu, bài giảng e-learning, khi thì “tập trung” dạy học online
trong một khung giờ (ví dụ như ứng dụng microsoft team). Khi giao bài tập,
thầy, cô cần yêu cầu học sinh tương tác để có thể kiểm tra quá trình và kết quả
hoạt động của học sinh. Khi cả lớp cùng học với thầy cô trong microsoft team,
cần khuyến khích mỗi cá nhân phát biểu và được đánh giá điểm xứng đáng với ý
kiến xây dựng bài trực tuyến. Cần lưu ý, khi dạy theo hình thức này, GV “điểm

danh” bằng bất ngờ gọi tên học trị đang có đèn báo Online để hỏi về bài, qua đó
xem học sinh thực “có mặt” và thực để tâm với bài học khơng? Thầy cơ có kinh
nghiệm dạy online luôn yêu cầu học sinh chụp và nộp ngay trang vở mình vừa
học liền ngay sau tiết học. Nếu học sinh khơng tập trung chú ý thì khơng có
“sản phẩm” để nộp được. Thầy/cơ cũng có thể u cầu học sinh chụp hình ảnh
bài làm gửi ở phần bình luận của facebook (ngay dưới nội dung được giao) hoặc
yêu cầu học sinh nộp bài theo đường link trả lời biểu mẫu trên office 365 hay
đường link lập tệp nộp bài trong microsoft team. Việc giao bài thường diễn ra
trong một group bao gồm các thành viên của một lớp trên zalo hay facebook
hoặc microsoft team, nên các thầy/cô cần chú ý việc tương tự của các đồng
nghiệp với lớp, tránh các môn cùng dạy online, cùng yêu cầu nộp bài trùng thời
gian khiến học sinh bị quá tải và “bí” thời gian tuân thủ.
7/25


Tóm lại: Để có một lớp học trực tuyến đúng nghĩa thì cần những yếu tố
Một là: Yếu tố cơng nghệ nền tảng và phần mềm học tập. Việc đầu tư
cơng nghệ nền tảng phải tính tốn đến những u cầu có liên quan đến số người
dùng, các tính năng đa dạng và liên thông. Việc xem xét để xử lý dữ liệu dùng
chung cho một khối lượng tri thức khổng lồ và số cơ sở giáo dục tổng thể là điều
cần cân nhắc. Đây cũng là cơ sở quan trọng để quản lý big data - một chìa khóa
quan trọng trong thời kỳ cách mạng 4.0.
Hai là yếu tố kịch bản sư phạm trực tuyến cho khóa học, bài học hay
chương, chủ đề... Là nhà giáo dục, thầy cô giáo, khơng thể thiếu yếu tố này bởi
đó mới chính là cơ sở quan trọng để bảo đảm việc dạy học hay đào tạo một cách
có cơ sở, có quy chuẩn dẫu là đơn giản. Có kịch bản sư phạm trực tuyến tốt,
nghĩa là chân đế của việc dạy trực tuyến sẽ bảo đảm tính hiệu quả...
Ba là yếu tố các vấn đề có liên quan đến cơ sở đánh giá. Khi đã gọi là học
thì phải có đánh giá. Đánh giá khác với thi cử nhưng đánh giá bắt đầu từ việc
chúng ta sẽ thiết lập mục tiêu gì để đánh giá, triển khai gì để có thể đạt kết quả

đánh giá và đánh giá bằng cách thức thế nào để có thể đánh giá hiệu quả, đúng
thực chất, khách quan và cơng bằng...
Ngồi ra, các u cầu về kỹ thuật của cơ sở hạ tầng, các yêu cầu có liên
quan về phần mềm, các yêu cầu ở kỹ năng người học, người dạy và các nhóm hỗ
trợ đào tạo, học tập, tư vấn... đều là những vấn đề không kém phần quan trọng
để bảo đảm dạy học trực tuyến hiệu quả. Nền tảng công nghệ thông tin và các
điều kiện có liên quan giúp cho người học học tập, khám phá, tìm hiểu và theo
dõi khóa học cũng được bảo đảm song song với các yêu cầu định hướng học tập,
cố vấn học tập. Ngoài ra, yêu cầu đáp ứng sự hài lòng của người học, đánh giá
người học: Đánh giá quá trình, đánh giá kết thúc cũng như việc kiểm tra sự tham
gia của người học trên bình diện chun cần, thái độ, làm việc nhóm, phản hồi
học tập... đều được bảo đảm….
1.3. Đối với phụ huynh và học sinh:
- Các bậc phụ huynh cần phải có phương tiện để học tập như điện thoại
thông minh, máy tính, Ipad. Cần đăng kí sử dụng một trong số các tài khoản sau:
zalo, facebook, intagram, biết truy cập Youtube và biết truy cập mạng.
- Ngồi ra, phụ huynh đóng vai trị chính trong q trình
học trực tuyến của học sinh, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở. Không
thể "đem con bỏ chợ", phó mặc cho giáo viên. Có những phụ
huynh thờ ơ, thầy cô phải gọi điện nhắc nhở thường xuyên. Đối
với những em có ý thức học tập chưa cao, nhà trường phải có
yêu cầu bắt buộc các em phải học bằng cách cho bài kiểm tra
thực tế qua mạng.
8/25


- Để có thể học trực tuyến hiệu quả, học sinh phải thay đổi 3 yếu tố: một

bài nên nghe nhiều thầy cô giảng để tổng hợp những ý đa diện nhất; tập bắt lỗi
trong những bài văn mẫu và nhận xét lỗi; tự luyện giải đề.

