Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

NGÔN từ NGHỆ THUẬT TRONG tác PHẨM văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.68 KB, 20 trang )

NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
I.Khái niệm ngôn từ nghệ thuật
Sử dụng ngôn ngữ một cách nghệ thuật là một nhu cầu không chỉ trong sáng tạo
văn học. Ngôn ngữ sử dụng trong hùng biện, diễn thuyết, giảng đạo, truyền thông,
hay ngay cả trong giao tiếp hàng ngày cũng đều có tính nghệ thuật. Tuy nhiên,
ngơn ngữ được sử dụng trong sáng tạo văn học là loại ngơn ngữ có tính đặc thù.
Nó được gọi là ngơn từ nghệ thuật1 hay còn gọi là lời văn nghệ thuật, ngôn từ văn
học. Ngôn từ nghệ thuật là ngôn từ trong tác phẩm văn học, tạo nên văn bản văn
học. Tiếp xúc với tác phẩm văn học trước hết là tiếp xúc với ngôn từ. Ngôn từ là
“yếu tố đầu tiên” của văn học2. Là phương tiện vật chất của văn học, ngơn từ được
mã hóa những cảm xúc thẩm mĩ, biểu hiện thế giới nghệ thuật đặc thù, độc đáo của
tác phẩm văn học.
Ngôn từ nghệ thuật là một hiện tượng nghệ thuật - thẩm mĩ, nó có những đặc
điểm phân biệt với lời nói hàng ngày và ngôn từ trong các lĩnh vực khác. Ngôn từ
nghệ thuật được tổ chức đặc biệt theo các nguyên tắc thẩm mĩ của thế giới nghệ
thuật, phong cách sáng tạo, thể loại... Tổ chức ngôn từ này là vật môi giới trong
cuộc giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc. Chính vì vậy nó khác với lời nói hàng
ngày ở chỗ, nếu lời nói hàng ngày mang tính ngẫu nhiên, tạm thời, một lần, có thể
kết hợp với cử chỉ người nói, thì ngơn từ nghệ thuật là ngơn từ có dụng công chọn
lựa, tổ chức thành văn bản cố định, không chỉ thực hiện giao tiếp một lần mà nhiều
lần hoặc mãi mãi. Ngơn từ nghệ thuật khơng có ngữ cảnh trực tiếp như lời nói
thường, nó có ngữ cảnh nội tại của chính văn bản và ngữ cảnh thời đại, văn hóa.
Ngơn từ nghệ thuật có quy luật đơn kênh, khơng một phát ngơn đồng nghĩa nào có
thể thay thế được nó (G.V.Xtepanop).
Ngơn từ nghệ thuật có đặc trưng gì? Vấn đề đặc trưng của ngơn từ trong văn học
được đặt ra một cách nghiêm túc trong khoa nghiên cứu văn học từ đầu thế kỉ XX.
Trước thế kỉ XX, ngôn từ được coi như một thứ công cụ để biểu đạt nội dung tư
tưởng. Giá trị độc lập tự thân của nó chưa được nói đến. Các nhà hình thức chủ
nghĩa đầu thế kỉ XX bắt đầu nêu vấn đề tính độc lập và tính thẩm mĩ của ngơn từ
1


Lí luận ngơn ngữ của F. de Sausure phân biệt ngôn ngữ và ngôn từ. Ngôn ngữ là tổng hợp những quy tắc nói năng
được hình thành do quy ước của cộng đồng, là hệ thống kí hiệu thuộc về tồn xã hội. Ngơn từ là sự sử dụng ngôn
ngữ của cá nhân, thực hiện trong các giao tiếp xã hội. Văn học là một hình thức giao tiếp, là hoạt động sáng tạo
bằng chất liệu ngôn ngữ mang tính cá nhân.
2
M.Gorki, Bàn về văn học, Nxb Văn học, H, 1965.

1


văn học. Xét trên nhiều bình diện, các nhà nghiên cứu đã xác định các đặc trưng
của ngôn từ nghệ thuật. M.Bakhtin nhấn mạnh bản chất xã hội, tính đa ngữ,
V.Skhlovski nêu tính lạ hóa, R.Jakobson nói đến tính văn học, Frye nêu tính hướng
nội, W.Empson nêu tính mơ hồ, Timơfeep nói đến tính ngun hợp, Poxpelov nói
đến tính hình tượng, tính biểu cảm... Ngồi ra cịn có ý kiến nói đến tính tu từ, tính
trị chơi, tính cacnavan... Căn cứ vào thuộc tính của cơng cụ biểu đạt, người ta nói
đến tính chính xác, tính biểu cảm, tính hàm súc của ngôn từ nghệ thuật. Từ phương
diện ngôn ngữ học, các nhà ngơn ngữ nói đến tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá
thể hóa, cụ thể hóa, tính hệ thống của ngôn từ văn học.
Căn cứ vào thuộc tính thẩm mĩ có thể xác định một số đặc trưng của ngơn từ
nghệ thuật như sau.
Thứ nhất là tính hình tượng. Tính hình tượng của ngơn từ nghệ thuật trước hết
được hiểu đó là lời của một chủ thể thẩm mĩ, một vai văn học, một hình tượng do
nhà văn sáng tạo ra. Lời văn trong tác phẩm văn học là lời của các hình tượng nghệ
thuật mang tính hư cấu như nhân vật trữ tình, nhân vật, người kể chuyện... chứ
không phải lời của tác giả. Trong văn học, chủ thể lời không phải là tác giả thực tế.
Tác giả chỉ có một, những chủ thể lời có thể là một hoặc nhiều. Trong Việt Bắc (Tố
Hữu), chủ thể lời luận phiên hai loại nhân vật trữ tình là mình- ta, khơng phải là lời
của Tố Hữu. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh) có nhiều người kể
chuyện. Nhà văn không bao giờ xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm. Chủ thể lời

trong tác phẩm văn học là chủ thể tư tưởng thẩm mĩ - xã hội có tầm khái quát nhất
định. Qua lời văn có thể hình dung ra chủ thể phát ngơn từ nghề nghiệp, giới tính,
tính cách, đến tâm trạng, trạng thái hoạt động...
Lời văn nghệ thuật có khả năng gợi lên những hình tượng nghệ thuật, làm cho
người đọc có thể hình dung rõ nét về thế giới nghệ thuật qua các hình dáng, màu
sắc, âm thanh, nhịp điệu, hoạt động, động tác, chuyển động... Đó là một thế giới
hình tượng sống động. Người đọc có thể hình dung thế giới đó như là nó đang tồn
tại thực. Mặt khác, nó cịn gợi ra một cách hữu hình những tâm trạng, cảm xúc,
trạng thái bên trong thế giới tâm hồn. Hay nói cách khác, lời văn có khả năng hình
tượng hóa thế giới tinh thần. Xuân Diệu viết: “Bốn bề ánh nhạc biển pha lê/ Chiếc
đảo hồn tôi rợn bốn bề” (Nguyệt cầm) là phú cho những thứ vơ hình như âm nhạc,
hồn người một hình ảnh hiện hữu.
2


