Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI và VAI TRÒ CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG CÔNG CUỘC PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID 19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 32 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 3
2. Nhiệm vụ của đề tài ........................................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................... 6
Chương 1. LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI ................................................................................................................... 6
1.1 Những khái niệm cơ bản .............................................................................................. 6
1.2 Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .......................................................................................... 6
1.2.1 Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội............................................................................................................................... 6
1.2.2 Cơ sở khách quan của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội..................................................................................................................... 8
1.3 Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ........................................................................................................... 9
1.3.1 Nội dung cơ bản của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội..................................................................................................................... 9
1.3.2 Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
...................................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2. VAI TRỊ CỦA KHỐI ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC TRONG CƠNG CUỘC
PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID 19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................. 13
2.1 Khái quát về khối đai đoan kết toan dân tộc và tinh hình đại dịch Covid 19 ở Việt Nam
hiện nay ............................................................................................................................ 13
2.1.1 Khái quát về khối đại đoan kết toàn dân tộc........................................................ 13


2.1.2 Tình hình đại dịch Covid ở Việt Nam hiện nay................................................... 14
2.2.Đánh giá thực trạng về vai trò của khối đại đồn kết dân tộc trong cơng cuộc phòng
chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay................................................................ 18


2.2.1.Những mặt tích cực và nguyên nhân ................................................................... 18
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân........................................................................... 24
2.3 Đề xuất những giải pháp khắc phục hạn chế nhằm phát huy vai trò của khối đại đồn
kết dân tộc trong cơng cuộc phịng chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay ....... 27
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 31

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ thực tế của phong trào đấu tranh giai cấp nửa cuối thế kỷ XIX C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ nguyên nhân nhiều cuộc cách mạng của giai cấp công nhân bị thất bại, là vì
khơng lơi kéo được “người bạn đồng hành tự nhiên” là giai cấp nông dân. Đến đầu thế kỷ XX,
cùng với quá trình phát triển, sáng tạo đúng đắn của những tưởng của C.Mác và Ph.Ăng-ghen
về tính tất yếu của liên minh giai cấp và tầng lớp, Lê-nin đã lãnh đạo thành công liên minh
này trong cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và trong những năm đầu trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
Tại Việt Nam, từ khi được thành lập, Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng, sáng tạo
quan điểm về liên minh giai cấp, tầng lớp vào công cuộc xây dựng đổi mới và mở rộng khối
đại đoàn kết dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng “ Đại đồn kết dân tộc không chỉ là
mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc.
Bởi vì, đại đồn kết dân tộc chính là nhiệm vụ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đảng
có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết nhân dân tạo thành sức mạnh vơ địch trong cuộc đấu
tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người ”. Thấm nhuần
những tư tưởng đó, tồn dân khơng phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, đồng
lòng đồng sức tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc giành thắng lợi trong công cuộc kháng
chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh trong nước và quốc
tế có nhiều thay đổi càng đòi hỏi chúng ta phải tăng cường đoàn kết các dân tộc hơn bao giờ

hết. Để có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh, các dân tộc trong cả nước cần nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống vì
lợi ích tối cao của Tổ quốc, đồng tâm nhất trí đưa đất nước ta vững bước tiến lên phía trước,
vì tương lai của Tổ quốc và tiền đồ của dân tộc, vì thế hệ hơm nay và con cháu mai sau. Việc
xây dựng và củng cố đoàn kết giữa các dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa có thể phát
huy hết tiềm năng và sức mạnh nội lực của đất nước tạo nên một thế trận vững chắc, một sức
mạnh tổng hợp vừa có thể khắc phục được mặt trái của những vấn đề như mâu thuẫn, xung
đột dân tộc hay sự lợi dụng của các thế lực thù địch...
3


Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, đại dịch Covid-19 đã và đang đe dọa nghiêm trọng
đến an toàn và sức khỏe của con người ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Xã hội bị
xáo trộn, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Hơn hết, Việt Nam đang bước vào một giai đoạn đầy
thách thức khi dịch bệnh bùng phát trở lại với cường độ mạnh hơn, tốc độ lây nhiễm của chủng
mới tăng gấp nhiều lần. Sau những thành công ở những giai đoạn đầu, trong những ngày vừa
qua, chúng ta ghi nhận hàng trăm rồi đến hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Đợt bùng phát
dịch bệnh lần này rất nguy hiểm do chủng virus mới đang lây lan rất nhanh. Nhưng chính
trong thời điểm này, chúng ta tiếp tục được chứng kiến một Việt Nam đồng sức, đồng lòng nỗ
lực vượt qua mọi khó khăn. Sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt, không một phút chần
chừ của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, đồng thuận, chung sức của toàn dân trong công
tác phòng, chống dịch để cùng nhau vượt qua và quyết tâm chiến thắng đại dịch. Do đó, nhóm
quyết định chọn đề tài “ Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Liên hệ đến vai trị của khối đại đồn kết dân tộc trong cơng cuộc phịng chống đại dịch
Covid-19 ở Việt Nam hiện nay ” nhằm hiểu rõ hơn vai trò của khối đại đồn kết dân tộc trong
cơng cuộc xây dựng đổi mới đất nước, đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục và củng
cố phát triển khối đại đoàn kết.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Làm rõ những khái niệm cơ bản về liên minh giai cấp, tầng lớp.
Làm rõ tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh liên minh giai cấp, tầng lớp trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Làm rõ nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội
Làm rõ khái niệm khối đại đoàn kết dân tộc và sơ lược về tình hình đại dịch Covid-19 ở
Việt Nam hiện nay.
Làm rõ vai trò và ý nghĩa của khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình đại dịch Covid19 tại Việt Nam hiện nay.
Đánh giá thực trạng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình đại dịch Covid19 tại Việt Nam hiện nay.
4