2. Triển khai việc dạy học trưc tuyến :
- Kịch bản chung cho các buổi học online nên chia một buổi học thành
các hoạt động, học sinh được chủ động hoạt động. Mỗi hoạt động học tập có
thời gian khoản năm đến bảy phút.
- Trước khi tiến hành bài học online, cần có quy tắc, nguyên tắc hay nội
quy của lớp học online. Các điều khoản này cần luôn luôn được nhắc đi nhắc lại
và học sinh buộc phải tuân thủ như:
+ Vào lớp đúng giờ: Ví dụ 9h bắt đầu học, học sinh cần vào trước 10 phút.
+ Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng học tập.
+ Luôn theo dõi hướng dẫn của các thầy cơ.
+ Ngun tắc một người nói, tại một thời điểm, chỉ có một người được
nói trong lớp học, chỉ bật micro khi được giáo viên yêu cầu phát biểu.
+ Thái độ học tập tích cực.
2.1.Hoạt động: Điểm danh
Hoạt động này với mục đích kiểm tra xem học sinh có tham gia học đầy
đủ hay không, tăng tương tác giữa học sinh với giáo viên, học sinh nào chưa
tham gia điểm danh cần liên hệ với học sinh, thậm chí là phụ huynh để tìm hiểu
lý do là gì? Hoạt động này, người giáo viên có thể sử dụng các cơng cụ có sẵn ví
dụ như Google Form, Microsoft Form, Quizizz, Mentimeter...
Câu hỏi chuyển trạng thái: Các em cảm thấy hôm nay/lúc này/bây giờ
thế nào?
Nếu tiết học diễn ra sau các tiết khác, giáo viên cần chú ý tới trạng thái
của người học. Người học đang trong trạng thái khá căng thẳng cần ghi nhớ nội
dung của bài học trước, nếu giáo viên lại bắt tay ngay vào nội dung mới dẫn tới
học sinh khá mệt mỏi. Cho nên giáo viên cần thực hiện thao tác CHUYỂN
TRẠNG THÁI.
Thao tác này đơn giản chỉ là một hành động, học sinh bấm vào các biểu
tượng được giáo thiết kế sẵn tương ứng với trạng thái của học sinh hiện tại. Khi
học sinh hoàn thành xong phần này, giáo viên đã đạt mục tiêu điểm danh, qua đó
giáo viên có thể có các câu hỏi thêm để tăng cường tương tác với trò. Một số câu

hỏi có thể sử dụng: Tiết trước các em học mơn gì? Có mệt lắm khơng? Có cần
thầy, cô cho nghỉ một phút để các em thư giãn hoặc đi vệ sinh khơng?...Thơng
qua hình thức chuyển trạng thái này, học sinh có một khoảng delay (trì hỗn)
cần thiết để chuyển hoạt động của não bộ từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Cũng qua hoạt động này, người giáo viên nhận được nhiều chia sẻ của học trò,
cảm thấy mình như một người bạn của học trị, qua đó cảm thấy hạnh phúc hơn,
9/25


khơng có sự căng thẳng thường thấy trong lớp học. So với hoạt động thơng
thường cơ học, rõ ràng tồn bộ học sinh đều được tham gia hoạt động, giáo viên
không mất quá nhiều công sức để “điểm danh” trong khi lại tăng tương tác.
2.2. Hoạt động: Triển khai bài học
- Học sinh học online theo ba loại hình tiếp cận bài học: nghe, nhìn và vận
động cho nên giáo viên cần thay đổi trạng thái thường xuyên để giúp học sinh phát
huy được hết các năng lực của mình, không ai phải “ngồi yên” trong lớp học online.
- Giáo viên nên chia nhỏ nội dung hoạt động bài mới thành 3-5 phần, mỗi
phần chỉ từ 10-15 phút. Não bộ của trẻ tiểu học không thể tập trung được nếu
vượt quá 10 phút, não bộ của trẻ trung học cơ sở không thể tập trung được nếu
quá 15 phút... Nếu giáo viên tổ chức các hoạt động kéo dài lê thê từ phần này tới
phần khác dẫn tới học sinh không thể giữ được tinh thần tập trung vào bài học
được, chất lượng làm bài tập sau đó khơng thể tốt được. Giáo viên cần ứng dụng
các phần mềm bổ trợ cho hoạt động này. Chỉ cần 3-5 phút, học sinh dễ dàng
chiếm lĩnh bài học, lại có thể thay đổi được trạng thái suy nghĩ.
2.3. Hoạt động: Củng cố bài học
Với hình thức dạy học online, giáo viên khơng có điều kiện nhìn rõ từng
khn mặt của học sinh, cho nên không quan sát được biểu cảm trên khuôn mặt
của trẻ nhỏ. Do vậy cần tăng cường hỏi đáp, tăng cường mở rộng để học sinh
suy nghĩ tiếp cận bài học.
2.4. Một số lưu ý trong quá trình dạy học:

