Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

hướng dẫn học sinh lớp 8 khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học để nâng cao chất lượng môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.36 KB, 24 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 8
KHAI THÁC NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN
• Giáo viên thực hiện: Võ Thị Thu – Nguyễn Thị Kim Phương
• Đơn vị công tác: Trường THCS Bàu Năng – Dương Minh Châu.
1. Lý do chọn đề tài:
Xuất phát từ yêu cầu mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của trường phổ thông
trong giai đoạn mới là phải phát huy tính chủ động sáng tạo, nhằm mở rộng
kiến thức và rèn luyện năng lực cảm thụ văn chương…
2.Đối tượng – phương pháp nghiêm cứu:
∗ Đối tượng nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh lớp 8 khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học để
nâng cao chất lượng môn ngữ văn.
∗ Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu.
- Điều tra đàm thoại.
- Dự giờ- kiểm tra, đối chiếu so sánh.
- Phân tích tổng hợp.
3.Đề tài đưa ra kinh nghiệm mới:
Giáo viên đã sử dụng phương pháp tích cực là làm cho học sinh có cách
suy nghĩ như thế nào trong quá trình hoạt động. Để từ đó học sinh tiếp cận,
phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức
4.Hiệu quả áp dụng:
∗ Giáo viên:
- Thực hiện đúng tinh thần đổi mới phương pháp
- Sử dụng tốt phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả.
- Đáp ứng được một trong những mục tiêu giáo dục.
∗ Học sinh:
- Học sinh tự rút ra kiến thức một cách chủ động.
- Phát triển được tư duy học sinh


5.Phạm vi áp dụng:

Áp dụng kinh nghiệm đối với bộ môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Bàu
Năng.
Bàu Năng ngày 19 tháng 3 năm 2011
Người thực hiện

Võ Thị Thu
Nguyễn Thị Kim Phương
I . ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Đã từ lâu, một tác phẩm văn học trường tồn được trước quy luật thời gian
không chỉ nhờ vào giá trị nội dung mà còn phải nói đến nghệ thuật. Việc tiếp
cận một tác phẩm văn học muốn hiểu hết giá trị của nó một cách sâu sắc cần
phải có một cái nhìn toàn diện. Có thể nói rằng nghệ thuật trong tác phẩm văn
học rất phong phú và đa dạng. Các hình thức nghệ thuật trong các tác phẩm
văn học đã đóng góp không nhỏ trong việc thành công của tác phẩm đó.
Trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 8 hiện nay có rất nhiều tác
phẩm văn học với những tác giả tiêu biểu. Là giáo viên dạy môn ngữ văn cần
phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực trở nên cấp bách hơn.
Ngoài việc sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn, cần phải
hướng dẫn học sinh biết cách khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học ở
sách giáo khoa, đây là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên trong giờ lên
lớp nhằm kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, suy nghĩ của học sinh. Chất lượng tư
duy của học sinh phụ thuộc vào chất lượng hệ thống câu hỏi mà giáo viên sử
dụng khi hướng dẫn học sinh tiếp cận phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức. Vì
thế chúng tôi thiết nghĩ trong quá trình dạy học phân tích tác phẩm văn học
làm thế nào để học sinh động não, tích cực tham gia vào quá trình học tập, từ
đó nâng cao chất lượng ở môn ngữ văn 8. Đó chính là lí do chúng tôi chọn đề
tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 8 khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn học”.

