Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NGON NGU BAO CHI thực trạng vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong tít báo trên báo mạng điện tử ở việt nan hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.03 KB, 20 trang )

Đề bài: Thực trạng vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong tít báo trên báo
mạng điện tử ở Việt Nan hiện nay
Nội dung khảo sát: Khảo sát trên 3 trang báo Dantri, Vn xpress,
Vietnam.net
Chủ yếu khảo sát trong hai tiểu mục Tin tức và giải trí.
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Báo mạng điện tử hiện nay là một trong những loại hình báo chí được
nhiều người quan tâm nhất. Đặc biệt là đối với giới trẻ, bởi phương tiện truy
cập dễ dàng, phù hợp mọi lúc mọi nơi. Thế nhưng ngược lại so với số người
theo dõi thì chất lượng thông tin trên báo mạng vẫn chưa được đảm bảo.
Trong đo, thể hiện trước mắt là cách sử dụng ngôn ngữ trong tít báo, trong
sapo, trong từng câu văn, từng câu hỏi phỏng vấn nhân vật. Thông tin sai lệch,
đi nhiều chiều.
Vậy nguyên nhân do đâu?. Do việc cập nhật tin tức q nhanh nên chưa
kịp kiểm sốt thơng tin hay do nhà báo vẫn chưa đi sau tìm hiểu thơng tin. Tất
cả lý do đó vẫn chưa đủ. Mà ngun nhân sâu sa nhất đó chính là cách đặt tít
báo. Bởi để xác định được chủ đề bài viết trước hết cần nói tít báo viết về nội
dung gì. Khi độc giả đọc tiết báo họ cũng sẽ nhận ra được nội dung bên trong
bài báo là gì, hướng đến cơng chúng thơng tin gì, và cũng làm cho người viết
báo xác định được lối đi của mình, hướng chủ đạo của bài viết để tránh lạc đề,
sai hướng.
Hầu hết các tít báo trên báo mạng điện tử chỉ mang tính chất giật gân,
câu khách, thu hút người xem chứ thông tin vẫn chưa thực sự đi sâu vào vấn
đề. Khơng chỉ trong chun mục giải trí mà trong chuyên mục tin tức, sự kiện
cũng vẫn xảy ra tình trạng chơi chữ, giật tít. Chính vì vậy, thơng qua mơn học
Ngơn ngữ báo chí này em muốn trình bày về : Thực trạng vấn đề ngôn ngữ sử
1


dụng trong tít báo trên báo mạng điện tử ở Việt Nan hiện nay. Để làm rõ và


đưa ra ý kiến cá nhân nhưng đây cũng là sự quan tâm của hầu hết mọi người.
Đặc biệt là công chúng, những người sử dụng sản phẩm báo chí. Từ đó, đưa
ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng sử dụng ngơn ngữ trên tít báo
hiện nay.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG
I.Khái niệm, vai trò, chức năng của tít báo
1.Khái niệm
Tít báo là một kết cấu ngôn ngữ ngắn gọn, được công chúng tiếp xúc
đầu tiên khi đọc, nghe, nhìn một tác phẩm báo chí. Có nhiệm vụ giới thiệu
chủ đề, nhiệm vụ giới thiệu chủ đề, thu hút sự chú ý và định hướng cơng
chúng.
Có thể nói, tít báo là một câu văn quan trọng nhất trong bài báo. Nếu tít
báo hay, ý nghĩa thì sẽ thu hút công chúng quan tâm, thoe dõi. Thế nhưng tít
hay khơng phải là giật gân, câu khách hay chơi chữ, hay ở đây chính là hay
theo ngơn ngữ chính thống. Biết sử dụng ngơn từ làm sago cho phù hợp, ý
nghĩa, xác thực với nội dung thông tin. Không được đi quá xa nội dung bài
báo, cũng không được đề cập q sâu vì sẽ khiến cơng chúng hiểu được quá
nhiều và không muốn đọc nội dung mà nhà báo viết nữa.
2.Vai trị và chức năng của tít báo
Như đã nói ở trên, tít báo là câu văn quan trọng nhất, có vai trị làm dẫn
dắt, nội dung thơng tin bài báo. Tít báo có chức năng giới thiệu chủ đề bài
viết, chỉ là giới thiệu chứ không đi sâu vào nội dung. Câu văn phải ngắn gọn,
không được dài dịng, khó hiểu. Bởi như vậy mới thu hút được cơng chúng
quan tâm đến sản phẩm báo chí đó
Đặc biệt, tít báo cịn có chức năng phân loại các dạng bài báo. Nếu bài

báo viết về phóng sự, tin tức, hay sự kiện thì ngay ở tít báo cũng phải giới
thiệu được nhằm định hướng các nhóm cơng chúng sago cho phù hợp. Vì có
những nhóm cơng chúng họ bận rộn với công việc nên chỉ quan tâm đến
những tin tức, sự kiện quan trọng chứ khơng có thời gian để đọc những bài
phóng sự, bình luận, xã luận trên báo mạng. Và ngược lại với nhóm cơng
chúng này là những đối tượng như người già, những người có nhiều thời gian,
3


