Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty lương thực cấp i lương yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.95 KB, 100 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN 1: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC CẤP I LƯƠNG YÊN.
1.1. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của Công ty Lương thực
cấp I Lương Yên ảnh hưởng đến kế toán tiêu thụ và xác định
kết quả tiêu thụ hàng hoá
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
1.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty
1.1.5.1. Hệ thống chứng từ kế toán
1.1.5.2. Hệ thống TK kế toán
1.1.5.3. Hệ thống sổ kế toán
1.1.5.4. Hệ thống Báo cáo kế toán
1.2. Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng
hoá tại Công ty Lương thực cấp I Lương Yên
1.2.1. Đặc điểm hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá tại Công ty
1.2.2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty
1.2.2.1. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá và thủ tục chứng từ
1.2.2.2. Tính giá mua của hàng hoá xuất bán
1.2.2.3. Kế toán giá vốn của hàng hoá tiêu thụ
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.2.4. Kế toán doanh thu bán hàng
1.2.2.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu


1.2.2.6. Kế toán thanh toán với khách hàng
1.2.3. Kế toán chi phí lưu thông và chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.3.1. Kế toán chi phí mua hàng
1.2.3.2. Kế toán chi phí bán hàng
1.2.3.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
PHẦN 2: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC CẤP I LƯƠNG YÊN
2.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Lương thực cấp I Lương
Yên
2.2. Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu
thụ hàng hoá tại Công ty Lương thực cấp I Lương Yên
2.2.1. Những ưu điểm
2.2.2. Những tồn tại
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định
kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Lương thực cấp I Lương Yên
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT
1 GTGT Giá trị gia tăng
2 TSCĐ Tài sản cố định
3 BCTC Báo cáo tài chính
4 CPQL Chi phí quản lý

5 TK Tài khoản
6 NH Ngân hàng
7 TM Tiền mặt
8 TGNH Tiền gửi ngân hàng
9 DV Dịch vụ
10 DTBH Doanh thu bán hàng
11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
12 DNTN Doanh nghiệp tư nhân
13 XNTD Xí nghiệp tư doanh
14 PS Phát sinh
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
TT TÊN TRANG
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Sơ đồ 1.3 Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty
Sơ đồ 1.4 Trình tự luân chuyển phiếu xuất kho tại Công ty
Biểu 1.1 Hoá đơn GTGT ngày 1/12/2005 (Số 0094211 RX/2005N)
Biểu 1.2 Hoá đơn GTGT ngày 3/12/2005 (Số 0083710 MV/2005N)
Biểu 1.3 Hoá đơn GTGT ngày 30/11/2005 (Số 0029789 CC/2005B)
Biểu 1.4 Phiếu Nhập kho số 03/11 ngày 30/11/2005
Biểu 1.5 Sổ chi tiết GVHB (Gạo tẻ 5% tấm XK) quý 4/2005
Biểu 1.6 Phiếu xuất kho số 02/12 ngày 11/12/2005
Biểu 1.7 Thẻ kho quý 4/2005 (Đối tượng: Gạo tẻ miền Bắc)
Biểu 1.8 Bảng kê Nhập – Xuất – Tồn hàng hoá (Gạo tẻ miền Bắc)
Biểu 1.9 Sổ chi tiết GVHB (Đối tượng: Gạo tẻ miền Bắc) quý 4/2005
Biểu 1.10 Chứng từ ghi sổ (GVHB quý 4/2005) ngày 31/12/2005
Biểu 1.11 Sổ Cái TK 632 quý 4/2005

Biểu 1.12 Hoá đơn GTGT ngày 6/12/2005 (Số 0013892 LY/2005B)
Biểu 1.13 Hoá đơn GTGT ngày 12/12/2005 (Số 0013895 LY/2005B)
Biểu 1.14 Sổ chi tiết bán hàng quý 4/2005 (Gạo tẻ 5% tấm XK)
Biểu 1.15 Sổ chi tiết bán hàng quý 4/2005 (Gạo tẻ miền Bắc)
Biểu 1.16 Chứng từ ghi sổ (DTBH tháng 12/2005) ngày 31/12/2005
Biểu 1.17 Sổ Cái TK 511 quý 4/2005
Biểu 1.18 Bảng kê Hoá đơn hàng hoá DV bán ra tháng 12/2005
Biểu 1.19 Tờ khai thuế GTGT tháng 12/2005
Biểu 1.20 Hoá đơn GTGT ngày 5/12/2005 (Số 0094771 BM/2005B)
Biểu 1.21 Lệnh chuyển có
Biểu 1.22 Sổ chi tiết thanh toán với người mua (Tổng công ty Lương
thực Miền Bắc) quý 4/2005
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 1.23 Sổ chi tiết thanh toán với người mua (Công ty TNHH Đức
Hiếu) quý 4/2005
Biểu 1.24 Bảng Tổng hợp chi tiết TK 131 quý 4/2005
Biểu 1.25 Chứng từ ghi sổ (DTBH tháng 12/2005) ngày 31/12/2005
Biểu 1.26 Chứng từ ghi sổ (VAT đầu ra tháng 12/2005) ngày
31/12/2005
Biểu 1.27 Sổ Cái TK 131 quý 4/2005
Biểu 1.28 Chứng từ ghi sổ (CPBH tháng 12/2005) ngày 31/12/2005
Biểu 1.29 Sổ Cái TK 641 quý 4/2005
Biểu 1.30 Hoá đơn tiền nước tháng 10/2005
Biểu 1.31 Uỷ nhiệm thu (thu tiền nước tháng 10/2005)
Biểu 1.32 Bảng phân bổ lương và BHXH tháng 10/2005
Biểu 1.33 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 10/2005
Biểu 1.34 Sổ chi tiết TK 642 quý 4/2005
Biểu 1.35 Chứng từ ghi sổ (CPQL bằng TGNH) ngày 31/10/2005

