Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của nguyễn đình chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.11 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

PHAN CẨM THU
MSSV: 6106431

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRONG TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. Gv. BÙI THỊ THÚY MINH

Cần Thơ, năm 2013


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.



Vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu

1.1.1. Về cuộc đời
1.1.2. Về sự nghiệp văn chương
1.1.2.1.

Quá trình sáng tác

1.1.2.2.

Nội dung thơ văn

1.1.2.2.1. Đề cao lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa
1.1.2.2.2. Thể hiện lòng yêu nước, thương dân
1.1.2.3.
1.2. Vài

Nghệ thuật thơ văn
nét về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
1.2.2.

Văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và một số dị bản


1.3.

Vài nét về thể loại văn tế


1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Phân loại
1.3.2.1.

Phân loại theo văn tự

1.3.2.2.

Phân loại theo nội dung

1.3.3. Bố cục
1.3.4. Giọng điệu

CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG TÁC PHẨM VĂN
TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
2.1. Ca ngợi phẩm chất anh hùng của người nghĩa sĩ nông dân
2.2. Bày tỏ sự xót thương trước vong linh của những người nghĩa sĩ
2.3. Khẳng định tư tưởng yêu nước, thương dân của Đồ Chiểu
2.4. Bài học đắt giá đối với những người đang sống

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
3.1. Hình tượng nhân vật độc đáo
3.2. Ngôn ngữ bình dị đậm đà bản sắc Nam Bộ
3.3. Giọng văn thống thiết bi ai nhưng đầy vẻ hào hùng

PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa lớn của dân
tộc. Với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Đình Chiểu nguyện cống hiến cả cuộc
đời mình lo cho dân cho nước. Tuy cuộc đời của ông phải trải qua nhiều thăng trầm,
phải sống trong cảnh thiếu thốn, gian khổ và bệnh tật nhưng ở Nguyễn Đình Chiểu
lại toát lên một con người có tâm hồn thanh cao trong sáng, luôn luôn lạc quan yêu
đời. Ông am giỏi cả ba lĩnh vực: dạy học, làm thuốc và sáng tác thơ văn. Ở lĩnh vực
nào Nguyễn Đình Chiểu cũng dốc hết tâm nguyện đem chí bình sinh để thực thi một
đạo lớn đó là đạo làm người, một nghĩa lớn đó là nghĩa phó chính trừ tà. Ánh sáng
của đôi mắt không còn nhưng ánh sáng của chân lý vì một lẽ sống cao đẹp đã soi
sáng và dẫn đường trong ông.
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một tấm gương sáng về tinh
thần làm việc kiên cường và khí tiết yêu nước bất khuất. Tuy không thể trực tiếp
cầm súng chiến đấu nhưng bằng ngòi bút tài ba cùng với tấm lòng yêu nước nồng
nàn, Nguyễn Đình Chiểu đã biến nó thành một vũ khí sắc bén đâm thẳng vào “mấy
thằng gian” - vào bọn thực dân cướp nước và bọn tay sai bán nước:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Có lẽ vì sự ý thức được vai trò và sức mạnh của thơ văn đối với đời mà
Nguyễn Đình Chiểu luôn hướng tác phẩm của mình về phía “nghệ thuật vị nhân
sinh”. Ngoài việc truyền bá tư tưởng đạo lý làm người, thơ văn của yêu nước
Nguyễn Đình Chiểu, cho ta thấy rõ quá trình chiến đấu anh dũng và hào hùng của
dân tộc ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nó nung nấu
chí căm thù giặc và bọn tay sai lên đến cực độ. Và hơn thế nữa, nó đã cháy lên ngọn
lửa yêu nước của quân và dân ta. Nó kích thích và cổ vũ tinh thần chiến đấu quên

mình để đổi lấy sự sống còn cho tổ quốc. Chính vì thế mà thơ văn của Nguyễn Đình
Chiểu đã thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước, và cái chủ nghĩa ấy đã đi sâu vào trong
lòng người Việt Nam không cần một lời giải thích. Một trong những tác phẩm đã
1


dệt nên chủ nghĩa yêu nước ấy và làm cho nó vang mãi đến tận bây giờ không thể
không kể đến “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Có thể nói đây là một kiệt tác của nhân
loại. Nó đánh dấu cột mốc quan trọng cho một thời kì “đau thương nhưng vĩ đại” ,
là “khúc ca về người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang” của dân tộc ta, là
bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm
chiến đấu hi sinh vì tổ quốc. Do đó, trước tiên là vì sức ảnh hưởng lớn của tác phẩm
- tác phẩm tạo nên những giá trị vô cùng cao đẹp, sau nữa là vì lòng yêu qúy và
kính trọng của bản thân trước một nhà thơ vĩ đại của dân tộc. Cũng như vì sự say
mê học hỏi của bản thân, thích khám phá tìm những cái hay cái đẹp, cái đã làm nên
những giá trị bất hủ khiến biết bao thế hệ mãi vẫn còn gìn giữ và nhắc đến. Chính vì
thế mà chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật trong
tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” để tôn vinh đề cao
những giá trị cao đẹp đó. Bên canh đó, nhân danh là một người con miền Nam, một
người con của dân tộc Việt Nam anh hùng, chọn đề tài này chúng tôi muốn một lần
nữa tưởng nhớ lại công lao mà các nghĩa sĩ đã hi sinh vì sự độc lập tự do của đất
nước. Công lao to lớn đó nguyện mãi khắc ghi và sẽ mãi là tấm gương về tinh thần
yêu nước soi sáng thế hệ của chúng tôi và các thế hệ sau.

2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có không biết bao nhiêu lời ngợi khen được viết về Nguyễn Đình Chiểu.
Tuy vậy, nói mãi vẫn không hết, các thế hệ sau và sau nữa vẫn sẽ mãi nhắc đến tên
người. Đồ Chiểu - cái tên nghe thân thương và thật gần gũi làm sao, cái tên đã làm
nên một vì sao sáng trên bầu trời của dân tộc. Vì sao ấy sáng nghìn thu và sẽ không
bao giờ vắng bóng. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của người đã tạo nên những

giá trị vô cùng cao đẹp, là bài học đắt giá, là tấm gương sáng ngời, soi sáng và dẫn
đường cho các thế hệ sau. Hơn nữa, đó cũng là nguồn tài liệu vô cùng quí báo để
các nhà ngiên cứu tìm hiểu và khám phá ở nhiều góc độ: từ một ông đồ mù luôn giữ
tâm hồn thanh tao, lạc quan vì lẽ sống cao đẹp, đến một nhà thơ yêu nước, một
người thầy thuốc thương dân như từ mẫu. Dù đứng ở cương vị nào Nguyễn Đình
Chiểu cũng nguyện dốc cả cuộc đời mình để lo cho dân cho nước, ông xứng đáng là
một nhà văn hóa lớn của dân tộc ta.