và có sở thích quan tâm đến những bài bình luận, xã luận, phóng sự điều tra
trong xã hội.
Như vậy, tít báo phải định hướng được cơng chúng, điều này không chỉ
đánh giá được chất lượng bài báo, không chỉ giúp phân loại cơng chúng, định
hướng cơng chúng mà cịn đánh giá, nhận xét được năng lực của người làm
báo, của những người cộng tác viên viết bài trên báo mạng. Đồng thời cũng
thể hiện được thái độ của nhà báo đối với vấn đề xã hội ấy, thích hay khơng
thích, u hay ghét….Từ đó, giúp định hướng được tâm trạng cũng như cách
thức thể hiện thái độ của công chúng đối với bài viết. Tuy nhiên, không chỉ
đối với báo mạng mà đối với tất cả các loại hình báo chí như: báo truyền hình,
báo phát thanh, báo in thì tít báo phải thực hiện được những chức năng này.
3.Yêu cầu của tít báo
Một tít báo hay và ý nghĩa phải là một tít báo gây ấn tượng, thu hút
người xem. Đồng thời phải giới thiệu được chủ đề bao quát của bài báo. Mặt
khác, tít báo tuy giới thiệu toàn bộ nội dung bài báo nhưng phải ngắn gọn, xúc
tính, rõ ràng mà lại dễ hiểu, khơng mỡ hồ, trừu tượng quá về nghĩa. Đặc biệt,
đã là tít báo thì khơng được viết tắc, hạn chế dùng những ngơn ngữ khoa học.
Nếu dùng ngơn ngữ khoa học thì chỉ dùng cho các trang báo chuyên biệt về
vấn đề đó như: Báo mơi trường, cơng nghệ số…
4.Các loại tít báo
Dựa vào những tiêu chí khác nhau người ta phân tích ra các loại tít báo

khác nhau. Nếu dựa vào vai trị quan trọng của tít bào người ta phân ra tít
chính và tít phụ. Tít chính nó giới thiệu cả nội dung thơng tin của tồn bộ bài
báo. Cịn tít phụ chỉ giới thiệu về nội dung thơng tin trong một đoạn văn. Đây
là hai dạng tít được sử dụng phổ biến nhất trên báo chí hiện nay.
Dựa vào chức năng của tít báo bao gồm có tít thơng báo- thông báo về
sự kiên, vấn đề mà bái viết đề cập đến. Tít kích thích sự tị mị của cơng
chúng. Với tít này được khá nhiều người sử dụng bởi nó sẽ giúp lượng người
xem rất lớn, tạo được sự hào hứng cho công chúng.
4


Dựa vào kết cấu của tít báo: Bao gồm có kết cấu một từ, kết cấu một
chữ, kết cấu một câu. Các loại tít này dù ngắn gọn nhưng rất xúc tích và ấn
tượng.
Dựa vào hình thức của tít báo bao gồm:
Tít trần thuật nhằm thơng báo đến cơng chúng, trần thuật thơng tin. Ví
dụ “ Hà Nội hơm nay mưa”. Tít câu hỏi: Thơng thường là câu hỏi phịng bì,
tạo nên ấn tượng cũng như nhấn mạnh và thu hút sự tị mị của cơng chúng. Ví
dụ “ giám thị cũng có phong bì?” Ngồi ra cịn có tít mệnh lệnh, tít bình luận,
tít hình ảnh, tít trích dẫn, tít giật gân…
Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng các dạng tít báo theo tên văn học, tên
hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học nổi tiếng. Hoặc một hình tượng
đẹ trong tác phẩm văn học hay tục ngữ, chơi chữ… Với những cách đặt tít
báo như vậy sẽ rất quen thuộc và gắn liền với công chúng, tạo sự tị mị, kích
thích người đọc có hứng thú hơn.
II.Đặc trưng của tít báo trên báo mạng điện tử
Mỗi loại hình báo chí đều có cách đặt tít báo khác cũng khác nhau bởi
cách thức thể hiện của các loại hình khác nhau. Đối với báo phát thanh cơng
chúng tiếp nhận qua thính giá, đối với báo truyền hình ngơn ngủ chủ yếu tiếp
nhận qua thị giác và thính giác. Cịn đối với báo mạng và báo in cơng chúng

chủ yếu tiếp nhận qua thị giác là chủ yếu.
Các tít bài trên báo mạng chủ yếu là giật tít, ngơn từ dùng khơng phù
hợp. Có trường hợp tít bài cịn viết tắt, kí tự sai…

5


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
TRONG TÍT BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN
1.Thực trạng sử dụng ngơn ngữ giật tít trên báo mạng điện tử
“Tít” là yếu tố đem lại sức nặng cũng như sự hấp dẫn của một bài báo.
Báo in hay báo mạng điện tử đều dùng tít như một “mồi nhử” độc giả đến
với báo của mình. Và để có một miếng mồi nhử hay, ngon, hấp dẫn , kích
động được trí tị mị của độc giả thì nhà báo phải là người lăn lộn, đi sâu vào
mọi ngõ ngách trong thực tế đời sống, hiểu biết rộng và có một kiến thức
vững vàng để có cái “Tít” khơng mang tính giật gân, câu khách mà vẫn thu
hút được sự quan tâm của độc giả.
Thế nhưng một điều đáng buồn trong thực tế hiện nay đó là hiện tượng
“Giật tít câu View” ngày càng trở nên phổ biến, tràn lan trên các trang báo
mạng. Thơ thiển, vơ dun, thiếu văn hóa là những từ dùng để chỉ cách giật tít
gây “sốc” này.
Dạo qua khơng chỉ một số trang báo mạng đậm chất lá cải như
Kenh14.vn, xahoi.com.vn, 2sao.vn, Tin.vn, 24h.com.vn…Mà còn đối với
những trang báo mạng nổi tiếng như Dân Trí, Vnxpress hay Vietnam net…
đập vào mắt độc giả là cả một rừng tít siêu nhảm nhí về giới showbiz, soi mói
về cuộc sống của các ngơi sao, thần tượng. Những cái tít thường chẳng ăn
nhập với nội dung bài viết hoặc là nội dung bài viết rỗng đến mức tạo nên sự
chưng hửng đối với người đọc.
Hầu hết những trang báo này đều có sức hút lớn, nhất là đối với các bạn
trẻ vì chỉ có một số ít quan tâm đến những vấn đề chính sự, cịn hầu hết nhu