- Nhắc ghi bài: Học sinh có thể theo dõi và tham gia các hoạt động cùng
với giờ học nhưng rất có thể khơng ghi chép bất kì nội dung nào vào vở. Cho
nên giáo viên khơng có minh chứng để kiểm tra đánh giá học sinh.
- Nhắc trao đổi: Khi học sinh học tập online, thời gian có thể dài ngắn
tùy bài học, sẽ có những nội dung kiến thức học sinh chưa thể tiếp thu ngay,
chưa thể trao đổi với thầy cơ ngay lúc đó. Cho nên giáo viên cần liên tục nhắc
nhở rằng hãy trao đổi với các thầy cơ ngay khi học sinh cần, có thể lúc đó học
sinh tự bật micro để trao đổi với giáo viên. Nếu giáo viên cảm thấy có thể trợ
giúp ngay học sinh lúc đó mà khơng phá vỡ kịch bản thì có thể trợ giúp ln.
Ngược lại, giáo viên có thể sử dụng các kênh liên lạc khác để tiến hành.
- Nhắc chụp minh chứng: Giáo viên cần nhắc học sinh chụp lại minh
chứng để kiểm tra khi cần. Học sinh có thể tham gia lớp học, có tham gia trao
đổi với các thầy cơ, có tham gia các hoạt động. Hãy yêu cầu học sinh thực hiện
việc chụp lại các minh chứng này và gửi lại cho giáo viên. Qua đó tăng cường
tương tác thầy trị, tăng cường kĩ năng sử dụng công cụ học tập, giúp học sinh
chủ động, giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn.
III. Áp dụng giảng dạy trực tuyến bài “VIẾNG LĂNG BÁC” của Viễn Phương
10/25


Phần/
Thời gian
1. Vào bài

Nội dung

Ghi chú

- Chào: Chào các em học sinh thân mến. Rất vui Hình ảnh
được gặp các em trong tiết học trực tuyến ngày hôm GV

nay. Trước khi vào bài học của chúng ta ngày hôm
nay, cô mời các em cùng thưởng thức một đoạn của
bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” của nhạc sĩ
Thuận Yến. Chúng ta cùng lắng nghe nhé.
- Dẫn dắt vào bài học: Bài hát “Bác Hồ một
tình yêu bao la”của nhạc sĩ Thuận Yến
PP

+ HS nghe lời bài hát: Bác Hồ - Người là tình
u thiết tha nhất trong lịng dân và trong trái
tim nhân loại… cho dân tộc Việt Nam.
GV + PP
- Các em ạ, mỗi lần được nghe những lời ca ấm
áp ngọt ngào của bài hát “Bác Hồ một tình u
bao la” vang lên, trong lịng cơ cũng như các em PP
lại rưng rưng xúc động nhớ về chủ tịch HCM vị cha già kính yêu của dân tộc- Người đã hi sinh
cả cuộc đời mình để mang lại cuộc sống tốt đẹp
cho đất nước, cho nhân dân. Và hơm nay, Bác Hồ
kính u của chúng ta đã đi xa, nhưng hình ảnh
của Người vẫn ln sống mãi trong trái tim, tâm
hồn, tình cảm của người dân VN, đất nước Việt
Nam. Đặc biệt, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở
thành nơi lưu giữ hình ảnh của Người lúc sinh
thời, là nơi bày tỏ tình cảm thành kính, thiết tha
của nhân dân Việt Nam, của bạn bè quốc tế dành
cho Bác. Trong dòng cảm xúc thiêng liêng ấy,
nhà thơ Chế Lan Viên đã viết “Hoa trước lăng
Người” còn Viễn Phương xúc động kể lại lần đầu
tiên từ miền Nam được ra thăm Bác trong bài thơ
“VIẾNG LĂNG BÁC”. Hòa trong những cảm

11/25


Phần/
Thời gian

Nội dung

Ghi chú

xúc thiết tha ấy, hôm nay cô sẽ giới thiệu với các
em bài thơ này.

2. Giới thiệu
Chuyển: Ở bài học này, chúng ta cùng hướng tới PP
mục tiêu
những mục tiêu sau:
bài học
1. Kiến thức: Qua bài thơ, các em
- Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha
thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ
kính yêu.
- Thấy được những sáng tạo nghệ thuật độc đáo
của tác giả thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng: Các em cần rèn luyện cho mình
những kỹ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm
nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác
phẩm thơ.

3. Đọc – tìm Chuyển: Để thực hiện được mục tiêu trên, trước
hết, cô và các em đi tìm hiểu những nét khái quát
hiểu chung
PP
về tác giả, văn bản.Các em chuyển sang phần
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nhà thơ Viễn Phương: Tên thật là Phan
Thanh Viễn, sinh năm 1928 mất năm 2005, quê
ở An Giang.
- Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ và là một trong những cây bút xuất
12/25


hiện sớm nhất của nền văn nghệ giải phóng miền
Nam thời chống Mỹ.
- Về phong cách thơ ông: Thơ ông thường nhỏ
nhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mộng.
- Ơng có các tác phẩm chính: Mắt sáng học trị
(1970), Nhớ lời di chúc (1972), Như mây mùa
xuân (1978).
Chuyển: Các em ạ, trong sự nghiệp sáng tác của
Viễn Phương, có lẽ bài thơ “Viếng lăng Bác”
nổi tiếng hơn cả. Các em chuyển sang phần 2,
tìm hiểu những nét khái quát về văn bản
2. Văn bản
a. Đọc, tìm hiểu chú thích
Bài thơ là tấm lòng của nhà thơ dâng lên Bác,
giọng điệu tồn bài thơ là thành kính, trang

nghiêm. Vì vậy, các em cần đọc bài thơ với giọng
tâm tình, thiết tha thể hiện được cảm xúc của tác
giả khi viếng lăng Bác. Sau đây, các em theo dõi
vào SGK và nghe cô giáo đọc bài.
GV đọc
GV chú ý: Trong văn bản này có một số từ khó:
Tràng hoa, Bảy mươi chín mùa xuân, trung
hiếu… các em hãy theo dõi vào phần chú thích
trong sách giáo khoa trang 60 để hiểu về nghĩa
của từ.