Biểu 1.36 Sổ Cái TK 642 quý 4/2005
Biểu 1.37 Sổ Cái TK 9111 quý 4/2005
Biểu 1.38 Sổ Cái TK 4212 quý 4/2005
Sơ đồ 2.1 Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty
Biểu 2.1 Mẫu Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Tục ngữ xưa có câu: Học đi đôi với
hành. Học ở đây nghĩa là học lý thuyết, còn
hành nghĩa là thực hành. Lý thuyết và thực
hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lý
thuyết cung cấp những kiến thức cơ bản để
thực hành. Trong khi đó thực hành sẽ củng
cố lại những lý thuyết đã được học, đồng
thời mở rộng thêm những kiến thức mà chúng
ta chưa biết. Vận dụng ý nghĩa của câu tục
ngữ này vào thực tế, tại các trường Đại học
luôn dành một thời gian nhất định để sinh viên
năm cuối đi thực tập. Qua giai đoạn thực tập
sinh viên không chỉ biết được cách thức tiến
hành các công việc trong thực tế mà còn học
hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm có ích.
Công ty Lương thực cấp I Lương Yên là
một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng
công ty Lương thực miền Bắc. Công ty đã có
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

tuổi đời hơn 45 năm. Công ty đã trải qua bao
thăng trầm cùng với những đổi thay của đất
nước. Quy mô và hoạt động kinh doanh của
Công ty ngày càng được mở rộng. Hiện tại
ngoài ngành kinh doanh lương thực, nông sản
là các ngành kinh doanh chủ yếu, Công ty còn
kinh doanh thêm xăng dầu, thể thao, vận tải,
khách sạn. Trong những năm gần đây Công ty
đã đón rất nhiều thế hệ sinh viên về thực tập.
Cán bộ công nhân viên tại Công ty luôn tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất để các bạn sinh
viên có thể hoàn thành tốt đợt thực tập của
mình. Chính vì thế em đã chọn Công ty
Lương thực cấp I Lương Yên là địa điểm thực tập cho mình.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ chính là giai
đoạn cuối cùng. Thông qua tiêu thụ, Công ty không chỉ thu hồi được vốn đã bỏ
ra mà còn thu được một bộ phận giá trị mới - đó chính là lợi nhuận. Với mong
muốn tìm hiểu thêm về quá trình tiêu thụ tại Công ty Lương thực cấp I Lương
Yên để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển vốn cũng
như hiệu quả sử dụng vốn, em đã chọn đề tài: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC
CẤP I LƯƠNG YÊN.
Chuyên đề thực tập gồm 2 phần chính:
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC CẤP I LƯƠNG YÊN.
PHẦN 2: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC CẤP I LƯƠNG YÊN.

Em xin chân thành cảm ơn ThS.Trần Văn Thuận và các cô, chú trong
phòng Tài chính Kế toán của Công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành
Chuyên đề này.
Sinh viên thực hiện
Bùi Trần Phương Minh
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY
LƯƠNG THỰC CẤP I LƯƠNG YÊN.
1.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY
LƯƠNG THỰC CẤP I LƯƠNG YÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN
TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Lương thực cấp I Lương Yên là đơn vị thành viên của Tổng
công ty lương thực miền Bắc, được thành lập theo Quyết định số 57 NN-TCCB/
QĐ ngày 20/01/1996 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
trên cơ sở sáp nhập Công ty Xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội vào Công ty
Chế biến lương thực Lương Yên mà tiền thân là Nhà máy Xay Hà Nội đã có từ
năm 1957. Tổng số vốn tại thời điểm đăng ký kinh doanh là 5680 triệu đồng;
trong đó: Vốn cố định 1528 triệu đồng, vốn lưu động 3827 triệu đồng, vốn khác
325 triệu đồng.
Công ty có tên giao dịch quốc tế là: Luong Yen Food Company; tên viết
tắt là: LYFOCO; trụ sở chính đặt tại: Số 3 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng – Hà
Nội.
Tiền thân của Công ty là Nhà máy Xay Lương Yên (Hay liên hiệp các xí
nghiệp xay xát lương thực) được Trung Quốc giúp đỡ xây dựng vào năm 1958.
Nhà máy có hệ thống xay xát khá lớn với công suất 180 tấn/ngày và nhân công
làm việc 3 ca/ngày. Nhà máy có phân xưởng xay thóc thành gạo và xay lúa mỳ