2


Qua lượng tác phẩm ông đã để lại, tuy không nhiều nhưng sức ảnh hưởng
của nó là rất lớn. Một trong những tác phẩm đó phải kể đến “Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc”_ tác phẩm đánh dấu cột móc quan trọng cho một thời kì lịch sử hào hùng
của dân tộc ta. Đã có rất nhiều bài viết, những công trình nghiên cứu liên quan đến
Nguyễn Đình Chiểu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phát hiện ra cái hay cái đẹp,
cái đã làm nên những giá trị lớn trong tác phẩm cũng như để khẳng định cái phẩm
chất cao quý, một tâm hồn thanh cao của một Đồ Chiểu sống hết lòng vì dân, vì
nước. Chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan
đến tác giả cũng như tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
Trước tiên chúng tôi xin nhắc lại bài viết “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao
sáng trong nền văn nghệ dân tộc” – Bài viết mà mỗi dòng đều thấm nhuần tâm
huyết và tầm nhìn của thời đại chúng ta đối với con người và sự nghiệp thơ văn của
Nguyễn Đình Chiểu – Chủ tịch Phạm Văn Đồng nhận xét: “…Thơ văn yêu nước
của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người
anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn
nghĩa với dân. Ngòi bút nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu, đã
diễn tả thật sinh động và não nùng cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ
nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành
người anh hùng cứu nước” [16 ;tr.86]. Bên cạnh đó, Chủ tịch Phạm Văn Đồng đã

đặt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bên cạnh bài Bình Ngô đại cáo - áng “Thiên cổ
hùng văn” của dân tộc “Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân
tộc. Hịch của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh
liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng ngời nước nhà. Bài Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên
ngang: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…muôn kiếp nguyền được trả thù
kia…” [16 ; tr. 88].
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình” đã giới thiệu một số tác
phẩm tiêu biểu và trích dẫn các bài nghiên cứu phê bình về thơ văn của Nguyễn
Đình Chiểu ở các khía cạnh khác nhau. Bài viết của ĐặngThai Mai có nhận định :
“Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu là khúc ca hùng tráng của phong trào
yêu nước chống bọn xâm lược Pháp ngay từ buổi đầu chúng mới đặt chân lên xâm
lược đất nước Việt Nam. [16; tr.177]
3


Cũng trong quyển sách trên, Trần Thanh Mại trong bài viết “Nguyễn Đình
Chiểu lá cờ đầu tiên của thơ văn yêu nước thời kì cận đại” viết: “Thơ văn Nguyễn
Đình Chiểu mang nhiều giá trị hiện thực, tràn đầy tính nhân dân và tính dân tộc.
Nó phản ánh khí thế quật cường bất khuất của dân tộc ta khoảng nữa sau thế kỉ
XIX. Cả một thời đại đau thương và oanh liệt đã truyền hơi thở của nó vào các
hịch, các văn tế và thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu, tiếp cho những áng thơ văn
này một sức sống sôi sục, nhờ đó có một tác dụng động viên tuyên truyền mãnh liệt.
[16; tr.210]
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, kỉ
niệm lần thứ 150 năm ngày sinh của nhà thơ (1822 – 1972)”. Trong quyển sách này
có: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc kỉ niệm ngày sinh Nguyễn Đình
Chiểu; Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu; diễn văn của Hà Huy Giáp “Bài học sống
chiến đấu và sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu” đọc trong lễ
kỉ niệm lần thứ 150 ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu; bài viết của cố Thủ tướng Phạm

Văn Đồng và các bài nghiên cứu phê bình thơ văn Nguyễn Đình Chiểu xoay quanh
vấn đề “Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật”. Trần
Thanh Mại có nhận định: “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu khi thì hào
hùng cảm khái, khi thì tha thiết lâm li, nhiều đoạn uyển chuyển, du dương, nhiều
đoạn lại sôi nổi mạnh mẽ. So với giai đoạn trước xâm lăng, rõ ràng Nguyễn Đình
Chiểu có một bước tiến mới về nghệ thuật, điều này thể hiện bước tiến mới của nhà
thơ về tư tưởng” [20; tr.289].
Quyển “Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm” do Nguyễn Ngọc Thiện
tuyển chọn và giới thiệu, ngoài việc giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương
của Nguyễn Đình Chiểu, bên cạnh đó còn tập hợp rất nhiều bài viết có giá trị.
Nguyễn Quang Thắng trong bài Nguyễn Đình Chiểu và các bài văn tế: “lòng yêu
nước thiết tha nồng nàn ấy không phải là tình cảm thông thường của một con người
nhiều tình cảm. Mà nó xuất phát từ lòng yêu mến nước tổ, dòng giống ; tự hào về
lịch sử lâu đời của dân tộc. Cảm tình ấy được thoát ra từ cái thực tại đau thương
trước thảm họa của nước nhà. Bằng những tác phẩm dài hơi (Lục Vân Tiên, Ngư
Tiều y thuật vấn đáp) đến những bài văn tế lâm ly, thống thiết nhưng rất hùng
dũng, nguyễn Đình Chiểu đã nói lên đầy đủ tiếng nói của mình”[17; tr.559]. Bên
4


cạnh đó ông cũng đã chỉ ra “Các bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu có một giá trị
rất lớn, vì nó xuất phát từ tính dân tộc, lòng yêu mến giống nồi”.
Quyển “Đến với thơ Nguyễn Đình Chiểu”, quyển sách cũng tập hợp rất
nhiều bài viết có giá trị, trong đó Mai Quốc Liên với bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc – khúc ca về người anh hùng nông dân cứu nước” đã cảm nhận một cách
sâu sắc về nội dung của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và ông đã nhấn mạnh
“Trong nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta cần
dành một chổ thích đáng cho áng văn này, áng văn là đỉnh cao, là tiêu biểu cho sự
nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” [3; tr.780]. Có thể nói đây là bài viết đã chỉ ra
được những đóng góp mà Nguyễn Đình Chiếu đã thể hiện trong bài văn tế, chỉ ra