Những giải pháp khắc phục hạn chế.
Đưa ra kết luận chung về việc áp dụng liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam và vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn khó
khăn do đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.

5


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Những khái niệm cơ bản
“Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự liên kết, hợp
tác, hỗ trợ nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của các
chủ thể trong khối liên minh và tạo động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu chủ nghĩa xã hội.”1
Liên minh bao gồm: giai cấp công nhân, nơng dân và tầng lớp trí thức, trong đó:
Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động trong lĩnh vực công nghiệp,
giá trị lao động thặng dư của họ là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có của tồn xã hội.
Giai cấp nơng dân là giai cấp của những người lao động trong lĩnh vực sản xuất nông –
lâm – ngư nghiệp, gắn với phương thức sản xuất nhỏ, cục bộ, phân tán, khơng có hệ tư tưởng

độc lập.
Tầng lớp trí thức bao gồm những người lao động trí óc phức tạp và sáng tạo, sản phẩm
của họ có tác dụng đến sự phát triển của xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ khơng có
phương thức sản xuất riêng và địa vị kinh tế - xã hội độc lập nhưng đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của xã hội.
1.2 Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh liên minh giai cấp, tầng lớp trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.2.1 Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội
Xét về cơ cấu kinh tế
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội – tức là cách mạng đã chuyển sang giai đoạn
mới, cùng với tính tất yếu chính trị - xã hội, tính tất yếu kinh tế của liên minh lại nổi lên với
tư cách là nhân tố quyết định nhất cho sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội. Liên minh
này được hình thành xuất phát từ yêu cầu khách quan của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp
1

Giáo trình học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chương 5, tr.94.

6


hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền sản xuất nhỏ nông nghiệp là chính
sang sản xuất hàng hóa lớn, phát triển cơng nghiệp dịch vụ và khoa học - công nghệ…, xây
dựng nền tảng vật chất – kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội. Mỗi lĩnh vực của nền kinh
tế chỉ phát triển được khi gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau để cùng hướng tới phục vụ phát
triển sản xuất và tạo thành nền cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Chính những biến đổi trong
cơ cấu kinh tế này đã và đang từng bước tăng cường khối liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp xã hội khác.
Việc hình thành khối liên minh giai cấp cơng nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí
thức cũng xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích kinh tế của họ nên các chủ thể của các lĩnh

vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, khoa học và cơng nghệ,… tất ́u phải gắn bó, liên
minh chặc chẽ với nhau để cùng thực hiện những nhu cầu và lợi ích kinh tế chung của mình.
Xét về mặt chính trị - xã hội
Khi tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lịch sử, trong tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp,
C.Mác đã chỉ ra rằng: "Công nhân Pháp không thể tiến lên được một bước nào và cũng không
thể dụng đến một sợi tóc của chế độ tư sản trước khi đông đảo nhân dân nằm giữa giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tư sản, nổi dậy chống chế độ tư sản".
V.I.Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận liên minh công - nông của C.Mác và
Ph.Ăngghen vào thực tiễn Cách nạng Tháng Mười Nga. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng,
V.I.Lênin thường xuyên chủ trương và thực hiện củng cố khối liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nơng dân. Đó cũng là một trong những ngun nhân quan trọng đưa tới
thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười.
Sau Cách mạng Tháng Mười. V.I.Lênin đặc biệt quan tâm tới xây dựng khối liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Người chỉ rõ:
"Chun chính vơ sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản,
đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải
vơ sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nơng dân, trí thức)".
V.I.Lênin cho rằng, nếu không thực hiện liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các
tầng lớp lao động khác thì giai cấp cơng nhân khơng thể giữ vững được chính quyền nhà nước.