2. Mục đích nghiên cứu:
- Khai thác được nghệ thuật trong tác phẩm văn học.

- Vận dụng linh hoạt các phương pháp để khai thác nghệ thuật.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Khai thác nghệ thuật trong tác phẩm văn
học để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Bàu Năng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện để tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:
• Nghiên cứu tài liệu: Khi làm đề tài này chúng tôi đã đọc qua các tài liệu
có liên quan, giúp chúng tôi có cơ sở lí luận để phân tích các tài liệu,
các dữ kiện có liên quan đến việc giúp học sinh khai thác nghệ thuật
trong tác phẩm văn học.
• Điều tra:
- Dự giờ: Thông qua các tiết dự giờ để tìm hiểu các giáo viên cách hướng
dẫn học sinh khai thác nghệ thuật trong tác phẩm như thế nào? Cách
hướng dẫn đó có hiệu quả chưa ? Để từ đó rút kinh nghiệm cho bản
thân mình.
- Thực nghiệm: Thông qua quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh ở các thời điểm trong năm học, đã giúp chúng
tôi có nhận xét phù hợp khi thực hiện đề tài.
- Kiểm tra đối chiếu so sánh:
• Kiểm tra điều chỉnh bổ sung.
• Kiểm tra đánh giá việc thực hiện, so sánh khi chưa áp dụng giải pháp và
khi áp dụng giải pháp.
5. Giải thuyết khoa học:
Môn ngữ văn là môn khoa học xã hội, trong giảng dạy văn đòi hỏi giáo viên
cần phải đặt ra các câu hỏi phù hợp nhằm kích thích sự suy nghĩ của học sinh.
Nhưng hiện nay học sinh lớp 8 của trường trung học cơ sở Bàu Năng học môn
ngữ văn chưa đồng điều. Giáo viên đã cố gắng cải tiến nhiều phương pháp

dạy học, tăng cường hệ thống câu hỏi hơn trong sách gíáo khoa để giúp học
sinh chiếm lĩnh kiến thức nhưng hiệu quả chưa cao, điều này có thể là do:

- Giáo viên chưa phân loại câu hỏi phát triển tư duy của học sinh.
- Sử dụng chưa hiệu quả hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa mới để
hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật trong giờ học văn để dễ dàng
chiếm lĩnh kiến thức.
- Học sinh chưa tích cực tìm tòi, đọc thông tin trong sách giáo khoa.
Nếu giáo viên sử dụng tốt hệ thống câu hỏi để khai thác nghệ thuật trong tác
phẩm văn học sẽ giúp học sinh nắm được toàn diện giá trị tác phẩm, hiểu
được cái hay, cái đẹp mà tác giả gửi gắm trong đó. Từ đó các em bắt đầu cảm
thụ tốt tác phẩm và yêu thích môn học nhiều hơn, biết vận dụng kiến thức đã
học vào giao tiếp và cuộc sống dễ dàng hơn.

II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
1. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên:
- Nghị quyết TW 4 - khoá VII (1- 1993) đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới
phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học”.
- Nghị quyết TW 2 – khoá VIII nhận định: “Phương pháp giáo dục và
đào tạo chưa đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của
người học”.
- Nghị quyết TW 2 – khoá VIII ( 12- 1996) khẳng định: “ Phải đổi mới
phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,
rèn luyện thành nếp tư duy, sáng tạo của người học, từng bước áp dụng
các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy
học, bảo đảm thời gian tự học và tự nghiên cứu cho học sinh”.
2. Các quan niệm khác về giáo dục:
a. Đặc trưng của môn ngữ văn:
Nội dung học tập môn Ngữ văn chứa đựng cả một kho tàng kiến

thức phong phú, hấp dẫn dễ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học
sinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận
thức cũng như hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn.
Ngữ văn là môn khoa học xã hội giúp học sinh nắm được những kiến
thức cơ bản trong đời sống xã hội, hiểu biết về đời sống cũng như giúp
học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp.
b. Mục tiêu dạy học môn ngữ văn:
Mục tiêu của môn Ngữ văn nói chung và của tiết dạy nói riêng
không chỉ hướng tới hình thành cho học sinh tư duy độc lập, tư duy
sáng tạo và hình thành phát triển năng lực tự học đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi cho học sinh được tập dượt tham gia giải quyết những
vấn đề thực tế có liên quan đến kiến thức đời sống xã hội.
Hiện nay sách giáo khoa Ngữ văn 8 THCS được viết theo cách
hướng dẫn học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. các câu hỏi trong
sách giáo khoa Ngữ văn là một trong những phương án gợi ý của tác

giả. Câu hỏi ở mức độ nhận thức càng cao thì mức độ tư duy của học
sinh càng cao. Như vậy giáo viên sẽ xem xét cách đặt câu hỏi gợi mở
nhằm tạo điều kiện cho học sinh động não, tích cực tham gia vào quá
trình luyện tập.
II. Cơ sở thực tiển:
1. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật trong
các tác phẩm văn học ở sách giáo khoa môn Ngữ văn:
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp, bản thân của
chúng tôi đã nhận thấy những vấn đề sau:
• Học sinh:
+ Tình trạng chung hiện nay là học sinh thụ động.
+ Học sinh trung bình yếu chưa mạnh dạn phát biểu.
+ Không biết cách khai thác nghệ thuật trong các văn bản ở sách giáo
khoa.

