Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TL Cản trở khi ra quyết định Môn Hành vi tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.87 KB, 11 trang )

Bài tiểu luận môn hành vi tổ chức

TS.Quách Thị Khánh Ngọc

CÁC TRỞ NGẠI KHI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH
Khơng ai có thể đưa ra quyết định đúng đắn ở mọi lúc mọi nơi. Nhưng nếu bạn
có các kỹ năng ra quyết định và biết cách phát triển các kỹ năng đó, bạn có thể làm
cho cơ hội thành cơng trong cuộc sống của bạn tăng lên. Tất cả các cá nhân trong mọi
tổ chức đều thường xuyên tham gia vào việc ra quyết định, từ quyết định nhỏ đến
quyết định lớn, quyết định nhanh hay quyết định chậm. Chẳng hạn, đơn giản là bạn
quyết định ngày hơm nay mình sẽ làm những cơng việc gì? Trong những trường hợp
như vậy, bạn không phải suy nghĩ nhiều cũng không cần phải cân nhắc, đắn đo nhiều.
Nhưng khi các cá nhân phải đối mặt với những quyết định mới hay những quyết định
quan trọng, họ có thể suy nghĩ sâu sắc và cân nhắc thận trọng hơn. Chẳng hạn như, khi
phải lựa chọn làm công việc nào, cá nhân thường phải suy nghĩ rất kỹ trước khi quyết
định nhận cơng việc. Khi đó các phương án lựa chọn sẽ được đưa ra. Ưu điểm và
nhược điểm của mỗi phương án lựa chọn sẽ được cân nhắc. Trong trường hợp này hiệu
quả của mỗi quyết định được đưa ra chịu ảnh hưởng bởi quá trình ra quyết định của cá
nhân. Tuy nhiên khi đưa ra quyết định chúng ta sẽ gặp các trở ngại vậy các trở ngại khi
đưa ra quyết định đó là những yếu tố nào chúng ta sẽ cùng nhau đề cập vấn đề này.
I. Ra quyết định
1. Khái niệm ra quyết định
Ra quyết định là sự lựa chọn một giải pháp tốt nhất (hợp lý nhất) cho vấn đề đã
xác định.
Nhà quản trị luôn luôn ra quyết định, và ra quyết định là một trong những kỹ
năng chủ yếu của nhà quản trị. Bạn luôn luôn được mời ra quyết định và thực hiện
quyết định. Chất lượng và kết quả của quyết định của bạn có khả năng ảnh hưởng tích
cực hoặc tiêu cực đến nhân viên và tổ chức của bạn. Điều chủ yếu là bạn phải biết tối
đa hóa khả năng ra quyết định của bạn nếu bạn muốn trở thành một thà quản trị thực
sự có hiệu quả
2. Tại sao chúng ta phải ra quyết định?


a. Tầm quan trọng của việc ra quyết định:
Trong cuộc sống cũng như trong công việc, mỗi người trong chúng ta hàng
ngày đều phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn từ dễ đến khó. Đó có thể chỉ đơn
giản là quyết định mua một món hàng mình thích, ăn một món ăn lạ, …Hay nhiều khi
là một quyết định có tính trọng đại ảnh hưởng đến khơng chỉ chính cá nhân của người
ra quyết định mà còn rất nhiều người khác, thậm chí mang tính quốc gia hoặc quốc tế.