được những điểm tương đồng và khác biệt so với nhứng tác phẩm đã làm nên những
đỉnh cao chói lọi. Đặc biêt là bài viết đã chỉ ra được điều gì đã làm cho “Văn tế
nghĩa dân chết trận Cần Giuộc là một khúc ca hùng tráng, não nùng, bi ai, một
khúc ca đánh dấu một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời
phong kiến” [3; tr.781].
Cũng trong quyển sách này, bài viết của Lê Trí Viễn đã có những cảm nhận
khá tinh tế về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bằng những lời lẽ phân tích lập
luận vô cùng xác đáng ông đã đem đến cho bạn đọc một cách nhìn mới về tác phẩm
này “Tác phẩm đã làm nên một thiên anh hùng ca tuyệt diệu, không ai khác hơn họ
là những người nông dân hiền lành, giản dị, quanh năm chỉ biết cày cấy làm ăn,
chân lắm tay bùn. Vậy mà khi lòng nghĩa dấy lên, căm thù quân giặc, chán trông
vua quan, đã biến họ thành những người cứu nước anh hùng và “hình bóng của họ
làm chủ chiến trường, nổi lên nền trời, kín lấp cả không gian, lồng lộng như một
tượng thần kỳ vĩ, một tượng thần anh hùng ca” [3; tr.824]. Đó đúng là một thiên
anh hùng ca tuyệt diệu với tư tưởng lớn song lời văn rắn rỏi, mãnh liệt, âm điệu dồn
dập, sôi sục bản hùng ca này đã làm biết bao thế hệ hết lời ngợi khen và kính phục
trước một ông Đồ mù – Đồ Chiểu. Tác phẩm đã tạo nên một sức mạnh lớn “Đó là
sức mạnh trong lòng người, trước mắt và mai sau. Đó là sức mạnh diệu kỳ, có khả
năng làm cho người ta sảng khoái nở gan nở ruột, có lúc làm cho người ta khoa
chân múa tay, mà cũng có lúc khiến người ta trầm ngâm suy nghĩ về một bài học
vinh nhục ở đời, về lý tưởng vì nước vì dân.” [3; tr.832].
5


Từ những công trình nghiên cứu trên, ta thấy được sức ảnh hưởng rất lớn từ
cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Đặc biệt khi Nguyễn Đình
Chiểu cho ra đời Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc. Đề tài “Giá trị nội dung và nghệ
thuật trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” như
chúng tôi đã đề cập hiện có rất nhiều bài viết, những công trình nghiên cứu liên
quan đến tác phẩm này, nhưng những công trình ấy còn ở mức khái quát, chưa thật

cụ thể và trọn vẹn được vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu. Song, chính những
công trình ấy sẽ là nguồn tư liệu vô cùng quý báu giúp chúng tôi tìm hiểu và triển
khai đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” một cách sâu sắc và trọn vẹn hơn.

3. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” nhằm mục đích nghiên cứu tác phẩm Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sâu sắc và toàn diện trên cả hai khía cạnh nội dung và nghệ
thuật, để từ đó thấy được cái giá trị cốt lõi mà tác phẩm đã mang lại: đâu là giá trị
nội dung và đâu là giá trị nghệ thuật. Từ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
đã làm nổi bậc tư tưởng gì của tác giả?
Ở khía cạnh nội dung mục đích chúng tôi muốn tìm hiểu là khai thác đâu là
giá trị nội dung chính trong tác phẩm và từ đó triển khai một cách trọn vẹn những
vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.
Ở khía cạnh nghệ thuật với mục đích là tìm hiểu đâu là những biện pháp
nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong tác phẩm? Những biện pháp đó góp
phần quan trọng như thế nào cho việc hình thành nội dung tác phẩm. Trên cơ sở đó
chúng tôi triển khai để làm nổi bậc giá trị nghệ thuật mà tác phẩm đã mang lại.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về đề tài này sẽ giúp chúng tôi góp phần nhỏ của
mình vào việc nghiên cứu giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

4. Phạm vi nghiên cứu
Đối với đề tài này phạm vi nghiên cứu sẽ xoay quanh tìm hiểu “Giá trị nội
dung và nghệ thuật trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình
Chiểu”. Phạm vi khảo sát chủ yếu là tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của
6


Nguyễn Đình Chiểu. Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ so sánh

với một số bài văn tế và một số tác phẩm khác có liên quan để bổ sung và làm sáng
tỏ đề tài. Tuy nhiên phạm vi khảo sát chủ yếu vẫn là tìm hiểu giá trị nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để việc nghiên cứu đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” một cách hoàn chỉnh và thật
lôgic chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tiểu sử: Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương
pháp tiểu sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của tác giả
nguyễn Đình Chiểu. Từ cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông đã đem đến
những giá trị cao đẹp, là bài học làm người cho nhân loại.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Sử dụng phương phân phân tích – tổng
hợp chủ yếu là để đi sâu khám phá từng yếu tố từng khía cạnh nội dung cũng như
nghệ thuật từ đó làm cơ sở để chúng tôi tổng hợp lại các giá trị cốt lỗi mà bài văn tế
đã đem lại.
Phương pháp so sánh – đối chiếu: Giúp chúng tôi chọn được văn bản tốt
nhất, gần nhất với tác giả cũng như tác phẩm để từ đó chúng tôi có thể triển khai
vấn đề một cách chính xác và khách quan hơn.
Ngoài ra, khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi còn sử dụng các thao tác tư duy bổ
trợ cần thiết cho các phương pháp nghiên cứu chính như: phân tích, tổng hợp,
chứng minh, giải thích, hệ thống,…nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề một cách rõ
ràng, thuyết phục.

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu (1882-1888) là một trong những tác giả tiêu biểu nhất
của dòng văn học yêu nước nữa cuối thế kỷ XIX. Tuy Nguyễn Đình Chiểu sống
trong giai đoạn lịch sử đầy bão táp và ngay cả cuộc đời của ông cũng phải trải qua
nhiều biến cố, thăng trầm, thế nhưng những điều đó không làm quật ngã được một
con người với tấm lòng yêu nước, thương dân bất khuất chính vì thế mà tên tuổi của
ông mãi được tôn vinh và ca ngợi muôn đời. Đi sâu vào tìm hiểu cuộc đời và sự
nghiệp của ông để thấy được tấm gương về một nhà văn hóa và những đóng góp vô
cùng to lớn trong lĩnh vực văn chương.

1.1.1. Về cuộc đời
Nguyễn Đình Chiểu, tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, sau khi bị mù có hiệu
là Hối Trai. Sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ, tức ngày 1 tháng 7 năm 1882, ở
làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành
phố Hồ Chí Minh) trong một nhà đình phong kiến lớp dưới.
Cha là Nguyễn Đình Huy người xã Bồ Điền, huyện Phong, tỉnh Thừa Thiên
(Trung Việt), vào Sài Gòn làm thơ lại, nơi Văn Hàn Ty của Tả quân Lê Văn Duyệt.
Mẹ là Trương Thị Thiệt, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, tỉnh Gia
Định.
Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong một gia đình không lấy gì làm cao sang
lắm. Nhưng, dù sao từ thuở thiếu thời, ông cũng chưa đến nỗi phải sống một cuộc
đời lao đao, vất vả nếu không có cảnh quốc biến dẫn đến gia biến bất ngờ đã khiến
cho cuộc đời ông phải trải qua nhiều bước thăng trầm, phải sống trong cảnh khổ đau
của bản thân và của đất nước.
Từ thời thơ ấu cho đến tuổi mười một, mười hai, Nguyễn Đình Chiểu đã
được sống và học tập có nền nếp bên cạnh bà mẹ hiền. Ông thường được mẹ kể cho
8


nghe nhiều truyện cổ nhân gian và được theo mẹ đi xem hát ở vườn Ông Thượng
(tức vườn tao Đàn ngày nay). Qua đó, Ông đã được mẹ giáo giục về những điều

thiện ác, trung nịnh, chính tà, nhân nghĩa,..Nguyễn Đình Chiểu lại được theo học ở
làng với một ông đồ, ông này là học trò ông Nghè Chiêu, môn sinh của Võ Trường
Toản. Việc nuôi dạy của bà mẹ và việc giáo dục của thầy vỡ lòng đã có ảnh hưởng
rất lớn đối với sự hình thành tư tưởng sao này của ông.
Nhưng rồi đường đời của ông không phải cứ thẳng tấp, suôn sẻ. Từ năm
mười một, mười hai tuổi ông đã phải trải qua những ngày bão táp kinh hoàng và rẽ
vào một lối khác gập ghềnh khúc khuỷu. Tuổi niên thiếu của Nguyễn Đình Chiểu
từng chứng kiến cảnh loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa
của Lê Văn Khôi tại Gia Định. Cuộc nổi dậy này đã khiến cha ông phải bỏ chốn ra
Huế rồi bị cách chức. Năm 1833 cha ông trở vào Nam, đem Nguyễn Đình Chiểu
chạy ra Huế.
Ở đây, Nguyễn Đình Chiểu được gởi vào gia đình một quan lại Thái phó,
hàng ngày vừa lo việc điếu đãi hầu hạ, vừa ra sức học tập.
Vụ án Lê Văn Duyệt và cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi là sự bùng nổ của
những mâu thuẫn sâu sắc đã ngấm ngầm lâu nay trong nội bộ của tập đoàn phong
kiến thống trị. Sự kiện hãi hùng này cùng với điều tai nghe mắt thấy trong tám năm
ông theo học tại Huế và chế độ quan trường, hẳn đã gợi trong đầu ông những suy
nghĩ đầu tiên về thời thế, công danh, về đạo lý làm người và nhất là về đất nước và
dân tộc.
Luôn ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của một người con yêu nước,
ngay từ bé Nguyễn Đình Chiểu đã cố gắng học tập và không ngừng trao dồi kiến
thức, tu dưỡng bản thân để trở thành một người có đầy đủ đức và tài hoàn thành sự
nghiệp vẽ vang cho dân tộc. Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, đúng
vào năm 21 tuổi. Khi ấy có một nhà họ võ hứa gả con gái cho ông.
Thành công bước đầu đã khuyến khích ông thêm nỗ lực, ra công đèn sách.
Năm 1847, ông trở ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Cùng năm thì
ông nghe tin giặc Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nỗi đau vì “tấc đất ngọn rau”
của Tổ quốc đang bị xâm phạm chưa nguôi thì ông lại nghe tin sét đánh từ Gia Định
đưa ra là mẹ mất, khoa thi đành dang dỡ. Trên đường trở về Sài Gòn chịu tang mẹ,
9



giữa đường vì quá thương khóc mẹ và phần vì thời tiết thất thường nên ông bị lâm
bệnh mắc chứng đau mắt và từ đó ông đã vĩnh viễn không còn nhìn thấy gì nữa.
Trong thời gian nghĩ lại tại Quảng Nam chữa bệnh, tuy bệnh không hết nhưng ông
đã được danh y truyền dạy nghề thuốc.
Đui mù, trở về chịu tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu lại gặp cảnh éo le chua
chát: vị hôn thê bội ước, cảnh nhà sa sút,…ông đóng cửa chịu tang cho đến năm
1851, sau khi mãn tang mẹ, ông mới mở trường dạy học và làm thuốc.
Có thể nói đến lúc này, ông đã trưởng thành về tuổi đời và cả về tư tưởng.
Đó chính là “lòng đạo” tức cái tư tưởng nhân nghĩa của ông. Từ đây ông đã thực
hiện việc cứu người về thể chất, dạy người về tinh thần. Công việc hành đạo bắt đầu
với những phương thức khác nhau: dạy học, làm thuốc và sáng tác văn học.
Năm 1854, một người học trò tên là Lê Tăng Quýnh vì cảm phuc và mến
thương ông, nên đã xin gia đình gả cô em gái thứ năm của mình tên là Lê Thị Điền
(1835-1886), người Cần Giuộc (Long An) cho
thầy. Kể từ đó cuộc sống đã bớt nỗi cô đơn. Gần ngót chục năm, ông vừa
dạy học vừa làm thuốc và cũng vừa sáng tác truyện Lục Văn Tiên và Dương Từ Hà Mậu để gởi gắm tình ý cùng hoài bảo của mình. Ông đã có được cuộc sống yên
vui bên cạnh gia đình ấm cúng và trong tình thương yêu quý trọng của nhân dân và
môn sinh của mình.
Đến năm 1859, quân Pháp sau khi đánh chiếm Đà Nẵng, đã kéo vào Sài Gòn,
tràn vào sông Bến Nghé, quan quân của triều đình chống trả yếu ớt. Ngày 17 tháng
2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định. Năm 1859 có thể nói là năm đã mở ra một
thời kì đen tối của đất nước và cũng mở đầu cho những trang sử đẫm máu mà vẻ
vang, oanh liệt của dân tộc ta chống trả quyết liệt bọn thực dân cướp nước.
Từ đây cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu cũng sang trang để bắt đầu ghi
nhận những sự kiện oai hùng của đất nước chống ngoại xâm. Bài Chạy giặc ghi lại
sự kiện sông Bến Nghé, có lẽ là bài thơ mở đầu cho một thời kì yêu nước, đồng thời
cũng là bài thơ mở đầu cho cái nhìn độc đáo của nhà thơ. Khác với một số nhà thơ
nhà văn đương thời, người “dân đen” đã bắt đầu đi vào thơ văn yêu nước của ông,

khác với một số nhà thơ, nhà văn đương thời. Ngòi bút nhân nghĩa đã viết về Lục
Vân Tiên Trước kia giờ đây đã cụ thể hóa thành tinh thần yêu nước chống ngoại
10


xâm. Và từ đây ngòi bút ấy đã trở thành một vũ khí sắc bén đâm thẳng vào lũ giặc
cướp nước và bọn tay sai bán nước.
Đối với ông, nhân nghĩa và chống ngoại xâm là đức tính truyền thống cao cả
của dân tộc. Nó thống nhất nguyện hòa làm một, không tách rời nhau:
“Mến nghĩa bao đành làm phản nước
Có nhân sao nỡ phụ tình nhà”
Nguyễn Đình Chiểu sống ở Sài Gòn, cho đến khi thành Gia Định thất thủ
(17-02-1859) mới dọn về quê vợ tại làng Thanh Ba, quận Cần Giuộc. Cũng tại nơi
đây, ông sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được nhân dân cả nước đánh giá cao.
Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không thể sống trong vùng
chiếm đóng, ông đành phải cùng gia đình xuôi về Ba Tri, tỉnh Bến Tre:
“Vì câu danh nghĩa phải đi xa
Day mũi thuyền Nam dạ xót xa”
Tại đây ông tiếp tục dạy học, làm nghề thuốc chữa bệnh cho nhân dân.Trong
lúc này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác Ngư Tiều y thuật vấn đáp, một tác phẩm vừa
có tính văn học, vừa có tính y học cao. Mặt dù đời sống thì chật vật, mắt mù, đi lại
khó khăn Nguyễn Đình Chiểu vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ với sĩ phu yêu nước
như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông và các lực lượng kháng chiến; từ chối mọi cám
vỗ của đối phương.
Thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nhiều thơ văn bi tráng nhất, tiếc
thương những đồng bào, bạn bè, nghĩa sĩ đã mất. Trong khi dùng đầu óc tham gia
kháng chiến, “lòng đạo” của Nguyễn Đình Chiểu ngày càng được củng cố. Ông đã
từng khẳng định “lòng đạo” của mình thủy chung đứng vững:
“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt
Lòng đạo xin tròn một tấm gương”

Tấm gương ấy quả thật là một tấm gương nhân nghĩa và chứa chan lòng yêu
nước. Tấm gương ấy là một tấm gương trong sáng, suốt đời không chút bụi mờ,
không danh lợi nào có thể làm hoen ố. Suốt một cuộc đời ông luôn sống thanh bạch,
cao cả bên cạnh đám học trò thân yêu và quần chúng nhân dân lao động. Con người
vĩ đại ấy khiến cho kẻ thù phải cuối đầu khâm phục. Đặc biệt là khi tác phẩm Văn
11


tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời tên tuổi của ông còn vang danh khắp chốn. Nhiều
người hết sức tâm đắc ngợi khen, trong đó có Tùng Viện Vương Miên Thẩm và nữ
sĩ Mai Am.
Năm 1888, khi nghe tin Hàm Nghi bị Pháp bắt ông đau buồn vô hạn, phần vì
mang bệnh trong người đã nhiều năm qua, cơ thể thêm hao mòn, ông trút hơi thở
cuối cùng vào ngày 3-7-1888 tại Ba Tri, Bến Tre. Cánh đồng Ba Tri rợp bóng khăn
tang của những bạn bè, học trò, con cháu xa gần, những thân chủ được ông chửa
khỏi bệnh và những đồng bào quanh vùng hoặc đã chịu ơn ông, hoặc vì mến mộ
một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn.
Nhân cách của nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động tinh thần
lạc quan của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, nhưng sự nghiệp của con người ấy
không thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước
những sóng gió của cuộc đời, chính là thái độ sống của một con người có nhân cách
cao đẹp.

1.1.2. Về sự nghiệp văn chương
1.1.2.1. Quá trình sáng tác
Cuộc đời khí tiết của Nguyễn Đình Chiểu đã làm nên một sự nghiệp vẻ vang
– sự nghiệp văn chương chiến đấu đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ chúng,
sự nghiệp của một chiến sĩ kiên cường không biết mệt mõi trên mặt trận văn hóa
dân tộc, trọn đời hy sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn.
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ lớn đầu tiên ở Nam kỳ sáng

tác chủ yếu bằng chữ Nôm. Cuộc đời sáng tác của ông có thể chia làm hai giai đoạn
tương ứng với sự hình thành và phát triển tư tưởng trong ông:
Giai đoạn đầu là giai đoạn những năm mươi của thế kỷ XIX. Trong giai
đoạn này, ngoài việc dạy học và làm thuốc, ông đã viết hai tập truyện dài: Truyện
Lục Vân Tiên và Dương Từ Hà Mậu, đều nhằm mục đích là truyền bá đạo lí làm
người.
Lục Vân Tiên là tác phẩm thơ Nôm đầu tiên, trong đó có những mối quan hệ
tức cực và tiêu cực trong gia đình và xã hội, thông qua những nhân vật lý tưởng như
Vân Tiên, Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử Trực, Tiểu đồng, những người lao động giàu
12


lòng nhân nghĩa như vợ chồng ông ngư, ông Tiều…qua đó Nguyễn Đình Chiểu
muốn khẳng định con người sống phải có nhân nghĩa, đạo lý, phải tương thân giúp
đỡ nhau trên cơ sở nhân nghĩa. Đồng thời ông phê phán những việc làm phản nhân
nghĩa.
Dương Từ - Hà Mậu. Theo kết quả nghiên cứu nhiều người, thì Dương Từ Hà Mậu có thể được soạn từ năm 1851 và hoàn chỉnh vào những năm trước khi
thành Gia Định rơi vào tay giặc Pháp. Là một tác phẩm lớn toát ra một tinh thần yêu
nước và căm thù giặc sâu sắc. Trước nguy cơ đổ vỡ cả nền tản đạo đức cố hữu do ý
đồ của quân thù xâm lược, Dương Từ - Hà Mậu như lời kêu gọi mọi người trở về
với “chính đạo”, đủ tạo ra một sức mạnh cứu nguy cho Tổ quốc. Tác phẩm chỉ ra
một trân lý sáng ngời cực kỳ quan trọng là: phải biết tiêp thu những truyền thống
đạo đức tốt đẹp của dân tộc mà ông mệnh danh là “chính đạo” để tu dưỡng mọi
người đạt tới được sự thống nhất tư tưởng, biết yêu lẽ chính, ghét cái tà để hành
động cho sự tiến bộ của xã hội.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển cao và rực rỡ của sự nghiệp văn
chương Nguyễn Đình Chiểu. Giai đoạn này mở đầu từ những ngày giặc Pháp mới
tràn vào sông Bến Nghé cho đến khi cõi Lục tỉnh Nam Kỳ bị chiếm đóng (tức là
vào những năm 60 và 70 của thế kỷ XIX). Ở giai đoạn này thơ văn của Nguyễn
Đình Chiểu đã trở thành lá cờ đầu tiên của thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối

thế kỷ XIX với những tác phẩm xuất sắc về cả nội dung tư tưởng, tình cảm và nghệ
thuật như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu
Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y
thuật vấn đáp (còn gọi là Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca, một truyện thơ dài).
Tư tưởng yêu nước vốn có trong Lục Vân Tiên – một tư tương yêu nước
thuần túy lý tưởng – đến giai đoạn này lại được đem ra thể nghiệm, thử thách trong
thực tế chống giặc ngoại xâm với một kẻ thù hung bạo, hiện đại, chứ không phải là
thứ giặc “Ô Qua” tưởng tượng. Tư tưởng yêu nước đó đã được thử thách và được
tôi luyện trở thành chủ nghĩa yêu nước rất chân thực và rất hiện thực, vì nó phải
đương đầu giải quyết nhiều mâu thuẩn thực tế: Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa trung
quân Nho giáo với chủ nghĩa yêu nước, mâu thuẩn giữa quan niệm nho giáo với
quan niệm truyền thống về vai trò và vị trí của giai cấp nông dân với một nước
13


phong kiến chống ngoại xâm; và vì nó đã mang trong nó tất cả sức sống mãnh liệt
chiến đấu đương thời, rất gần với chủ nghĩa yêu nước truyền thống.
Thơ – Văn tế của ông mang tính chất thời sự, tính chiến đấu sôi nổi. Ông đã
vạch trần tội ác của giặc và tay sai, nói lên ước mơ nước nhà được giải phóng của
nhân dân và thể hiện sự căm thù của quần chúng nhân dân đối với bọn xâm lược.
Nó đã làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và
bền bỉ của nhân dân Nam Bộ suốt trong cả giai đoạn này.
Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca, như tên của tập sách, thì đó là một quyển
văn vần dạy nghề thuốc chữa bệnh. Nhưng chủ ý của tác giả là qua câu chuyện vấn
đáp giữa hai nhân vật Ngư và Tiều mà tiếp tục biểu dương đạo đức làm người.
Nguyễn Đình Chiểu đã mượn lời của những nhân vật trong truyện để nói nên lòng
yêu nước, căm thù giặc, khinh ghét bọn người vô sỉ, cam tâm làm tay sai cho quân
xâm lược. Và ông cũng mượn câu truyện này để nói lên những vấn đề mà ông hằng
quan tâm, đau lòng vì nó.
Bằng ngòi bút của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời chiến đấu không

mệt mỏi cho đạo đức chính nghĩa, cho độc lập tự do của dân tộc. Nguyễn Đình
Chiểu đã viết nên những trang viết đề cao tư tưởng nhân nghĩa và tinh thần yêu
nước sâu sắc. Sự nghiệp văn chương của ông đã đưa ông lên địa vị của một người
mở đầu cho dòng văn học yêu nước và là ngôi sao sáng trong bầu trời văn học dân
tộc trong thời cận đại.

1.1.2.2. Nội dung thơ văn
1.1.2.2.1. Đề cao lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa
Vận mệnh đen tối, cuộc đời bế tắc, phải sống trong cảnh mù lòa, không hề
than trách cho số phận của mình, ông đã vượt qua tất cả. Và chính Nguyễn Đình
Chiểu lại đem đến một nguồn ánh sáng nhân nghĩa chói lọi, đem đến cho nhân loại
một bài học quí về đạo lý làm người. Dẫu là mù nhưng con người ấy có cái tâm
sáng ngời và bằng một ý chí lạc quan kiên cường ông đã chiến thắng được vận
mệnh. Đề cao lý tưởng đạo đức, “nhân nghĩa” là một trong những nội dung cốt lõi
được ông nhắc đến trong những áng thơ văn của mình. Trong đó, có thể nói Lục
Vân Tiên là tác phẩm thể hiện sâu sắc và rõ nét nhất nội dung này. Mục đích mà
14


Nguyễn Đình Chiểu viết nên tác phẩm này là truyền dạy những bài học về đạo làm
người chân chính . Đó là đạo lý mang tinh thần của đạo nho nhưng lại rất đậm đà
tính nhân dân và truyền thống dân tộc. Những mẫu người lí tưởng trong tác phẩm là
những con người sống nhân hậu, thủy chung, biết giữ gìn nhân cách thẳng ngay, cao
cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực tàn bạo, cứu
nhân độ thế như lời của Lục Vân Tiên:
“Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”
Hay “Làm ơn há dễ mong người trả ơn”
Từ khi tác phẩm Lục Vân Tiên ra đời khó mà nói hết được lòng hâm mộ của
bà con miền Nam đối với tác phẩm này. Hầu hết bà con nông dân đều thuộc và kể

Lục Vân Tiên. Mỗi em bé miền Nam được mẹ, bà ru kể chuyện Lục Vân Tiên, Kiều
Nguyệt Nga. Điều gì đã cuốn hút sự ham thích say mê của bà con miền Nam đối với
tác phẩm bất hủ ấy? Điều trước tiên theo tôi là do tác phẩm mang đậm đà tính dân
tộc bởi ngôn ngữ bình dị, trong sáng của nó. Điều quan trọng là tác phẩm mang một
giá trị giáo huấn con người, đề cao lý tưởng nhân nghĩa một cách xác đáng. Trọng
nghĩa khinh tài, ghét điều gian ác là một đặc trưng của nông dân miền Nam nói
riêng và người dân việt Nam nói chung.
Ai mà chẳng yêu, chẳng kính những con người như Lục Vân Tiên, Nguyệt
Nga, Hớn Minh, Tử Trực, ông Quán, ông Tiều, ông Ngư, Tiểu Đồng. Và ai mà
chẳng ghét những con người gian ác như Trịnh Hâm, Bùi kiệm, cha con Võ Thể
Loan.
Những con người tốt trong Lục Vân Tiên kế tục truyền thống cao quí của
dân tộc về nhân nghĩa. Đó là những con người trung thực, làm những việc nghĩa
như một nhu cầu mà không hề nghĩ đến tiền tài, danh lợi:
“Nhớ câu trọng nghĩa khinh tài…”
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
làm người thế ấy cũng phi anh hùng…”
Lục Vân Tiên là nhân vật lý tưởng của tác giả. Lục Vân Tiên mang đầy
những phẩm chất tốt đẹp của con người mà Nguyễn Đình Chiểu Mơ ước. Chàng
cứu Nguyệt Nga vì thấy chuyện bất bình và hết lòng giúp đỡ mà không cần trả ơn gì
15


cả. Chàng rất có hiếu với mẹ và vì quá thương khóc mẹ mà bị mù. Cho nên chàng
còn biểu thị cho đạo đức và làm xúc động lòng người.
Bên cạnh Lục Vân Tiên “Trai thời trung hiếu làm đầu” thì Nguyệt Nga là
người con gái điển hình cho lòng chung thủy kiên trinh Việt Nam “Gái thời tiết
hạnh làm câu trau mình”. Nguyệt Nga không phải là người con gái chỉ biết trung
hậu một cách thụ động, nàng đã đấu tranh chống lại sự áp bức của triều đình. Nàng
đã can đảm chống lại số phận và nàng đã thắng. Những tập tục cố hủ phong kiến

không thể nào ràng buộc một người phụ nữ đảm đang bất khuất, biết làm chủ lấy
cuộc sống của mình.
Khi xây dựng nhân vật điển hình ông Quán, cũng như khi xây dụng nhân vật
điển hình Kỳ Nhân Sư trong Ngư Tiều Y thuật vấn đáp, Nhân Sư nói lẽ chính tà,
ông Quán tập chung vào sự ghét thương :
“Quán rằng rét việc tầm phào,
Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời Thúc, Quý phân bằng,
Sớm đầu, tối đánh lằng nhằng rối dân”.
Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng thương ghét sao cho đúng?
Phải biết đánh giá tốt xấu, phải trái, phải biết nhận định nên chăng. Cái nào đáng
ghét thì “ghét cai ghét đắng”, “ghét vào tận tâm”. Cái nào đáng thương thì thýõng
một cách thiết tha, chân thành. Nguyễn Đình Chiểu lấy tiêu chuẩn của sự ghét
thương là “dân”, ai vì dân hay hại dân, vì dân thì ta thương, ai hại dân thì ta ghét.
Trong cuộc đời đầy rẫy phức tạp, tiêu chuẩn ghét thương qua lời ông Quán là xác
đáng. Bởi lẽ phải nhận định được đâu là phải, đâu là tốt xấu, nên chăng mới thật sự
là người có lí tưởng nhân nghĩa.

16


Đọc những câu thơ trên của Nguyễn Đình Chiểu, ta không thể không nhớ lại
bậc thi hào dân tộc Nguyễn Trãi đồng thời cũng là nhà chính trị lỗi lạc với câu nói
bất hủ:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân;
quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Hai câu trên có nghĩa là: việc nhân nghĩa cốt làm cho dân được yên mà muốn
cho dân được yên thì trước hết phải lo trừ bạo. Có thể nói tư tưởng nhân nghĩa này
đã trở thành sợ chỉ đỏ xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam, đây là một tư tưởng cao
đẹp, một truyền thống quí báu có từ hàng ngàn năm lịch sử.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu là một thứ chủ nghĩa nhân đạo
chiến đấu vì dân, vì nước vì phẩm giá con người. Ông xứng đáng là một nhà tư
tưởng vĩ đại của dân tộc ta bởi sự đóng góp đó là vô cùng to lớn và không thể nào
khước từ được.

1.1.2.2.2. Thể hiện lòng yêu nước, thương dân
Khi thực dân Pháp bắt đầu nổ tiếng súng xâm lược nước ta thì lúc ấy nó đã
làm khơi dậy một tâm hồn yêu nước nồng cháy, đó là tâm hồn một Đồ Chiểu. Mặc
dù bị mù lòa, Nguyễn Đình Chiểu không thể cầm gươm xông pha chiến trận cùng
các nhà nho yêu nước cùng thời như Trương Định, Phan Tòng và những vị anh
hùng khác như Đốc binh Là, Đốc binh Kiều, Nguyễn Hữu Thuân,v.v…Thế nhưng
bằng một một tấm lòng yêu nước chân thành, mãnh liệt đã dồn vào ngọn bút và trở
thành một cũ khí vô cùng sắc bén để chống giặc.Từ trên đỉnh cao của tư tưởng, tình
cảm thời đại và lòng yêu nước thương dân, Nguyễn Đình Chiểu đã viết lên những
trang thơ văn đầy vẽ hào hùng của một thời kì đầy đau thương của đất nước, khích
lệ lòng căm thù giặc và ý chí quật cường của nhân dân ta, đồng thời nhiệt liệt biểu
dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.
Ông đã tố cáo mạnh mẽ những tội ác tàn bạo mà thực dân Pháp đã gây ra bao
thảm họa cho nhân dân ta (Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục Tỉnh), ông lên
án những kẻ sẵn sàng “đổi hình tóc râu” (Ngư Tiều y thuật vấn đáp) để thời phụng
kẻ thù. Ông ngợi ca những sĩ phu yêu nước vẫn nặng lòng với hai chữ “Trung quân”
nhưng vì đại nghĩa của dân tộc đã dám chống lại chiếu chỉ nhà vua phất cờ đại
nghĩa.
17



Đó là Trương Định:
“Giúp đời dốc trọn ơn nam tử;
Ngay chúa nào lo tiếng nghịch thần”
Đó là Phan Tòng:
“Viên đạn nghịch thần treo trước mắt,
Lưỡi gươm địch khái nắm trong tay”
Và cùng nhân dân chiến đáu đến hơi thở cuối cùng: “Bởi lòng chúng ta
chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền; theo bụng dân phải chịu
tướng quân thù, gánh vác nột vai khổn ngoại” (Văn tế Trương Định). Dưới ngọn cờ
đó là đông đảo những người nông dân nghèo khổ, “cui cút làm ăn”, “chỉ biết ruộng
trâu ở trong làng bộ”, ấy vậy mà họ lại có một ý chí sắt đá thà làm quân chiêu mộ
chứ không chịu khuất phục trước quân thù “Thà thác mà đặng câu địch khái, về
theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ” (Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc). Bên cạnh những người nghĩa sĩ nông dân vì nghĩa quên mình
thì Kỳ Nhân Sư, người thầy thuốc giỏi trong Ngư Tiều Y thuật vấn đáp dẫu không
thể làm gì để cứu vãn tình thế đất nước, vẫn biểu thị tấm lòng kiên trung ái quốc
bằng cách tự xông mù đôi mắt chứ không chịu phụng sự quân giặc, để lại cho đợi
một bài học nhân sinh vô cùng cao cả:
“Dù đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ”.
Và chính ở đây ta bắt gặp một nguyên tắc trong cuộc sống của Nguyễn Đình
Chiểu. Cũng như tất cả các nhà thơ yêu nước chống Pháp đương thời như Cử Trị,
Thủ khoa huân, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Duy Cung…Nguyễn Đình Chiểu căm
ghét bọn xâm lược Pháp đến cực độ. Ông khước từ mọi sự mời mọc cám dỗ của bọ
Pháp. Đối với những việc trái tai, gai mắt Nguyễn Đình Chiểu cũng đã mượn nhân
vật của mình để cất lên tiếng nói giữ vững khí tiết trong sạch, giữ vững cái chính
nghĩa của dân tộc:
“Thà cho trước mắt mù mù,

Chẳng thà ngồi ngó kẻ thù quân thân.
Thà cho nước mắt vô nhân,
18


Chẳng thà ngồi ngó sinh dân nghiêng nghèo.
Thà cho trước mắt vắng hiu,
Chẳng thà thấy cảnh trời chiều phân xâm.
Thà cho trước mắt tối hầm,
Chẳng thà thấy đất lục trầm can qua.
Dù đui mà giữ đạo nhà,
Còn hơn có mắt ông cha không thời.
Dù đui mà khỏi danh nhơ,
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình”
Mù nhưng tấm lòng trung nghĩa, mù nhưng đạo đức, lý tưởng sống sáng
ngời. Sự bất hợp tác với địch biểu hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, phê phán gay gắt
bọn cơ hội đầu hàng. Mù nhưng vẫn hơn sáng mà làm điều sai đạo lý, mất nhân
phẩm, hại dân , hại nước như lũ Tôn Thọ Tường, lũ bạc nhược theo giặc, hay như lũ
nguyễn Văn Thiệu ngày nay đang liếm gót giày Mỹ:
“Sáng chi theo thói chiên cầu,
Đọc ngang chẳng đoái trên đầu có ai.
Sáng chi đắm sắc tham tài,
Nay vinh mai nhục, mang lời thị phi.
Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi,
Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghì thiên luân”
Nguyễn Đình Chiểu đã dùng hình tượng Kỳ Nhân Sư để nói lên một phần
những suy nghĩ của mình, một mặt ông đã nhìn thẳng vào những điều bệnh hoạn để
có một cái nhìn hiện thực. Mặc khác mang một giá trị cao cả hơn là để giáo dục con
người theo chính nghĩa và thù ghét phi nghĩa. Nhưng ở đây chưa phải là tất cả tư
tưởng của Nguyễn Đình Chiểu, vì thực ra trong cuộc đời, Nguyễn Đình Chiểu đã

đứng cao hơn Kỳ Nhân Sư. Ông không là người chỉ có ghét, chỉ có bất hợp tác. Mặt
dù mù nhưng ông nhìn rất rõ mọi việc bằng tất cả mọi mối quan hệ với nhân dân.
Ông không chọn cuộc sống ở ẩn để thoát li cái thực tại đen tối ấy, ngược lại ông đã
dám dùng ngòi bút của mình để “đương đầu” đấu tranh với địch, với bọn bán nước
cầu vinh.

19


“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm;
Đâm mấy thằng giang bút chẳng tà”
Hai câu thơ hừng hực khí phách chiến đấu, đã trở thành vũ khí vô cùng lợi
hại cho quân và dân ta. Sự nghiệp thơ văn của ông đã đưa ông lên địa vị của người
mở đầu cho dòng văn học yêu nước và là ngôi sao sáng trong bầu trời dân tộc trong
thời cận đại. Ông đã để lại những giá trị vô cùng lớn lao cho mai hậu.

1.1.2.3. Nghệ thuật thơ văn
Về nghệ thuật, thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mới thoáng đọc, tưởng như
giá trị nghệ thuật không cao. Nhưng thật ra đó là một “vì sao có ánh sáng khác
thường, nhưng con mắt của chúng ta phải châm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn
thì càng thấy sáng” [16; tr. 83]. Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu không óng
mượt, nõn nà, không dùng thứ ngôn ngữ khoa trương bóng bẩy và có chổ còn thô
kệch. Ấy thế mà nó lại mang đến một vẻ đẹp chân chất, bình dị của cánh đồng lúa
xanh uốn mình trong gió nhẹ. Vẻ đẹp ấy không phát lộ rực rỡ ở bề ngoài mà tiềm ẩn
trong tầng sâu của cảm xúc và suy ngẫm. Ngôn ngữ bình dị, hình tượng nhân vật
độc đáo, đặc biệt là thơ văn Nguyễn Đình Chiểu còn rất đậm đà sắc thái Nam Bộ.
Mỗi người dân Nam Bộ đều có thể bắt gặp mình ở các nhân vật của ông, từ lời ăn
tiếng nói bình dị đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cách sử sự khoáng đạt, hồn
nhiên…Lối thơ thiên về kể lể trong các truyện của ông cũng mang màu sắc diễn
sướng rất phổ biến trong văn học nhân gian Nam Bộ. Những nhân vật tích cực ở

đây trọng nghĩa khinh tài, cương trực dứt khoát đến như nóng chảy nhưng lại rất sâu
nặng ân tình. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ để giáo huấn đạo đức mà có sự rung động
cực độ của cảm xúc, bởi bút pháp trữ tình ấy xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt
thành đầy yêu thương con người của nhà thơ. Do đó, ở thơ văn Đồ Chiểu cái trữ
tình - đạo đức đã trở thành một nét phong cách hiếm có. Nhất là đến phần thơ văn
yêu nước, chất trữ tình – đạo đức gắn với chất trữ tình – yêu nước, kết hợp nhuần
nhuyễn với hiện thực nóng hổi, tạo ra một súc mạnh nghệ thuật bề thế vững vàng.
Trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, không phải không có ít nhiều hạn
chế. Nhưng với những giá trị tư tưởng và nghệ thuật trên, thơ văn của Đồ Chiểu
xứng đáng là “ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”. Là ngọn cờ tiêu biểu của
thơ văn yêu nước chống thực dân Pháp thời kỳ nữa sau thế kỉ XIX. Truyện Lục Vân
20


Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…xứng đáng là những tác phẩm xuất sắc của văn
học Việt Nam cuối thời trung đại.
1.2.

Vài nét về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết để truy điệu các nông dân nghĩa sĩ

đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16-12-1861. Trong
trận tập kích, phá đồn này nghĩa quân giết được tên quan hai Pháp và tay sai, làm
chủ đồn điền trong hai ngày sau đó bị phản công và thất bại. Nghĩa quân hi sinh
khoảng hai mươi người. Cảm kích trước lòng dũng cảm của nghĩa sĩ, Đỗ Quang
tuần phủ Gia Định đã giao cho Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế đọc tại buổi lễ
truy điệu các nghĩa sĩ.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để ngợi ca,
thương tiếc và kính phục những nghĩa sĩ nông dân đã anh dũng đứng lên chống thực

dân Pháp xâm lược. Trong bối cảnh đất nước đấm chìm trong lửa đạn chiến tranh,
rơi vào cuộc chiến đấu hoàn toàn không cân sức với thực dân Pháp thì sự hi sinh vì
đại nghĩa này quả thật có sức cổ vũ và khích lệ rất lớn. Bởi thế, bài văn tế nhanh
chóng được truyền tụng khắp nơi trong cả nước, làm xúc động lòng người. Có thể
nói, lần đầu tiên trong văn học trung đại người nông dân chân lấm, tay bùn đã trở
thành người nghĩa sĩ anh hùng oai phong lẫm liệt và đã dựng thành bức tượng đài
nghệ thuật bất tử.
1.2.2. Văn

bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Như chúng ta đã biết, Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ trải qua nhiều biến
cố thăng trầm. Phải sống trong cảnh mù lòa, đó là việc trở ngại rất lớn cho một
người sáng tác thơ văn nên hầu hết các tác phẩm của ông điều do học trò chép lại và
được nhân dân truyền tụng. Chính vì thế, các tác phẩm của ông có rất nhiều dị bản.
Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc này theo chúng tôi được biết tác phẩm này cũng
có rất nhiều dị bản :


Bản in trong cuốn Thơ văn yêu nước Nam Bộ nữa sau thế kỷ XIX.



Bản in trong cuốn Thi phú văn từ của Võ Sâm (1986)



Bản in trong cuốn Gia lễ (1986)
21



×