+ Lười nghiên cứu các thông tin của bài nên chưa thật sự mang lại hiệu
qủa cao về chất lượng giáo dục và đào tạo.
• Giáo viên:
+ Chưa phân loại câu hỏi hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức trong
các văn bản của sách giáo khoa.
+ Cách đặt và sử dụng câu hỏi kích thích tư duy học sinh chưa phù hợp.
2. Sự cần thiết của giải pháp:
Cứ tiếp tục tình trạng trên thì học sinh sẽ không đáp ứng được yêu cầu
đổi mới của xã hội trước sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước . Sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên đường tiến vào thế kỉ XXI
bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi một nguồn lực con người mới năng
động, sáng tạo có nguồn lực tự học, có khả năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn mà biện pháp thiết thực nhất là đổi mới giáo dục, trong đó giáo
viên là người có vai trò quan trọng nhất. Đặc biệt môn Ngữ văn trong mỗi

tiết học văn giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung
mà còn giúp các em khai thác nghệ thuật trong văn bản đó để học sinh hiểu
được cái hay cái đẹp của tác phẩm sau cho đạt hiệu quả tối ưu về chất
lượng. Đây đang là vấn đề quan tâm trong mỗi tiết dạy văn lớp 8 THCS
Bàu Năng.
III. Nội dung vấn đề:
1. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hướng dẫn học sinh khai thác nghệ
thuật trong tác phẩm văn học môn Ngữ văn lớp 8?
Để khai thác tốt nghệ thuật trong tác phẩm văn học thì giáo viên cần
chú ý các phương pháp sau:
- Giáo viên phải nắm được các câu hỏi phát triển tư duy của học sinh.
- Sử dụng hiệu quả hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8
để hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật chiếm lĩnh kiến thức.
- Biện pháp tổ chức cho học sinh hoạt động phân tích, cắt nghiã và khái
quát hoá ý nghiã nghệ thuật một cách tích cực sáng tạo.

2. Giải quyết vấn đề đặt ra:
a. Các câu hỏi phát triển tư duy của học sinh:
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới coi việc xác định mục tiêu nhận thức
của học sinh là phù hợp với việc đánh giá kết qủa của nhiểu môn học trong
nhà trường phổ thông. Nhận thức của học sinh chia làm sáu mức độ từ thấp
đến cao. Đó là:
Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghiã là có
thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ
liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp.
Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghiã của các khái niệm,
hiện tượng, sự vật, giải thích được, chứng minh được, có thể cụ thể hoá
mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu.
Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh
cụ thể mới: Vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề

đặt ra; là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử
dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng giải quyết một vấn đề nào đó.
Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông
tin nhỏ sau cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối
liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
Tổng hợp: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai thác,
bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.
Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định,
xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một
phương pháp. Đây là mức độ cao nhất của nhận thức vì nó chứa đựng các
yếu tố của các mức độ nêu trên. Khả năng đánh giá thể hiện khi học sinh
phải quyết định vấn đề nào cần được áp dụng như thế nào trong tình huống
mới.
• Yêu cầu của từng câu hỏi nhận thức:
- Câu hỏi ở mức độ “nhận biết”

+ Mục tiêu: Kiểm tra trí nhớ của học sinh qua các dữ liệu, số liệu, các định
nghiã và tên tuổi điạ điểm…
+ Tác dụng: Cho thấy học sinh có khả năng nhận biết hoặc nhớ lại những
gì đã học và đã đọc hoặc đã trải nghiệm.
+ Cách đặt câu hỏi:
Ví dụ: Văn bản: “ Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.
- Hỏi: Bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh được viết theo
thể thơ thất ngôn bát cú. Em hãy chỉ ra các đặc điểm của thể thơ trong bài
thơ.
- Câu hỏi ở mức độ “thông hiểu”:
+ Mục tiêu: Kiểm tra cách học sinh liên hệ, kết nối các dữ liệu, tên tuổi,
điạ điểm và các định nghiã…

+Tác dụng: Cho thấy học sinh có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra
được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang
học.
+ Cách đặt câu hỏi:
Ví dụ: Văn bản: “ Lão Hạc” của Nam Cao.
- Hỏi: Vì sao tác giả lại dùng một loạt những từ láy để miêu tả cái chết
của lão Hạc?
- Câu hỏi ở mức độ “vận dụng”:
+ Mục tiêu: Kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các qui
luật, các phương pháp… vào hoàn cảnh và điều kiện mới.
+ Tác dụng: Cho thấy học sinh có khả năng hiểu được các qui luật, các
khái niệm…, có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết vấn đề, vận
dụng các phương án này vào thực tiễn.
+ Cách đặt câu hỏi:
Ví dụ: Văn bản: “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
- Hỏi: Em hãy tưởng tượng mình là chị Dậu và kể lại câu chuyện chị Dậu
giằng co, lẵng ngã tên lính theo ngôi thứ nhất ?