Học viên: Lê Thị Hồng Liên – CHQT2013NA-55CH054

Page


Bài tiểu luận môn hành vi tổ chức

TS.Quách Thị Khánh Ngọc

Có thể việc 1 chàng trai đắn đo lựa chọn con đường học vấn sẽ theo không phải là 1
chuyện gì ghê gớm, đơn giản nó chỉ có thể ảnh hưởng đến chính cuộc sống của người
ra quyết định, hay hơn nữa là gia đình và những người có liên quan. Nhưng nếu suy
nghĩ rộng ra và đặt ra giả định cụ thể, ta mới có thể thấy hết được tầm quan trọng của
việc ra quyết định và ảnh hưởng to lớn của nó đối với cuộc sống. Ảnh hưởng trực tiếp
đến tổ chức, doanh nghiệp và gián tiếp đến xã hội, quốc gia, quốc tế,…
Vậy quyết định có ảnh hưởng dây chuyền, vì vậy mỗi Nhà Quản trị phải thận
trọng và chịu trách nhiệm trong quyết định của mình
b. Tại sao phải ra quyết định
Cuộc sống là một chuỗi các sự kiện, các vấn đề xảy ra hàng ngày mà ta phải đối
mặt. Mỗi một vấn đề thường có rất nhiều cách giải quyết từ nhiều góc độ khác nhau.
Vì vậy, việc đưa ra quyết định cho riêng mình, riêng một tổ chức nào đó là cách duy
nhất mà chúng ta phải chịu trách nhiệm với cuộc sống và thành cơng của mình. Chúng
ta thường ra quyết định khi:

-

Khi có một hay hiều vấn đề đang tồn tại địi hỏi việc đưa ra quyết định để giải
quyết.

-

Có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết cùng giải quyết một vấn đề,
chọn ra giải pháp cho phép đạt hiệu quả cao nhất.

-

Khuyến khích sự sáng tạo và làm phát sinh nhiều giải pháp sáng tạo hơn.
3. Quá trình ra quyết định hợp lý
Quá trình ra quyết định hợp lý là q trình trong đó có sựlựa chọn nhất qn, tối ưu
trong điều kiện có những hạn chếcụthể. Q trình ra quyết định hợp lý được thểhiện
trong "Mơ hình ra quyết định hợp lý". Mơ hình này có 6 bước như trong hình 3.1 sau:

Học viên: Lê Thị Hồng Liên – CHQT2013NA-55CH054

Page


Bài tiểu luận môn hành vi tổ chức

TS.Quách Thị Khánh Ngọc

Xác định vấn đề

Xác định các tiêu chí quyết định


Cân nhắc các tiêu chí

Đưa ra các phương án giải quyết
vấn đề

Đánh giá phương án lựa chọn
theo từng tiêu chí

Tính tốn tối ưu và quyết định

Hình 3.1: Mơ hình ra quyết định hợp lý
Bước 1: Xác định vấn đề

Học viên: Lê Thị Hồng Liên – CHQT2013NA-55CH054

Page


Bài tiểu luận môn hành vi tổ chức

TS.Quách Thị Khánh Ngọc

Mơ hình bắt đầu bằng việc xác định vấn đề. Một vấn đề tồn tại khi có một sự
khác biệt giữa thực tế và trạng thái mong muốn của sựvật, hiện tượng. Có thể thấy
nhiều quyết định sai lầm là do người ra quyết định không xác định được hoặc khơng
xác định đúng vấn đề. Một ví dụcủa vấn đề là tình trạng thiếu động lực của nhân viên.
Nhân viên khơng hăng hái, nhiệt tình với cơng việc. Do vậy họ không nỗ lực trong
công việc và cũng không đạt kết quả công việc cao. Điều này khác với mong muốn
của tổ chức là đội ngũ nhân viên luôn hăng hái, nhiệt tình, nỗ lực trong cơng việc. Cần