PP

Hình ảnh
GV + PP

PP

b. Xuất xứ và hồn cảnh sáng tác bài thơ
- Bài thơ in trong tập Như mây mùa xuân (1978)
- Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 1976,
sau khi đất nước vừa thống nhất, lăng Bác mới
được khánh thành; nhà thơ cùng đoàn đại biểu
miền Nam vinh dự ra thăm Hà Nội và được vào
lăng viếng Bác.
c. Thể thơ: Bài thơ được làm theo thể thơ 8 chữ,
tuy nhiên có đan xen các dịng 7 chữ và 9 chữ.
d. Bố cục và mạch cảm xúc: Được vận động
theo trình tự cảm xúc của hành trình vào lăng
13/25



viếng Bác. Vì vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ
theo mạch cảm xúc của tác giả.
- Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh
quan ngoài lăng Bác.
- Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ khi hồ
cùng dịng người vào lăng viếng Bác.
- Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong
lăng Bác.
- Khổ 4: Cảm xúc của nhà thơ khi rời
lăng Bác.

4. Tìm hiểu
văn bản

Chuyển: Sau đây, các em chuyển sang phần
II. Tìm hiểu văn bản. Trước hết chúng ta đi
vào khổ
1. Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh quan GV+PP
ngoài lăng Bác.
- Chiếu khổ 1

- Mở đầu bài thơ Viễn Phương viết: Con ở miền PP
Nam ra thăm lăng Bác. Các em dễ dàng nhận ra,
giọng điệu của câu thơ tựa như một lời tự sự, một
lời thông báo: Đứa con ở miền Nam xa xôi, mảnh
đất đi trước về sau, qua một thời gian chiến đấu ác
liệt, nay đất nước hịa bình con mới thực hiện được
khát vọng mịn mỏi bấy lâu nay của mình: Được

một lần gặp Bác, được vào lăng viếng Bác.
- Trong câu thơ này, tác giả sử dụng từ ngữ rất
tinh tế, các em chú ý vào cách xưng hô “Con” và
GV+PP
từ “thăm”.
+ Tác giả xưng “con” với Bác. Đây là cách xưng
hô rất quen thuộc của đồng bào miền Nam với PP
Bác, gợi nên mối quan hệ thật gần gũi, thân thiết
14/25


giữa Bác Hồ với nhà thơ, giữa Bác với nhân dân
như tình cảm ruột thịt.
+ Nếu nhan đề của bài thơ, tác giả sử dụng từ
“Viếng” thể hiện sự trang trọng thành kính, thì ở
đây, Viễn Phương dùng từ “thăm”. Viếng là đến PP + GV
chia buồn với thân nhân người đã mất, còn thăm là
đến gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống. Tác
giả sử dụng động từ “thăm” thay cho động từ
“viếng” là cách nói giảm nói tránh, nhằm giảm đi
nỗi đau thương mất mát, đồng thời cho thấy Bác Hồ
như vẫn cịn sống mãi trong tâm trí của mọi người.
- Vậy cảnh tượng đầu tiên gây ấn tượng đậm nét
với tác giả là hình ảnh nào? Đó là hình ảnh hàng
tre. Các em ạ, hình ảnh hàng tre vừa tả thực vừa
mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Tác giả tả thực: Hàng tre trải dài bên lăng Bác,
bát ngát một màu xanh trong làn sương buổi
sớm. Một không gian thật gần gũi, thân thuộc. Từ
đó, nhà thơ vơ cùng xúc động, tự hào:


+ Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa:
xanh xanh Việt Nam, bão táp mưa sa đứng thẳng
hàng. Hàng tre xanh xanh Việt Nam là hình ảnh
ẩn dụ - một màu xanh tràn đầy sức sống, biểu
tượng cho sức sống bền bỉ, dẻo dai của con
người, của dân tộc Việt Nam. Bão táp mưa sa là
hình ảnh ẩn dụ gợi lên hồn cảnh giơng tố, khó
khăn, gian khổ mà tre vẫn phải chịu đựng. Trong
hồn cảnh ấy, tre vẫn đứng thẳng hàng - cách
nói nhân hóa cho thấy hàng tre như con người
thật dũng cảm, kiên cường, hiên ngang, không
chịu khuất phục giữa bão giơng. .
Như vậy, hình ảnh hàng tre bên lăng Bác tượng
trưng cho con người Việt Nam dũng cảm kiên
cường, cho dân tộc Việt Nam hiên ngang bất khuất.
Từ cách cảm nhận của nhà thơ trước cảnh thiên
nhiên bên ngoài lăng Bác, chúng ta dễ dàng nhận
15/25