Thứ hai là tính nội chỉ. Ngơn từ văn học là ngôn từ biểu hiện thế giới nghệ thuật
trong tác phẩm. Đó là thế giới hư cấu, nằm trong tác phẩm văn học. Vì vậy, ngơn
từ nghệ thuật khơng nhằm thơng tin về sự thực bên ngồi mà mã hóa những thông
tin về thế giới bên trong, thế giới tinh thần. Ngôn từ văn học không nhằm miêu tả
sự vật, hiện tượng bên ngồi thế giới khách quan mà nó tạo nên một thế giới tưởng
tượng, hư cấu, một thế giới mang tính tinh thần. Thế giới đó nếu đối sánh với hiện
thực thì có thể có hình bóng của hiện thực, nhưng “hiện thực” đó đã thốt khỏi thế
giới khách quan thuần túy, được nhìn qua cái chủ quan của nghệ sĩ, trở thành chất
liệu tạo dựng thế giới hư cấu. Chính ý nghĩa nội chỉ làm cho ngơn từ có nhiệm vụ
xây dựng một thế giới tưởng tượng, hư cấu. Tính nội chỉ gắn liền với tính nội cảm.
Trong Bên kia sơng Đuống (Hồng Cầm) có thể gặp một khơng gian Kinh Bắc với
dịng sơng Đuống, bãi mía bờ dâu, ngô khoai, tranh gà lợn, chợ Hồ, chợ Sủi... Song
đó khơng phải một khơng gian thực mà là một không gian trong tâm tưởng, được
tạo ra từ nỗi đau, sự trăn trở, niềm tự hào, lòng quyết tâm đánh giặc của nhà thơ.
Do vậy mới có cảnh sơng Đuống “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường

kì”, “Mẹ con đàn lợn âm dương/chia lìa trăm ngả/ Đám cưới chuột đang tưng bừng
rộn rã/ Bây giờ tan tác về đâu”... Bài thơ là một tâm ảnh Kinh Bắc.
Thứ ba là tính mơ hồ, đa nghĩa. Ngơn từ nghệ thuật là một hiện tượng nghệ
thuật do nghệ sĩ sáng tạo ra theo quy luật thẩm mĩ. Nó có tính mơ hồ, không xác
định, giống như hoa ở trong gương, trăng nơi đáy nước. Thơ Lí Bạch có câu “Vân
tưởng y thường hoa tưởng dung” (Mây ngỡ xiêm y hoa ngỡ mặt người), mây - áo,
hoa - người chập chờn, ảo thực, mờ chồng. Mơ hồ cũng là cơ sở tạo nên nhiều cách
hiểu khác nhau. Nghĩa của ngơn từ có thể được mở rộng, thốt khỏi nghĩa bề mặt
thơng thường. Ngơn từ văn học có nhiều nghĩa, ngồi nghĩa đen cịn có các nghĩa
bóng, nghĩa phức, nghĩa trượt, nghĩa ngồi lời... Câu thơ “Đầu súng trăng treo”
(Chính Hữu) có thể hiểu theo nhiều cách. Nguyễn Du tả Thúy Kiều đánh đàn “Bốn
dây nhỏ máu năm đầu ngón tay” thì có thể hiểu dây tơ nhỏ máu hay ngón tay đàn
nhỏ máu, tiếng đàn hay cõi lòng nhỏ máu, đều được cả. W.Empson trong Bảy loại
hình nghĩa mơ hồ (1930) đã khái quát các hiện tượng đa nghĩa trong văn học. Ví
dụ, hiện tượng nói sự vật này mà như nói đến sự vật khác vì chúng có những điểm
chung, do quan hệ ngữ pháp khơng chặt chẽ mà có thể hiểu theo nhiều cách, một từ
có thể hiểu hai nghĩa... Những bài thơ của Hồ Xuân Hương như Bánh trôi nước,
Vịnh cái quạt... đều là cách nói đến sự vật này mà như nói đến sự vật khác. Khi
Nguyễn Duy viết
3


Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò
(Hơi ấm ổ rơm)
thì hơi ấm ổ rơm cũng là sự nồng ấm của tình người, những cọng rơm xơ xác
gày gị cũng là sự bình dị, lam lũ, nghèo khổ của những bà mẹ đồng chiêm. Đỗ
Mục, nhà thơ đời Đường, viết về sự chia ly:

Chiếc nến có lịng cịn luyến tiếc
Thay người nhỏ lệ suốt năm canh
(Lạp chúc hữu tâm hồn tích biệt
Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh)
(Tặng biệt)
Những giọt nến chảy hay giọt lệ tiễn nhau, giọt nước mắt trong lịng hay nến vơ
tri cũng vì người mà nhỏ lệ, hiểu thế nào cũng hợp lí.
Trong ngơn từ nghệ thuật, một cái biểu đạt có thể biểu đạt nhiều cái được biểu
đạt. Khơng bao giờ chỉ có một nghĩa, minh xác, ổn định. Bản thân ngữ cảnh có thể
tạo ra các nghĩa khác nhau. Nghĩa của ngơn từ phụ thuộc vào ngữ cảnh. Ngữ cảnh
là toàn bộ những điều kiện quy định lời văn, ý nghĩa, giá trị của văn bản. Có ba
loại ngữ cảnh: ngữ cảnh văn bản (văn cảnh), ngữ cảnh thời đại, ngữ cảnh văn hóa.
Câu kết bài Hạt gạo làng ta Trần Đăng Khoa viết: “Em vui em hát/ Hạt vàng làng
ta”. Đặt trong văn cảnh bài thơ, trong mạch cảm xúc từ khổ đầu tiên đến khổ cuối
cùng, hình ảnh hạt gạo chính là “hạt vàng” quý giá, bởi kết tinh trong đó hương vị
của đất, gió, nắng, giọt mồ hơi của mẹ, những ngọt bùi cay đắng, cả mùi vị chiến
tranh, cơng sức nhỏ bé của các em thiếu nhi... Đó là sự trưng cất tất cả cuộc sống
của con người, quê hương. Chính ngữ cảnh gợi ra những hàm nghĩa của ngôn từ.

4


Để hiểu ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật rất cần sự hiểu biết về các yếu tố xã
hội, văn hóa. Ngơn ngữ là một hình thức của văn hóa, ngôn ngữ cùng lịch sử, thần
thoại, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo... đều là những bộ phận tạo thành của văn
hóa. Hình ảnh con sói trong nhiều câu truyện ngụ ngôn phương Tây biểu thị sự xảo
trá, gian ngoan. Nhưng trong Tơtem sói (Khương Nhung) thì sói vừa có nghĩa thực
- lồi sói thơng minh, nhẫn nại, hoang dã, hung dữ và thần bí ở thảo ngun Nội
Mơng - vừa là một vật tổ có tính biểu trưng cho đời sống tâm linh, tơn giáo, lịch
sử, đồng thời nó cũng ẩn dấu những bài học cho quá trình sinh tồn của con người.