- Câu hỏi ở mức độ “ phân tích”:
+ Mục tiêu: Kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết
luận,
tìm mối quan hệ mới, từ diễn giải hoặc đưa ra kết luận.
+ Tác dụng: Cho học sinh thấy có khả năng tìm ra được các mối quan hệ
mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận.
+ Cách đặt câu hỏi:
Ví dụ: Văn bản: “ Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc.
- Hỏi: Những từ ngữ, hình ảnh nào có giá trị biểu cảm trong đoạn văn
này?
- Hỏi: Sử dụng những từ ngữ hình ảnh đó có tác dụng gì?
- Câu hỏi ở mức độ “tổng hợp”:

+ Mục tiêu: Kiểm tra xem học sinh có thể đưa ra những dự đoán, giải
quyết một vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo
+ Tác dụng: Thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, học sinh phải tìm những
nhân tố và ý tưởng mới để có thể bổ sung cho nội dung, khiến học sinh
phải đoán, giải quyết vấn đề.
+ Cách đặt câu hỏi:
Ví dụ: Văn bản: “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả?
- Câu hỏi ở mức độ “đánh giá”:
+ Mục tiêu: Kiểm tra xem học sinh có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các
ý tưởng và giải pháp,… đưa vào những tiêu chuẩn đã đề ra
+ Tác dụng: Cho thấy học sinh có khả năng đánh giá được ưu điểm, nhược
điểm và mặt hạn chế hay giới hạn sử dụng của những ý tưởng giải pháp đã
đề ra.
+ Cách đặt câu hỏi:
Ví dụ: Văn bản: “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
- Hỏi: Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân

thực, hợp lí không ? Qua đoạn trích này, em có nhận xét như thế nào về
bản chất tính cách của chi Dậu.
b. Sử dụng hiệu quả hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn
lớp 8 để hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật chiếm lĩnh kiến
thức.
Việc đặt và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để khai thác nghệ thuật
theo sáu mức độ nhằm tạo điều kiện để học sinh động não trong quá trình
chiếm lĩnh tri thức trong khuôn khổ sách giáo khoa mới môn Ngữ văn lớp
8 THCS. Muốn thực hiện tốt hoạt động này thì giáo viên phải biết cách
chọn những câu hỏi như thế nào là hợp lí, sử dụng các câu hỏi trong một
bài học như thế nào thì có hiệu quả để giúp học sinh khai thác được nghệ
thuật trong tác phẩm văn học mà tiết học vẫn đảm bảo được kiến thức kĩ

năng của yêu cầu bài học không bị qúa tải, làm cho việc khai thác nghệ
thuật trong giờ học văn nhẹ nhàng hơn, học sinh thích thú hơn, khiến cho
giờ học trở nên hấp dẫn và bổ ích.
Ví dụ : Dạy tiết : 77 Bài : 19 Văn bản : QUÊ HƯƠNG
( Tế Hanh )
- Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh hoạt động trong bài “Quê hương”
nhằm đạt mục tiêu sau:
+ Nguồn cảm hứng trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: Tình yêu
quê hương đằm thắm.
+ Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động ;
lời thơ bình dị gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết.
- Một số câu hỏi trong bài “Quê hương” để hướng dẫn học sinh khai thác
nghệ thuật trong văn bản như sau:
Khi dạy ở mục II. Đọc – Tìm hiểu văn bản:
1. Giới thiệu làng quê của tác giả:
- Hỏi: Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu về làng quê của mình như thế nào?
+ Trả lời: Đó là một làng chài ven biển miền Trung có sông nước bao vây,

làng cách xa biển nửa ngày sông.
- Hỏi:Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt gì ở hai câu thơ đầu?
+ Trả lời: Kể.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về lời giới thiệu đó?
+ Trả lời: Lời kể về quê hương làng biển vốn làm nghề chài lưới bằng những
lời thơ bình dị.
2. Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá:
- Hỏi: Cảnh thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả trong không gian và thời
gian như thế nào?
+ Trả lời: Không gian: Trời trong, gió nhẹ; thời gian: sớm mai hồng. Đó là
một không gian đẹp, lành mạnh, đầy hứa hẹn cho một chuyến đi.