thành bột. Ngoài các thành phẩm còn thu được các phụ phẩm là tấm, cám, bột,
trấu. Nhà máy còn có phân xưởng chế biến thức ăn gia súc và lò hơi ép dầu.
Thức ăn gia súc được cung cấp cho thị trường ngay, còn dầu thô qua quá trình
tinh luyện được xử lý thành dầu ăn.
Các giai đoạn phát triển của Công ty Lương thực cấp I Lương Yên:
Giai đoạn từ 1958 đến 1985: Trong giai đoạn này dây chuyền sản xuất
của Nhà máy được Trung Quốc giúp đỡ có công suất 180 tấn/ngày. Thời kỳ này
Nhà máy xây dựng thêm nhiều phân xưởng xay bột mỳ từ lúa mỳ với công suất
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
8 tấn/ca và phân xưởng chế biến thức ăn gia súc, phân xưởng ép dầu từ cám
gạo. Ngoài ra Nhà máy còn có phân xưởng cơ điện phục vụ cho sửa chữa máy
móc ở các phân xưởng sản xuất.
Giai đoạn từ 1986 đến 1990: Từ năm 1986 Nhà máy không còn hoạt
động theo cơ chế bao cấp nữa mà tự lo đầu vào, đầu ra, tự bù đắp trang trải các
chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên Nhà máy vẫn được Nhà
nước cấp vốn ban đầu 3 tỷ đồng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đủ để
dự trữ một lượng lúa gạo tương đương 2000 tấn.
Giai đoạn từ 1991 đến nay:
Tháng 1 năm 1993 Nhà máy được thành lập thành doanh nghiệp Nhà
nước và đổi tên thành xí nghiệp chế biến lương thực Hà Nội (Quyết định số 60
NN/TCCB-QĐ ngày 08/01/1993 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm) và bắt đầu có chỉ tiêu cung ứng gạo xuất khẩu.
Sau đó đến tháng 5 năm 1994 xí nghiệp lại đổi tên thành Công ty chế
biến lương thực Lương Yên (Quyết định số 559 NN/TCCB-QĐ ngày
30/05/1994 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm).
Tháng 1 năm 1996 sáp nhập Công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội
vào Công ty chế biến lương thực Lương Yên và đổi tên thành Công ty Lương
thực cấp I Lương Yên.

Tháng 10 năm 2000 sáp nhập Công ty chế biến và kinh doanh lương
thực sông Hồng vào Công ty (Quyết định số 4679/NN/TCCB-QĐ ngày
30/10/2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
Tháng 3 năm 2001 sáp nhập thêm 3 đơn vị thuộc Liên hiệp các Công ty
lương thực Hà Nội vào Công ty (Quyết định số 960/QĐ/BNN-TCCB ngày
20/03/2001 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), bao gồm: Công ty
kinh doanh, chế biến, xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội; Công ty lương thực
Đông Anh; và Công ty lương thực Sóc Sơn.
Năm 2003 tách một bộ phận sản xuất mỳ thuộc xí nghiệp sản xuất mỳ
Nhân Chính chuyển về Tổng công ty. Bộ phận còn lại thành lập xí nghiệp kinh
doanh lương thực, nông sản Thanh Xuân.
Quý 3 năm 2005 Công ty thành lập thêm chi nhánh tại Phố Nối, Hưng
Yên.
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hiện nay Công ty có 8 đơn vị trực thuộc:
- Trung tâm kinh doanh lương thực, nông sản và dịch vụ tổng hợp Đông
Anh.
- Trung tâm dịch vụ vận tải hành khách Lương Yên
- Trung tâm đại lý và kinh doanh xăng dầu
- Trung tâm dịch vụ Thể thao - Du lịch
- Xí nghiệp kinh doanh chế biến lương thực Nguyễn Đức Cảnh
- Xí nghiệp kinh doanh lương thực, nông sản Thanh Xuân
- Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh công ty tại Phố Nối, Hưng Yên
Ngoài ra Công ty còn có khách sạn Bông Lúa nằm ở phố Bạch Mai, Hà
Nội.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty Lương thực cấp I Lương Yên được quản lý theo chế độ một thủ

trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của người lao động. Giám đốc Công
ty do Hội đồng quản trị của Tổng công ty bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám
đốc sau khi tham khảo tín nhiệm của đại diện cán bộ, công nhân viên chức
trong Công ty. Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, là người
được Tổng giám đốc uỷ quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị và pháp luật về quản
lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác được giao và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ chính của Giám đốc là trực tiếp chỉ
đạo công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, tài chính kế toán, đối ngoại,
đầu tư, kiêm chỉ đạo xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực Nguyễn Đức
Cảnh, Trung tâm dịch vụ hành khách Lương Yên.
Giúp việc cho Giám đốc là 4 Phó giám đốc. Nhiệm vụ của từng Phó
giám đốc như sau:
Phó giám đốc thứ nhất giúp Giám đốc chỉ đạo công tác hành chính quản
trị, bảo vệ trật tự nội bộ an ninh, phòng cháy chữa cháy, phối hợp chính quyền
địa phương và công tác đoàn thể; Chỉ đạo chi nhánh phía Nam trong công tác
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quản lý thực hiện nhiệm vụ Công ty giao, chỉ đạo giải quyết những tồn tại cũ về
công nợ của Chi nhánh; Trực tiếp chỉ đạo xí nghiệp Thanh Xuân đảm bảo cho
đơn vị hoạt động tốt theo cơ chế khoán của Công ty và theo dõi đại lý xăng dầu;
Theo dõi thường trực công tác thi đua khen thưởng, công tác đoàn thể của Công
ty và xử lý những công tác cụ thể khác khi được Giám đốc phân công.
Phó giám đốc thứ hai giúp Giám đốc giải quyết việc bàn giao thanh lý
tài sản gắn liền quyền sử dụng đất 151A Nguyễn Đức Cảnh, Lạc Long Quân;
Triển khai thực hiện thanh lý tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất ở Đông
Anh và Sóc Sơn đã được Tổng công ty đồng ý về chủ trương; Giải quyết dứt
điểm với BHXH quận Hai Bà Trưng về những tồn tại của cán bộ công nhân
viên đơn vị cũ; Chỉ đạo Trung tâm Đông Anh trong công tác kinh doanh lương