cầu lên mạng hàng ngày chỉ nhằm mục đích giải trí, tán gẫu, xem phim, tìm
kiếm các vấn đề liên quan đến thần tượng, ca sĩ mà mình u thích hoặc ghét,
xem đời sống của họ ra sao và ngồi bình phẩm.
Dựa vào yếu tố tâm lý đó mà những trang báo mạng bày ra một bàn tiệc
hấp dẫn đủ các món khác nhau bằng cách giật tít sao cho nổi bật, hấp dẫn
6


nhưng thực chất những món ăn hoa mĩ đó lại quá dở về nội dung và có khi
nào người ta nghĩ đến chuyện cần phải “bỏ muối” cho các trang báo mạng?
Bỏ muối không chỉ về nội dung, về đề tài mà còn về cả cách thể hiện.
Trong chuyên mục giải trí của báo Vnxpress có viết bài Xn Nghi “đi
bụi” lãnh thương tích đầy người” . Những kiểu giật tít như thế này trở thành
một hiện tượng phổ biến trên các trang báo dành cho giới trẻ. Các độc giả
khơng khỏi băn khoăn khi đọc tít bào này. Tại sao một cô bé trong sáng,
ngoan hiền, một diễn viên nhí được rất nhiều người quan tâm yêu mến lại bỏ
nhà “đi bụi”. Nhưng thực chất đây là một chiêu trị câu khách của các trang
báo lá cải khi nói về việc cơ bé tham gia đóng một MV ca nhạc mới.
Cũng vài tháng trước khi scandal Ngọc Trinh bùng phát, các trang báo
mạng thi nhau dùng đó làm chiêu PR nhằm thu hút độc giả. Những kiểu giật
tít “Showbiz Việt rung chuyển vì sự ngoan của Ngọc Trinh”, “Gái ngoan
Ngọc Trinh hóa thiên thần nội y”, “Ngọc Trinh nhạt nhòa nhan sắc”…vv
nhan nhản khắp các trang báo mạng khiến độc giả “bội thực” trong cả một
rừng tít giật gân, sốc chống về cơ người mẫu này.
Sự lạm dụng tít của các trang báo mạng còn được thể hiện một cách
thiếu văn hóa khi sử dụng những ngơn từ đậm mùi “sex” trên các trang báo
của mình.
“Liễu Nham bưng ngực đi dự tiệc”, “Megan fox khoe vòng 1 mơn
mởn”…vv trên Vietnam.net và những trang báo mạng khác hiện nay được sử
dụng phổ biến, rộng rãi. Văn hóa người Việt, nét đẹp của người Việt đôi khi bị

lãng quên, che lấp cũng bởi những kiểu giật tít như vậy, tạo nên sự ảnh hưởng
không nhỏ đến nhận thức của giới trẻ ngày nay. Bảo sao hiện tượng
nghiện “sex” của giới trẻ ngày một gia tăng và trở thành một vấn đề nóng
bỏng khi cả xã hội bước vào thời đại của sự bùng nổ thơng tin.
Phải chăng sự lạm dụng tít để câu khách sắp trở thành một đặc trưng
riêng biệt của báo mạng điện tử và những trang báo chính thống như

7


Dantri.vn, Vietnamnet.vn,Vnexpress, Tuoitre…vv cũng đã bị ảnh hưởng
không nhỏ bởi nghệ thuật chèo kéo này.
Không thể phủ nhận rằng báo mạng có một sức cơng phá cũng như ảnh
hướng lớn và đóng một vai trị quan trong trong cuộc sống hiện đại. Đem lại
cái nhìn nhiều chiều đầy màu sắc đối với độc giả bởi lượng thông tin nhanh,
nhiều tiện ích. Tuy nhiên những “hạt sạn” đến bao giờ được nhặt bỏ hồn
tồn để người đọc có thể lựa chọn cho mình những thơng tin cơ đọng nhất, mà
khi đọc nó họ sẽ khơng cịn cảm thấy phản cảm và khó chịu về những câu
chuyện xoay quanh về người mẫu, diễn viên, mối quan hệ tay 3, sex, những
scandal của giới showbiz…vv
Hiện trạng trên phải chăng đang trở thành một câu hỏi lớn đối với tất cả
độc giả: “Báo mạng đã hết đề tài” trong khi cuộc sống xung quanh vẫn còn
biết bao vấn đề nhức nhối, đáng quan tâm và tại sao báo mạng khơng dùng
chính những ưu điểm của mình để tạo nên những thơng tin hay nhất, mới
nhất, chính xác và có tính định hướng cao nhất. Đến bao giờ báo mạng Việt
Nam mới xoay vần theo đúng hướng?
Đặc biệt, Những kênh thông tin báo mạng ra đời tràn lan nhằm hướng
tới đối tượng độc giả là giới trẻ ngày càng xuất hiện nhiều nhưng khơng có sự
đầu tư mà chỉ tập trung câu view bằng những cái tít giật gân, gây shock. Khai
thác đời tư hay bắt lỗi sao được báo mạng điện tử đưa tin liên tục và tràn lan

với những cái tít đầy sự “bất ngờ” khi chẳng ăn nhập gì với bài viết.
Trên trang báo Xahoi.com.vn đăng tải bài viết về ca sĩ Trương Ngọc
Ánh với chỉ khoảng 200 chữ nói về chuyện sau thành công của những bộ
phim một thời, người đẹp sẽ trở lại màn ảnh với bộ phim “tình yêu và tham
vọng”, nhưng lại giật một cái tít “Trương Ngọc Ánh nghiện rượu nặng”.
Bài viết với xa-pô và nội dung xoay quanh chuyện Trương Ngọc Ánh
với sự trở lại sau 3 năm vắng bóng trên phim trường và chỉ có một câu kết
“Có một điều chị hơi băn khoăn là nhân vật lần này nghiện rượu nặng, phải

8


diễn thế nào cho đạt sẽ là một thử thách.” Vậy mà trang báo này lại giật một
cái tít chẳng liên quan tới bài viết như thế.
Nếu như trước đây, khi báo mạng điện tử mới xuất hiện ở Việt Nam, chỉ
có 5 trang báo điện tử chính thống là VnExpress, Dân Trí, VietNamnet,
VnMedia và VTC news thì giờ đây những trang báo mạng “lá cải” tràn lan
với chuyện câu view và giật tít đã khiến niềm tin của độc giả giành cho báo
mạng bị mất dần.
Cùng một nội dung là Elly Trần hóa thân thành cơ gái nghèo trong
phim với bộ dạng rách rưới và đói khát thì VnExpress có một cái tít thật dễ
hiểu và đúng với nội dung bài viết thì Kênh 14- một kênh giải trí của giới trẻ
lại giật tít gây shock khác với những gì bài viết muốn nói tới.
VnExpress chỉ cần thêm cụm từ “trong phim mới” là độc giả có thể
hiểu ngay nội dung và chủ đề của bài viết là nhằm giới thiệu một bộ phim mới
do Elly Trần thủ vai cô gái nghèo. Nhưng những trang báo lại muốn thu hút
độc giả bằng cách đặt một cái tít thật “kêu” để những ai mới nhìn qua cũng
phải tị mị vào đọc, làm mất đi nội dung và giá trị của thông tin.
Hàng loạt những vụ việc bắt lỗi sao trên sâu khấu hay trong đời sống đã
được báo mạng khai thác triệt để. Nếu như sao muốn có scandal để nổi tiếng

thì báo mạng muốn có những cái tít thật “mạnh”, thật “shock” để câu view.
Dày đặc những ngôn từ sex thiếu trong sáng, khơng văn hóa nhưng vẫn được
những trang báo “lá cải” sử dụng tràn lan hiện nay như Khánh Ngọc phơ
đường cong sexy; Hồng My bị “là” ngực phẳng lì…
Thời gian gần đây, sự kiện người đẹp Ngọc Trinh đăng quang Hoa hậu
ViệtNamquốc tế đã khiến báo in tốn khơng ít giấy mực và báo mạng thì càng
thêm những thông tin giật gân và những ngôn từ thiếu trắng sáng. Những cái
tít như Ngọc Trinh tụt váy áo sexy trên biển Thái Lan . Vòng 1 của “nữ hoàng
nội y” Ngọc Trinh” xẹp nở bất thường ( Vnxpress)
Thay vì khai thác những thơng tin hay những sự kiện có tính xã hội cao
thì những trang báo mạng lại tìm cách câu view bằng những bức ảnh nóng
9


bỏng của một cơ người mẫu với cái tít khiến độc giả khơng thể khơng “ngó”
qua xem.
Ngơn ngữ báo chí là ngơn ngữ cơ đọng, “đẹp” và có “văn hóa” nhưng
tràn lan trên những trang báo “lá cải” là những cái tít mới đọc qua độc giả đã
thấy ngay sự thô thiển và rất phản cảm như Lee Dae Hee lộ miếng giấy vệ
sinh ướt trong váy.
Trên báo Vnxpress ngày 27/ 3/2015 vừa qua có đưa tin “Máy bay
Vietjet bị lỗi phanh, sân bay Tân Sơn Nhất đóng cửa đường băng” . Sự thật
thông tin sân bay Tân Sơn Nhất chỉ tạm dừng hoặt động trong 30 phút để
kiểm tra máy bay. Nhưng bài báo giật tiết “ đóng cửa đường băng”, người đọc
cứ tưởng chừng sân bay không hoạt động trong một thời gian nữa. Cách giật
tít này sẽ ảnh hưởng đến uy tín cũng như chất lượng của hãng hàng không
Vietjet, và cũng ảnh hưởng đến cả tâm lý của khách hàng mỗi khi đi máy bay.
Riêng chuyện “giật tít, câu view” đã thực sự trở thành thảm hoạ, gián
tiếp làm khốn đốn bao phận người, bao doanh nghiệp. Đơn cử như mới đây,
cái tít “trên cả giật gân”: “Xác nhân viên bảo vệ phân huỷ trong bể nước

công ty TH true Milk” đã khiến người tiêu dùng giật mình hốt hoảng. Cịn
nhãn hàng TH true Milk bị buộc phải bước vào xử lý cơn “khủng hoảng
truyền thông” mới.
Thứ 4 ngày 19/3/2014, độc giả, nhất là những người đang dùng hoặc có
con nhỏ đang sử dụng các sản phẩm sữa của Công ty sữa TH true MILK
không khỏi giật mình khi bắt gặp cái tít “Xác nhân viên bảo vệ phân huỷ
trong bể nước công ty TH true Milk”, xuất hiện gần như đồng loạt trên nhiều
tờ báo mạng, trang tin điện tử.
Cách giật tit như vậy khiến nhiều người khi mới đọc qua hiểu lầm và
đặt câu hỏi bể nước đó có dùng để sản xuất và chế biến sữa khơng? Chỉ cần
nghĩ tới đó, nhiều độc giả đã cảm thấy rùng mình. Họ đua nhau click để xem
sự thể ra sao. Đọc đến phân nửa cái tin mới tá hoả rằng bể nước ấy là “bể
nước bỏ không”, “không được sử dụng từ lâu”. Rõ là chuyện vậy mà không
10


phải vậy. Chỉ là kiểu giật tít câu view sai sự thực, giật tít lấy được, “lập lờ
đánh lận con đen”. Giật tít rồi ém nhẹm cái thơng tin chính yếu, đúng sự thật
vào một dòng chữ rất nhỏ giữa cái tin con con. Khơng liên quan gì tới những
sản phẩm sữa nổi tiếng tươi sạch của nhãn hãng TH true MILK.
Nhưng rõ ràng, tác động tiêu cực của cái tin là có. Khơng ai có thể đảm
bảo rằng một cái tít như vậy khơng để lại một vết hằn khơng mấy tích cực
trong tâm trí người tiêu dùng. Chưa kể nếu độc giả “lười biếng” chỉ lướt qua
cái tít, khơng đọc nội dung tin, thì ấn tượng họ nhận được thực sự là rất khủng
khiếp. Và để xố nhồ vết hằn ấy, để xử lý cơn “khủng hoảng truyền thông”
không mời mà đến này, hẳn nhà sản xuất TH true MILK sẽ phải tốn rất nhiều
công sức.
Lật lại những những scandal truyền thông thời gian qua, mới thấy kiểu
“giật tít lấy được”, vừa nói ở trên khơng hiếm, nếu không muốn là vô số, diễn
ra thường xuyên, phổ biến nhất là trên nhiều tờ báo, trang tin điện tử. Có thể

kể ra đây: “Bố chồng hư đốn với nàng dâu, phải cấp cứu”, “Phát hiện trong
sữa trẻ em có thuốc tránh thai”, ”con cắt chân mẹ ở Bệnh viện Xanh Pơn”,
“kinh hồng kiều nữ Hải Dương cưỡng dục tài xế taxi 30 lần2 ngày”, ”Con
gái Thanh lam lộ chuyện tắm chung người khác giới”...
Đọc những cái tít kiểu này, thấy rõ là với các “chuyên gia giật tít” của
những trang mạng lá cải, khơng có điều gì khơng thể thành... tít, bất kể nó có
thể là chuyện hồn tồn sai sự thực, lấp lửng“một nửa sự thực” hay vô ln,
vơ văn hóa. Trước tiên phải câu được view, sai đúng tính sau, cốt sao để
người đọc càng nhiều càng tốt. Thế nên khơng lạ gì khi đã xuất hiện những
cái tít có thể nhấn chìm số phận một con người, một doanh nghiệp, làm tan vỡ
một gia đình, gây nhiễu loạn xã hội, làm mất lịng tin của cơng chúng.
2.Nguyên nhân khiến báo mạng giật tít
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến báo mạng khơng
ngừng giật tít là do hiện nay sự canh tranh giữa các báo mạng và các loại hình
báo chí ngày càng ngay gắt. Đối với báo mạng, không những nhiều trang báo
11


chính thống ra đời mà cịn xuất hiện nhiều “ ranh, mương” những trang báo lá
cải khác như: Keenh14.vn, Ngoisao.vn…cũng tạo nên sự cạnh tranh giữa các
báo. Nhiều trang thông tin ra đơi,công chúng phải biết lựa chọn thông tin tiếp
nhận. Nhu cầu thị hiếu của công chúng là muốn tìm cái mới, cái đăc biệt. Do
đó, mặc dù khơng ít bài đăng không đáp ứng được nhu cầu của cơng chúng
nên đã sử dụng giật tít, câu view để thu hút độc giả.
Khơng những thế, rất nhiều bài cịn giật tít theo kiểu dùng từ “ta khơng
ra ta, tây không ra tây”. Sử dụng ngôn ngữ viết tắt, viết sai chính tả khơng chỉ
trong nội dung bài viết mà cịn ngay cả ở tít báo cũng viết tắt. Cái mở đầu, cái
giới thiệu mà viết tắt thì như kiểu “ đánh đố” độc giả.
Mặt khác, do hiện nay cũng có rất nhiều các loại hình báo chí ra đời.
Như báo hình, báo nói, báo in nên sự “ san sẻ” thơng tin chính xác trong

thơng tin khơng được “ ơn hịa”. Do đó, báo mạng khơng ngừng giật tít, gây
ấn tượng , gây sốc cho cơng chúng.
Ngồi ra, một phần trách nhiệm và cũng là nguyên nhân chính là do ý
thức trách nhiệm của người làm báo. Cũng chỉ vì lợi nhuận, vì đồng tiền mà
khơng ít nhà báo đã dùng ngịi bút của mình viết ra những tác phẩm khơng ra
gì, thơng tin sơ sài, khơng có dẫn chứng. Phải chăng là do năng lực thực sự
hay vì lý do nào khác. Sự mua chuộc viết bài quảng cáo cho các ca sĩ, diễn
viên, những người nổi tiếng hiện nay khơng ít. Chính vì vậy, mà tình trạng
giật tít, những lỗi sai vơ cùng nghiêm trọng trong báo chí ngày càng thể hiện
rõ rệt. Vậy phải làm thế nào để có thể khắc phục tình trạng này. Đó là một câu
hỏi mà khơng ít cơng chúng cũng như những người làm báo trung thực, thực
sự yêu nghề, hết mình vì nghề đã than thở.
3.Giải pháp giúp khắc phục tình trạng giật tít trên báo mạng
Nghề báo cũng như nghề văn - đó là nghề của câu chữ. Nói như nhà
văn Nguyễn Tuân: “Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà sinh sự để sự sinh”. Dù
nhà báo có những ý tưởng độc đáo hay những sáng tạo trong việc phát hiện và

12


tiếp cận vấn đề, nhưng nếu không sử dụng thành thạo câu chữ thì cũng khơng
thể có bài báo hay được
Một câu hỏi được đặt ra với các nhà báo, đặc biệt với những nhà báo trẻ
là, làm sao có được một vốn ngơn ngữ phong phú để có thể tái tạo hiện thực
một cách thân thực, sống động, hấp dẫn? Dù là một bài báo nhỏ, anh cũng
phải có năng lực sử dụng ngôn từ. Trên thực tế, việc phóng viên dụng cơng
cho câu chữ là rất ít. Họ thường bị cuốn vào vịng quay của cơng việc, của
những áp lực về thời gian. Đối với các tờ nhật báo cũng như các chương trình
thời sự của đài phát thanh, truyền hình, phóng viên đi lấy tư liệu thực tế về,
chỉ mong có đủ thời gian để viết cho kịp giờ lên khn, phát sóng. Viết thật

nhanh, thật hối hả, nhiều khi không kịp đọc lại bản thảo đã nộp bài. Viết như
vậy làm sao có thể huy động hết mọi ngôn từ hay, làm sao chăm chút cho
từng câu từng chữ? Và cứ thế, nếu khơng có sự đòi hỏi nghiêm khắc nào của
những người duyệt bài vở thì ngịi bút của phóng viên sẽ dần dần đi vào lối
mòn, sẽ cùn đi, sẽ cạn đi lúc nào khơng biết.
Nói như vậy để thấy rằng, ngơn ngữ trong một tác phẩm không phải là
sự ghép âm, ghép vần một cách cơ học, mà là sự chứa đựng vấn đề, chi tiết, tư
tưởng, chứa đựng ý chí và tình cảm của người viết. Tất cả những nhà văn,
nhà báo lớn, kể cả những người được coi là “thiên tài” đều lao tâm khổ tứ về
chữ nghĩa, để đem đến cho cơng chúng những tác phẩm mang tầm vóc thời
đại. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc rèn luyện câu chữ của nhà báo
hiện nay.
Nhà báo không còn cách nào khác để rèn luyện ngòi bút của mình
ngồi sự tự học tập - học từ mới, học từ hay, học cách sử dụng từ. Từ ngữ có
ở đâu? Ở rất gần bạn, trong chính cuộc sống hàng ngày của bạn: trong nhà,
ngoài đường, trong trường học, các mối quan hệ bạn bè... Hàng ngày, chúng
ta đang được tiếp xúc với một thế giới ngôn ngữ vô cùng phong phú, đa dạng,
hãy cố gắng ghi nhớ và lựa chọn.

13


Một em bé đã nghe người lớn nói rồi nhập tâm và nói theo. Phóng viên
trẻ cũng hãy tập học từ và cách sử dụng từ như một em bé mới tập nghe, tập
nói. Học cách nói dân gian, học trong ca dao, tục ngữ. Nếu bạn học được một
câu tục ngữ, ca dao, một làn điệu dân ca, bạn sẽ có cơ hội sử dụng chúng ít
nhất một lần. Học được mười câu, hai mươi câu, cơ hội sử dụng sẽ tăng lên
gấp đôi, gấp ba.
Biết đâu, bất chợt một lúc nào đó, trong những khi khó tìm từ ngữ để
đặt tít cho bài báo chuẩn bị viết, đang viết, bạn nhớ ra một câu ca dao, tục