- Hỏi: Hình ảnh “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” và “Cánh buồn
giương to như mảnh hồn làng” tác giả sử dụng phép tu từ gì?
+ Trả lời: So sánh
- Hỏi: Biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ này có tác dụng
gì ?
+ Trả lời: Làm cho khung cảnh vừa có hình vừa có hồn, đẹp một cách lãng
mạn, bay bổng.
- Hỏi: Hình ảnh so sánh “ Con tuấn mã” và một loạt động từ mạnh ( hăng,
phăng, vượt và rướn…) đã khắc hoạt hình ảnh gì?
+ Trả lời: Hình ảnh con thuyền rẽ sóng ra khơi hùng dũng như một con tuấn
mã trên đường đua, vẽ lên một khung cảnh hùng tráng, bất ngờ, đầy sức
sống.
- Hỏi: Hình ảnh người dân chài và cuộc sống của họ trong chuyến ra khơi
đánh cá được miêu tả như thế nào?
+ Trả lời: Miêu tả cuộc sống lao động vất vả của người dân làng biển.
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
- Hỏi: Cảnh dân làng đón thuyền cá trở về bến đựơc miêu tả như thế nào?
+ Trả lời: Đông vui và phấn khởi

- Hỏi: Vì sao mà dân làng lại đông vui và phấn khởi như thế?
+ Trả lời: Vì chuyến ra khơi đầy thắng lợi cá đầy ghe, cá tươi ngon.
- Hỏi: Hình ảnh trai tráng sau chuyến đi biển được miêu tả ở những câu thơ
nào?
+ Trả lời: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng- Cả thân hình nồng thở vị xa
xăm.
- Hỏi: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở hai câu thơ này?
+ Trả lời: Ẩn dụ
- Hỏi: Tác dụng của nghệ thuật ẩn dụ đó như thế nào?
+ Trả lời: Nhà thơ huy động nhiều giác quan cùng một lúc để hoài niệm về
hình ảnh quê hương

- Hỏi: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “ Chiếc thuyền im
bến mõi trở về nằm”? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp này như thế nào?
+ Trả lời: Nhân hoá (Thuyền im- bến mỏi - nằm)
Con thuyền – bến đỗ như một cơ thể sống, như một phần linh hồn của làng
chài.
- Hỏi: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về nói lên cuộc sống người dân chài ở
đây như thế nào?
+ Trả lời: Niềm hạnh phúc bình dị của người dân làng biển.
4. Nỗi nhớ quê của tác giả:
- Hỏi: Tác giả nhớ quê trong hoàn cảnh nào?
+ Trả lời: Xa quê
- Hỏi: Những câu thơ nào cho em biết điều đó?
+ Trả lời: Nay xa cách. . . . . . . . .nồng mặn quá!
- Hỏi: Nỗi nhớ ấy chỉ xuất hiện trong thoáng chốc phải không?
+ Trả lời: Nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
• Tóm lại:
Từng câu hỏi trong hệ thống câu hỏi trên chủ yếu thuộc ba mức độ nhận
thức là: nhận biết, thông hiểu và vận dụng

+ Đối với học sinh THCS câu hỏi ở ba mức độ này là phù hợp. Các mức
độ cao hơn chỉ thích hợp với học sinh giỏi và học sinh ở các lớp trên
+ Các câu hỏi hướng dẫn học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức hợp lí ít
nhất phải đạt được các yêu cầu sau:
*Giúp học sinh đạt tới mục tiêu chung của bài học sát với nội dung và tiến
trình bài học
* Không quá khó để buộc học sinh phải suy nghĩ như không thể trả lời
được và không dễ quá để đa số học sinh có thể trả lời được
* Phù hợp với điều kiện cho phép
*Có câu hỏi phân hoá ở các mức độ cho các đối tượng học sinh khác nhau
* Có câu hỏi liên hệ thực tế.