thực, nông sản và xử lý những công tác cụ thể khác khi được Giám đốc phân
công.
Phó giám đốc thứ ba giúp Giám đốc chỉ đạo công tác XDCB; Chỉ đạo
công tác xuất nhập khẩu, kinh doanh thị trường nước ngoài; Chỉ đạo công tác
thanh tra; Theo dõi công nợ đối ngoại cũ, công nợ tồn đọng và kiểm kê, thanh
lý tài sản, và xử lý những công tác cụ thể khác khi được Giám đốc phân công.
Phó giám đốc thứ tư giúp Giám đốc chỉ đạo công tác XDCB khu vực
thể thao và khách sạn Bông Lúa, mở rộng sản phẩm dịch vụ thể thao du lịch;
Chỉ đạo công tác kinh doanh lương thực nông sản nội địa và sản xuất chế biến
lương thực thực phẩm, nghiên cứu triển khai sản phẩm mới; Chỉ đạo mảng dịch
vụ thể thao du lịch kiêm Giám đốc khách sạn Bông Lúa; Tổng hợp rút kinh
nghiệm, chỉ đạo cơ chế khoán và xử lý những công tác cụ thể khác khi được
Giám đốc phân công.
Hình thức tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty theo mô hình cơ cấu chức
năng.
Có thể khái quát hình thức tổ chức bộ máy quản lý của Công ty qua sơ
đồ sau:
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Lương thực cấp I Lương Yên.
Chức năng của từng phòng ban như sau:
Phòng tổ chức hành chính:
Chức năng của phòng là giúp Giám đốc thực hiện các chức năng quản lý
về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo và công tác hành chính
quản trị.
Phòng kinh doanh thị trường:
Chức năng của phòng là giúp Giám đốc về hoạt động kinh doanh của
Công ty trên tất cả các mặt: xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ

trên cơ sở định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty hàng năm; Theo dõi
nắm bắt thị trường để đề xuất các phương án kinh doanh cụ thể; Thực hiện các
hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong kinh doanh như: giao dịch, xây dựng hợp
đồng, giao nhận, lập chứng từ, thanh lý hợp đồng …; Xây dựng kế hoạch và
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
Phòng
kinh
doanh
thị
trường
Phòng
Tài
chính
Kế
toán
Giám đốc
Phòng
kỹ
thuật
đầu tư
Phòng
tổ chức
hành
chính
Ban
bảo
vệ
Các Phó giám đốc
Các đơn vị trực thuộc
13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tham gia tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh do Tổng công ty lương
thực miền Bắc giao.
Phòng tài chính kế toán:
Chức năng của phòng là giúp Giám đốc quản lý, theo dõi và giám sát
hoạt động tài chính của Công ty thông qua việc thực hiện chế độ tài chính theo
đúng các quy định của Nhà nước, của Tổng công ty và của các cơ quan chức
năng quản lý tài chính đối với Công ty; giúp Giám đốc quản lý tài chính của các
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đánh giá hiệu quả và đề xuất các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn.
Phòng kỹ thuật đầu tư:
Chức năng của phòng là giúp Giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật,
chất lượng sản phẩm, điện nước, đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật
chất nhà xưởng thiết bị.
Ban bảo vệ:
Chức năng của ban bảo vệ là giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác
bảo đảm an toàn, an ninh trên toàn địa bàn Công ty; tổ chức thực hiện công tác
phòng chống cháy nổ; tổ chức thực hiện công tác quân sự, dân quân tự vệ.
Căn cứ vào chức năng của từng phòng ban, Giám đốc Công ty sẽ quy
định nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban.
Các đơn vị trực thuộc:
Các đơn vị trực thuộc là những đơn vị kinh tế cơ sở, chịu sự chỉ đạo toàn
diện của Công ty; chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương. Các
đơn vị này thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc, có Bảng cân đối kế
toán và những báo biểu, báo cáo khác theo quy định của Công ty nằm trong
Bảng tổng kết tài sản của Công ty; có con dấu, được phép mở tài khoản chuyên
thu, chuyên chi tại ngân hàng, có trụ sở làm việc.
Tổ chức bộ máy đơn vị trực thuộc:
+ Một thủ trưởng đơn vị.
+ Một đến hai Phó trưởng đơn vị.

