ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ HỌC KỲ II(1)
Câu 1: Vì sao cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su được trồng
nhiều ở Đông Nam Bộ?
Câu 2: Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên biển ở nước ta là gì?
Hậu quả?
Câu 3: Trình bày đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi,
đất trồng) của đồng bằng sông Cửu Long. Cho biết tự nhiên của
đồng bằng thuận lợi cho ngành kinh tế nào phát triển?
Câu 4 : Trình bày tình hình phát triển ngành trồng cây lương thực
của đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 5 : Cho biết những dấu hiệu về sự giảm sút tài nguyên và ô
nhiễm môi trường biển- đảo của Việt Nam. Sự giảm sút tài nguyên
và ô nhiễm môi trường biển- đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Câu 6: Ở Đồng bằng sông Cửu Long lúa được trồng chủ yếu ở các
tỉnh nào?
Câu 7: Tại sao vùng Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nhất vốn đầu
tư nước ngoài?
Câu 8:Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển? Nêu những
phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo ở
nước ta.
Câu 9: Lũ đem lại cho đồng bằng Sông cửu long những thuận lợi và
khó khăn gì?
Câu 10:Theo em khí hậu Quảng Trị có điểm nào khác biệt so với
khí hậu miền bắc và miền nam nước ta? Vì sao vậy?
Câu 11:Trình bày tình hình phát triển các ngành kinh tế của vùng
Đông Nam Bộ.
Câu 12: Nêu các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển – đảo.
Câu 13: Để khắc phục một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp, người dân Đồng bằng sông Cửu
Long cần có những giải pháp gì?
Câu 14: Cho biết các ngành kinh tế biển. Nước ta có những điều
kiện thuận lợi nào để phát triển các ngành kinh tế biển?
Câu 15: Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển? Nêu những
phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo ở
nước ta
Câu 16: Hiện nay Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để
phát triển công nghiệp?
_________________________
Câu 1: Cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su được trồng nhiều ở
ĐNB là vì có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên và kinh tế -
xã hội.
+ Mặt tự nhiên: Có diện tích đất đỏ badan và đất xám rộng lớn, màu
mỡ; Khí hậu cận xích đạo; Địa hình thoải và chế độ gió ôn hòa.
+ Mặt kinh tế - xã hội: Lao động có nhiều kinh nghiệm; Có nhiều cơ
sở chế biến; Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 2: Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên biển nước ta:
+ Do khai thác không hợp lí (khai thác quá mức), trang thiết bị khai
thác lạc hậu.
+ Các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển
+ Do ô nhiễm môi trường ngày càng có xu hướng tăng.
Hậu quả:
+ Đầu độc và làm giảm chất lượng sinh vật biển.
+ Ảnh hưởng xấu tới chất lượng các khu du lịch biển.
Câu 9: * Thuận lợi:
- Bồi đắp phù sa, rửa phèn, mặn cho đồng bằng
- Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
- Phát triển giao thông vận tải đường sông
- Dự trữ nước cho mùa khô
- Loại trừ bớt sâu bệnh phá hoại múa màng
* Khó khăn:
- Làm ngập lụt nhiều nơi việc sinh hoạt của nhân dân khó khăn
Câu 10: * Khí hậu Quảng trị khác khí hậu miền bắc và miền nam:
- Khí hậu Quảng trị mùa hạ nóng và ít mưa, mưa nhiều về thu đông
- Khí hậu miền bắc và miền nam mưa nhiều vào mùa hạ
* Nguyên nhân:
- Quảng trị có dãy Trường sơn chắn ở phía tây nên khi gió mùa tây
nam thổi lên gây ra hiệu ứng phơn khô nóng vào mùa hạ.
- Mùa thu -đông gió đông bắc qua vịnh bắc bộ, đựơc cung cấp ẩm,
đồng thời vào thời gian này ở trên biển có áp thấp nhiệt đới và bão
xuất hiện di chuyển vào đất liền gặp dãy trường sơn chặn lại nên
gây mưa
Câu 11: * Công nghiệp:
- Công nghiệp – Xây dụng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế
của vùng và cả nước.
- Cơ cấu công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng như:
khai thác dầu khí, hóa dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến
lương thực thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng.
- CN tập trung chủ yếu ở TP HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu
* Nông nghiệp:
- Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.
- Cây công nghiệp hàng năm và lâu năm phát triển mạnh nhất là cây
cao su, hồ tiêu, điều, mía đường, thuốc lá và cây ăn quả.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp.
* Dịch vụ:
- Dịch vụ ở Đông Nam Bộ rất đa dạng, bao gồm các hoạt động
thương mai, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông…
- Sự đa dạng loại hình kinh tế dịch vụ đã góp phần thúc đẩy kinh tế
của vùng phát triển mạnh mẽ.