c. Biện pháp tổ chức cho học sinh hoạt động phân tích, cắt nghiã và
khái quát hoá ý nghiã nghệ thuật một cách tích cực sáng tạo.
Thực chất của biện pháp này là giáo viên thiết kế một hệ thống câu hỏi
lôgic chặt chẽ dẫn dắt hoc sinh đi từ cảm thụ cụ thể đến khái quát hoá ý
nghiã của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm, từ những kết luận mang
tính bộ phận đến những kết luận khái quát hơn và cuối cùng là chủ đề tư
tưởng. Để thực hiện tốt công việc này câu hỏi giáo viên đặt ra phải có tính
hướng đích rõ ràng: Câu hỏi định hướng phân tích, câu hỏi định hướng cắt
nghiã và câu hỏi khái quát hoá . Câu hỏi cần cụ thể nhưng không vụn vặt,
sáng lời nhưng không lộ ý, vừa gợi mở vừa thách thức trí tuệ của học sinh .
Và điều quan trọng nhất là những câu hỏi ấy phải nhằm tích cực hoá các
hoạt động tư duy cảm xúc của học sinh chứ không phải để thách đố học
sinh.
Ví dụ : Dạy tiết : 101 Bài : 25 Văn bản : BÀN LUẬN VỀ PHÉP
HỌC
( Nguyễn
Thiếp )
Hướng dẫn học sinh phân tích, cắt nghiã và khái quát hoá ý nghiã nghệ

thuật một cách tích cực sáng tạo trong bài “ Bàn luận về phép học” bằng
đàm thoại gợi mở ở mục II. Đọc – Tìm hiểu văn bản:
1. Mục đích chân chính của việc học:
- Học sinh phân tích:
∗ Hỏi: Mục đích chân chính của việc học được tác giả lí giải và diễn
đạt như thế nào?
 Trả lời: Dùng câu châm ngôn để lí giải, ví việc học giúp con
người thành tài với việc ngọc được mài sẽ thành vật hữu ích.
- Học sinh cắt nghiã:
∗ Hỏi: Đạo, theo quan niệm của Nguyễn Thiếp nghiã là gì?

 Trả lời: Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. kẻ đi học là
học điều ấy.
- Học sinh khái quát:
∗ Hỏi: Em hãy khái quát luận điểm thứ nhất
 Trả lời: Mục đích chân chính của việc học là học để làm người .
2. Phê phán lối học lệch lạc sai trái đương thời:
- Học sinh phân tích:
∗ Hỏi: Theo Nguyễn Thiếp, lối học chuộng hình thức nghiã là gì? ?
Có phải là lối học chuyên chú trọng vào cái đẹp của hình thức phải
không ?
 Trả lời: Học thuộc lòng , học vẹt , học mà không hiểu , học mà
không biết vận dụng, không biết đem tri thức áp dụng vào thực tế
cuộc sống góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Học như thế
chỉ có danh mà không có thực , có bằng cấp mà không có khả
năng thực hành ứng dụng.
- Học sinh cắt nghiã:
∗ Hỏi: Như thế nào là lối học cầu danh lợi? Tác hại của lối học đó ra
sao?
 Trả lời: Học để đỗ đạt có danh tiếng, bằng cấp , được người đời

trọng vọng; học để làm quan, để được nhàn nhã , nhiều bổng lộc,
vinh thân phì gia. Tác hại chúa tầm thường thần nịnh hót, nước
mất, nhà tan.
∗ Hỏi: Thái độ của tác giả khi phê phán những lối học lệch lạc này
như thế nào?
 Trả lời: Những kẻ bất tài, vụ lợi mà ra làm quan thì gây hại lâu
dài cho dân cho nước.
∗ Hỏi: Em có nhận xét gì về cách lập luận ở đoạn văn này ?
 Trả lời: Cả đoạn văn theo kết cấu nhân – quả hết sức lôgic và
chặt chẽ.