+ Cán bộ phụ trách kế toán và các nhân viên khác.
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Về đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty: Tính đến ngày
31/12/2005 tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty là 267 người. Cơ cấu
trình độ lao động của Công ty như sau: Có 123 người trình độ Đại học, Cao
đẳng (chiếm 46%); 29 người trình độ Trung cấp (chiếm 11%); còn lại là trình
độ khác chiếm 43%. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng là 1 670 000đ (Năm
2005).
1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty Lương thực cấp I Lương Yên là doanh nghiệp nhà nước hạch
toán độc lập, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Hiện tại Công ty kinh doanh các ngành nghề sau:
- Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ lương thực, thực phẩm, nông sản, các
mặt hàng chế biến của ngành, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng.
- Xay xát, chế biến, dự trữ và bảo quản lương thực, nông sản, thực phẩm.
- Đại lý tiêu thụ hàng hoá.
- Dịch vụ bảo quản hàng hoá.
- Xuất nhập khẩu lương thực và dự trữ lưu thông lương thực theo phân
cấp của Tổng công ty; nhập khẩu nông sản, thức ăn chăn nuôi gia súc.
- Kinh doanh xăng dầu, khách sạn.
- Dịch vụ vận tải.
Ngoài ra để tăng doanh số hàng năm, Công ty còn bỏ vốn ra để nhập
khẩu hộ sắt, thép, inox, nhôm cho các Công ty TNHH, Công ty cổ phần vốn ít,
sau đó bán lại ngay cho các công ty đó và hưởng chênh lệch.
Trong các ngành nghề kể trên thì lương thực và nông sản là các ngành
nghề kinh doanh chủ yếu. Ngành nghề này chịu ảnh hưởng của tính thời vụ cao
và sự chênh lệch về giá bán lương thực trên thị trường là không đáng kể. Mặt
khác gạo và nông sản là các mặt hàng rất dễ bị ẩm, mốc nếu không được bảo

quản tốt. Để tránh làm giảm chất lượng gạo, Công ty đã xây dựng một hệ thống
kho theo tiêu chuẩn quốc tế, gạo được giữ trong các túi đã hút chân không nên
bảo quản được từ 2 đến 3 năm.
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các bạn hàng cung ứng cho Công ty là các đơn vị thu mua lương thực,
chủ yếu là trong miền Nam. Ngoài ra Công ty còn thu mua trực tiếp lương thực
của các hộ nông dân, nhưng số lượng không đáng kể. Mặt khác, lương thực là
mặt hàng thiết yếu nên nhu cầu tiêu dùng là rất lớn. Tuy nhiên từ khi chuyển
đổi sang cơ chế thị trường, Công ty không còn là đơn vị độc quyền trong kinh
doanh lương thực mà phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó
giá bán lương thực trên thị trường lại chênh lệch không đáng kể, vì thế để
chiếm lĩnh được thị trường Công ty cần có một chiến lược Marketing tốt, chất
lượng sản phẩm tốt để làm hài lòng khách hàng.
Hoạt động bán hàng tại Công ty bao gồm bán nội địa, xuất khẩu trực tiếp
(số lượng không đáng kể) và cung ứng gạo cho Tổng công ty để xuất khẩu. Sau
khi ký Hợp đồng bán gạo xuất khẩu với Tổng công ty, Công ty sẽ ký Hợp đồng
mua gạo với các doanh nghiệp tư nhân hoặc các xí nghiệp tư doanh (chủ yếu
trong miền Nam) để thu mua đủ số lượng gạo theo yêu cầu của Tổng công ty.
Đối với hoạt động tiêu thụ nội địa thì Công ty chủ yếu bán các mặt hàng như
gạo, ngô, cám, tấm, và một số mặt hàng khác.
1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tài chính doanh
nghiệp. Bất kỳ tổ chức kinh doanh nào cũng cần có bộ phận kế toán để cung
cấp các thông tin tài chính hữu ích cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp
cũng như cho các cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì thế ở
Công ty Lương thực cấp I Lương Yên cũng tổ chức phòng tài chính kế toán để
quản lý, theo dõi và giám sát hoạt động tài chính của Công ty, đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn.
Như đã trình bày ở phần 1, Công ty Lương thực cấp I Lương Yên có quy
mô kinh doanh lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, địa bàn kinh doanh rộng,
phân tán. Vì thế để thuận tiện cho công tác quản lý Công ty tổ chức bộ máy kế
toán theo hình thức phân tán. Phòng tài chính kế toán của Công ty có 6 nhân
viên, bao gồm:
- Kế toán trưởng
- Kế toán thanh toán và theo dõi công nợ tạm ứng.
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Kế toán hàng hoá và theo dõi công nợ mua bán.
- Kế toán tài sản cố định và kế toán thuế.
- Kế toán tổng hợp và theo dõi công nợ nội bộ.
- Thủ quỹ
Có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty qua sơ đồ
sau:
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Công ty
Lương thực cấp I Lương Yên
Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên trong phòng như sau:
Kế toán trưởng có nhiệm vụ phân công, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê trong công ty. Kế toán
trưởng giúp giám đốc chấp hành các chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
Kế toán trưởng Công ty
Phó phòng kế toán
Kế toán
thanh toán
và theo dõi
công nợ tạm

