Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.07 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ
Câu 1: Trình bày chiến lược kinh tế mới của LB Nga và những thành tựu đạt được sau năm
2000.
 Chiến lược kinh tế mới của LB Nga:
- Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
- Tiếp thu xây dựng nền kinh tế thị trường, mở rộng ngoại giao, coi trọng Châu Á.
- Nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị.
- Khơi phục lại vị trí cường quốc của mình.
 Những thành tựu đạt được:
- Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
- Dự trữ ngoại tệ lớn, đứng thứ 4 thế giới.
- Thanh tốn xong các khoản nợ từ thời kì Xơ Viết.
- Tốc độ tăng trưởng ở mức cao và luôn dương.
- Gía trị xuất siêu ngày càng tăng.
- Tình hình chính trị ổn định, đời sống nhân dân tăng cao.
- Vị trí ngày càng cao trên thị trường quốc tế.
- Nằm trong nhóm nước có nền cơng nghiệp hàng đầu thế giới (G8).
Câu 2: Trình bày đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản, đánh giá những
thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phất triển KT- XH.
 Vị trí địa lý:
- Quần đảo Nhật Bản nằm ở quần đảo Đông Bắc Á. Phía Tây giáp biển Nhật Bản,
phía Đơng giáp Thái Bình Dương.
- Gồm 4 đảo lớn: Hô- cai- đô, Hôn- su, Xi- cơ- cư, Kiu- xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.
- Nằm trong vành đai núi lửa.
 Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: Chủ yếu là đồi núi (80%), đồng bằng ở ven biển.
- Khí hậu: phía Bắc khí hậu lạnh giá, mùa đơng kéo dài; phía Nam khí hậu cận
nhiệt, khơng lạnh lắm thường có bão.
- Khốn sản: nghèo về khống sản.
- Sơng ngịi: ngắn, dốc.
 Đánh giá


- Thuận lợi:
+ Là một quần đảo nằm ở phía Đơng châu Á, thuận lợi cho việc giao lưu
kinh tế với bên ngoài bằng đường biển và phát triển du lịch biển.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp nhưng đất đai màu mỡ
+ Đường bờ biển thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển như dịch vụ
cảng biển, giao thông, đánh bắt và ni trồng thủy hải sản.
+ Địa hình núi với nhiều cảnh đẹp, suối khống nóng là điều kiện phát triển
du lịch.


+ Khí hậu thuận lợi cho việc đa dạng hóa sản phẩm nơng nghiệp.
+ Sơng ngịi nhỏ, ngắn, dốc có giá trị thủy điện.
- Khó khăn:
+ Nằm ở đơng á, giữa TBD, gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ cách xa
đại lục khó khăn trong việc giao lưu đường bộ vs các nước và các bộ phận
của lãnh thổ.
+ Nghèo khống sản, thiếu ngun liệu cho ngành cơng nghiệp nặng.
+ Có nhiều động đất, núi lửa, sóng thần, gây thiệt hại lớn cho đời sống và
sản xuất.
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi giao thơng đi lại gặp nhiều khó khăn.
+ Sơng nhỏ, ngắn, dốc nên lượng nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt còn
thiếu.
Câu 3: Nêu đặc điểm dân cư Nhật Bản đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển
KT- XH.
 Đặc điểm dân cư:
- Là nước đông dân, dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở ven bờ
TBD.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp (0,1%).
- Dân số ngày càng bị già hóa.
- Người dân Nhật Bản cần cù chịu khó, ý thức và tinh thần tự giác cao.

- Dân cư chủ yếu tập trung trong các đô thị ven TBD từ Tokyo đến Osaka.
 Ảnh hưởng:
- Ưu điểm:
+ Dân cư đông -> nguồn lao động dồi dào
+ Người dân cần cù ,có tinh thần trách nhiệm và tinh thần học tập cao =>
tạo được đội ngũ lao động chuyên nghiệp, tính kỉ luật cao.
+ Mức sống dân cư cao , giáo dục và đào tạo được chú trọng.
- Nhược điểm:
+ Già hóa dân số -> thiếu nguồn lao động trong tương lai, chi phí phúc lợi
cao.
Câu 4: So sánh đặc điểm hai miền tự nhiên Trung Quốc và đánh giá những thuận lợi và khó
khăn của chúng đối với sự phất triển KT- XH.
Miền Đơng

Miền Tây

Địa hình

- Vùng núi thấp và các đồng bằng
màu mỡ: Đơng Bắc, Hoa Bắc,
Hoa Trung, Hoa Nam

Khí hậu

- Phía Bắc khí hậu ơn đới gió mùa. - Ơn đới lục địa khắc nghiệt.

- Gồm các dãy núi cao, sơn nguyên
đò sộ xen lẫn các bồn địa.



- Phía Nam khí hậu cận nhiệt đời
gió mùa.

Sơng ngịi

- Trung và hạ lưu có nhiều sơng
lớn: Trường Giang, Hồng Hà

- Là nơi bắt nguồn của nhiều sông
lớn, hệ thống sơng ngịi thưa
nhưng khá nhiều hồ tự nhiên trên
núi.

Khống sản

- Khí tự nhiên, dầu mỏ, than sắt.

- Nhiều loại than, sắt, dầu mỏ,
thiếc, đồng..

Đánh
giá

- Đồng bằng phù sa màu mỡ,
nguồn nước phong phú => phát
triển nơng nghiệp.
Thuận
- Khí hâu ơn hịa => phát triển
lợi
nhiều loại cây trồng vật ni.

- Khống sản => ngun liệu phát
triển ngành cơng nghiệp nặng.
Khó
khăn

- Nhiều thiên tai, lũ lụt

- Phát triển nghề rừng và chăn ni
gia súc.
- Sơng ngịi có tiềm năng thủy
điện.
- Giàu khống sản => phát triển
cơng nghiệp khai khống.
- Thiếu nước
- Giao thơng khó khăn, khó khai
thác tài ngun.

Câu 5: Trình bày những chính sách và thành tựu của cơng cuộc hiện đại hóa cơng nghiệp
của Trung Quốc.
 Chính sách:
- Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường. Chủ động lập kế hoạch
sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện chính sách mở cửa trao đổi hàng hố, thu hút đầu tư nước ngồi ( năm
2004 thu hút đầu tư nước ngoài đạt 60,6 tỉ USD).
- Quản lý sản xuất công nghiệp tại các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.
- Hiện đại hố trang thiết bị, ứng dụng cơng nghệ cao cho các ngành công nghiệp.
- Ưu tiên phát triển các ngành cơng nghiệp nhẹ, sau đó tập trung phát triển các
ngành cơng nghiệp nặng truyền thống như: khai khống, luyện kim, chế tại máy,
hoá chất........
- Năm 1994 Trung Quốc thực hiện chính sách cơng nghiệp mới, tập trung phát

triền 5 ngành cơng nghiệp: chế tạo máy, địên tử, hố dầu, sản xuất ôtô và xây
dựng.
- Phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như: điện tử, cơ khí chính xác chế
tạo máy bay. dặc biệt Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu V.


- Phát triển các ngành vật liệu xây dựng, gốm sứ, dệt.... dựa vào lực lượng lao
động và nguồn nguyên liệu dồi dào ở địa phương.
 Thành tựu:
- Sản lượng một số ngành cơng nghiệp tăng nhanh và có thứ bậc cao của thế giới
như: than, thép, xi măng, phân đạm và điện.
- Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao : điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự
động.... đạt nhiều thành tựu cao.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×