∗ Hỏi: Từ lối học xưa, em có liên tưởng và suy nghĩ gì về mục đích,
phương pháp học của chúng ta ngày nay ?
 Trả lời: Học phải đi đôi với hành , vận dụng kiến thức đã học vào
thực tế cuộc sống hằng ngày,nếu không thì học phí công vô ích.
- Học sinh khái quát:
∗ Hỏi: Em hãy khái quát luận điểm thứ hai
 Trả lời: Lối học hình thức, thực dụng đem lại những hiệu quả
nặng nề cần phải phê phán.
3. Quan điểm và phương pháp học tập đúng đắng:
- Học sinh phân tích:
∗ Hỏi:Theo tác giả, cần phải có phương pháp như thế nào để việc học
có hiệu quả?
 Trả lời: Muốn học tốt phải học rộng , học sâu và nắm được cốt
lõi của vấn đề.
- Học sinh cắt nghiã:
∗ Hỏi: Giải thích câu “ Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học
mà làm” nghiã là thế nào ?
 Trả lời: Phải có một kiến thức rộng lớn chứ không chỉ đóng
khung trong sách giáo khoa , phải biết ngẫm nghĩ cho sâu và nắm

được cốt lõi của vấn đề.
∗ Hỏi: Theo em , quan niệm về phép học của Nguyễn Thiếp có còn phù
hợp với chúng ta ngày nay hay không?
 Trả lời: Rất đúng , tiến bộ và vẫn còn nguyên ý nghiã đối với
chúng ta ngày nay.
- Học sinh khái quát:
∗ Hỏi: Em hãy khái quát luận điểm thứ ba
 Trả lời: Học rộng, hiểu sâu và biết vận dụng sáng tạo vào thực tế
là phương pháp học đúng đắn.
4. Ý nghĩa của việc học chân chính:

- Học sinh phân tích:
∗ Hỏi: Mục đích chân chính của việc học được tác giả lí giải và diễn
đạt như thế nào ?
 Trả lời: Học cho mình và trở thành người tốt có ích cho nước nhà.
Học để đất nước có nhiều nhân tài , nhà nước vững yên quốc gia
hưng thịnh.
- Học sinh khái quát:
∗ Hỏi: Em hãy khái quát luận điểm cuối
 Trả lời: Học chân chính là học để cho mình và để trở thành người
tốt, có ích cho đất nước.
5. Nghệ thuật:
- Học sinh khái quát và tổng kết
∗ Hỏi: Em có nhận xét gì về trình tự lập luận của đoạn trích?
 Trả lời: Chặt chẽ , lí lẽ thuyết phục
∗ Hỏi: Nghệ thuật nghị luận đoạn trích như thế nào?
 Trả lời: Lời văn ngắn gọn ,cô đúc , giàu hình ảnh.
∗ Hỏi: Em học tập được gì về nội dung và nghệ thuật của văn bản
này?
 Trả lời: Hiểu mục đích tác dụng việc học là để làm người có đạo

đức, có tri thức có năng lực vận dụng tri thức vào cuộc sống góp
phần làm hưng thịnh đất nước.
• Tóm lại: Để thành công khi sử dụng các câu hỏi trong quá trình dạy
học giáo viên cần hiểu rõ những điều nên làm và những điều không nên
làm như sau:
- Nên làm:
+ Nên nêu câu hỏi chung cho cả lớp.
+ Dừng lại khi đặt câu hỏi
+ Khuyến khích chờ đợi câu trả lời của học sinh
+ Chú ý phân bố hợp lí số học sinh được chỉ định trả lời

+ Phân phối, tạo điều kiện để mỗi học sinh điều được trả lời câu hỏi ít
nhất một lần trong giờ học.
+ Yêu cầu học sinh giải thích câu trả lời của mình
+ Yêu cầu học sinh liên hệ câu trả lời với những kiến thức khác
+ Mở rộng câu hỏi đã cho bằng cách đặt câu hỏi phụ
+ Nếu học sinh gặp khó khăn khi trả lời, có thể gợi ý câu trả lời bằng
cách đặt câu dẫn dắt
+ Công nhận những câu trả lời đúng bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ
dáng điệu
+ Sửa chữa những câu trả lời thừa hay thiếu
+ Cử học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn
- Không nên:
+ Nhắc lại câu hỏi nhiều lần
+ Tự trả lời câu hỏi của mình đưa ra
+ Nhắc lại câu trả lời của học sinh
+ Bàn luận và phê phán những câu trả lời sai
3. Kết quả cụ thể:
Đề tài đã được định hướng ngay từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 3
năm 2011 và qua thời gian hướng dẫn học sinh lớp 8 khai thác nghệ thuật

trong tác phẩm văn học ở sách giáo khoa, đã giúp học sinh phát triển tư
duy trong giờ học, đồng thời giúp các em nắm được nội dung và nghệ
thuật trong giờ học văn một cách dễ dàng hơn. Vì thế chất lượng học tập
của học sinh cũng được tăng lên qua mỗi thời điểm Đây là bảng thống kê
điểm đối chiếu kết qủa trước và sau khi thực hiện kinh nghiệm vào giảng
dạy ở khối lớp 8 như sau:
KHỐI THỜI ĐIỂM ĐIỂM TRÊN 5 ĐIỂM DƯỚI 5
8
HKI 2009-2010 50% 50%
HKI 2010-2011 80% 20%