Ngồi ra, nghĩa của ngơn từ cịn phụ thuộc vào ngữ cảnh tiếp nhận của bạn đọc.
Bạn đọc trong những thời đại khác nhau, ở những tầm đón nhận khác nhau sẽ khai
thác những nét nghĩa khác nhau của ngôn từ văn học. Như vậy, ngôn từ văn học là
ngôn từ tiềm chứa những khả năng sinh nghĩa.
Thứ tư là tính lạ hóa. Lạ hóa là tồn bộ những thủ pháp trong nghệ thuật được
dùng để đạt đến một hiệu quả thẩm mĩ. Mục đích của ngơn từ nghệ thuật là truyền
đạt những thông tin thẩm mĩ, do vậy nhà văn ln tìm kiếm những cách diễn đạt
giàu sáng tạo, hướng đến sự chuyển tải cảm xúc. Ngôn ngữ trong quá trình sử dụng
lâu dài giống như tiền giấy bị cũ đi trong q trình lưu thơng, sự vật đuwọc miêu tả
hiện lên một cách quen thuộc, làm mất đi sự cảm nhận tươi mới. Lạ hóa là không
dùng danh từ chỉ sự vật để gọi tên sự vật, mà sự vật được hiện ra không phải như ta
đã quen biết mà như một cái gì mới mẻ, chưa quen, mới thấy lần đầu, gây nên ở
chủ thể tiếp nhận sự ngạc nhiên và hiếu kì. Lạ hóa tạo ra một cái nhìn mới, khác lạ,
phá vỡ những khn hình đã quen thuộc. Ngơn từ nghệ thuật thường phá vỡ tính
chuẩn mực của ngơn ngữ thơng thường, khơng tuân thủ nghĩa từ điển, sáng tạo
những cách nói mới. Lạ hóa xảy ra ở các cấp độ: lạ hóa trong cấu tạo từ, tạo ý
tượng, lạ hóa trong cách tạo câu. Trong văn học ta bắt gặp nhiều cụm từ như “hoa
học trò” (Xuân Diệu), “sợ nhớ sợi thương” (Thúy Bắc), “màu dân tộc”, (Hoàng
Cầm), “cuộc chia li màu đỏ” (Nguyễn Mĩ), “Đêm tin tưởng” (Chế Lan Viên),
“dáng kiều thơm” (Quang Dũng), “rừng tị nạn”, “rượu giang hồ”, “nỗi niềm cổ
tích”, “sa mạc nhân tâm” (Nguyễn Tuân), “lũy thừa yêu”, “lũy thừa nhớ”, “lũy thừa
đau”, “triền kí ức”, “kè đời câm”, “đêm lập thể” (Dương Tường), “tóc hong mùi ca
dao” (Lê Đạt)... Từ ngữ trong văn học không đơn giản là sự diễn tả sự vật hiện
tượng mà đó là cách biểu hiện sự vật hiện tượng trong sự cảm nhận, thể nghiệm
riêng của chủ thể, mang các khuynh hướng tư tưởng nhất định. Sự vật hiện tượng
được khoác một cái tên mới, được hiện lên ở những góc cạnh bất ngờ. Chiếc cà vạt
5


được Nguyễn Tuân gọi là “những kiếp tơ tằm được nhuộm thắm”, hay sóng sơng

Đà thì ơng gọi là “luồng sinh”, “luồng tử”. Hoa, bướm trong thơ Nguyễn Bính
thành “hoa khuê các”, “bướm giang hồ”.
Lạ hóa trong cách tạo câu là cách sử dụng những câu đặc biệt, đảo trật tự câu.
Có khi là một loạt câu ngắn, cụt, cấu tạo bằng một từ: “Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi.
Bịch... Như mưa vào đầu...” (Nguyễn Công Hoan) diễn tả những hành động liên
tiếp. Cách đảo thành phần câu cũng tạo những hiệu quả thẩm mĩ đặc biệt: “Xanh
um cổ thụ tròn xoe tán/ Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ” (Bà huyện Thanh
Quan)
Có nhà thơ cịn thiên về lạ hóa cảm nhận thính giác, khơi gợi ấn tượng về sự vận
động hay nhịp điệu bên trong của sự vật. Tập thơ Bóng chữ (Lê Đạt) sử dụng nhiều
âm tiết là những nguyên âm như thể tiếng con trẻ phát ra từ cõi hồn nhiên sơ khai
nhất của con người.
Thứ năm là tính tổ chức cao. Ngơn từ trong tác phẩm văn học là ngôn từ đã
được lựa chọn, tổ chức chặt chẽ trong một cấu trúc cố định. Không thể tùy tiện
thay thế hay đảo lộn vị trí của từ, cụm từ, câu, đoạn. Bất kì một thay đổi nào của tổ
chức ngôn từ cũng đều phá vỡ cấu trúc chỉnh thể của văn bản. Cũng có hiện tượng
tam sao thất bản hoặc nhà văn tự sửa văn mình, qua những bản ghi chép, bản in
khác nhau câu chữ trong văn bản bị thay đổi. Khi thay đổi dù chỉ một từ thì ý nghĩa
văn bản cũng thay đổi (Ngay cả hiện tượng dị bản trong văn học dân gian tình hình
cũng như vậy). Tác phẩm văn học là một kiến trúc ngơn từ, có sự ổn định về cấu
trúc. Sự ổn định trong cấu trúc ngôn từ là yếu tố nhận diện tác phẩm, bởi mỗi tác
phẩm văn học là duy nhất, độc đáo, không lặp lại.
II.Khả năng nghệ thuật của ngôn từ văn học
Trong cấu trúc văn bản văn học, ngơn từ có thể phân thành hai tầng: tầng ngữ
âm và tầng ngữ nghĩa. Tầng ngữ âm được tạo thành nhờ sự kết hợp âm tiết, thanh
điệu, vần, nhịp, tiết tấu. Tầng ngữ nghĩa tạo thành do sự kết hợp bên ngồi và bên
trong ngơn ngữ. Trong hệ thống ngôn từ, ngữ âm là tầng bề mặt, ngữ nghĩa là tầng
bề sâu. Mỗi đơn vị dù là nhỏ nhất của hệ thống ngôn từ đều thực hiện chức năng
nghệ thuật, đó là truyền đạt thơng tin thẩm mỹ, tạo hình và biểu hiện phong cách
ngơn ngữ riêng biệt.

6


1.Tầng ngữ âm
Phương diện ngữ âm của ngôn từ văn học gồm âm (nguyên âm, phụ âm, vần),
thanh (thanh điệu bằng trắc, trầm bổng), nhịp điệu (sự phối hợp âm thanh, tiết tấu).
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu nghệ thuật xếp văn học vào loại
hình nghệ thuật thính giác. Dù đọc thành tiếng hay đọc ngầm thì âm vang của ngôn
từ vẫn hiện lên thể hiện điệu tình cảm, sự vang động của tâm hồn con người. Sự
phối hợp âm vận, nhịp điệu, tiết tấu tạo thành mĩ cảm của thính giác. Đây chính là
vẻ đẹp đặc biệt của ngơn từ văn học. Mĩ cảm thính giác có tác động đến trực cảm
người đọc. Từ sự thẩm âm người đọc có được những cảm giác trực tiếp của giác
quan. Chu Quang Tiềm nói: “Tơi đọc văn chương có âm điệu lảnh lót, tiết tấu lưu
lốt, gân cốt toàn thân như chuyển động cùng tiết tấu, khẩn trương hay êm dịu đều
tạo ra cảm giác cực kì thích thú. Nếu như âm điệu có trục trặc, gân cốt tồn thân
cũng có cảm giác bất an, giống như nghe đầu bếp khua nồi báo lửa cháy vậy”3.
Các yếu tố như thanh, vần, nhịp, tiết tấu được sắp đặt, biến hóa tác động vào
nhạc cảm của người thưởng thức. Vẻ đẹp của âm tốt ra từ sự hài hịa âm điệu.
Trong sáng tạo thi ca, người ta rất chú ý đến vẻ đẹp thanh điệu, phối hợp thanh
bằng trắc tạo độ trầm bổng cho lời thơ. Sự phối hợp thanh điệu bằng trắc, sự tái
hiện, lặp lại của các thành phần ngữ âm, sự vận dụng các phép tu từ ngữ âm (song
thanh, điệp, hiệp âm) làm nên vẻ đẹp đặc biệt cho ngôn từ nghệ thuật. Tản Đà viết:
“Tài cao, phận thấp, chí khí uất/ Giang hồ mê chơi quên quê hương”, câu thơ thứ
nhất dùng nhiều thanh trắc, cịn câu thứ hai lại dùng tồn thanh bằng. Việc đối lập
thanh điệu ở hai câu tạo sự ngắt mạch, chuyển hướng đột ngột của giai âm, đem lại
cảm giác xáo trộn, bất nhất. Câu thứ nhất như một niềm bức bối, phẫn uất của con
người bất đắc chí. Câu thứ hai như một sự buông bỏ, bẫng nhẹ, bay bổng, miên
man và như xen lẫn cả tiếng thở dài. Hay trong Mưa Thuận Thành (Hồng Cầm),
các âm cuối dịng thơ hầu như đều là âm mở, âm tiết kết thúc bằng nguyên âm có
độ ngân vang, như lời dân ca êm ả kéo dài, tạo sự mênh mang, làm cho hồn người

như trôi vào miền mơ tưởng:
...Mưa chuông chùa lặn
Về bến trai tơ
Chùa Dâu ni cơ
3

Trích qua Lí luận văn học, Lưu An Hải, Tôn Văn Hiến cb, Nxb Đại học Hoa Trung, Vũ Hán, 2002.

7


Sao cịn thẩn thơ
Sao cịn ngơ ngẩn
Khơng về kinh đơ

Mưa ngồi cổng vắng
Mưa nằm lẳng lặng
Hỏi gì xin thưa
Nhớ lụa mưa lùa
Sồi non yếm tơ

Thuận Thành đang mưa...
Vẻ đẹp ngữ âm gợi chiều sâu của nghĩa. Phương diện ngữ âm của ngôn từ nghệ
thuật là âm thanh mang nghĩa, khơi gợi trường liên tưởng rộng lớn. Chủ nghĩa hình
thức từng cho rằng âm đóng vai trị độc lập trong tác phẩm, những nhân tố như ngữ
nghĩa, cú pháp có thể chịu sự chi phối bởi những quy luật của âm. Ngữ âm có khả
năng gợi thanh, gợi hình, đánh thức những cảm giác, biểu diễn các tình điệu của
tâm trạng, thể hiện nguyên tắc nghệ thuật. Bài Tây Tiến (Quang Dũng) có câu:
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”. Bản thân các từ “khúc khuỷu”, “thăm
thẳm” đã gợi ra sự ghập ghềnh, hiểm trở, cheo leo, xa hút của địa bàn rừng núi.

Câu thơ ngắt đôi, gấp khúc như những khúc cua đột ngột, nguy hiểm. Âm vận,
nhịp điệu xuất phát từ nhu cầu biểu đạt ý. Khi biểu lộ lịng nhiệt thành, sự ham hố,
thì lời lẽ tiếp nối liên tục, tiết điệu dồn dập, không ngừng nghỉ:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
8


Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng - Xn Diệu)
Chín dịng thơ là một câu dài, liền một mạch, trong đó có nhiều từ lặp lại, cảm
giác như lời thơ “thừa thãi”, không gọt rũa, biểu thị nguồn cảm xúc ứ đầy, như tràn
ra khỏi dòng thơ, vắt từ dịng này sang dịng khác, tn chảy, trào dâng, cuống
quýt. Hay khi muốn chạm đến nơi sâu lắng nhất của tâm hồn để từ đó khơi dậy tất
cả sức mạnh tinh thần của con người thì lời văn tha thiết, bổng trầm như điệu hồn
xứ sở: “Ôi dân tộc ta từ trong máu lửa mà sinh ra, mà lớn lên. Từ trong máu lửa
bốn nghìn năm chúng ta đứng dậy và cất tiếng nói. Từ trong máu lửa đỏ cháy cả
không gian và thời gian như vậy, tưởng như chỉ có thể là tiếng kêu rú căm hờn, dân
tộc ta chỉ có thể nấc lên tiếng khóc xé ruột, xé lòng... Thế nhưng lạ lùng thay, từ
trong máu lửa cháy đỏ cả lịch sử, chúng ta lên tiếng nói, và tiếng nói ấy lại là tiếng
hát trữ tình, điềm đạm, trong sáng, duyên dáng và say sưa như một cuộc hò hẹn,
xao xuyến như buổi gặp gỡ ban đầu. Một dân tộc đánh giặc bốn nghìn năm mà
tiếng hát vẫn êm dịu, uyển chuyển như vậy, dân tộc ấy mãnh liệt và bình tĩnh biết
chừng nào” (Đường chúng ta đi - Nguyên Ngọc). Nhà văn Lão Xá (Trung Quốc)

từng nói: “Chúng ta muốn truyền đạt tình cảm đau buồn thì chọn những chữ khơng
mang sắc thái q mạnh mẽ, thanh âm không quá rộn ràng, tạo thanh câu hơi dài
một chút, khiến cho mọi người đọc lên, vì sự chậm chạp của ngữ điệu, ảm đạm của
câu chữ mà thấy bi ai. Ngược lại, chúng ta muốn biểu đạt tình cảm khảng khái,
hùng hồn thì cần phải dùng ngôn từ mạnh mẽ, vui vẻ” (Tôi học ngôn ngữ như thế
nào)4.
2.Tầng ngữ nghĩa
Ngơn từ văn học là kí hiệu nghệ thuật đặc thù, mã hóa những thơng tin thẩm mĩ.
Do yêu cầu truyền đạt thẩm mĩ, văn học thường sử dụng các biện pháp tu từ, phá
4

Sđd

9


vỡ các quy tắc ngữ pháp, các nghĩa từ điển thông thường nhằm đạt tới những hiệu
quả đặc biệt. Do vậy, trong văn học, ngơn từ thường có hai phương diện nghĩa:
nghĩa bề mặt và nghĩa bề sâu. Nghĩa bề mặt là nghĩa mặt chữ, nghĩa đen, thường có
tính xác định, rõ ràng. Nghĩa bề sâu là nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn, nghĩa ngồi lời,
hàm ẩn, kín đáo, khơng xác định, có tính co dãn. Nghĩa bề mặt và nghĩa bề sâu kết
hợp chặt chẽ, khiến cho ngôn từ văn học có tính đa nghĩa, mơ hồ, đem lại sự phong
phú, thú vị trong cảm thụ thẩm mĩ.
Các nhà nghiên cứu thường nói đến nhiều loại nghĩa như nghĩa song quan, nghĩa
ám thị, nghĩa so sánh ví von, nghĩa mỉa mai, nghĩa tượng trưng, nghĩa ngoài lời...
Nghĩa song quan là nghĩa tạo thành do mượn từ ngữ giống nhau biểu đạt những ý
khác nhau. Bài thơ Cây tam cúc (Hoàng Cầm) hiểu theo hai nghĩa, một là sự tái
hiện một cuộc chơi bài, hai là những cảm xúc luyến ái thơ trẻ, do vậy, “kết xe
hồng” hay “gọi đôi” vừa là cách chơi tam cúc vừa là mong ước gắn kết lứa đôi.
Nghĩa mỉa mai là nghĩa sinh ra do sự tương phản, đối lập nghĩa thực tế và nghĩa

mặt chữ. Phùng Tất Đắc trong những bài phiếm luận của mình đã dùng khá nhiều
cách đối lập nghĩa mặt chữ với nghĩa hàm chứa tạo ý vị trào phúng: “Ai hay rằng
bệnh thiếu tiền còn giúp ta trở nên cao thượng nữa. Bác thuyền chài kia ở vùng
Nam Định, bắt được quả tang vợ có ngoại tình mà tha thứ cho cả gian phu lẫn dâm
phụ: bác khơng có tiền đi kiện” (Bệnh thiếu tiền). Những từ như “cao thượng”,
“tha thứ” đều chỉ sự độ lượng. Ở văn cảnh này thực ra lại diễn tả sự bất lực do
nghèo hèn của ơng thuyền chài có vợ ngoại tình. Cịn thực trạng cố cùng của
những kẻ ăn xin đầu đường xó chợ được nêu ra để chỉ trích xã hội thì được diễn đạt
bằng cách giả vờ chỉ trích chính những kẻ ăn mày với kiểu nhại những ngôn từ
mang sắc thái dân chủ: “Chẳng những không ai thương, người ta cịn muốn đem
giam lại nữa. Phải, giam lại, vì người ấy (kẻ ăn mày) phạm một tội lớn: dám công
nhiên phản đối chữ bình đẳng, bác ái của lồi người” (Trước đèn).
Nghĩa ví von so sánh là ý nghĩa được sinh ra do lợi dụng chỗ giống nhau của hai
sự vật khác nhau, lấy sự vật này để biểu thị sự vật khác. Trần Dần viết “Tôi như kẻ
đi đày trên sa mạc tờ giấy” (Thơ mini), thì sự nhọc nhằn của người viết được ví với
“kẻ đi đày”, sự đằng đẵng trong cuộc tìm tịi câu chữ được ví như sa mạc. Lí luận
hiện đại phương Tây rất coi trọng lối so sánh, đặc biệt là những so sánh ngầm (ẩn
dụ) giữa hai sự vật khác xa nhau, từ đó tạo hiệu quả thẩm mĩ bất ngờ.
10


Nghĩa tượng trưng là lấy sự vật mà nghĩa mặt chữ biểu đạt làm kí hiệu để biểu
hiện một quan niệm hay một sự vật nào đó. Nghĩa tượng trưng khác ẩn dụ ở chỗ ẩn
dụ chỉ đối tượng cụ thể, cịn tượng trưng thì hàm nghĩa phong phú, ám thị vơ hạn.
Hình ảnh “áo vải” trong câu thơ: “ Ôm đất nước của những người áo vải/ Đã đứng
lên thành những anh hùng” (Đất nước - Nguyễn Đình Thi) vừa tượng trưng cho
những người nông dân nghèo khổ, vừa tượng trưng cho sự giản dị, khiêm nhường,
vừa gợi ra biểu tượng người anh hùng Nguyễn Huệ và truyền thống đánh giặc của
những người con chân đất ... Cây xà nu trong truyện Rừng xà nu (Nguyễn Trung
Thành) cũng là hình ảnh tượng trưng cho nỗi đau bị tàn phá, cho sự kiên trinh bất

khuất, cho sức sống mãnh liệt của người dân Tây Nguyên.
Nghĩa ngoài lời là hàm nghĩa được gợi ra từ khoảng trống của mặt chữ do người
đọc cảm nhận, liên tưởng. Câu thơ “Cây lá vàng trong mưa/ Người đầu bạc dưới
đèn” của Vi Ứng Vật đời Đường gợi mối quan hệ cây - người, người - cây. Mưa
gió của tự nhiên làm biến đổi cây lá, lá chuyển sang vàng, sự gian khổ của cuộc
đời làm mái tóc ngả bạc, hay sương gió thời gian làm phơi pha tuổi trẻ... Nghĩa mặt
chữ thì dễ hiểu, nhưng người đọc có thể đối chiếu hai hình ảnh này mà mở ra
những liên tưởng phong phú. Bài Hoa súng hồng (Chế Lan Viên):
Hôm qua ra ngõ gặp hoa súng hồng
Hồng như chưa có mơi nào hồng đến vậy
Anh đã đi rồi còn quay ngoắt lại
Hỏi: “Hoa súng hồng, hoa súng hồng, mày có phải hoa khơng?”
nghĩa bề mặt là vẻ đẹp của hoa súng cùng tình huống nghi vấn về sự tồn tại có
thực của một lồi hoa. Câu hỏi kết bài lại gợi ra nhiều ẩn ý: hoa đẹp đến không thể
tin nổi, hoa đẹp vậy sao lại có tên là hoa súng bởi súng và hoa là hai sự vật trái
ngược (một loại vũ khí, ám ảnh chiến tranh, cái chết và một thực thể thiên nhiên
gợi ấn tượng về tuổi thanh xuân, sức sống), hoa đẹp hay người con gái đẹp ẩn mình
trong màu sắc của hoa ...
Ngôn ngữ văn học khác với ngôn ngữ khoa học và ngơn ngữ nhật dụng ở chỗ nó
khơng sử dụng các nghĩa đã quen thuộc, đơn nghĩa, mà hướng đến sự khơi gợi các
nghĩa ẩn giấu, tạo ra độ dư thừa, tạo ra những khoảng trống về nghĩa kích thích liên
tưởng, tưởng tượng ở người tiếp nhận. Ngơn từ văn học do đó chất chứa nhiều tiềm
11


năng lí giải sâu sắc, tạo ra các khả năng khám phá nghĩa bề sâu, mời gọi sự tham
dự tích cực từ phía bạn đọc.
III.Các thành phần lời văn trong tác phẩm văn học
Dòng ngữ lưu trong văn bản tác phẩm văn học được tạo thành bởi hai loại lời
nói: lời trực tiếp và lời gián tiếp.

1. Lời trực tiếp
Lời trực tiếp là lời nói của nhân vật, phát ngơn nhân vật được miêu tả trong tác
phẩm. Ở những thể loại khác nhau, tỉ lệ lời trực tiếp so với lời gián tiếp có khác
nhau. Trong kịch chủ yếu là lời trực tiếp. Lời đối thoại, độc thoại hay bàng thoại
của nhân vật kịch đều là lời trực tiếp. Trong tự sự, chủ yếu là lời gián tiếp, lời trực
tiếp được xen vào cấu trúc trần thuật khi cần thiết. Trong thơ trữ tình, lời trực tiếp
được hiểu như lời giãi bày của nhân vật trữ tình, do vậy xét đến cùng, lời thơ là lời
trực tiếp của nhân vật.
Lời trực tiếp có chức năng biểu lộ bản thân nhân vật. Lời nhân vật thể hiện
những thông tin về nghề nghiệp, mơi trường, học vấn, tâm lí, trạng thái, lứa tuổi, cá
tính... Đây là đoạn hội thoại của lão Hạc và ông giáo trong truyện Lão Hạc (Nam
Cao): “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước
mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu
như con nít. Lão hu hu khóc...
-Khốn nạn... Ơng giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tơi gọi thì chạy ngay về,
vẫy đi mừng. Tơi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay
đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với
thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó
lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng
khơn! Nó cứ làm in như nó trách tơi; nó kêu ư ử, nhìn tơi, như muốn bảo tôi rằng:
“A! Lão già tệ lắm! Tôi đã ăn ở với lão như thế mà lão xử với tơi như thế này à?”.
Thì ra tơi già bằng này tuổi đầu rồi cịn đánh lừa một con chó, nó khơng ngờ tơi nỡ
tâm lừa nó!
Tơi an ủi lão:

12


-Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai ni chó mà chả bán hay
giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp

khác.
Lão chua chát bảo:
-Ơng giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm
kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút...kiếp người như kiếp tơi chẳng
hạn!...”
Lời nói của lão Hạc vừa có tính chất thơng báo sự việc bán chó, vừa tự bộc lộ
bản thân. Lão vừa khóc vừa nói, thể hiện sự ân hận, chua xót khi chót lừa một con
vật đã từ lâu gắn bó bên lão. Qua đây, nhân cách, sự lương thiện của lão Hạc được
bộc lộ, đồng thời người đọc cũng thấy sự xót xa của lão cho chính thân phận mình.
Lời trực tiếp là đối tượng mơ tả, là một yếu tố để tạo dựng nhân vật. Thơng thường,
lời nói bên ngồi phản chiếu suy nghĩ thực của nhân vật, người đọc có thể cảm
nhận được nội tâm, cảm xúc, tính cách nhân vật. Cũng có khi lời nói bên ngồi lại
khơng phù hợp với ý nghĩ bên trong, nghĩ một đằng nói một nẻo, nghĩ nhiều nói ít,
nghĩ ít nói nhiều, hoặc dùng lời nói che đậy ý nghĩ.
Có một loại lời trực tiếp đặc biệt, đó là lời nội tâm. Lời nội tâm có thể là lời độc
thoại hoặc đối thoại, song thực chất không phải lời giao tiếp. Đây là lời nhân vật tự
nói với mình, “tự nhủ”, “nghĩ thầm”, “tự bảo”... Nam Cao miêu tả lời nội tâm của
lão Hạc để bộc lộ tình cảm của lão với đứa con trai đang phiêu bạt nơi xa: “Sau khi
thằng con đi, lão tự bảo rằng: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ
nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu.
Hồi ấy, mọi thức cịn rẻ cả... Của mẹ nó tậu, thì nó hưởng. Lớp trước nó địi bán, ta
khơng cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu? Nó khơng có
tiền cưới vợ, mới chịu về. Ta bịn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó; đến lúc nó
về, nếu nó khơng đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ,
thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn...” (Lão Hạc). Lời nội tâm sâu kín
bộc lộ con người thực của nhân vật. Đây cũng là cách để nhà văn thâm nhập chiều
sâu tâm hồn con người. Chỉ có văn học - nghệ thuật ngơn từ mới có ưu thế này,
điều mà các loại hình nghệ thuật khác khó mà làm được.
2. Lời gián tiếp
13



Lời gián tiếp là lời người kể chuyện (trong tự sự), lời dẫn (trong kịch). Trong tự
sự, lời gián tiếp đóng vai trị chủ đạo. Đó là tồn bộ phần lời người kể chuyện, có
chức năng trình bày tồn bộ thế giới hình tượng, kể cả các yếu tố nội dung, hình
thức của lời nhân vật. Lời gián tiếp vừa tái hiện vừa phân tích, lí giải thế giới khách
quan, sự việc, con người, cảnh vật, đồ vật và lời nói, ý thức của người khác.
Lời gián tiếp có nhiều kiểu dạng. Có lời gián tiếp một giọng, là lời tái hiện,
phẩm bình về thế giới trong ý nghĩa khách quan vốn có của chúng dưới ý thức của
một chủ thể. Lời một giọng là lời duy nhất về sự vật hiện tượng. Loại lời này
thường thấy trong văn học cổ, truyện cổ tích. Ví dụ: “Ngày xửa ngày xưa ở một
vùng nọ có hai vợ chồng tiều phu tên Thạch Nghĩa tuổi cũng đã xế chiều rồi mà
mãi vẫn chưa có một mụn con để dựa dẫm lúc tuổi già...” (Thạch Sanh). Trong văn
học hiện đại, loại lời một giọng cũng rất phổ biến. Lời một giọng có đoạn giới
thiệu, mơ tả, phân tích tâm lí, bình luận... Mở đầu truyện Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
là đoạn mô tả: “Tiếng trống thu khơng trên cái chịi của huyện nhỏ; từng tiếng một
vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh
hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên
nền trời”.
Có lời gián tiếp hai giọng, là lời tái hiện, phẩm bình các hiện tượng hướng tới
lời và ý thức người khác. Lời gián tiếp hai giọng là lời người kể chuyện nhưng ngữ
điệu, ý thức lại là của nhân vật. Ví dụ đoạn đầu của truyện ngắn Chí Phèo (Nam
Cao): “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu
hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng
chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ
Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Khơng ai lên
tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải
chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế
có phí rượu khơng? Thế thì có khổ hắn khơng? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ
ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn

cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo!”. Lời người kể
chuyện trong đoạn văn này có nhiều chỗ kể theo ngữ điệu, ý thức, phong cách,
điệu bộ của Chí Phèo. Xen giữa những câu kể có những câu hồi đáp, hướng tới ý
thức của đám đông hoặc ý thức của một nhân vật không xác định, do vậy đoạn văn
có mầu sắc tranh biện. Có khi hình thức lời gián tiếp của người kể chuyện nhưng
14


nội dung lại bao hàm cả lời trực tiếp của nhân vật: “Thằng Hai với con Năm mê cá
lóc, khối thấu trời món cá nướng rơm chấm muối ớt kèm rau húng lủi, bắp chuối
non. Hai đứa nói với nhau, trời ơi, mùi khói nầy nó thơm, ngọt làm sao đâu á, nghe
như đang ở giữa đồng lúa quê mình, như hồi cịn đi dậm cù bắt chuột hén anh”
(Gió mùa thao thức - Nguyễn Ngọc Tư).
Các loại lời trực tiếp, gián tiếp, và các hình thức đan xen của chúng tạo cho cấu
trúc lời văn sự phong phú, đa dạng, tăng cường khả năng biểu hiện của văn học.
IV. Các biện pháp nghệ thuật của lời văn trong tác phẩm văn học
Lời văn trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật. Khi sáng tạo văn
học, nhà văn phát huy toàn bộ khả năng biểu đạt của ngôn từ để đạt tới hiệu quả
thẩm mĩ cao nhất. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong văn học là cách thức vận dụng
ngôn từ để tạo lập văn bản và thế giới hình tượng. Các biện pháp đặc trưng của
ngôn từ văn học rất đa dạng. Biện pháp nghệ thuật ngơn từ được nhìn từ hai bình
diện: các biện pháp tu từ và các phương thức biểu đạt.
1. Các biện pháp tu từ
Các phương tiện từ vựng như thực từ, hư từ, từ tượng thanh, tượng hình, từ đồng
nghĩa, trái nghĩa, từ tục, từ thanh, từ cổ, từ lóng, từ nghề nghiệp, từ địa phương, từ
mượn... đều có khả năng tạo hình và biểu hiện rất phong phú. Đặc biệt, các biện
pháp tu từ chuyển nghĩa, thêm nghĩa có khả năng làm gia tăng sức mạnh biểu đạt
cho ngôn từ văn học. Các biện pháp chuyển nghĩa có chức năng làm hiện lên sự
vật, hiện tượng trong các tương quan ý nghĩa khác nhau. Ngôn ngữ học đã biết đến
nhiều biện pháp chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, vật hóa, tượng trưng,

ví von... Ẩn dụ là so sánh ngầm, đồng nhất hai hiện tượng tương tự, một vế so sánh
bị ẩn đi nhưng chủ đích lại nhằm biểu hiện vế ẩn đi. Chẳng hạn: “Ngày ngày mặt
trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viễn Phương), từ mặt
trời ở câu thơ sau chỉ Bác Hồ, biểu thị sự lớn lao, vĩ đại của Bác, cuộc đời và sự
nghiệp của Người chói sáng như vầng dương, Người là ánh sáng soi đường, chỉ
lối... Hoán dụ là sự đổi tên sự vật, thay thế cái này bằng cái khác có quan hệ gần
gũi. Ví dụ trong câu: “Một tay gây dựng cơ đồ/ Bấy lâu bể Sở sơng Ngơ tung
hồnh” (Nguyễn Du) thì “một tay” là chỉ con người Từ Hải.

15


Ngồi ra cịn có nhiều biện pháp làm biến đổi sắc thái từ ngữ như trùng điệp,
đối, nói tăng (ngoa dụ, phóng đại, cường điệu), nói giảm (uyển ngữ, nhã ngữ,
khinh từ), phản ngữ, tỉnh lược, tương phản, chơi chữ... Trùng điệp (điệp âm, điệp
từ, điệp câu...) là cách lặp lại từ hoặc tổ hợp từ, cấu trúc câu nhằm tạo hiệu quả
nhịp điệu hoặc nhấn mạnh ý.
Đối là cách đặt song song hai đối tượng tương đồng hoặc tương phản để tăng ý
nghĩa biểu hiện. Ví dụ trong câu “Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt/ Dưới sân ơng cử
ngỏng đầu rồng” (Tú Xương) sự tương phản “trên” - “dưới”, “bà đầm”- “ơng cử”,
“đít vịt” - “đầu rồng” gợi ý vị chế giễu, trào phúng.
Nói tăng (ngoa dụ, phóng đại, cường điệu) là cách nói làm tăng mức độ của hiện
tượng: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai
vạ” (Nguyễn Trãi), “Tóc trắng ba nghìn trượng/ Vì buồn dài lạ sao” (Lí Bạch). Cịn
nói giảm lại là cách nói tránh hay giảm đi mức độ để ý trở nên nhẹ hơn, tinh tế
hơn: “Bác Dương thôi đã thôi rồi” (Nguyễn Khuyến).
Tương phản là đặt các sự vật, hiện tượng có tính trái ngược nhau ở cạnh nhau để
nêu bật ý tưởng. Bài thơ Chơi chữ về ngõ Tạm Thương (tức Tạm Sương) của Chế
Lan Viên dùng thủ pháp tương phản làm phương thức biểu hiện chủ đạo:
Sương giăng mờ trên ngõ Tạm sương

Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm
Ngõ bảy thước mà lịng mn dặm
Thương một đời đâu phải tạm thương
Chơi chữ (lộng ngữ) là cách dùng từ một cách đặc biệt (đồng âm khác nghĩa
hoặc khác âm đồng nghĩa) tạo những hiệu quả bất ngờ. Tương truyền Lê Quý Đôn
lúc nhỏ làm bài thơ Rắn đầu biếng học sử dụng cách chơi chữ độc đáo, ở mỗi câu
đều có từ đồng âm với các từ chỉ loài rắn:
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học quyết không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
16


Nay thét mai gầm rát cổ cha
Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia
Hay bài thơ Khóc Tổng Cóc (Hồ Xuân Hương) cũng có cách chơi chữ tương tự,
các câu thơ đều có những từ liên quan đến lồi cóc nhái:
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén dun chàng có thế thơi
Nịng nọc đứt đi từ đây nhé
Nghìn vàng khơn chuộc dấu bơi vơi
Các biện pháp tu từ về câu cũng rất đa dạng, tăng sức biểu cảm cho ngôn từ văn
học. Chẳng hạn câu đặc biệt, đảo thành phần câu, câu bỏ lửng, câu có các thành
phần xen, câu đồng nghĩa, câu cảm thán...
2. Các phương thức biểu đạt
Trần thuật
Trần thuật là kể, thuyết minh, giới thiệu về sự kiện, chi tiết, nhân vật, bối cảnh.
Trần thuật cung cấp điểm nhìn, con đường đi vào thế giới nghệ thuật một cách
hứng thú, lôi cuốn. Kể là xác định điểm bắt đầu, chuyển biến qua các giai đoạn và

kết thúc. Kể bao giờ cũng có người kể, thái độ kể, và xác định giới hạn kể bằng
điểm nhìn và điểm mở đầu, kết thúc của khung khổ. Cách thức kể làm nên cấu trúc
văn bản kể. Có thể kể theo trình tự biên niên, cái gì xảy ra trước kể trước, cài gì
xảy ra sau kể sau. Cũng có thể kể ngược, đảo chiều thời gian, kể hiện tại trước, quá
khứ sau. Kể chêm xen là cách kể xen vào mạch kể chính những sự việc khác nhằm
bổ sung thông tin. Người kể sử dụng các thủ pháp kể như kể lướt (lược thuật), kể
chi tiết (tạo chú ý), dự báo sự kiện tiếp theo, hồi cố, trì hỗn, bỏ lửng, tạo bất ngờ...
Trần thuật tương ứng với việc cung cấp thông tin sự việc xảy ra, diễn biến sự
kiện, tính cách, số phận nhân vật, từ đó thể hiện cái nhìn nghệ thuật, tư tưởng của
tác phẩm. Trần thuật được sử dụng cả trong thi ca.
17


Miêu tả
Miêu tả là cách tái hiện con người, sự vật, môi trường, sự kiện... một cách cụ
thể, khơi gợi sự hình dung, tưởng tượng của người đọc, tác động mạnh đến cảm
xúc người đọc. Với các tác phẩm tự sự, miêu tả thực chất là nằm trong chức năng
trần thuật. Miêu tả là đoạn dừng của kể, kéo dãn tốc độ trần thuật hoặc chuẩn bị và
thúc đẩy trần thuật. Miêu tả có chức năng vẽ ra sự vật hiện tượng với đường nét cụ
thể, tạo các biểu tượng, đồng thời, qua miêu tả thấy được sự giải thích, phân tích,
kiến giải đối tượng. Hồng Phủ Ngọc Tường miêu tả vẻ đẹp của Huế: “Những
ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả.
Giữa đám quần sơn lô xơ ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được
phong kín trong lịng những rừng thơng u tịch, và niềm kiêu hãnh âm u của những
lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “bốn bề núi phủ mây phong mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng vạn niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông
Hương, như triết lý, như cổ thụ, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó
gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng
trung du bát ngát tiếng gà...” (Ai đã đặt tên cho dịng sơng).
Trong miêu tả, tính từ có vai trị nổi bật trong việc cụ thể hóa các chi tiết sự vật,
bối cảnh, con người. Âm thanh, màu sắc, không gian, đường nét, mùi vị... được

khúc xạ qua những cảm giác của giác quan khi quan sát và cảm nhận sự vật.
Quán trọ của bà Vôke trong tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô (Ban Zắc) được miêu tả tỉ mỉ,
cho thấy không gian tồi tàn bẩn thỉu của nhà trọ, nơi trú ngụ cuối cùng của người
cha tội nghiệp đã hy sinh tất cả vì những đứa con có thể “bước qua xác cha mà đi
vũ hội”: “Căn phòng đầu tiên này tốt ra một mùi khơng có tên trong ngơn ngữ, có
lẽ nên gọi là mùi qn trọ. Nó nồng nặc mùi hơi mốc ơi khét; nó lạnh lẽo, nó xơng
hơi ẩm vào mũi, nó thấm vào quần áo, nó có mùi vị một căn phịng ở đấy người ta
vừa mới ăn xong; nó sặc mùi hơi bát đĩa, mùi hôi nhà bếp, mùi hôi viện tế bần”.
Miêu tả có nhiều loại: miêu tả nhân vật, hồn cảnh, cảnh vật, nội tâm. Cách thức
miêu tả cũng rất phong phú: tả chính diện, trắc diện, tả động, tả tĩnh, tả tương phản,
tả phóng đại... Miêu tả là biện pháp quan trọng để tạo hiệu quả thẩm mĩ cho tác
phẩm.
Trữ tình
18


Trữ tình là dùng lời giãi bày, cảm thán để bộc lộ cảm xúc. Trữ tình là biện pháp
thể hiện tư tưởng, tình cảm của chủ thể. Có lối trữ tình trực tiếp, nhân vật dùng lời
lẽ để thể hiện tình cảm: “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời
chung” (Nguyễn Du). Lại có lối trữ tình gián tiếp, trữ tình qua cảnh, sự, người.
Trong bài thơ Tràng giang (Huy Cận), nỗi sầu buồn, cô đơn được gửi gắm qua
cảnh vật:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khơ lạc mấy dịng
Trữ tình trong thơ phổ biến hơn văn xi. Trong truyện, lối trữ tình dùng ở
những đoạn trực tiếp bày tỏ suy nghĩ, tâm trạng của người kể đối với câu chuyện
hoặc đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật. Đoạn cuối truyện Số phận một con
người (M.Sôlôkhốp) là lời trữ tình của nhân vật người kể truyện về số phận những

người Nga trong và sau chiến tranh: “Hai con người côi cút, hai hạt cát bị sức
mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ... Cái gì đang
chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí
kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ
có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu
như Tổ quốc kêu gọi”.
Nghị luận
Nghị luận là cách dùng lập luận, suy lí đưa ra những nhận định, đánh giá, triết
luận về sự vật hiện tượng. Trong thơ cũng có nghị luận: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” (Chế Lan Viên). Trong tiểu thuyết, nghị luận đạt tới
sự sâu sắc khi gắn liền với tư tưởng, tình cảm của nhân vật. Trong Lão Hạc (Nam
Cao), có những đoạn nghị luận kết hợp trữ tình: “Chao ơi ! Ðối với những người ở
quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần
tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là
những người đáng thương ; không bao giờ ta thương...”. Những thể loại như tản
văn thì nghị luận là một phương thức được dùng rất hiệu quả để kết nối thái độ,
khuynh hướng tư tưởng của chủ thể với những hình ảnh, sự việc được nhắc tới.
19


Các câu nhận định, suy luận thường được sử dụng: “Trời muốn lạnh, nên người ta
cần nhau hơn. Và người nào chỉ có một thân, thì cần một người khác. Xuân, người
ta vì ấm mà cần tình. Thu, người ta vì lạnh sắp đến mà rất cần đơi. Cho nên không
gian đầy những lời nhớ nhung, linh hồn cô đơn thở ra những tiếng thở dài để gọi
nhau...” (Thu - Xuân Diệu). Ở đoạn văn này, chất thơ đặc trưng của tản văn Xuân
Diệu được chuyên chở bằng hình thức lập luận của nghị luận.
Như vậy, ngôn từ nghệ thuật có chức năng truyền đạt thơng tin thẩm mĩ, nó cần
vận dụng nhiều biện pháp tu từ, tạo ra sự mới mẻ, hấp dẫn, phá vỡ tính quen thuộc
của ngơn từ thông thường, thể hiện những phong cách sáng tạo độc đáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Bá Đĩnh (biên soạn và dịch), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn
học-Trung tâm nghiên cứu Quốc học, 2002.
2. Lưu An Hải, Tơn Văn Hiến cb, Lí luận văn học, Nxb Đại học Hoa Trung, Vũ
Hán, 2002.
3. Lã Nguyên (tuyển dịch), Lí luận văn học- Những vấn đề hiện đại, Nxb
ĐHSP, 2012.
4. Huỳnh Như Phương, Trường phái hình thức Nga, Nxb ĐHQG tp HCM,
2007.
5. Đỗ Lai Thúy (biên soạn), Nghệ thuật như là thủ pháp, Nxb Hà Nội, 2001.
6. Trần Đình Sử (cb), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam, Lí
luận văn học, Tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, 2008.

20



×