ra niềm xúc động, tự hào và thành kính của tác giả.
Chuyển: Nếu khổ 1 là niềm xúc động, thành kính GV
thì sang khổ 2 cảm xúc của nhà thơ còn được thể
hiện sâu đậm hơn. Các em chuyển sang phần:
2. Cảm xúc của nhà thơ khi hòa cùng dòng
người vào lăng viếng Bác.
- Chiếu 2 câu thơ đầu
PP
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Đọc hai câu thơ đầu, các em nhận ra, tác giả đã
sử dụng hình ảnh sóng đơi: “mặt trời đi qua trên
lăng”, “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
+ Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ nhất là hình
ảnh thực được tác giả nhân hóa qua từ đi qua,
thấy. Mặt trời tự nhiên ngày ngày theo vịng tuần
hồn của thời gian đi qua trên lăng Bác để chứng
kiến sự kỳ diệu của mặt trời trong lăng rất đỏ.
+ Hình ảnh“một mặt trời trong lăng rất đỏ” là ẩn
dụ ca ngợi sự vĩ đại, công lao to lớn của Bác đối
với dân tộc Việt Nam. Cũng giống như mặt trời của
vũ trụ vĩ đại tỏa ánh sáng mang lại sự sống cho vạn
vật, Bác Hồ kính yêu đã mang ánh sáng của chủ
nghĩa cách mạng, soi đường chỉ lối cho dân tộc đi
đến bến bờ vinh quang. Sự nghiệp cách mạng vĩ
đại, phẩm chất đạo đức cách mạng sáng ngời của
Bác sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam
như sự tồn tại vĩnh hằng của mặt trời tự nhiên.
Các em ạ, viết về Bác, ví Bác với mặt trời, đã có
rất nhiều nhà thơ. Tố Hữu trong bài thơ “Sáng
tháng năm” đã ngợi ca “Người rực rỡ một mặt
trời cách mạng”. Nhưng để hai mặt trời cùng
song hành và mặt trời của vũ trụ ca ngợi Bác thì
quả thật là độc đáo, sáng tạo của nhà thơ Viễn
Phương. Như vậy, hình ảnh thơ vừa vĩnh viễn
hóa, bất tử hóa hình tượng Bác trong mỗi trái tim
Việt Nam, vừa ca ngợi công lao trời bể, sự vĩ đại

GV + PP


PP

GV + PP

PP

16/25


của Người, vừa thể hiện niềm tơn kính, tự hào,
biết ơn của nhà thơ và toàn thể dân tộc đối với
Bác Hồ kính u.
- Chiếu 2 câu sau:
Ngày ngày dịng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân...
- Và hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác, nhà
thơ xúc động viết: “Ngày ngày dòng người đi
trong thương nhớ”. Điệp ngữ “ngày ngày” gợi
dòng chảy thời gian bất tận và cũng là sự bất tận
của dòng người vào lăng viếng Bác.
- Dòng người ấy đi trong một không gian đặc
biệt “đi trong thương nhớ”- không gian tâm
tưởng, khơng gian của hồi niệm, khơng gian của
tình thương nỗi nhớ.
- Những người vào lăng viếng Bác đã kết tràng
hoa dâng bảy mươi chín mùa xn… Hình ảnh
thơ vừa tả thực vừa là hình ảnh ẩn dụ:
+ Tả thực: dịng người nối tiếp nhau đi
thành vòng tròn vào lăng viếng Bác.

+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ: mỗi người là
một bơng hoa, dịng người kết thành tràng hoa,
tràng hoa của niềm kính u và tiếc thương vơ
hạn dâng lên Bác. Và dưới ánh sáng của mặt trời
Bác, cuộc đời họ nở hoa, cuộc sống của họ tốt
đẹp hơn. Giờ đây những bơng hoa tươi thắm đó
đang thành kính dâng lên Người những gì chân
thành và tốt đẹp nhất. Động từ “dâng” thể hiện
niềm thành kính, trang trọng và thiêng liêng.
+ Nhà thơ cịn sử dụng hình ảnh hốn dụ: bảy
chín mùa xuân gợi liên tưởng đến 79 tuổi đời của
Bác. Người đã sống một cuộc đời tươi đẹp như
những mùa xuân và đã làm nên những mùa xuân
cho đất nước và con người Việt Nam.
+ Các em ạ, về hình thức, đây cịn là câu thơ dài
nhất trong bài thơ có 9 chữ, kết thúc bằng dấu
17/25


chấm lửng, âm điệu kéo dài như diễn tả dòng
người trải dài vô tận, cứ thế nối tiếp nhau đi
trong tình cảm cũng vơ cùng, vơ tận, nhớ thương,
thành kính, biết ơn sâu nặng với Người.
Chuyển: Và cảm xúc của nhà thơ với Bác càng GV
trào dâng tha thiết và xúc động hơn trong khổ 3.
Các em chuyển sang phần:
3. Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng PP
viếng Bác.
- Chiếu khổ 3:


Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

GV + PP

- Câu thơ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền đã diễn tả
chính xác, tinh tế sự yên lặng, trang nghiêm của
không gian trong lăng Bác.
- Nghệ thuật nói giảm nói tránh giấc ngủ bình
n gợi hình ảnh Bác thanh thản, nhẹ nhàng như
đang chìm trong giấc ngủ sau bao ngày bộn bề
công việc, giống như nhà thơ Hải Như từng viết :
Suốt cuộc đời Bác có ngủ ngon đâu
Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ
(Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi, Hải Như)