7


"Ngun tắc cao nhất của chun chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông
dân để giai câp vơ sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước".
Mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không phải là duy trì giai cấp
và sự đối kháng giai cấp, duy trì nhà nước mà tiến lên xây dựng một xã hội khơng cịn giai
cấp, khơng còn nhà nước. Điểu đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng khối liên
minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác.
1.2.2 Cơ sở khách quan của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội
Xây dụng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp
lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa có những cơ sở khách quan chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng như
nhiều tầng lớp lao động khác đều là những người lao đông, đều bị áp bức bóc lột.
Thứ hai, trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế quốc dân là một thể
thống nhất của nhiều ngành, nghề.... nhưng trong đó cơng nghiệp và nơng nghiệp là hai ngành
sản xuất chính trong xã hội. Nếu khơng có sự liên minh chặt chẽ giữa cơng nhân và nơng dân
thì hai ngành kinh tế này cũng như các ngành, nghề khác không thể phát triển được. Công
nghệ tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và các ngành nghề khác. Nông nghiệp
tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ cho tồn xã hội, tạo ra nơng sản phục vụ cho cơng
nghiệp. V.I.Lênin khẳng định: "Cơng xưởng xã hội hóa sẽ cung ấp sản phẩm của mình cho
nơng dân và nơng dân sẽ cung cấp lại lúa mì. Đó là hình thức tồn tại duy nhất có thể được của
xã hội xã hội chủ nghĩa, là hình thức duy nhất để vây dựng chủ nghĩa xã hội".
Thứ ba, xét về mặt chính trị - xã hội, giai cấp cơng nhân, giai cấp nông dân và các tầng
lớp lao động khác là lượng chính trị to 1ớn trong xây dựng, bảo vệ chính quvền nhà nước,
trong xây dựng khối đồn kết dân tộc. Do vậy, giai cấp nông dân và nhiều tầng lớp lao động
khác trở thành những người bạn "tự nhiên”, tất yếu của giai cấp công nhân.

8


1.3 Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội
Khi nghiên cứu thực tiễn các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự
áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản ở Châu Âu, nhất là ở Anh và Pháp từ giữa thế kỷ XIX,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ra nhiều lý luận nền tảng định hướng cho cuộc đấu tranh của
giai cấp cơng nhân đi đến thắng lợi, trong đó lý luận về liên minh công, nông và các tấng lớp
lao động khác đã được các ông khái quát thành vấn đề mang tính ngun tắc. Các ơng đã chỉ
ra, nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở những nước này thất bại chủ yếu do giai cấp

công nhân “đơn độc” vì đã khơng tổ chức liên minh với những tầng lớp lao động khác. Vì vậy,
các cuộc đấu tranh đó đã dẫn đến thất bại.
Từ đó dẫn đến tiền đề để các Mac, Lenin phân tích và lập luận để cho ra đời những học
thuyết, lí do, và hướng giải quyết, đấu tranh dành lại độc lập cho tầng lớp vơ sản trong thời kì
lúc bấy giờ. Và hướng đấu tranh để dành lại được độc lập đó chính là liên minh giai cấp, tầng
lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.3.1 Nội dung cơ bản của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội
Đối với chính trị
Thứ nhất, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai
cấp công nhân phải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động để tạo
sức mạnh tổng hợp để đảm bảo cho thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa cả trong
giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn xây dựng chế độ xã hội mới. Đó là quy luật mang
tính phổ biến và là động lực lớn cho sự phát triển chủa các xã hội có giai cấp.
Thứ hai, trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, liên minh về chính trị giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là cùng nhau tham gia vào
chính quyền nhà nước từ cơ sở đến trung ương, cùng nhau bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và
mọi thành quả cách mạng, làm cho nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh.
Thứ ba, mở rộng khối liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp xã
hội khác. Nhằm chống lại tư bản, liên minh nhằm lật đổ hoàn toàn tư bản, chống và tiêu diệt
9


những mưu mô, kế hoạch của chế độ ấy. Từ đó, thiết lập và cũng cố vĩnh viễn chủ nghĩa xã
hội.
Thứ tư, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động
khác trở thành cơ sở vững chắc cho nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành nòng cốt trong mặt
trận dân tộc thống nhất, thực hiện khối liên minh rộng rãi với các tầng lớp lao động khác.
Đối với kinh tế
Liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao

động khác là một nội dung đặc biệt quan trọng. Theo V.I.Lênin, nội dung chủ yếu của sự liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền
là liên minh về quân sự, nhưng khi tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trọng tâm là liên
minh.
Thực hiện liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải kết hợp đúng đắn lợi ích giữa hai giai cấp. Hoạt động
kinh tế phải vừa bảo đảm lợi ích của nhà nước, của xã hội, đồng thời phải thường xun quan
tâm tới lợi ích của giai cấp nơng dân. Nếu kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế của các giai
cấp trong xã hội, thì liên minh trở thành một động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển, ngược
lại nó trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội.
Muốn thực hiện được sự liên minh về kinh tế giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân, đảng của giai cấp công nhân và nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên quan tâm
tới xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
V.I.Lênin cũng cho rằng, thông qua sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân về kinh tế, từng bước đưa nông dân đi theo con đường xã hội chủ nghĩa bằng cách
từng bước đưa họ vào con đường xã hội với những bước đi phù hợp.
Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga XôViết V.I.Lênin không chỉ quan tâm
tới xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, mà ơng cịn quan
tâm với xây dựng khối liên minh giữa giai cấp cơng nhân với tầng lớp trí thức. V.I.Lênin cho
rằng, nếu khơng quan tâm tới điều đó thì không thể xây dựng được một nền sản xuất công
nghiệp hiện đại và không thể đứng vững được trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
10


Đối với văn hóa – xã hội
Nội dung tư tưởng - văn hóa của liên minh giữa giai cấp cơng nhân với giai cấp nông
dân và các tầng lớp lao động khác là một nội dung quan trọng trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Điều đó được lý giải bởi các lý do sau đây:
Một là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên một nên sản xuất công nghiệp hiện đại.
Những người mù chữ, những người có trình độ tư tưởng - văn hóa thấp khơng thể tạo ra được

một xã hội như vậy. Vì vậy cơng nhân, nơng dân và những người lao động khác phải thường
xuyên học tập nâng cao trình độ tư tưởng - văn hóa.
Hai là, chủ nghĩa xã hội với mong muốn xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo, quan
hệ giữa con người với con người, giữa dân tộc này với dân tộc khác là quan hệ hữu nghị. tương
trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó chỉ có thể có được trên cơ sở một nền văn hóa phát triển của
nhân dân.
Ba là, chủ nghĩa xã hội tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân lao động tham gia quan
lý kinh tế, quản lý xã hội, quan lý nhà nước. Nhân dân muốn thực hiện được cơng việc quản
lý của mình cần phải có trình độ tư tưởng - văn hóa, phải hiểu biết chính sách, pháp luật.
Theo V.I.Lênin, cuộc đấu tranh khắc phục những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, trì trệ, thói
quan liêu cửa quyền là một cơng việc khó khăn, vì "kẻ thù ở ngay trong chúng ta là chủ nghĩa
tư bản vơ chính phủ và việc trao đổi hàng hóa một cách vơ chính phủ" - đây là kẻ thù giấu
mặt, chúng ta khó nhận ra và phải trải qua một thời kỳ lâu dài, "... không thể thực hiện nhanh
được như nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ quân sự".
1.3.2 Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Muốn xây dựng được khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và các tầng lớp lao động khác trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải
bảo đảm những nguyên tắc sau đây:
Phải bảo đảm vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân
V.I.Lênin cho rằng, xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng
dân khơng có nghĩa là chia quyền lãnh đạo của hai giai cấp này mà phải đi theo đường lối của
11


giai cấp công nhân. Giai cấp nông dân là giai cấp gắn với phương thức sản xuất nhỏ, cục bộ,
phân tán, khơng có hệ tư tưởng độc lập. Do đó, chỉ có đi theo hệ tư tưởng của giai cấp cơng
nhân mới có thể tiến lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin khẳng định: "... chỉ có
sự lãnh đạo của giai cấp vơ sản mới có thế giải phóng quần chúng tiểu nơng thốt khỏi chế độ
nơ lệ tư bản và dẫn họ tới chủ nghĩa xã hội".

Phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện
V.I.Lênin đã nhiều lần nhắc nhở những người cộng sản ở Nga là phải bằng những việc
làm cụ thể để cho giai cấp nông dân thấy rằng, đi với giai cấp vơ sản có lợi hơn đi với giai cấp
tư sản, từ đó họ tự nguyện đi với giai cấp cơng nhân. Có thực hiện trên tinh thần tự nguyện thì
khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân mới có thể bền vững, lâu dài.
Kết hợp đúng đắn các lợi ích của cả 2 giai cấp
Giai cấp cơng nhân và giai cấp nơng dân có những lợi ích cơ bản là thống nhất, bởi vì
họ đểu là những người lao động, đều bị bóc lột dưới chủ nghĩa tư bản. Sự thống nhất lợi ích
này tạo điều kiện thực hiện sự liên minh giữa họ. Song, giữa giai cấp công nhân và giai cấp
nông dân là những chủ thể kinh tế khác nhau. Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức
sản xuất mới cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp nông dân gắn với chế độ tư hữu nhỏ. Mà chế độ tư
hữu nhỏ thì mâu thuẫn với phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là xóa bỏ chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất. Do vậy cần phải quan tâm giải quyết mâu thuẫn này, phải thường xuyên
phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh và giải quyết kịp thời, phải chú ý tới những lợi ích thiết
thực của nông dân. Sau nội chiến ở Nga, V.I.Lênin đã áp dụng Chính sách kinh tế mới (NEP),
thay chính sách trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực. Nhà nước quy
định nghĩa vụ đóng thuế lương thực cho nơng dân. Sau khi hồn thành nghĩa vụ th́, người
nơng dân có thế tự do trao đổi phần lương thực thừa. Điều đó đã phát huy được tính tích cực
của ngừơi nơng dân, đã nhanh chóng đưa nước Nga thốt khỏi những khó khăn sau thời kỳ
nội chiến. V.I.Lênin cho rằng: "Chúng ta phải để cho nông dân, với tư cách là người sản xuất
nhỏ, có được một phạm vi tự do khá lớn. Không nâng cao kinh tế nơng dân, chúng ta khơng
thể giải qút được tình hình lương thực"; cần phải có những nhượng bộ nhất định đối với
nông dân.

12


CHƯƠNG 2. VAI TRỊ CỦA KHỐI ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC TRONG CƠNG
CUỘC PHỊNG CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID 19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Khái quát về khối đai đoan kết toan dân tộc và tinh hình đại dịch Covid 19 ở Việt

Nam hiện nay
2.1.1 Khái quát về khối đại đoan kết toàn dân tộc
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước. Từ khi ra đời, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln
ln coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự
lãnh đạo của Ðảng, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn
giáo, tập hợp đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc giành thắng lợi lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và các
cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ,
trở thành động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. “Ðại đoàn kết toàn dân tộc là
đường lối chiến lược, là bài học lớn của cách mạng Việt Nam. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ:
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công, đang là động lực,
kết nối sức mạnh vơ địch của tồn dân tộc Việt Nam. Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi
mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới.”2
Tổng Bí thư khẳng định: “ Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và
uy tín quốc tế như ngày nay”. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết
quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta, của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù
hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.

TS. Nguyễn Văn Hùng (2021). Đại đoàn kết dân tộc - Nguồn sức mạnh, nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng
lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam. Truy cập: />2

13


2.1.2 Tình hình đại dịch Covid ở Việt Nam hiện nay

Đại dịch COVID-19 đã và đang tiếp tục là một thách thức đặc biệt không chỉ với riêng
Việt Nam và đối với toàn nhân loại. Nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt, không
một phút chần chừ của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, đồng thuận, chung sức của tồn
dân, việc thực hiện cơng tác phòng, chống dịch tại nước ta đã và đang diễn ra ở quy mơ chưa
có tiền lệ.

Ảnh: Các y, bác sỹ lan tỏa thông điệp cả nước chung tay quyết tâm chống dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã và đang đe dọa nghiêm trọng an toàn và sức khỏe của nhân dân
ta. Xã hội bị xáo trộn, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là với những người dân nghèo.
Rất nhiều gia đình đã mất việc làm, hoặc thu nhập rơi vào tình trạng hết sức bấp bênh…
Đặc biệt hiện nay, Việt Nam bước vào một giai đoạn đầy thách thức khi dịch bệnh bùng phát
trở lại với cường độ mạnh hơn, tốc độ lây nhiễm của chủng mới tăng gấp nhiều lần. Sau những
thành công ở những giai đoạn đầu, trong những ngày vừa qua, chúng ta ghi nhận hàng trăm

14


rồi đến hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Đợt bùng phát dịch bệnh lần này rất nguy hiểm
do chủng virus mới đang lây lan rất nhanh
Nhưng chính trong thời điểm này, chúng ta tiếp tục được chứng kiến một Việt Nam đồng
sức, đồng lòng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,
sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, sát sao và kịp thời của Ðảng, Chính phủ. Mỗi địa phương, tổ
chức, cá nhân đều có những cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế để nỗ lực cùng nhau vượt
qua và quyết tâm chiến thắng đại dịch.
Đoàn kết thống nhất phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc
Ngay từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã vận dụng và
phát triển sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để sớm kêu gọi
nhân dân đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể đẩy lùi dịch bệnh.
Ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng

bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống
nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà
nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong Lời kêu gọi, Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã viết: “Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng
của con người là trên hết, tơi kêu gọi tồn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng
bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết
liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân Việt Nam đang là một chiến sĩ; mỗi phường xã, thôn,
bản, tổ dân phố, thậm chí mỗi gia đình là một pháo đài trên mặt trận phòng, chống dịch
COVID-19”.3
Ðồng sức, đồng lòng vượt qua đại dịch
Hơn một năm qua, kể từ khi đại dịch COVID -19 bùng phát đầu năm 2020, chưa bao giờ
từ tinh thần “đoàn kết” của dân tộc lại được nhắc đến nhiều như vậy và hơn lúc nào hết, tinh

3

Hải Minh (2021). Đoàn kết là sức mạnh để vượt qua COVID-19. Truy cập: />
covid-19/doan-ket-la-suc-manh-de-vuot-qua-covid-19-585751.html

15


thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã, đang và sẽ được phát huy bằng sức mạnh của cả hệ
thống chính trị.
Từ Trung ương tới địa phương với các Bộ, Ngành ở các cấp, cùng đoàn thể và toàn dân
ta chung tay, góp sức đối phó với đại dịch vốn đang hằng ngày, hằng giờ đe doạ đến sức khoẻ,
tính mạng của người dân. Các tầng lớp nhân dân biểu hiện lòng yêu nước bằng những hành
động thiết thực, hiệu quả; nhiều nguồn lực trong xã hội được huy động cho cơng tác phịng
chống dịch.


Ảnh: Người dân, chiến sĩ Công an tỉnh Ðắk Lắk đội mưa khẩn trương bốc rau, củ lên xe tải để kịp
vận chuyển đến TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương

Trong bối cảnh hiện nay khi thành phố Hồ Chí Minh đang là tâm dịch của cả nước, có
thể thấy mơ hình “Bếp nhỏ hội em” của các hội viên phụ nữ nữ quận Gò Vấp ngày nào cũng
trao 200 suất ăn đến lực lượng làm nhiệm vụ trực chốt cách ly y tế tại các phường 3, 5, 9, 10,
14, 15 quận Gò Vấp. Hay nhiều quận, huyện khác của thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển
khai mơ hình cây ATM gạo… Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ban hành
kế hoạch về chi hỗ trợ khẩn cấp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong
đợt dịch lần thứ 4 này. Theo đó, người lao động có thu nhập dưới 5 triệu đồng hoặc đang mang
16


thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, lao động mắc bệnh hiểm nghèo, lao động chính phải ni con,
chăm sóc cha mẹ khơng có thu nhập… trong diện được hỗ trợ.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, hàng trăm nghìn cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp, dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh, nhưng vẫn sẵn sàng ủng hộ
hàng nghìn tỷ đồng đóng góp vào Quỹ vaccine phịng chống COVID-19. Khơng chỉ ở trong
nước, đơng đảo người Việt Nam ở nước ngồi cũng ln hướng về Tổ quốc, sẵn sàng góp sức,
chung tay cùng quê hương đối phó với dịch bệnh.
Trên tuyến đầu, hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ qn đội khơng
quản khó khăn, nguy hiểm đi vào những vùng tâm dịch để cứu, chữa cho người dân, tiêu biểu
như: hơn 200 cán bộ y tế tỉnh Quảng Ninh lên đường giúp Bắc Giang chống dịch; Bộ Y tế đã
cử hơn 400 nhân lực y tế khác để hỗ trợ Bắc Giang triển khai tiêm chủng và lấy mẫu xét
nghiệm... Ở cơ sở, lực lượng công an cùng hệ thống chính trị tăng cường chốt chặn kiểm sốt
vùng dịch, đẩy mạnh cơng tác tun truyền về phịng, chống dịch.
“Có thể thấy rằng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt
Nam đã sớm kêu gọi nhân dân qút liệt, đồn kết một lịng, tạo nên sức mạnh tập thể, quyết
tâm cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay
của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc

và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng và Chính phủ, từ sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng và nhân dân… Trong khó khăn, thử thách,
những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng hơn bao giờ hết. Và những phẩm chất
ấy sẽ càng củng cố quyết tâm của chúng ta chiến đấu chiến thắng đại dịch.”4

4

Hải Minh (2021). Đoàn kết là sức mạnh để vượt qua COVID-19. Truy cập: />
covid-19/doan-ket-la-suc-manh-de-vuot-qua-covid-19-585751.html

17


2.2.Đánh giá thực trạng về vai trò của khối đại đồn kết dân tộc trong cơng cuộc phòng
chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay
2.2.1.Những mặt tích cực và ngun nhân
Đại đồn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược,quyết định trong công cuộc phòng
chống đại dịch Covid-19.Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta,
được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ngày nay, sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của cơng cuộc đổi mới
tồn diện đất nước. “Ðại đồn kết toàn dân tộc là
đường lối chiến lược, là bài học lớn của cách mạng
Việt Nam.Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay khi
đại dịch Covid – 19 bùng phát, diễn biến rất phức
tạp trên toàn cầu và ở Việt Nam, tồn dân ta đồn
kết, đồng lịng thực hiện “chống dịch như chống
giặc” để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ của
nhân dân và ổn định phát triển sản xuất, thực hiện mục tiêu kép được quốc tế đánh giá cao.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tổ chức triển khai thực

hiện sâu rộng, đã làm cho tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Người thấm vào các tầng lớp
nhân dân, tạo động lực thúc đẩy việc xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết ngay
tại địa phương, cơ sở và địa bàn dân cư.”5
Đại Đoàn kết dân tộc là mục tiêu
hàng đầu của Đảng, của dân tộc để
chống lại đại dịch Covid-19. Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi: “Với
tinh thần “chống dịch như chống giặc”,
bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân
dân là trên hết, trước hết, thay mặt lãnh

Phạm Thị Nhung (2020). Tỏa sáng giá trị văn hóa Việt Nam. Truy cập:
/>5

18


đạo Đảng và Nhà nước, tôi tha thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở
nước ngoài: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa;
đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc mn người như một, đồng lịng cùng
Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không
để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng” là lời hiệu triệu, tiếp thêm động lực, ý thức trách
nhiệm chung cho toàn Đảng, toàn dân đẩy lùi dịch bệnh.
Đại đoàn kết dân tộc tạo mối quan hệ sâu sắc giữa dân tộc này với dân tộc khác giữa
vùng miền này với vùng miền khác.Với tinh thần vì miền Nam ruột thịt, trong tuần qua, các
bệnh viện tuyến Trung ương tại Hà Nội đã huy
động các cán bộ y tế khẩn trương lên đường để
tiếp sức và hỗ trợ miền Nam chống dịch
COVID-19. Nhận được lời kêu gọi lên đường
hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại miền

Nam trong buổi tối, đoàn y, bác sỹ của các bệnh
viện chỉ có vài tiếng đồng hồ để thu xếp hành
trang, chuẩn bị tâm lý lên đường cho chuyến đi
nhiều gian nan và không xác định được thời
gian quay về.
Ảnh: Các đồn bác sĩ lên đường hỡ trợ
miền Nam

Nhằm chung tay phòng, chống dịch COVID-19, đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh đã
thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, tránh lây nhiễm dịch bệnh để bảo vệ bản thân và cộng
đồng. Đặc biệt, trong công tác tuyên truyền, cùng với chính quyền địa phương, vai trò của già
làng, người có uy tín đã được phát huy hiệu quả.Tại các thơn có đơng đồng bào dân tộc thiểu
số, cùng với lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng

19


như pano, qua loa truyền thanh... những già
làng đã trực tiếp “đi từng ngõ, gõ từng nhà”
tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn các quy
định phòng, chống dịch. Người uy tín, già làng
cịn vận động bà con bằng tiếng S’tiêng,
Khmer…cùng nhau thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch. Nhờ đó, đồng bào dân tộc
thiểu số kịp thời nắm bắt diễn biến dịch bệnh
và thực hiện nghiêm các quy định.
Ảnh: Lực lượng chức năng lấy mẫu xét
nghiệm Covid-19 cho người dân tại thôn
PínTủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang


Cổ vũ tinh thần yêu nước, nhân ái và đoàn kết cộng đồng. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc đã từng chia sẻ “Tôi rất xúc động khi biết nhiều gương tốt, việc tốt trong phòng, chống
dịch bệnh thể hiện trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng. Nhiều người đã sẵn lòng “nhường
cơm sẻ áo”, chia lại số khẩu trang ít ỏi của mình cho người khác, có những cháu bé đã dùng
tiền mừng tuổi để mua khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn tặng mọi người. Có cụ ơng, cụ bà
trên 90 tuổi, trên 100 tuổi đã dành những đồng tiền tiết kiệm để ủng hộ nhiều tấn gạo; có người
nơng dân nghèo bán cả mảnh đất - tài sản lớn nhất của gia đình để đóng góp cho phòng, chống
dịch. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp và nhiều Bộ, ngành và cán bộ khoa học đã tình nguyện
đóng góp nguồn lực tài chính, thời gian, sức lực, kinh nghiệm và những sáng kiến thiết thực
cho cơng tác phịng, chống dịch. Kiều bào ta ở nước ngồi, các chính phủ và bạn bè ta ở năm
châu cũng đã “nhường cơm sẻ áo”, tài trợ tiền, vật tư y tế, vắc-xin cho Việt Nam. Đảng, Nhà
nước và Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn, trân trọng và ghi nhận những đóng góp quý giá
đó của các mạnh thường quân”
Tinh thần đoàn kết và ý thức của toàn dân ngày dãn cách xã hội. Toàn dân đều lấy sự
gương mẫu, tận tụy của cán bộ, đảng viên để lan tỏa, coi tổ Covid-19 cộng đồng làm nòng cốt,

20


chọn những người có uy tín trong cộng đồng làm trung tâm để quy tụ và phát huy vai trò của
nhân dân tham gia chống dịch tại các chốt kiểm soát ở địa bàn dân cư; thực hiện tốt quan điểm
lấy xã, phường là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ”, là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng,
chống dịch và xác định “chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân”- Chỉ thị nêu
rõ. Bên cạnh đó người dân luôn tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch các chỉ chị cũng
như các qui tắc mà Đảng và nhà nước đã đề ra.
Theo bộ y tế ngày 31/07/2021:
Phải hết sức tránh quan liêu, “xa dân”, triển khai các giải pháp mới quyết liệt, mạnh mẽ,
hiệu quả hơn để dập dịch.
Cần có đủ và nhanh nhất vaccine phịng bệnh COVID-19.

Tạo điều kiện để các địa phương, DN tiếp cận nguồn vaccine thế giới.
Tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19.
Thủ tướng qút định bổ sung hơn 1.500 tỷ đồng phòng chống dịch.
Giao bộ, địa phương chủ động quyết định tiếp nhận tài trợ xe cứu thương phòng, chống
dịch bệnh.
Thủ tướng Chính phủ
chỉ thị xây dựng Kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội và
Dự tốn ngân sách nhà nước
năm 2022.
→ Bên cạnh đó còn rất
nhiều hành động cho thấy
sự quan tâm và hỗ trợ tích
cực của nhà nước.

Ảnh: Phát gạo cho người dân đang thực hiện cách ly

21


Những tấm gương thể hiện tinh thân đoàn kết dân tộc trong chống dịch:
Cơ Nguyễn Thị Sương (SN 1962), Phó Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ (CTĐ) phường Bình
Trị Đơng B
“Khơng ngại khó khăn, mang tấm lòng thiện để chia sẻ u thương cho cộng đồng, đó
là cơ Nguyễn Thị Sương (SN 1962), Phó Chủ tịch Hội CTĐ phường Bình Trị Đông B. Là
người thường xuyên tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện tại địa phương, ngay khi mới
tham gia cơ đã trở thành một trong những tình nguyện viên hỗ trợ đắc lực cho Hội CTĐ
phường trong việc tìm kiếm, thống kê, xác minh các đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn
cần được hỗ trợ tại địa phương.
Không quản ngày

đêm, cô Sương ban ngày
tham gia hỗ trợ trực
chiến tại chốt kiểm soát
tại đường Lê Cơ, phường
An Lạc, khi 3 khu phố
của phường bị phong tỏa,
đêm xuống cô lại tất bật
đến hỗ trợ hướng dẫn
điều phối công tác lấy
mẫu xét nghiệm tại các khu phố. Không ngừng nghỉ, cứ trống thời gian cô lại tiếp tục phân
phối rau, củ, quả và mang quà đến chăm lo cho người dân, người khó khăn tại các khu phong
tỏa, cách ly. Cô còn tham gia hỗ trợ điều tiết người dân đến nhận rau, củ, quả, gạo tại “ATM
gạo” và “Gian hàng 0 đồng” tại chợ Bình Trị Đơng B.”6

Mai Hạ (2021). Những gương sáng trên mặt trận phòng, chống dịch Covid-19. Truy cập: />6

22


Nghệ sĩ ưu tú Quyền Linh
Những ngày thành phố căng thẳng chống dịch, chú Quyền Linh bận rộn với nhiều chuyến
xe chở ân tình do anh tự lái xe cá nhân, phát hàng ngàn bánh chưng, bánh tét mỗi ngày cho bà
con nghèo, bà con ở khu vực cách ly, phong tỏa.
Chú Quyền Linh cùng các nhà hảo tâm cũng đi trao quà đến người nghèo, chở hàng tấn
rau củ đến những khu cách ly, bếp ăn từ thiện…
“Suốt mấy tháng ròng ngày nào anh cũng lao ra đường từ sáng sớm tới tối mịt làm công
tác thiện nguyện. Bữa nay thấy anh vác gạo tặng bếp ăn từ thiện, bữa khác lại thấy anh một
mình chở đầy xe bánh tét, bánh chưng, nhu yếu phẩm tới tặng bà con nghèo và lực lượng
tuyến đầu.
Từ đầu mùa dịch đến giờ, anh vận động được khoảng 6, 7 tỉ tiền mặt đóng góp cho các

tổ chức, ngồi ra cịn cả trăm tấn gạo, nhu yếu phẩm, trang thiết bị y tế... Nhưng tuyệt nhiên
khơng hề thấy anh kêu gọi đóng góp trên trang cá nhân.”7

Linh Đoan (2021). Quyền Linh: Càng đi càng thương bà con. Truy cập: />7

23


Bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiếu
Ở cách tâm dịch Bắc Ninh, Bắc Giang đến 1700 km, câu chuyện bác sĩ trẻ Đặng Minh
Hiệu (sinh năm 1993) Khoa Gây mê Hồi sức (Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM) được
đồng nghiệp cắt tóc trước khi lên đường chi viện cho Bắc Giang được chia sẻ lên mạng xã
hội đã gây xúc động mạnh. Là một trong hơn 200 y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược
TP.HCM tình nguyện đăng ký tham gia tuyến đầu chống dịch COVID-19, Bác sĩ Đặng Minh
Hiệu cùng đồng nghiệp lên đường trong tâm thế "hết dịch mới về".

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Vai trò, ý thức, trách nhiệm của người dân trong phòng chống đại dịch Covid-19
Nhìn chung trong thời gian vừa qua, một số hành vi vi phạm pháp luật liên quan cơng
tác phịng chống dịch Covid-19 đã được các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, xử lý
nghiêm khắc nhằm kịp thời cảnh báo, chấn chỉnh hợp lý. Từ đó khơi phục kinh tế, giữ vững
trật tự, an tồn xã hội. Tuy nhiên, thay vì nhìn nhận nhiều vấn đề tích cực như vậy, thì dĩ nhiên
vẫn cịn rất nhiều hành vi tiêu cực, tổ chức lợi dụng các sự việc này để xuyên tạc, vu cáo,
chống phá Nhà nước.

24


Dù cho đến nay, tiêm vắc-xin, thực hiện giãn cách xã hội, 5K,… vẫn là những giải pháp
cần thiết, phải duy trì thường xuyên, liên tục nhưng vì những cá nhân tổ chức trên đã làm cho

cơng cuộc phịng chống của nước VIệt Nam trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Việc một số tổ chức, cá nhân thù địch, cực đoan, thiếu thiện chí, các phần tử cơ hội chính
trị lợi dụng dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam để bóp méo, xuyên tạc nhằm chống phá,
kích động bạo lực, gây bất ổn xã hội càng cho thấy rõ thêm mục đích, bản chất xấu xa, đen tối
của họ. Thay vì góp sức, chung tay vì một Việt Nam ổn định, phát triển, góp phần chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, họ chỉ muốn phá hoại các nỗ lực của toàn Đảng, toàn
dân trong cuộc chiến chống Covid-19.

Tung tin giả, phá hoại thật
(Thông tin giả tạo, sai sự thật)
Đây là 1 chiêu trò của các thế
lực thù địch, các phần tử bất mãn
thường áp dụng để xuyên tạc, chống
phá sự nghiệp cách mạng của Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta. Trong đại
dịch Covid-19, ngay từ đầu năm
2020, khi dịch mới xuất hiện, tin giả
đã “ăn theo” virus khiến cho dư luận
hoang mang.
25


×