Qua bảng thống kê chúng tôi nhận thấy rằng:
Sau khi áp dụng phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật
trong các tác phẩm văn học ở sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 .
- Về chất lượng : Chất lượng bộ môn Ngữ văn 8 từng bước có tiến bộ,
qua mỗi thời điểm kiểm tra số học sinh yếu giãm dần
- Về học sinh : Giúp học sinh khai thác được nghệ thuật trong các văn
bản đạt tới mục tiêu của bài học, sát với nội dung và tiến trình bài học.
- Về giáo viên: Sử dụng các câu hỏi hướng dẫn học sinh hoạt động chiếm
lĩnh kiến thức không quá khó để đa số học sinh có thể trả lời được và có
câu hỏi phân hoá ở các mức độ kiến thức cho các đối tượng học sinh
tham gia xây dựng bài.

III. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
Một trong những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực là tổ
chức cho học sinh có thể tích cực hoạt động , tạo điều kiện để học sinh làm
việc nhiều hơn, nói nhiều hơn những gì mình đã làm đã thấy, đã và đang suy
nghĩ… Đó là những biểu hiện tích cực bên ngoài của hoạt động. Mặt tích cực
bên trong ở chỗ học sinh suy nghĩ như thế nào trong quá trình hoạt động đó.

Chất lượng tư duy của học sinh phụ thuộc vào chất lượng hệ thống câu hỏi mà
giáo viên sử dụng khi hướng dẫn học sinh tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh
kiến thức. Từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Sách giáo khoa Ngữ văn mới là công cụ để tổ chức hoạt động tự lực của
học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức trong quá trình dạy học. Hướng
dẫn học sinh khai thác tốt nghệ thuật trong tác phẩm văn học ở sách giáo
khoa bằng ngôn ngữ riêng của mình.
Đặt câu hỏi nhằm phát triển tư duy học sinh trong giờ học chỉ có thể có
hiệu qủa khi hệ thống câu hỏi phù hợp với điều kiện dạy học, phù hợp với
trình độ học sinh và giúp các em đạt được mục tiêu bài học.
2. Hướng phổ biến của đề tài:
Với kinh nghiệm “ Hướng dẫn học sinh lớp 8 khai thác nghệ thuật trong
tác phẩm văn học” chúng tôi nhận thấy đã phát huy được tính tích cực tự giác
học tập của học sinh, từ đó chất lượng học tập của học sinh ngày càng được
nâng cao. Nên giáo viên có thể áp dụng vào các tiết dạy giảng văn lớp 6, lớp
7, lớp 8 ở trường THCS Bàu Năng.
3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài :
Bằng những lí luận và giải pháp cụ thể của đề tài, bản thân chúng tôi đã
vận dụng có hiệu quả vào thực tiển dạy học chương trình Ngữ văn 8. Ở các
tiết dạy văn bản và sẽ tiếp tục nghiên cứu tiếp các phương pháp giảng dạy
theo hướng tích cực khác nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn để từ
đó góp phần đạt mục tiêu giáo dục và đào tạo của ngành giáo dục, đặt biệt là
học sinh ở cấp trung học cơ sở.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến
thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông
Bộ giáo dục và đào tạo
2. Phương pháp dạy học văn bản nghị luận ở trường phổ thông .
Hoàng Thị Mai chủ biên

3. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ
sở môn ngữ văn
Bộ giáo dục và đào tạo
4. Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp
Lê A chủ biên
5. Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 , tập 2
Nhà xuất bản giáo dục


Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Hội đồng khoa học Trường THCS Bàu Năng
a. Nhận xét:





b. Xếp loại:……………………
Ngày tháng năm 2011
Hội đồng khoa học
Chủ tịch

2. Hội đồng khoa học phòng Giáo dục- đào tạo- DMC
a. Nhận xét:




b. Xếp loại:……………………
TM Hội đồng khoa học

3. Hội đồng khoa học Ngành
a. Nhận xét:




b. Xếp loại:……………………

TM Hội đồng khoa học Ngành


×