- Từ ánh sáng màu xanh mát dịu của ánh đèn Nêông trong lăng, nhà thơ đã liên tưởng tới vầng trăng. PP
Vầng trăng sáng dịu hiền gợi cho ta nghĩ đến tâm
hồn hiền hậu, cao đẹp, sáng trong của Bác và những
vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người. “Người
ngắm trăng soi ngồi cửa sổ/Trăng nhịm khe cửa
ngắm nhà thơ”, “Trăng vào cửa sổ đòi thơ/Việc
quân đang bận xin chờ hôm sau”…
- Vầng trăng sáng hiền dịu luôn nâng niu giấc
ngủ cho Người.Vì sinh thời Bác rất yêu trăng và
18/25



giờ đây Người đang ngủ yên, thanh thản giữa
một vầng trăng sáng dịu hiền.
- Có thể nói, nhà thơ đã tạo ra một hệ thống những
hình ảnh biểu tượng, mang tầm vóc vũ trụ để ngợi ca
Bác: cơng lao của Người rực rỡ như mặt trời nhưng
tâm hồn Người thì hiền dịu, thanh cao, tươi sáng tựa
vầng trăng.
- Khi ngắm nhìn Bác trong giấc ngủ bình n, nhà
thơ ln ý thức: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Lại
một lần nữa, chúng ta bắt gặp nhà thơ rất sáng tạo
khi tiếp tục sử dụng hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”. Tên
tuổi, sự nghiệp, vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của
Người đã hịa vào núi sơng đất nước, trường tồn bất
tử mãi như trời xanh vĩnh hằng.
- Vẫn biết Bác còn mãi nhưng nhà thơ lại cảm
thấy “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Kết cấu đối
lập: giữa lí trí và cảm xúc, cụm từ vẫn biết… mà
sao… khiến lời thơ nghẹn ngào như tiếng khóc.
Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mà sao
nghe nhói thể hiện nỗi đau xót, quặt thắt, vượt
lên ý trí. Đó là nỗi đau tinh thần trước một sự
thật: Bác đã ra đi mãi mãi.
*Chiếu hình ảnh di hài Bác
Đó là nỗi đau mất Bác:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tn mưa
Đó là nỗi đau của người con khi về muộn bên di
hài người cha. Đó là nỗi đau thương mất mát
khơng gì bù đắp được của tồn Đảng tồn dân ta

khi mất Bác...
Chuyển: Dẫu tiếc thương đến mấy cũng đến lúc
phải xa Bác để trở về miền Nam. Tâm trạng của
nhà thơ khi nghĩ đến điều đó như thế nào các em PP
chuyển sang phần:
4. Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng Bác.
- Các em quan sát 4 câu thơ cuối
- Chiếu 4 câu cuối:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

19/25


“Mai” là khoảng thời gian còn rất ngắn nhà thơ
còn ở bên Người. Dù là vậy nhưng trong hiện tại,
nhà thơ vẫn đang đứng trước Bác thế mà cảm
xúc của nhà thơ đã trào dâng, vỡ òa. Thương
trào nước mắt. Đó là tiếng thương của miền
Nam, của một nơi từng có vị trí đặc biệt trong
tim Bác.
“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà”. Với người
miền Nam thương có nghĩa là yêu, cũng có nghĩa
là đau xót. Đó là tiếng thương của tình u, của
lịng biết ơn, kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ
đại của Người. Đó là tiếng thương của nỗi đau
xót khi Bác ra đi. Thương Bác, nước mắt cứ trào
ra nghẹn ngào, không muốn rời xa.

- Trong cảm xúc bịn rịn, lưu luyến, nhớ thương
ấy, nhà thơ bày tỏ ước nguyện tha thiết: muốn
làm con chim góp tiếng hót tạo âm thanh rộn rã,
mang đến niềm vui cho cảnh vật xung quanh
lăng, muốn làm đoá hoa toả hương khoe sắc để tô
điểm thêm cho vẻ đẹp nơi Bác yên nghỉ, muốn
làm cây tre trung hiếu trong hàng tre xanh xanh
Việt Nam nơi lăng Bác. Tác giả sử dụng nghệ
thuật nhân hóa, ẩn dụ “cây tre trung hiếu”. Cây
tre với phẩm chất trung hiếu như những người
con Việt Nam trung với Đảng, hiếu với dân,
trung thành với Tổ quốc, cách mạng.
20/25


5. Tổng kết

- Điệp ngữ “muốn làm” được lặp lại 3 lần, đứng
đầu 3 câu thơkết hợp với những hình ảnh thơ
đẹp, chọn lọc: con chim hót, đóa hoa tỏa hương,
cây tre trung hiếu, nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ
“cây tre trung hiếu”, các từ ngữ chỉ không gian
gần gũi: Đâu đây, quanh, chốn này đã thể hiện
sâu sắc ước nguyện chân thành, tha thiết của tác
giả: Muốn được ở gần bên Bác, làm Bác vui,
canh cho Bác ngủ, nguyện sống đẹp, sống trung
thành với lý tưởng của Bác của dân tộc.
- Ở khổ cuối của bài thơ, chúng ta còn thấy, nhà
thơ đã dùng kiểu câu ẩn chủ ngữ như muốn nói
lên nguyện ước chân thành kia khơng chỉ của nhà

thơ Viễn Phương mà còn là ước nguyện chân
thành tha thiết của đồng bào miền Nam, của mỗi
người dân Việt Nam.
- Và các em ạ, mở đầu bài thơ là hình ảnh cây tre
và khép lại bài thơ là hình ảnh cây tre. Sự lặp lại
này khiến cho:
+ Bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng.
+ Để qua đó, tác giả khẳng định, hồn chỉnh vẻ
đẹp của cây tre khơng chỉ có sức sống mãnh liệt,
trường tồn mà cịn kiên trung, bất khuất.
+ Và cũng để hồn chỉnh cảm xúc của tác giả,
hoàn chỉnh một cuộc hành hương của người con
từ miền Nam – mảnh đất thành đồng của Tổ
quốc ra Hà Nội, vào lăng viếng Bác và rồi ngày
mai người con ấy lại tạm biệt nơi vừa đến để trở
về mà lịng đầy lưu luyến, kính u, nhớ thương
Bác. Nhà thơ muốn ở bên Bác, nguyện sống đẹp,
sống trung thành với lý tưởng của Bác, của cách
mạng, của dân tộc Việt Nam, nguyện sống, học
tập và làm theo tư tưởng đạo đức của Người.
Nên có thể coi bài thơ là nén tâm nhang mà nhà
thơ thành kính dâng lên Người.
Chuyển: Cơ và các em vừa tìm hiểu xong toàn
bộ văn bản, để khái quát lại kiến thức của bài
học hôm nay, các em chuyển sang phần
PP
III. Tổng kết
21/25



6. Luyện tập

1. Nghệ thuật
- Thể thơ 8 tám chữ đan xen với dịng thơ 7 chữ,
9 chữ.
- Ngơn ngữ bình dị, cơ đúc.
- Giọng thơ vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha
thiết, đau xót tự hào thể hiện đúng tâm trạng xúc
động khi vào lăng viếng Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ đẹp, sáng tạo, hiệu quả.
2. Nội dung
Bài thơ đã thể hiện niềm xúc động, tấm lịng
thành kính thiêng liêng, biết ơn của nhà thơ cũng
như của nhân dân đối với Bác Hồ khi vào lăng
viếng Bác.
Chuyển: Các em chuyển sang phần luyện tập,
PP
hãy quan sát phiếu bài tập sau:
Bài tập: Kết thúc một bài thơ có câu
“Mai về niềm Nam thương trào nước mắt”
1. Chép tiếp 3 câu cịn lại để hồn thiện khổ thơ?
2. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào?
Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
3. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của khổ
thơ?
4. Tìm và phân tích hiệu quả diễn đạt của một
biện pháp tu từ trong khổ thơ trên.
5. Viết một đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận
của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử
dụng một thành phần tình thái.

GV hướng dẫn làm bài tập:
PP
* Câu 1, 2, 3 là các câu nhận biết, các em dựa
vào bài thơ và phần kiến thức khái quát về tác
giả, văn bản để làm.
* Câu 4: là câu hỏi ở mức độ thông hiểu, các em
dựa vào kiến thức của khổ thơ cuối để làm. Cô
chú ý, đề bài chỉ yêu cầu tìm và chỉ ra 1 biện
pháp tu từ nên các em lựa chọn một biện pháp tu
từ mà em dễ nhận ra nhất (ĐN, Ẩn dụ, Nhân
hóa…).
22/25


7. Chốt
bài học

* Câu 5:
- Nội dung: Đoạn thơ thể hiện cảm xúc lưu luyến
khi phải rời xa lăng Bác.
+ Lòng nhớ thương, lưu luyến trào lên mãnh liệt:
“thương trào nước mắt”
+ Nhà thơ gửi tấm lịng mình ở lại bằng cách
muốn hố thân, hồ nhập vào những cảnh vật ở
bên lăng Bác...
- Ước nguyện của nhà thơ cũng là ước nguyện
của triệu triệu người dân Việt Nam đối với Bác.
- Đặc sắc về nghệ thuật: Thể thơ 8 chữ, điệp ngữ,
nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, hình ảnh thơ đẹp,
chọn lọc....

- Hình thức: Viết đúng cấu trúc của một đoạn
văn, theo số câu quy định.
- Sử dụng yếu tố tiếng Việt: Thành phần tình
thái: Lựa chọn các từ: Có lẽ, hình như, chắc,
chắc chắn.... đưa vào đoạn văn, gạch chân yếu
tố tiếng Việt.
* Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà học bài và
hồn thành bài tập
Hành trình của một cuộc viếng thăm lăng Bác GV
được nhà thơ diễn tả thật chân thực, sống động
và chan chứa tình cảm chân thành. Đó là cuộc
viếng thăm vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt
Nam, hay đó cũng là cuộc hành trình về nguồn,
hành trình tìm ra lẽ sống đẹp trong đời? Chỉ biết
rằng, qua hành trình ấy, chúng ta càng thêm
kính yêu Bác Hồ. Và yêu Bác chúng ta càng kiên
định và tin tưởng theo đường lối của Đảng, của
cách mạng. Tin tưởng vào sự chăm lo và chỉ đạo
của Nhà nước, Chính phủ chúng ta cùng chung
sức vững tâm để vượt qua được đại dịch Covid
19, vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Chào các em.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
23/25