xác định chính xác vấn đề, tránh nhầm lẫn giữa vấn đề với các “biểu hiện” của vấn đề.
Bước 2: Xác định các tiêu chí quyết định
Khi đã xác định được vấn đề, người ra quyết định cần phải xác định các tiêu chí
quyết định, điều đó sẽ rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề. Trong bước này,
quyết định hợp lý người ra quyết định xác định điều gì liên quan đến việc ra quyết
định. Bước này thường xét đến lợi ích, giá trịvà ưu tiên cá nhân của người ra quyết
định. Xác định các tiêu chí là điều quan trọng bởi điều mà một người cho là có liên
quan thì một người khác có thể cho là khơng liên quan. Cũng nên lưu ý rằng bất kỳ
yếu tố nào không được xác định trong bước này được coi là khơng có liên quan đối với
người ra quyết định. Ví dụ các tiêu chí đểgiải quyết vấn đề thiếu động lực bao gồm
hiệu quả công việc, tác động nhanh hay chậm tới tổ chức và chi phí.
Bước 3: Cân nhắc các tiêu chí
Các tiêu chí quyết định thường có tầm quan trọng khác nhau. Tiêu chí càng
quan trọng thì càng cần được ưu tiên. Vì vậy, bước thứ ba địi hỏi người ra quyết định
phải cân nhắc để xác định mức độ ưu tiên của các tiêu chí. Người ta thường xác định
mức độ ưu tiên bằng cách gán cho mỗi tiêu chí một trọng số. Chẳng hạn trong 3 tiêu
chí ra quyết định giải quyết vấn đề thiếu động lực, hiệu qu ảlà quan trọng nhất nên có
thể cho trọng số 0,5, tiêu chí thứ 2 có trọng số là 0,2 và tiêu chí cuối cùng có trọng số
0,3.
Bước 4: Đưa ra các phương án giải quyết vấn đề
Bước này đòi hỏi người ra quyết định phải đưa ra các phương án lựa chọn có
thể, điều này sẽ dẫn tới thành công trong việc giải quyết vấn đề. Bước này không
nhằm đánh giá các phương án lựa chọn, mà chỉ đưa ra các phương án. Ví dụ để giải
quyết vấn đề thiếu động lực, tổ chức có thể đưa ra 3 phương án là tăng lương, cải thiện
hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc và cải thiện điều kiện làm việc.
Bước 5: Đánh giá phương án lựa chọn theo từng tiêu chí

Học viên: Lê Thị Hồng Liên – CHQT2013NA-55CH054

Page



Bài tiểu luận môn hành vi tổ chức

TS.Quách Thị Khánh Ngọc

Một khi các phương án lựa chọn đã được đưa ra, người ra quyết định phải phân
tích sát sao và đánh giá từng phương án. Điều này được thực hiện bằng cách đánh
giá mỗi phương án theo từng tiêu chí đã được xác định. Điểm mạnh và điểm yếu
của mỗi phương án trở nên rõ ràng khi chúng được đem đối chiếu với các tiêu chí
và những thứ tự ưu tiên được thiết lập trong bước hai và bước ba.
Bước 6: Tính tốn tối ưu và quyết định
Bước cuối cùng trong mơ hình này địi hỏi phải tính tốn tối ưu và quyết định.
Điều này được thực hiện bằng cách cân nhắc tổng thể các phương án lựa chọn theo các
tiêu chí đã được xác định và quyết định lựa chọn phương án tối ưu nhất theo các tiêu
chí đó.
Mơ hình sáu bước ra quyết định hợp lý được xây dựng dựa trên một số giả thuyết.
Những giả thuyết đó là:
 Sự rõ ràng của vấn đề: vấn đề cần giải quyết rất rõ ràng và không mơ hồ. Người ra
quyết định có thơng tin đầy đủ về vấn đề cần giải quyết.
 Xác định được các phương án lựa chọn: người ra quyết định có thể xác định tất cả
các tiêu chí liên quan và có thể liệt kê tất cảcác phương án lựa chọn có thể xảy ra.
Người ra quyết định cũng nhận thức được tất cảcác hệquảcó thểcủa mỗi phương án lựa
chọn.
 Những ưu tiên rõ ràng: giả định vềsự hợp lý cho rằng các tiêu chí và phương án lựa
chọn này có thể được xếp hạng và cân nhắc để phản ánh tầm quan trọng của chúng.
 Những ưu tiên bất biến: các tiêu chí ra quyết định và mức độ ưu tiên của các tiêu
chí này khơng thay đổi trong suốt q trình ra quyết định.
 Khơng có những hạn chếvề thời gian hay chi phí: người ra quyết định hợp lý có thể
có được thơng tin đầy đủ về các tiêu chí và phương án lựa chọn bởi vì giả thuyết được

đặt ra khơng có những hạn chế về thời gian hay chi phí.
 Mức thưởng phạt tối đa: người ra quyết định hợp lý có động lực và áp lực để chọn
phương án đem lại giá trị được cho là cao nhất.

4. Các phương pháp ra quyết định

Học viên: Lê Thị Hồng Liên – CHQT2013NA-55CH054

Page


Bài tiểu luận môn hành vi tổ chức

TS.Quách Thị Khánh Ngọc

Quyết định là sản phẩm của nhà quản trị trong hoạt động thực tiễn. Cũng như
mọi sản phẩm hang hoá dịch vụ khác, các quyết định đều có thể được sản xuất theo
các phương pháp khác nhau. Trên phương diện lí thuyết cũng như thực tế, kết qủa của
ra quyết định phụ thuộc rất lớn vào phương pháp ra quyết định nào được sử dụng.
Thông thường mỗi nhà quản trị đều ưa thích một số phương pháp ra quyết định nào
đó, nhưng nhìn chung có một số phương pháp sau:
Phương pháp độc đốn
Phương pháp phát biểu cuối cùng
Phương pháp nhóm tinh hoa
Phương pháp cố vấn
Phương pháp luật đa số
Phương pháp nhất trí

5. Người ra quyết định trong quản trị, họ cần những kỹ năng gì?
a. Người ra quyết định trong quản trị

Các quyết định chiến lược
Quản
trị viên
cao cấp
Quản trị viên Các quyết định chiến thuật
cấp giữa
Quản trị viên
cấp cơ sở

Các quyết định tác nghiệp

Những người thừa hành

Thực hiện quyết định

Trong một doanh nghiệp, tất cả mọi quản trị viên cấp cơ sở trở lên đều có quyền
ra quyết định. Tuỳ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình mà mỗi quyết định của các
quản trị viên có ảnh hưởng nhất định đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Vị trí, trách
nhiệm trong doanh nghiệp càng cao thì các quyết định có mức ảnh hưởng càng lớn.
b. Phẩm chất cần thiết của người ra quyết định

Học viên: Lê Thị Hồng Liên – CHQT2013NA-55CH054

Page


Bài tiểu luận môn hành vi tổ chức

TS.Quách Thị Khánh Ngọc


Vậy khả năng ra quyết định của các quản trị viên được hình thành từ đâu? Phải
chăng đó là khả năng bẩm sinh (tố chất có sẳn) của anh ta hay là kết quả của một quá
trình học tập, làm việc, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm.
Kỹ năng ra quyết định là một kỹ năng được hình thành chủ yếu trong q trình
học tập, làm việc, tích luỹ kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực. Đó là khả năng ứng dụng tri
thức vào thực tiễn để giải quyết công việc. Cùng với kiến thức và thái độ, kỹ năng là
một trụ cột cấu thành của năng lực. Khả năng này có thể học được, hoặc phát triển
được thông qua đào tạo hay tự trải nghiệm.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò của các yếu tố bẩm sinh của con
người. Nếu một nhà quản trị có sẳn các tố chất cần thiết cho việc ra quyết định như
khả năng tư duy, phân tích, xét đốn…thì việc tiếp thu, tích luỹ kinh nghiệm cho việc
ra quyết định trở nên nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
Vậy các yếu tố cần thiết của nhà quản trị trong việc ra quyết định là gì?
Đó là:
 Kiến thức: Để hồn thành nhiệm vụ xử lý thông tin, đưa ra các quyết định quan

trọng, địi hỏi các nhà quản trị phải có một kiến thức thật un thâm và một tầm
nhìn xa trơng rộng. Các kiến thức này có được là nhờ học tập, nhờ kinh nghiệm
sống…
 Khả năng tư duy: Chức vụ càng cao thì địi hỏi nhà quản trị có khả năng tư duy

càng tốt. Khả năng này không phải là thứ trời cho đơn thuần mà nó là sự hội tụ
giữa tố chất cá nhân cùng với một kết quả rèn luyện khơng ngừng và đúng
phương pháp.
 Khả năng phân tích, xét đoán, là khả năng đánh giá, dự đoán sự kiện, sự việc,

tin tức một cách khơn ngoan. Muốn có khả năng xét đốn tốt các nhà quản trị
phải có lương tri, sự chín chắn, am hiểu lý luận sâu sắc và kinh nghiệm sống
phong phú. Người có óc xét đốn tốt có thể suy xét vấn đề một cách khách
quan, nhanh chóng, đưa ra lời giải đáp thơng minh…

Và một trong các yếu tố cực kỳ quan trọng và cần thiết để trở thành nhà quản trị tốt
với những quyết định hiệu quả đó là những phẩm chất thuộc về kinh doanh:
 Trực giác nhạy bén, năng động
 Có bản lĩnh, quyết đoán
 Dám mạo hiểm.

Học viên: Lê Thị Hồng Liên – CHQT2013NA-55CH054

Page


Bài tiểu luận môn hành vi tổ chức

TS.Quách Thị Khánh Ngọc

Những phẩm chất rất cần thiết và rất quan trọng trong việc ra quyết định hiệu
quả vì: nhờ nó mà người ta bình tĩnh sáng suốt, sáng tạo, tự tin, dũng cãm và quyết
đốn. Từ đó, giúp họ đưa ra được các quyết định đúng đắn thậm chí trong những tình
huống hiểm nghèo mà người bình thường khơng khó có thể làm nổi.
6. Các trở ngại khi ra đưa ra quyết định
Một vấn đề đã chín muồi và đã được đặt ra, song quyết định có đưa ra thực hiện
được hay khơng cịn tùy thuộc vào động cơ và bản lĩnh của của một giám đốc.
Để có một quyết định đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào động cơ của người quyết
định ra nó. Những động cơ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định của giám đốc đó
là: Lợi ích kinh tế (bao gồm lợi ích cá nhân, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của xã
hội), các ràng buộc và uy tín, trách nhiệm của giám đốc.
Ngồi việc phụ thuộc vào động cơ, quyết định còn phụ thuộc vào bản lĩnh của
giám đốc tức là người giám đốc có dám chấp nhận rủi ro để vượt qua mọi trở ngại
trong khi ra quyết định hay không.
Các trở ngại thường xảy ra là sự thiếu chuẩn xác, thiếu đồng bộ hoặc bất hợp lý

của hệ thống luật pháp Nhà nước, mâu thuẫn giữa tham vọng và khả năng có hạn, cuối
cùng là sự biến động hàng ngày của thị trường. Tất cả những khó khăn đó địi hỏi giám
đốc phải có nghị lực mới ra quyết định kịp thời và có hiệu quả.
II. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bây giờ chúng ta tìm hiểu về ra quyết định cá nhân trên thực tế
1. Ra quyết định bằng trực giác
Đôi khi trong việc ra quyết định, chúng ta buộc phải dùng đến những cảm tính
của mình. Chẳng hạn trong tuyển chọn nhân lực, khi người quản lý phải lựa chọn một
trong hai ứng cử viên đều đủ điều kiện. Khi đó người quản lý thường phải sử dụng
"cảm tính" của mình. Sử dụng cảm tính có phải là biểu hiện của một nhà quản lý kém
cỏi không? Điều đó có dẫn đến sai lầm khơng? Câu trả lời cho những câu hỏi này là
"không". Các nhà quản lý thường sử dụng trực giác của mình và điều này thực sự góp
phần cải thiện việc ra quyết định cá nhân.
Ra quyết định bằng trực giác là một quá trình vơ thức được tạo ra nhờ kinh
nghiệm tích luỹ được.
2. Ra quyết định trong điều kiện tính hợp lý có giới hạn

Học viên: Lê Thị Hồng Liên – CHQT2013NA-55CH054

Page


Bài tiểu luận môn hành vi tổ chức

TS.Quách Thị Khánh Ngọc

Khi đối mặt với một vấn đề phức tạp, người ta thường đơn giản hóa vấn đề để
tìm cách giải quyết. Năng lực xử lý thông tin hạn chế của con người khiến họ không
thể xử lý và hiểu hết được tất cả những thơng tin cần thiết để có thể đưa ra giải pháp
tối ưu. Vì vậy, con người thường tìm kiếm những giải pháp có thể chấp nhận được.