- Thành phố HCM là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng
đầu của ĐNB và cả nước
Câu 12
- Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu, đầu tư
khai thác hải sản xa bờ.
- Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô.
- Bảo vệ và PT nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển.
Câu 13:
- Cải tạo đất phèn, đất mặn.
-Thoát lũ vào mùa mưa, cấp nước ngọt cho mùa khô.
- Chung sống với lũ và khai thác lợi thế do lũ mang lại.
- Kết hợp trồng trọt với nuôi trồng thủy sản: nuôi cá bè, nuôi tôm…
Câu 14:
* Các ngành kinh tế biển:
- Khai thác, nuôi trồng và chế biển hải sản
- Du lịch biển - đảo
- Khai thác và chế biến khoáng sản biển
- Giao thông vận tải biển
* Điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển:
- Trữ lượng hải sản lớn.
- Tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, phong cảnh trên bờ cũng
như trên các đảo đẹp thu hút du khách.
- Có nhiều khoáng sản có giá trị kinh tế cao như: Dầu mỏ, cát trắng,
muối.
- Bờ biển dài, có nhiều tuyến đường biển quốc tế, có nhiều cảng
nước sâu thuận lợi cho ngành vận tải biển.
Câu 15:
* Phải phát triên tổng hợp kinh tế biển vì:
- Vùng biển và hải đảo nước ta giàu tài nguyên và có ý nghĩa quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc
phòng.
- Đảm bảo việc chống ô nhiễm và suy thoái môi trường biển.
- Đảm bảo sự khai thác hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên
biển và hải đảo, việc khai thác các loại tai nguyên biển có quan hệ
mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Vì vậy phải phát
triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
* Những phương hướng chính để bảo vệ môi trường biển đảo ở
nước ta:
Gồm 5 phương hướng chính:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư
chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước
sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương
trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rừng san hô ngầm ven biên, cấm khai thác san hô dưới mọi
hình thức.
- Bẩo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu
mỏ.
Câu 7:Nguồn lao động dồi dào
+Thị trường tiêu thụ rộng lớn
+Có nhiều di tích lịch sử
+Có cảng,sân bay quốc tế
+Là trung tâm kinh tế lớn nhất ở khu vực phía Nam
+Địa hình ,khí hậu thuận lợi
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ HỌC KỲ II (2)
Câu 1 : Quan sát bảng thống kê số liệu về tình hình khai thác dầu thô của nước ta giai đoạn 1999-2002.
1999 2000 2001 2002
Dầu thô khai thác (Triệu tấn) 15,2 16,2 16,8 16,9
Nhận xét về tình hình khai thác dầu thô của nước ta giai đoạn 1999-2002.
Câu 2 : Qua bảng số liệu thống kê về tỉ trọng % ngành thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước (đơn vị %)
1995 2000 2002 2003 2004
Cả nước 100 100 100 100 100
Đồng bằng sông
Cửu Long
51,7 51,9 51,2 51,4 51,8
Vẽ biểu đồ cột thể hiện thể hiện tỉ trọng % sản lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước?
Câu 3: Dựa vào bảng số liệu: diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước ( 2002)
Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước
Diện tích ( nghìn ha) 3834,8 7504,3
Sản lượng ( triệu tấn) 17,7 34,4
Vẽ biểu đồ thích hợp, nhận xét
Câu 4: Cho bảng số liệu: (Đơn vị:Triệu tấn)
1999 2000 2001 2003
Dầu thô khai thác 15,2 16,2 16,8 16,9
Dầu thô xuất khẩu 14,9 15,4 16,7 16,9
Xăng dầu nhập khẩu 7,4 8,8 9,1 10,0
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng Dầu thô khai thác, Dầu thô xuất khẩu và Xăng dầu nhập khẩu của nước ta ?
b. Cho nhận xét và giải thích?
Câu 5: Dựa vào bảng số liệu sau:
Ngành Nông- lâm- ngư nghiệp Công nghiệp- XD Dịch vụ
2008 59,3% 13,9% 26,8%
2009 51,45% 17,11%, 31,44%.
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỷ trọng cơ cấu kinh tế GDP của tỉnh Đăk Lăk năm 2008- 2009(%).
b. Nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng giữa các khu vực kinh tế. Cho biết xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh Đặk Lăk.
Câu 6: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh năm 2002(%)
Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp, Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ
100 1,7 46,7 51,6
Vẽ biểu đồ trên thể hiện cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và nêu nhận xét
Câu 7: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu kinh tế năm 20002 (%)
Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ
Đông Nam Bộ
Cả nước
6,2
23,0
59.3
38,5
34,5
38,5
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu kinh tế Đông Nam Bộ, cả nước.
2. Từ biểu đồ đã vẽ và kết hợp số liệu, nêu nhận xét về tỉ trọng công nghiệp – xây dựng Đong Nam Bộ. Từ đó rút ra kết
luận về sự phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ?