Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Báo cáo Kinh tế quốc tế: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. TÁC ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.44 KB, 29 trang )

Lớp học phần: Kinh tế quốc tế 1(219)-5

BÀI TẬP NHÓM 7
CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT CƠ
BẢN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
TÁC ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẾN NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Thành viên :
Đặng Nguyễn Hải Linh-11182611
Nguyễn Quang Đơng-11180959
Nguyễn Thị Minh Thu-11184728
Nguyễn Thanh Phương-11184042
Hồng Thị Thúy-11184815
Nguyễn Phương Linh-11182780
Lê Anh Tuấn-11185377

MỤC LỤC
1


Danh mục từ viết tắt
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á


FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
TFP:Năng suất các nhân tố tổng hợp
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
PNTR:Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn
ASEM: Hợp tác Á-Âu

Danh mục bảng biểu
Biểu đồ 1: So sánh GDP giữaViệt Nam và một số quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông
Á và Đông Nam Á, giai đoạn 1980-2014………………………………………12
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2016………………17

2


Biểu đồ 3: FDI vào Việt Nam theo ngành năm 2016 …………………………….….18

Lời mở đầu
Kinh tế quốc tế là môn học nghiên cứu sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia, phân tích
dịng chảy hàng hóa, dịch vụ và thanh tốn giữa một quốc gia với phần cịn lại của thế giới,
chính sách định hướng cho các dịng chảy này ảnh hưởng của chúng đối với phúc lợi của
quốc gia. Một trong những hoạt động chính của kinh tế quốc tế chính là hoạt động thương
mại quốc tế. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người tầm
quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài
thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của cơng nghiệp
hố, giao thơng vận tải, tồn cầu hóa, cơng ty đa quốc gia và xu hướng th nhân lực bên
ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn
cầu hố". Thương mại quốc tế là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế trong đó diễn ra
sự mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc các tài sản trí tuệ giữa các chủ thể của quan hệ
kinh tế quốc tế. Sự phụ thuộc kinh tế của các quốc gia này ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi

các quan hệ chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh giữa các quốc gia. Đối với phần lớn
các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Điều kiện để thương mại quốc tế
tồn tại và phát triển là:- Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ, kèm theo
đó là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp. Có sự ra đời của nhà nước và sự phát triển của
phân công lao động quốc tế. Ngoại thương đã xuất hiện từ thời cổ đại, dưới chế độ nhà nước
chiếm hữu nơ lệ và tiếp đó là chế độ nhà nước phong kiến. Thời đó, do kinh tế tự nhiên cịn
chiếm vị trí thống trị, nên thương mại quốc tế mang tính chất ngẫu nhiên, phát triển với quy

3


mơ rất nhỏ, hẹp. Lưu thơng hàng hóa quốc tế chỉ gồm một phần nhỏ nhiều sản phẩm sản
xuất ra và chủ yếu là để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân của giai cấp thống trị đương thời.
Đến thời đại tư bản chủ nghĩa, thương mại quốc tế mới phát triển rộng rãi. Các cuộc cách
mạng lớn diễn ra trongthương nghiệp ở thế kỷ XVI và XVII gắn liền với những phát kiến
địa ký đã dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của tư bản thương nhân. Tính tất yếu nội tại của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phải tái sản xuất tren một quy mô ngày càng lớn
hơn để phát triển thu lợi nhuận. Điều đó, thúc đẩy thị trường thếgiới phải khơng ngừng mở
rộng, thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Ngày nay càng có nhiều nước ở nhiều trình
độ phát triển kinh tế- xã hội khác nhau thuộc nhiều khu vực lãnh thổ khác nhau cùng tham
gia vào mậu dịch quốc tế. Nhất là trong xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện
nay thì thương mại quốc tế càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của một nước.
Các học thuyết về thương mại quốc tế lần lượt ra đời làm nền tảng cho sự phát triển ngoại
thương giữa các nước trên thế giới hiện nay. Bốn học thuyết nổi bật nhất là:







Quan điểm Chủ nghĩa trọng thương (đầu thế kỷ 15)
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối (Adam Smith)
Lý thuyết lợi thế so sánh (David Ricardo 1817)
Mơ hình Heckscher – Ohlin (mơ hình H-O)
Thương mại quốc tế với tư cách là một khoa học cũng là một nhánh của kinh tế học.
Thương mại quốc tế hợp cùng tài chính quốc tế tạo thành ngành kinh tế học quốc tế. Do đó,
thương mại quốc tế đã ảnh hưởng vơ cùng to lớn đến sự hình thành và phát triển của Việt
Nam. Nó đã có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến Việt Nam qua các giai đoạn
từ năm 1986 đến nay cũng như ảnh hưởng to lớn đến việc tăng GDP của người dân Việt
Nam.

4


Nội Dung Bài
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Thương mại quốc tế
1.1. Khái niệm Thương mại quốc tế
Theo William J. Bernstein trong cuốn “Lịch sử giao thương – Thương mại định hình thế
giới như thế nào?” khi nói về thương mại nói chung, thương mại quốc tế nói riêng thì ơng
đã đưa ra nhận định như sau:
“Thứ nhất, Thương mại là một sự thôi thúc bản năng và không thể suy giảm của con người
… Thứ hai, sự thôi thúc giao thương ảnh hưởng sâu sắc tới quỹ đạo của loài người. Đơn
giản là thương mại trực tiếp thúc đẩy sự thịnh vượng toàn cầu”
=> Cơ sở mang tính cơ bản, quan trọng nhất của việc hình thành nên hoạt động thương
mại quốc tế cũng như những hoạt động kinh tế quốc tế khác là nhu cầu của con người. Vì dù
cho chúng ta có những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế, khoa học kĩ

5



thuật nhưng do bản chất của con người luôn luôn có nhu cầu, ln có “một sự thơi thúc bản
năng” vậy nên chúng ta muốn biến những mong muốn của mình được thỏa mãn. Từ đó mà
hoạt động thương mại quốc tế ra đời.
Vậy khái niệm tổng quát của thương mại quốc tế là gì?
- Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Hình thức
thương mại này thúc đẩy tồn bộ nền kinh tế thế giới, trong đó giá cả, cung và cầu, tác động
và bị tác động bởi các sự kiện toàn cầu, thể hiện các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các
quốc gia.
Ví dụ, thay đổi chính trị ở châu Á có thể dẫn đến sự gia tăng chi phí nhân cơng, do đó làm
tăng chi phí sản xuất cho một cơng ty giày của Mỹ có trụ sở tại Malaysia, dẫn đến tăng giá
một đôi giày tennis tại trung tâm mua sắm nơi bạn ở. Trái lại, việc giảm chi phí lao động
sẽ khiến giá đơi giày của bạn rẻ hơn.
- Thương mại toàn cầu tạo cơ hội cho người tiêu dùng và các nước được tiếp xúc với hàng
hố, dịch vụ mà nước họ khơng có. Hầu như tất cả các loại sản phẩm bạn cần đều được tìm
thấy trên thị trường quốc tế: thực phẩm, quần áo, phụ tùng, dầu, đồ trang sức, rượu vang,
cổ phiếu, tiền tệ và nước. Các dịch vụ cũng được giao dịch như du lịch, ngân hàng, tư vấn
và vận tải. Khi một sản phẩm được bán ra thị trường thế giới được gọi là xuất khẩu, và khi
một sản phẩm được mua từ thị trường thế giới được gọi là nhập khẩu. Nhập khẩu và xuất
khẩu được hạch toán vào tài khoảng vãng laiong cán cân thanh toán của một quốc gia.
- Thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham
gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Ngày nay,
thương mại quốc tế không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất
yếu giữa các quốc gia vào phân cơng lao động quốc tế. Vì vậy, phải coi thương mại quốc tế
như một tiền đề một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối
ưu sự phân công lao động và chun mơn hố quốc tế.
- Thương mại quốc tế một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù
hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác, phải tính đến lợi thế tương
đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội. Phải ln ln tính tốn cái có thể thu được so


6


với cái giá phải trả khi tham gia vào buôn bán và phân cơng lao động quốc tế để có đối sách
thích hợp. Vì vậy để phát triển thương mại quốc tế có hiệu quả lâu dài cần phải tăng cường
khả năng liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của thương mại quốc tế.
Trải qua các hình thái kinh tế xã hội có sự thống trị của các chế độ Nhà nước khác nhau, từ
chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, đến chế độ chiếm tư bản chủ nghĩa và kể cả chế
độ xã hội chủ nghĩa, các quan hệ sản xuất, trao đổi hàng hoá - tiền tệ đã phát triển trên
phạm vi tồn thế giới, hình thành nên sự đa dạng, phức tạp của các mối quan hệ kinh tế
quốc tế, trong đó, sơi động nhất và cũng chiếm vị trí, vai trị, động lực quan trọng nhất cho
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế mở của mỗi quốc gia và cho cả nên kinh tế thế giới là
các hoạt động thương mại quốc tế.
Trong quá trình tái sản xuất mở rộng, do yêu cầu khách quan của việc xã hội hoá lực
lượng sản xuất, các nước ngày càng quan hệ chặt chẽ với nhau, lệ thuộc vào nhau. Sự giao
lưu tư bản, trao đổi mậu dịch, do đó, ngày càng phong phú. Sự phát triển mạnh mẽ của các
Công ty xuyên quốc gia càng làm nổi bật tính thống nhất của nền sản xuất thế giới.
Bn bán nói chung và bn bán quốc tế nói riêng là hoạt động kinh tế trao đổi hàng hoá
- tiền tệ đã có từ lâu đời và sự phát triển của nó ln ln gắn liền với sự phát triển văn
minh của xã hội lồi ngươì. Như vậy là con người đã sớm tìm thấy lợi ích của thương mại
quốc tế, nhưng để giải thích một cách khoa học về nguồn gốc của những lợi ích thương mại
quốc tế thì đó đã không phải là vấn đề đơn giản.
=> Những lý thuyết, nghiên cứu của các trường phái kinh tế, các nhà kinh tế khác nhau
trong những giai đoạn lịch sử khác nhau chính là q trình hình thành nên hoạt động
Thương mại quốc tế theo trình tự nhận thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
phiến diện đến toàn diện, từ hiện tượng đến bản chất.
1.2.1 Chủ nghĩa trọng thương
Lý thuyết trọng thương ở Châu Âu đã phát triển từ khoảng giữa thế kỷ XVI đến giữa thế
kỷ XVIII, với nhiều đại biểu khác nhau: Jean Bodin, Melon, Jully, Colbert (Pháp), Thomas

Mrm, Josias, Chhild, James Stewart (Anh)...

7


Nội dung chính của thuyết này là: Mỗi quốc gia muốn đạt được sự thịnh vượng trong phát
triển kinh tế thì phải gia tăng khối lượng tiền tệ bằng phát triển ngoại thương và mỗi quốc
gia chỉ có thể thu được lợi ích từ ngoại thương nếu cán cân thương mại mang dấu dương
(hay giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu). Được lợi là vì thặng dư của xuất khẩu so
với nhập khẩu được thanh toán bằng vàng, bạc và chính vàng, bạc là tiền tệ, là biểu hiện của
sự giàu có. Đối với một quốc gia khơng có mỏ vàng hay bạc chỉ cịn cách duy nhất là trông
cậy vào phát triển ngoại thương và chiếm hữu.
Lý thuyết trọng thương mặc dù có nội dung rất sơ khai và còn chứa đựng nhiều yếu tố đơn
giản, phiến diện, chưa cho phép phân tích bản chất bên trong của các sự vật hiện tượng kinh
tế, song đó đã là những tư tưởng đầu tiên của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển nghiên cứu
về hiện tượng và lợi ích của ngoại thương. ý nghĩa tích cực của học thuyết này là đối lập với
tư tưởng phong kiến lúc bấy giờ là coi trọng kinh tế tự cung, tự cấp. Ngoài ra, những người
trọng thương cũng sớm nhận thức được vai trò qua trọng của nhà nước trong quản lý, điều
hành trực tiếp các hoạt động kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế quan, bảo hộ mậu
dịch trong nước... để bảo hộ các ngành sản xuất non trẻ, kiểm soát nhập khẩu, thúc đẩy xuất
khẩu.
1.2.2 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.
Chủ nghĩa trọng thương bắt đầu thoái trào từ thế kỷ 18. Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa
trọng thương không thể đáp lại một cách thuyết phục trước những phê phán đối với chủ
nghĩa bảo hộ mậu dịch. Vậy nên bắt đầu xuất hiện những tư tưởng kinh tế cố gắng phủ nhận
chủ nghĩa trọng thương cho đến khi trường phái kinh tế học cổ điển được hình thành rõ ràng
nhờ Adam Smith, thì chủ nghĩa trọng thương kết thúc.
Trong nhiều tác phẩm của mình, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn sách “nghiên cứu về bản
chất và nguồn gốc giàu có của các quốc gia”, Adam Smith đã đề cao vai trò của thương
mại , đặc biệt là ngoại thương đã có tác dụng thúc đẩy nhanh sự phát triển và tăng trưởng

kinh tế của các nước, song khác với sự phiến diện của trọng thương đã tuyệt đối hố q
mức vai trị ngoại thương, ơng cho rằng ngoại thương có vai trị rất to lớn nhưng khơng phải
nguồn gốc duy nhất của sự giàu có. Sự giàu có khơng phải do ngoại thương mà là do cơng
nghiệp, tức là do hoạt động sản xuất đem lại chứ không phải do hoạt động lưu thông. Theo
ông, hoạt động kinh tế (bao gồm cả hoạt động sản xuất và lưu thông) phải được tiến hành

8


một cách tự do, do quan hệ cung cầu và biến động giá cả thị trường quy định. Sản xuất cái
gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Đó là câu hỏi cần được giải quyết ở thị trường.
Theo Adam Smith, sức mạnh làm cho nền kinh tế tăng trưởng là do sự tự do trao đổi giữa
các quốc gia, do đó mỗi quốc gia cần chun mơn vào những ngành sản xuất có lợi thế tuyệt
đối, nghĩa là phải biết dựa vào những ngành sản xuất có thể sản xuất ra những sản phẩm có
chi phí sản xuất nhỏ hơn so với quốc gia khác, nhưng lại thu được lượng sản phẩm nhiều
nhất, sau đó đem cân đối với mức cầu ở mức giá lớn hơn giá cân bằng. Chính sự chênh lệch
giá nhờ mức cầu tăng lên ở quốc gia khác làm cho nền kinh tế tăng trưởng.
Quan điểm trên thể hiện nội dung cơ bản của lý thuyết lợi thế tuyệt đối trong thương mại
quốc tế. Một nước được coi là có lợi thế tuyệt đối so với một nước khác trong việc chun
mơn hố sản xuất hàng hoá A khi cùng một nguồn lực có thể sản xuất được nhiều sản phẩm
A hơn là nước thứ 2.
1.2.3 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Lý thuyết về lợi thế so sánh trên đây cho thấy một nước có lợi thế tuyệt đối so với nước
khác về một loại hàng hố, nước đó sẽ thu được lợi ích ngoại thương, nếu chun mơn hố
sản xuất theo lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên, do lý thuyết này chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối nên
đã khơng giải thích được vì sao một nước có lợi thế tuyệt đối hơn hẳn so với nước khác,
hoặc một nước khơng có lợi thế nào vẫn có thể tích cực tham gia vào q trình hợp tác và
phân cơng lao động quốc tế để phát triển mạnh các hoạt động thương mại quốc tế.
Khắc phục những hạn chế của lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và cũng trả lời những câu
hỏi trên đây, năm 1817, trong tác phẩm nổi tiếng của mình “Những ngun lý của kinh tế

chính trị” nhà kinh tế học cổ điển người Anh David Ricardo đã đưa ra lý thuyết lợi thế so
sánh, nhằm giải thích tổng quát chính xác hơn về cơ chế xuất hiện lợi ích trong thương mại
quốc tế. Nội dung bao gồm:
- Mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phân cơng lao động quốc tế, bởi vì: phát triển
ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Ngun nhân chính là do
chun mơn hố sản xuất một số sản phẩm nhất định của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ
các nước khác thông qua con đường thương mại quốc tế.

9


- Những nước có lợi thế tuyệt đối hồn tồn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế
tuyệt đối hơn so với các nước khác, vẫn có thể và có lợi khi tham gia vào phân cơng lao
động và quốc tế, vì mỗi nước đều có những lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng và
một số kém lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng khác.
 Một trong những điểm cốt yếu nhất của lý thuyết lợi thế so sánh là những lợi ích do

chun mơn hố sản xuất.
Tóm lại là: Lợi ích thương mại quốc tế bắt nguồn từ sự khác nhau về lợi thế so sánh ở mỗi
quốc gia, mà các lợi thế so sánh đó có thể được biểu hiện bằng các chi phí cơ hội khác nhau
của mỗi quốc gia, do đó lợi ích của thương mại quốc tế cũng chính là bắt nguồn từ sự khác
nhau về các chi phí cơ hội của mỗi quốc gia. Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối
(chi phí so sánh) để làm ra sản phẩm hàng hố khác nhau của mỗi quốc gia, hay nói cách
khác, khi các chi phí cơ hội ở tất cả các quốc gia đều giống nhau thì khơng có lợi thế so
sánh và cũng khơng có khả năng nảy sinh các lợi ích do chun mơn hố và thương mại
quốc tế. Đó cũng là nội dung cơ bản của quy luật lợi thế so sánh đã được David Ricardo
khẳng định là: các nước sẽ có lợi khi chun mơn hố sản xuất và xuất khẩu những sản
phẩm mà họ làm ra với chi phí cơ hội (chi phí so sánh) thấp hơn so với các nước khác. Quy
luật này đã được nhiều nhà kinh tế khác tiếp tục phát triển, hoàn thiện, trở thành quy luật chi
phối động thái phát triển của thương mại quốc tế.

1.2.4 Lý thuyết nguồn lực và Thương mại Hecksher - Ohlin.
Chúng ta đã thấy rằng lợi thế so sánh là nguồn gốc những lợi ích của thương mại quốc tế,
nhưng lợi thế so sánh do đâu mà có? Vì sao các nước khác nhau lại có chi phí cơ hội khác
nhau?... Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo đã khơng giải thích được những vấn đề
trên đây. Để khắc phục những hạn chế này, hai nhà kinh tế học Thuỵ điển, Eli Hecksher và
B.Ohlin trong tác phẩm “Thương mại liên khu vực và quốc tế” xuất bản 1933, đã phát triển
lợi thế so sánh của David Ricardo thêm một bước bằng việc đưa ra mơ hình H-O để trình
bầy lý thuyết ưu đãi về nguồn lực sản xuất vốn có. Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng
thương mại quốc tế là do trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi quốc gia đều hướng đến
chun mơn hố các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với
nước đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác, theo lý thuyết H-O, một số nước này có lợi thế so
sánh hơn trong việc sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm hàng hố của mình là do việc

10


sản xuất những sản phẩm đó đã sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà một trong số nước đó đã
được ưu đãi hơn so với một số nước khác. Chính sự ưu đãi về các lợi thế tự nhiên của các
yếu tố sản xuất này (bao gồm vốn, lao động, tài nguyên, đất đai, khí hậu...) đã khiến một số
nước đó có chi phí cơ hội thấp hơn (so với việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá khác) khi
sản xuất những sản phẩm hàng hố đó.
Như vậy, cơ sở lý luận khoa học của lý thuyết H-O vẫn chính là dựa vào lý thuyết lợi thế
so sánh của David Ricardo, nhưng ở trình độ phát triển cao hơn là đã xác định được nguồn
gốc của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất mà kinh tế học phát triển
đương đại vẫn gọi là nguồn lực sản xuất. Và do vậy, lý thuyết H-O còn được coi là lý
thuyết lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có, hoặc vắn tắt hơn là lý thuyết nguồn
lực sản xuất vốn có. Đó cũng chính là lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế. Sau này, nó
cịn được các nhà kinh tế học nổi tiếng khác như Paul Samuelson, james William... tiếp tục
mở rộng và nghiên cứu tỷ mỉ hơn để khẳng định tư tưởng khoa học của định lý H-O hay
còn gọi là quy luật H-O về tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất, trước đó đã được Hecksher-

Ohlin đưa ra với nội dung: một nước sẽ sản xuất loại hàng hố mà việc sản xuất nó cần sử
dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và nhập khẩu hàng hố mà việc sản
xuất nó cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm hơn của nước đó.
Tuy cịn có những khiếm khuyết lý luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của thương mại
quốc tế ngày nay, song quy luật này đang là quy luật chi phối động thái phát triển của
thương mại quốc tế và có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn quan trọng đối với các nước đang phát
triển, đặc biệt đối với nước kém phát triển, vì vậy nó đã chỉ ra rằng đối với các nước này, đa
số là những nước đông dân, nhiều lao động, nhưng nghèo vốn do đó trong giai đoạn đầu của
quá trình cơng nghiệp hố đất nước, cần tập trung xuất khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều
lao động và nhập khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều vốn. Sự lựa chọn các sản phẩm xuất
khẩu phù hợp với các lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có như vậy sẽ là điều
kiện cần thiết để các nước kém và đang phát triển có thể nhanh chóng hội nhập vào sự phân
công lao động và hợp tác quốc tế, và trên cơ sở lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy
nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở những nước này.
2 .Khái quát về nền kinh tế Việt Nam

11


2.1. Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam
2.1.1. Khái quát chung
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp. Trong khi nền kinh tế ngày càng được thị trường
hóa thì sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế vẫn còn ở mức độ cao. Hiện tại, nhà nước
vẫn sử dụng các biện pháp quản lý giá cả kiểu hành chính với các mặt hàng thiết yếu như
u cầu các tập đồn kinh tế và tổng cơng ty điều chỉnh mức đầu tư, quyết định giá xăng
dầu, kiểm soát giá thép, xi măng, than. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Đảng ra
quyết định về chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho thời kỳ 10 năm và phương hướng thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm. Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm để trình Quốc hội góp ý và thơng qua.
Chính phủ Việt Nam tự nhận rằng kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế vận hành theo cơ

chế thị trường, và nhiều nước và khối kinh tế bao gồm cả một số nền kinh tế thị trường tiên
tiến cũng công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cho đến nay Hoa Kỳ,
EU và Nhật Bản vẫn chưa công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Tổ chức
Thương mại Thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp và
đang chuyển đổi.

Biểu đồ 1: So sánh GDP giữaViệt Nam và một số quốc gia và vùng
lãnh thổ khu vực Đông Á và Đông Nam Á, giai đoạn 1980-2014

So sánh quy mô kinh tế (GDP-PPP) trong nền kinh tế toàn cầu giữa Việt Nam và một số
quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á và Đông Nam Á, giai đoạn 1980-2014.
Từ hình trên ta thấy nhìn chung quy mô kinh tế (GDP-PPP) của các nước khu vực Đơng Á
và Đơng Nam Á có chiều hướng tăng qua các năm trong giai đoạn từ 1980-2014. Trong đó
Hàn Quốc là 1 trong các nước có tốc độ tăng nhanh và nhiều nhất so với các nước còn lại
trong khu vực. Năm 1980 đạt 0,8% GDP-PPP , năm 2014 đạt gần 2% GDP-PPP. Ta thấy nền
kinh tế GDP-PPP tăng trưởng nhanh, cho thấy Hàn Quốc có nền kinh tế có tiềm năng, vừa

12


tạo ra nội lực đi lên, vừa đem đến ngoại lực thu hút đầu tư nước ngoài và lãnh thổ quốc gia
mình.
Việt Nam và Singapore là nước có chỉ số GDP-PPP thấp nhất so với các nước khu vực
Đông Á và Đông Nam Á. Năm 1980 hai nước này đạt gần 0,2% GDP-P năm 2014
Singgapore đạt gần 0,4% GDP-PPP và Việt Nam đạt 0,4% GDP-PPP. Cho thấy hai nước chỉ
số GDP-PPP cịn thấp, nền kinh tế cịn nhiều khó khăn và còn chậm phát triển so với các
nước khác.
Kết luận: các nước đều có chỉ số GDP-PPP theo chiều hướng tăng lên và tăng dần theo
mức ổn định theo từng năm. Các nước phát triển có tốc độ tăng nhanh hơn, nền kinh tế ổn
định hơn, còn các nước đang phát triển cịn gặp nhiều khó khăn, chưa ổn định nền kinh tế

cần phải có chính sách tốt và đầu tư nhiều hơn.
Các bộ, ngành của Việt Nam hiện thường chia toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thành 7 vùng
địa-kinh tế, đó là: Tây Bắc Bộ, Đơng Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam
Trung Bộ và Tây Ngun, Đơng Nam Bộ, đồng bằng sơng Cửu Long. Ngồi ra, cũng còn
nhiều cách phân vùng kinh tế khác được áp dụng. Ở 3 miền của đất nước có 4 vùng kinh tế
trọng điểm làm đầu tàu cho phát triển kinh tế của cả nước và vùng miền. Ở ven biển, có 20
khu kinh tế với những ưu đãi riêng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước và làm động lực
cho phát triển kinh tế của các vùng. Ngồi ra, dọc biên giới với Trung Quốc, Lào,
Campuchia có hơn 30 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó có 9 khu kinh tế cửa khẩu được ưu
tiên phát triển (Móng Cái, Lạng Sơn-Đồng Đăng, Lào Cai, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y, Mộc
Bài, An Giang, Đồng Tháp). Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng, hay giữa
thành thị và nông thôn
2.1.2. Cơ cấu ngành của nền kinh tế
Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay cịn gọi 3 ngành lớn) kinh tế, đó là:
• Ngành nơng nghiệp: Là tổ hợp các ngành gắn liền với các q trình sinh học gồm: nơng
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Do sự phát triển của phân cơng lao động xã hội, các
ngành này hình thành và phát triển tương đối độc lập, nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau.
Nông nghiệp là một ngành cơ bản của nền kinh tế cả nước, vừa chịu sự chi phối chung của
nền kinh tế quốc dân, vừa gắn bó mật thiết với các ngành khác trên địa bàn nông thôn, đồng
thời lại phản ánh những nét riêng biệt mang tính đặc thù của 1 ngành mà đối tượng sản xuất
là những cơ thể sống.

13


Theo nghĩa hẹp: nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn ni, theo nghĩa rộng thì nơng
nghiệp cịn bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản.
• Ngành cơng nghiệp: Là một ngành quan trọng của nền kinh tế bao gồm ngành công
nghiệp nhẹ: Chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da – giầy, điện tử – tin học, một số sản
phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng.

Cơng nghiệp nặng: Dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hố chất cơ bản, phân bón, vật liệu
xây dựng….
• Ngành dịch vụ: Đây là một ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển
của nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ bao gồm rất nhiều loại: Thương mại, dịch vụ vận tải hàng
hoá, hành khách, dịch vụ bưu chính – viễn thơng, dịch vụ tài chính tiền tệ như tín dụng, bảo
hiểm, kiểm tốn, chứng khốn…dịch vụ kỹ thuật, dịchvụ tư vấn, dịch vụ phục vụ đời sống.
Đối với Việt Nam hiện nay, du lịch đang thực sự trở thành 1 ngành kinh tế mũi nhọn.
2.1.3. Thế mạnh phát triển kinh tế xã hội:
a. Khu vực đồi núi
-Các thế mạnh:
+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khống sản có nguồn gốc nội sinh như
đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crơm, vàng, vonfram…và các khống sản có nguồn gốc
ngoại sinh như bơxit, apatit, đá vơi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu
cho nhiều ngành công nghiệp.
+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về
thành phần lồi động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng
nhiệt đới.
Miền núi nước ta cịn có các cao ngun và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình
thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn ni đại gia
súc.Ngồi các cây trồng, vật ni nhiệt đới, ở vùng cao cịn có thể trồng được các lồi động,
thực vật cận nhiệt và ơn đới. Đất đai vùng bán bình ngun và đồi trung du thích hợp để
trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.
+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ
dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.
-Các mặt hạn chế:

14



Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại
cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa
nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ qt, xói mịn,
trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu cịn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như
lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.
b.Khu vực đồng bằng
-Các thế mạnh:
+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nơng sản, mà nơng sản
chính là lúa gạo.
+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khống sản và lâm sản.
+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm
thương mại.
+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
-Hạn chế: Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người
và tài sản.
2.2 Thực trạng nền kinh tế VN qua các giai đoạn.
Sự đóng góp của hoạt động thương mại là tăng dần và chiếm tỉ trọng lớn trong gdp hàng
năm:
- Giai đoạn 1986:
Năm 1986, lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7%. Đời sống nhân dân hết sức
khó khăn thiếu thốn.
Sau quyết định cải cách và mở cửa từ năm 1986, kinh tế dần phục hồi và có những bước
phát triển nhất định.
Năm 1986, nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 38.1%. Tỷ trọng ngành dịch vụ là
33%, cịn cơng nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất với 28,9%.
Nền kinh tế vẫn phụ thuộc chính vào nơng nghiệp, giải quyết tình trạng thiếu lương lực và
công an việc làm cho hàng chục triệu người. Ngành cơng nghiệp phát triển chủ yếu các lĩnh
vực khai khống, điện, giấy.... Ngành dịch vụ chưa phát triển.
- Giai đoạn gia nhập Asean:


15


Gia nhập ASEAN trở thành bước đột phá trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế
của Việt Nam, cho thấy rõ ưu tiên của Việt Nam đối với khu vực. Từ sau sự kiện này, Việt
Nam bước vào giai đoạn hội nhập khu vực mạnh mẽ, đồng thời cải thiện rõ rệt thế và quan
hệ với các nước lớn. Nói cách khác, nếu khơng là thành viên ASEAN, quan hệ của Việt
Nam với các nước lớn khó có thể phát triển như thực tế đã diễn ra.
Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam nỗ lực thực hiện đầy đủ mọi cam kết và trách nhiệm
của một nước thành viên, chủ động đưa ra những sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực,
hoàn thành nhiều trọng trách trước Hiệp hội. Việt Nam tiếp tục mở rộng quan hệ nhiều mặt,
trên nhiều tầng nấc trong khuôn khổ đa phương và song phương, đóng góp thiết thực vào
q trình hợp tác liên kết ASEAN hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào
năm 2015 với ba trụ cột chính trị – an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội.
ASEAN là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2009, xuất
khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt 8,9 tỷ USD, tương đương 15% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Giá trị nhập khẩu từ ASEAN đạt 14 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu cả
nước. Tổng vốn đầu tư trực tiếp đăng ký của ASEAN tại Việt Nam khoảng trên 60 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Việt Nam cịn tham gia với tinh thần trách nhiệm cao vào các cơ chế hợp tác
đa phương của ASEAN với các đối tác bên ngoài như: ASEAN+1, ASEAN+3, Hợp tác ÁÂu (ASEM), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Nếu như năm 1990, kim ngạch xuất xuất khẩu hàng hố đạt 2,4 tỷ USD thì năm 1995
đạt 5,4 tỷ USD
- Giai đoạn bình thường hóa quan hệ với Mỹ và gia nhập WTO:
Năm 1994, chính quyền Mỹ huỷ bỏ cấm vận chống Việt Nam và tháng 11/7/1995 bình
thường hố quan hệ với Việt Nam. Sau bình thường hóa, quan hệ Việt – Mỹ có nhiều tiến
triển thuận lợi. Quan hệ kinh tế – thương mại, khoa học – công nghệ được thúc đẩy. Hai
nước đã ký Hiệp định thương mại năm 2000 và năm 2006, chính quyền Mỹ chính thức ban
hành đạo luật về thiết lập Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với
Việt Nam, đánh dấu việc bình thường hóa hồn tồn quan hệ song phương giữa hai nước,
tạo thuận lợi cho Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2010, kim ngạch mậu dịch hai chiều vượt

18,3 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2011 đạt
11,3 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2010 và xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đạt
2,7 tỷ USD, tăng 21,5%[7]. Hiện Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

16


Sau khi bình thường quan hệ ngoại giao với Mỹ và ra đời Luật Đầu tư, dòng vốn FDI bắt
đầu vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn.
Giai đoạn 2007-2009 được coi là giai đoạn bùng nổ FDI tại Việt Nam Năm 2007, vốn FDI
đăng ký khoảng 21,3 tỷ USD, tăng 77,8% so với năm 2006. Năm 2008 là được coi là đỉnh
cao thu hút FDI với vốn đăng ký đạt trên 71,7 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2007.
Giai đoạn 2006-2016, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 4 lần từ 39,8 tỷ USD (2006) lên
gần 176 tỷ USD (2016).

Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2016

- Giai đoạn hội nhập sau đến nay:

Biểu đồ 3: FDI vào Việt Nam theo ngành năm 2016.

Đây cũng là năm có số vốn đăng ký cao nhất trong lịch sử thu hút FDI Việt Nam.
Năm 2016, Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài 15,2 tỷ USD, trong đó giải ngân lên
đến 11 tỷ USD.
Các ngành thu hút vốn đầu tư nhiều như chế tạo (64.6%), bất động sản (14,1%), vận tải kho vận (3,2%), tài chính - ngân hàng - bảo hiểm (3,4%)…

17


- Kết quả phát triển KT-XH những tháng đầu năm 2018 rất khả quan, tiếp nối được đà phát

triển của năm 2017. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,38%, là mức cao nhất của quý I trong 10
năm trở lại đây. Kinh tế vĩ mơ tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng đầu năm duy trì ở mức thấp, tăng 2,8%.
Thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng ổn định, thanh khoản toàn hệ thống được đảm
bảo. Giải ngân vốn FDI ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,3%. Số doanh nghiệp thành lập mới đạt
trên 41,2 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký ước đạt khoảng 412 nghìn tỷ đồng. Tổng
kim ngạch xuất khẩu ước đạt 73,76 tỷ USD, tăng 19%; xuất siêu ước đạt khoảng 3,39 tỷ
USD...
Thống kê tính đến năm 2020:
- GDP bình quân 5 năm 6,5 - 7%/năm.
- GDP/người năm 2020 khoảng 3.200 - 3.500 USD.
- Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP năm 2020 khoảng 85%.
- Tổng vốn đầu tư tồn xã hội bình qn 5 năm khoảng 32-34% GDP.
- Bội chi ngân sách nhà nước năm 2020 dưới 4% GDP.
- Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%.
- Năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm.
- Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình qn giảm 1 - 1,5%/năm.
- Tỷ lệ đơ thị hóa đến năm 2020 đạt 38 - 40%
Quy mô nền kinh tế năm 2018 theo giá hiện hành đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng; GDP bình
qn đầu người ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với
năm 2017. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ
trọng 14,57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch vụ
chiếm 41,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,98% (Cơ cấu tương ứng của
năm 2017 là: 15,34%; 33,40%; 41,26%; 10,0%).

18


Năm 2019, tăng trưởng kinh tế đạt khá, năng suất lao động và chất lượng tăng trưởng tiếp
tục được cải thiện, kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc. Tốc độ tăng GDP ước đạt 6,8%, hoàn

thành mục tiêu ở mức cao theo nghị quyết của Quốc hội. Quy mô GDP tăng lên khoảng
266,5 tỷ USD, bình quân đạt 2.786 USD/người..
=> Hoạt động thương mại càng ngày càng giữ vai trò quan trọng chiếm tỉ trọng lớn trong
gdp hằng năm
3. Tác động của hoạt động thương mại quốc tế đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam
3.1 Tác động tích cực
3.1.1 Thương mại góp phần mở rộng sản xuất trong nước
- Thương mại tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản xuất
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó
có đổi mới về thương mại. Chúng ta thừa nhận sự tổn tại khách quan của sản xuất hàng hóa,
của thị trường. Việt Nam quyết tâm từ bỏ chế độ bao cấp để chuyển sang hạch toán kinh
doanh, quyết tâm xây dựng một nền thương mại Việt Nam dựa trên nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đây là sự
đổi mới sâu sắc trong nhận thức, trong tư duy, tạo đà cho Đại hội IX (2001) của Đảng khẳng
định chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Kinh
doanh hàng hóa theo cơ chế thị trường đã khuyến khích sự làm giàu hợp pháp, đã tháo gỡ
dần sự kìm hãm trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Thị trường trong nước phát triển
mạnh mẽ, đa dạng. Từ chỗ bị chia cắt, khép kín theo kiểu tự cung, tự cấp thị trường trong
nước đã chuyển sang trạng thái tự do lưu thông theo quy luột thị trưởng. Cùng với lưu thơng
hàng hóa, các loại hình dịch vụ cũng phát triển mạnh. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời,
vừa tạo thuộn lợi cho mọi người dân làm ăn, phát triển mọi khu vực kinh tế, vừa tạo nhiều
công ăn việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, đem lại cuộc sống ngày càng
tốt hơn cho nhân dân. Sự phá bỏ độc quyền trong thương mại đã tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế, các doanh nghiệp và người lao động phát huy được tính nâng động, sáng tạo
trong hoạt động thương mại, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển, thốt khỏi
tình trạng trì trệ, bảo thủ lạc hộu và từng bước thốt khỏi tình trạng nghèo đói.Trên cơ sở
đó, thương mại góp phần tạo ra giá trị gia tăng, góp phẩn quan trọng vào sự tăng trưởng
kinh tế, phát huy tiềm năng to lớn của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ
thương mại với nước ngoài.


19


Hoạt động thương mại đã góp phần đáng kể mở rộng thị trường cho nhiều mặt hàng có lợi
thế so sánh của Việt Nam như hàng nông sản (gạo, cà phê, hạt tiêu , hạt điều, lạc, tôm, cá
tra, cá basa...), hàng công nghiệp nhẹ (dệt may, giày dép, ...). Nước ta đã có quan hệ bn
bán với 221 nước và vùng lãnh thổ ở đủ cả năm châu lục, trong đó xuất khẩu tới 219 nước,
nhập khẩu từ 151 nước . Chúng ta xuất khẩu 95 % sản lượng cà phê sản xuất ra, hạt điều
xuất khẩu gần 100%, hạt tiêu xuất khẩu 90% , chè xuất khẩu 50%. Sau khi thị trường các
nước XHCN tan vỡ, chúng ta đã mở rộng được thị trường xuất khẩu sang một loạt các nước
EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ... Cơ cấu thị trường đã có sự chuyển dịch từ khu vực Châu á sang
khu vực Châu Mỹ, khu vực Châu Âu, Châu Phi và Châu Đại Dương. Tỷ trọng các thị trường
trung gian như Hồng Kông, Singapore giảm dần.
- Thương mại mang lại nguồn thu cho NSNN thông qua việc thu thuế, qua đó tạo nguồn
vốn để đầu tư cho các lĩnh vực quan trọng khác của nên kinh tế
Hoạt động thương mại phát triển khơng chỉ có tác dụng khơi thông thị trường nội địa, gắn
thị trường trong nước với thị trường thế giới mà cịn góp phải đảm bảo nguồn thu quan
trọng cho ngân sách Nhà nước.
Giai đoạn đầu quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, nguồn thu ngân sách nhà nước được
chuyển từ cơ chế thu từ kết quả sản xuật kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, thu bù
chênh lệch ngoại thương là chủ yếu sang cơ chế huy động nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí.
Thơng qua hoạt động xuật nhập khẩu, nhà nước đã thu được một nguồn ngân sách lớn, góp
phần quan trọng trong việc đảm bảo tỷ lệ động viên ngân sách Nhà nước ổn định ở mức 2122%GDP. Trong đó, thuế xuật khẩu, thuế nhập khẩu đóng vai trị quan trọng, chiếm tỷ lệ
cao trong tổng thu NSNN.
3.1.2. Tác động của hoạt động thương mại đối với việc hiện đại hoá hoạt động sản xuất
trong nước
- Thương mại đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn đả nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ
hiện đại phục vụ cho sản xuất trong nước
Đối với một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, vốn mà đặc biệt là vốn ngoại tệ
đóng vai trị rất quan trọng trong q trình phát triển kinh tế. Trong điều kiện của Việt Nam

hiện nay, vốn cùng với 3 yếu tố khác là lao động, công nghệ và cơ sở hạ tầng là những nền
tảng cơ bản để đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất
nước. Vốn ngoại tệ dùng để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, phọc vọ cho

20


nền sản xuất trong nước hiện tại và tương lai. Cho tới nay, vốn ngoại tệ của Việt Nam có
được từ các nguồn sau:
1. Vay nợ viện trợ ODA
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
3. Xuất khẩu
4. Du lịch
5. Kiều hối
6. Các dịch vụ khác (ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, viễn thông...)
7. Xuất khẩu lao động
8. Hợp tác về khoa học kỹ thuật
Từ khi chúng ta tiến hành mở cửa nền kinh tế, xuất khẩu gia tăng đều đặn qua các năm.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thời kỳ 1996 - 2003 đạt 17,5%, so với tốc độ tăng trưởng bình
quân của GDP (7%/năm), thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gấp 2,5 lần. Xuất khẩu đã đóng
góp một phần đáng kể vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 19962002, đã trở thành yếu tố phát huy nội lực rất quan trọng, tạo thêm vốn đầu tư đổi mới công
nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước.
Đạt được những thành tựu về xuất khẩu trong những năm qua là do chính sách, cơ chế xuất
khẩu hàng hóa đã có nhiều thay đổi phù hợp với yêu cẩu của cơ chế thị trường, nhất là về
quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của thương nhân và các qui định về quản lý hàng xuất
khẩu. Ngồi ra, Việt Nam cũng đã tích cực đàm phán ký kết các Hiệp định Thương mại,
Hiệp định ưu đãi thuế quan.. .góp phẩn chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng
đa dạng hoa thị trường.
- Thương mại quốc tế giúp sản xuất trong nước tiếp cận với thị trường thế giới
Trong quan hệ thương mại với nước ngoài, Đảng ta đã xác định rõ chủ trương "gắn thị

trường trong nườc vời thị trường thế giời, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu dùng trong
nườc vời xuất khẩu". Gắn kết thị trường trong nườc vời thị trường quốc tế là nội dung chủ
yếu của hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực thương mại nhằm không ngừng nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả các hoạt động thương mại thông qua sự mở rộng từng
bước phạm vi, mức độ cạnh tranh trên các thị trường nội địa, khu vực và toàn cầu. Thực
hiện chủ trương trên, Việt Nam dã chủ động gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và
thế giời. Ngày 28/07/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Khu vực Thương
mại Tự do ASEAN (AFTA). Quyết định tham gia AFTA là một biện pháp quan trọng nhằm

21


đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế cùa Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực sự
tham gia vào một Hiệp định Tự do hoa thương mại quốc tế ở phạm vi khu vực phù hợp với
luật pháp thương mại quốc tế. Việc thực hiện các cam kết của mình trong AFTA về mở cửa
thị trường, tự do hoa thương mại thông qua việc cắt giảm thuế thực sự từ 1/1/1996 và hoàn
thành việc cắt giảm thuế suất xuống còn 0 - 5 % vào 1/1/2006 thể hiện quyết tâm hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện để Việt Nam thương lượng, buộc các nước
ASEAN khác cũng phải mở cửa cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập và nâng cao khả năng
cạnh tranh tại thị trường khu vực ASEAN.
Từ khi tham gia AFTA đến nay, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã và đang mở rộng
khơng ngừng. Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ ở đỉ cả
năm châu lục, trong đó xuất khẩu tới 219 nước, nhập khẩu từ 151 nước. Hiện nay hàng hóa
Việt Nam ngày càng xâm nhập sâu hơn vào thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ. Kể từ khi
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001, thị
trường Hoa Kỳ - một thị trường đã từng đóng cửa, cấm vận đối với Việt Nam trong suốt 30
năm - thì nay đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất cỉa Việt Nam. Việt Nam đã có nhiều
mặt hàng xuất khẩu chỉ lực như dầu thô, dệt may, giày dép, thúy sản, gạo, cà phê, hạt tiêu,
hạt điều, cao su, hàng thỉ công mỹ nghệ. .. Việt Nam đã có hơn 100 mặt hàng, trong đó có
những mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn trên 1 tỷ USD như hàng may mặc, giày dép, thúy

sản, đẩu thô...
Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển đã góp phần tạo nên thế và lực mới cho thương mại
Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển 2001 - 2010. Với tỷ trọng thương mại quốc tế trên
GDP đạt tới hơn 90 % như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là một trong
những nền kinh tế mở và hướng vào thương mại quốc tế nhiều nhất.
3.1.3 Tác động của thương mại đối với việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất trong nước
Hoạt động thương mại khơng những giúp tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản xuất trong
nước, góp phần mở rộng sản xuất trong nước mà còn giúp sản xuất trong nước gắn chặt với
nhu cầu thị trường thế giới, biết được những nhu cầu của thị trường là gì đỹ từ đó điều chỉnh
hoạt động sản xuất trong nước cho phù hợp. Các quốc gia trong đó có Việt Nam ln mong
muốn đạt được lợi ích cao nhất từ thương mại, do đó tập trung vào những ngành hàng tận
dụng lợi thế so sánh của nước mình. Xu hướng thương mại thế giới trong thời gian qua có
sự biến đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng buôn bán, trao đổi những mặt hàng có hàm lượng

22


chế biến cao, giảm dần tỷ trọng của những mặt hàng thô, sơ chế. Xuất khẩu của chúng ta
trong thời gian qua cũng có những biến đổi tích cực theo cùng với xu hướng này.
Việt Nam có lợi thế lớn về nguồn lao động, giá rẻ và dổi dào. Tận dụng lợi thế này các
ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp không ngừng gia tăng trong những năm qua
và hướng mạnh về xuất khẩu, trong đó điển hình là ngành dệt may. Sở dĩ ngành dệt may
vươn lên mạnh mẽ là vì ngành này đã khai thác được nguồn lao động dổi dào, giá rẻ vốn là
lợi thế của Việt Nam. Thiết bị của ngành dệt may đã và đang được đổi mới và không cần
nhiều vốn (đến nay đã có trên 50 % thiết bị hiện đại).
3.1.4 Những tác động tích cực của hoạt động thương mại đến tiêu dùng của xã hội
- Thương mại góp phần đa dạng hoa tiêu dùng
Nhờ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường,
chúng ta đã khắc phục một cách nhanh chóng tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng của thập
kỷ 80 trở về trước. Để cho thị trường phát triển lành mạnh, nền sản xuất trong nước phải

từng bước đuổi kịp trình độ chung của thế giới - trước hết là các nước trong khu vực. Đây là
hai mặt của một vấn đề. Sản xuất trong nước có phát triển với một khối lượng và chất lượng
sản phẩm đủ mạnh để cạnh tranh và cạnh tranh thắng lợi . Thật là sai lầm nếu có ai đó mong
muốn trên thị trường của mình thuần tuy chỉ có hàng nội địa - nhất là trong điều kiện giao
lưu kinh tế được mớ rộng như hiện nay. Vấn đề quan trọng là xác định cho được liều lượng
hợp lý của hàng ngoại trên cơ sớ năng lực sản xuất trong nước và thị hiếu tiêu dùng của dân
cư. Có hàng ngoại trên thị trường là nguồn bổ sung quan trọng về số lượng và chủng loại,
làm cho thị trường phong phú và hấp dẫn, nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của
dân cư, góp phần cân đối cung cầu. Thêm vào đó, hàng nhập khẩu có tác dụng thúc đẩy sản
xuất trong nước phát triển, nâng cao chất lượng, kiểu dáng và chủng loại hàng hóa.
- Thương mại góp phần nâng cao chất lượng tiêu dùng
Có thể khẳng định một thực tế rằng hàng nhập khẩu đóng vai trị khơng nhỏ trong sự cân
bằng cung cầu hàng hóa trên thị trường và nhờ đó người tiêu dùng Việt Nam có thể mua
những hàng hóa tiêu dùng với giá cả ổn định. Trước đây, khi hàng hoa nhập khẩu thiếu
vắng, hàng tiêu dùng thiết yếu được sản xuất trong nước như bột ngọt, đường, sữa, bia ..
.trải qua nhiều đợt biến động giá và có nhiều đạt giá tăng vọt. Người tiêu dùng phải bỏ ra
một khoản tiền không nhỏ để phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình, nhưng chất
lượng của những hàng hoa đó thường khơng tương xứng với đổng tiền họ đã bỏ ra. Nhưng
giờ đây nhờ có sự xuất hiện của hàng hóa nhập khẩu phong phú cả về chất lượng, mẫu mã,

23


giá cả người tiêu dùng có thể từ chối những hàng hóa kém chất lượng mà được sản xuất
trong nước để lựa chọn cho mình những hàng hóa phù hợp nhất.

3.2 Tác động tiêu cực
3.2.1 Những tiêu cực từ việc buôn lậu, gian lận thương mại.
- Ảnh hưởng cơ cấu của việc hoạt động sản xuất.
Hàng nhập lậu hay hàng gian lận thương mại thường được bán với giá rẻ hơn hàng hóa sản

xuất trong nước hay hàng nhập khẩu chính thức do chúng trốn được thuế quan. Người tiêu
dùng có tâm lý ưa hàng rẻ chuyển sang mua hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại. Các
doanh nghiệp trong nước bị mất dẩn thị phẫn ngay tại thị trường trong nước do tác dụng của
thuế quan bị phá vỡ. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp đã đi đến chỗ làm ăn thua lỗ và phá
sân.
Thêm vào đó việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất cũng gặp khơng ít khó khăn. Nguyên nhân là
do hàng nhập lậu tràn lan vào thị trường nội địa dẫn đến Nhà nước không thể nào dự tính
được chính xác nhu cầu trong nước để có chính sách điều chỉnh cơ cấu cho hợp lý. Tác động
tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến từng ngành riêng lẻ. Trái lại, nó thường gây ra phản
ứng dây chuyền đối với những ngành có liên quan.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đưa ra con số ước tính lượng đường nhập lậu vào
Việt Nam từ năm 2018 đến cuối tháng 9/2019 khoảng trên 800.000 tấn. Trong khi đó, theo
các cơ quan chức năng, chỉ có 3.000 tấn đường nhập lậu bị bắt giữ. Tuy nhiên, với 800.000
tấn đường lậu (chiếm tới 50% nhu cầu cả nước) khiến đường trong nước khơng tiêu thụ
được, góp phần tăng lượng đường tồn kho của các doanh nghiệp. Nhiều nhà máy đường
phải giảm công suất hay ngừng sản xuất, cho công nhân nghỉ việc và hơn thế còn chấp nhận
lỗ để giải quyết tồn kho. Kéo theo đó, ngun liệu mía cũng bị ảnh hưởng. Hiện, tổng diện
tích mía nguyên liệu đã giảm khoảng 30 - 60% so với các năm trước do chi phí đầu tư tăng,
giá bán hạ, nơng dân thua lỗ, khi chi phí đầu tư khoảng 70 triệu đồng/ha, nhưng chỉ thu
được từ 30 - 40 triệu đồng/ha, nên họ buộc phải bỏ ruộng.
- Ảnh hưởng tới ngành xuất khẩu hàng trong nước.
Theo chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh Vũ Xuân
Trường cho rằng: “ Thực tế, gian lận xuất xứ hàng hóa đang là mối lo ngại lớn đối với
doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thương mại nói chung. Nhiều ngành hàng của Việt
Nam đã và đang lọt vào “tầm ngắm” của các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ và các nước
lớn khác.”

24



Những vụ việc gian lận thương mại như trên sẽ vơ tình làm các đối tác nghi ngờ và thực
hiện các biện pháp phòng vệ đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tiêu cực
tới hoạt động xuất khẩu của hàng hóa từ Việt Nam. Điều đó vơ hình trung gây nhầm lẫn,
thiệt hại cho người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến uy tín các mặt hàng sản xuất cùng chủng
loại trong nước. Ðồng thời, dẫn đến nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nước
điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp ở mức rất cao, gây thiệt hại cho
các nhà sản xuất Việt Nam. Cùng với đó, hàng hóa của Việt Nam có nguy cơ mất uy tín trên
thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu vào các thị trường này nếu bị phát hiện và áp
dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Điều nguy hại nữa là Việt Nam có thể bị biến thành thị trường phụ thuộc vào các mặt hàng
nhập khẩu chiến lược nếu khơng có giải pháp căn cơ chống hàng lẩn tránh xuất xứ, điều tra
chống bán phá giá, điều tra việc trợ cấp từ Chính phủ các nước.
- Ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp non trẻ.
Nhập khẩu có tác dụng đảm bảo đầu vào cho quá trình sản xuất từ ngun vật liệu đến
máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại. Nhập khẩu cũng đáp ứng nhu cầu trong nước về hàng
tiêu dùng cho nhân dân. Nhiều mặt hàng nhập khẩu trên thực tế lại có giá rẻ hơn so với giá
bán mặt hàng đó được sản xuất trong nước. Điều này là do chi phí sản xuất của chúng ta cao
hơn dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh về giá cả của hàng Việt Nam. Nếu chúng ta chỉ quan
tâm tới hiệu quả trước mắt mà cho nhập khẩu tràn lan những mặt hàng có giá rẻ hơn so với
sản xuất trong nước thì có thể sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới nền sản xuất trong nước, đặc
biệt là đối với những ngành sản xuất non trẻ, những ngành có khả năng cạnh tranh thấp
trong đó điển hình là hai ngành cơ khí và mía đường.
Ngành cơ khí Việt Nam được đánh giá là nhìn chung có sức cạnh tranh kém so với khu
vực và thế giới. Ngành này có gần 1599 doanh nghiệp trong nước và gần 30 ngàn hộ sản
xuất tiểu thủ cơng nghiệp cơ khí với giá trị tài sản khoảng gần 550 triệu USD và khoảng gần
200.000 lao động, sản xuất khoảng 7.000 tỷ đổng giá trị sản lượng với hơn 500 chủng loại
sản phẩm, đáp ứng khoảng 8-9% nhu cầu trong nước. Đến cuối năm 1996, có 127 dự án đầu
tư nước ngồi vào ngành cơ khí với số vốn đăng ký là 1,88 tỷ USD chủ yếu vào lĩnh vực sản
xuất, lắp rắp ôtô xe mấy. Theo đánh giá của Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường thì
trình độ cơng nghệ ngành cơ khí Việt Nam chỉ tương đương với thời kỳ cách đây 30-50 năm


25


×