3. Xác định vấn đề trên thực tế
Xác định được vấn đề không phải dễ dàng. Vấn đề của người này có thể khơng
phải là vấn đề của người khác. Chúng ta có thể thấy có biểu hiện giống nhau về hành
vi của nhân viên như: liên tục khơng hồn thành công việc được giao, đi muộn về sớm
ở hai công ty khác nhau, nhưng vấn đềmà hai công ty phải giải quyết có thể rất khác
nhau, có thể cơng ty A phải đổi mới chính sách tiền lương nhưng công ty B lại phải cải
thiện môi trường làm việc chẳng hạn.
Vậy làm thế nào những người ra quyết định xác định và lựa chọn được vấn đề?
Nhiều vấn đề có thể khơng quan trọng nhưng ở dạng "hiện" thường có khả năng được
lựa chọn cao hơn so với các vấn đềquan trọng nhưng lại ở dạng "ẩn".Ít nhất có ba lý do
lý giải cho điều này:
 Một là, các vấn đề ở dạng hiện dễ được nhận thấy hơn. Chúng có khả năng thu hút
sự chú ý của người ra quyết định hơn.
 Hai là, những người ra quyết định trong tổ chức muốn tỏ ra mình là người có năng
lực, có thể giải quyết được mọi vấn đề. Điều này thôi thúc họ tập trung vào các vấn đề
mà mọi người đều có thể nhìn thấy.
 Ba là, do lợi ích cá nhân của người ra quyết định. Nếu một người ra quyết định gặp
phải một sự xung đột giữa việc lựa chọn một vấn đề quan trọng đối với tổ chức và một
vấn đề quan trọng đối với người ra quyết định đó, trong trường hợp này thì lợi ích cá
nhân thường giành phần thắng. Người ra quyết định ln có lợi ích lớn nhất trong việc
giải quyết những vấn đề được nhiều người biết đến. Hơn nữa, khi kết quả làm việc của
người ra quyết định được đánh giá lại, người đánh giá nhất định sẽ dành điểm cao cho
người tích cực tham gia giải quyết các vấn đề ở dạng "hiện" hơn là một người giải
quyết các vấn đề được ít người biết đến.
4. Nâng cao hiệu quả trong việc ra quyết định
Các cá nhân thường tư duy và lập luận trước khi hành động. Như vậy, hiểu biết
về cách thức ra quyết định của mọi người có thể sẽ rất hữu ích nếu chúng ta muốn giải
thích và dự đốn hành vi của họ.

Học viên: Lê Thị Hồng Liên – CHQT2013NA-55CH054


Page


Bài tiểu luận môn hành vi tổ chức

TS.Quách Thị Khánh Ngọc

Trong một số tình huống quyết định, mọi người thường theo mơ hình tối ưu
hóa. Nhưng đối với hầu hết mọi người và đa số những quyết định trên thực tếlại khơng
hồn tồn theo mơ hình này. Hầu như khơng có quyết định quan trọng nào đủ đơn giản
và rõ ràng để có thể áp dụng cho các giả thuyết của mơ hình tối ưu hóa. Vì vậy, các cá
nhân tìm kiếm các giải pháp thỏa mãn hóa hơn là các giải pháp tối ưu. Khi đó ra quyết
định sẽ dựa vào trực giác dễ dẫn tới thiên lệch và thiên vị.
Từ việc trình bày ở các phần trên về ra quyết định trên thực tế trong các tổ
chức, các nhà quản lý có thể xem xét một số hướng để nâng cao hiệu quả của cá nhân
trong việc ra quyết định như sau:
 Thứ nhất, cần phân tích tình huống. Cá nhân có thể dựa vào yếu tố văn hóa của đất
nước, tổ chức, những tiêu chí đánh giá và khen thưởng của tổ chức để điều chỉnh
phương thức ra quyết định. Chẳng hạn, nếu người ra quyết định ở một đất nước khơng
đánh giá cao tính hợp lý thì đừng cảm thấy bị bắt buộc phải theo mơ hình ra quyết định
hợp lý hoặc thậm chí đừng cố gắng làm cho quyết định của mình tỏ ra hợp lý. Các tổ
chức có các giá trị văn hố riêng nên cách thức ra quyết định cá nhân cần được điều
chỉnh đểphù hợp với văn hoá của tổ chức.
 Thứ hai,cần suy xét, cân nhắc các thiên lệch có thểxảy ra. Tất cảchúng ta đều có
nguy cơ thiên lệch khi ra quyết định. Nếu người ra quyết định hiểu được những thiên
lệch đang ảnh hưởng đến sựsuy xét của mình, họ có thể thay đổi lối ra quyết định để
giảm bớt các thiên lệch.
 Thứ ba, cần kết hợp phân tích hợp lý với trực giác.
Đây khơng phải là những phương thức mâu thuẫn nhau trong việc ra quyết