ứng
Kế toán
hàng hoá và
theo dõi
công nợ mua
bán
Kế toán tài
sản cố
định và kế
toán thuế
Thủ quỹ
Trưởng phòng kế toán đơn vị trực thuộc
Các kế toán viên phần hành
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hành các chế độ lao động, về sử dụng quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi cũng như
việc chấp hành các kỷ luật về tài chính, tín dụng thanh toán. Ngoài ra kế toán
trưởng còn giúp giám đốc tập hợp các số liệu về kinh tế, tổ chức phân tích các
hoạt động kinh doanh, phát hiện ra khả năng tiềm tàng, thúc đẩy việc thực hiện
chế độ hạch toán kế toán trong công tác đảm bảo cho hoạt động của Công ty thu
được hiệu quả cao.
Phó phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi hoạt động các đơn vị trực
thuộc, theo dõi công nợ nội bộ; đồng thời kiêm kế toán tổng hợp (lên Sổ cái các
tài khoản, lập các Báo cáo cuối kỳ)
Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi thanh toán tiền mặt, theo dõi
công nợ tạm ứng, theo dõi các khoản phải trả công nhân viên, theo dõi tình hình
sử dụng điện, nước của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
Kế toán hàng hoá có nhiệm vụ theo dõi hoạt động mua bán hàng hoá,
theo dõi công nợ phải thu, phải trả. Cuối kỳ (tháng, quý, năm) lập các báo cáo
có liên quan đến phần hành kế toán hàng hoá, phần hành kế toán phải trả người

bán và phải thu khách hàng (Báo cáo kho kinh doanh, Bảng tổng hợp chi tiết
TK 131, bảng tổng hợp chi tiết TK 331).
Kế toán TSCĐ và kế toán thuế có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng,
giảm TSCĐ hàng ngày, theo dõi khấu hao TSCĐ theo tháng và quý. Định kỳ
(tháng, quý, năm) lập Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ, Báo cáo khấu hao
TSCĐ của Văn phòng công ty và của toàn công ty. Hàng tháng kê khai thuế
GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào, lập Tờ khai thuế GTGT và nộp cho cơ quan
thuế chậm nhất vào ngày 10 của tháng sau.
Thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu tiền mặt (Ví dụ: thu tiền
các đơn vị trực thuộc nộp về Công ty, thu tiền khách hàng theo Hợp đồng kinh
tế, …), các khoản chi tiền mặt (Ví dụ: chi lương, thưởng, chi mua hàng, chi
BHXH, …) của toàn công ty. Hàng tháng đối chiếu số dư với kế toán thanh
toán và lập Báo cáo quỹ.
1.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Một số thông tin chung về tổ chức công tác kế toán tại Công ty:
- Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho xuất: Phương pháp giá thực tế bình
quân gia quyền.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường
thẳng.
- Tỷ giá sử dụng trong quy đổi ngoại tệ: Tỷ giá thực tế của Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.
1.1.5.1. Hệ thống chứng từ kế toán
Hiện tại Công ty áp dụng hệ thống chứng từ theo Quyết định 1141-

TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. Các nhóm chứng từ sử dụng
tại Công ty bao gồm:
- Chứng từ lao động tiền lương.
- Chứng từ hàng tồn kho
- Chứng từ bán hàng
- Chứng từ tiền tệ
- Chứng từ tài sản cố định
Trong mỗi nhóm lại bao gồm nhiều loại chứng từ. Cụ thể tại Công ty
hiện có các loại chứng từ sau:
h Đối với nhóm chứng từ lao động tiền lương:
Có 5 loại chứng từ bắt buộc, đó là: Bảng chấm công; Bảng thanh
toán tiền lương; Bảng thanh toán tiền thưởng; Giấy chứng nhận nghỉ
việc hưởng BHXH; Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH.
Có 2 loại chứng từ hướng dẫn là: Phiếu báo làm thêm giờ; Hợp
đồng giao khoán.
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
C Đối với nhóm chứng từ hàng tồn kho:
Có 4 loại chứng từ bắt buộc là: Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho;
Thẻ kho; Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Có 1 loại chứng từ hướng dẫn là Biên bản kiểm nghiệm.
C Đối với nhóm chứng từ bán hàng:
Có 2 loại chứng từ bắt buộc là: Hoá đơn GTGT; Hoá đơn thu mua
hàng.
h Đối với nhóm chứng từ tiền tệ:
Có 4 loại chứng từ bắt buộc là: Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy thanh
toán tiền tạm ứng; Bảng kiểm kê quỹ.
Có 2 loại chứng từ hướng dẫn là: Giấy đề nghị tạm ứng; Biên lai
thu tiền.

t Đối với nhóm chứng từ TSCĐ:
Có 3 loại chứng từ bắt buộc là: Biên bản giao nhận TSCĐ; Thẻ
TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ.
Có 2 loại chứng từ hướng dẫn là: Biên bản giao nhận TSCĐ sửa
chữa lớn hoàn thành; Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
1.1.5.2. Hệ thống TK kế toán
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định 1141-
TC/QĐ/CĐKT do Bộ Tài chính ban hành ngày 01/11/1995.
Do Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán
hàng tồn kho nên tại Công ty không có TK 611 – Mua hàng.
Mặt khác, tại Công ty cũng không có hoạt động sản xuất, đồng thời
Công ty không thuộc loại hình DN xây lắp nên trong hệ thống TK kế toán của
Công ty cũng không có các TK sau:
TK 155 – Thành phẩm
TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TK 627 – Chi phí sản xuất chung
TK 631 – Giá thành sản xuất
Hướng mở chi tiết các tài khoản tại Công ty như sau:
- Đối với tài khoản công nợ: chi tiết theo đối tượng công nợ và theo
khoản mục.
- Đối với tài khoản doanh thu: chi tiết theo hoạt động.
- Đối với tài khoản chi phí: chi tiết theo khoản mục.
Hệ thống tài khoản của công ty (Phụ lục 1).
1.1.5.3. Hệ thống sổ kế toán
Với hình thức Chứng từ ghi sổ thì ở Công ty có các loại sổ sau: Sổ Cái

và các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trong mỗi phần hành kế toán Công ty mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết phù
hợp với yêu cầu của từng phần hành. Một số loại sổ, thẻ kế toán chi tiết chủ yếu
tại Công ty là:
Với phần hành kế toán vốn bằng tiền, tiền vay có Sổ chi tiết tiền mặt, Sổ
chi tiết tiền gửi, Sổ chi tiết tiền vay.
Với phần hành kế toán TSCĐ có Sổ TSCĐ, thẻ TSCĐ.
Với phần hành kế toán lương, các khoản trích theo lương và thanh toán
với người lao động có Sổ chi tiết tài khoản 334, tài khoản 338, tài khoản 141.
Với phần hành kế toán hàng tồn kho có Sổ chi tiết hàng hoá, Thẻ kho.
Với phần hành kế toán phải trả người bán và phải thu khách hàng có Sổ
chi tiết thanh toán với người bán (TK 331), Sổ chi tiết thanh toán với người mua
(TK 131).
Hiện tại Công ty đang áp dụng kế toán thủ công. Quy trình ghi sổ tại
Công ty như sau: Từ chứng từ kế toán hàng ngày vào Sổ quỹ và các Sổ, thẻ kế
toán chi tiết. Cuối tháng lập chứng từ ghi sổ từ các chứng từ gốc. Từ chứng từ
ghi sổ ghi vào Sổ cái. Cuối tháng lập các Bảng tổng hợp chi tiết từ các Sổ, thẻ
kế toán chi tiết, và đối chiếu với Sổ cái. Từ Sổ cái lập Bảng cân đối số phát
sinh, sau đó lập các Báo cáo tài chính.
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có thể khái quát trình tự ghi sổ tại Công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty
1.1.5.4. Hệ thống Báo cáo kế toán
Thời điểm Công ty lập BCTC theo quý, năm. Hệ thống BCTC ở công ty
bao gồm 4 loại:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
Sau khi lập BCTC, Công ty nộp cho các cơ quan sau:
+ Tổng công ty Lương thực Miền Bắc
+ Cục thuế Hà Nội
+ Sở Tài chính Hà Nội
+ Cục Thống kê thành phố Hà Nội
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
Ngoài ra Công ty còn lập Báo cáo quản trị để cung cấp thêm thông tin
cho quản lý và điều hành hoạt động nội bộ trong doanh nghiệp. Một số loại Báo
cáo quản trị chủ yếu:
Trong phần hành kế toán hàng hoá có: Báo cáo chi tiết bán hàng theo
ngày hoặc theo kỳ; Báo cáo nhập mua hàng theo từng nhà cung cấp, thị trường,
hợp đồng.

Trong phần hành kế toán vốn bằng tiền có: Báo cáo chi tiết tiền mặt, tiền
gửi NH theo ngày hoặc theo kỳ.
Trong phần hành TSCĐ có: Báo cáo về nguyên giá, khấu hao và giá trị
còn lại của TSCĐ theo bộ phận sử dụng; Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ
theo kỳ.
Trong phần hành kế toán công nợ (phải thu khách hàng, phải trả người
bán) có: Báo cáo theo dõi công nợ theo từng hoá đơn mua, bán hàng; Báo cáo
chi tiết công nợ của từng đối tượng.
1.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC CẤP I
LƯƠNG YÊN
1.2.1. Đặc điểm hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá tại Công ty
Công ty Lương thực cấp I Lương Yên là một doanh nghiệp kinh doanh
đa ngành đa nghề, do đó các mặt hàng tại Công ty rất đa dạng, bao gồm các
nhóm sau:
+ Nhóm hàng lương thực, nông sản: gạo, thóc, tấm, sắn, khoai, ngô, lạc,
cám, bột Gluten ngô.
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Nhóm dịch vụ: thể thao, du lịch, nhà nghỉ, ăn uống, vận chuyển.
+ Nhóm hàng khác: xăng (A90 và A92), dầu điezen, dầu nhớt, thép các
loại, inox, nhôm thỏi, sợi 100% polyester, thiết bị trường học, hàng thể thao.
Đối với các mặt hàng lương thực và nông sản thì nguồn nhập chủ yếu từ
thu mua trực tiếp các tổ chức kinh doanh trong nước. Sau khi thu mua hàng hoá
từ các tổ chức kinh doanh trong nước, Công ty sẽ chuyển về kho, hoặc yêu cầu
các tổ chức kinh doanh chuyển hàng đến địa điểm bán (trong hoạt động cung
ứng gạo xuất khẩu cho Tổng công ty). Số tiền hàng mua sẽ được thanh toán trên
cơ sở Hoá đơn GTGT và Hợp đồng kinh tế đã ký kết, có thể là trả trước (tạm
ứng, đặt cọc), trả ngay sau khi nhận hàng hoặc trả chậm trong khoảng thời gian

đã thoả thuận theo Hợp đồng.
Ngoại trừ nhôm thỏi, thiết bị trường học, inox là nhập khẩu, các mặt
hàng khác được mua trực tiếp trong nước.
1.2.2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty
1.2.2.1. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá và thủ tục chứng từ
Trước khi tách bộ phận sản xuất mỳ thuộc Xí nghiệp sản xuất mỳ Nhân
Chính chuyển về Tổng công ty thì tại Công ty có các phương thức bán hàng
sau:
+ Bán hàng qua đại lý;
+ Bán buôn hàng hoá theo Hợp đồng (bán trong nước và cung ứng xuất
khẩu);
+ Bán lẻ.
+ Xuất khẩu trực tiếp.
Sau khi tách bộ phận sản xuất mỳ chuyển về Tổng công ty thì ở Công ty
Lương thực cấp I Lương Yên không còn hoạt động sản xuất nữa. Do đó phương
thức bán hàng tại Công ty cũng thay đổi. Hiện tại Công ty bán hàng theo các
phương thức sau:
+ Bán hàng hoá theo Hợp đồng (tiêu thụ nội địa và cung ứng xuất khẩu);
+ Bán lẻ;
+ Xuất khẩu trực tiếp.
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đối với phương thức bán hàng theo Hợp đồng, tuỳ theo là bán hàng cho
các tổ chức kinh doanh trong nước hay cung ứng gạo xuất khẩu cho Tổng công
ty mà cách thức tiến hành khác nhau. Nhưng cả hai hoạt động bán hàng này đều
được thực hiện theo phương thức bán buôn.
Với hoạt động cung ứng gạo xuất khẩu cho Tổng công ty thì sau khi ký
Hợp đồng bán gạo với Tổng công ty, Công ty sẽ ký Hợp đồng mua gạo với các
doanh nghiệp tư nhân hoặc các xí nghiệp tư doanh để thu mua đủ số lượng gạo

theo yêu cầu của Tổng công ty. Công ty sẽ yêu cầu các DNTN hoặc các XNTD
chuyển gạo đến địa điểm mà Tổng công ty yêu cầu. Sau khi lập Biên bản
nghiệm thu xác định chất lượng và số lượng gạo có theo đúng yêu cầu như
trong Hợp đồng không, Công ty sẽ thanh toán tiền hàng cho các DNTN, hoặc
các XNTD. Sau đó, Tổng công ty và Công ty sẽ cùng lập Biên bản giao nhận để
xác nhận về tổng khối lượng gạo đã giao cũng như chất lượng gạo. Căn cứ vào
Biên bản giao nhận này kế toán hàng hoá của Công ty lập Hoá đơn GTGT (3
liên) và giao Liên 2 cho Tổng công ty. Thực chất ở đây là hình thức bán hàng
vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán. Tuy hoạt động bán hàng này được
thực hiện không qua kho, nhưng kế toán vẫn hạch toán qua kho (TK 156).
Với hoạt động bán hàng cho các tổ chức kinh doanh thì được thực hiện
theo hình thức bán buôn qua kho. Sau khi ký Hợp đồng kinh tế, Công ty sẽ xuất
kho chuyển hàng đến địa điểm khách hàng yêu cầu. Hình thức thanh toán (bằng
tiền mặt hoặc chuyển khoản), thời gian thanh toán và số tiền hàng phải thanh
toán được thực hiện trên cơ sở Hoá đơn GTGT và các thoả thuận đã ký trong
Hợp đồng kinh tế.
Với hoạt động bán lẻ thì hiện nay tại văn phòng Công ty không có hoạt
động này. Đối với bán lẻ mặt hàng gạo thì chỉ thực hiện ở Xí nghiệp kinh doanh
lương thực nông sản Thanh Xuân. Hàng ngày kế toán tại Xí nghiệp sẽ lập Bảng
kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ để làm căn cứ tính và kê khai thuế GTGT hàng
tháng. Ngoài ra, Công ty còn có hoạt động bán lẻ xăng, dầu tại Trung tâm đại
lý và kinh doanh xăng dầu.
Với hoạt động xuất khẩu trực tiếp thì hiện tại Công ty chủ yếu xuất khẩu
gạo, lạc, mỳ chính, cà pháo, bánh phở, cao su, … sang Đức, Cuba, IRắc,
Inđônêxia, Trung Quốc, … Hoạt động này diễn ra không thường xuyên.
Bùi Trần Phương Minh Kế toán 44B
25

×