Dạy học trên truyền thình và dạy học trực tuyến là cách đào tạo từng
khẳng định nhiều thành tựu ở những nước tiên tiến từ rất lâu, và nhiều quốc gia

vẫn đang xem là mơ hình đào tạo có nhiều triển vọng. Ở Việt Nam, điều này khá
mới mẻ, nhưng qua thực tiễn thời gian qua, hình thức đào tạo này bước đầu đã
thu hút được sự quan tâm đáng kể của khơng ít các nhà giáo và học sinh. Tơi
nghĩ: sự bỡ ngỡ ban đầu - thậm chí cịn là sự dụt dè, cẩn trọng thăm dị nữa,
khơng hẳn là chỉ báo về năng lực mặt công nghệ, mà có khí, cịn là về phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học nữa, khi ít nhiều cịn chưa "kết nối được"
giữa cách thức và con đường, giữa mục tiêu và mục đích. Tất nhiên, đó mới chỉ là ý
nghĩ của cá nhân người viết.Khi thực hiện mơ hình dạy học này, thuận lợi dễ thấy
nhất là học sinh có thể học tại nhà mà không phải tập trung ở trường; giúp học
sinh có được kiến thức qua hình thức học tập hiện đại và tiến bộ (ứng dụng công
nghệ thông tin) gần gũi với các em; nếu bài giảng được chuẩn bị chu đáo, chuẩn
mực về chuyên môn và phương pháp thì có thể sử dụng được nhiều lần; một bài
giảng online không giới hạn số lượng học sinh theo học, vì thế giáo viên có thể
chia sẻ kiến thức của mình cho một số lượng lớn học sinh cùng lúc mà không bị
giới hạn về thời gian và khơng gian học tập; có thể làm phong phú nội dung bài
giảng bằng việc kết hợp cùng lúc nhiều ứng dụng công nghệ vào việc giảng dạy;
nếu giảng dạy tốt, sẽ tạo được uy tín và ảnh hưởng nhanh và rộng hơn so với
giáo viên offline; tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, đảm bảo được sức khỏe
và giảm bớt áp lực tâm lí khi đứng lớp thực tế; học sinh có thể chủ động trong
việc tiếp thu bài học, có thể học mọi lúc, mọi nơi và có xem đi, xem lại một bài
giảng; có thể chủ động lựa chọn nội dung học tập, tốc độ học tập phù hợp với
năng lực và điều kiện riêng của bản thân. Với việc cho học sinh lớp 9 học trực
tuyến môn Ngữ văn lớp 9 mà tôi đã thực hiện trong đơt nghỉ dịch vừa qua, tôi
nhận thấy: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình,… đã dần được hình thành và phát triển
một cách rõ rệt ở học sinh thời gian đầu còn nhiều học sinh khơng thích học bộ
mơn Ngữ văn nhưng đến nay học thì số học sinh có hứng thú học đã tăng lên rõ
rệt lớp học do tôi tổ chức có khi lên đến 80 học sinh tham gia.
2. Kiến nghị:
- BGH nhà trường cần thường xuyên cập nhật thông tin, các văn bản chỉ

đạo của cấp trên để chỉ đạo kịp thời các bộ phận các tổ chuyên môn trong nhà
trường; Lập kế hoạch chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể đến các tổ chuyên
môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; Kiểm tra, đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, các bộ phận, các cá nhân trong nhà
trường và có rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời.
- Các Tổ/Khoa chuyên môn cần phân công các giáo viên bộ môn xây
dựng bài giảng qua video; Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo
24/25


trong mỗi video giảng bài; Kiểm duyệt các video bài giảng của giáo viên bộ
môn; Theo dõi, kiểm tra, đánh gia quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
- Giáo viên chủ nhiệm phải rà soát và đảm bảo kết nối với 100% phụ
huynh, học sinh và các giáo viên bộ máy trong lớp chủ nhiệm; Nhận bài giảng
video từ các giáo viên bộ mơn, gửi vào nhóm của lớp; Nhận các phản hồi, kết
quả học tập của học sinh; Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học
tập của con em.
- Giáo viên bộ mơn cần đảm bảo những kiến thức trọng tâm của bài dạy
để truyền đạt đến học sinh; Chuẩn bị và thực hiện các video bài giảng theo đúng
chuẩn kiến thức kĩ năng; Lựa chọn những hình thức giảng dạy, tương tác để thu
hút học sinh hào hứng tham gia học tập; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh; Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để
nắm bắt tình hình học tập của các em.
- Khi tạo liên kết và sự tương tác trực tiếp, thường xuyên giữa giáo viên với
học sinh, học sinh và học sinh trong cùng thời điểm (qua ứng dụng skype online,
messeger, wechat..) thì việc đảm bảo tiến độ thực hiện khung chương trình đào tạo
theo kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 sẽ diễn ra như dự định.
Trên đây là một vài suy nghĩ nhỏ của tôi về việc dạy học trực tuyến cho
học sinh qua bộ môn ngữ văn 9. Với khả năng còn hạn chế và chắc chắn rằng đó
vẫn chưa phải là khn mẫu hồn chỉnh vì vậy kính mong q đồng nghiệp

đóng góp ý kiến để cùng nhau tìm ra một phương pháp tối ưu hơn nữa để việc tổ
chức dạy học trực tuyến trong trường học nói chung và trong mơn học Ngữ văn
nói riêng mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả thiết thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN / ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ

25/25


×