định. Bằng cách sử dụng cả hai phương thức, chúng ta có thể thực sự cải thiện hiệu
quả trong việc ra quyết định. Khi mà người ra quyết định có được kinh nghiệm quản
lý, họ sẽ cảm thấy ngày càng tự tin khi kết hợp những phương án trực giác của mình
với phân tích hợp lý.
 Thứ tư, khơng nên cho rằng lối ra quyết định cụ thể là phù hợp đối với mọi cơng
việc. Tính hiệu quả của quyết định sẽ gia tăng nếu như người ra quyết định gắn được
lối ra quyết định của mình với những yêu cầu của cơng việc. Chẳng hạn, nếu cá nhân
ai đó là một người ra quyết định có lối chỉ thị, họ sẽ hiệu quả hơn khi làm việc với
những người có cơng việc địi hỏi hành động nhanh chóng. Cách thức này sẽ rất phù
hợp với những người mơi giới chứng khốn. Mặt khác, lối phân tích sẽ phù hợp với
những kế toán viên, những nhà nghiên cứu thị trường hay nhà phân tích tài chính.

Học viên: Lê Thị Hồng Liên – CHQT2013NA-55CH054

Page 10


Bài tiểu luận môn hành vi tổ chức

TS.Quách Thị Khánh Ngọc

 Cuối cùng, cần sử dụng các biện pháp để thúc đẩy tính sáng tạo của cá nhân trong
việc ra quyết định. Chúng ta có thể cải thiện tính hiệu quả tổng thể trong việc ra quyết
định bằng cách tìm kiếm các giải pháp mới cho vấn đề. Thúc đẩy tính sáng tạo có thể
đơn giản như tâm niệm phải tư duy sáng tạo và tìm kiếm cụ thể những phương án lựa
chọn độc đáo. Ngồi ra, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp phát huy tính sáng
tạo trong ra quyết định.
5. Ra quyết định và phát huy sáng tạo cá nhân
Tính sáng tạo của cá nhân trong ra quyết định là khả năng kết hợp các ý tưởng
theo một cách riêng biệt hoặc khả năng tạo ra những kết hợp khác thường giữa các ý

tưởng. Sáng tạo cho phép người ra quyết định thẩm định và hiểu biết đầy đủ hơn
vềvấn đề, bao gồm cả nhận thấy những vấn đề mà người khác không thể thấy. Tuy
nhiên, giá trị rõ ràng nhất của tính sáng tạo là giúp người ra quyết định xác định được
tất cảcác khả năng lựa chọn có thể đứng vững được.
Sáng tạo đem lại sức mạnh cho tổchức, tạo cho tổ chức sự năng động và phát
triển. Sự sáng tạo của cá nhân trong việc ra quyết định phụ thuộc vào bản thân người
lao động, đồng thời phụ thuộc vào tổ chức: chính sách của tổ chức trong việc phát huy
tính sáng tạo của người lao động, thái độcủa tổ chức đối với những thành quả sáng tạo
của người lao động, văn hoá của tổchức...

Học viên: Lê Thị Hồng Liên – CHQT2013NA-55CH054

Page 11



×