ngữ, và, bạn thốt lên sung sướng: “Đây sẽ là tít cho bài viết này”! Với thể loại
phóng sự, bài phản ánh hay ghi nhanh, việc vận dụng tục ngữ, ca dao làm đầu
đề, tít phụ, hay thậm chí dùng trong nội dung bài viết, sẽ phát huy được tác
dụng rất lớn.
Nó có thể làm cho câu văn trở nên mượt mà, gẫn gũi, dễ hiểu đối với
người nghe, người đọc. Hơn thế, một khi bạn đã chọn được “cái tít” hay, diễn
đạt được đúng ý tưởng của bài báo, của đoạn viết, thì tâm trạng bạn sẽ trở nên
thoải mái, và rất có thể, câu chữ sẽ ùa vào ngịi bút của bạn như ngọn gió vậy!
Học cách chơi chữ, đối chữ, các biện pháp tu từ trong dân gian, trong
văn học cũng là cách để nhà báo có được những từ ngữ đắc địa. Đây chính là
những thủ pháp để tạo ra sắc thái riêng của ngôn ngữ, tạo sự bất ngờ cho
người đọc, đồng thời, phát huy được cá tính sáng tạo của nhà báo. Có thể chỉ
ra đây một số tít bài khá độc đáo như:“Rẽ đêm mà tới”, “Ra biển…phá rừng”,
“Giã từ “ngôi báu” rừng xanh”, “Men buồn làng rượu cổ”, “Canh bạc với
giời”, “Đất gọi”, ‘’Sóng ngầm trong làng đồng tính”, “Đoan Hùng- “ăn đong”
nước”, “Làm thịt sơng Lèn”, “Sầu riêng đã hố sầu chung”, “Hồ An mà
khơng hồ, khơng an”, “Tốt nghiệp nhưng khơng tốt nghề”, “Sông Tô mà
chẳng Lịch” ... (tư liệu lấy ở báo Lao Động, Sài Gịn giải phóng, Thanh Niên).
Một khi đã học được cách chơi chữ, đối chữ, thuộc những câu thành
ngữ, tục ngữ, ca dao, nhà báo có thể tung hứng câu chữ, sử dụng câu chữ một
cách linh hoạt để tạo ấn tượng cho người đọc. Có những từ khi đứng một
14


mình thì chẳng có gì lạ, chẳng có gì hay, nhưng nếu được ghép với nhau thì
lại tạo ra một hiệu quả bất ngờ. Cùng với dấu ba chấm, tít báo khiến cho
người đọc thực sự ấn tượng và có đơi chút tị mị: tại sao lại ra biển để phá
rừng? Và vậy là bắt buộc họ phải đọc, không đọc từng từ, từng câu, thì cũng
đọc lướt qua để xem bài báo nói gì.
Tương tự như vậy, “Vị ngọt của muối”, “Ngọt đắng chuyện mía

đường” (Nhóm phóng viên Miền Trung, báo Lao Động ) là những tít báo
dùng cách đối nghĩa giàu tính hình tượng, lơi kéo người đọc vào nội dung bài
viết. Hầu hết cho chúng ta hiểu rằng, các tác giả đã rất dụng công trong việc
lựa chọn ngơn từ để những từ ngữ đó khơng chỉ phù hợp với bài viết, mà còn
thu hút sự quan tâm của người đọc ngay từ đầu.
Để có vốn ngơn phong phú, mỗi phóng viên cịn cần phải đọc sách
nhiều, khơng chỉ đọc văn thơ, cịn phải đọc cả sử, địa... để làm sao, “đụng”
đến lĩnh vực nào là chúng ta có ngay vốn từ về lĩnh vực đó để viết. Những
nhà báo theo dõi các lĩnh vực chuyên môn như kinh tế, giáo giục, y tế, luật
pháp, nếu không phải tốt nghiệp các trường kinh tế, y tế, trường luật..., cịn
phải tự trang bị cho mình ngơn ngữ của những chuyên ngành này để hiểu, để
vận dụng viết báo. Sách chính là sự kết tinh tinh hoa ngơn ngữ của nhân loại
Trên thực tế, các nhà báo của chúng ta khơng có nhiều thời gian để đọc
sách. Nhưng nếu ý thức được tầm quan trọng của sách với việc nâng cao tri
thức và vốn ngơn ngữ, thì hẳn chẳng có nhà báo nào ngần ngại tận dụng mọi
khoảng thời gian rỗi để đọc chúng.
Không phải chỉ đọc sách mà còn phải đọc bài của đồng nghiệp, nghĩa là
đọc báo. Khi đọc một bài báo, bạn hãy dừng lại để suy ngẫm xem, tại sao bài
báo này viết không hay? Phải chăng, bởi trong tồn bộ nội dung bài báo
khơng có những ý tưởng mới lạ, từ ngữ khơng chính xác, khơng đơn giản dễ
hiểu hay khơng có những từ ngữ mang giá trị biểu cảm? Đôi khi, chỉ một vết
gợn nhỏ trong việc dùng từ cũng làm hỏng cả một bài.

15


Khi gặp những bài báo này, bạn cần phải xem xét những lỗi dùng từ
của đồng nghiệp một cách nghiêm túc, từ đó tự rút ra bài học cho bản thân
mình.
Ngược lại, khi gặp những bài viết có chất lượng tốt, bạn lại nên đặt câu

hỏi: tại sao bài báo hấp dẫn mình? Nó hấp dẫn vì bản thân sự kiện, vì cách tác
giả lựa chọn chi tiết, hay vì sự độc đáo của ngơn từ, vì những cách diễn đạt
mới mẻ, giàu hình ảnh...?
Thực ra, ý tưởng nhiều khi không mới, người này, người nọ, trên báo
này, báo nọ cũng đã viết rồi, nhưng bằng cách diễn đạt mới và những ngơn từ
“đắt”, nhà báo có thể thổi sức sống vào đó. Bạn hãy cố gắng động não để ghi
nhớ những ngôn từ mà tác giả đã sử dụng, xem với ý này, với chi tiết kia, tác
giả dùng từ nào để diễn đạt? Hãy ghi ngay từ đó, câu đó, đoạn văn đó vào sổ
tay của bạn. Vì cũng giống như sổ tay ghi thông tin tư liệu cho một bài báo,
bạn cần phải có một cuốn sổ tay để ghi những câu văn hay, những tít báo độc
đáo, những ngôn từ vừa mới chợt loé lên trong tâm trí bạn, mà rất có thể, sau
phút giây bất chợt ấy, nếu khơng ghi chép lại cẩn thận thì bạn sẽ quên mất.
Học ngoại ngữ cũng là một cách để nhà báo nâng cao vốn ngơn từ của
mình. Bởi vì, học ngoại ngữ của bất kỳ quốc gia nào cũng chính là học văn
hố của dân tộc đó. Giỏi ngoại ngữ, bạn có thể đọc sách báo nước ngồi, tìm
“vốn liếng” cho bài viết của mình, học cách viết báo của nước họ. Hơn nữa,
học ngoại ngữ là cách để bạn đối chiếu, so sánh với tiếng Việt, để thấy ngơn
ngữ tiếng Việt cũng giàu có, phong phú khơng kém ngơn ngữ của bất kỳ dân
tộc nào. Từ đó, nhà báo sẽ có thái độ trân trọng tiếng Việt hơn.
Nhưng chỉ khi bạn học thật giỏi một ngoại ngữ nào đó, bạn mới có thể
áp dụng nó vào cơng việc viết lách. Tuyệt đối tránh tình trạng như hiện nay,
một số người dùng tiếng nước ngồi mà khơng hiểu tiếng nước ngồi, dùng
như “trưởng giả học làm sang”, khơng những không nâng được giá trị của bài
viết, mà trái lại, cịn khiến người đọc khó hiểu, khó chịu. Những thư góp ý

16


của độc giả trên rất nhiều báo hiện nay về thực trạng nhà báo sử dụng từ Hán
Việt, từ tiếng Anh, tiếng Pháp bừa bãi là một minh chứng cho điều đó.

Báo chí khơng chỉ có tính khn mẫu, mà cịn mang giá trị biểu cảm.
Tính khn mẫu thì viết lâu thành quen, nhưng tính biểu cảm thì khơng thế.
Tính biểu cảm làm nên cái hay, làm nên sự độc đáo của bài viết, yêu cầu nhà
báo phải sáng tạo câu chữ không ngừng. Nếu anh chỉ rập khuôn trong một
vốn ngôn ngữ nhất định, nếu “kho” ngôn ngữ của anh khơng được thường
xun bổ sung, thì sẽ rất khó để nhà báo có thể tung hồnh bằng chính ngịi
bút của mình. Nhà báo vượt qua được sự đơn điệu, mịn cũ, xơ cứng của ngơn
ngữ, cũng có nghĩa là phải vượt lên chính bản thân mình.

17


KẾT LUẬN
Qua việc phân tích và bao quát vấn đề trên, cho chúng ta thấy rằng thực
trạng các bài báo đặc biệt là viết tít báo hiện nay đang trở thành những “ hạt
sạn dai dẳng” trong làng nghề báo chí Việt Nam. Đã có khơng ít những tác
phẩm báo chí của các nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật đã chỉ trích
cũng như phê bình, nhận xét về cách đặt tít báo của báo chí Việt, nhất là đối
với các “ kênh, mương”, các trang báo lá cái. Chính vì vậy, nó làm xấu “ bộ
mặt” báo chí nước ngồi, dần dần hình ảnh Việt Nam sẽ khơng cịn ấn tượng
nhiều với thế giới nữa nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài.
Do đó, các cơ quan chức năng, những người có thẩm quyền bên thơng
tin của nước ta đã và đang nhanh chóng vào cuộc nhưng vẫn chưa có tiến
triển nhiều. Vì vậy, để có thể thay đổi cách nhận thức của công chúng cũng
như bạn bè thế giới bản thân mỗi nhà báo, những cơng tác viên hãy tập cho
mình cách sống thực, sống có trách nhiệm với xã hội với tư cách là một nhà
báo, một người cầm bút.
Trong nền xã hội hòa nhập kinh tế, đồng nghĩa với đó là hịa nhập tất cả
mọi mặt kể cả báo chí. Tuy nhiên, các bạn hãy nhớ chúng ta hịa nhập chứ
khơng hịa tan. Cái gì của dân tộc ta thì phải cố gắng giữ lấy và phát huy

khẳng định với bạn bè thế giới chứ đừng có “ học theo, bắt chước” khơng
đúng kiểu cách, cũng không phù hợp với phẩm chất của nhà báo.
Mặt khác, ngôn ngữ Việt cũng rất đa dạng và phong phú rồi, nếu muốn
thay đổi, đột phá thì hãy thống nhất chung một cách viết chứ không nên “
loạn xịn như một mớ mung lung”, bài này viết kiểu này bài kia viết kiểu khác.
Nhất là đối với báo mạng điện tử, cần phải có sự thay đổi cũng như đi vào
quy củ, theo đúng trật tự để xứng đáng là một kênh truyền thông cho công
chúng. Cũng như phản ánh các vấn đề xã hội phải trung thực, khách quan và
chính xác nhất.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học quốc gia, 2001.
2. Khoa Báo chí (Phân viện Báo chí và Tuyên truyền), Báo chí - Những
điểm nhìn từ thực tiễn, Tập 1, NXB Văn hóa - Thông tin, 2000.
3. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2001.
4. PGS.TS Trần Thị Trâm, Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam,
NXB Đại học Sư phạm, 2008.
5. Đinh Văn Hường, Các thể loại thông tấn báo chí, NXB Đại học Quốc
gia, 2006.
6. Hồng Anh, Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, NXB
Lao động, 2003.

19


MỤC LỤC




×